1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học phần kinh tế chính trị mác lênin Đề tài trình bày lý luận của cn mác lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn Ở việt nam

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 518,66 KB

Nội dung

Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI : Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.

Họ và Tên : Bùi Quốc Huy

Msv: 11216549

Lớp Tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác - Lênin(124)_02

STT : 39

Hà Nội, tháng 10 năm 2024

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

1 Lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin về thất nghiệp 4

2 Phân loại thất nghiệp 6

3 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam 7

4 Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam 9

5 Giải pháp đối với tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam .11 KẾT LUẬN 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ trên nhiều lĩnh vực về mặt kinh tế, chính trị, xã hội Tuy nhiên, đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng có không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như :Tệ Nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp Nhưng có lẽ vấn

đề được quan tâm hàng đầu ở đây là thất nghiệp Thất nghiệp, đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế và phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi

Thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam hiện nay là một vấn đề xã hội cấp bách, phản ánh nhiều mặt của nền kinh tế và thị trường lao động trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tính đến quý III năm 2023, tỷ

lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động là khoảng 2,3% Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp trong nhóm thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) cao hơn, nằm trong khoảng 8,9%, cho thấy thách thức lớn đối với lực lượng lao động trẻ trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp

Bên cạnh đó, chất lượng việc làm cũng là một vấn đề đáng lo ngại Theo số liệu thống kê, trong năm 2022, khoảng 60% lao động làm việc trong khu vực phi chính thức, dẫn đến thu nhập không ổn định và thiếu các chính sách bảo vệ xã hội Khi sự chênh lệch trong kỹ năng nghề nghiệp gia tăng, hơn 70% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu

Ngoài ra, trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều công ty đã phải thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến hàng triệu lao động bị mất việc Theo ước tính của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), khoảng 1,5 triệu lao động đã bị mất việc làm trong giai đoạn 2020-2021

Những số liệu này không chỉ phản ánh thực trạng thất nghiệp mà còn cho thấy tính phức tạp của vấn đề, đòi hỏi sự quan tâm và giải pháp đồng bộ từ phía các cơ quan chức năng, ngành giáo dục và cộng đồng Việc nhận diện và đánh giá chính xác thực trạng thất nghiệp tại Việt Nam sẽ là cơ sở để đề ra các giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong tương lai

Trong bài tập lớn này, tôi xin trình bày hai vấn đề chính gồm có quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lenin về thất nghiệp và vận dụng phân tích thực trạng việc làm của Việt Nam hiện nay

Trang 4

NỘI DUNG

1 Lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin về thất nghiệp

Trong lịch sử loài người, ở mọi thời đại, mọi xã hội đều bắt buộc, đảm bảo các thành viên phải đóng góp lao động Các nền kinh tế theo học thuyết Mác - Lenin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực

tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động)

Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, thất nghiệp có thể được lí giải bởi quá trình tích lũy tư bản Về định nghĩa, tích lũy tư bản là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản Còn về bản chất, đó là quá trình sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hóa giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm để

mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua thêm hàng hóa sức lao động, mở mang nhà xưởng, mua thêm nguyên vật liệu, trang bị thêm máy móc thiết bị,…

Tư bản luôn tồn tại dưới hai dạng: vật chất và giá trị Về cấu tạo của tư bản gồm có cấu tạo kỹ thuật và cấu tạo giá trị Sâu hơn thì cấu tạo kỹ thuật của tư bản là

tỷ lệ giữa khối lượng tư liệu sản xuất với số lượng lao động cần thiết để sử dụng các

tư liệu sản xuất đó Nó biểu hiện dưới các hình thức của số lượng máy móc, nguyên liệu, năng lượng do một công nhân sử dụng trong một thời gian nào đó Về cấu tạo giá trị của tư bản, đó là tỷ lệ mà tư bản theo đó phân thành tư bản bất biến (giá trị của tư liệu sản xuất) và tư bản khả biến (hay giá trị của sức lao động) cần thiết để sản xuất

Cấu tạo kỹ thuật thay đổi sẽ làm cho cấu tạo giá trị thay đổi, C.Mác đã dùng phạm trù cấu tạo hữu cơ của tư bản để chỉ mối quan hệ đó Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị được quyết định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của cấu tạo kỹ thuật của tư bản Do tác động thường xuyên của tiến bộ khoa học và công nghệ, cấu tạo hữu cơ của tư bản cũng không ngừng biến đổi theo hướng ngày càng tăng lên Điều này biểu hiện ở chỗ: bộ phận tư bản bất biến (c) tăng nhanh hơn

bộ phận tư bản khả biến (v), tư bản bất biến tăng tuyệt đối và tăng tương đối, còn tư bản khả biến thì có thể tăng tuyệt đối, nhưng lại giảm xuống một cách tương đối

