1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

BÀI TẬP 2 Học phần Phân tích, phát triển chương trình môn Sinh học

47 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích, phát triển chương trình môn Sinh học
Tác giả Huỳnh Thị Ngọc Yến, Cao Thụy Bích Ngân, Trịnh Thị Phương Dung, Huỳnh Thị Kim Ngân, Nguyễn Hoàng Minh, Phạm Thị Huỳnh Như, Bùi Hải Ngân, Huỳnh Thị Phương Quyên
Người hướng dẫn TS. Phạm Đình Văn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Sinh học
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 47
Dung lượng 866,08 KB

Cấu trúc

  • 1.1. Mục tiêu chương trình môn Sinh học (4)
  • 1.2. Yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Sinh học (4)
    • 1.2.1. Về phẩm chất (4)
    • 1.2.2. Về năng lực (4)
  • 1.3. Ví dụ về mục tiêu của chương trình Sinh học và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực (7)
  • 2. HÃY SƠ ĐỒ HOÁ ĐỂ TÓM TẮT NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔN SINH HỌC (10)
  • 3. LIỆT KÊ VÀ CHO VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG MÔN (14)
    • 3.1. Phương pháp dạy học (14)
      • 3.1.1. Dạy học dựa trên dự án (14)
      • 3.1.2. Dạy học giải quyết vấn đề (17)
      • 3.1.3. Dạy học thực hành (20)
      • 3.1.4. Dạy học bằng nghiên cứu khoa học (0)
    • 3.2. Kĩ thuật dạy học (0)
      • 3.2.1. Kĩ thuật khăn trải bàn (0)
      • 3.2.2. Kĩ thuật mảnh ghép (24)
      • 3.2.3. Kĩ thuật KWL và KWLH (25)
      • 3.2.4. Kĩ thuật phòng tranh (26)
      • 3.2.5. Kĩ thuật sơ đồ tư duy (27)
  • 4. LIỆT KÊ VÀ CHO VÍ DỤ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG MÔN SINH HỌC (28)
    • 4.1. Phương pháp kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học Sinh học (28)
      • 4.1.6. Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập (32)
    • 4.2. Công cụ kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học (33)
      • 4.2.1. Câu hỏi (33)
      • 4.2.2. Bài tập (34)
      • 4.2.3. Đề kiểm tra (36)
      • 4.2.4. Sản phẩm học tập (41)
      • 4.2.5. Hồ sơ học tập (43)
      • 4.2.6. Bảng kiểm (44)
      • 4.2.7. Thang đánh giá (rating scales) (45)
      • 4.2.8. Phiếu đánh giá theo tiêu chí (Rubrics) (46)

Nội dung

Mục tiêu chương trình môn Sinh học Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học; đồng thời gópphần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở

Mục tiêu chương trình môn Sinh học

Môn Sinh học hình thành, phát triển ở học sinh năng lực sinh học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục khác hình thành, phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc biệt là tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào về thiên nhiên của quê hương, đất nước; thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, trân trọng, giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; rèn luyện cho học sinh thế giới quan khoa học, tính trung thực, tinh thần trách nhiệm, tình yêu lao động, các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Mục tiêu chương trình Giáo dục phổ thông nói chung và môn Sinh học nói riêng hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh Môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung cốt lõi và năng lực chuyên môn.

Từ mục tiêu tổng quát, chương trình đã cụ thể hóa thành các yêu cầu cần đạt, nhằm tường minh các phẩm chất và năng lực mà học sinh cần đạt sau khi học xong môn Sinh học.

Yêu cầu cần đạt trong chương trình môn Sinh học

Về phẩm chất

Cùng với các môn học và hoạt động giáo dục khác, môn Sinh học góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu đã quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể.

Về năng lực

Năng lực nhận thức Sinh học

Trình bày, phân tích và giải thích được các kiến thức sinh học cốt lõi về các đối tượng, sự kiện, khái niệm và các quá trình sinh học; những thuộc tính cơ bản về các cấp độ tổ chức sống từ phân tử, tế bào, cơ thể, quần thể, quần xã – hệ sinh thái, sinh quyển.

Từ nội dung kiến thức sinh học về các cấp độ tổ chức sống, học sinh khái quát được các đặc tính chung của thế giới sống là trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng; sinh trưởng và phát triển; cảm ứng; sinh sản; di truyền, biến dị và tiến hoá Thông qua các chủ đề nội dung sinh học, học sinh trình bày và giải thích được các thành tựu công nghệ sinh học

- Nhận biết, kể tên, phát biểu, nêu được các đối tượng, khái niệm, quy luật, quá trình sống;

- Trình bày được các đặc điểm, vai trò của các đối tượng và các quá trình sống bằng các hình thức biểu đạt như ngôn ngữ nói, viết, công thức, sơ đồ, biểu đồ, ;

- Phân loại được các đối tượng, hiện tượng sống theo các tiêu chí khác nhau;

- Phân tích được các đặc điểm của một đối tượng, sự vật, quá trình theo một logic nhất định;

- So sánh, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm, các cơ chế, quá trình sống dựa theo các tiêu chí nhất định;

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện tượng (nguyên nhân - kết quả, cấu tạo - chức năng, );

- Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai; đưa ra được những nhận định có tính phê phán liên quan tới chủ đề trong thảo luận;

- Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc và trình bày các văn bản khoa học; sử dụng được các hình thức ngôn ngữ biểu đạt khác nhau.

