1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

dòng nhập cư từ nông thôn đến thành thị những cơ hội vàthách thức đối với các đô thị thực tiễn ở việt nam

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dòng Nhập Cư Từ Nông Thôn Đến Thành Thị, Những Cơ Hội Và Thách Thức Đối Với Các Đô Thị. Thực Tiễn Ở Việt Nam
Tác giả Nguyễn Phan Bình An, Đặng Đoàn Trọng Nghĩa, Hồ Thanh Loan, Nguyễn Chí Anh, Nguyễn Thị Trang
Người hướng dẫn Huỳnh Viết Thiên Ân
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Dân Số Và Phát Triển
Thể loại Bài Báo Cáo Nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,64 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG *** ---Môn: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN Bài báo cáo nhóm 5: Dòng nhập cư từ nông thôn đến thành thị, những cơ hội và thách thức đối với các đô thị.. Vớ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

***

-Môn: DÂN SỐ VÀ PHÁT TRIỂN

Bài báo cáo nhóm 5:

Dòng nhập cư từ nông thôn đến thành thị, những cơ hội và thách thức đối với các đô thị Thực tiễn ở Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn : Huỳnh Viết Thiên Ân

Thành viên thực hiện : Nguyễn Phan Bình An

Đặng Đoàn Trọng Nghĩa

Hồ Thanh LoanNguyễn Chí AnhNguyễn Thị Trang

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 04 năm 2024

0

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BIỂU ĐỒ 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

1 Tính cấp thiết của đề tài : 4

2 Đối tượng nghiên cứu : 4

3 Phạm vi nghiên cứu : 4

4 Phương pháp nghiên cứu : 4

Phần 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 Dòng nhập cư : 5

1.1.1 Khái niệm dòng nhập cư : 5

1.1.2 Phân loại dòng nhập cư : 5

1.1.3 Đặc điểm dòng nhập cư : 6

Phần 2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DÒNG NHẬP CƯ ĐẾN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM : 7

2.1 Khái quát thực trạng nhập cư từ nông thôn đến thành thị 7

2.1.1 Thực trạng nhập cư ở Việt Nam gần đây 7

2.1.2 Tỉ lệ nhập cư kinh tế - xã hội 7

2.1.3 Tỉ lệ nhập cư theo độ tuổi 9

2.1.4 Tỉ lệ nhập cư lao động theo trình độ chuyên môn 10

2.2 Thực trạng những chính sách cho vấn đề nhập cư những năm gần đây 11

2.2.1 Định hướng lại chính sách đô thị hóa 11

2.2.2 Chính sách an sinh đối với lao động nhập cư 13

2.3 Nguyên nhân nhập cư từ nông thôn đến thành thị 13

1

Trang 3

2.3.1 Nguyên nhân kinh tế: 13

2.3.2 Nguyên nhân phi kinh tế: 14

2.3.3 Cơ chế quản lý của nhà nước: 14

2.3.4 điều tiết thị trường lao động: 14

2.4 Cơ hội của dòng nhập cư đến với đô thị ở Việt Nam 15

2.5 Thách thức của dòng nhập cư đến các đôi thị lớn ở Việt Nam 16

Phần 3 BIỆN PHÁP DÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NHẬP CƯ TỚI ĐÔ THỊ: 16

3.1 Một số khuyến nghị hoàn thiện chính sách đối với vấn đề nông thôn nhập cư lên thành phố 16

3.2 Nhóm giải pháp dành cho đô thị và doanh nghiệp 17

3.3 Giải pháp dành cho bản thân người nhập cư 18

KẾT LUẬN 18

NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 20

2

Trang 4

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1: Tỷ suất di cư phân theo vùng kinh tế - xã hội, 2014 7 Biểu đồ 2 : Tháp dân số của người di cư theo độ tuổi 8 Biểu đồ 3:Tỷ lệ trẻ di cư và không di cư từ 11-18 tuổi đang đi học, 2009- 2019 8 Biểu đồ 4: Tỷ lệ dân số từ 15-54 tuổi chia theo loại hình di cư và trình

độ chuyên môn kỹ 10 Biểu đồ 5 :Dự báo dân số TP.HCM vào năm 2025 và 2045 12

3

Too long to read on your phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài :

Theo Tổng Cuộc điều tra Dân số, một số chủ đề quan trọng như sinh, chết, di

cư và đô thị hóa, cấu trúc tuổi-giới tính của dân số, tình hình giáo dục vẫn luônđược khai thác, phân tích sâu nhằm cung cấp những thông tin quan trọng về thựctrạng và những khuyến nghị về chính sách phù hợp về những chủ đề đó Với chủ đề

