Một số gợi ý chính sách nhằm giảm bớt tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam ..... Qua việc xem xét kỹ lưỡng các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, từ những yếu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO TIÊN TIẾN, CHẤT LƯỢNG CAO & POHE
BÀI TIỂU LUẬN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
Đề tài: Trình bày lý luận của CN Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế và liên
hệ với thực tiễn ở Việt Nam
Họ và tên :Trần Ngọc Yến Trang
Lớp tín chỉ :Kinh tế chính trị Mác-Lênin(124)_CLC_14
Hà Nội, 11/2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN NỘI DUNG 2
I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2
1 Khái niệm khủng hoảng kinh tế 2
2 Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế 2
a Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội 2
b Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá 3
c Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê 3
d Yếu tố “ngoại sinh” 4
3 Bản chất của khủng hoảng kinh tế 4
4 Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản 4
5 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 6
a Sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động thương mại, đầu tư và tiêu dùng 6
b Sự xuất hiện của các nhà độc quyền 6
c Gia tăng mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động 7
d Căng thẳng giữa các giai cấp ngày càng gia tăng 7
II LIÊN HỆ THỰC TIỄN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 7
1 Thực trạng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam 7
2 Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam 9
3 Một số gợi ý chính sách nhằm giảm bớt tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đến nền kinh tế Việt Nam 13
PHẦN KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Khủng hoảng kinh tế luôn là một trong những thách thức lớn nhất đối với sự ổn định
và phát triển của bất kỳ quốc gia nào, dù đó là một nền kinh tế đã phát triển hay đang phát triển Những cú sốc kinh tế có thể xuất hiện bất ngờ, gây ra những hậu quả nghiêm trọng và lâu dài không chỉ trong phạm vi tài chính, mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, xã hội, và chính trị Một cuộc khủng hoảng có thể làm suy giảm tốc độ tăng trưởng, đẩy nền kinh tế vào tình trạng suy thoái, gia tăng thất nghiệp, làm giảm mức sống của người dân, và tạo ra bất ổn trong xã hội Việt Nam trong thời kì xây dựng đất nước cũng đã nếm trải dư chấn của các cuộc khủng hoảng và đại khủng hoảng trong quá khứ Nhưng đứng trước cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới hiện tại sau khi nước ta vừa mới gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO thì Việt Nam đã và đang chịu những tác động như thế nào
Bài tập lớn này tập trung vào việc tìm hiểu rõ hơn về quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về khủng hoảng kinh tế Qua việc xem xét kỹ lưỡng các nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng, từ những yếu tố nội tại như sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế, sự thiếu hiệu quả trong điều hành chính sách, cho đến các tác động bên ngoài như thay đổi trong điều kiện thị trường quốc tế, khủng hoảng tài chính, và các cú sốc về giá cả hàng hóa Đồng thời, bài viết sẽ nhấn mạnh phân tích thực trạng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế vĩ mô Việt Nam Ngoài việc cung cấp cái nhìn tổng quan về những nguyên nhân và hệ quả của khủng hoảng kinh tế, bài tập cũng hướng đến việc đề xuất những biện pháp khả thi nhằm giúp các quốc gia có thể tăng cường khả năng ứng phó
và phục hồi sau khủng hoảng
Em xin chân thành cảm ơn cô Thanh Hiếu đã cho em những bài giảng đầy bổ ích và các bạn đã chia sẻ thông tin kiến thức để em hoàn thành bài tiểu luận này Vì tầm hiểu biết về kinh tế chính trị Mác - Lênin còn non trẻ và có nhiều hạn chế, nên không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình làm bài tập lớn Em mong có thể nhận được sự thông cảm và góp ý từ cô để góp phần cải thiện trong những bài tiểu luận sau
