1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận chung về các mô hình chính thể

68 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

CHƯƠNG 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỂ1.1 Khái niệm các mô hình chính thểChính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quyđịnh của Hiến pháp về cách

Trang 1

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỂ 1

1.1 Khái niệm các mô hình chính thể 1

1.2 Phân loại và đặc điểm các mô hình chính thể 1

1.2.1 Chính thể cộng hòa Nghị viện (Parliamentary republic) 1

1.2.2 Chính thể cộng hòa Tổng thống (Presidential republic) 1

1.2.3 Chính thể cộng hòa Lưỡng tính (Semi - presidential republic) 2

1.2.4 Chính thể cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (Single-Party Republic/ Socialist republic) 2

1.2.6 Chính thể cộng hoà Hồi giáo (Islamic Republic) 3

CHƯƠNG 2 4

MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU 4

2.1 Cộng hoà Nghị Viện - Cộng Hòa Liên bang Đức 4

2.1.1Cơ quan cung cấp thông tin lập pháp của Quốc hội Liên bang Đức 4

2.1.2 Hội đồng Liên bang Đức 4

2.1.3 Tổng thống Liên bang 5

2.1.4 Thủ tướng liên bang và chính phủ 5

2.1.5 Tòa án Hiến pháp liên bang 5

Trang 2

2.4.1 Cơ quan quyền lực 7

2.4.2 Chủ tịch nước 7

2.4.3 Cơ quan hành chính 8

2.4.4 Cơ quan xét xử 8

2.4.5 Viện kiểm sát 8

2.4.6 Chính quyền địa phương 8

2.5 Quân chủ nghị viện lập hiến- Vương quốc Anh 8

2.5.1 Nguyên thủ quốc gia 8

2.5.2 Nghị viện 9

2.5.3 Chính phủ 9

2.5.4 Tòa án 9

2.5.5 Chính quyền địa phương 9

2.6 Nhà nước Hồi giáo- Cộng hòa Hồi giáo Iran 9

Trang 3

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC MÔ HÌNH CHÍNH THỂ

1.1 Khái niệm các mô hình chính thể

Chính thể là hình thức tổ chức Nhà nước do Hiến pháp định ra thông qua việc quyđịnh của Hiến pháp về cách thức thành lập các cơ quan Nhà nước ở trung ương vàquan hệ giữa chúng với nhau, và mức độ tham gia của nhân dân vào việc tổ chứcquyền lực Nhà nước.

1.2 Phân loại và đặc điểm các mô hình chính thể

1.2.1Chính thể cộng hòa Nghị viện (Parliamentary republic)

Chính thể cộng hòa Nghị viện là chính thể mà ở đó nguyên thủ quốc gia được hìnhthành thông qua phương pháp bầu cử và nghị viện, về nguyên tắc, là cơ quan đóng vaitrò quan trọng hơn mọi cơ quan nhà nước khác trong việc thực hiện quyền lực nhànước.

Nguyên thủ quốc gia : được hình thành thông qua bầu cử (thường là dựa trên cơ sởcủa nghị viện) Nguyên thủ quốc gia không tham gia vào việc lãnh đạo quốc gia,không có quyền đích thực ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và cũng không cónhững quyền hạn đặc biệt nào

Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu không chịu trách nhiệm trước nguyên thủ quốcgia, mà chỉ chịu trách nhiệm trước nghị viện.

Chính phủ được thành lập trên cơ sở Đảng chiếm đa số ghế trong nghị viện Thủtướng chính phủ là thủ lĩnh của Đảng cầm quyền – đảng chiếm đa số ghế trong nghịviện, vì vậy quyền hạn của thủ tướng rất lớn.

Chính quyền hành pháp được chia sẻ giữa tổng thống và thủ tướng.Hiện nay, có 32 nước theo hình thức chính thể cộng hòa Nghị viện.

1.2.2 Chính thể cộng hòa Tổng thống (Presidential republic)

Cộng hòa Tổng thống là Chính thể cộng hòa mà Tổng thống được trao các quyềnhành rất lớn, vừa đứng đầu nhà nước, vừa đứng đầu chính phủ Tổng thống do nhândân trực tiếp bầu ra, không phụ thuộc vào bầu cử cơ quan lập pháp.

Trang 4

1.2.2.1 Đặc điểm

Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia vừa là người đứng đầu chính phủ, trongbộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng Tổng thống có quyền lực rất lớn, vừa làtrung tâm của bộ máy nhà nước, vừa là trung tâm quyết sách của chính phủ Tổngthống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổng thống chỉchịu trách nhiệm trước cử tri mà không chịu trách nhiệm trước nghị viện.

Hiện nay, có 42 nước theo hình thức chính thể cộng hòa Tổng thống.

1.2.3Chính thể cộng hòa Lưỡng tính (Semi - presidential republic)

Có 54 quốc gia trên thế giới theo hình thức chính thể này Đây là chính thể phổ biếnnhất trên thế giới hiện nay.

1.2.4Chính thể cộng hòa Xã hội chủ nghĩa (Single-Party Republic/Socialist republic)

Hiện nay có 5 quốc gia có chính thể cộng hoà Xã hội chủ nghĩa.

Trang 5

1.2.5.2Đặc điểm

Ở hình thức chính thể này quyền hạn rộng lớn của Quốc vương do Chính phủ thựchiện Quốc vương có quyền phủ quyết với những luật do Nghị Viện thông qua Cácvăn bản do Quốc vương ban hành đều được soạn thảo bởi Chính phủ và văn bản chỉ cóhiệu lực khi có chữ ký của Thủ tướng hoặc là của Bộ trưởng được Thủ tướng ủyquyền Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước Nghị Viện (Hạ nghị viện) về hoạt độngcủa mình Trường hợp Nghị viện (Hạ nghị viện) biểu quyết không tín nhiệm Chínhphủ thì Chính phủ phải từ chức hoặc Quốc vương phải cắt chức toàn bộ thành viên củaChính phủ Tuy nhiên người đứng đầu Chính phủ có quyền yêu cầu Quốc vương giảithể Hạ Nghị viện và ấn định một cuộc bầu cử mới

1.2.6Chính thể cộng hoà Hồi giáo (Islamic Republic)

Trang 6

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU2.1 Cộng hoà Nghị Viện - Cộng Hòa Liên bang Đức

2.1.1 Cơ quan cung cấp thông tin lập pháp của Quốc hội Liên bang Đức

Cơ quan Hiến pháp hiện diện cao nhất là Quốc hội liên bang – Hạ Viện(Bundestag): Quốc hội liên bang cũng là cơ quan lập pháp có chức năng lập pháp vàkiểm soát quyền lực Từ năm 1949 đã có khoảng hơn 10.000 dự án luật được đưa raQuốc hội liên bang và hơn 6.600 luật được thông qua, đa số là các luật sửa đổi Kiểmtra giám sát hoạt động của Chính phủ Phần công việc kiểm tra của Quốc hội liên bangđược công bố trước công luận là do phe đối lập trong Quốc hội thực hiện Budestag cónhiệm vụ :Bầu và có thể bãi nhiệm Thủ tướng Liên bang bằng cách bỏ phiếu bất tínnhiệm Quốc hội Liên bang có nhiệm kỳ 4 năm hoặc kết thúc sớm nếu Thủ tướng, bịthua trong cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, yêu cầu Tổng thống giải tán Bundestag, và tổchức một cuộc bầu cử mới Hệ thống bầu cử của Đức tương đối phức tạp, quy địnhmỗi đảng tranh cử phải giành được ít nhất 5% số phiếu bầu mới được tham gia.

2.1.2 Hội đồng Liên bang Đức

Hội đồng liên bang- Thượng viện : đại diện cho các ban và thành phố lớn có vai tròtrong việc thông qua luật và quyết định về các vấn đề quan trọng Không phải do tổngtuyển cử bầu ra mà do Quốc hội các bang cử với số lượng tỉ lệ thuận với dân số củatừng bang Thủ hiến các bang thay nhau làm Chủ tịch Hội đồng Liên bang với thời hạn1 năm Chủ tịch Hội đồng liên bang thực hiện các công việc của Tổng thống khi Tổngthống vắng mặt Điều 51 Luật cơ bản Liên bang Đức (Hiến pháp Đức) quy định vềthành phần của Thượng viện.

Thượng viện sẽ bao gồm thành viên của chính quyền các Bang, các Bang bổ nhiệmtriệu hồi các thành viên đó Các thành viên khác của các chính quyền có thể hoạt độngthay thế.Mỗi bang sẽ có tối thiểu 3 phiếu bầu; các bang có hơn 2 triệu dân sẽ có 4phiều; các bang có hơn 6 triệu dân sẽ có 5 phiếu, và hơn 7 triệu dân có 6 phiếu.Mỗibang bổ nhiệm số thành viên tương đương với số phiếu của mình Các phiếu của mỗibang chỉ được bỏ 1 lần như 1 đơn vị và chỉ bởi các thành viên có mặt hoặc thay thế họ.không phải do tổng tuyển cử bầu ra mà do Quốc hội các bang cử với số lượng tỉ lệthuận với dân số của từng bang Thủ hiến các bang thay nhau làm Chủ tịch Hội đồng

Trang 7

được bầu lại thêm một lần nữa.

