1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập lớn học phần kinh tế chính trị mác lênin Đề tài trình bày lý luận của cn mác lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn Ở việt nam

17 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trình bày lý luận của CN Mác-Lênin về thất nghiệp và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Đăng Dương
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tập lớn
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Dù vậy, bên cạnh những thành tựu nổi bật đạt được xuyên suốt trong năm, những “khiếm khuyết” như sự mất cân đối trong phân phối thu nhập, tình trạng độc quyền hay lạm phát vẫn còn tồn đọ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN

ĐỀ TÀI: Trình bày lý luận của CN Mác-Lênin về thất nghiệp và liên

hệ với thực tiễn ở Việt Nam

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Đăng Dương

Mã SV: 11235567 Lớp tín chỉ: Kinh tế chính trị Mác – Lênin(124)_14

Số thứ tự: 27

Hà Nội, tháng 9/2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

I CƠ SỞ LÍ THUYẾT 3

1 Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thất nghiệp 3

2 Một số khái niệm liên quan tới thất nghiệp 3

2.1 Khái niệm 3

2.2 Phân loại 4

2.2.1 Dựa trên lí do khách quan của người lao động 4

2.2.2 Dựa trên tình hình nền kinh tế 4

2.3 Lợi ích và tác hại của thất nghiệp 5

2.3.1 Lợi ích 5

2.3.2 Tác hại 6

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 6

1 Thực trạng thất nghiệp của thanh niên từ độ tuổi 15-24 tại Việt Nam năm 2024 6

2 Nguyên nhân dẫn tới tình hình thất nghiệp hiện tại 10

3 Ảnh hưởng của thất nghiệp trong thời điểm hiện tại và tương lai 11

4 Giải pháp cho tình trạng thất nghiệp 12

5 Liên hệ bản thân với tư cách là một sinh viên chuyên ngành thuộc lĩnh vực công nghệ 13

KẾT LUẬN 14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Năm 2024, với sự tiến bộ vượt bậc của khoa học công nghệ kỹ thuật, không chỉ nền kinh tế toàn cầu mà cả kinh tế Việt Nam, đã và đang có những biến chuyển trong rõ rệt biểu hiện qua xu hướng chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường với các thành phần kinh tế năng động hơn Dù vậy, bên cạnh những thành tựu nổi bật đạt được xuyên suốt trong năm, những “khiếm khuyết” như sự mất cân đối trong phân phối thu nhập, tình trạng độc quyền hay lạm phát vẫn còn tồn đọng trong nền kinh tế thị trường, và một trong những vấn đề chẳng thể nào bỏ qua chính là thất nghiệp - một trong những “cái gai” trong mắt các nhà quản lí cấp cao của mọi quốc gia trên thế giới hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu không ngừng biến động, thất nghiệp từ lâu trở thành một trong những vấn đề xã hội nan giải được mọi cá nhân quan tâm đặc biệt Chủ nghĩa Mác-Lênin, mang trong mình tư cách là một nền tảng lý luận quan trọng mật thiết trong việc phân tích các hiện tượng kinh tế - xã hội, đã cung cấp những góc nhìn sâu sắc

về nguyên nhân và bản chất của thất nghiệp trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Qua

đó, nó không chỉ giúp giải thích nguyên nhân sâu xa của thất nghiệp mà còn nêu ra những

hệ quả tiêu cực của vấn đề này đối với người lao động và cả xã hội

Riêng ở Việt Nam, với quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thất nghiệp cũng trở thành một thách thức lớn mà chúng ta đang phải đương đầu, nhất là sau khi trải qua đợt khủng hoảng kinh

tế từ giai đoạn 2021-2023 của đại dịch Covid-19 cũng như đợt càn quét của siêu bão Yagi vừa đổ bộ trong thời gian gần đây

Trên những cơ sở đó, bài tiểu luận này sẽ trình bày những lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin về thất nghiệp, đồng thời liên hệ và phân tích thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay với đối tượng là thanh niên từ độ tuổi 15-24 nhằm góp phần khai phá những giải pháp phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển tương lai của đất nước trong giai đoạn sắp tới

