TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TT, CLC VÀ POHE BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC ĐỀ BÀI: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN ĐÀO TẠO TT, CLC VÀ POHE
BÀI TẬP LỚN MÔN HỌC: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ BÀI:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ CƠ SỞ GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, LIÊN HỆ VỚI THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên : Phan Thành Long
Mã sinh viên : 11233886
Lớp : Logistics và Quản lí chuỗi cung ứng 65B
Trang 2Hà Nội _ 2023
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU……… 3
1 Tính cấp thiết của đề tài:……….3
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài……….3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… ……….3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……….…… 3
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài……….3
PHẦN NỘI DUNG.……… 4
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC……… 4
1 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội………4
1.1 Cơ sở kinh tế - xã hội……… 4
1.2 Cơ sở chính trị - xã hội……….4
1.3 Cơ sở văn hóa……… 4
1.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ……… ……….4
2 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay……… …… 4
2.1 Mặt tích cực………4
2.2 Mặt tiêu cực………4
PHẦN II XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG THỜI KÝ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI……… 6
Trang 31 Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời ký quá độ lên chủ
nghĩa xã hội………6
2 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội…4 2.1 Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình……….4
2.2 Biến đổi các chức năng của gia đình……… 4
KẾT LUẬN……… ……… 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO…… ……… 11
Trang 4PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài:
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói thế này: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình Chính vì vậy, muốn xây dựng CNXH là phải chú ý hạt nhân cho tốt” Chỉ với một câu nói ngắn gọn của Bác cũng cho
ta thấy vị trí của gia đình to lớn như thế nào trong việc xây dựng và phát triển của xã hội
ở mọi thời kỳ Nếu gia đình và xã hội là một phần của cái cây, thì có thể nói, gia đình chính là cái gốc, cái rễ của cái cây “xã hội” kia Vậy nên muốn cái cây phát triển tốt, phải chăm sóc cho tốt cái rễ của nó, phải tưới cho nó, cho nó chất dinh dưỡng hay chính
là xây dựng gia đình cho thật tốt, góp phần vun đắp mối quan hệ gia đình bình đẳng, ấm
no
Dựa trên cơ sở trên, chúng em đưa ra một số câu hỏi cho bản thân như: Gia đình theo góc nhìn của CNXHKH? Thực trạng gia đình ở Việt Nam hiện nay? Và chúng em còn nhận ra rằng mối quan hệ bình đẳng một số không ít các gia đình Việt Nam chưa được giải quyết triệt để khi mà vị trí người phụ nữ vẫn được coi là yếu hơn so với đàn ông Sao một gia đình có thể hạnh phúc, có thể phát triển khi vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng như thế Vậy chúng em lại tự hỏi bản thân về vấn đề giải phóng người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa hiện nay
Từ những câu hỏi này, chúng em quyết định đi đến đề tài: “Lý luận chung về cơ sở gia đình trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội, từ đó liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam” thành đề tài cho bài tập lớn của chúng em
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích: Từ góc nhìn của CNXHKH, đưa ra những lý luận chung về gia đình Từ đó
liên hệ tới vai trò của người phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay
- Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
+ Đưa ra những lý luận chung về vấn đề gia đình (bao gồm đặc điểm, vị trí, vai trò, chức năng của gia đình trong xã hội)
+ Từ những lý luận trên nêu lên được vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và vấn đề giải phóng người phụ nữ
+ Rút ra được hạn chế và giải pháp trong phương hướng xây dựng, phát triển gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Trang 53 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng:
+ Lý luận chung về gia đình dưới góc nhìn chủ nghĩa xã hội khoa học
+ Vai trò của người phụ nữ và vấn đề giải phóng phụ nữ Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi nghiên cứu là các gia đình Việt Nam Tuy nhiên đây là một vấn đề rất rộng nên bài luận chỉ nghiên cứu về đặc điểm, vị trí, chức năng của gia đình trong thời kỳ quá