Trang 5

Mác - Lenin lý luận rằng chính sự biến đổi này trong chủ nghĩa tư bản là nguyên nhân dẫn đến nạn nhân khẩu thừa tương đối (đội quân thất nghiệp)

Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu, đó chính

là mục tiêu, động lực và động cơ của hoạt động sản xuất, kinh doanh Mác từng nói rằng: “giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hóa là lợi nhuận” Qua đó thấy được doanh nghiệp muốn tối

ưu hoá lợi nhuận và tăng doanh thu thì sẽ tìm cách gia tăng giá trị thặng dư và sử dụng giá trị thặng dư đó để thúc đẩy quá trình tích lũy tư bản và phát triển quy mô sản xuất Việc này của các nhà tư bản đóng vai trò trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến nguyên nhân tạo ra thất nghiệp Theo đó, quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào một trong hai hay cả hai yếu tố: tỷ lệ phân chia giữa tích lũy và tiêu dùng, khối lượng giá trị thặng dư

Nếu nhân tố tỷ lệ tích lũy và tiêu dùng đã được xác định thì quy mô tích luỹ tư bản phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới khối lượng giá trị thặng dư có thể lý giải trực tiếp tình trạng thất nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, trình độ khai thác sức lao động Bình thường khi các nhà tư bản muốn tăng khối lượng giá trị thặng dư, họ phải đầu tư thêm máy móc, thiết bị và nhân lực Tuy nhiên trên thực tế hầu hết các nhà tư bản không tuyển thêm công nhân mà lại áp dụng biện pháp như: cắt xén tiền công, tăng ca tăng kíp, tăng cường

độ lao động,…; đồng thời tận dụng triệt để số máy móc đang sở hữu Qua đó, giá trị thặng dư tăng lên, quy mô sản xuất của doanh nghiệp cũng được mở rộng những điều không đồng nghĩa là việc làm được tạo ra nhiều hơn hay số lượng công nhân được thuê tăng lên mà ngược lại còn có dẫn đến trình độ bóc lột của nhà tư bản tăng cao hơn Đặc biệt trong đại dịch COVID-19 thì điều này diễn ra ở hầu hết các doanh nghiệp

Thứ hai năng suất lao động Nếu năng suất lao động xã hội tăng thì giá cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng giảm Sự giảm này đem lại hai hệ quả cho tích lũy: một là, với khối lượng giá trị thặng dư không đổi, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng, trong khi sự tiêu dùng của nhà tư bản không giảm mà vẫn có thể bằng hoặc cao hơn trước; hai là, một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy cũng có thể chuyển hóa thành một khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ thêm nhiều hơn trước

Sự tiến bộ của khoa học kỹ công nghệ đã có những đóng góp to lớn trong quá trình gia tăng năng suất lao động xã hội Khi doanh nghiệp chuyển sang sử dụng máy móc tiên tiến hơn thì sẽ dẫn đến số lượng công nhân cần lao động sẽ giảm đi hơn trong sản xuất các mặt hàng thiết yếu trên thị trường Trong một hệ thống tư bản chủ nghĩa, công nghệ "tiết kiệm lao động" nhất định sẽ mang tới sự đe dọa đến công việc của một số công nhân Đó chính là điều kiện mà chủ nghĩa tư bản cần Các nhà

Trang 6

tư bản cần một nhóm công nhân mà Mác gọi là "đội quân dự trữ công nghiệp" - những người có thể được cần đến và cũng có thể bị đào thải ra ngay theo yêu cầu của các nhà tư bản Trong lúc nền kinh tế đang được cải thiện, họ muốn có công nhân để tăng năng suất sản xuất số lượng sản phẩm thì sẽ thuê những người đang thất nghiệp; ngược lại, nếu kinh doanh bị giảm xuống, cần tiết kiệm tiền thì bắt buộc phải cắt bớt những người đó đi Mác chỉ ra rằng: " Đội quân dự trữ công nghiệp là trung tâm mà theo đó luật về nhu cầu và cung ứng lao động có hiệu quả Nó giới hạn luật này trong những giới hạn hoàn toàn thuận tiện cho sự khai thác và thống trị của giới tư bản." và thời kỳ đình trệ ở đây có thể nói tới khi đại dịch Covid-19 bùng phát

2 Phân loại thất nghiệp

Trong nền kinh tế hiện đại, tình trạng thất nghiệp lại được phân loại một cách

đa dạng và bài bản hơn, bao gồm:

● Thất nghiệp cổ điển: là dạng thất nghiệp liên quan tới loại việc làm mà tiền

công thực tế trả cho người lao động cao hơn mức tiền công thực tế bình quân của thị trường lao động chung, khiến cho lượng cung về lao động đối với công việc này cao hơn lượng cầu Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp tiền công thực tế

