Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật Đề Bài Phân Tích Ý Nghĩa Của Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Đối Với Việc.docx

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Môn Lý Luận Chung Về Nhà Nước Và Pháp Luật Đề Bài Phân Tích Ý Nghĩa Của Văn Bản Quy Phạm Pháp Luật Đối Với Việc.docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 2

MỞ ĐẦU

NỘI DUNG

I.Văn bản quy phạm pháp luật :

1.1.Khái niệm, đặc điểm:

1.2 Quy phạm pháp luật :

II Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật:

2.1.Đối với xác lập quan hệ quan luật:

2.2.Đối với thực hiện pháp luật:

2.3.Đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý:

2.4 Đối với giáo dục pháp luật:

III.Liên hệ thực tiễn:

KẾT LUẬN

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

MỞ ĐẦU:

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Hai hiện tượng này luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau Nhà nước không thể tồn tại nếu thiếu pháp luật và ngược lại, pháp luật chỉ hình thành, phát triển và phát huy hiệu lực bằng con đường nhà nước Pháp luật đã trở thành công cụ có hiệu lực nhất để đưa xã hội vào vòng "trật tự" phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị Giai cấp thống trị sử dụng nhiều hình thức khác nhau để thể hiện ý chí của mình thành pháp luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật Trong đó văn bản quy phạm pháp luật được coi là hình thức pháp luật tiến bộ, chủ yếu nhất của pháp luật xã hội chủ nghĩa vì nó có những ưu thế mà tập quán pháp và tiền lệ pháp không có được Vậy nên em chọn đề tài : Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật đối với xác lập quan hệ pháp luật, đối với với thực hiện pháp luật, đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý, đối với giáo dục pháp luật làm đề bài cho kì thi kết thúc học phần lần này.Do kiến thức còn hạn chế nên việc sơ sài và thiếu thông tin trong bài làm chắc chắn sẽ xảy ra Vì vậy em rất mong nhận được sự đóng góp từ thầy cô để em có cái nhìn sâu sắc hơn về đề tài, và giúp em rút kinh nghiệm cho những bài tập lần sau.

Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong tổ bộ môn!

Trang 4

NỘI DUNG:

I.Văn bản quy phạm pháp luật:

1.1 Khái niệm và đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật:

Văn bản quy phạm pháp luật là một trong những nguồn luật chủ yếu của Nhà nước Tuy nhiên, trong các tài liệu giảng dạy của các cơ sở đào tạo luật và trong các văn bản luật đã ban hành lại có sự không thống nhất trong việc xác định thế nào là văn bản quy phạm pháp luật

Theo Giáo trình của Trường Đại học Luật Hà Nội thì: “Văn bản quy phạm pháplà văn bản do các chủ thể có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục và hìnhthức do pháp luật quy định,trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung đểđiều chỉnh các mối quan hệ xã hội1.” còn theo Giáo trình của Khoa Luật Đạihọc quốc gia Hà Nội thì: “Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiệncác quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (hoặc các cá nhân, tổchức xã hội được Nhà nước trao quyền) ban hành theo những trình tự, thủ tụcpháp lý nhất định, trong đó quy định những quy tắc xử sự có tính bắt buộcchung đối với tất cả các chủ thể pháp luật, được áp dụng nhiều lần trong đờisống2”.

Trong khi đó, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 thì xác

định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩmquyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sựchung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hộitheo định hướng xã hội chủ nghĩa3”. 

Tuy vậy, trong tất cả các định nghĩa nói trên về Văn bản quy phạm pháp luật

đều có sự thống nhất ở những điểm cơ bản sau: Thứ nhất, Văn bản quy phạmpháp luật do cơ quan nhà nước ban hành; thứ hai, có quy tắc xử sự chung Còn

lại trong mỗi định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật lại đưa vào những dấu hiệu phụ khác nhau như “có tính bắt buộc chung” hay “có hiệu lực bắt buộc chung”; “theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật 1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb tư pháp , tr.290.

2 Đại học quốc gia Hà Nội (Khoa Luật), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2005, tr.309-310.

3 Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật năm 1996

Trang 5

này…”; “được Nhà nước bảo đảm thực hiện”; “để điều chỉnh quan hệ xã hội”; “theo định hướng XHCN”; “được áp dụng” hay “sử dụng nhiều lần trong đời sống”.

