- Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo của một ngành hoặc một vài ngành song ngành, ngành chính – phụ, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương p
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH VÀ TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
Người thực hiện: Nguyễn Hoàng Ngân
Ngày tháng năm sinh: 02/07/1997
Nơi sinh: Cần Thơ
SBD: 120
Lớp: Nghiệp vụ sư phạm giảng viên đại học, cao đẳng
Khóa: 01/2023 NEC
Năm: 2023
Trang 2ĐỀ BÀI Trình bày các bước của chu trình phát triển chương trình đào tạo Phân tích mối quan hệ giữa các bước đó và minh họa cụ thể qua một
đề cương học phần trong chương trình đào tạo (tự chọn)
Người giảng viên có vai trò như thế nào trong phát triển chương trình
đào tạo đại học?
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 3
1.1 Khái niệm: 3
1.2 Các cách tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo: 3
CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 5
2.1 Khái quát chung về phát triển chương trình đào tạo: 5
2.1.1 Khái niệm: 5
2.1.2 Vai trò: 5
2.2 Quy trình các bước phát triển chương trình và mối quan hệ tương quan 5
2.2.1 Các bước phát triển chương trình đào tạo 5
2.2.2 Mối quan hệ chặt chẽ giữa các bước phát triển chương trình: 7
2.2.3 Ví dụ minh họa đề cương học phần: 8
2.2.4 Vai trò của giảng viên trong phát triển chương trình đại học: 10
KẾT LUẬN: 12
Trang 4CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1.1 Khái niệm:
- Chương trình đào tạo là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo Bản thiết kế đó cho ta biết mục tiêu, nội dung, phương pháp và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một tiến trình và thời gian biểu chặt chẽ
- Các nhà thiết kế chương trình lập kế hoạch thực hiện dạy học theo các chương trình môn học Tuy nhiên cần lưu ý có thể có những vấn đề xảy ra ngoài kế hoạch, trên lớp học Khi chương trình được thực hiện, nó phụ thuộc vào trình
độ, định hướng giá trị của giáo viên, vào điều kiện thực tế của lớp học Do đó
có thể coi chương trình không phải như kế hoạch cứng mà là một hoạt động sống của giáo viên và học sinh trong những điều kiện cụ thể
- Chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu đào tạo của một ngành hoặc một vài ngành (song ngành, ngành chính – phụ), quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo người học sau khi học xong chương trình
1.2 Các cách tiếp cận trong xây dựng chương trình đào tạo:
- Cách tiếp cận nội dung: Theo cách tiếp cận này, chương trình đào tạo không khác gì bản mục lục của sách giáo khoa Phương pháp giảng dạy thích hợp với cách tiếp cận này phải nhằm mục tiêu truyền thụ nhiều kiến thức nhất Việc đánh giá kết quả học tập sẽ gặp khó khăn vì mức độ nông sâu của kiến thức không được thể hiện rõ ràng
- Cách tiếp cận mục tiêu: Chương trình đào tạo phải được xây dựng xuất phát từ mục tiêu đào tạo Dựa trên mục tiêu đào tạo người lập chương trình mới quyết định được nội dung, phương pháp đào tạo cũng như cách đánh giá kết quả học tập Mục tiêu đào tạo ở đây được thể hiện dưới dạng mục tiêu đầu ra: những thay đổi về hành vi của người học Cách tiếp cận mục tiêu chú trọng đến sản phẩm đào tạo và coi đào tạo là quy trình để tạo nên các sản phẩm với các tiêu chuẩn định sẵn Mục tiêu đào tạo phải được xây dựng rõ ràng sao cho có thể định lượng được và dùng nó làm tiêu chí đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo Chương trình đào tạo được xây dựng theo kiểu này còn được gọi là chương trình đào tạo kiểu công nghệ
- Cách tiếp cận phát triển: Theo cách tiếp cận này, giáo dục phải phát triển tối đa mọi năng lực tiềm ẩn trong mỗi con người Cách tiếp cận phát triển gắn với
