Sự suy giảm này được biểu hiện thông qua việc mất cân bằng và rối loạn trong các hoạt động kinh tếnhư hoạt động tài chính-ngân hàng, sản xuất và lưu thông hàng hóa.. Trong giai đoạn tự d
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN Viện đào tạo Tiên tiến, Chất lượng cao và POHE
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN
VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT
NAM
Họ và tên sinh viên:Vũ Đức Anh Quốc
Mã SV:11234730 Lớp TÍN CHỈ: LLNL1106(223)CLC_19
Số thứ tự: 36
Hà Nội, tháng 4, năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
A LỜI MỞ ĐẦU 1
B NỘI DUNG 2
I LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2
1 Khái niệm về khủng hoảng kinh tế 2
2 Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản 2
3 Các biểu hiện của khủng hoảng kinh tế 3
4 Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế 4
5 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế 6
6 Giải pháp cho khủng hoảng kinh tế 7
II LIÊN HỆ THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 9
1 Những bất cập của Việt Nam trong khủng hoảng kinh tế 9
2 Những lợi thế của Việt Nam trong khủng hoảng kinh tế 10
C KẾT LUẬN 12
D TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 3A LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới ta đang sống hiện nay đang phải hứng chịu một khủng hoảng về kinh tế chưa từng
có Nền kinh tế toàn cầu đang đắm chìm trong sự suy thoái, cùng với đó là tỉ lệ thất nghiệp
vô cùng cao, các doanh nghiệp đồng loạt đóng cửa và sự hỗn loạn của thị trường tài chính Tất cả những điều đó đều là nguyên nhân cho sự nghèo đói, bất bình đẳng và bất ổn hiện hữu trong xã hội loài người
Bắt kịp được xu hướng của thời đại, các nước đang dồn trí tuệ và nhân lực để đương đầu với khủng hoảng kinh tế trong những năm gần đây Tuy nhiên, đối với những nước đang trong giai đoạn đang phát triển kinh tế như là Việt Nam thì lại tương đối là khó khăn bởi
vì không đủ ngân sách cũng như nhân tài cho vấn đề nêu trên Vì vậy để hiểu được các khái niệm về khủng hoảng kinh tế theo lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và nêu ra được các vấn đề thực tiễn mà sự khủng hoảng kinh tế có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp và gián tiếp với Việt Nam là điều tất yếu Thấu hiểu được điều này, em đã chọn đề tài “Trình bày lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin về khủng hoảng kinh tế và liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.” làm đề tài cho bài tập lớn của mình
Tuy vâỵ, em chắc chắn vẫn còn rất nhiều hạn chế về những kiến thức và kỹ năng cho môn học này Do vậy, bài tập của em không thể tránh khỏi những sai sót và khuyết điểm Em mong cô sẽ xem xét và góp ý để cho bài tập lớn của em trở nên hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4B NỘI DUNG
1 Khái niệm về khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế được coi là một giai đoạn của chu kỳ trong nên kinh tế của một khu vực hay một đất nước trên phạm vi toàn cầu rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng kéo dài
Sự suy giảm này được biểu hiện thông qua việc mất cân bằng và rối loạn trong các hoạt động kinh tếnhư hoạt động tài chính-ngân hàng, sản xuất và lưu thông hàng hóa Điều này khiến cho GDP và tính thanh khoản giảm sâu, giá cả leo thang, nguy
cơ phá sản và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao đột biến
Theo triết học Mác Lênin thì thuật ngữ “khủng hoảng kinh tế” là sự suy giảm kéo dài và trầm trọng hơn cả suy thoái trong chu kỳ kinh tế