Dấu hiệu đầu tiên để khẳng định một văn bản quy phạm pháp luật là văn bản đó phải được ban hành bởi những cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc những cá nhân có thẩm quyền Đặc điểm này cho thấy không phải mọi cơ quan nhà nước hoặc mọi cá nhân đều có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật Văn bản được ban hành bởi một cơ quan nhà nước hoặc cá nhân không có thẩm quyền đương nhiên văn bản đó không thể là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức luật định Xuất phát từ vai trò của văn bản quy phạm pháp luật đối với hoạt động quản lí nhà nước, từ yêu cầu đảm bảo sự chặt chẽ, thống nhất cho hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật Ngoài ra, một văn bản được coi là văn bản quy phạm pháp luật còn phải được ban hành đúng hình thức do pháp luật quy định Ở đây hình thức của văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu được hiểu là tên gọi của văn bản.

Tính bắt buộc chung của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc đối với mọi chủ thể nằm trong điều kiện, hoàn cảnh mà quy phạm pháp luật quy định.Còn đối tượng thi hành văn bản quy phạm pháp luật bao giờ cũng chung chung, trừu tượng, không xác định Ví dụ: Người soạn thảo thường sử dụng những thuật ngữ trừu tượng như "người nào", "mọi người", "mọi công dân", "mọi tổ chức" hoặc ẩn đi đối tượng thi hành bằng cách sử dụng từ "cấm", "nghiêm cấm" ở đầu câu sau đó là mô tả hành vi Vì vậy, văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng lặp đi, lặp lại nhiều lần còn văn bản áp dụng pháp luật chỉ được thực hiện duy nhất một lần trên thực tế.

Với nội dung là các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí nhà nước, cho nên văn bản quy phạm pháp luật luôn luôn mang tính bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, tổ chức, hành chính, kinh tế.

1.2.Quy phạm pháp luật:

Trang 6

Quy phạm pháp luật quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, đảm bảo, thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục tiêu nhất định.

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội Các quy tắc xử sự chính là những khuôn mẫu, chuẩn mực mà mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân phải tuân theo khi tham gia các quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh Về mặt hình thức, quy phạm pháp luật được chứa đựng trong các văn bản quy phạm pháp luật Trong mối quan hệ này quy phạm pháp luật là nội dung còn văn bản quy phạm pháp luật là hình thức Đây là đặc điểm quan trọng nhất của văn bản quy phạm pháp luật.

II Ý nghĩa của văn bản quy phạm pháp luật:

*Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được

ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định.

2.1 Đối với xác lập quan hệ pháp luật:

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh trong đó cácbên tham gia quan hệ pháp luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhànước đảm bảo thực hiện.4

Có quan điểm cho rằng: “Quan hệ pháp luật là những quan hệ xã hội được quyphạm pháp luật điều chỉnh.5” Hay đến với quan điểm thứ 3, “Quan hệ pháp luậtlà quan hệ xã hội đặc biệt nảy sinh do sự tác động hữu cơ giữa quy phạm phápluật và sự kiện pháp lý.6” Quan điểm này tiếp cận từ thực tế nghĩa là nó không thể hình thành nếu không có sự kiện pháp lý, mặc dù có quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội đó Sự kiện pháp lý chính là yếu tố bộc lộ quan hệ xã hội trên thực tế và có vai trò làm cầu nối giữa hai hiện tượng quy phạm và quan hệ pháp luật

Quan hệ xã hội tồn tại và phản ánh nhu cầu điều chỉnh nội tại của mình một cách khách quan Khi quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh tức là nó được các quy phạm pháp luật xác định giới hạn, tính chất pháp lí cần thiết cho sự vận 4 Giáo trình Lý Luận Chung về Nhà Nước và Pháp Luật, Nxb Tư pháp,tr383

5 Rappots furidiques.[66,tr305],[67,tr.429],[34,tr.402]

6 Rappots furidiques.[ [18,tr.327]

Trang 7

động và phát triển Quá trình thực hiện quy phạm pháp luật làm xuất hiện quan hệ pháp luật Thông qua các quan hệ pháp luật cụ thể thì quyền và nghĩa vụ của chủ thể mới được bộc lộ ra ngoài Như vậy, quan hệ pháp luật là hình thức pháp lí đặc thù của việc thực hiện quy phạm pháp luật trên thực tế còn hình thức pháp lí của quan hệ xã hội phải là quy phạm pháp luật.

Tham gia vào cơ chế điều chỉnh pháp luật, qui phạm pháp luật được coi là cơ sở pháp lý,tiền đề pháp lý cho việc vận hành cơ chế, cũng như đình chỉ sửa đổi, hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần các hoạt động của cơ chế đó Nhờ có qui phạm pháp luật và hoạt động thi hành, áp dụng nó mà các quan hệ pháp luật cụ thể xuất hiện hay nhờ có nó mà các quan hệ xã hội được mang bản chất pháp lý nhất định Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật có mối quan hệ khăng khít, trong quá trình tồn tại chính hai yếu tố đó lại là tiền đề của nhau.Bản thân quy phạm pháp luật không tự tạo được quan hệ pháp luật,không tự mình gắn liền với quan hệ xã hội, mà cần phải có hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật Ngày nay, quy phạm pháp luật còn được coi là một điều kiện cần để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật Mặc dù quy phạm pháp luật là tiền đề cho việc hình thành,thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể nhưng không phải cứ có quy phạm pháp luật là có quan hệ pháp luật Hoặc mọi quan hệ pháp luật đều được phát sinh, thay đổi, chấm dứt dựa trên cơ sở quy phạm pháp luật.

Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định rõ ràng,chính xác,chặt chẽ các quy phạm pháp luật được thực hiện, việc diễn đạt các quy phạm pháp luật thật rõ ràng và chính xác, xác định đúng đối tượng tác động, sử dụng mọi biện pháp, phương tiện kỹ thuật, pháp lý để đảm bảo được tính khả thi của quy phạm pháp luật Lênin cũng đã phân biệt khả năng của pháp luật với khả năng của hoạt động thực tiễn, nêu bật vấn đề có tính cơ sở của quy phạm pháp luật và sự cần thiết phải kiểm tra việc thực hiện nó thông qua các quan hệ pháp luật cụ thể7 Bởi lẽ,hệ thống pháp luật được hình thành do nhu cầu điều chỉnh quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển theo một trật tự nhất định mà nhà nước mong muốn thiết lập Do vậy, văn bản quy phạm pháp luật còn phải phù hợp với trình độ phát triển của kinh tế xã hội; phải phản ánh trung thực trình đó cuộc sống xã hội Văn bản quy phạm pháp luật cũng không thể thấp hơn hay cao hơn trình độ 7 Xem Lênin Toàn tập,tập 32,tr40 Bản tiếng Nga.

Trang 8

phát triển đó nhưng phải đón đầu sự phát triển trong thời gian gần; vì vậy, các quy phạm pháp luật phải được sửa đổi, bổ sung một cách kịp thời, tạo các “khoảng cách” nhất định làm chúng mát hiệu lực một cách đương nhiên.

2.2 Đối với thực hiện pháp luật:

Để xây dựng thành công nhà nước pháp quyền không chỉ cần có một hệ thống pháp luật hoàn thiện đạt được các tiêu chí toàn diện, đồng bộ,phù hợp với trình độ kỹ thuật pháp lý cao, mà còn cần dựa vào ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật của mỗi người Để pháp luật đi vào cuộc sống thì ngoài việc ban hành pháp luật đầy đủ thì bất cứ nhà nước nào cũng phải chú ý đến khâu tổ chức thực hiện pháp luật sao cho có hiệu quả nhất Đây là khâu then chốt quyết định đến sức sống của pháp luật Do vậy, vấn đề không phải chủ là ban hành thật nhiều văn bản quy phạm pháp luật là xã hội ổn định và phát triển mà quan trọng hơn là phải thực hiện pháp luật một cách chính xác và đầy đủ, phải tính toán đến hiệu quả thực hiện pháp luật và chuyển hóa những quy phạm pháp luật thành những hành vi thực tế của các chủ thể pháp luật,chuyển hóa pháp luật từ “trạng thái tĩnh” sang “trạng thái động.”

“Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thểđược hình thành trong quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật.”8

Tất cả những xử sự được tiến hành phù hợp với các yêu cầu của quy phạm pháp luật đều được coi là sự thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật Dưới lăng kính pháp lý thì hành vi thực hiện pháp luật của các chủ thể pháp luật là hành vi hợp pháp Đó là xử sự của cá nhân, tổ chức phù hợp với các quy định pháp luật, có ích cho xã hội, nhà nước và công dân.

Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành rất phong phú về chủng loại để điều chỉnh hành vi của con người phù hợp với ý chí và lợi ích chung của nhà nước, xã hội Có loại quy phạm pháp luật quy định những hành vi được thực hiện; có loại quy định pháp luật quy định những hành vi không được thực hiện, có loại quy định pháp luật quy định những hành vi phải thực hiện Do có nhiều loại quy phạm pháp luật khác nhau, cho nên việc thực hiện pháp luật cũng được tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau.

8 Giáo trình Lý Luận Chung về Nhà nước và Pháp Luật, Nxb Tư pháp,tr.401.

Trang 9

Văn bản quy phạm pháp luật là cơ sở, tiền đề mà các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ pháp luật tự mình thực hiện một hành vi nào đó có thể như là làm việc pháp luật buộc phải làm, cấm làm hay những hành vi được cho phép Chính những văn bản quy phạm pháp luật sẽ là căn cứ để cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hay những tổ chức xã hội áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc cụ thể xảy ra trong đời sống, nhằm xác định, bảo vệ cũng như truy cứu quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý,… cho các chủ thể cụ thể, trong những trường hợp cụ thể.