Trang 4

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1 Lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thất nghiệp

Đặt chân vào tổng quan kinh tế học, các cá nhân theo trường phái của Keynes nhấn mạnh bản chất chu kỳ của tình trạng thất nghiệp và khuyến nghị các biện pháp can thiệp mà họ cho là sẽ làm giảm tình trạng thất nghiệp trong thời kỳ suy thoái Lý thuyết này tập trung vào các cú sốc cung định kỳ làm giảm đột ngột tổng cầu đối với hàng hóa

và dịch vụ, từ đó làm giảm nhu cầu về người lao động Trong khi đó, những người theo chủ nghĩa Georgist, nửa thế kỷ trước Keynes, tuy cũng lưu ý đến bản chất chu kỳ nhưng lại tập trung vào vai trò của đầu cơ đất đai, đẩy tiền thuê kinh tế lên cao Hoạt động kinh

tế chẳng thể duy trì trong bong bóng tiền thuê vì tiền thuê phải được trả chủ yếu từ tiền lương (lợi tức lao động) cũng như từ lãi suất (lợi tức vốn) Một khi đầu cơ bị vắt kiệt khỏi

hệ thống, chu kỳ đầu cơ đất đai lại bắt đầu Vì lí do đó, Henry George ủng hộ việc đánh thuế giá trị đất đai (Thuế đơn) để ngăn chặn đầu cơ đất đai và để xóa bỏ thuế lao động và vốn

Xuyên suốt hơn 300 nghìn năm kể từ khi loài người cổ đại xuất hiện, việc các cá nhân trong xã hội đóng góp sức lực bản thân vào công cuộc phát triển là điều bắt buộc phải có Trong các nền kinh tế vận hành theo lý thuyết Mác-Lênin, việc tạo ra cơ hội việc làm cho mọi người lao động luôn được chú trọng, thậm chí có lúc phải mở rộng bộ máy quản lý để đáp ứng điều này – điều này có thể coi như một hình thức thất nghiệp ẩn hoặc thất nghiệp không toàn phần nhằm đảm bảo các cá nhân vẫn có thu nhập từ việc lao động

Ngược lại, trong xã hội tư bản, lợi nhuận luôn được đặt lên hàng đầu Do không phải chịu trách nhiệm về việc cắt giảm lao động nên các nhà tư bản không mảy may quan tâm đến tình trạng thất nghiệp, thậm chí còn có thể tận dụng vấn đề đó để thu lợi về phía

họ Trong khi đó, người lao động - giai cấp không sở hữu tư liệu sản xuất, không còn lựa chọn nào khác ngoài phải bán sức lao động của mình hoặc chấp nhận thất nghiệp

Xét từ hệ quy chiếu của chủ nghĩa Mác-Lênin, ta có thể dùng quá trình tích luỹ tư

bản để lý giải cho thất nghiệp với lí thuyết “tích luỹ tư bản là sự chuyển hoá một phần

giá trị thặng dư thành tư bản” Đi sâu vào bản chất, đó lại là “quá trình sản xuất mở rộng tư bản chủ nghĩa thông qua việc chuyển hoá giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm

Trang 5

để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua việc mua thêm hàng hoá sức lao động cũng như trang bị máy móc” Theo C Mác, tại quá trình tích lũy tư bản trong nền

kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, với sự hiện hữu của các hệ quả kinh tế có tính quy luật, trong đó nhất định phải đề cập là sự gia tăng của cấu tạo hữu cơ – tức cấu tạo giá trị được xác định bởi cấu tạo kỹ thuật và phản ánh sự biến đổi của nó (ký hiệu là c/v) Ông cho rằng nếu cấu tạo kỹ thuật là tỷ lệ giữa số lượng tư liệu sản xuất và số lượng lao động thì tỷ lệ giữa tư bản bất biến và tư bản khả biến sẽ được coi là cấu tạo hữu cơ Sự tiến bộ không mệt mỏi của khoa học và công nghệ kĩ thuật đã liên tục tác động, làm biến đổi cấu trúc hữu cơ của tư bản, với xu hướng gia tăng xuất hiện phần lớn Điều này biểu hiện qua việc phần tư bản bất biến (c) tăng nhanh hơn phần tư bản khả biến (v) trên cả 2 khía cạnh tuyệt đối và tương đối Lý luận của Mác – Lênin cho rằng, sự khai sinh của "đội quân thất nghiệp" chính là do sự thay đổi này trong nền kinh tế tư bản