độ lên CNXH Qua đó thấy được vai trò của người phụ nữ trong gia đình và vấn đề giải phóng phụ nữ tại Việt Nam hiện nay
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật với các phương pháp như: thống nhất logic và lịch sử, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa
và hệ thống hóa
5 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên Xã hội Chủ nghĩa vẫn còn tồn tại nhiều vấn
đề chưa thể giải quyết hết Mà gia đình lại là “một tế bào của xã hội”, giữ một vị thế không hề nhỏ trong việc xây dựng và phát triển con người nói riêng và toàn thể xã hội nói chung
PHẦN NỘI DUNG PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIA ĐÌNH DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
1 Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1.1 Cơ sở kinh tế
Cơ sở kinh tế - xã hội cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất phù hợp với quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Cốt lõi của quan hệ sản xuất mới ấy là chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từng bước hình thành và củng cố thay thế chế độ
sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Trang 6Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất tạo cơ sở kinh tế cho việc xây dựng
quan hệ bình đẳng trong gia đình và giải phóng phụ nữ trong xã hội Dưới góc nhìn của
Ăngghen, gốc rễ của sự áp bức đối với phụ nữ nằm ở chế độ tư hữu Do đó, ông nhận
định rằng phụ nữ sẽ được giải phóng khi mà chế độ tư hữu bị xóa bỏ Sự biến đổi của
chế độ tư hữu sang chế độ công hữu sẽ mang lại một mối quan hệ tự do hơn rất nhiều
do ở đó sẽ không còn sự phụ thuộc của nữ giới vào nam giới
Ăngghen tin rằng việc giải phóng phụ nữ phụ thuộc vào một số điều kiện bao gồm việc tạo cơ hội cho toàn bộ phụ nữ tham gia vào quá trình sản xuất, sự biến đổi lao động nội trợ thành một ngành công nghiệp xã hội, và sự xã hội hóa giáo dục và
chăm sóc trẻ em
Xoá bỏ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất cũng là cơ sở làm cho hôn nhân được thực hiện dựa trên cơ sở tình yêu chân chính chứ không phải vì lý do kinh tế, địa vị xã
hội hay một tính toán nào khác Vậy nên không có cái gì gọi là “tình yêu” trong gia đình
một vợ một chồng Chỉ khi nào xã hội giai cấp bị phân rã (khi mà phụ nữ được giải
phóng khỏi sự lệ thuộc về mặt kinh tế vào nam giới), thì hôn nhân mới có thể thực sự
được dựa trên cơ sở của tình yêu đích thực
1.2 Cơ sở chính trị - Xã hội
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
là việc thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước xã hội chủ nghĩa Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao
động được thực hiện quyền lực của mình không có sự phân biệt giữa nam và nữ
Việt Nam chúng ta thiết lập chế độ dân chủ cộng hòa sau CMT8 1945, sau đó thì Hiến pháp 1946 ra đời, đã ban bố quyền tự do dân chủ, quyền bầu cử ứng cử không hề phân biệt tôn giáo, nam nữ, dân tộc
=> Bình đẳng trong xã hội là cơ sở của bình đẳng trong gia đình:
Nhà nước cũng chính là công cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng
lên vai người phụ nữ đồng thời thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc
gia đình Việc thực hiện thành công giải phóng phụ nữ trong Cách mạng Tháng Mười Nga, từ lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở quan trọng để Đảng ta đề ra những quan điểm, chủ trương, Nhà nước đề ra đường lối, chính
sách pháp luật về giải phóng phụ nữ, về bình đẳng giới:
• Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm
từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình
đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
• Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin
• Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới
Hệ thống pháp luật (Luật Hôn nhân – gia đình và chính sách xã hội) vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ đi lên
Trang 7chủ nghĩa xã hội (Nhờ có các luật mới như Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Luật
Phòng chống bạo lực gia đình)
1.3 Cơ sở văn hóa
Cơ sở văn hóa cho việc xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chính là nền văn hóa mới xã hội chủ nghĩa, vừa kế thừa những giá trị văn hóa dân tộc và nhân loại tốt đẹp, vừa sáng tạo những giá trị văn hóa mới Chống lại những quan điểm không đúng, những hiện tượng không đúng về hôn nhân, những cổ hủ của gia đình cũ Ví dụ như Trọng nam khinh nữ, tư tưởng phụ quyền gia trưởng của người