Để có thực hiện pháp luật một cách toàn diện, bên cạnh tính hợp pháp, tôn trọng Hiến pháp, thì văn bản quy phạm pháp luật còn phải đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, tập thể cũng như cá nhân Bên cạnh đó, văn bản quy phạm pháp luật phải có tính cụ thể và phù hợp với từng vấn đề, với từng đối tượng thực hiện Văn bản cũng cần chỉ rõ và cụ thể về các nhiệm vụ, thời gian, chủ thể, phương tiện thực hiện văn bản Không kém phần quan trọng ,tính cần thiết phải được đặc biệt lưu ý đến Một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực và có khả năng thực hiện cao là khi nó được ban hành kịp thời, đúng lúc và hợp với nhu cầu quản lý Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật phải bao hàm cả các yếu tố chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, phải căn cứ vào mục tiêu trước mắt và lâu dài Các biện pháp được đề phải phù hợp, đồng bộ với các văn bản liên quan Và dĩ nhiên, pháp luật chỉ có phát huy vai trò của mình khi các văn bản quy phạm pháp luật được tập hợp thành một thể thống nhất, trong đó chúng được sắp xếp theo một trình tự nhất định và có sự liên kết chặc chẽ, tác động qua lại với nhau cùng điều chỉnh quan hệ xã hội

2.3.Đối với truy cứu trách nhiệm pháp lý:

Trách nhiệm pháp lý là một vấn đề phức tạp hiện còn nhiều quan tâm khác nhau về vấn đề này.Nói tới trách nhiệm pháp lý là nói tới trách nhiệm hình thành trên cơ sở pháp luật,được đảm bảo thực hiện bằng pháp luật Với các xác định đó,trách nhiệm pháp lý vừa có nghĩa tích cực ( nghĩa vụ thực hiện những yêu cầu của pháp luật để duy trì tồn tại và sự phát triển của xã hội), vừa có nghĩa tiêu cực ( phải gánh chịu những hậu quả bất lợi khi vi phạm pháp luật, thực hiện không đúng những quy phạm pháp luật).

Trang 10

Quan điểm thứ nhất: “Trách nhiệm pháp lý là một quan hệ đặc biệt giữa cơquan nhà nước ( thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể viphạm pháp luật trong đó Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chếcó tính trừng phạt được quy định ở chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thểvà chủ thể có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gâyra9.” Theo quan điểm này, trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra Cơ sở của biện pháp cưỡng chế cũng như nội dung hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu là chế tài quy phạm pháp luật Việc truy cứu trách nhiệm cần phải thông qua quan hệ pháp luật và chính quá trình này làm phát sinh các quan hệ pháp luật cụ thể.

Quan điểm thứ hai cho rằng: “Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ của một ngườiphải gánh chịu các biện pháp cưỡng chế nhà nước do người đó thực hiện hànhvi vi phạm pháp luật.10”Quan điểm này rõ ràng đã khẳng định trách nhiệm pháp lý là một loại nghĩa vụ do vi phạm pháp luật đem lại Truy cứu trách nhiệm pháp lý chính là quá trình hiện thực hóa nội dung chế tài quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm pháp luật Điều này lý giải bởi quy phạm pháp luật chính là cơ sở pháp lý cho toàn bộ hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý Chế tài là bộ phận quan trọng trong quy phạm pháp luật thể hiện thái độ, sự phản ứng của nhà nước đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa nói chung và pháp luật nước ta nói riêng, mối liên hệ giữa vi phạm nhà nước và trách nhiệm pháp lý là thống nhất hữu cơ Đây được coi như là một quy tắc nền tảng đối với quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý, cá biệt hóa chế tài quy phạm pháp luật Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là các quy phạm pháp luật Thông qua văn bản quy phạm pháp luật, nhà nước xác định một cách cụ thể, điều kiện, thẩm quyền, thủ tục truy cứu trách nhiệm pháp lý và các bảo đảm của từng loại chế độ trách nhiệm pháp lý trên thực tế.Mặc dù vậy, văn bản quy phạm pháp luật cũng không thể quy định được hết thảy một cách đầy đủ, chi tiết cá vấn đề thực tiễn trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý Chính vì lẽ đó, mà trong nhiều trường hợp, các quy 9 Trường ĐH LUẬT HN, Giáo trình Lý luận Chung Về Nhà Nước và Pháp Luật.NXB TƯ PHÁP

10 TS.Hoàng Thị Kim Quế: Một số suy nghĩ về trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức.Tạp chí Nhà Nước và Pháp Luật, số 3/2000.

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:34

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan