Theo đó nội thủy của Việt Nam bao gồm : biển nội địa , các cửa sông , vũng , vịnh , cảng biển và các vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở , trong đó, vùng nước lịch sử cũng thu
Trang 1Mục lục
Trang 2Danh lục các bảng
Trang 3Danh mục hình ảnh
Trang 4Lời mở đầu
Trang 5CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA QUẢN LÝ KHAI
THÁC TÀU THỦY NỘI ĐỊA
1 Tổng hợp các khái niệm cơ bản
Vùng nước nội thủy ( Internal waters)
Theo điều 8 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 ( UNCLOS 1982), nội thủy là vùng nước nằm ở phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải , tại đó quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn , tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất
Trang 6liền Vùng nội thủy bao gồm : các vùng nước cảng biển , các vũng tàu , cửa sông , các vịnh , các vùng nước nằm giữa lãnh thổ đất liền và đường
cơ sở để tính chiều rộng lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Trên cơ sở Công ước, quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thông qua luật biển ngày 21-6-2012 ( có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2013), tại chương II, Điều 9 quy định : “ Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển , ở phía trong đường cơ sở vaflaf lãnh thổ của Việt Nam “ Theo đó nội thủy của Việt Nam bao gồm : biển nội địa , các cửa sông , vũng , vịnh , cảng biển và các vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở , trong đó, vùng nước lịch sử cũng thuộc chế độ nội thủy
Vận tải thủy : Vận tải thủy nội địa cũng như các ngành vận tải khác, đó
là sự dịch chuyển hàng hóa hành khách bằng phương tiện vận tải thủy giữa hai địa điểm trong cùng một quốc gia mà không kể tới con tàu đó có đăng kí tại quốc gia đó hay không Tàu nước ngoài nhận, trả hàng tại cùng một quốc gia cũng được xem như vận tải thủy nội địa
Phương tiện vận tải thủy ( sau đây gọi là phương tiện ) là tàu , thuyền
và các cấu trúc nổi khác , có động cơ hoạc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thủy nội địa
2 Hệ thống lý luận về vận tải thủy nội địa
2.1.Đặc điểm của vận tải thủy
Vận tải nói chung và vận tải thủy nói riêng, là một ngành cung cấp dịch vụ chuyển hàng hóa/ hành khách từ địa điểm này đến địa điểm khác bằng phương tiện vận tải thủy nhằm thỏa mãn nhu cầu con người Tùy thuộc vào mục đích của hoạt động vận tải mà vận tải thủy có thể gồm vận tải thương mại, nghĩa là ngành kinh doanh dịch vụ vận tải nhằm mục tiêu thu lợi nhuận và vận tải công cộng, nghĩa là vận tải phi lợi nhuận
Sản phẩm của vận tải thủy là kết quả của quá trình hoạt động trong điều kiện cụ thể và thể hiện bằng lượng hàng hóa (∑Q) hoặc hành khách (∑P) dịch chuyển được trên một quãng đường nhất định thể hiện bằng lượng hàng hóa ( ∑QL) hoặc hành khách ( ∑PL) luân chuyển được trên quãng đường đó
Vận tải thủy nội địa ra đời sớm nhất so với các nghành vận tải khác như: Vận tải đường biển, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ, vận tải đường hàng không, vận tải bằng đường ống Riêng ở nước ta từ khi cách mạng tháng 8 thành công, vận tải sông đã chiếm 1/3 khối lượng hàng hóa vận chuyển của toàn ngành giao thông, trong đó có 124 con sông trên tổng số 2.360 con sông được khảo sát để
Trang 7vận chuyển và 6000km đường sông được sử dụng, một số tuyến đường được cải tạo Chính vì vậy vận tải thủy nội địa có những đặc điểm riêng, đó là:
Đặc điểm lớn nhất của hoạt động vận tải là mang tính phục vụ Đặc điểm này chỉ rõ vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân
Mang tính thông nhất giữa sản xuất và tiêu thụ Tiêu thụ và sản xuất gắn chặt với nhau một cách đồng thời Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ được xét trên 3 mặt: Thời gian, không gian và quy mô
Trong hoạt động vận tải không có sản xuất dự trữ Đây là do tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ Do đó, trong sản xuất vận tải phải có dự trữ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của vận tải
Trong vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ
Là hoạt động sản xuất phức tạp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành
a Sản phẩm vận tải có tính vô hình
Sản phẩm của vận tải có tính vô hình nghĩa là không thể nhìn thấy, cân đo đong đếm như đối với hàng hóa hữu hình Sản phẩm vận tải không thể ước định được bởi bất kỳ một công cụ vật lý thông thường nào, và không thể khảo sát một cách trực tiếp theo hợp đồng thuê tàu được
b Tính không lưu trữ
Sản phẩm vận tải khác với hàng hữu hình ở chỗ chúng không thể lưu trữ được, không có hàng tồn cũng như hàng dở dang trong quá trình vận chuyển Nói cách khác, hoạt động vận tải luôn gắn liền với hoạt động lưu thông
c Tính không sở hữu
Đối với dịch vụ vận tải, mặc dù người mua (người thuê vận chuyển) đã trả tiền cho dịch vụ vận chuyển lô hàng từ nơi địa điểm này đến địa điểm khác, nhưng người thuê không được sở hữu dịch vụ vận tải cũng như tư liệu sản xuất
ra dịch vụ đó
d Sản xuất đi đôi tiêu thụ
Sản xuất và tiêu thụ hàng hữu hình là hai hoạt động rời rạc Kết thúc quá trình sản xuất hàng hóa thường được lưu trữ sau đó được chuyển qua quá trình vận chuyển để đưa vào lưu thông
Đối với quá trình sản xuất vận tải, sản xuất vận tải luôn gắn liền với tiêu thụ, sản xuất đâu tiêu thụ đến đó, kết thúc hoạt động vận tải thì không còn sản phẩm nữa ngay cả khi chuyến đi bị hủy trên dọc đường, con tàu không thể đến
Trang 8bến cảng cuối cùng theo thỏa thuận.
Như vậy, quá trình sản xuất và tiêu thụ không thể tách rời và chia cắt như các loại hàng hóa hữu hình thông thường được
e Tính thay đổi
Khác với các sản phẩm hàng hóa hữu hình vì chúng được sản xuất hàng loạt và theo một khuôn mẫu và tiêu chuẩn nhất định, sản phẩm của dịch vụ vận tải bao giờ cũng là đơn nhất, nghĩa là có cả tồn tại một lần, và không bao giờ lặp lại một cách chính xác như các sản phẩm khác
f Tính thích ứng
Do đặc điểm của sản phẩm vận tải là không có sản phẩm dở dang hay bán thành phẩm như các loại hàng hữu hình nên dịch vụ vận tải luôn thích ứng với các yêu cầu thay đổi của người thuê
Vận tải thuỷ phụ thuộc vào không những các điều kiện tự nhiên như hệ thống luồng lạch, sông, ngòi, kênh, rạch, mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố con người, tình trạng kỹ thuật và chất lượng phương tiện vận tải Chính vì điều này mà sản phẩm vận tải có tính đặc biệt, khác hắn so với các sản phẩm hàng hoá thông thường khác
2.2.Ưu điểm vận tải thủy
- Vì ngành vận tải thủy nội địa ra đời sớm, nên nó phát huy được những ưu điểm và sử dụng dòng nước của các con sông tự nhiên
- Hệ thống sông nước ta có khả năng thông qua lớn, cho phép nhiều tàu thuyền qua lại cùng một lúc Tàu, thuyền có khả năng qua lại cả ngày lẫn đêm Vận tải thủy nội địa vận chuyển được nhiều loại hàng: hàng nặng, hàng cồng kềnh mà một số ngành vận tải không thể đảm nhận được, do đó đối tượng phục vụ rộng rãi
- Vốn đầu tư cho ngành vận tải thủy ít hơn so với một số ngành vận tải khác Chủ yếu đầu tư vào việc mua sắm phương tiện, còn một phần đầu vào việc xậy dựng bến bãi, phao tiêu, báo hiệu, xây dựng kè tốn kém ít hơn so với ngành khác
- Chi phí nhiêm liệu tính bình quân cho 1TKm cũng thấp, nó chỉ bằng 1/16 so với ngành vận tải đường sắt, 1/6 so với ngành vận tải ô tô và bằng 1/20 so với ngành vận tải hàng không Nó chỉ cao hơn ngành vận tải đường ống
Trang 9- Chi phí kim loại để đóng 1 tấn phương tiện là thấp nhất.
- Năng suất lao động của ngành vận tải thủy nội địa cao hơn nhiều so với một số ngành khác So sánh về năng suất lao động ta thấy: năng suất lao động của ngành vận tải thủy nội địa > vận tải sắt > vận tải ô tô > vận tải hàng không và chỉ thấp hơn ngành vận tải biển
- Ở nước ta nếu được đầu tư thích hợp vào các việc nắn các khúc sông cong, chỉnh trị dòng chảy bằng cách đặt các kè; trang thiết bị xếp dỡ hiện đại, nhất là các thiết bị và bến xếp dỡ hàng container thì nền kinh tế sẽ phát triển tốt
- Từ những ưu điểm trên, ta thấy giá thành vận tải đường thủy nội địa là thấp hơn so với một số ngành vận tải khác
2.3.Nhược điểm
- Tốc độ trung bình của ngành vận tải thủy nội địa thấp nhất và được thống kê qua bảng sau:
Vận tải sắt Vận tải ô tô Vận tải thủy nội địa
25 - 50 Km/h 30 - 60Km/h
- Tàu đẩy: 8 - 9 Km/h
- Tàu khách: 15 - 18 Km/h
- Tàu kéo: 5 - 8Km/h
- Tàu tự hành 10 - 12 Km/h
Qua bảng trên ta thấy: Tốc độ trung bình của ngành vận tải thủy nội địa < vận tải sắt < vận tải ô tô
- Do các con sông là thiên nhiên, nên nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, thủy văn, thủy triều do vậy không tận dụng được khả năng sử dụng phương tiện
- Tính linh hoạt cơ động kém, đòi hỏi phải có ngành vận tải khác đảm nhận
để nối liền các khu vực kinh tế với nhau
2.4 Phân loại vận tải thủy
Vận tải thủy có thể được phân loại trên cơ sở một số tiêu chí cơ bản sau:
Trang 10a Theo đối tượng vận chuyển
Theo cách phân loại này, đối tượng vận chuyển gồm có:
- Vận tải hành khách tuyến cố định là cách thức vận tải có cảng, bến nơi đi, cảng, bến, nơi đến và theo một vận hàng ổn định
- Vận tải hành khách theo hợp đồng chuyến là vận tải theo yêu cầu của hành khách trên cơ sở hợp đồng vận chuyển khác Hình thức này thường thấy trong các hợp đồng du lịch, thăm quan hoặc vì một mục đích nào đó Sau khi thực hiện thì hợp đồng cũng chấm dứt hiệu lực
- Vận tải hành khách ngang sông là vận tải từ này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà, đò
b Theo hình thức tổ chức
- Tàu tự hành nghĩa là tàu có động cơ và tự vận hành từ cảng nhận hàng tới cảng trả hàng
- Đoàn tàu lai là hình thức vận chuyển mà đoàn sà lan được lai dắt bằng đầu kéo riêng Hình thức lai ghép này có hai loại, kéo và đẩy sà lan
c Theo khu vực hoạt động
- Vận tải sông là hình thức vận chuyển hàng hóa hoặc hành khách trên các sông tự nhiên hoặc sông nhân tạo
- Vận tải trên hồ, bao gồm hồ tự nhiên và hồ nhân tạo (các công trình thủy điện)
- Vận tải biển phà sông Theo hình thức này, các phương tiện vận tải được thiết kế, chế tạo vừa có thể chạy được vào các cửa sông, vừa có thể chạy được ven biển theo các quy định an toàn của vận tải biển
Các phương tiện đi lại trên các vùng nước đều theo tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp nhóm tàu theo quy định như sau:
Bảng 1.1 Chiều cao sóng tính toán tương ứng theo cấp tàu
d Theo hình thức phối hợp