Trang 5quan niệm ‟người học là trung tâm” Các bài được tổ chức dưới dạng các hoạt động khác nhau nhằm giúp học viên thu thập dần các thể nghiệm học tập thông qua việc giải quyết các tình huống, tạo cho sinh viên có cơ hội được thử thách trước những thách thức khác nhau Theo cách tiếp cận này, quá trình dạy học phải tạo hứng thú cho người học, người học phải chủ động tham gia vào quá trình dạy học; người học phải được hướng dẫn và thường xuyên có thông tin phản hồi từ người dạy; được cung cấp phương tiện và vật liệu hỗ trợ quá trình giáo dục; có nhiều cơ hội thực hành; sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau một cách phù hợp
- Cách tiếp cận phát triển năng lực người học: Theo cách tiếp cận này thì mục tiêu của chương trình đào tạo được cụ thể hóa bằng hệ thống năng lực: năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên biệt
+ Năng lực chung: tự học, giao tiếp, hợp tác, sử dụng công nghệ thông tin, sử dụng ngôn ngữ, tính toán
+ Năng lực chuyên biệt: tương ứng với các năng lực của chuyên ngành được đào tạo
Trang 6CHƯƠNG 2 PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
2.1 Khái quát chung về phát triển chương trình đào tạo:
2.1.1 Khái niệm:
- Phát triển chương trình đào tạo là quá trình liên tục hoàn thiện chương trình đào tạo, có thể xem là một qua trình hòa quyện vào quá trình đào tạo
- Bao hàm cả việc biên soạn hay xây dựng một chương trình mới shoacwj cải tiến một chương trình đã có
- Phát triển chương trình đào tạo là quá trình làm cho chương trình chung thích ứng với từng ngành đào tạo; từ chung đến cụ thể, chi tiết; từ thiết kế đến thực hiện, hoàn thành
2.1.2 Vai trò:
- Đáp ứng đổi mới, phát triển giáo dục
- Hội nhập khu vực và thế giới
- Phù hợp với đặc điểm văn hóa, kinh tế, xã hội, người học
- Giáo viên chủ động, sáng tạo trong công việc
- Tiền đề cần thiết nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục
Như vậy, hương trình đào tạo không phải được thiết kế một lần và dùng mãi mãi
mà luôn được phát triển, bổ sung, hoàn thiện nhằm đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động Phát triển chương trình đào tạo là yếu tố quan trọng hàng đầu, xuyên suốt góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, là yêu cầu bắt buộc đối với các trường Đại học Các trường Đại học muốn tồn tại và phát triển, cần quan tâm và có chiến lược xây dựng, phát triển Chương trình đào tạo Bởi chương trình đào tạo phải được coi là nhân tố quan trọng, sống còn, quyết định sự phát triển của nhà trường
2.2 Quy trình các bước phát triển chương trình và mối quan hệ tương
quan
2.2.1 Các bước phát triển chương trình đào tạo
Gồm 5 bước:
- Phân tích tình hình thực tế
- Xác định mục đích chung và mục tiêu, chuẩn đầu ra
- Thiết kế chương trình
- Thực thi chương trình
- Đánh giá, cải tiến
Trang 7Cụ thể:
- Bước 1: Phân tích bối cảnh, nhu cầu đào tạo: Chương trình đào tạo phải phù hợp với thể chế chính trị, trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ, truyền thống văn hoá, yêu cầu chuyên môn và nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để làm cơ sở thiết kế Phù hợp với yêu cầu, xu hướng thời đại
Và phải thể hiện sự tiếp tục, kế thừa và phát triển các chương trình đào tạo đã
có (giáo dục là quá trình có sự tiếp nối lịch sử)
- Bước 2: Xác định mục đích, mục tiêu, chuẩn đầu ra: Tức là xác định“cái đích hướng tới” của quá trình giáo dục – đào tạo nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người, những đức tính nghề nghiệp Đồng thời, nêu ra chuẩn đầu ra cụ thể, chuẩn đầu ra phải găn với bối cảnh, điều kiện của nhà trường, và phải phù hợp với khóa học, phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội Chuẩn đầu ra phải đánh giá được, đo lường được, không nên quá rộng hay quá hẹp, quá nhiều, quá dài hay quá chi tiết
- Bước 3: Thiết kế chương trình: Tức là quá trình xây dựng nội dung, kế hoạch đào tạo, các yêu cầu và điều kiện bảo đảm nhằm thực hiện CTĐT
+ Trong quy trình thiết kế thì việc lựa chọn hay biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy cũng là một công việc hết sức quan trọng đối với sự thành công của môn học, nên buộc các thành viên của đề án phải tính toán, cân nhắc, thậm chí tranh luận sôi nổi mới đi đến được quyết định cuối cùng
+ Công việc được thực hiện với các hướng dẫn cụ thể về quy trình thiết kế như sau:
Xét các yếu tố liên quan đến việc tổ chức giảng dạy môn học như: số tín chỉ, trình độ sinh viên, kế hoạch giảng (giảng ở học kì nào cùng với những môn học nào, )
Xác định mục tiêu của môn học với việc đưa các chuẩn về kiến thức, kĩ năng và thái độ hành vi mà sinh viên sẽ đạt được
Xác định phương pháp giảng dạy
Xác định phương pháp đánh giá
Lựa chọn giáo trình, tài liệu giảng dạy
Dự kiến kế hoạch và nội dung giảng dạy
- Bước 4: Thực thi chương trình: đưa chương trình đào tạo vào thử nghiệm và thực hiện Trong quá trình này, trước hết phải xác định nhóm biên soạn chương trình, sau đó xây dựng kế hoạch giáo viên (bao gồm kế hoạch dạy môn học, kế hoạch bài giảng, giáo án) Trong quá trình thực thi, bắt đầu từ bước thử nghiệm,
Trang 8tổ chức dự thảo chương trình rồi nhận phản hồi; có thể liên tục sửa chửa nếu phát sinh hạn chế
Để thực thi chương trình có hiệu quả, ngoài việc giảng viên cần phải
nghiên cứu kỹ chương trình môn học, chuẩn bị các điều kiện để triển khai chương trình, thống nhất giữa các giảng viên dạy môn học cách thức,
phương pháp triển khai chương t rình , thì những người quản lý đào tạo, quản lý giảng dạy cũng cần phải thường xuyên giám sát theo dõi việc giảng dạy môn học đã bám sát chương trình môn học chưa
cơ sở kết quả thử nghiệm và lấy ý kiến rộng rãi các nhà khoa học, chuyên gia giáo dục, đội ngũ giảng viên, sinh viên hoặc phụ huynh sinh viên hoặc thậm chí
Đánh giá chương trình học là một phần của tiến trình xây dựng chương trình học nói chung, chương trình môn học nói riêng, và nhằm đối chiếu kết quả cần đạt được của chương trình và của môn học với mục tiêu đã đề ra của chương trình học và của môn học Người xây dựng chương trình đào tạo hay chương trình môn học luôn quan tâm đến vấn đề khi nào và làm thế nào để
có thể cải tiến chương trình để đáp ứng nhu cầu của xã hội, yêu cầu của ngành đào tạo và người học, cũng như xem xét tác động của chương trình đối với người học Tuỳ theo cách tiếp cận trong xây dựng chương trình học, cũng như quan điểm giáo dục mà người ta quyết định sẽ đánh giá cái gì, đánh giá như thế nào?
2.2.2 Mối quan hệ chặt chẽ giữa các bước phát triển chương trình:
- Quá trình này cần phải được hiểu như một quá trình liên tục và khép kín Vì vậy, 5 bước nêu trên không phải được sắp xếp thẳng hàng mà phải được xếp theo một vòng tròn Cách sắp xếp trên cho thấy đây là một quá trình liên tục để hoàn thiện và không ngừng phát triển chương trình đào tạo, khâu nọ ảnh hưởng trực tiếp đến khâu kia, không thể tách rời từng khâu riêng rẽ hoặc không xem xét đến tác động hữu cơ của các khâu khác
- Chẳng hạn, khi bắt đầu thiết kế một chương trình đào tạo cho một khóa học nào
đó người ta phải đánh giá chương trình đào tạo hiện hành(khâu đánh giá
chương trình đào tạo), sau đó kết hợp với việc phân tích tình hình cụ thể- các điều kiện dạy học trong và ngoài trường, nhu cầu đào tạo của người học và của
xã hội, ( khâu phân tích tình hình) để đưa ra mục tiêu đào tạo của khóa học
Trang 9- Tiếp đến, trên cơ sở mục tiêu đào tạo mới xác định nội dung đào tạo, lựa chọn các phương pháp giảng dạy, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, phương pháp kiểm tra, thi thích hợp để đánh giá kết quả học tập
- Ngoài ra, cần tiến hành thử nghiệm chương trình đào tạo ở quy mô nhỏ xem nó
có thực sư đạt yêu cầu hay phải điều chỉnh Toàn bộ công đoạn trên được xem như giai đoạn thiết kế Kết quả của giai đoạn thiết kế là một bản chương trình đào tạo cụ thể, cho biết mục tiêu đào tạo , nội dung đào tạo, phương pháp đào tạo, các diều kiện và phương tiện hỗ trợ đào tạo, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập cũng như việc phân phối thời gian đào tạo
- Sau khi thiết kế xong chương trình đào tạo cóp thể đưa nó vào thực thi, tiếp đến
là khâu đánh giá Tuy nhiên việc đánh giá chương trình đào tạo không phải chờ đến giai đoạn cuối cùng này mà cần được thực hiện trong mọi khâu
- Chẳng hạn, ngay trong khi thực thì có thể chương trình sẽ tự bộc lộ những nhược điểm của nó, hay qua ý kiến đóng góp của người học, người dạy có thể biết phải hoàn thiện nó như thế nào Sau đó, khi khóa đào tạo kết thúc thì việc đánh giá tổng kết cả một chu trình đào tạo này phải được đề ra
- Người dạy, người xây dựng và quản lí chương trình đào tạo phải luôn tự đánh giá chương trình ở mọi khâu, qua mỗi buổi học, mỗi năm, mỗi khóa học để rồi vào năm học mới phân tích tình hình, điều kiện mới sẽ lại hoàn thiện hoặc xây dựng lại mục tiêu đào tạo Rồi dựa trên mục tiêu đào tạo mới, tình hình mới lại thiết kế lại hoặc hoàn chỉnh hơn chương trình đào tạo Cứ như vậy, chương trình đào tạo sẽ liên tục được hoàn thiện không ngừng phát triển cùng với quá trình đào tạo
Như vậy, khái niệm” phát triển chương trình đào tạo” xem việc xây dựng chương trình là một quá trình chứ không phải là một trạng thái hoặc một giai đoạn tách biệt của quá trình đào tạo Đặc điểm của cách nhìn nhận này là phải luôn tìm kiếm thông tin phản hồi ở tất cả các khâu về chương trình đào tạo để kịp thời diều chỉnh từng khâu của quá trình xây dựng và hoàn thiện chương trình nhằm không ngừng đáp ứng tốt hơn với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo của xã hội
2.2.3 Ví dụ minh họa đề cương học phần:
ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN “NGỮ PHÁP TIẾNG HÀN NÂNG CAO 4” (Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học Tp.HCM)
Ở bước xác định mục tiêu có nội dung như sau:
Trang 10Mục tiêu chung của học phần: Học phần này giúp sinh viên nắm vững kỹ năng sử dụng những ngữ pháp mang nghĩa: hồi tưởng, kính ngữ, đối lập – đối chiếu, dự đoán, điều kiện – giả định, trích dẫn gián tiếp, lí do, lựa chọn
Thông qua học phần này, sinh viên có thể vận dụng những ngữ pháp ở mức
độ trung-cao cấp để giải những câu hỏi liên quan đến ngữ pháp ở bài thi môn Đọc (TOPIK) và vận dụng những ngữ pháp này để viết văn bản nâng cao từ
600 đến 700 chữ
Mục tiêu cụ thể của học phần:
- Về kiến thức: Hiểu được ý nghĩa của những điểm ngữ pháp nâng cao trình độ trung-cao cấp trong tiếng Hàn và từ vựng nâng cao thuộc nhiều chủ đề cụ thể Hiểu được tình huống giao tiếp qua những mẫu hội thoại xuất hiện trong phần
ví dụ
- Về kỹ năng: Vận dụng được các điểm ngữ pháp ở mức trung-cao cấp những tình huống hội thoại và văn bản Vận dụng được những những từ vựng nâng cao vào những tình huống hội thoại và văn bản
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động phát biểu trong giờ học, có niềm say mê và hứng thú đối với môn học này Có tinh thần học tập tốt, chủ động xem trước bài mới và tự ôn tập lại những kiến thức đã học
Trong khi đó, ở bước đánh giá học phần có các tiêu chí như sau:
- Đánh giá dựa trên mức độ hiểu và vận dụng các ngữ pháp trung-cao cấp trong bài kiểm tra Phương pháp đánh giá là hình thức trắc nghiệm và tự luận
- Đánh giá hoạt động trên lớp Phương pháp đánh giá là mức độ tham gia trên lớp (điểm danh và tích điểm thông qua các hoạt động)
Còn chuẩn đầu ra của học phần thì gồm các tiêu chí:
- Nhớ được ý nghĩa của các mẫu ngữ pháp trình độ trung-cao cấp và những từ vựng nâng cao (CLO1)
- Phân biệt được những ngữ pháp tương đồng về ý nghĩa và cách sử
dụng(CLO2)
- Sử dụng thành thạo các mẫu ngữ pháp trình độ trung-cao cấp và những từ vựng nâng cao trong quá trình viết văn (CLO3)
- Vận dụng những từ vựng và ngữ pháp ở trình độ trung-cao cấp trong quá trình giao tiếp bằng tiếng Hàn (CLO4)