2.1.4 Thủ tướng liên bang và chính phủ

Thủ tướng là thành viên duy nhất của Chính phủ Liên bang được bầu Hiến pháptrao cho Thủ tướng quyền tự chọn bộ trưởng là người đứng đầu các cơ quan chính trịquan trọng nhất Ngoài ra, Thủ tướng quyết định số lượng các bộ và ấn định thẩmquyền của các bộ.Hệ thống bầu cử của Đức khiến cho từng đảng riêng rẽ rất khó mộtmình đứng ra thành lập chính phủ Thông thường, các đảng phải liên minh với nhau

2.1.5 Tòa án Hiến pháp liên bang

Tòa án Hiến pháp liên bang là một cơ quan đặc trưng của nền dân chủ Đức sauchiến tranh Theo Hiến pháp, Tòa án Hiến pháp liên bang có quyền huỷ bỏ những đạoluật nếu xác định rằng những đạo luật đó vi phạm Hiến pháp.

2.1.6 Ủy ban hỗn hợp

Bao gồm các thành viên của Hạ Viện và Thượng Viện; Hạ Viện có 2/3 thành viênvà Thượng Viện 1/3 thành viên trong uỷ ban Hạ Viện sẽ chỉ định các thành viên tỷ lệvới các nhóm khác nhau trong nghị viện; Họ không thể đồng thời là thành viên củaChính phủ liên bang Mỗi bang sẽ được đại diện bởi một thành viên Thượng viện dohọ chọn, các thành viên này sẽ không phải chịu sự chỉ đạo nào Việc thành lập uỷ banhỗn hợp và các thủ tục sẽ được quy định bằng các quy tắc thủ tục được thông qua bởiHạ viện và cần sự phê chuẩn bởi Thượng Viện.

2.2 Cộng Hoà Tổng thống- Hợp chúng quốc Hoa kỳ

2.2.1 Tổng thống

Ở Hoa Kỳ Tổng thống vừa là nguyên thủ quốc gia vừa là người đứng đầu bộ máyhành pháp lại là người có quyền hạn lớn nhất Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng;Chính phủ là cơ quan tư vấn cho tổng thống; Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang;Trình dự án luật và các dự án ngân sách lên nghị viện; Kí các điều ước quốc tế và cửcác đại diện ngoại giao;Bổ nhiệm thẩm phán của pháp viện tối cao; Ban bố hoặc phủ

Trang 8

Nghị Viện có quyền lớn, như quyền thông qua các đạo luật, quyền sửa đổi bổ sungdự án luật và dự án ngân sách của tổng thống, quyền tán thành hoặc không tán thànhcác quan chức cấp cao do tổng thống bổ nhiệm, quyền phê chuẩn hoặc bác bỏ các điềuước quốc tế do tổng thống đã kí.

2.2.3 Chính phủ

Ở Mỹ thì tổng thống chọn ra những người trong đảng chiếm đa số để lập ra chínhphủ, vì thế nên chính phủ phải chịu trách nhiệm trước tổng thống Tổng thống cóquyền bổ nhiệm, bãi miễn các thành viên của chính phủ.

2.2.4 Tòa án

Quyền tư pháp thuộc về Tòa án tối cao và các Tòa án cấp dưới do quốc hội thànhlập, chức năng là xét xử và luôn độc lập với lập pháp và hành pháp trong hoạt động.Hơn thế nữa còn độc lập với cả dân chúng vì nó không được nhân dân bầu, không phảichịu trách nhiệm trước nhân dân Tòa án tối cao Liên Bang có thẩm quyền về giảiquyết các kháng nghị về tất cả các quyết định của Tòa án liên bang,có quyền phângiải việc giải thích không đúng luật hoặc mâu thuẫn lẫn nhau của các Tòa án liên bangvà các Tòa án tiểu bang, có quyền xét xử lại các vụ việc khác mà Tòa án khác đã xử.

2.3 Cộng hòa lưỡng tính- Cộng hòa Pháp

2.3.1 Tổng thống

Tổng thống có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống các cơ quan Nhà nước.Theo quy định tại Điều 5 Hiến pháp năm 1958 Tổng thống có nhiệm vụ bảo vệ Hiếnpháp Tổng thống có nhiệm vụ quyền hạn rất lớn:

- Quyền giải tán Quốc hội- Hạ nghị viện.

- Quyền bổ nhiệm và bãi nhiệm Thủ tướng và các thành viên khác của Chính phủ.

Trang 9

2.3.2 Chính Phủ

Chính phủ Pháp có chức năng xác định và thực hiện chính sách quốc gia Chính phủquản lý bộ máy hành chính và lực lượng quân sự Chính phủ chịu trách nhiệm trướcNghị viện Đứng đầu chính phủ là thủ tướng Thủ tướng có quyền đề nghị Tổng thốngbổ nhiệm và bãi nhiệm các bộ trưởng; có quyền đưa dự án luật,đề nghị Nghị viện họpbất thường, đề nghị họp ủy ban hỗn hợp giữa Quốc hội và Thượng nghị viện để giảiquyết các bất đồng trong quá trình thông qua luật.

2.3.3 Nghị viện

Đây là cơ quan hình thành do bầu cử, có chức năng chủ yếu là lập pháp Pháp có haiNghị viện là Thượng nghị viện và Hạ nghị viện Nhiệm kỳ của Hạ sĩ là 5 năm nhiệmkỳ của Thưỡng sĩ là 9 năm Mỗi năm có 2 kỳ họp thường kỳ và các kỳ hợp bất thườngtheo sáng kiến của Thủ tướng hoặc theo sáng kiến của Quốc hội và phải có chươngtrình nghị sự chính xác.

2.3.4 Hệ thống tòa án

Được chia thành 3 tòa: Tòa án tư pháp, Tòa án hành chính, Tòa án hiến pháp (Hộiđồng bảo hiến)

2.4 Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa- Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

2.4.1 Cơ quan quyền lực

Quyền lực Nhà nước tối cao thuộc về Quốc hội, có quyền lập pháp, quyền giám sáttối cao đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyết định những vấn đề quantrọng của đất nước Quốc hội được bầu theo nhiệm kỳ 05 năm

2.4.2 Chủ tịch nước

Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đạibiểu Quốc hội Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.Nhiệm kỳ Chủ tịch nước được xác định dựa trên nhiệm kỳ của Quốc hội Khi Quốc

Trang 10

2.4.4 Cơ quan xét xử

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,thực hiện quyền tư pháp Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa ánkhác do luật định, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền côngdân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợppháp của tổ chức, cá nhân.

2.4.5 Viện kiểm sát

Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp Việnkiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác doluật định, có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảovệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp phápcủa tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh vàthống nhất.

2.4.6 Chính quyền địa phương

Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã Cấp chínhquyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phùhợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt doluật định.

2.5 Quân chủ nghị viện lập hiến- Vương quốc Anh

2.5.1 Nguyên thủ quốc gia

Hoàng đế là người đứng đầu nhà nước, là biểu tượng của sự thống nhất dântộc.Hoàng Đế do thế tập truyền ngôi, Hoàng đế là một chức danh rất quan trọng nhưngchỉ tồn tại mang tính tượng trưng biểu tượng cho một dân tộc.

Trên thực tế thì Hoàng đế không có quyền hạn gì, biểu hiện :

Trang 11

- Anh còn tồn tại nguyên tắc chữ kí thứ hai: các văn bản mà Hoàng đế ban hànhnếu chỉ có chữ kí của Hoàng đế thì không có hiệu lực được thi hành mà phải có chữ kíkèm theo của thủ tướng hay bộ trưởng.

- Hoàng đế không chịu trách nhiệm trước bất cứ vấn đề gì của nhà nước cũngnhư hông phải chịu trách nhiệm trước nghị viện và ngược lại.

2.5.2 Nghị viện

Nghị viện có những quyền hạn rất lớn như: Quyền lập pháp, quyền quyết định ngânsách thuế, quyền giám sát hoạt động của nội các, bầu hoặc bãi nhiễm các thành viêncủa chính phủ cơ cấu gồm có Thượng nghị viện và Hạ nghị viện.

Hạ nghị viện (Viện dân biểu) do nhân dân bầu ra, có quyền lực tối cao trong quốcgia.

Thượng nghị viện (Viện nguyên lão): đại quý tộc mới, không phải qua bầucử mà do tầng lớp đại tư sản quý tộc cử ra Vai trò của nó là kìm chế và đối trọng.

2.5.3 Chính phủ

Chính phủ là cơ quan có quyền hành pháp Bao gồm Thủ tướng và các bộ trưởng.Hạ nghị viện cử ra thủ tướng, vì vậy nên thủ tướng phải chịu trách nhiệm trước hạ nghịviện Chính phủ thực sự có quyền kiểm tra điều hành cả nghị viện và Hoàng đế, cóthực quyền trong cả hai lĩnh vực lập pháp và hành pháp Thủ tướng có quyền bổnhiệm, bãi nhiệm mọi thành viên của chính phủ Thủ tướng có quyền yêu cầu giải tánhạ viện và tuyển cử một hạ viện mới…

2.5.4 Tòa án

Ở Anh quyền tư pháp thuộc về hệ thống Tòa án và chỉ làm công tác xétxử vì chức năng công tố và thi hành án tuộc về chính phủ Không thành lập bộ tưpháp, hệ thống Tòa án dặt dưới sự lãnh đạo của chủ tịch thượng viện.

2.5.5 Chính quyền địa phương

Nguyên tắc quản lý chính quyền địa phương Anh theo nguyên tắc phân quyền là môhình chính quyền địa phương đại diện do dân bầu.

2.6 Nhà nước Hồi giáo- Cộng hòa Hồi giáo Iran

Quyền lực nhà nước được phân chia thành ba nhánh lập pháp, hành pháp và tưpháp, xác lập chế độ dân chủ đa nguyên, thông qua hiến pháp bằng hình thức trưng cầudân ý.