2 Chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản
Khủng hoảng kinh tế làm cho quá trình sản xuất tư bản mang tính chu kỳ Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của chủ nghĩa tư bản thì ước tính rằng trung bình cứ từ 8 đến 12 năm thì lại xuất hiện một cuộc khủng hoảng kinh tế Sự ra đời của khủng hoảng kinh tế cũng là một sự khởi đầu mới cho một chu kỳ kinh tế hoàn toàn mới Dựa vào các tờ báo uy tín như "Why Do Countries Have Currency Crises?" của Maurice Obstfeld và Andrew Melzter hay là "Are Recessions Necessary?" của Olivier Blanchard thì một chu kỳ của khủng hoảng kinh tế được chia ra làm 4 giai đoạn khác nhau, những giai đoạn đó được gọi là: khủng hoảng, tiêu điều, phục hồi
và hưng thịnh
Đầu tiên là giai đoạn khủng hoảng còn được coi là giai đoạn khởi nguồn cho nền kinh tế mới Trong giai đoạn này, tỉ lệ thất nghiệp tăng đột biến, nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, sản xuất đình trệ, hàng hoá bị dư thừa nhiều, xí nghiệp đóng cửa hàng loạt, tiền lương giảm sút Tư bản mất khả năng thanh toán các khoản nợ khổng lồ và dần dần trở nên phá sản
Tiếp đến đó là giai đoạn tiêu điều, trong giai đoạn này sự đình trệ vẫn tiếp tục dưới ảnh hưởng từ sự bất động trong các các con số, không tăng lên nhưng cũng không giảm xuống Các loại hàng hoá được đem đi thanh lý, bán hạ giá, còn tư bản trầm ngâm vì không có nơi để đổ tiền vào đầu tư Để tránh khỏi tình trạng bế tắc đó, các nhà tư bản còn đứng vững không còn cách nào khác ngoài cách giảm bớt tiền công
Trang 5của lao động, đồng thời tăng năng suất lao dộng, tăng thời gian lao động, đổi mới
tư bản cố định làm cho sản xuất vẫn còn lãi trong tình trạng hạ giá Nhìn chung, các
sự thay đổi đều nhằm một mục đích đó là phục hồi lại nền kinh tế
Nối tiếp là giai đoạn phục hồi, ở trong giai đoạn này các xí nghiệp và xưởng sản xuất được đưa vào hoạt động trờ lại, điều này làm cho tỉ lệ thất nghiệp giảm, kích thích công nhân tham gia lao động, mức sản xuất lại đạt đến quy mô cũ, vật giá cũng tăng lên cho ra lợi nhuận của tư bản cũng phát triển theo
Cuối cùng là giai đoạn hưng thịnh, đây là thời kỳ mà sự phát triển vượt qua được điểm cao nhất mà chu kỳ trước đã đạt được Trong giai đoạn này, nhu cầu tiêu thụ hàng hoá tăng ngưỡng kỷ lục, các xí nghiệp liên tục được mở rộng, các ngân hàng
xả tiền cho vay vì nhu cầu tín dụng cao và năng lực sản xuất lại vượt quá mức mua của xã hội, tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới
Khủng hoảng kinh tế không chỉ xuất hiện trong công nghiệp mà nó còn xảy ra trong nông nghiệp Tuy nhiên do chế độ độc quyền tư hữu về ruộng đất đã không thể làm cho tư bản đổi mới để thoát khỏi khủng hoảng nên khủng hoảng kinh tế trong nông nghiệp thường diễn ra lâu hơn so với khủng hoảng kinh tế trong công nghiệp
3 Các biểu hiện của khủng hoảng kinh tế
Biểu hiện đầu tiên đó là sự mất cân đối trong sản xuất Những tỉ lệ quan hệ mất cân đối giữa các bộ phận tổng sản phẩm hàng năm dành cho tái xuất tư bản và cho tiêu dùng của cá nhân đã bị Mác phát hiện ra Giả sử trong một nước, nếu như không phát hiện và xử lý được sự mất cân đối đó thì nước đó sẽ lâm vào khủng hoảng, và việc áp dụng ngoại thương để xoa dịu sự mất cân đối ấy sẽ chỉ là phương thức tạm thời và đồng thời đẩy mâu thuẫn ra thị trường khác làm cho khủng hoảng mang tính chất toàn cầu
Thứ hai đó là sự trắc trở trong việc mua bán, giao thương Các loại hàng hoá không bán được hoặc buộc lòng phải bán theo giá rẻ, không đủ tiền để thanh toán nợ, không