Mục tiêu, động lực cũng như động cơ cốt lõi của mọi hoạt động sản xuất hay kinh

doanh đều là lợi nhuận C.Mác lý luận rằng:“giá trị thặng dư, được quan niệm là con đẻ

của toàn bộ tư bản ứng trước, mang hình thái chuyển hoá là lợi nhuận” Diễn đạt theo

một cách khác, việc gia tăng giá trị thặng dư chính là phương thức tối ưu nhất để tối đa hóa lợi nhuận và gia tăng doanh thu Từ đó, giá trị thặng dư sẽ được sử dụng để đẩy mạnh quá trình tích lũy tư bản, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất Đối với cả góc nhìn dù trực tiếp hay gián tiếp thì điều này sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệo Quy mô của quá trình tích lũy tư bản phụ thuộc hoàn toàn vào hai yếu tố bao gồm tỷ lệ giữa phần dành cho tích

lũy và phần dành cho tiêu dùng, cùng với khối lượng giá trị thặng dư tạo ra

2 Một số khái niệm liên quan tới thất nghiệp

2.1 Khái niệm

Trước khi nêu ra khái niệm về thất nghiệp, chúng ta phải đề cập đến các khái niệm

có liên quan Căn cứ vào Điều 6 của bộ Luật Lao động của nước Cộng hòa XHCN Việt

Nam đã sửa đổi và bổ sung năm 2007 “Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có

khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động”

Lực lượng lao động (Labour force) hay có cách gọi khác “Dân số hoạt động kinh tế” là một bộ phận của nhóm dân số trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động, bao gồm cả người có việc làm và người thất nghiệp

Căn cứ vào đó, chúng ta sẽ đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất về thất nghiệp

(Unemployment) là trình trạng của một nhóm người trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động nhưng không có việc làm hoặc đang tìm kiếm việc làm

Trang 6

Tỉ lệ thất nghiệp = (Số người thất nghiệp

Lực lượng lao động) × 100%

2.2 Phân loại

Nhìn chung, tình trạng thất nghiệp xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau nhưng căn bản chúng đều mang lại tác động tiêu cực đến người lao động và cả toàn bộ nền kinh tế Căn cứ vào đặc điểm của từng loại thất nghiệp mà ta có thể phân loại thất nghiệp vào các nhóm như sau:

2.2.1 Dựa trên lí do khách quan của người lao động

- Mất việc làm: người lao động tại các công ty, doanh nghiệp bị sa thải vì một số

nguyên do như cắt giảm nhân sự, thay đổi bộ phân nhân viên, công ty/doanh nghiệp phá sản hay không đủ khả năng chi trả cho người lao động…

- Bỏ việc: người lao động tự nguyện thôi việc với các lí do chính như môi trường

lao động chưa phù hợp, mức lương không thỏa đáng, khó hòa nhập với văn hóa công ty/doanh nghiệp, sức lao động bị bóc lột…

- Nguồn nhân lực mới, tái tham gia lao động: nhóm người mới tham gia thị trường

lao động như sinh viên mới ra trường chưa có việc hoặc nhóm người đã từng rời khỏi thị trường lao động và hiện tại muốn tham gia lại như phạm nhân mới ra tù hay các chiến sĩ đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự đang tìm kiếm việc làm

2.2.2 Dựa trên tình hình nền kinh tế

- Thất nghiệp cơ cấu (Structural Unemployment) xảy ra khi có sự thay đổi công nghệ trong thị trường lao động Những thay đổi về công nghệ đòi hỏi người lao động phải có chất lượng tay nghề, kĩ năng chuyên môn cao hơn, các cá nhân

không đáp ứng được sẽ bị đào thải Lao động chân tay là nhóm người dễ bị ảnh hưởng nhất bởi loại thất nghiệp này vì các doanh nghiệp sẽ luôn muốn áp dụng công nghệ hiện đại đối với các công việc mang tính chất lặp lại, giúp tiết kiệm thời gian, giảm chí phí trong dài hạn và đẩy nhanh độ chính xác cũng như sản lượng