Trang 12

Hiến pháp ở quốc gia này đều được xây dựng trên cơ sở kinh Coran và khôngđược trái với tinh thần của kinh Coran:

- Chính thể cộng hoà Hồi giáo được quy định trong Hiến pháp của Iran

- Chủ quyền tối cao của nhà nước thuộc về thánh Ahla Ở nước cộng hoà Hồi giáoIran Hiến pháp năm 1979 (sửa đổi năm 1989, năm 1992) quy định tất cả các đạoluật hình sự, dân sự, thương mại, hành chính, lao động v.v đều được xây dựngphù hợp tinh thần của kinh Coran.

- Tổng thống do nhân dân bầu trực tiếp với nhiệm kỳ 4 năm và không quá hainhiệm kỳ là người nắm quyền hành pháp cao nhất sau lãnh tụ tôn giáo

Đối với nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, tuy Tổng thống là nguyên thủ quốc gia vềmặt nguyên tắc nhưng Lãnh tụ Hồi giáo nắm toàn bộ các quyền lập pháp, hành pháp,tư pháp Tổng thống và Quốc hội chỉ có quyền lực trên hình thức, hầu như không cóquyền đi ngược lại các ý chỉ của Lãnh tụ Hồi giáo.

Đối với Iran, Cộng hòa Hồi giáo này có nghị viện nhưng hầu như không có vai tròlập pháp mà hầu hết chỉ tham vấn cho lãnh tụ Hồi giáo.

Xét theo các nguyên tắc quản lý chính quyền địa phương, Iran chọn áp dụng nguyêntắc Tập quyền trong số 3 nguyên tắc ( tập quyền, phân quyền, tản quyền)

Trang 13

13MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH

CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC 4

1 KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC 4

2 KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT 4

2.1 Khái niệm 4

2.2 Đặc điểm 4

2.3 Các loại hình nhà nước đơn nhất 4

2.4 Ưu và nhược điểm của nhà nước đơn nhất 4

3 KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC LIÊN BANG 5

3.1 Khái niệm 5

3.2 Đặc điểm 5

3.3 Các loại hình nhà nước liên bang 6

3.4 Ưu và nhược điểm của nhà nước liên bang 6

CHƯƠNG 2 NHÀ NƯỚC TIÊU BIỂU CHO CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC 8

1 NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT: VIỆT NAM 8

2 NHÀ NƯỚC LIÊN BANG: HOA KỲ 9

Trang 14

CHƯƠNG 1

KHÁI NIỆM PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC MÔ HÌNH CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC1 KHÁI NIỆM VỀ MÔ HÌNH VÀ CẤU TRÚC NHÀ NƯỚC

Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và phân bố quyền lực nhà nướctheo lãnh thổ, mối quan hệ giữa các chủ thể của lãnh thổ đó của quyền lực nhà nước.

Hình thức cấu trúc là một trong ba yếu tố cấu thành hình thức nhà nước: hìnhthức cấu trúc, hình thức chính thể, chế độ chính trị.

2 KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC ĐƠN NHẤT2.1 Khái niệm

Nhà nước đơn nhất là nhà nước, trong đó lãnh thổ quốc gia được phân bố thànhcác đơn vị hành chính - lãnh thổ; có một Chính phủ; một Hiến pháp; một hệ thốngpháp luật; một quốc tịch; một quy chế công dân; có hệ thống các cơ quan chính quyềnthống nhất từ trung ương đến địa phương.

2.2 Đặc điểm

Nhà nước đơn nhất có đặc điểm: Chủ quyền quốc gia duy nhất. Công dân có một quốc tịch.

 Có một hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất trên toàn lãnh thổ. Có một hệ thống pháp luật thống nhất.

2.3 Các loại hình nhà nước đơn nhất

Nhà nước đơn nhất có 2 loại:

 Nhà nước đơn nhất "đơn giản" (chỉ bao gồm các đơn vị hành chính lãnh thổ).

- Nhà nước đơn nhất "phức tạp" (trong đó có "khu, vùng, tỉnh tự trị).

2.4 Ưu và nhược điểm của nhà nước đơn nhất Ưu điểm:

Mô hình thống nhất từ trung ương đến địa phương, tạo điều kiện thuận lợi choviệc quản lý an ninh, chính trị, bảo vệ chủ quyền đất nước.

Cấu trúc nhà nước đơn nhất giúp tập trung quyền lực tại chính phủ trung ươngduy nhất, giúp quản lý và ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả Việc không cần phảichia sẻ quyền lực với các cấp quản lý địa phương giúp tránh sự mâu thuẫn và đảm bảosự nhất quán trong quyết định quốc gia.

Trang 15

Việc không cần phải duy trì nhiều cấp quản lý địa phương giúp tiết kiệm tàinguyên, nhân sự, kinh phí và thời gian Chính phủ trung ương có thể tập trung nguồnlực vào xây dựng và phát triển toàn quốc.

Cấu trúc nhà nước đơn nhất thích hợp cho các quốc gia có diện tích nhỏ hoặcquốc gia sở hữu một khu vực địa lý đồng nhất hơn Việc có một chính phủ trung ươngđiều hành các vấn đề quốc gia và địa phương tạo sự tổ chức và quyết đoán trong quảnlý.

Cấu trúc nhà nước đơn nhất có thể cản trở sự linh hoạt và đa dạng trong quản lý.Việc không có sự tự trị và quyền tự quy của các cấp quản lý địa phương có thể khiếnviệc giải quyết các vấn đề đặc thù của các khu vực khác nhau trở nên khó khăn.

Trong cấu trúc nhà nước đơn nhất, khi quyền lực tập trung vào một chính phủtrung ương duy nhất, có nguy cơ cao về thất thoát quyền lực và việc lạm dụng quyềnlực.Thiếu sự giám sát và kiểm soát có thể tạo cơ hội cho tham nhũng và bạo lực từphía chính quyền.

3 KHÁI QUÁT NHÀ NƯỚC LIÊN BANG3.1 Khái niệm

Nhà nước liên bang là nhà nước được thành lập bởi sự liên kết, hợp nhất hai haynhiều nhà nước thành viên Nhà nước liên bang có chủ quyền chung nhưng mỗi nhànước thành viên có chủ quyền riêng.

Thứ ba, các bang sẽ tự tổ chức chính quyền của bang mình và tự ban hành phápluật của bang mình.

Thứ tư, cả nước tồn tại nhiều hệ thống pháp luật song song, một của liên bang,một của mỗi bang.

Trang 16

3.3 Các loại hình nhà nước liên bang

Nhà nước liên bang có 2 loại sau:

Nhà nước liên bang “đơn giản”: Kết cấu nhà nước chỉ có hai cấp, liên bang vàbang.

Nhà nước liên bang “phức tạp”: Kết cấu nhà nước gồm cấp liên bang, cấp bang,bang trong bang và các khu (vùng) tự trị với tư cách là một cấu trúc nhà nước khôngđầy đủ về mặt chủ quyền.

3.4 Ưu và nhược điểm của nhà nước liên bangƯu điểm:

Việc giao lưu giữa các tiểu bang giúp phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế linh hoạthơn, nhanh hơn.

Các thành viên liên bang hợp tác, giúp thúc đẩy sự phát triển chung của cả liênbang Chính quyền trung ương có thể sử dụng nguồn lực chung để hỗ trợ các thànhviên liên bang phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Trong một liên bang, chính quyềntrung ương có thể thực hiện các chương trình hỗ trợ phát triển cho các khu vực nghèokhó hoặc kém phát triển.

Bảo vệ sự đa dạng văn hóa và khu vực Thông qua việc nhà nước liên bang chophép các thành viên giữ lại bản sắc văn hóa và khu vực riêng Mỗi thành viên có thể tựquyết định các vấn đề liên quan đến văn hóa, giáo dục, ngôn ngữ Điều này giúp bảovệ sự đa dạng và phong phú văn hóa trong một quốc gia rộng lớn với nhiều nhóm dâncư khác nhau Điển hình như ở Canada là một nhà nước liên bang với hai ngôn ngữchính thức là tiếng Anh và tiếng Pháp, mỗi tỉnh có quyền tự quyết định hệ thống giáodục và ngôn ngữ sử dụng trong trường học.

Các bang trong hệ thống có thể áp dụng các chính sách phù hợp với đặc điểmvăn hóa và xã hội địa phương.

Cân bằng chính trị, tạo ra sự ổn định nhờ khả năng chia sẻ và kiểm soát quyềnlợi và quyền lực giữa các nhóm chính trị có ảnh hưởng, khi các bên cần thỏa hiệp vớinhau.

Trong bầu cử giành chính quyền trung ương, việc thất bại không phải là mất tấtcả, bởi các đảng phái hay cá nhân có thể tranh cử để dành vị trí xứng đáng ở chínhquyền cấp bang Tham gia chính quyền cấp bang là cơ hội để các nhà chính trị tích lũykinh nghiệm, để trở thành lãnh đạo quốc gia sau này.

Trong trường hợp cần thiết các bang có thể giải quyết các vấn đề chung hoặc đểcó năng lực phòng thủ chung.

Việc các thành viên liên bang tuân theo một số quy tắc và luật pháp chung giúpđảm bảo sự thống nhất trong cả liên bang Điều này giúp tránh tình trạng các thành

Trang 17

viên liên bang tự ý hành động, dẫn đến sự xung đột hoặc bất ổn Điển hình như trongmột liên bang, Hiến pháp thường quy định các quyền và nghĩa vụ chung của các thànhviên, giúp đảm bảo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật.