● Thất nghiệp cơ cấu: là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động vẫn đang

trong thời gian chờ để tìm được việc làm mà họ mong muốn chứ không phải không thể tìm được việc làm nào

● Thất nghiệp chu kỳ: là loại thất nghiệp liên quan đến chu kỳ kinh tế tại thời

điểm mà tổng cầu thấp hơn tổng cung dẫn tới doanh nghiệp buộc thu hẹp sản xuất và phải giảm đi thuê lao động Dạng thất nghiệp này còn được gọi là thất nghiệp Keynes và Keynes là người đề xướng thuyết về tổng cầu - tổng cung

● Thất nghiệp ma sát: là dạng thất nghiệp do người lao động và người thuê lao

động không tìm thấy nhau vì những lý do như khác nhau về nơi làm việc, thiếu thông tin

● Thất nghiệp trá hình: là dạng thất nghiệp của những người lao động không

được sử dụng đúng hoặc không được sử dụng toàn bộ kỹ năng Thuộc loại này bao gồm cả những người làm nghề nông trong thời điểm nhàn rỗi (đôi khi những người này được tách riêng thành những người thất nghiệp theo thời vụ)

● Thất nghiệp ẩn: là dạng thất nghiệp chưa được báo cáo.

Trang 7

3 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam

● Bối cảnh chung

Trong nước, lực lượng lao động, số người có việc làm quý I năm 2024 giảm so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước Lao động phi chính thức vẫn chiếm

tỷ trọng lớn, khoảng hơn 3/5 tổng số lao động có việc làm của cả nước Thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động giảm so với quý trước và giảm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động tăng so với quý trước và tăng so với cùng kỳ năm trước

● Lực lượng lao động

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý I năm 2024 là 52,4 triệu

người, giảm 137,4 nghìn người so với quý trước nhưng tăng 175,8 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tình hình lực lượng lao động đã quay trở lại theo xu hướng bình thường trong giai đoạn trước thời kỳ dịch Covid-19 (lực lượng lao động quý I thường

có xu hướng giảm nhẹ so với quý IV năm trước nhưng vẫn cao hơn cùng kỳ năm trước)

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo quý, giai đoạn 2020 – 2024( triệu người)

(theo tổng cục thống kê Việt Nam)

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động quý I năm 2024 là 68,5%, giảm 0,4 điểm phần trăm so với quý IV năm 2023 Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ giới là 62,6% và của nam giới là 74,7% Tỷ l tham gia lực lượng lao động khu vực thành thị ệ

là 66,1%, thấp hơn ở khu vực nông thôn 3,9 điểm phần trăm Quan sát theo nhóm tuổi, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động ở khu vực thành thị thấp hơn khu vực nông thôn ở các nhóm tuổi rất trẻ và nhóm tuổi già, trong đó chênh lệch nhiều nhất được ghi nhận ở nhóm 55 tuổi trở lên (thành thị: 34,6%; nông thôn: 49,2%) và nhóm từ

15-24 tuổi (thành thị: 34,4%; nông thôn: 42,8%)

Trang 8

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2021 – 2024 (%)

(theo tổng cục thống kê)

Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng, chứng chỉ quý I năm 2024 là 27,8%, tăng 0,2 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,4 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Như vậy, hiện nay, cả nước vẫn còn 37,8 triệu lao động chưa qua đào tạo Con

số này cho thấy thách thức không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động

● Lao động thất nghiệp

So với quý trước, tình hình thất nghiệp quý I có cải thiện

Số người và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức trước đại dịch Cụ thể, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2024 khoảng 1,05 triệu người, giảm 10,3 nghìn người so với quý trước và tăng 5,4 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý I năm 2024 là 2,24%, giảm 0,02 điểm phần trăm so với quý trước và giảm 0.01 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Đây là mức thường quan sát được ở thị trường lao động Việt Nam khi chưa xuất hiện đại dịch Covid-19 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của khu vực thành thị tiếp tục duy trì dưới mức 3%, tính từ thời điểm quý I năm 2022 (quý I các năm 2022, 2023, 2024 lần lượt là: 2,88%; 2,66% và 2,64%)

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động theo quý, giai đoạn 2020-2024

Trang 9

So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 đến 24 tuổi) tăng, tuy nhiên tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo giảm

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I năm 2024 là 7,99%, tăng 0,37 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,38 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,18%, cao hơn 3,31 điểm phần trăm so với khu vực nông thôn So với quý trước, tỷ lệ này giảm ở khu vực thành thị (giảm 0.02 điểm phần trăm) và tăng ở khu vực nông thôn (tăng 0,58 điểm phần trăm)