đủ tiền mua nguyên vật liệu, giảm quy mô sản xuất, cắt giảm nhân lực và không tận dụng được tối đa các máy móc thiết bị
Trang 6Biểu hiện thứ ba chính là sự rối loạn hệ thống tín dụng Trong hệ thống tín dụng, các doanh nghiệp vay nợ lẫn nhau nên khả năng thanh toán của người này lại do khả năng thanh toán của người kia quyết định Chừng nào quá trình tái sản xuất còn tiếp tục thì tín dụng vẫn được duy trì Nhưng nếu do thị trường đình trệ, giá cả giảm sút, hàng hóa tồn đọng, không còn nhu cầu buôn bán, thì sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm tín dụng Việc không có khả năng thanh toán không chỉ xuất hiện ở một điểm
mà ở nhiều điểm, do đó nảy sinh khủng hoảng
Thứ tư là vi phạm quy luật lưu thông tiền tệ Tuy là việc in và phát hành tiền giấy thông qua một số lượng nhất định để lưu thông sẽ có thể gây ra lạm phát, nhưng phát hành không đủ tiền cũng sẽ gây ra khủng hoảng
Sự mất cân đối giữa sản xuất và nhu cầu có khả năng thanh toán sẽ là biểu hiện thứ năm Do là hệ thống tín dụng và ngoại thương ngày càng mở rộng, tình trạng đầu
cơ tích trữ,… đã tạo ra những nhu cầu giả vượt quá khả năng thanh toán thực tế, dẫn đến quy mô sản xuất mở rộng quá mức và hiện tượng sản xuất thừa thêm trầm trọng Mức tiêu dùng của quần chúng nhân dân nói chung và năng suất lao động không tăng theo tỷ lệ thuận
Biểu hiện thứ 6 là nhà thầu vay vốn ngân hàng thông qua việc thế chấp bất động sản Ngân hàng chỉ giải ngân dần dần theo tiến độ xây dựng Nếu xảy ra sự cố mà nhà thầu không trả được nợ đúng hạn thì khoản vay sẽ bị đình chỉ, còn nếu phải bán nhà theo giá thấp để thanh toán thì sẽ lỗ, thậm chí phá sản
Biểu hiện thứ 7 đó là những chứng khoán không đại biểu cho tư bản thực tế, không
có bảo đảm ngày càng được phát hành nhiều hơn.C.Mác đã dẫn ra các tài liệu liên quan đến những khoản tín dụng giả được tạo ra bằng phương pháp kỹ thuật Ví dụ, một ngân hàng địa phương đã cho người môi giới chứng khoán đem đi chiết khấu ở thị trường London sau khi chiết khấu kỳ phiếu Điều này hoàn toàn dựa trên mức
độ tín nhiệm của ngân hàng mà không xem xét các phẩm chất khác của kỳ phiếu, cộng thêm những trường hợp đầu cơ chứng khoán, cổ phiếu.
4 Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế
Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản Đó là mâu thuẫn giữa tính chất và trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về
Trang 7tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Mâu thuẫn này biểu hiện ra thành các mâu thuẫn sau:
Trước tiên nguồn cơn đầu tiên dẫn đến khủng hoảng kinh tế phải nói đến các mâu thuẫn giữa tính tổ chức, tính kế hoạch trong từng xí nghiệp rất chặt chẽ và khoa học với khuynh hướng tự phát vào chính phủ trong toàn xã hội Theo một cách cụ thể hơn, mối quan hệ giữa cung và cầu sẽ bị rối loạn nếu như khi các nhà tư bản tiến hành sản xuất mà không nắm được nhu cầu của xã hội bên trong các xí nghiệp Nhờ vậy, quan hệ tỉ lệ giữa các ngành sản xuất sẽ bị phá hoại nghiêm trọng dần dần sẽ dẫn tới sự khủng hoảng của nền kinh tế Và điển hình cho sự mâu thuẫn này là cuộc khủng hoảng cuối những năm 70 Trọng tải hạ thủy của các nước công nghiệp là 34.4 triệu tấn, trong đó Nhật Bản 17.7 triệu tấn, khối EEC 8.1 triệu tấn, Mĩ 8.6 triệu tấn Ngành luyện thép cũng có tình trạng tương tự Sản lượng thép của thế giới là 490.7 triệu tấn Các con số này vượt xa nhu cầu về sắt thép của thế giới và chính là nguyên nhân gây nên cuộc khủng hoảng 1974-1975.
