PHẦN GIỚI THIỆUPhát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học là một xu hướng chung của cả thế giới hiện này nhằm duy trì sự phát triển của xã hội bằng cách nâng cao được giá trị con ngườ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Người thực hiện: Huỳnh Bình Minh
Ngày tháng năm sinh: 20/11/1999
Nơi sinh: Thành phố Hồ CHí Minh
SBD:
Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng
Khóa: 05/2024 NEC
Năm: 2024
Trang 2ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO Ở BẬC ĐẠI HỌC XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỦA MỘT NGÀNH HỌC CỤ THỂ (TỰ CHỌN)
Trang 3PHẦN GIỚI THIỆU
Phát triển chương trình đào tạo ở bậc đại học là một xu hướng chung của cả thế giới hiện này nhằm duy trì sự phát triển của xã hội bằng cách nâng cao được giá trị con người Vì vậy, để có thể phát triển được chương trình giáo dục ở bậc đại học bao gồm rất nhiều bước quan trọng, mỗi bước đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo chất lượng và tính hiệu quả của chương trình Phần nội dung dưới đây là phân tích các bước chính trong quá trình này:
PHẦN NỘI DUNG
Xem xét: Bước đầu tiên là xác định các mục tiêu đào tạo và nhu cầu của thị
trường lao động Điều này bao gồm việc thu thập ý kiến từ các bên liên quan như doanh nghiệp, cựu sinh viên và giảng viên để hiểu rõ hơn về những kỹ năng
và kiến thức cần thiết Để xem xét được tính khả thi cũng như phát triển chương trình được rõ ràng chúng ta cần xem xét các cách thức tiếp cận của người học trên nhiều phương diện khác nhau như:
a Tiếp cận nội dung: Sẽ có nhiều người học thụ động nghe theo lời dạy nên
sẽ gặp khó khăn vì mức độ nông sâu của kiến thức không được thể hiện rõ ràng (Mục tiêu của đào tạo chính là nội dung kiến thức được truyền đạt –
số lượng) Chỉ thiên về nội dung – kiến thức truyền đạt vì vậy cách tiếp cận này chỉ nên áp dụng với những người học có tố chất học tập tốt
b Tiếp cận mục tiêu: Chương trình đào tạo phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo Chọn nội dung, phương pháp dạy học, và cách đánh giá kểt quả Mục tiêu cụ thể là những thay đổi về hành vi của người học Chú trọng đến sản phẩm đào tạo và coi đào tạo là công cụ để tạo nên các sản phẩm với các tiêu chuẩn định sẵn Nhược điểm của hướng tiếp cận này: Đầu vào không đồng nhất/tương đương về năng lực nhưng đầu ra lại phải đồng nhất
Trang 4c Tiếp cận năng lực đặc biệt chú trọng đến 2 yếu tố: Năng lực cốt lõi(tự học, giao tiếp, sử dụng công nghệ, ngôn ngữ, tính toán…) và năng lực chuyên biệt (tương ứng với các năng lực chuyên ngành) Đối với cách tiếp cận này thì dành cho những người muốn học chuyên sâu về một ngành nghề nhất định hơn là hiêu biết đại trả
Phân tích, đánh giá xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra: Sau khi có thông tin
từ bước xem xét, việc phân tích và đánh giá chương trình hiện tại là cần thiết Các nhà quản lý giáo dục sẽ xem xét các điểm mạnh và điểm yếu của chương trình, từ đó nhận diện các vấn đề cần cải thiện Điều này có thể bao gồm việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên và phản hồi từ giảng viên
Thiết kế và thực thi chương trình: Dựa trên những đánh giá đã thực hiện,
bước tiếp theo là điều chỉnh và bổ sung nội dung chương trình Điều này có thể bao gồm việc cập nhật các môn học, thêm các hoạt động thực hành hoặc thay đổi phương pháp giảng dạy để phù hợp hơn với nhu cầu của người học
Đánh giá và cải tiến chương trình: Cuối cùng, chương trình cần được cập nhật
định kỳ để đảm bảo tính phù hợp với các xu hướng mới trong giáo dục và thị trường lao động Việc này không chỉ giúp chương trình duy trì chất lượng mà còn tạo điều kiện cho sinh viên phát triển năng lực toàn diện Từ các tình hình thực tế như nhu cầu của xã hội, và nguyện vọng của người học từ đó mới có thể tiến hàh xác định mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình => Dựa trên năng lực của từng cá nhân/nhóm người được đào taọ mới có thể tiến hành thiết kế chương trình
PHẦN KẾT LUẬN
Đúc kết lại cả bài phân tích trên, thì quá trình phát triển chương trình đào tạo đại học là một chuỗi các hoạt động nâng cấp liên tục, trong đó việc kế thừa những điểm tích cực loại bỏ bớt đi những thứ đã lỗi thời không còn phù hợp với thời đại và thay đổi theo chiều hướng tiến bộ là rất quan trọng Điều này giúp tạo ra