- Thất nghiệp tạm thời (Frictional Unemployment) là thất nghiệp tồn tại thường xuyên trong nền kinh tế và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn, xảy ra khi người lao động tự nguyện thay đổi công việc Chẳng hạn như tìm kiếm việc làm mới do thay đổi nơi ở, sinh viên mới ra trường đang tìm kiếm việc làm, những người muốn thay đổi công việc để phù hợp với bản thân hơn… Đây là kiểu thất nghiệp mang lại ít ảnh hưởng tiêu cực nhất cho nền kinh tế của xã hội

Trang 7

- Thất nghiệp chu kỳ (Cyclical Unemployment) xảy ra khi nền kinh tế bị suy thoái dẫn đến giá cả tăng cao và sản lượng sụt giảm khiến cho nhu cầu lao động giảm dần Vì thế doanh nghiệp sẽ thu hẹp sản xuất, cắt giảm lương, thậm chí là cắt giảm nhân sự để tiếm kiệm chi phí, dẫn đến tỉ lệ thất nghiệp trong nền kinh tế gia tăng Với trường hợp trên, các công ty thường sẽ có khoản trợ cấp thất nghiệp từ hành động sa thải nhân viên hoặc đơn giản là thông báo sớm để nhân viên có thời gian chuẩn bị công việc mới Suy thoái kinh tế là nguyên do chính cho kiểu thất nghiệp trên, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cá nhân trong xã hội Các ngành nghề có tính chu kì cao như sản xuất, xây dựng, chế biến thường xuyên phải trải qua các giai đoạn chu kì và đóng góp nhiều nhất cho thất nghiệp chu kì tạo nên đà suy thoái kinh tế trầm trọng vì những người thất nghiệp không còn thu nhập để chi tiêu, dẫn đến sức mua giảm sút, kinh doanh ảm đạm và số người thất nghiệp lại tiếp tục tăng

từ đó

2.3 Lợi ích và tác hại của thất nghiệp

Nếu không tìm hiểu sâu về vấn đề thất nghiệp thì phần lớn chúng ta sẽ có nhận định chung rằng “Thất nghiệp hoàn toàn đem lại tác động tiêu cực cho người lao động và nền kinh tế nói chung, các quốc gia đều không muốn tồn tại tình trạng thất nghiệp và luôn muốn tỉ lệ thất nghiệp ở mức thấp nhất…” Nhưng vấn đề thất nghiệp, bản thân nó vẫn đem lại một số lợi ích nhất định cho cả người lao động và xã hội

2.3.1 Lợi ích

Đối với người lao động:

- Trong khoảng thời gian thất nghiệp, người lao động sẽ có thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn, học tập thêm nhiều kĩ năng khác góp vấn gia tăng chuyên môn, mở rộng mạng lưới mối quan hệ Sau cùng cũng là để làm mới lại tâm hồn sau khoảng thời gian làm việc căng thẳng, hơn thế nữa là cân nhắc kĩ lưỡng để đưa ra hướng đi mới cho tương lai

Đối với nền kinh tế chung:

- Thất nghiệp sẽ tạo ra sự cạnh tranh đồng nghĩa với sự phát triển, tăng năng suất cho người lao động

- Thất nghiệp giúp việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn, tiết kiệm chi phí vận hành cho các doanh nghiệp, góp phần tăng tổng sản lượng của toàn bộ nền kinh

tế nói chung

Trang 8

- Trong ngắn hạn, thất nghiệp gia tăng đồng nghĩa với lạm phát giảm, đồng tiền trong quốc gia sẽ có giá trị hơn

2.3.2 Tác hại

- Thu nhập của những cá nhân bị thất nghiệp sẽ giảm đi đáng kể hoặc gần như không có