Không chỉ có vậy, Mâu thuẫn giữa xu hướng tích tụ, mở rộng không có giới hạn của
tư bản với mức sống ngày càng hạn hẹp của dân chúng do bị bóc lột Với lí do để theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch, sự mở rộng sản xuất, cải tiến kĩ thuật và cạnh tranh gay gắt đã tạo ra những nhu cầu giả tạo vượt quá khả năng thanh toán thực sự, dẫn đến việc quy mô sản xuất mở rộng quá mức và tình trạng sản xuất thừa trầm trọng Đồng thời, quá trình bần cùng hoá nhân dân lao động đã làm giảm bớt sức mua của quần chúng một cách tương đối Sự tiêu dùng của người lao động không tăng lên tương ứng với sự gia tăng năng suất lao động, khiến cho sức mua của
họ lạc hậu so với sự phát triển của sản xuất Đây là kết quả của việc nhà tư bản ra sức theo đuổi lợi nhuận siêu ngạch thông qua việc mở rộng sản xuất và cải tiến kĩ thuật Để rồi cho ra sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa hàng hóa trên thị trường Điều này là điều không thể tránh khỏi khi hàng hóa tích tụ lên mà người tiêu dùng lại không đủ khả năng tài chính
để mua sắm Do đó, các doanh nghiệp buộc phải giảm giá sản phẩm, chịu thiệt hại
về vốn và có thể gánh chịu mất mát to lớn Hậu quả của tình trạng này là sự thu hẹp trong hoạt động sản xuất và sự đóng cửa của các doanh nghiệp dẫn đến sự thất nghiệp của các lao động
Đồng thời, còn là mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp tư sản và giai cấp lao động làm thuê Có thể thấy được rằng, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là sự tách rời giữa tư
Trang 8liệu sản xuất và người lao động trực tiếp Sự phân ly này được biểu hiện rõ nhất trong khủng hoảng kinh tế.Khi tư liệu sản xuất bị xếp lại, han gỉ, mục nát, người lao động không có việc làm Khi tư liệu sản xuất và sức lao động không thể kết hợp với nhau, quá trình sản xuất trong chủ nghĩa tư bản sẽ bị tê liệt.Phân công lao động xã hội mở rộng khiến cho quá trình sản xuất không còn là hành động cá nhân, phân tán nữa mà trở thành một chuỗi liên kết xã hội thống nhất.Và mâu thuẫn giữa giai cấp
tư sản và giai cấp lao động làm thuê không thể phân rời khỏi xã hội tư bản Mâu thuẫn này đã tồn tại trong nền kinh tế từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời
5 Hậu quả của khủng hoảng kinh tế
Mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế đi qua đều có tác động lớn đến sản xuất nói riêng và thế giới nói chung
Kết quả đầu tiên là sự tàn phá của lực lượng sản xuất và sự gián đoạn của khu vực phân phối Cuộc khủng hoảng 1929-1933 là ví dụ rõ ràng nhất 13.000 công ty phá sản, sản xuất thép giảm 76%, sản xuất sắt giảm 19,4%, sản xuất ô tô giảm 80%, các nhà tư bản phá hủy một lượng lớn tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng Năm 1931,
Mỹ phá hủy lò cao có khả năng sản xuất 1 triệu tấn thép mỗi năm, đánh chìm 124 tàu, phá hủy 1/4 diện tích trồng bông và giết mổ 6,4 triệu con lợn
Hậu quả thứ hai chính là sự hối thúc của quá trình tích tụ và tập trung tư bản tạo tiền
đề dẫn tới độc quyền Với sự khủng hoảng và sự sụp đổ của các nhà tư bản nhỏ chính là sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp khổng lồ Với khả năng tài chính và thực lực mạnh, trong thời kỳ này, các nhà tư bản đã thu được nhiều lợi ích Việc phá sản và sáp nhập các công ty liên doanh, công ty và tập đoàn đã làm tăng mức độ tập trung vốn cho tư bản Nếu như trước cuộc khủng hoảng 29-33, tại Hoa
Kỳ chỉ có 49 công ty có quy mô từ 10.000 người trở lên, thì sau khủng hoảng, con
số này đã lên tới 343 Cũng tại đây, đầu thế kỷ 20 chỉ có 1 công ty đạt 1 tỷ đô la Mỹ, thì đến đầu năm 1950 là 2 công ty Nhưng đến năm 1974, có 24 trong tổng số 49 công ty có vốn là 59 tỷ
Hậu quả thứ ba là khoảng cách giữa người giàu và kẻ nghèo ngày càng lớn và sự gia tăng xung đột trong mâu thuẫn giữa tư bản và người lao động Sự bóc lột đối với công nhân và bần cùng hoá nông dân sẽ càng gia tăng khi mà tư bản lớn nắm trong tay được tư liệu sản xuất Theo thống kê chưa đầy đủ, 20% người giàu chiếm 75% GDP toàn cầu, trong khi 20% người nghèo chỉ chiếm 1.5% GDP toàn cầu Trong
Trang 9khi có hàng nghìn người đang chịu cảnh đói rét thì các chủ tư bản lại sẵn sàng chi trả cho những khoản ăn chơi xa hoa không có mục đích Thực tế ở các nước tư bản lớn cho thấy trung bình một ngày các nhà tư bản có thể kiếm được trên dưới 1 triệu USD, còn các công nhân nghèo chỉ có thể kiếm được xấp xỉ 2 USD Xoá bỏ khoảng cách đó dường như là một nhiệm vụ bất khả thi và đã đẩy nhanh tốc độ của cuộc khủng hoảng
Hậu quả thứ tư là khiến cho mâu thuẫn cơ bản của tư bản chủ nghĩa ngày càng gay gắt hơn Trong khi lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa thì quan hệ sản xuất vẫn không thay đổi, vẫn là quan hệ chiếm hữu tư liệu sản xuất Khi khủng hoảng xảy ra, quần chúng nhân dân lao động càng bức xúc, càng có ý thức đấu tranh
để thoát khỏi đói nghèo, tiêu diệt chế độ Còn giai cấp tư bản và các nước tư bản thì chỉ biết bất lực trước thảm họa do mình gây ra Vì vậy khủng hoảng làm cho đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ hơn Mặt khác, cuộc khủng hoảng kéo theo sự tập trung cao độ của tư liệu sản xuất vào tay tư bản, do đó làm gia tăng xung đột lợi ích Chủ nghĩa tư bản càng nhiều và quần chúng nhân dân càng ít thì khoảng cách xã hội càng lớn.