“Dòng nhập cư, những cơ hội và thách thức đối với các đô thị, thực trạng ở ViệtNam” đã được xây dựng, sử dụng số liệu điều tra mẫu của cuộc Tổng điều tra dân

số, nhằm cung cấp thông tin cập nhật tới độc giả về chủ đề này ở Việt Nam.Kết quả phân tích hiện tượng dòng nhập cư vào đô thị cho thấy tính quy luậtkhách quan, gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người với những thay đổicủa tự nhiên Đặc biệt, quá trình đô thị ở các đô thị lớn diễn ra với tốc độ nhanh,điều này thu hút một lượng lớn lao động từ những vùng nông thôn nhập cư vào.Hiện tượng này đóng góp vào sự phát triển của đô thị nhưng đồng thời cũng gây rakhông ít vấn đề kinh tế xã hội cho các đô thị Chính vì vậy, chuyên khảo đã đưa ranhững gợi ý cho các chính sách phát triển của Việt Nam là cần chú trọng hơn đếnvấn đề nhập cư vào đô thị hiện nay nhằm đảm bảo nhập cư vào đô thị sẽ đóng góptốt nhất cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam

2 Đối tượng nghiên cứu :

Dòng nhập cư vào các đô thị ở Việt Nam

3 Phạm vi nghiên cứu :

Các khu đô thị ở Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu :

-Phương pháp biện chứng

-Phương pháp thống kê

4

Trang 6

Phần 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Dòng nhập cư :

1.1.1 Khái niệm dòng nhập cư :

Nhập cư là hành động di chuyên chỗ ở đến một địa phương khác của mộtngười hoặc một nhóm người để sinh sống lâu dài hoặc tạm thời Người nhập cư làngười từ một địa phương, một nước hay vùng lãnh thổ này di chuyển đến một địaphương, một nước hay vùng lãnh thổ khác để sinh sống, làm việc

1.1.2 Phân loại dòng nhập cư :

Theo độ dài thời gian cư trú:

Người nhập cư lâu dài: Là những người chuyển đến sinh sống vĩnh viễn hoặclâu dài tại nơi mới (thường trên 12 tháng) Những người này thường không quay trở

về sống tại nơi gốc, họ chỉ quay về để thăm viếng những không có ý định quay vềtrở lại sống tại nơi gốc

Người nhập cư tạm thời: Là những người chuyển đến sinh sống và làm việctại nơi mới trong thời gian ngắn và có khả năng quay trở về

Người nhập cư mùa vụ: Là một hình thức đặc biệt của người nhập cứ tạmthời, loại hình này bao gồm những người lao động nhập cư vào nơi mới để làm việcthời vụ hoặc tìm việc làm vào những lúc nông nhàn, kể cả những người đi công tác,khám chữa bệnh, dụ lịch, học tập, họ không có ý định ở lại lâu dài tại địa bàn nhậpcư

Theo tính chất tổ chức, quản lý người nhập cư:

Người nhập cứ có tổ chức: Là những người nhập cư được luật pháp của nướcgốc và nước nhập cư cho phép, được chính quyền địa phương nơi nhập cư đónnhận Theo đó, người nhập cư được nhận sự giúp đỡ từ Nhà nước và địa phươngnhập cư

Người nhập cư tự do: Là những người nhập cư đến nơi mới do bản thân hoặcgia đình họ quyết định, không nằm trong chương trình di cứ của Nhà nước, khôngđược hưởng sự hỗ trợ của Nhà nước

5

Trang 7

Theo địa bàn nhập cư

Người nhập cư trong nước: Là những người di chuyển đến địa phương khácsinh sống, làm việc, học tập trong cùng lãnh thổ quốc gia

Người nhập cư quốc tế: Là những người từ quốc gia này nhập cư vào quốcgia khác để sinh sống, làm việc, học tập hoặc vì mục đích khác

1.1.3 Đặc điểm dòng nhập cư :

Đặc điểm về nhân khẩu học :

Đặc điểm nhân khẩu học phản ánh những đặc trưng về mặt dân số của ngườinhập cư như độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn nhân

Chúng là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của người nhập

cư như di chuyển hay không, di chuyển đến đâu…

Đặc điểm về văn hóa, xã hội :