Trang 4PHẦN NỘI DUNG
I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
1 Khái niệm khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là một thuật ngữ rất rộng Hiểu một cách đơn giản nhất, khủng hoảng kinh tế là sự gián đoạn và mất cân đối nghiêm trọng do hoạt động kinh tế bị suy giảm, nhiều mâu thuẫn chưa được giải quyết hoặc chưa được giải quyết trong nền kinh
tế Đó là sự gián đoạn sản xuất và lưu chuyển hàng hóa trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dẫn đến gián đoạn đời sống, nền kinh tế gây ra nạn thất nghiệp, giảm thu nhập và
từ đó dẫn đến sự sụt giảm chất lượng cuộc sống của người lao động Kéo theo đó là sự bất ổn về chính trị
Theo học thuyết kinh tế chính trị Mác-Lênin, thuật ngữ “khủng hoảng kinh tế” có nghĩa là sự suy thoái kinh tế đột ngột C Mác đã từng viết: “dưới hình thái thứ nhất của
nó, khủng hoảng chính là bản thân sự biến hóa hình thái của hàng hóa là việc mua và bán tách rời khỏi nhau” Khủng hoảng kinh tế được định nghĩa trong học thuyết kinh tế chính trị Mác - Lênin là chỉ quá trình tái sản xuất tạm thời bị suy sụp, cũng là thời kỳ chuyển sang giai đoạn suy thoái kinh tế Khi đó, nền kinh tế của một quốc gia sẽ lâm vào tình trạng suy thoái đột ngột về tổng sản lượng hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực tế Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế là sự sụt giảm thu nhập bình quân đầu người thực tế và sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp và nghèo đói
Trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, khủng hoảng kinh tế tồn tại dưới hình thức khủng hoảng sản xuất “thừa” Đây là một giai đoạn của chu kỳ tư bản chủ nghĩa, khi hàng hóa được sản xuất ra vượt quá nhu cầu với khả năng chi trả của người tiêu dùng, chứ không “thừa” so với nhu cầu thực tế của xã hội, gây ra tình trạng rối loạn cho tái sản xuất Cuộc khủng hoảng thừa mang lại sức tàn phá lớn, làm cho nền tài chính đất nước cạn kiệt, công nhân thất nghiệp, nhà máy đóng cửa, lạm phát cao khiến người dân lầm than, nghèo đói Mác từng viết: “Cản trở của nền sản xuất tư bản chính là tư bản” Theo ông, khủng hoảng kinh tế là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản
Mặc dù một cuộc khủng hoảng kinh tế có thể chỉ giới hạn ở một quốc gia hoặc khu vực Tuy nhiên, trước xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay, khủng hoảng kinh
tế đang dần mở rộng và dễ lan rộng ra phạm vi toàn cầu
2 Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, được biểu hiện cụ thể như sau:
a Mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vô chính phủ trong toàn xã hội
Trang 5Trong các xí nghiệp, lao động của công nhân được tổ chức và phục tùng hoàn toàn theo ý chí của nhà tư bản Trên phạm vi xã hội, do chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, tình trạng vô chính phủ bao trùm toàn bộ hệ thống kinh tế Khi các nhà tư bản sản xuất mà không nắm bắt đúng nhu cầu của xã hội, sự cân đối giữa cung và cầu
sẽ bị phá vỡ, kéo theo sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa các ngành sản xuất Khi sự mất cân đối này đạt đến mức độ nhất định, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tránh khỏi
Các nhà tư bản, với tham vọng gia tăng lợi nhuận, không ngừng cải tiến máy móc để nâng cao năng suất lao động, đồng thời tìm kiếm những khoản đầu tư có lợi nhất Họ sẵn sàng chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, nhưng khi phần lớn nhà tư bản đều chuyển hướng sang cùng một ngành, sự cân đối giữa các ngành bị phá vỡ Để quá trình tái sản xuất tư bản xã hội diễn ra suôn sẻ, cần có sự cân bằng tỷ lệ giữa các ngành, nhưng khi tỷ lệ này bị mất, khủng hoảng kinh tế là kết quả tất yếu
Cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997 là một ví dụ điển hình cho mâu thuẫn này Cũng xuất phát từ việc các doanh nghiệp đầu tư quá mức vào bất động sản, trong khi các cơ chế kiểm soát thị trường chưa đủ mạnh Sự thiếu cân bằng giữa tính tổ chức trong sản xuất và tính tự phát trong xã hội, nếu không được điều chỉnh kịp thời, sẽ tạo
ra những rủi ro tiềm ẩn, gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với nền kinh tế
b Mâu thuẫn giữa khuynh hướng tích lũy, mở rộng không có giới hạn của tư bản với sức mua ngày càng eo hẹp của quần chúng do bị bần cùng hoá
Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch, các nhà tư bản không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, đồng thời cải tiến công nghệ và tăng cường cạnh tranh quyết liệt Điều này dẫn đến việc tạo ra những nhu cầu giả tạo vượt xa khả năng thanh toán thực tế của
xã hội, khiến quy mô sản xuất được mở rộng một cách không kiểm soát và dẫn đến tình trạng thừa mứa hàng hóa Song song với đó, quá trình bần cùng hóa của tầng lớp lao động diễn ra, làm giảm tương đối sức mua của người dân, bởi mức tiêu dùng của họ không tăng lên tương ứng với sự phát triển của năng suất lao động Kết quả là, sức mua trở nên hạn chế so với tốc độ sản xuất
Khi cung vượt cầu, khủng hoảng kinh tế trở thành điều tất yếu Hàng hóa bị thừa quá nhiều so với nhu cầu, buộc các xí nghiệp phải giảm giá bán, chịu lỗ và thậm chí mất trắng vốn liếng Từng bước một, quy mô sản xuất dần bị thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa và hàng loạt công nhân rơi vào cảnh thất nghiệp Đây chính là chuỗi hệ quả dẫn đến khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng
c Mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê
Sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đồng nghĩa với việc tước đoạt tư liệu sản xuất khỏi tay những người sản xuất, biến họ thành vô sản, buộc phải làm thuê Giai cấp công nhân, hay còn gọi là vô sản, là lực lượng chính trực tiếp tạo ra của cải vật chất Tuy nhiên, do
tư liệu sản xuất nằm trong tay các nhà tư bản, hầu hết sản phẩm được tạo ra thuộc về họ
Trang 6Sự phân tách giữa tư liệu sản xuất và sức lao động, cùng với sự thống trị tuyệt đối của quy luật giá trị thặng dư, là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng kinh tế
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhiều nhà lý luận tư sản nổi tiếng đã thừa nhận rằng các tư tưởng khoa học của Karl Marx trở nên vô cùng phù hợp Giáo sư Joseph Stiglitz, thuộc Đại học Columbia và là người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001, từng là cố vấn cho cựu Tổng thống Bill Clinton và nguyên Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, đã chỉ ra rằng mô hình kinh tế hiện tại của Hoa Kỳ, cũng như của nhiều nước tư bản khác, đang dẫn đến tình trạng bất công nghiêm trọng, không đảm bảo cho sự phát triển bền vững Ông khẳng định rằng bất công xã hội chính là nguyên nhân gốc rễ của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay
d Yếu tố “ngoại sinh”
Thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh cũng có thể là hai yếu tố trực tiếp dẫn tới khủng hoảng kinh tế Có thể kể đến chiến tranh thế giới II, cuộc chiến đã tàn phá hoàn toàn nền kinh tế toàn cầu, khiến sản lượng sa sút Hiện nay, ở một số quốc gia vẫn thường xảy ra chiến tranh, nội chiến khiến nền kinh tế suy giảm trầm trọng
3 Bản chất của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế phản ánh sự mất phương hướng và sự không ổn định của nền kinh tế, dẫn đến tình trạng suy thoái Những ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng này thường rất nghiêm trọng và thường xuất hiện từ rất sớm Giải quyết những vấn đề này trong thời gian ngắn không phải là điều dễ dàng