Trang 5một môi trường học tập hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu của cả người học và xã hội Để xã hội loài ngừoic so thể tiếp tục phát triển, việc phát triển chương trình đào tạo đại học để làm mới cũng như củng cố chất lượng kiến thức là điều hết sức cần thiết trong thời đại hiện nay, vì vậy việc đánh giá cũng như thực thi các chương trình phát triển là điều cuẹc kỳ quan trọng đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói tiêng
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC
1 Thông tin tổng quát
- Tên môn học:
+ Tiếng Việt: “Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm”
+ Tiếng Anh: “Insurance Law”
- Mã số môn học: IL0001
- Bộ môn: Luật Dân Sự
- Giảng viên phụ trách giảng dạy: Thầy Huỳnh Bình Minh
- Thuộc khối kiến thức/kỹ năng:
¨ Kiến thức cơ bản (chung)
¨ Kiến thức cơ sở ngành
X Kiến thúc chuyên ngành
¨ Luận văn tốt nghiệp
- Số tín chỉ: 2TC
+ Lý thuyết: 20 tiết
+ Bài tập, thảo luận: 10 tiết
+ Tự học: 1TC lý thuyết (15 tiết) = 30 giờ học
2 Mô tả vắn tắt nội dung môn học - Trình bày ngắn gọn vai trò,vị trí môn
học (đã học ở đại học chưa, đã học gì, ở trình độ thạc sĩ sẽ học gì, vị trí
Trang 6của môn học này trong chương trình đào tạo là gì), kiến thức se trang bị cho học viên, quan hệ với các môn khác trong chương trình đào tạo sẽ như thế.)
- Môn học mang tính chất nền tảng chuyên ngành và bắt buộc của
Chương trình Thạc sĩ Luật Kinh Tế - hướng Ứng Dụng
- Môn học cung cấp kiến thức chuyên sâu về lý luận và thực tiễn trong
lĩnh vực Luật học khối ngành Kinh tế bao gồm các nội dung chính về: (1) Các kiến thức cơ bản và quy định hiện hành về kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam; (2) Lịch sử phát triển của ngành Bảo Hiểm và sự phát triển của pháp luật tương ứng; (3) Phân tích chuyên sâu về các sản phẩm bảo hiểm quan trọng phù hợp với xu hướng của pháp luật và kinh tế thị trường
- Nội dung của môn học là nền tảng và mang tính gắn kết với kiến thức
và kỹ năng cho những môn học khác trong Chương trình đào tạo như Luật các tổ chức tín dụng, Luật doanh nghiệp, Luật Đầu tư…
3 Mục tiêu của môn học (các mục tiêu tổng quát của môn học, thể hiện sự
tương quan với các chủ đề chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và trình
độ năng lực được phân bổ cho môn học)
Mục tiêu
(1)
Mô tả mục tiêu (2)
Chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo (3)
Năng Lực (4)
Mục tiêu
1
Cung cấp kiến thức nâng cao về lĩnh vực Bảo hiểm
Đánh giá được các giải pháp ứng dụng của kiến thức liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam
4
Mục tiêu Giúp cho các học Thiết lập được một 4
Trang 72 viên nâng cao được
kỹ năng hoạch định kế hoạch trong việc kinh doanh bảo hiểm và hiểu đúng về các quy định hiện hành trong thị trường kinh doanh bảo hiểm
cách chi tiết về hệ thống kiến thức liên quan bảo hiểm
mà mình nắm được Am hiểu được các tiêu chuẩn và công cụ
kỹ thuật có thể sử dụng để cung cấp thông tin cho những người cần tư vấn liên quan đến bảo hiểm
(1): Mục tiêu của môn học
(2): Mô tả các mục tiêu
(3), (4): Ký hiệu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và trình độ năng lực tương ứng
4 Chuẩn đầu ra môn học (các mục tiêu cụ thể hay Chuẩn đầu ra của môn
học và mức độ giảng dạy)
Chuẩn đầu
ra G(x) (1)
Mô tả Chuẩn đầu ra (2) Mức độ giảng dạy
(I.T.U) (3) G1 Phân tích được bản chất các
nguyên tắc, định nghĩa, các quy luật cơ bản trong Luật kinh doanh bảo hiểm
I.T
G2 Ứng dụng được thông tin được
giảng dạy trong môn học để áp dụng vào những tình huống bài
I.T
Trang 8tập thực tế
G3 Lập được bộ nôi quy bán hàng đối
với các sản phẩm bảo hiểm đồng thời hiểu được quy trình vận hành của một doanh nghiệp bảo hiểm cần phải có những điều kiện gì
I.T.U
5 Nội dung và Kế hoạch giảng dạy chi tiết
(Trình bày các chương, mục trong chương và nội dung khái quát Trong từng chương ghi số tiết giảng lý thuyết, bài tập, thực hành (hoặc thí nghiệm, thảo luận), các hoạt động dạy và học Để học viên có thể tự học được, cần chỉ rõ để học chương này cần phải đọc những tài liệu tham khảo nào, ở đâu).