6 Giải pháp cho khủng hoảng kinh tế
Thứ nhất: thực hiện các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng lạm phát Liên tục thực hiện các chính sách chặt chẽ nhưng mà linh hoạt, thẩn trọng so với cơ chế thị trường
Áp dụng tối ưu các công cụ tiền tệ với việc điều chỉnh linh hoạt như theo diễn biến của thị trường Bên cạnh đó đổi mới và cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, tránh tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
Thứ hai: các hệ thống tài chính, ngân hàng và thị trường chứng khoán cần được giám sát một cách chặt chẽ Đặc biệt là cần kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng tín dụng của các ngân hàng thương mại trong các lĩnh vực tiềm tàng nhiều rủi ro như là bất động sản, chứng khoán Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm với các tiêu chí cụ thể để
có phương án, giải pháp dự phòng đối với biến động xấu từ hệ thống ngân hàng, tài chính
Thứ ba: sản xuất kinh doanh cần được đẩy mạnh, có chính sách hỗ trợ đối với những đối tượng khó khăn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp được phát triển Có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý
Trang 10Thứ tư: tiếp tục các chính sách về chặt chẽ chi tiêu Chính phủ và đầu tư khu vực công nhằm tránh xảy ra nguy cơ thâm hụt ngân sách Việc thắt chặt chi tiêu Chính phủ và chuyển các khoản đầu tư công sang cho tư nhân sẽ góp phần vào việc giảm thuế cho khu vực doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân Đẩy mạnh đầu tư cho các
dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật lớn, quan trọng để kích thích kinh tế phát triển.
Thứ năm: cải cách và tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng, phê duyệt dự án và giải ngân để tạo điều kiện các dự án được triển khai nhanh, đặc biệt là đối với các công ty xây dựng Đối với kinh doanh bất động sản thì bên cạnh đẩy mạnh và khuyến khích đầu tư và xây dựng nhà giá rẻ cho người nghèo, các đối tượng chính sách, nhà ở cho người lao động ở các khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, nhà ở cho sinh viên, học sinh, cần hạn chế và đánh thuế cao vào các trường hợp đầu cơ bất động sản
Thứ sáu: đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, tránh ảnh hưởng từ việc giảm nhập khẩu
từ các nước khác và tăng cường thế mạnh các thị trường mới, hướng tới thị trường nội địa lớn hơn Thực hiện các chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất xuất khẩu, tăng khối lượng tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhập siêu Thực hiện cơ chế tiền
tệ linh hoạt hỗ trợ xuất khẩu và tăng ưu đãi cho sản phẩm xuất khẩu Ngoài ra, việc tăng cường và thúc đẩy phát triển thị trường trong nước, đặc biệt là thị trường thu mua nguyên liệu nông nghiệp, gắn với mối liên hệ trực tiếp giữa phát triển vùng nguyên liệu với các ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu cũng như phát triển vùng nguyên liệu Phát triển hệ thống phân phối các nguyên liệu quan trọng và hệ thống bán lẻ, nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm, phát triển hệ thống bảo quản và vận chuyển hàng hóa
Thứ bảy: theo dõi chặt chẽ các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài, trong
đó theo dõi việc triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Mỹ và các nước Châu Âu để có thể hỗ trợ khi cần thiết
Thứ tám: tổ chức, điều hành và giám sát tốt việc bảo đảm sự thông suốt của cơ sở bán lẻ trong nước, không gây đầu cơ, tắc nghẽn, khan hiếm hàng hoá Đồng thời khuyến khích tiêu dùng hợp lý và tăng lương tối thiểu sớm cho cán bộ, công chức nhà nước và công nhân ở các doanh nghiệp