Phần lớn người nhập cư đều có quê quán từ nông thôn, có những tính cáchnhư chịu khó; tiết kiệm; tính cộng đồng, làng xã; thường lựa chọn không gian sốngyên tĩnh, không thích sự ồn ào… những phẩm chất này rất cần thiết cho quá trìnhphát triển nhưng cũng là những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng laođộng như thiếu kỹ năng làm việc tổ chức, tác phong công 8 nghiệp, tự do, thiếu kỷluật… ảnh hưởng đến việc xây dựng lối sống văn hóa văn minh đô thị

Đặc điểm về học vấn, chuyên môn :

Trình độ học vấn, chuyên môn tùy thuộc vào nơi xuất cư, nhu cầu lao độngnơi nhập cư và vào khoảng cách di chuyển Trong đó, lực lượng dân nhập cư cótrình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao thường nhập cư nhiều hơn

Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu cho thấy, ngày nay, những người nhập

cư thường là những người có trình độ học vấn thấp và có sự khác nhau giữa nam vànữ

Đặc điểm về việc làm, thu nhập, điều kiện sống :

6

Trang 8

Những người nhập cư tạm thời và mùa vụ thường là những người không cóviệc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định Phần lớn họ có trình độ học vấnthấp, trình độ tay nghề thấp do đó khi nhập cư ra thành phố thì họ làm rất nhiềunghề hoặc việc làm nặng nhọc, độc hại, với trình độ lao động phổ thông và giảnđơn Điều kiện sống khó khăn, nhất là vấn đề nhà ở, y tế, giáo dục…

Phần 2 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA DÒNG NHẬP CƯ ĐẾN ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM :

2.1 Khái quát thực trạng nhập cư từ nông thôn đến thành thị 2.1.1 Thực trạng nhập cư ở Việt Nam gần đây.

Thực trạng nhập cư từ nông thôn tới thành thị của Việt Nam từ năm 2012đến năm 2022 là một vấn đề đang được quan tâm bởi nhiều người Theo báo cáocủa Tổng cục Thống kê Việt Nam, từ năm 2012 đến năm 2020, tỉ lệ dân số sống ởthành thị tăng từ 31,6% lên 38,3%, đến năm 2022, tỉ lệ dân số sống ở thành thị sẽtăng lên 40% Điều này đặt ra nhiều thách thức cho các thành phố về việc cung cấp

đủ các dịch vụ cơ bản như nước sạch, điện, giao thông, giáo dục và y tế cho dân cưđông đúc

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc nhập cư từ nông thôn tớithành thị là do sự chênh lệch về thu nhập giữa hai vùng Nông thôn thường có thunhập thấp hơn và ít cơ hội việc làm hơn so với thành thị Do đó, nhiều người từnông thôn đã nhập cư đến thành thị để tìm kiếm việc làm và cải thiện cuộc sống.Thực trạng nhập cư từ nông nông thôn tới thành thị của Việt Nam từ năm

2012 tới năm 2022 đang là một vấn đề rất được quan tâm Để giảm thiểu tình trạngquá tải ở thành thị, cần đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, tăngcường đầu tư hạ tầng và phát triển các khu đô thị mới Ngoài ra, cần tăng cườnggiáo dục và đào tạo, cùng với các chính sách hỗ trợ để giúp người dân có thể đápứng được nhu cầu cuộc sống

2.1.2 Tỉ lệ nhập cư kinh tế - xã hội.

Nhập cư từ nông thôn ra thành thị ở nước ta ngày càng có xu hướng gia tăng

và có tính phổ biến rộng khắp trên các vùng nông thôn trong cả nước: Theo kết quả

7

Trang 9

của các cuộc Tổng điều tra dân số năm 2019 là 6,5 triệu người (chiếm khoảng7,57% dân số cả nước), rõ ràng người nhập cư đã tăng mạnh hơn nhiều so với tăngdân số Việc nhập cư lao động nông thôn tập trung nhiều đến các thành phố lớn, khukinh tế trọng điểm như: TP HCM chiếm 31% dân số của địa phương, ở Hà Nội dân

số nhập cư chiếm tới 10% dân số; và Đà Nẵng con số này là khoảng 6,4%

Biểu đồ 1: Tỷ suất di cư phân theo vùng kinh tế - xã hội, 2014

Ba vùng có tỷ suất di cư thuần âm (xuất cư cao hơn nhập cư) là Trung du vàmiền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông CửuLong Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ suất di cư thuần âm lớnnhất, điểm đến của những người di cư này là vùng lân cận và có kinh tế phát triểnhơn Riêng hai vùng là Đồng bằng sông Hồng và Tây Nguyên tỷ suất di cư thuầndương nhưng không cao mặc dù là hai vùng này đều có khả năng thu hút lao động

di cư từ các vùng khác Tây Nguyên là vùng có nguồn tài nguyên thiên nhiên phongphú và phát triển mạnh các đồn điền cao su, cà phê… còn Đồng bằng sông Hồng làvùng kinh tế khá phát triển, tập trung nhiều tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểmnhất cả nước (8/12 tỉnh), tuy nhiên do sức hút kinh tế của vùng Đông Nam Bộ nên