Nhược điểm:

Sự phân chia quyền lực giữa Chính phủ trung ương và các bang có thể dẫn đếnmâu thuẫn và xung đột về quyền lực và chính sách giữa các cấp quản lý khác nhau dẫnđến sự không nhất quán và xung đột trong việc thực hiện các chính sách quốc gia.

Có nhiều Hiến pháp, pháp luật của từng bang, mỗi công dân đều có 2 quốc tịch,quyền của tiểu bang và quyền chung khác nhau, dẫn tới sự khó quản lý.

Các tiểu bang thành viên trong một liên bang được coi là có chủ quyền về mộtkhía cạnh nào đó, nhưng quyền lực cụ thể được bảo hộ của tiểu bang có thể khôngđược Chính phủ trung ương áp dụng.

Các thành viên liên bang sẽ bị hạn chế một số chủ quyền nhất định, có thể dẫnđến việc họ mất đi một phần quyền tự chủ trong việc tự quyết định các vấn đề Điềunày có thể khiến các thành viên không hài lòng và có thể dẫn đến nguy cơ ly khai.

Nhà nước liên bang có nhiều Chính phủ, nhiều Hiến pháp, nhiều hệ thống phápluật và có thể có nhiều truyền thống pháp luật khác nhau, nhiều quy chế công dân,nhiều hệ thống cơ quan chính quyền, nhiều hệ thống Tòa án và có hiệu lực trên phạmvi toàn lãnh thổ liên bang, mỗi bang thành viên lại có một hệ thống pháp luật, một bảnHiến pháp riêng và chỉ có hiệu lực pháp lý trong phạm vi bang đó Vì vậy dẫn đến sựthiếu thống nhất và gây khó khăn cho việc quản lý chung.

Một quốc gia có diện tích rộng lớn với nhiều khu vực có đặc điểm địa lý và vănhóa khác nhau Có thể gặp khó khăn trong việc vận hành một nhà nước liên bang hiệuquả, đồng thời việc giao tiếp và phối hợp giữa các cấp chính quyền có thể trở nên khókhăn hơn.

Khó khăn trong việc điều chỉnh luật pháp Việc thay đổi luật pháp trong một liênbang sẽ gặp nhiều khó khăn hơn so với một quốc gia đơn nhất Điều này là do cần phảicó sự đồng thuận của cả chính quyền trung ương và các thành viên liên bang trongviệc thay đổi luật pháp.

Việc các thành viên liên bang có thể có lợi ích và mục tiêu khác nhau và trongmột liên bang có nhiều nhóm sắc tộc hoặc tôn giáo khác nhau Vì vậy có thể dẫn đếnnguy cơ xung đột giữa các thành viên liên bang.

Trang 18

Nhà nước đơn nhất của Việt Nam có những đặc điểm sau:

Chính quyền thống nhất:

 Chỉ có một bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương.

 Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước.

 Các cơ quan nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dânchủ.

Hiến pháp:

 Hiến pháp là văn bản pháp luật tối cao của nhà nước.

 Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước. Hiến pháp bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của người dân.

Pháp luật:

 Hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn quốc.

 Pháp luật do Quốc hội ban hành hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo sự ủy quyền của Quốc hội.

 Pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh trên toàn quốc.

Lãnh thổ:

 Lãnh thổ Việt Nam là một khối thống nhất, không chia cắt.

 Lãnh thổ Việt Nam bao gồm phần đất liền, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Chủ quyền:

 Việt Nam là một quốc gia độc lập, chủ quyền, thống nhất. Chủ quyền thuộc về nhân dân.

 Nhà nước là đại biểu cho nhân dân, thực hiện quyền chủ quyền.

Ngoài ra, nhà nước đơn nhất Việt Nam còn có một số đặc điểm khác như:

1 Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 19

2 Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời làđại biểu trung thành cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của quốc gia, dân tộc.

3 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là tổ chức liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cưở nước ngoài.

2 NHÀ NƯỚC LIÊN BANG: HOA KỲ

Hoa Kỳ là một nhà nước liên bang, hợp thành từ 50 tiểu bang và 1 đặc khu liênbang là thủ đô Washington Mỗi tiểu bang có quyền tự chủ cao, ban hành các chínhsách riêng mà ít bị phụ thuộc bởi chính quyền liên bang Tuy nhiên, các tiểu bang cũngphải chịu sự giám sát và điều chỉnh của chính quyền liên bang về các vấn đề liên quanđến quốc phòng, ngoại giao, thương mại, tiền tệ, và quyền công dân

Nhà nước liên bang của Hoa Kỳ có những đặc điểm sau:

Phân chia quyền lực:

 Quyền lực được chia sẻ giữa chính quyền liên bang và chính quyền các bang. Hiến pháp Hoa Kỳ quy định các quyền hạn của chính quyền liên bang, còn các

quyền hạn không được quy định thuộc về các bang.

 Chính quyền liên bang chịu trách nhiệm về các vấn đề quốc gia như quốc phòng, ngoại giao, tiền tệ,

 Chính quyền bang chịu trách nhiệm về các vấn đề địa phương như giáo dục, giao thông, y tế,

Hệ thống chính trị:

 Có hai cấp chính quyền: liên bang và bang.

 Mỗi cấp chính quyền có ba nhánh chính quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhánh lập pháp: Quốc hội Hoa Kỳ (gồm Thượng viện và Hạ viện) và cơ quan

lập pháp của các bang.

 Nhánh hành pháp: Tổng thống Hoa Kỳ và thống đốc các bang.

 Nhánh tư pháp: Tòa án Tối cao Hoa Kỳ và hệ thống tòa án của các bang.

Hiến pháp:

 Hiến pháp Hoa Kỳ là văn bản pháp luật tối cao của đất nước.

 Hiến pháp quy định cơ cấu tổ chức và hoạt động của chính quyền liên bang. Hiến pháp bảo vệ các quyền tự do và dân chủ của người dân.

Chủ nghĩa liên bang:

 Hoa Kỳ là một quốc gia liên bang, được thành lập từ sự liên kết của các bang. Các bang có quyền tự chủ trong một số lĩnh vực nhất định.

Trang 20

 Chính quyền liên bang có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp và đảm bảo lợi ích chung cho toàn quốc.

Đa dạng văn hóa:

 Hoa Kỳ là một quốc gia đa dạng văn hóa, với người dân đến từ khắp nơi trên thế giới.

 Sự đa dạng văn hóa góp phần tạo nên sức mạnh và sự phát triển của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, nhà nước liên bang Hoa Kỳ còn có một số đặc điểm khác như:

 Hệ thống bầu cử tự do và dân chủ. Nền kinh tế thị trường phát triển. Quân đội hùng mạnh.

 Ảnh hưởng to lớn trên thế giới.

Trang 21

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ 11.1 Các khái niệm cơ bản 1

1.1.1 Khái niệm về bầu cử 1

1.1.2 Khái niệm về chế độ bầu cử 1

1.1.3 Khái niệm về quyền bầu cử 1

1.2 Các nguyên tắc bầu cử 11.2.1 Nguyên tắc bầu cử phổ thông 1

1.2.2 Nguyên tắc bình đẳng 2

1.2.3 Nguyên tắc bầu cử tự do, bỏ phiếu bắt buộc 2

1.2.4 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, gián tiếp 2

1.2.5 Nguyên tắc bỏ phiếu kín 2

1.3 Vai trò và ý nghĩa của bầu cử 31.3.1 Vai trò của bầu cử 3

1.3.2 Ý nghĩa của bầu cử 3

1.4 Phân loại chế độ bầu cử 31.4.1 Chế độ bầu cử đa số 3

1.4.2 Chế độ bầu cử tỷ lệ 5

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH VÀ THỂ THỨC BẦU CỬ Ở MỘT SỐ QUỐC GIA 72.1 Quy định và thể thức bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) 72.1.1 Quy định bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) 7

2.1.2 Thể thức bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ) 7

2.2 Quy định và thể thức bầu cử ở Hàn Quốc 92.2.1 Quy định bầu cử ở Hàn Quốc 9

2.2.2 Thể thức bầu cử ở Hàn Quốc 10CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ ỞVIỆT NAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 11

3.1 Một số hạn chế, bất cập trong Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay 113.2 Giải pháp hoàn thiện Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay 11

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẾ ĐỘ BẦU CỬ1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm về bầu cử

Trong Luật Hiến pháp thuật ngữ "bầu cử" được hiểu là thủ tục thành lập cơ quan nhà nước hay chọn ra chức danh nhà nước, thủ tục này được thực hiện bởi sự biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện cử tri) với điều kiện để bầu một đại biểu (chức danh) phải có từ hai ứng cử viên trở lên.

1.1.2 Khái niệm về chế độ bầu cử

Theo nghĩa rộng, chế độ bầu cử là tổng thể các quan hệ xã hội có trật tự gắn với

cuộc bầu cử vào cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan chính quyền địa phương Những quan hệ xã hội này hợp thành trình tự bầu cử gồm: Xác định ngày bầu cử, chia đơn vị bầu cử, thành lập tổ chức (cơ quan) phụ trách bầu cử, lập danh sách cử tri…

Theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử được hiểu là phương pháp phân ghế đại biểu

giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả biểu quyết của cử tri (đại cử tri, đại diện của cử tri).