Trang 11- Vận tải sông kết hợp với tàu biển, theo đó tàu biển có trọng tải lớn chở hàng trên các tuyến viễn dương Vận tải đường sông đưa hàng từ tàu biển tới các cảng sâu trong nội địa
- Vận tải sông kết hợp với vận tải bộ theo đó vận tải đường bộ có nhiệm vụ gom hàng cho đoàn sà lan nhằm tăng năng lực và hiệu quả vận chuyển của đoàn
sà lan
- Vận tải sông kết hợp với vận tải sắt
2.5 Hệ thống cảng, bến thủy nội địa
Cảng thủy nội địa bao gồm khu đất và khu nước mà tại đó có hệ thống công trình được xây dựng để phục vụ các phương tiện vận tải, phương tiện vận tải thuỷ neo đậu, thực hiện các hoạt động xếp dỡ, bảo quản hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ trợ khác
Bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bên để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác Bến thủy nội địa gồm bền hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bên chuyên dùng (Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2014)
Cảng thủy nội địa là mặt xích quan trọng trong chuỗi vận tải thủy có nhiệm vụ chủ yếu sau:
+ Nơi thu hút hàng hóa, hành khách cho vận tải thủy nội địa
+ Là nơi để phương tiện vận tải thủy, kể cả tầu biển ra vào, neo đậu để tiến hành các hoạt động xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy
+ Là nơi cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cho việc thành lập, phân tán đoàn phương tiện vận tải thủy theo yêu cầu của hoạt động vận tải thủy
Các yêu cầu cơ bản đối với cảng, bến thủy nội địa bao gồm:
o Có kết nối với hệ thống giao thông quốc gia (đường sắt, đường bộ)
để đưa hàng đến và đi khỏi cảng một cách thuận tiện
o Hệ thống luồng lạch và các thiết bị đảm bảo cho tầu ra vào một cách an toàn
o Trang thiết bị xếp dỡ phù hợp, bảo đảm năng suất xếp dỡ hợp lý
Trang 12o Hệ thống kho, bãi phù hợp và đủ lớn để bảo quản hàng hóa.
2.6 Phương tiện vận tải thủy
Phương tiện thuỷ nội địa (sau đây gọi là phương tiện) là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác, có động cơ hoặc không có động cơ, chuyên hoạt động trên đường thuỷ nội địa
Phương tiện thô sơ là phương tiện không có động cơ chỉ di chuyển bằng sức người hoặc sức gió, sức nước như bè, mảng, thuyền buồm, v.v
3 Nguyên lý thành lập đội hình vận tải thủy
3.1 Nguyên tắc chung
Khi ghép đoàn, yêu cầu chung là đoàn tàu phải được ghép một cách an toàn cho cả con người, hàng hóa và phương tiện Do vậy, các sà lan cùng chở một loại hàng thì được ưu tiên ghép với nhau Hàng nguy hiểm phải được vận chuyển riêng, nếu sà lan được ghép với đoàn thì sà lan chở hàng nguy hiểm phải để ở vị trí sau cùng phòng khi có sự cố thì sà lan đó phải được tách ra khỏi đoàn một cách nhanh chóng để xử lí, hạn chế tác động của
nó đối với hàng hóa khác
Yêu cầu khi ghép đoàn tàu phải đảm bảo sao cho sức cản của nước là nhỏ nhất khi ngược dòng, lợi dụng tối đa lực đẩy của nước khi xuôi dòng, đoàn tàu dễ điều khiển nhất, dê dàng thao tác ghép và tách đoàn khi tàu đến và rời cảng
Các yêu cầu cụ thể khi ghép đoàn tàu như sau:
+ Mớn nước thực chở của đoàn phải nhỏ hơn chiều sâu của luồng tại nơi nông nhất
H l > T h + 10%T h
H l: Độ sâu của luồng tại nơi nông nhất trên tuyến vận chuyển
T h : Mớn nước đầy tải của đoàn và 10% T hđộ an toàn dưới cho phép Trường hợp đoàn có nhiều sà lan với trọng tải khác nhau thì sà lan có mớn nước đầy tải cao nhất làm căn cứ để thành lập đoàn
Đối với đoàn tàu chạy tại cửa sông hoặc một phần ven biển thì chiều cao mạn khô của sà lan phải đảm bảo an toàn, phù hợp với vùng hoạt động của
sà lan theo quy định
+ Chiều dài đoàn sà lan phụ thuộc và sức kéo/ đâỉ của đầu máy và bán kính cong của các đoạn sông trên tuyến vận chuyển Mối quan hệ giữa chiều dài của đoàn và bán kính cong của các đoạn sông bị giới hạn theo cách tính sau:
Trang 13Đối với tàu kéo khi đi ngược dòng L đ ≤ 2Rc khi đi xuôi dòng L đ ≤ Rc Đối với đoàn tàu đẩy 2/3 R c ≥ L đ ≥ 1/3 Rc
Trong đó: L đ là chiều dài toàn bộ đoàn, Rc là bán kính cong đoạn sông
+ Chiều rộng đoàn tàu phụ thuộc và đoạn sông đi một hoặc hai chiều Đối với các đoạn sông hẹp thường người ta chỉ cho phép đoàn tầu đi từng
chiều, khi đó chiều rộng của đoàn B đ ≤ 2/3 B l Đối với đoạn sông có thể
đi lại hai chiều, khi đó bề rộng của đoàn B đ ≤ 1/3 B l
Trong đó : B đ , B l là bề rộng của đoàn tàu và chiều rộng của luồng lạch Khi ghép đoàn, yêu cầu chung là đoàn tàu phải được ghép một cách an toàn cho cả con người, hàng hóa và phương tiện Do vậy, các sà lan cùng chở một loại hàng thì được ưu tiên ghép với nhau Hàng nguy hiểm phải được vận chuyển riêng, nếu sà lan được ghép với đoàn thì sà lan chở hàng nguy hiểm phải
để ở vị trí sau cùng phòng khi có sự cố thì sà lan đó phải được tách ra khỏi đoàn một cách nhanh chóng để xử lí, hạn chế tác động của nó đối với hàng hóa khác Yêu cầu khi ghép đoàn tàu phải đảm bảo sao cho sức cản của nước là nhỏ nhất khi ngược dòng, lợi dụng tối đa lực đẩy của nước khi xuôi dòng, đoàn tàu
dễ điều khiển nhất, dê dàng thao tác ghép và tách đoàn khi tàu đến và rời cảng Các yêu cầu cụ thể khi ghép đoàn tàu như sau:
+ Mớn nước thực chở của đoàn phải nhỏ hơn chiều sâu của luồng tại nơi nông nhất
H l > T h + 10%T h
H l: Độ sâu của luồng tại nơi nông nhất trên tuyến vận chuyển
T h : Mớn nước đầy tải của đoàn và 10% T hđộ an toàn dưới cho phép Trường hợp đoàn có nhiều sà lan với trọng tải khác nhau thì sà lan có mớn nước đầy tải cao nhất làm căn cứ để thành lập đoàn
Đối với đoàn tàu chạy tại cửa sông hoặc một phần ven biển thì chiều cao mạn khô của sà lan phải đảm bảo an toàn, phù hợp với vùng hoạt động của sà lan theo quy định
+ Chiều dài đoàn sà lan phụ thuộc và sức kéo/ đâỉ của đầu máy và bán kính cong của các đoạn sông trên tuyến vận chuyển Mối quan hệ giữa chiều dài của đoàn và bán kính cong của các đoạn sông bị giới hạn theo cách tính sau:
Đối với tàu kéo khi đi ngược dòng L đ ≤ 2Rc khi đi xuôi dòng L đ ≤ Rc
Đối với đoàn tàu đẩy 2/3 R c ≥ L đ ≥ 1/3 Rc