đã thu hút một lượng lớn người xuất cư từ hai vùng trên So với Tổng điều tra năm

2009 thì xu hướng di cư 5 năm trong ĐT DSGK 2014 không có sự thay đổi nhiều

Ba vùng có tỷ suất di cư thuần âm (xuất cư cao hơn nhập cư) là Trung du và miềnnúi phía Bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung và Đồng bằng sông Cửu

8

Trang 10

Long Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có tỷ suất di cư âm lớn nhất,điểm đến chủ yếu của những người di cư ở vùng này là Đông Nam Bộ.

2.1.3 Tỉ lệ nhập cư theo độ tuổi.

Biểu đồ 2 : Tháp dân số của người di cư theo độ tuổi

Có 61,8% người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ (20-39 tuổi) Tỷ lệ này gần gấpđôi tỉ lệ người không di cư cùng nhóm tuổi (33,2%) Tuổi trung vị của người di cư

là 28 tuổi, tức một nửa dân số di cư có độ tuổi dưới 28 trong khi tuổi trung vị củangười không di cư là 31 tuổi So với năm 2009, tuổi trung vị của cả người di cư vàkhông di cư đã tăng lên

Biểu đồ 3:Tỷ lệ trẻ di cư và không di cư từ 11-18 tuổi đang đi học, 2019

2009-Tỷ lệ trẻ di cư từ 11-18 tuổi đang đi học năm 2019 cao hơn so với năm 2009

ở tất cả các loại hình di cư cho thấy có những tiến bộ trong việc tiếp cận giáo dục

9

Trang 11

của nhóm trẻ này Tỷ lệ trẻ từ 11-18 tuổi đang đi học của nhóm di cư (ở tất cả cácloại hình di cư) năm 2019 đều thấp hơn so với nhóm không di cư Trong khi có tới83,9% trẻ không di cư từ 11-18 tuổi hiện đang đi học, chỉ có 55,7% người di cưgiữa các tỉnh trong nhóm tuổi này đang đi học.

Nhập cư lao động từ nông thôn ra thành thị ở nước ta ngày càng có xu hướngtrẻ hóa Theo kết quả điều tra gần đây cho thấy lao động nhập cư từ nông thôn rathành thị phần lớn thuộc nhóm dân cư trẻ tuổi (18-30 tuổi) và chưa kết hôn

2.1.4 Tỉ lệ nhập cư lao động theo trình độ chuyên môn.

Trình độ học vấn, chuyên môn tùy thuộc vào nơi xuất cư, nhu cầu lao độngnơi nhập cư và vào khoảng cách di chuyển Trong đó, lực lượng dân nhập cư cótrình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao thường nhập cư nhiều hơn

Tuy nhiên, vẫn có những nghiên cứu cho thấy, ngày nay, những người nhập

cư thường là những người có trình độ học vấn thấp và có sự khác nhau giữa nam và

nữ, do nhiều nguyên nhân, người lao động nhập cư có trình độ cao chiếm tỷ lệkhông nhiều

Lao động nhập cư ở Việt Nam phần lớn tham gia thị trường lao động khôngđòi hỏi cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật Lao động nhập cư từ 15 tuổi trở lênkhông có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 78,8%, trình độ sơ cấp chiếm 4,3%,trung cấp chiếm 3,9%, cao đẳng chỉ có 3,3% và đại học chiếm 9,2% Mặt khác, tỷ lệthất nghiệp của lao động nhập cư của Việt Nam lại cao hơn lao động không nhập cư(2,53% so với 2,01%) Trong tổng số lao động nhập cư đang thất nghiệp, hơn haiphần ba (69,7%) là những người nhập cư tới thành thị, chỉ có một phần ba là laođộng nhập cư tới nông thôn

10

Trang 12

Biểu đồ 4: Tỷ lệ dân số từ 15-54 tuổi chia theo loại hình di cư và trình độ chuyên môn kỹ