1.1.3 Khái niệm về quyền bầu cử

Quyền bầu cử là khả năng của công dân được nhà nước bảo đảm tham gia vào bầu cử thành lập các cơ quan nhà nước trung ương và cơ quan chính quyền địa

phương Quyền bầu cử là tổng thể những quyền cụ thể của mỗi công dân, trong đó có quyền bầu cử chủ động và quyền bầu cử bị động.

1.1.3.1 Quyền bầu cử chủ động

Quyền bầu cử chủ động là quyền bỏ phiếu Quyền này có thể là quyền bầu cử phổ thông (không hạn chế), có thể là quyền bầu cử hạn chế Quyền bỏ phiếu được sử dụng trong các cuộc bầu cử vào các cơ quan nhà nước trung ương hay cơ quan chính quyền địa quyền địa phương, trong cuộc trưng cầu dân ý hay thủ tục bãi miễn đại biểu.

1.1.3.2 Quyền bầu cử bị động

Quyền bầu cử bị động là quyền ra ứng cử vào cơ quan nhà nước trung ương haycơ quan chính quyền địa phương Quyền này biểu hiện ở khả năng của công dân tự ra ứng cử hoặc đồng ý ra ứng cử (khi được chủ thể khác giới thiệu).

1.2 Các nguyên tắc bầu cử

Nguyên tắc bầu cử là điều kiện được quy định bởi pháp luật bầu cử của mỗi nước, mà việc thực hiện và tuân thủ quy định đó trong quá trình bầu cử quyết định tínhhợp pháp của cuộc bầu cử Các nước trên thế giới áp dụng các nguyên tắc bầu cử sau: phổ thông, bình đẳng, tự do (bắt buộc), trực tiếp (gián tiếp) và bỏ phiếu kín.

1.2.1 Nguyên tắc bầu cử phổ thông

Hiến pháp mọi nước đều tuyên bố nguyên tắc phổ thông là một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ bầu cử Nội dung của nguyên tắc phổ thông là bảo đảm để mọi công dân không phân biệt dân tộc, nam, nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, (trừ những người mất trí hay những người bị tước quyền bầu cử trên cơ sở của pháp luật), khi đến độ tuổi nhất định đều được trao quyền bầu cử.

1.2.2 Nguyên tắc bình đẳng

Trang 23

Bình đẳng trong bầu cử là nguyên tắc nhằm bảo đảm để mọi công dân đều có cơ hội ngang nhau tham gia bầu cử, nghiêm cấm mọi sự phân biệt dưới bất cứ hình thức nào Nguyên tắc này là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của sự bình quyền của công dân Nội dung của nguyên tắc bình đẳng là mỗi cử tri có một phiếu bầu đối với một cuộc bầu cử và giá trị phiếu bầu như nhau không phụ thuộc vào giới tính, địa vị xã hội, sắc tộc, tôn giáo

1.2.3 Nguyên tắc bầu cử tự do, bỏ phiếu bắt buộc

1.2.3.1 Nguyên tắc bầu cử tự do

Nguyên tắc bầu cử tự do có nghĩa là cử tri tự quyết định có tham gia vào quá trình bầu cử hay không và nếu tham gia thì ở mức độ nào Nguyên tắc bầu cử tự do có thể được quy định trong pháp luật về bầu cử hoặc có thể không

1.2.3.2 Nguyên tắc bỏ phiếu bắt buộc

Quy định nghĩa vụ pháp lý của cử tri phải tham gia bỏ phiếu, nghĩa là bầu cử ở một số nước là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi công dân khi đến độ tuổi nhất định, trừ những người vi phạm pháp luật hình sự Ai vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý như: khiển trách, cảnh cáo, phạt vi phạm hành chính, chịu trách nhiệm hình sự…

1.2.4 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp, gián tiếp

1.2.4.1 Nguyên tắc bầu cử trực tiếp

Bầu cử trực tiếp có nghĩa là cử tri trực tiếp thể hiện ý chí của mình qua lá phiếu,cử tri trực tiếp bầu ra đại biểu của mình chứ không qua một cấp đại diện cử tri nào.

1.2.4.2 Nguyên tắc bầu cử gián tiếp

Trái với nguyên tắc bầu cử trực tiếp là nguyên tắc bầu cử gián tiếp Theo nguyên tắc này, cử tri không trực tiếp bầu ra nguời đại diện của mình mà bầu ra thành viên của Tuyển cử đoàn, sau đó Tuyển cử đoàn mới bầu ra cơ quan đại điện hay chức danh nhà nước.

1.3 Vai trò và ý nghĩa của bầu cử

1.3.1 Vai trò của bầu cử

Bầu cử là chìa khóa xây dựng đồng thuận xã hội, là phương thức quan trọng để giải quyết mâu thuẫn, xung đột xã hội bằng phương pháp hòa bình.

Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền, bảo đảm tính “chính danh” và sự ổn định của chính quyền.

Bầu cử là một phương tiện quan trọng để nhân dân giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước, hạn chế sự tha hóa của quyền lực nhà nước.

Bầu cử phản ánh sự quan tâm của công dân đối với đời sống chính trị của đất nước và là phương thức thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân

1.3.2 Ý nghĩa của bầu cử

Trang 24

Bầu cử là một phương tiện để thể hiện quyền dân chủ và ý chí của người dân trong việc lựa chọn những người đại diện và quyết định về các vấn đề chính trị, xã hội và kinh tế.

Bầu cử tạo điều kiện cho việc chọn ra những người đại diện có thể phản ánh ý kiến và mong muốn của cộng đồng.

Bầu cử cung cấp cơ hội cho người dân giám sát và kiểm soát quyền lực của chính phủ thông qua việc thay đổi quan chức và quyết định về chính sách.

Bầu cử là một cách hòa bình và dân chủ để giải quyết mâu thuẫn và xung đột trong xã hội bằng cách sử dụng biểu quyết và thương lượng.

Việc có quy trình bầu cử công bằng, minh bạch và không bị gian lận giúp tăng cường lòng tin của người dân vào hệ thống chính trị và tạo ra một môi trường ổn định cho phát triển kinh tế và xã hội.

Bầu cử có thể tạo ra điều kiện cho sự cạnh tranh và thách thức giữa các ý kiến và quan điểm khác nhau, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của xã hội.

1.4 Phân loại chế độ bầu cử

Theo nghĩa hẹp, chế độ bầu cử được hiểu là phương pháp phân ghế đại biểu giữa các ứng cử viên dựa trên kết quả bỏ phiếu của cử tri Có hai phương pháp cơ bản là phương pháp đa số (chế độ bầu cử đa số) và phương pháp tỷ lệ (chế độ bầu cử tỷ lệ).Còn các phương pháp khác là sự biến dạng hay sự phối hợp giữa hai phương pháp cơ bản này.

1.4.1 Chế độ bầu cử đa số

Theo chế độ bầu cử đa số, người trúng cử là ứng cử viên thu được đa số phiếu quy định Chế độ bầu cử đa số được chia thành các loại: chế độ bầu cử đa số tương đối, chế độ bầu cử đa số tuyệt đối và chế độ bầu cử đa số tăng cường.

1.4.1.1 Chế độ bầu cử số đa số tương đối

Theo chế độ bầu cử này, ứng cử viên thu được nhiều phiếu nhất sẽ trúng cử (không cần quá 50% tổng số phiếu của cử tri) Chế độ bầu cử này còn có tên gọi là

"người đầu tiên trúng cử" (tiếng Anh là “the first past the post”) Phương pháp chia

ghế đại biểu này thường đem lại kết quả, trừ trường hợp có hai hay nhiều ứng cử viên cũng thu được số phiếu bầu cao như nhau, nếu có thì kết quả bầu cử thường được xác định bằng phương pháp bốc thăm giữa các ứng cử viên đó Hiện nay trên thế giới có hơn 40 nước áp dụng chế độ bầu cử đa số tương đối, trong số đó có Anh, Canada, Mỹ.

Chế độ bầu cử đa số tương đối có thể được áp dụng cho những đơn vị bầu cử cómột hay nhiều ghế đại biểu.

Thông thường pháp luật về bầu cử của những nước áp dụng chế độ bầu cử đa sốtương đối quy định số lượng tối thiểu cử tri tham gia bỏ phiếu để cuộc bầu cử được coilà hợp pháp Trường hợp không quy định thì dù có một cử tri đi bỏ phiếu, cuộc bầu cử vẫn được coi là hợp lệ Nếu đơn vị bầu cử được bầu một đại biểu mà chỉ có một ứng cử viên, thì ứng cử viên đó được coi là trúng cử không phụ thuộc vào kết quả bỏ phiếu của cử tri.

1.4.1.2 Chế độ bầu cử đa số tuyệt đối

Theo chế độ bầu cử này, để trúng cử, ứng cử viên phải thu được ít nhất là 50% + 1 phiếu cử tri Tùy theo quy định của mỗi nước, tổng số phiếu bầu có thể là: Tổng sốphiếu của cử tri đăng ký trong danh sách cử tri; Tổng số phiếu của cử tri đi bỏ phiếu; Tổng số phiếu hợp lệ.

Trang 25

Các nước áp dụng chế độ bầu cử đa số tuyệt đối thường quy định số lượng tối thiểu cử tri tham gia bỏ phiếu để bảo đảm tính hợp pháp của cuộc bầu cử Số lượng tối thiểu đó có thể là một nửa số cử tri đăng ký trong danh sách cử tri hoặc ít hơn

Chế độ bầu cử đa số tuyệt đối có thể được áp dụng cho những đơn bị bầu cử có một hay nhiều ghế đại biểu Chế độ bầu cử này có ưu thế hơn so với chế độ bầu cử đa tương đối ở chỗ: các đại biểu được bầu là những ứng cử viên thu được đa số phiếu của cử tri (đại diện cho đa số cử tri ở đơn vị bầu cử)

Tuy nhiên chế độ bầu cử đa số tuyệt đối cũng có khiếm khuyết là: số phiếu mà cử tri bầu cho ứng cử viên không trúng cử bị mất đi mà không được tính đến; chế độ bầu cử đa số tuyệt đối thường đem lại ưu thế cho các đảng phái lớn và bất lợi cho các đảng phái nhỏ; thường không hiệu quả - không xác định được kết quả qua một vòng bỏphiếu, để khắc phục khiếm khuyết này các nước áp dụng các phương pháp khác nhau.

Nhằm khắc phục khiếm khuyết nói trên của chế độ bầu cử đa số tuyệt đối, các nước áp dụng các phương pháp như: Biểu quyết lựa chọn theo phương pháp này, khi viết cử tri không những xác định ứng cử viên mà mình ủng hộ mà còn được phép xác định ứng cử viên được ủng hộ kế tiếp là ai, trường hợp ứng cử viên kia không trúng cử, việc xác định được cử tri thực hiện bằng cách đánh tiền tố cho các ứng cử viên mà cử tri ủng hộ, cử tri có thể ghi tiền tố tương ứng với số ứng cử viên trong đơn vị bầu cử; Bầu cử vòng hai, theo đó lần bỏ phiếu đầu tiên áp dụng chế độ bầu cử đa số tuyệt đối, vòng bỏ phiếu thứ hai áp dụng chế độ bầu cử đa số tương đối.

1.4.1.3 Chế độ bầu cử đa số tăng cường

Chế độ bầu cử này là một loại đặc biệt của chế độ bầu cử đa số Theo chế độ bầu cử đa số tăng cường, để trúng cử ứng cử viên phải thu được đa số phiếu tăng cường của cử tri Các nước quy định đa số tăng cường khác nhau, nhưng trong mọi trường hợp, đa số tăng cường đều lớn hơn đa số tuyệt đối (thường từ 2/3 đến 3/4 tổng số phiếu) chế độ bầu cử đa số tăng cường thường không mang lại kết quả Bởi vậy, cácnước thường áp dụng kết hợp chế độ bầu cử đa số tăng cường với chế độ bầu cử đa số tương đối Ví dụ, ở Chi Lê trong cuộc bầu cử vào Viện dân biểu (Hạ nghị viện), mỗi đơn bị bầu cử được bầu hai đại biểu Các đảng tham gia tranh cử giới thiệu ứng cử viên của đảng theo danh sách Trong một đơn bị bầu cử, đảng nào thu được 2/3 tổng sốphiếu hợp lệ sẽ nhận được cả hai ghế đại biểu của đơn vị bầu cử đó Trường hợp không đảng nào thu được đa số phiếu nói trên thì hai đảng thu được nhiều phiếu nhất sẽ nhận được hai ghế đại biểu đó.

1.4.2 Chế độ bầu cử tỷ lệ

Cơ sở xây dựng chế độ bầu cử tỷ lệ là tư tưởng đại diện tỷ lệ giữa các đảng chính trị, tức là số đại biểu của đảng chính trị tham gia tranh cử tương ứng với số phiếu cử tri mà các đảng thu được trong cuộc bầu cử Ngày nay, hơn 60 nước áp dụng chế độ bầu cử tỷ lệ và tính cho đến nay có hơn 150 nước biến dạng khác của chế độ bầu cử này.

Chế độ bầu cử tỷ lệ tạo sự công bằng cho các đảng tham gia tranh cử và trong chế độ bầu cử tỷ lệ các đảng chính trị nhỏ cũng có khả năng giành được ghế đại biểu.Chế độ bầu cử tỷ lệ chỉ được áp dụng ở những đơn vị bầu cử có nhiều ghế đại biểu, trong đó đơn vị bầu cử càng lớn (số đại biểu được bầu càng nhiều) thì mức độ tỷ lệ càng cao Trong chế độ bầu cử tỷ lệ, các đảng chính trị tham gia tranh cử đề cử danhsách ứng cử viên của mình Thông thường trên phiếu chỉ in tên và biểu tượng của đảng, cử tri bỏ phiếu cho đảng nào thì đánh dấu vào ô đối diện với đảng đó Sau khi cuộc bầu cử kết thúc và xác định được số phiếu của từng đảng chính trị, việc phân ghế

Trang 26

đại biểu được tiến hành Trước hết phải xác định định mức bầu cử, tức là xác định số phiếu tối thiểu cần thiết để bầu một đại biểu Các nước áp dụng các phương pháp xác định định mức bầu cử khác nhau.

Chế độ bầu cử tỷ lệ tạo điều kiện cho những đảng nhỏ có đại diện trong cơ quandân cử Trong Nghị viện gồm nhiều đảng chính trị lớn nhỏ khác nhau nên các đảng sẽ thường xuyên tranh chấp về quyền lợi, sẽ làm cho Nghị viện không thể làm việc bình thường Bởi vậy, hầu hết các nước áp dụng chế độ bầu cử tỷ lệ đều đưa ra biện pháp điểm liệt nhằm hạn chế sự hiện diện của những đảng chính trị quá nhỏ ở Nghị viện Theo biện pháp này, những đảng chính trị không thu đủ số lượng tối thiểu phiếu cử tri sẽ không được chia ghế đại biểu Ví dụ, ở Đức, Nga đảng nào không thu được 5% tổngsố phiếu bầu của cử trí sẽ không được chia ghế đại biểu; ở Bungari; Hungari; Italia 4%; ở Tây Ban Nha 3%; ở Ixraen 1%

Trang 27

2.1.1 Quy định bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)

Theo Hiến pháp thì công dân Mỹ từ đủ 18 tuổi trở lên đều có thể tham gia các

cuộc bầu cử.

Về ngày bầu cử, Luật pháp Mỹ quy định cuộc bầu cử Tổng thống sẽ diễn ra 4

năm một lần, vào năm chẵn, trong ngày thứ Ba đầu tiên sau thứ Hai đầu tiên của tháng 11 Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2-11, muộn nhất ngày 8-11 Trong ngày bầu cử Tổng thống hoặc bầu cử giữa nhiệm kỳ, cử tri nước này bầu một danh sách gồm nhiều vị trí quan trọng khác Đầu tiên là bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, tiếp đó là Thượng nghị sĩ và Hạ nghị sĩ Nhiệm kỳ của các Thượng nghị sĩ là sáu năm, cứ hai năm một lần bầu lại 1/3 trong số 100 Thượng nghị sĩ để duy trì tính liên tục Toàn bộ 435 Hạ nghị sĩ cũng được bầu lại do nhiệm kỳ của Hạ viện là hai năm.

Về điều kiện tranh cử Tổng thống và các giai đoạn tranh cử, Ứng cử viên Tổng

thống Mỹ phải thoả mãn những tiêu chuẩn bắt buộc do Hiến pháp nước này qui định: phải là công dân Mỹ, được sinh ra trên đất nước Mỹ, tuổi từ 35 trở lên, và cư trú tại Mỹ ít nhất 14 năm.

Về cử tri và đại cử tri ,Điều đặc biệt trong Luật bầu cử Tổng thống của Mỹ là

các cử tri (voter) không trực tiếp bầu Tổng thống Lá phiếu của họ gọi là lá phiếu phổ thông chỉ có nhiệm vụ chọn ra đại diện cử tri hay còn gọi là đại cử tri (Elector) cho bang của mình Các đại cử tri tập hợp lại thành Cử tri đoàn (Electoral College) của bang Tùy thuộc vào dân số mà mỗi bang của Mỹ có một số nhất định đại cử tri trong Cử tri đoàn này Do đó ở hầu hết các bang, ứng viên nào được nhiều nhất phiếu phổ thông thì cũng nhận được toàn bộ phiếu của Cử tri đoàn bang đó.

Năm 2020, nước Mỹ có 538 đại cử tri, để trở thành Tổng thống, một ứng viên cần thu được 270 phiếu đại cử tri

2.1.2 Thể thức bầu cử ở Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)

Quá trình bầu cử gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn bầu cử sơ bộ (Giai đoạn bầu chọn các ứng cử viên của các Đảng): Đây là quá trình các ứng cử viên cạnh tranh trong nội bộ đảng mình, với mục đích trở thành người đại diện duy nhất của đảng trong cuộc bầu cử Giai đoạn vận động tiến cử kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6 của năm diễn ra cuộc bầu cử Ứng cử viên chiến thắng trong cuộc vận động sẽ tiến cử chọn ra một người để lập liên danh cùng tranh cử với mình.

Giai đoạn Tổng tuyển cử (Giai đoạn chính thức bầu Tổng thống từ trong số các ứng cử viên): Sau khi các đảng đã chọn xong đại diện của đảng mình làm ứng cử viên

Trang 28

Tổng thống cho cuộc bầu cử, ứng cử viên của các đảng sẽ tiếp tục vận động tranh cử vào chức Tổng thống.

Tổng thống và Phó Tổng thống với nhiệm kỳ 4 năm, được bầu theo thể thức sau:

Một là, Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu bởi các đại cử tri (Elector) của

các bang chứ không phải do dân bầu trực tiếp.

Hai là, mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ

và Hạ nghị sỹ của bang Tuy nhiên sẽ không có một Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc một quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ có lợi tức được bầu làm đại cử tri.

Ba là, các đại cử tri sẽ họp lại trong từng bang và bầu Tổng thống và Phó Tổng

thống bằng lá phiếu của mình Có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân của cùng một bang.

Bốn là, kết quả cuộc bầu cử sẽ được chuyển lên chính phủ và trình lên Chủ tịch

Thượng viện bằng hai bản - một bản là danh sách các ứng cử viên được bầu chọn vào chức vụ Tổng thống, với số phiếu bầu tương ứng; bản khác là danh sách ứng cử viên được bầu chọn chức Phó Tổng thống cùng số phiếu bầu tương ứng.

Năm là, Chủ tịch Thượng viện trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ

viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận và đem phiếu ra đếm Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu của đại cửtri sẽ đắc cử Tổng thống.

Nếu không có ai đạt số phiếu đắc cử Tổng thống thì Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất, nhưng không quá ba người Trong trường hợp bầu Tổng thống như thế này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang, đại diện của mỗi bang có một phiếu bầu (số đại biểu quy định để tiến hành việc này gồm một hoặc các thành viên của hai phần ba các bang và phải có đa số các bang).

Người có số phiếu bầu cao nhất cho chức vụ Phó Tổng thống sẽ đắc cử Phó Tổng thống nếu số phiếu này là đa số phiếu của tổng số đại cử tri được chỉ định Nếu không có ai đạt được đa số phiếu thì Thượng viện sẽ chọn hai người có số phiếu cao nhất để bầu ra Phó Tổng thống Số Thượng nghị sỹ cần thiết cho cuộc bầu này là không ít hơn 2/3 của tổng số Thượng nghị sỹ.

2.2 Quy định và thể thức bầu cử ở Hàn Quốc

2.2.1 Quy định bầu cử ở Hàn Quốc

Pháp luật bầu cử Hàn Quốc quy định tất cả công dân từ đủ 19 tuổi có quyền tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống và đại biểu quốc hội (ĐBQH)

Vận động bầu cử: Thời hạn của chiến dịch bầu cử chính thức được quy định bởi

Luật Bầu cử của Hàn Quốc là 14 ngày Luật Bầu cử chủ ý dành ít thời gian cho chiến dịch bầu cử (23 ngày trước cuộc bầu cử tổng thống và 14 ngày trước Quốc hội và bầu cử khu vực) với mục đích ngăn chặn chi tiêu quá mức cho các chiến dịch bầu cử dài vàhậu quả bất lợi của các cuộc bầu cử quá nóng

Bầu cử Quốc hội: ứng cử viên đại biểu Quốc hội được quyền đăng ký ứng cử ở

địa phương khác với nơi cư trú, nhưng chỉ được đăng ký ở 1 đơn vị bầu cử (đại biểu Quốc hội là của cả nước) Mỗi đơn vị bầu cử thường có từ 5 đến 15 ứng cử viên trong

Trang 29

danh sách Đại biểu Quốc hội không đồng thời là đại biểu Hội đồng nhân dân; chủ tịchtỉnh không được ứng cử đại biểu Quốc hội.

Bầu cử Tổng thống: Cuộc bầu cử Tổng thống được tổ chức từ 70 đến 40 ngày

trước khi hết nhiệm kỳ của Tổng thống đương chức Nếu có nhu cầu bầu cử sớm, Tổngthống mới sẽ được bầu trong vòng 60 ngày trước khi nhiệm kỳ kết thúc.

Ứng cử viên Tổng thống được đề cử bởi các đảng chính trị hoặc có thể độc lập Một người tham gia cuộc bầu cử với tư cách là ứng cử viên Tổng thống độc lập phải thu thập từ 2.500 đến 5.000 chữ ký ủng hộ của cử tri từ 5 hoặc nhiều quận khác nhau và phải nộp đơn đăng ký cùng với chữ ký của cử tri Nếu một ứng cử viên được đề cử bởi một đảng chính trị, đơn đăng ký phải được gửi kèm theo thư giới thiệu có chữ ký và con dấu của người đại diện chính thức của đảng chính trị Ứng cử viên phải nộp đơn đăng ký làm ứng cử viên bằng văn bản cho ủy ban bầu cử liên quan 24 ngày trước cuộc bầu cử Tổng thống Luật pháp cấm các thành viên của một đảng chính trị đăng kýnhư một ứng cử viên độc lập.

Mỗi ứng cử viên phải nộp 500 triệu won tiền đặt cọc bầu cử Ủy ban bầu cử có liên quan phải trả lại tiền đặt cọc trong một số trường hợp theo quy định không quá 30 ngày sau cuộc bầu cử Tiền đặt cọc bầu cử được trả lại đầy đủ nếu ứng cử viên tổng thống trúng cử hoặc qua đời, đã nhận được hơn 15% số phiếu bầu thực tế; một nửa số tiền cọc được trả lại nếu ứng viên nhận được trong cuộc bầu cử từ 10% đến 15% số phiếu Số tiền đặt cọc cũng sẽ được hoàn trả đầy đủ nếu ứng cử viên chết trước cuộc bầu cử hoặc đăng ký của ứng viên đã bị hủy.

Tuyên truyền về bầu cử: Hàn Quốc rất chú trọng công tác tuyên truyền, quảng

bá về bầu cử Họ sử dụng tối đa các kênh truyền hình, đài phát thanh, báo chí, internet,trang web, khẩu hiệu, tờ rơi, quảng cáo cố định và quảng cáo di động như trên xe buýt,tàu điện, vận dụng ảnh hưởng của những người nổi tiếng…vào công tác thông tin, tuyên truyền.

Thời gian bỏ phiếu, được quy định từ 09 giờ sáng đến 06 giờ tối Những người

đi làm về muộn được bỏ phiếu đến 08 giờ tối Trong ngày bầu cử không được vận động bầu cử.

2.2.2 Thể thức bầu cử ở Hàn Quốc

Cử tri phải đích thân đến địa điểm bỏ phiếu, xuất trình giấy tờ tùy thân, ký tên hoặc đóng dấu chữ ký hoặc dấu vân tay ngón cái trên sổ đăng ký cử tri và sau đó nhận phiếu bầu Sau khi nhận được lá phiếu, cử tri đi vào phòng viết phiếu và đánh dấu một ứng cử viên, sau đó bỏ lá phiếu vào thùng phiếu trước sự chứng kiến của quan sát viên Trường hợp làm hỏng lá phiếu, cử tri sẽ không được nhận lá phiếu khác thay thế.Ngoài việc bỏ phiếu thông thường, ở Hàn Quốc có quy định cho bỏ phiếu tại nhà, nhưng chỉ áp dụng cho những người tàn tật, người ở vùng sâu, vùng xa hay đơn vị nhỏcủa quân đội ở nơi đi lại khó khăn Họ có thể gửi phiếu theo Bưu điện.

Người trúng cử tổng thống là ứng cử viên đã nhận được đa số phiếu bầu hợp lệ Trong trường hợp cuộc bầu cử được tổ chức với sự tham gia của một ứng cử viên duy nhất, thì để giành chiến thắng, ứng cử viên này phải nhận được hơn một phần ba số phiếu bầu hợp lệ.

Nếu người chiến thắng không thể được xác định dựa trên kết quả bầu cử vì có hai ứng cử viên nhận được số phiếu lớn nhất bằng nhau, thì cuộc bầu cử tổng thống sẽ được chuyển đến Quốc hội Trong trường hợp này, ứng cử viên trúng cử là người nhậnđược số phiếu lớn hơn tại phiên họp mở của Quốc hội, trong đó đa số thành viên của Quốc hội tham gia.

Trang 30

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ HẠN CHẾ, BẤT CẬP TRONG PHÁP LUẬT VỀ BẦU CỬ Ở VIỆTNAM HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

3.1 Một số hạn chế, bất cập trong Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay

Đơn vị bầu cử (khoản 4 Điều 10 của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu

Hội đồng nhân dân 2015): đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội không được bầu quá 03 đạibiểu, đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân được bầu không quá 05 đại biểu đã dẫn đến tình trạng số lượng đại biểu được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không thống nhất Đồng thời, quy định về số dư người ứng cử cũng không giống nhau nên dẫn đến tình trạng thiếu sự công bằng về khả năng trúng cử giữa các ứng cử viên đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân ở các đơn vị bầu cử có số lượngđại biểu được bầu khác nhau

Tiếp xúc cử tri: những quy định hiện hành về tiếp xúc cử tri còn chưa thực sự

đầy đủ Trên thực tế, những người có trách nhiệm chưa thực hiện tốt, nghiêm chỉnh về quy định này Việc tiếp xúc nhiều hay ít, xem xét và giải quyết nguyện vọng của cử tri hầu như làm theo ý chủ quan của các ứng cử viên; Công tác vận động bầu cử cũng cònnhiều hạn chế, chưa thực sự thu hút sự quan tâm của cử tri; Việc tiếp xúc cử tri còn khá hình thức, sơ sài; Các quy định pháp luật về vấn đề này còn chung chung…

Về ứng cử viên tự ứng cử: Pháp luật bầu cử hiện nay mặc dù có qui định cho

công dân tự ứng cử, Nhà nước ta cũng khuyến khích công dân tự ứng cử, nhưng dườngnhư chúng ta chưa sẵn sàng cho một sân chơi bình đẳng, công bằng giữa các ứng cử viên tự ứng cử với các ứng cử viên được đề cử, nhất là với các ứng cử viên được Đảnggiới thiệu Hành lang pháp lý cho người tự ứng cử còn chưa cụ thể và chặt chẽ, cũng như chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm đối với các ứng cử viên và những biện phápđảm bảo rằng người tự ứng cử là người được nhân dân tín nhiệm Người tự ứng cử gặpbất lợi ngay từ các vòng hiệp thương: không có ai đại diện cho họ, do vậy, họ dễ dàng bị “gạt” ra khỏi danh sách

Công tác tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc bầu cử: còn chưa

được thực hiện tốt, thậm chí là tệ Theo Điều 27 Hiến pháp 2013, Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, đều quy định bầu cử là quyền của công dân từ đủ 18 tuổi Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, các phương tiện truyền thông vẫn tuyên truyền rộng rãi khẩu hiệu “Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân” Chính cách tuyên truyền như vậy khiến một bộ phận không nhỏ cử tri có tâm lý “phải đi bầu cử” để “làm tròn nghĩa vụ công dân”

3.2 Giải pháp hoàn thiện Pháp luật về bầu cử ở Việt Nam hiện nay

Đơn vị bầu cử: cần sửa các quy định về đơn vị bầu cử theo hướng mỗi đơn vị

bầu cử đại biểu Quốc hội bầu 01 đại biểu, mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân bầu 03 đại biểu nhằm khắc phục tình trạng đại biểu viện lý do bận công việc quan trọng của Đảng, Nhà nước để nhờ đại biểu khác làm thay nhiệm vụ đại biểu của mình.