Khi khủng hoảng bùng phát, hàng hóa không được tiêu thụ, sản xuất bị giảm sút, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng phá sản và công nhân mất việc làm Thị trường trở nên rối ren, với lượng hàng hóa tồn kho vượt quá nhu cầu thực tế của xã hội Sự dư thừa này không chỉ thể hiện ở số lượng hàng hóa mà còn phản ánh sức mua có hạn của người lao động Khi khủng hoảng dư thừa gia tăng, hàng hóa bị tiêu hủy, kéo theo hàng triệu người lao động rơi vào tình trạng nghèo đói và thiếu khả năng chi trả
4 Tính chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng kinh tế là yếu tố làm cho quá trình sản xuất trong chủ nghĩa tư bản mang tính chu kỳ Trong giai đoạn tự do cạnh tranh, nền kinh tế tư bản thường trải qua một cuộc khủng hoảng mỗi 8 đến 12 năm Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản được định nghĩa là khoảng thời gian từ khi bắt đầu một cuộc khủng hoảng cho đến khi bắt đầu cuộc khủng hoảng tiếp theo
Chu kỳ kinh tế này bao gồm bốn giai đoạn chính: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi
và hưng thịnh
Trang 7Khủng hoảng: là giai đoạn khởi đầu cho một chu kỳ kinh tế mới Tại giai đoạn này, tình trạng hàng hóa dư thừa dẫn đến ứ đọng, giá cả giảm mạnh và sản xuất bị đình trệ Nhiều xí nghiệp buộc phải đóng cửa, dẫn đến hàng loạt công nhân thất nghiệp và tiền công giảm Các tư bản gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, dẫn đến tình trạng phá sản và làm cho lực lượng sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng Đây là lúc các mâu thuẫn trong xã hội bộc lộ dưới hình thức xung đột mãnh liệt
Tiêu điều: đánh dấu một trạng thái đình trệ trong sản xuất Mặc dù tình hình không còn xấu đi, nhưng cũng chưa có dấu hiệu tăng trưởng Thương mại tiếp tục sa sút, hàng hóa được bán với giá hạ thấp, và tư bản để rỗi không có nơi đầu tư Để thoát khỏi bế tắc, những nhà tư bản còn sống sót tìm cách giảm chi phí bằng cách hạ thấp tiền công và tăng cường độ làm việc của công nhân Họ cũng đổi mới tư bản cố định nhằm giữ lợi nhuận mặc dù giá cả đang xuống thấp, từ đó tạo điều kiện cho sự phục hồi của nền kinh
tế
Phục hồi: là giai đoạn mà các xí nghiệp bắt đầu khôi phục và mở rộng sản xuất Công nhân được thu hút trở lại làm việc, mức sản xuất đạt đến quy mô như trước và giá trị hàng hóa bắt đầu tăng lên, kéo theo lợi nhuận của tư bản cũng gia tăng
Hưng thịnh: là giai đoạn mà sản xuất phát triển vượt xa điểm cao nhất mà chu kỳ trước đạt được Nhu cầu tiêu thụ hàng hóa gia tăng, dẫn đến việc mở rộng và xây dựng thêm xí nghiệp mới Nhu cầu về tín dụng cũng tăng, khiến ngân hàng đổ tiền vào cho vay Tuy nhiên, năng lực sản xuất lại vượt quá sức mua của xã hội, từ đó tạo ra tiền đề cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới
Khủng hoảng kinh tế xảy ra trong cả ngành công nghiệp và nông nghiệp, nhưng khủng hoảng nông nghiệp thường kéo dài hơn do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất
và sự tồn tại của người tiểu nông, những người phải duy trì sản xuất ngay cả trong khủng hoảng
Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, chu kỳ khủng hoảng ở các nước tư bản đã có những thay đổi đáng kể Đầu tiên, khủng hoảng kinh tế không còn gay gắt như trước Ví dụ, khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm sản xuất công nghiệp ở Mỹ giảm 55,6%, trong khi sau chiến tranh, mức giảm cao nhất chỉ khoảng 21%
Trang 8Thứ hai, trong khủng hoảng, vật giá không giảm mạnh như trước Trong khủng hoảng 1929-1933, vật giá ở Mỹ giảm 23,6%, trong khi sau chiến tranh, giá thường chỉ giảm nhẹ hoặc thậm chí tăng, đặc biệt là trong thập kỷ 70 với tốc độ tăng giá hai con số Thứ ba, sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng trung gian và cơ cấu Khủng hoảng trung gian diễn ra giữa hai cuộc khủng hoảng lớn Ví dụ, cuộc khủng hoảng trung gian 1953-1954 làm đầu tư của Mỹ giảm 3,2% Khủng hoảng cơ cấu có thể thấy qua khủng hoảng dầu mỏ, với giá dầu tăng 287% vào năm 1973-1974