Biểu đồ cho thấy nhóm dân số di cư trong độ tuổi lao động (15-54 tuổi) 2 có

tỷ lệ dân số đã từng được đào tạo chuyên môn kỹ thuật (CMKT) cao hơn tỷ lệ nàycủa nhóm dân số không di cư cũng trong độ tuổi này Khu vực nào càng nhận đượcnhiều người di cư càng chiếm được nhiều lợi thế hơn do nhận được nhiều lao động

có kỹ năng hơn thông qua di cư Ngược lại những khu vực xuất cư bị thiệt thòi hơnkhi mất đi lao động có kỹ năng thuật

2.2 Thực trạng những chính sách cho vấn đề nhập cư những năm gần đây.

Dòng người nhập cư từ nông thôn ra các thành phố lớn ngày càng mạnh mẽ,với tốc độ chóng mặt, quy mô ngày càng lớn đã và đang tác động không nhỏ đếnmỗi gia đình và từng quốc gia Đây cũng là vấn đề lớn mà Việt Nam đang phải đốimặt, nhất là ở các đô thị lớn như Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh Dòngnhập cư vào đô thị có đóng góp tích cực cho bản thân người nhập cư và sự pháttriển của nơi đến, nhưng nhập cư cũng góp phần làm gia tăng khoảng cách kinh tế -

xã hội giữa nơi đến và nơi đi, giữa thành thị và nông thôn, và giữa các vùng Cùngvới quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, dân cư ở các vùng thành thị đang tăngtrưởng mạnh mẽ Dân cư thành thị có nhiều lợi thế so với dân cư nông thôn trongquá trình phát triển Tuy nhiên, tình trạng đô thị hóa quá tải ở Việt Nam, dẫn đếntình trạng một bộ phận dân cư thành thị không có điều kiện tiếp cận với các tiện

11

Trang 13

nghi cơ bản, ngay cả ở những đô thị phát triển nhất như thành phố Hà Nội và thànhphố Hồ Chí Minh Chuyên khảo cũng đã đưa ra những gợi ý cho các chính sáchphát triển của Việt Nam cần chú trọng hơn đến vấn đề nhập cư và đô thị hóa hiệnnay để đảm bảo nhập cư và đô thị hóa sẽ đóng góp tốt nhất cho tăng trưởng và pháttriển kinh tế xã hội ở Việt Nam như:

2.2.1 Định hướng lại chính sách đô thị hóa

Một số kết quả điều tra xã hội học chỉ ra: nguyên nhân chính thúc đẩy nhập

cư chủ yếu do nhu cầu việc làm với hi vọng nguồn thu nhập tốt hơn hiện tại Vìnguồn lực và dòng tiền đầu tư từ Nhà nước và xã hội chủ yếu đổ vào thành phố lớn,kéo theo là tăng việc làm, tiện ích đô thị và cơ hội thăng tiến, làm giàu rất lớn Nhìnvào sự mất cân đối về nguồn lực đầu tư cho nông thôn, vùng ven và các thành phốnhỏ sẽ nhìn thấy dòng di dân theo chiều của dòng tiền đó "Nồi cơm" đô thị ở đâulớn thì dòng di dân sẽ đi theo nó

Đã đến lúc cả TP.HCM và Hà Nội cần những chiến lược phát triển quyết liệt

để hoàn thiện chính bản thân mình: giãn dân ra ngoại vi, tăng cường hạ tầng và giaothông công cộng, xác định rõ các nền kinh tế chủ đạo và nhường bớt các chức năngcho các thành phố lân cận

Các đô thị trung tâm mật độ cao cần được phát triển song hành với các đô thịnhỏ và vừa tại chỗ Chúng gắn kết với nhau theo hành lang giao thông và liên kếtkinh tế

Đường lối đô thị hóa hiện nay cần được đánh giá lại về định hướng pháttriển Chính sách đô thị hóa là để tạo điều kiện cho việc tự thân phát triển, chứkhông thể dựa vào mệnh lệnh duy ý chí

Chỉ khi các đô thị có vai trò độc lập và tự chủ cùng phát triển thì mới có sựliên kết vùng (liên kết về hạ tầng kỹ thuật, việc làm, kinh tế), khi đó người dân cóthể vẫn ở tại chỗ, dân cư không cần đổ dồn về thành phố mẹ như hiện nay

12

Ngày đăng: 27/05/2024, 15:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w