đàn ông trong gia đình, tư tưởng dần được thay đổi vì tư tưởng đã ăn sâu vào tiềm thức
của con người và cần thời gian để cải thiện bằng các kiến thức mới như Luật Hôn nhân
và gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, và Luật Bình đẳng giới được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực ngày 01/7/2007 Vì vậy thời kì 4.0 hiện
nay vẫn còn tồn đọng những suy nghĩ lạc hậu, những định kiến Trọng nam khinh nữ (Video 1: Phân tích, Video 2: Ví dụ thực tế), tư tưởng phụ quyền gia trưởng Những quy định, điều lệ trong này chính là kim chỉ nam để hướng tới mục tiêu xóa bỏ phân biệt đối
xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng
cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình
Phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ nâng cao trình
độ dân trí, kiến thức khoa học, công nghệ của xã hội, cho các thành viên trong gia đình Kiến thức mới ở đây là các kiến thức về gia đình, kiến thức ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, hiểu biết được luật từ đó sẽ giảm thiểu vi phạm pháp luật, từ đó sẽ hình thành giá trị chuẩn mực mới tốt đẹp
1.4 Chế độ hôn nhân tiến bộ
• Hôn nhân tự nguyện:
Hôn nhân tiến bộ là hôn nhân xuất phát từ tình yêu giữa nam và nữ - hôn nhân tự nguyện Hôn nhân tự nguyện là đảm bảo cho nam nữ có quyền tự do trong việc lựa chọn người kết hôn, không chấp nhận sự áp đặt của cha mẹ Sẽ không còn
những tư tưởng cổ hủ như Cha mẹ đặt đâu thì con ngồi đó nữa Tuy nhiên hiện nay có những phong tục rất cổ hủ như Tục Bắt vợ của người Mèo, ngủ thử 5 ngày mới được cưới, lễ bắt chồng ở tây Nguyên (Video bắt chồng Tây Nguyên)
(Nên mở rộng về vấn đề sống thử của sinh viên Việt Nam hiện nay để tương tác với lớp (đồng tình hay không đồng tình, nêu mặt tốt (hiểu nhau hơn trước khi đi đến hôn nhân) và mặt trái) (Tgian thuyết trình ngắn thì bỏ)
Hôn nhân tiến bộ còn bao hàm cả quyền tự do ly hôn Nhưng hôn nhân tiến bộ không khuyến khích việc ly hôn, cần ngăn chặn hiện tượng lợi dụng quyền ly hôn vì
mục đích vụ lợi Quyền yêu cầu ly hôn được xuất phát từ quyền tự do ly hôn Quyền tự
do ly hôn của vợ chồng được Nhà nước ghi nhận nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp
pháp của vợ chồng và các chủ thể liên quan, tại Điều 36 Hiến pháp 2013 quy định:
Trang 8"Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một
vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau."
• Hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng:
Thực hiện hôn nhân một vợ một chồng là điều kiện đảm bảo hạnh phúc gia đình, đồng thời cũng phù hợp với quy luật tự nhiên, phù hợp với tâm lý, tình cảm, đạo đức con người Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện chế độ hôn
nhân một vợ một chồng là thực hiện sự giải phóng đối với phụ nữ, thực hiện sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng
Quan hệ vợ chồng bình đẳng là cơ sở cho sự bình đẳng trong quan hệ giữa cha
mẹ với con cái và quan hệ giữa anh chị em với nhau Do vậy, giải quyết mâu thuẫn
trong gia đình là vấn đề cần được mọi người quan tâm
• Hôn nhân được đảm bảo về pháp lý:
Tình yêu giữa nam và nữ là vấn đề riêng của mỗi người, nhưng khi hai người đã
thỏa thuận để đi đến kết hôn, thì phải có sự thừa nhận của xã hội, điều đó được
biểu hiện bằng thủ tục pháp lý trong hôn nhân.Khi đăng kí kết hôn cần phải đến Ủy
ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền để làm thủ tục giấy tờ, là thể hiện sự tôn trọng
trong tình yêu, trách nhiệm giữa nam và nữ, trách nhiệm của cá nhân với gia đình
và xã hội và ngược lại Tình cảm giữa các thành viên trong gia đình luôn là sợi dây vô
hình gắn bó con người, tạo ra nguồn năng lượng tỏa sáng cuộc sống hạnh phúc Giữ bền
sợi dây tình cảm, giữ mãi nguồn năng lượng hạnh phúc đó là nhờ có những tiêu chí ứng xử tôn trọng, bình đẳng yêu thương và chia sẻ của mọi thành viên trong gia đình
2 Thực trạng gia đình Việt Nam hiện nay
2.1.1 Mặt tích cực
• Tạo cơ hội cho phụ nữ phát triển cá nhân, thể hiện năng lực và đóng góp vào gia đình và xã hội
• Nâng cao sự bình đẳng giới trong xã hội
• Giảm bớt gánh nặng cho đàn ông
2.1.2 Mặt tiêu cực
• Sự khác biệt trong vai trò giữa nam và nữ cũng có thể gây ra mâu thuẫn
và xung đột trong gia đình - > làm tỷ lệ ly hôn tăng cao và điều này khiến cho nhiều trẻ em bị bỏ rơi
• Sự tồn tại của nhiều gia đình đơn thân hoặc không có con, gây ra tình trạng suy giảm dân số, đặc biệt là ở các đô thị lớn.)
• Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình
(Ngày trước:
• Với mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái thì con cái hầu như không có một quyền riêng tư nào, mọi thứ đều bị bố mẹ kiểm soát
• Với quan hệ mẹ chồng – nàng dâu trước kia thì con dâu luôn phải nhẫn nhịn
mẹ chồng
Trang 9• Quan niệm về hôn nhân trước kia được thể hiện qua câu nói “ Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy”
• Về mặt văn hóa – giáo dục: trước kia nền giáo dục chưa phát triển nên cha mẹ không quan tâm đến việc học và không cần học nhiều chỉ cần đi làm kiếm tiền
Ngày nay:
- Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu cũng đã được thoải mái hơn
- Con cái có thể có một không gian riêng tư
- Con cái đã có được quyền quyết định chọn bạn đời của mình, có thể lấy được người mình yêu không có bất kỳ sự ràng buộc nào
- Đo sự phát triển mạnh mẽ của xã hội ngày nay và vì không muốn con mình tụt lại phía sau nên cha mẹ ép con cái học hành và muốn con mình “thực hiện ước mơ của cha mẹ”
2.2.1 Mặt tích cực
• Cha mẹ giúp con phát triển về mặt tâm lý và tình cảm
• Gắn kết nhiều mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau
• Làm giảm đi đáng kể những giá trị được coi là bảo thủ, truyền thống và trì trệ
• Việc thay đổi giúp gia đình thích nghi với cuộc sống và xã hội hiện đại
2.2.2 Mặt tiêu cực
• Việc thay đổi như vậy sẽ dẫn đến việc con cái dần sẽ không còn tôn trọng lời nói của cha mẹ
• Cha mẹ là người đi trước sẽ có nhiều kinh nghiệm để chỉ dẫn con cái nên việc con cái quá độc lập như vậy cũng không hẳn là tốt
• Ngày trước hầu như cha mẹ không đi học vì điều kiện khó khăn vì thế đã có nhiều bậc phụ huynh muốn con mình “gánh vác ước mơ” của họ -> Từ đó đã
có rất nhiều em học sinh bị áp lực bởi chính cha mẹ mình.)
II Xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
1 Những yếu tố tác động đến gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
• Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
• Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
• Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
• Cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
• Chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về gia đình
2 Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2.1 Biến đổi quy mô, kết cấu của gia đình
Trang 101 Chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang công nghiệp: Quy mô và cấu trúc gia đình đang thay đổi từ mô hình truyền thống của xã hội nông nghiệp sang mô hình gia đình hạt nhân phổ biến hơn trong xã hội công nghiệp
2 Thu nhỏ quy mô gia đình: Gia đình ngày nay thường chỉ bao gồm hai thế hệ sống chung, và số lượng thành viên giảm đi so với quá khứ
3 Thích ứng với thời đại mới: Sự thay đổi này phản ánh sự thích ứng với nhu cầu
và điều kiện của thời đại mới, với sự tôn trọng đối xử nam nữ và quyền riêng tư được đặt lên hàng đầu
4 Hệ luỵ tiêu cực của biến đổi: Mặc dù có những lợi ích, nhưng sự biến đổi cũng gây ra những hệ luỵ tiêu cực như tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ gia đình và làm mất đi tình cảm gia đình do sự cuốn theo công việc và vị thế xã hội
2.2 Biến đổi các chức năng của gia đình
- Chức năng duy trì nòi giống
1 Can thiệp của chính sách xã hội trong việc sinh con: Trong thời đại y học tiên tiến, việc sinh con không còn là quyết định tự nhiên của gia đình mà được điều chỉnh bởi chính sách nhằm đảm bảo ổn định về dân số và nguồn lao động
2 Thay đổi trong nhu cầu và mong muốn về con cái: Nhu cầu truyền thống về việc phải
có con và càng đông càng tốt đã trải qua sự thay đổi Ngày nay, có xu hướng giảm mức sinh và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai, phản ánh sự tiến bộ và sự thích ứng của
xã hội với thời đại mới
3 Tính bền vững của hôn nhân: Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn nhân không chỉ phụ thuộc vào việc có con hay không, mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tâm lý, tình cảm và kinh tế, đánh dấu sự chuyển đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hiện đại
- Chức năng kinh tế
1 Chuyển đổi từ kinh tế tự cung ứng đến kinh tế hàng hoá: Gia đình đã từ việc sản xuất
đủ để đáp ứng nhu cầu riêng của mình chuyển sang việc sản xuất chủ yếu để bán ra cho người khác hoặc xã hội, tạo ra một phần quan trọng trong nền kinh tế quốc gia
2 Hướng tới kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế: Gia đình đang phải thích ứng với hội nhập kinh tế và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu, nhằm mục tiêu chuyển đổi từ việc sản xuất hàng hoá đến việc kinh doanh hàng hoá sâu hơn, nhưng gặp phải nhiều thách thức do quy mô nhỏ và thiếu nguồn lực lao động
3 Gia đình như là người tiêu dùng quan trọng: Sự phát triển của kinh tế gia đình làm cho gia đình trở thành một phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ từ