Trong quý I /2024, cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11,0% tổng số thanh niên), giảm 51,5 nghìn người so với quý trước và giảm 125,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, 12,8% so với 8,3% và ở nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh niên, 12,5% so với 9,7% So với quý trước, tỷ lệ này giảm ở khu vực thành thị và cả hai giới nam và nữ (tương ứng giảm 1,25; 0,12 và 0,81 điểm phần trăm) và tăng ở khu vực nông thôn (tăng 0.04 điểm phần trăm)

4 Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam

● Thiếu định hướng nghề nghiệp

Khi sinh viên không xác định rõ được nghề nghiệp sau này sẽ dẫn đến việc chọn nghề không phù hợp với bản thân Điều đó có thể gây ra tình trạng chán nản, chần chừ không muốn tìm việc vì không biết công việc gì là thích hợp và tốt nhất cho bản thân

TS Trịnh Văn Tùng và Ths Phạm Huy Cường, Trường ĐH KHXH & NV -

ĐHQGHN đã có nghiên cứu điều tra sự gắn bó giữa ngành đào tạo và nghề kỳ vọng nhìn từ góc độ hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ĐHQGHN Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một bộ phận lớn sinh viên sau khi đã đi gần hết quá trình đào tạo trong trường đại học, chuẩn bị bước vào môi trường lao động nghề nghiệp, thì họ còn thiếu một định hướng đầy đủ và cụ thể cho nghề nghiệp của mình

Trang 10

Cũng như theo kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm nghiên cứu của TS Tùng cho thấy rằng một bộ phận sinh viên ngay từ lúc phải lựa chọn ngành học và trong quá trình học tập đã không có sự định hướng cụ thể cũng “không được ai khuyên" về các nghề nghiệp gắn với ngành của chính mình Việc sinh viên tiếp cận và theo học chuyên ngành hiện tại đôi khi xuất phát từ một điều ngẫu nhiên, từ kinh nghiệm gia đình, bạn bè hoặc chỉ có nhu cầu đáp ứng nhu cầu “có bằng đại học”

● Trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp

Ở nước ta, nguồn lao động tuy vô cùng dồi dào nhưng chất lượng lại chưa được cao Trong bối cảnh toàn cầu hoá đồng thời khoa học công nghệ phát triển thì trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam chưa đạt yêu cầu Có những công việc yêu cầu về trình độ đào tạo cũng như đào tạo chuyên môn cao và một bộ phận lớn người lao động của nước ta vẫn chưa đáp ứng được Nhìn chung lao động Việt Nam còn yếu về ngoại ngữ, thiếu hiểu biết về luật pháp và văn hóa của quốc gia đến làm việc Đây cũng là nguyên nhân vì sao tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị luôn cao hơn nông thôn Bởi lẽ thị trường lao động ở khu vực thành thị phát triển sâu rộng nên đòi hỏi phải có chất lượng lao động cao

● Thiên tai, dịch bệnh

Thiên tai có thể ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong lực lượng lao động tại những vùng bị thiệt hại, khiến cho họ bị mất việc trong một khoảng thời gian dài Ví

dụ như: Lũ lụt khiến cho người dân không thể tiếp tục công việc, thậm chí mất cả nhà cửa; Hạn hán làm ảnh hưởng đến những công việc thuộc lĩnh vực nông nghiệp

Còn dịch bệnh thì chắc chắn không còn xa lạ, Covid-19 là một dịch bệnh nguy hiểm, lây lan với tốc độ chóng mặt trên toàn cầu Đây là một loại vi-rút có thể lây qua đường hô hấp nên tất cả đều phải hạn chế tiếp xúc và thực hiện giãn cách xã hội Tình hình này diễn ra trong gần ba năm nay khiến cho nhiều người lao động bị mất việc, thậm chí nhiều công ty, doanh nghiệp phải phá sản vì không thể cầm cự

● Máy móc, thiết bị hiện đại thay thế con người

Trong thời đại công nghệ 4.0, không ít người lao động đã bị thay thế bởi những máy móc hiện đại Khi áp dụng và sử dụng máy móc, các doanh nghiệp sẽ không phải quản lý quá chặt chẽ như khi sử dụng nhân công là con người, không phải thưởng thêm, chi trả bảo hiểm,… Trên hết, năng suất mà máy móc tạo ra chắc chắn

sẽ cao hơn con người Đó là vấn đề mà đa số doanh nghiệp quan tâm Vì thế khi có công đoạn nào có thể thay thế bằng máy móc thì doanh nghiệp sẽ thấy, điều này dẫn đến một bộ phận người lao động bị thất nghiệp

Ngày đăng: 03/12/2024, 22:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w