Tiếp xúc cử tri: cần nghiên cứu, tổng kết và bổ sung những nội dung cụ thể như

số lần tiếp xúc cử tri, về quy trình, thủ tục, thời hạn, trách nhiệm của ứng cử viên tiếp xúc cử tri, các nội dung trên phải hiệu quả và ứng dụng tốt trong thực tế…

Về ứng cử viên tự ứng cử: cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ các vấn đề về:

thủ tục tự ứng cử, nhất là cách thức tổ chức hiệp thương để tạo điều kiện cho người tự ứng cử có cơ hội thực tế, bình đẳng trong việc có tên vào danh sách người ứng cử.

Trang 31

Công tác tuyên truyền, phổ biến về tầm quan trọng của việc bầu cử: cần mở

rộng các kênh cung cấp thông tin, tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhưng phải tuyên truyền, giáo dục chính xác và đầy đủ quy định của pháp luật về bầu cử để từng bước nâng cao khả năng nhận thức và lựa chọn cho người dân.

Trang 32

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ VIỆN 1

1.1 Khái niệm nghị viện 11.2 Phân loại nghị viện 11.3 Vai trò của Nghị viện 2

CHƯƠNG 2 NGHỊ VIỆN CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TIÊU BIỂU TRÊN THẾ GIỚI 4

2.1 Nghị viện Vương quốc Anh 4

2.1.1 Hạ viện 42.1.2 Thượng viện 52.2 Nghị Viện Hoa Kỳ 6

2.2.1 Thượng Viện 62.2.2 Hạ Viện Hoa Kỳ 7

CHƯƠNG 3 NHỮNG BẤT CẬP CỦA QUỐC HỘI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊHOÀN THIỆN 9

3.1 Những bất cập của Quốc hội Việt Nam9

3.2 Đề xuất kiến nghị cho nghị viện Việt Nam 9

Trang 33

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ NGHỊ VIỆN1.1Khái niệm nghị viện

Nghị viện tiếng Anh là Parliament/ Congress/ Parliamentary.

Nghị viện là một loại hình thái của cơ quan lập pháp, do số lượng đại biểu nhấtđịnh trong nhân dân bầu ra mà hợp thành nhằm nắm giữ quyền lập pháp; các vị đạibiểu này gọi là nghị sĩ, có thể thông qua bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử gián tiếp mà sảnsinh, cũng có thể là do nhà nước uỷ nhiệm.

1.2 Phân loại nghị viện

Mô hình nghị viện trên thế giới:.

Hiện nay trên thế giới có hai mô hình Nghị viện: chế độ nghị viện một viện vàchế độ nghị viện hai viện Một số nước tiêu biểu cho chế độ nghị viện hai viện bao

gồm Anh, Hoa Kỳ, Canada, Brazil, Cộng hòa Séc Các nước khác xây dựng mô hìnhNghị viện một viện như Trung Quốc, Thụy Điển, Bungari, Cộng hòa dân chủ nhân dânTriều Tiên, Costa Rica, Cu-ba Các nhà nước liên bang thường áp dụng chế độ nghịviện hai viện Nhà nước đơn nhất thường thiết lập chế độ nghị viện một viện Tuynhiên, một số nhà nước đơn nhất có Nghị viện hai viện như Malaysia, Tây Ban Nha,Thái Lan, Nhật Bản… và cũng có quốc gia như Các tiểu vương quốc Ả rập là nhànước liên bang nhưng tổ chức theo mô hình Nghị viện một viện.

Quốc hội nước ta từ khi mới thành lập năm 1946 đến nay dưới sự lãnh đạo củaĐảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được tổ chức theo một mô hình nhất quán, phù hợpvới tình hình đất nước Mô hình đó có điểm chung và cả nét riêng so với các mô hìnhQuốc hội ở các nước tư bản chủ nghĩa, kể cả ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩaĐông Âu trước đây Quốc hội nước ta do dân bầu trực tiếp, được tổ chức thống nhất,chỉ gồm một viện Sau khi được thành lập, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, Thủ tướng.

So sánh giữa 2 mô hình nghị viện:

Xét về chức năng lập pháp, đối với mô hình Nghị viện một viện thì chỉ có mộtcơ quan có chức năng lập pháp nên việc ban hành luật nhanh chóng với thời gian ngắnhơn, hiệu quả hơn vì chỉ đưa ra xem xét một lần, không phải xem xét lại các quan điểmkhác nhau giữa hai viện Tuy nhiên, đây cũng được coi là nhược điểm của mô hìnhNghị viện một viện vì có thể dẫn đến khả năng thông qua dự thảo luật nhanh chóng,vội vàng, dự thảo luật chưa được thảo luận và thẩm định chặt chẽ hơn.

Ngược lại, trong mô hình Nghị viện hai viện, dự thảo luật sau khi được Hạ việnthông qua thì phải tiếp tục được Thượng viện thông qua Như vậy, với sự xem xét ở cả2 viện, nhất là ở Thượng viện có thể khắc phục được sự vội vàng, hấp tấp của Hạ việnnhưng có thể dẫn đến việc thông qua dự thảo luật bị trì hoãn do ý kiến của hai việnkhác nhau.

1

Trang 34

Về trách nhiệm, đối với mô hình Nghị viện một viện, thành viên của Nghị việnphải tự nâng cao trách nhiệm khi thực hiện chức năng của Nghị viện, vì không có việnthứ hai chịu trách nhiệm cùng; ngược lại đối với mô hình Nghị viện hai viện, thì haiviện có thể trốn tránh trách nhiệm của mình và cho rằng nếu như viện này chưa làm tốtthì đã có viện kia thực hiện trách nhiệm tốt hơn.

1.3 Vai trò của Nghị viện

Vai trò cầu nối giữa nhà nước và công chúng

Nghị viện là cầu nối giữa ý nguyện của công chúng với ý chí của cơ quan côngquyền, bảo đảm vai trò đại diện của Nghị viện trong hệ thống các cơ quan nhà nước.

Nghị viện đóng vai là cơ quan giám sát hoạt động và việc thực hiện trách nhiệmchính trị của các cơ quan công quyền Để giám sát, kiềm chế và cảnh báo những xuhướng vượt quá giới hạn quyền lực hoặc thiếu trách nhiệm, Nghị viện thông qua tiếpxúc với cử tri, công chúng, thông qua sử dụng công nghệ thông tin, phương tiện thôngtin đại chúng để đưa các ý nguyện của công chúng tới diễn đàn thảo luận của Nghịviện.

Vai trò định hướng phát triển quốc gia

Hoạt động lập pháp và giám sát Chính phủ của Nghị viện nhằm thiết kế, thôngqua và bảo đảm thực hiện những vấn đề chiến lược quốc gia như xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật, các kế hoạch, chương trình quốc gia đáp ứng nguyện vọngcủa nhân dân Nghị viện quyết định về tài chính quốc gia, đặt ra các thứ thuế, bảo đảmthu, chi quốc gia một cách hiệu quả, minh bạch, phục vụ lợi ích công cộng.

Vai trò xây dựng nhà nước pháp quyền

Khi xây dựng pháp luật và giám sát, Nghị viện còn có trách nhiệm quan tâm vàbảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân không bị xâm phạm bởi hành vicủa cơ quan nhà nước, các thủ tục hành chính; bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo củacông dân; bảo đảm không có ai trong xã hội đứng ngoài và trên pháp luật và pháp luậtđược sửa đổi, bổ sung theo hướng bảo đảm các quyền của công dân và phù hợp vớiđiều kiện phát triển của đất nước trong mỗi giai đoạn và của từng vùng miền có đặcđiểm riêng.

Vai trò giáo dục và định hướng dân chủ

Nghị viện đóng vai trò là cơ quan nhà nước có cách tổ chức và phương thức hoạtđộng dựa trên những nguyên tắc dân chủ, là trung tâm giáo dục, quảng bá và là hìnhmẫu cho nền dân chủ của quốc gia Các hình thức truyền thông đại chúng của Nghịviện, mời công dân dự thính các kỳ họp Nghị viện, các chương trình giáo dục côngchúng, truyền thông công chúng về Nghị viện; các hình thức truyền thông của Nghịviện là những hình thức, công cụ đóng góp vào vai trò giáo dục dân chủ của Nghị viện.

2

Ngày đăng: 18/05/2024, 16:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w