Khủng hoảng tiền tệ xảy ra khi giá trị tiền tệ quốc gia giảm nhanh chóng, gây khó khăn cho ngân hàng trung ương trong việc kiểm soát tỷ giá Ví dụ, đồng đô la Mỹ đã trải qua hai lần sụt giảm nghiêm trọng vào cuối những năm 70 và giữa những năm 80 Nguyên nhân của khủng hoảng cơ cấu bao gồm tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, sự độc lập của các nước lạc hậu dẫn đến giảm quy mô khai thác, và vai trò điều tiết của nhà nước tư bản độc quyền Sự xuất hiện của các cuộc khủng hoảng này làm giảm biên độ dao động của chu kỳ tái sản xuất, khiến việc xác định ranh giới giữa tiêu điều và phục hồi trở nên khó khăn hơn
5 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế gây ra những tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc gia
và toàn cầu:
a Sụt giảm nghiêm trọng trong hoạt động thương mại, đầu tư và tiêu dùng
Khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu đã dẫn đến sự suy giảm mạnh mẽ trong các hoạt động kinh doanh, thương mại, đầu tư và tiêu dùng, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng phá sản ở cấp quốc gia Các chỉ số kinh tế vĩ mô như lạm phát và tỷ giá thường xuyên biến động, khó kiểm soát, làm mất cân bằng các chỉ tiêu kinh tế Sự sụt giảm giá trị đồng tiền cùng với căng thẳng trong các thị trường lớn như bất động sản và chứng khoán đã dẫn đến sự phá sản của nhiều doanh nghiệp, ngân hàng và tổ chức tài chính Tình trạng thất nghiệp gia tăng, hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói, và từ đó, xung đột xã hội, bạo loạn và chiến tranh cũng có thể xuất hiện
Cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 1929 đến 1933 là một ví dụ điển hình, dẫn đến sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít vào thập niên 30 và là nguyên nhân chính cho Chiến tranh thế giới II Hậu quả của cuộc khủng hoảng này là sự sụp đổ của nhiều chế độ, nền kinh tế bị tan rã, sản lượng công nghiệp toàn cầu giảm 20%, hàng triệu ngân hàng phá sản, và tỷ lệ thất nghiệp lên đến 30%
b Sự xuất hiện của các nhà độc quyền
Khủng hoảng kinh tế thường mang lại cơ hội cho các nhà tư bản lớn thu lợi nhuận, dẫn đến sự tích tụ tư bản và mức độ tập trung cao hơn, tạo điều kiện cho sự hình thành độc quyền Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tồn tại, trong khi những doanh nghiệp còn lại buộc phải đổi mới công nghệ để sống sót Quá trình này đã thúc đẩy sự tập trung sản xuất, trong khi tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành công cụ mạnh mẽ để
Trang 9tăng cường tập trung sản xuất Những nhà tư bản lớn đã thâu tóm sản phẩm trong ngành, gây ra sự rối loạn trong sản xuất và lưu thông hàng hóa
c Gia tăng mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động
Khi một lượng lớn tài sản bị tiêu hủy, người lao động lại phải đối mặt với tình trạng đói nghèo Hàng triệu công nhân thất nghiệp, và các nhà tư bản lợi dụng tình hình này
để gia tăng bóc lột, giảm lương, kéo dài thời gian làm việc và tăng cường cường độ lao động Kết quả là sự bất công xã hội gia tăng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng nới rộng, dẫn đến sự nảy sinh mâu thuẫn xã hội
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), dịch COVID-19 đã làm rung chuyển nền kinh tế thế giới, với dự báo rằng tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ vẫn ở mức cao
ít nhất đến năm 2023 Năm 2022, khoảng 52 triệu người mất việc làm, gấp đôi so với
dự đoán trước đó Tình trạng này đã ảnh hưởng đến nhiều nhóm lao động và quốc gia khác nhau, và dự báo sẽ làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và làm suy yếu cấu trúc kinh tế và tài chính xã hội trong nhiều năm tới
d Căng thẳng giữa các giai cấp ngày càng gia tăng