Kế hoạch giảng dạy
Buổi
học
đầu ra môn học
Phương thức thực hiện
Bài đánh giá
1-2 CHƯƠNG 1: Những
vấn đề lý luận của sản phẩm bảo hiểm
G1 Hoạt động dạy:
giảng viên thuyết giảng, truy vấn, trao đổi, đặt tình huống
A1.1
3
Thuyết
Thuyết trình: Trình bày kết quả làm bài
G3 Hoạt động dạy:
giảng viên
A1.1
Trang 9lần 1
tập và thảo luận các
nội dung chương 1
thuyết giảng, truy vấn, trao đổi, đặt tình huống
4 CHƯƠNG 2: Quy
định của pháp luật và
thực tiễn thực hiện
pháp luật về phân phối
sản phẩm bảo hiểm
G2 Hoạt động dạy:
giảng viên thuyết giảng, truy vấn, trao đổi, đặt tình huống
A1.1
5 CHƯƠNG 3: Giải
pháp hoàn thiện quy
định của pháp luật, các
biện pháp tuân thủ quy
định pháp luật nhằm
nâng cao hiệu quả
thực hiện việc phân
phối sản phẩm bảo
hiểm liên kết đơn vị
qua kênh ngân hàng
tại việt nam
G2 Hoạt động dạy:
giảng viên thuyết giảng, truy vấn, trao đổi, đặt tình huống
A2
6
Thuyết
Thuyết trình: Trình
bày kết quả làm bài
G3 + Học viên
thuyết trình và
A1.2
Trang 10lần II
tập và thảo luận các nội dung chương 2 và chương 3
thảo luận nội dung
+ Giảng viên hướng dẫn đặt câu hỏi và đánh giá
6 Phương pháp đánh giá môn học (trong đó quy định số lần kiểm tra, bài
tập hoặc tiểu luận, thi, số bài thực hành, trọng số của mỗi lần đánh giá).
Các bài đánh giá
Thành phần
đánh gía (1)
Bài đánh gíá (Ax.x) (2)
Chuẩn đầu ra môn học (3)
Tỷ lệ % (4)
A1 Đánh giá
đầu kỳ
A1.1 Bài tập (25%)
A1.2 Bài tập (25%)
A2 Đánh giá
cuối kỳ
A.2 Tiểu luận G1, G2, G3 50
Tiêu chí và thang điểm đánh giá cho các bài đánh giá A1 và A2
(Rubric)
Chuẩn đánh giá/thang điểm
+ Mức 1 - Xuất sắc: 9 – 10 điểm
+ Mức 2 - Giỏi: 8 và 8,5 điểm
+ Mức 3 - Khá: 7 và 7,5 điểm
+ Mức 4 - Trung bình: 5 – 6,5 điểm
+ Mức 5 - Không đạt: dưới 5 điểm
Trang 11A1 THUYẾT TRÌNH
I Cấu trúc đề thi:
- Học viên thuyết trình các nội dung của Chương 1 và 2 theo yêu cầu của giảng viên.
- Thời gian trình bày: 20 phút.
- Thời gian phản biện, trao đổi: 10 phút
II Mức đánh giá: 50% điểm môn học
III Mức cộng thêm: Tối đa 0.5đ.
Mô tả 8-10 Đ 6.5-8 Đ 5-6.5 Đ <5 Đ
Thuyết
Trình
Nội dung
(70%
Nội dúng đúng, chặt chẽ và chính xác
Trình bày đúng nội dung chính, chính xác nhưng chưa đầy đủ
Trình bày đúng nội dung chính
Nội dung không đúng chủ đề
Dẫn
chứng/minh
hoạ (15%)
Dẫn chứng nhiều minh hoạ, sinh động
Dẫn chững chính xác, tổ chức hợp lý
Dẫn chứng minh hoạ ít hoặc thiếu chính xác
Dẫn chững minh hoạ không ohif hợp
Kỹ năng trả
lời câu hỏi
(15%)
Trình bày
tự tin, trả lời đúng câu hỏi
Trình bày tụe tin, các kỹ thuật trả lời tốt tuy nhiên vẫn còn những khuyết điểm nhỏ
Trình bày
tự tin nhưng chưa chính xác
Trình bày kém, không trả lời được câu hỏi
A 2.1 Đánh giá cuối kỳ: Bài tổng hợp kiến thức (tiểu luận)
Cấu trúc đề thi:
- Sinh viên làm tổng hợp kiến thức tất cả các nội dung của chương 1, 2 và 3.
Trang 12- Làm bài cá nhân
Thời điểm nộp: Nộp từng bài trước khi bài mới bắt đầu
Mức đánh giá: 50% điểm môn học
Tiêu chí
đánh giá
Nội dung
(40%)
Trình bày đúng chủ
để, chính xác và đày
đủ và chặt chẽ
Trình bày đúng chủ
để, chính xác và đày
đủ
Trình bày đúng chủ để
Trình bày đúng chủ để
Trình bày đúng chủ để
Phần dẫn
chứng, ví
dụ (30%)
Dẫn chứng, minh hoạ chưa phù hợp, tổ chức hợp lý
và sinh động
Dẫn chứng, minh hoạ chưa phù hợp
Dẫn chứng, minh hoạ chưa phù hợp
Dẫn chứng, minh hoạ chưa phù hợp
Dẫn chứng, minh học sai
Hình thức
trình bày
(20%)
Thiết kế chương mục hợp lý, trình bày đẹp, phù hợp
Thiết kế chương mục hợp lý, trình bày đẹp
Thiết kế chương mục chưa hợp lý
Thiết kế chương mục chưa hợp lý
Thiết kế lộn xộn, mục lục lục chưa tốt
Văn phong
(10%)
Văn phong mạch lạc, đúng ngữ cảnh
Văn phong mạch lạc, đúng ngữ pháp
Văn phong thiếu mạch lạc, có lỗi ngữa pháp nhiều
Văn phong không mạch lạc
Văn phong không mạch lạc, sai chính tả, ngữ pháp
Trang 137 Tài liệu học tập (nêu rõ tên những sách, tạp chí và tư liệu thông tin liên
quan đến môn học, chỉ rõ nguồn tiếp cận được tài liệu gồm Thư viện Trung tâm, Thư viện Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, và các nguồn sách vở tư liệu khác)
(1) Những Kỹ Năng Không Ai Nói Với Bạn Trong Nghề Tư Vấn Bảo Hiểm – Tác giả Lê Minh
(2) Giáo Trình Nguyên Lý Bảo Hiểm – Nhà xuất bản Thống Kê
(3) Luật Kinh doanh bảo hiểm
8 Cơ chế đảm bảo chất lượng
- Hai tuần trước khi lớp học chính thức được triển khai giảng dạy, giảng viên phụ trách sẽ cung cấp bản đề cương cập nhật cho Trưởng bộ môn Các mục có thể cập nhật (nếu cần) gồm các nội dung bài giảng, tài liệu học tập, hoạt động dạy và học, các hoạt động đánh giá chất lượng
- Bảy ngày trước ngày học đầu tiên của môn học, thầy/cô giáo vụ sẽ cung cấp bản đề cương môn học cho các học viên và đăng tải lên trên website của trường hoặc nhóm chung của lớp trên mạng xã hội
- Một tuần trước khi thực hiện các bài kiểm tra và đánh giá, giảng viên
sẽ cung cấp Bộ tàu liệu đánh giá bào gồm Đề bài, Đáp án và Matrix phân tích sự tương thích giữa nội dung đánh gái và chuẩn đầu ra môn học Trưởng bộ môn duyệt Bộ tài liệu đánh giá
- Trước khi kết thúc học phần môn học, người giảng viên sẽ thông báo cho các học viên biết điểm thi giữa kỳ của họ
- Sau khi kết thúc kỳ thi học phần hai tuần, học viên sẽ được thông báo điểm thi cuối kỳ và tổng điểm của môn học
- Trong thời gian một tuần kể từ khi nhận được kết quả sau cùng, người học sẽ có thời gian phản hồi về kết quả kiểm tra của môn học (baop gồm khiếu nại, yêu cầu và phúc khảo nếu có)
Trang 14TRƯỞNG BỘ MÔN
(ký, ghi rõ họ tên)
TP.HCM, ngày … tháng … năm 2024
TRƯỞNG KHOA
(Ký, ghi rõ họ tên)