- Thất nghiệp cũng có thể có tác động đáng kể đến sức khỏe thể chất của người lao động Thất nghiệp là một tình huống rất căng thẳng và áp lực, vì vậy nó có thể gây

ra các vấn đề sức khỏe liên quan đến căng thẳng như đau đầu, huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, đau lưng và mất ngủ Những vấn đề sức khỏe này dẫn đến việc phải đi điều trị và sử dụng thuốc nhiều hơn để kiểm soát tình trạng sức khỏe

- Tác động của tình trạng thất nghiệp cũng lan đến cộng đồng và xã hội nơi người thất nghiệp sinh sống Tỷ lệ thất nghiệp cao ở một số khu vực thường dẫn đến tỷ lệ nghèo đói cao hơn và các khu dân cư nghèo hơn, làm khuếch đại tác động xã hội của tình trạng thất nghiệp Các cộng đồng có tỷ lệ thất nghiệp cao thường có nhiều khả năng có cơ hội việc làm hạn chế, nhà ở chất lượng thấp, ít hoạt động giải trí, hạn chế tiếp cận phương tiện giao thông công cộng và dịch vụ công cộng, và trường học thiếu kinh phí

- Nhà nước thất thu thuế và phải trả thêm tiền trợ cấp từ đó gây thâm hụt ngân sách

- Tỷ lệ thất nghiệp cao đồng nghĩa với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thấp hơn, các nguồn lực con người không được sử dụng, bỏ phí cơ hội sản xuất thêm sản phẩm và dịch vụ

- Thất nghiệp dẫn đến giảm cầu xã hội, thể hiện ở việc thiếu người tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ, khan hiếm cơ hội kinh doanh, chất lượng và giá cả sản phẩm giảm

II LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM

1 Thực trạng thất nghiệp của thanh niên từ độ tuổi 15-24 tại Việt Nam năm 2024

- Quý I/2024:

Trang 9

Theo Tổng cục Thống kê, so với quý trước, tình hình thất nghiệp quý I/2024 có cải thiện Số người và tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức trước đại dịch Covid-19 Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động của quý I/2024 là 2,24%, giảm 0,02% so với quý trước và giảm 0,01% so với cùng kỳ năm trước Đây là mức thường quan sát được ở thị trường lao động Việt Nam khi chưa xuất hiện đại dịch Covid-19

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2021-2024 (Nguồn: Tổng

cục thống kê - GSO)

So với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 đến

24 tuổi) tăng Tuy nhiên, tỷ lệ thanh niên không có việc làm, không tham gia học tập hoặc đào tạo giảm Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý I/2024 là 7,99%, tăng 0,37% so với quý trước và tăng 0,38% so với cùng kỳ năm trước Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 10,18%, cao hơn 3,31% so với khu vực nông thôn So với quý trước, tỷ lệ này giảm ở khu vực thành thị (giảm 0,02%) và tăng ở khu vực nông thôn (tăng 0,58%)

Trong quý I/2024, cả nước có khoảng 1,4 triệu thanh niên 15-24 tuổi không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo (chiếm 11% tổng số thanh niên), giảm 51,5 nghìn người so với quý trước và giảm 125,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước

Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập, đào tạo ở khu vực nông thôn cao hơn khu vực thành thị, 12,8% so với 8,3% và ở nữ thanh niên cao hơn so với nam thanh niên, 12,5% so với 9,7% So với quý trước, tỷ lệ này giảm ở khu vực thành thị và cả hai giới nam và nữ (tương ứng giảm 1,25; 0,12 và 0,8%) và tăng ở khu vực nông thôn (tăng 0,04%)

Trang 10

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên theo quý, giai đoạn 2020-2024/Đơn vị: Triệu người (Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO)

- Quý II/2024:

Theo Tổng cục Thống kê, trong quý II năm nay, cả nước có khoảng 1,3 triệu thanh niên (từ 15-24 tuổi) không có việc làm và cũng không tham gia học tập, đào tạo Tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên cũng cao gấp 3 lần so với các nhóm khác

Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2021-2024 (Nguồn: Tổng cục thống kê - GSO)

Ngày đăng: 24/10/2024, 19:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w