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, hai giai cấp tư sản và vô sản luôn đối lập về lợi ích Khi khủng hoảng xảy ra, căng thẳng giữa hai giai cấp này trở nên rõ ràng hơn Quần chúng lao động đối mặt với cảnh nghèo đói và bị bóc lột sức lao động Tình hình này thúc đẩy ý thức đấu tranh trong người lao động, từ đó gia tăng xung đột giai cấp Khi suy thoái kinh tế kéo dài, sự tập trung tư liệu sản xuất vào tay các nhà tư bản tạo ra sự cạnh tranh trong việc phân chia nguồn lực, dẫn đến xung đột lợi ích Karl Marx đã tin rằng cuộc xung đột này sẽ dẫn đến một cuộc đấu tranh nhằm lật đổ giai cấp tư sản, chuyển đổi tài sản tư nhân thành sở hữu chung
II LIÊN HỆ THỰC TIỄN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1 Thực trạng ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đến kinh tế Việt Nam
Những năm vừa qua, khi đại dịch COVID-19 bùng nổ, nền kinh tế toàn cầu đã trải qua nhiều biến động lớn Tác động kéo dài của đại dịch đã làm suy yếu nguồn lực dự trữ và việc các quốc gia bơm tiền hỗ trợ doanh nghiệp gây ra áp lực lạm phát lớn Đại dịch ảnh hưởng sâu rộng đến hoạt động thương mại và đầu tư, với các biện pháp giãn cách xã hội làm giảm mạnh giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ Thu nhập và tiêu dùng toàn cầu suy giảm, trong khi cấu trúc sản xuất toàn cầu, phụ thuộc nhiều vào các trung tâm lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, và Hàn Quốc, cũng bị đình trệ Điều này khiến cung và cầu hàng hóa toàn cầu bị ngưng trệ, khối lượng thương mại giảm mạnh ngay từ đầu năm 2020 và tiếp tục giảm sâu trong những tháng sau đó
Theo UNCTAD dự báo, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2020 sẽ giảm khoảng 40% so với năm 2019, từ 1,54 nghìn tỷ USD xuống còn khoảng 924 triệu USD, lần đầu tiên giảm xuống dưới 1 nghìn tỷ USD kể từ năm 2005 Dòng vốn FDI
Trang 10toàn cầu tiếp tục giảm thêm từ 5 đến 10% trong năm 2021 và dự kiến chỉ bắt đầu phục hồi từ năm 2022 Thị trường lao động cũng chịu tác động nghiêm trọng, với tổng số giờ làm việc toàn cầu giảm 14% trong quý II năm 2020, tương đương với việc mất đi khoảng
400 triệu lao động toàn thời gian (Số liệu nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách tài chính) Những tác động này đã để lại hậu quả nghiêm trọng, khiến nhiều quốc gia gặp thách thức lớn trong việc khôi phục nền kinh tế
Quay ngược trở lại khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra năm 2008 – cũng là khởi đầu cho giai đoạn Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi tăng trưởng GDP luôn thấp hơn 7% và đi xuống theo từng năm Đến năm 2028 và 2019 mới ghi nhận mức tăng trên 7% Nhưng đáng chú ý hơn cả ở giai đoạn đó là lạm phát cao chưa từng thấy
ở mức hai chữ số vào năm 2008 (22,97%) và năm 2011 (18,6%)
Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát theo CPI của Việt Nam
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rõ tình hình lạm phát tăng cao ở Việt Nam vào năm
2008 Tổng cục Thống kê đã đánh giá rằng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong năm 2008
có sự biến động phức tạp, không giống như những năm trước đó Giá cả tăng cao ngay
từ quý I và tiếp tục tăng trong quý II, quý III, nhưng giảm liên tục trong các tháng của quý IV so với tháng trước
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2013 (khi thế giới đang trải qua khủng hoảng tài chính châu Âu từ năm 2010 đến 2012), kinh tế Việt Nam không thấy thuận lợi dù tăng trưởng có dấu hiệu phục hồi trong năm 2010 nhưng không ổn định, lạm phát đã tăng cao lên đến mức 11,8% vào cuối năm và tiếp tục cao trong các năm sau đó
Trong giai đoạn suy thoái toàn cầu năm 2008, Việt Nam cũng từng thực hiện gói kích thích vào năm 2008-2009 với số tiền khoảng 122.000 tỷ đồng (tương đương 6,9 tỷ USD) Vào tháng 11 năm trước, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết gói hỗ trợ kia đã giúp đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng và trở thành một trong