Năng lực tìm hiểu thế giới sống

Thực hiện được hoạt động tìm tòi, khám phá các hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống liên quan đến sinh học, bao gồm: đề xuất vấn đề; đặt câu hỏi cho vấn đề tìm tòi, khám phá; đưa ra phán đoán, xây dựng giả thuyết; lập kế hoạch thực hiện; thực hiện kế hoạch; viết, trình bày báo cáo và thảo luận; đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong các tình huống học tập, đưa ra quyết định; Để thực hiện được các hoạt động trong tiến trình tìm tòi, khám phá đó, học sinh cần rèn luyện, hình thành và phát triển các kĩ năng như: quan sát, thu thập và xử lí thông tin bằng các thao tác logic phân tích, tổng hợp, so sánh, thiết lập quan hệ nguyên nhân – kết quả, hệ thống hoá, chứng minh, lập luận, phản biện, khái quát hoá, trừu tượng hoá, định nghĩa khái niệm.

Các biểu hiện của năng lực tìm hiểu thế giới sống cụ thể như sau:

- Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất;

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu;

- Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, ); lập được kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu;

- Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp;

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục.

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Giải thích những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và đời sống hằng ngày liên quan đến sinh học; giải thích, bước đầu nhận định, phản biện một số ứng dụng tiến bộ sinh học nổi bật trong đời sống; giải thích và định hình được quan điểm cá nhân để có ứng xử thích hợp trước những tác động của sinh học đến đời sống của con người như sức khoẻ, an toàn thực phẩm, nông nghiệp sạch, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; giải thích được cơ sở khoa học của các giải pháp công nghệ sinh học để có định hướng lựa chọn ngành nghề; giải thích cơ sở sinh học để có ý thức tự giác thực hiện các biện pháp luyện tập, phòng, chống bệnh, tật, nâng cao sức khoẻ tinh thần và thể chất Đưa ra được quyết định, giải quyết được các tình huống nảy sinh trong nhận thức và thực tiễn.

Các biểu hiện của năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học cụ thể như sau:

- Giải thích thực tiễn: giải thích, đánh giá được những hiện tượng thường gặp trong tự nhiên và trong đời sống, tác động của chúng đến phát triển bền vững; giải thích, đánh giá, phản biện được một số mô hình công nghệ ở mức độ phù hợp;

- Có hành vi, thái độ thích hợp: đề xuất, thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. b Năng lực chung

Môn Sinh học có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực chung quy định trong Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể Phát triển các năng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục Sinh học. trong học tập và thực tiễn cuộc sống) Thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, ngoài thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm tòi khám phá thế giới sống Định hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp dạy học mà môn Sinh học chú trọng là cơ hội giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực tự học.

Năng lực giao tiếp và hợp tác

Tìm kiếm, trao đổi thông tin chính là một khâu không thể thiếu của việc tìm tòi khám phá thế giới sống, một thành tố của năng lực tìm hiểu tự nhiên Năng lực này được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu Đó là những kĩ năng thường xuyên được rèn luyện trong dạy học các chủ đề của môn học Môn Sinh học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực hợp tác khi người học thường xuyên thực hiện các dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm Khi thực hiện các hoạt động đó học sinh cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên thực hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.

Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và khám phá thế giới sống, vì vậy, phát triển năng lực này là một trong những nội dung giáo dục cốt lõi của môn Sinh học Năng lực chung này được thể hiện trong việc tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch tìm tòi, khám phá các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần gũi với cuộc sống hằng ngày Trong chương trình giáo dục sinh học phổ thông, thành tố tìm tòi khám phá được nhấn mạnh xuyên suốt từ cấp tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hoá thông qua các mạch nội dung dạy học, các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp.

Ví dụ về mục tiêu của chương trình Sinh học và yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực

Ví dụ yêu cầu cần đạt của chuyên đề Sinh thái nhân văn thể hiện phẩm chất và năng lực chung, năng lực Sinh học

T Yêu cầu Phẩm chất, năng lực chủ đề góp Nội dung chính

T cần đạt của chủ đề phần phát triển Năng lực sinh học

Phẩm chất và năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học

Khái niệm Sinh thái nhân văn

Sinh thái nhân văn là khoa học nghiên cứu quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên ở mức độ hệ thống, bao gồm hệ xã hội và hệ tự nhiên (hệ sinh thái) Sinh thái nhân văn không chỉ mở rộng khái niệm sinh thái học mà trở thành giao điểm hội tụ tư tưởng của nhiều ngành khoa học khác nhau Sự hội tụ đó thể hiện tính hệ thống toàn vẹn bằng nghiên cứu các mối tương tác giữa các thành phần của hệ thống xã hội và hệ tự nhiên, trang bị cho nó vũ khí để có thể đương đầu được với các vấn đề môi trường ngày càng gia tăng và các hệ thống tự nhiên - xã hội luôn luôn thay đổi.

2 Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững

- Tìm hiểu thế giới sống

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

Giá trị của sinh thái nhân văn trong việc phát triển bền vững

Giá trị của sinh thái nhân văn:giúp cho con người thấy được những mối quan hệ không được thừa nhận trước kia giữa con người và môi trường;đồng thời cũng giúp cho con người nhận thức sâu sắc về vị trí của con người trong thế triển bền vững, với mục đích là kết hợp cải thiện điều kiện sống của con người với bảo tồn đa dạng sinh học, thiết lập sự ưu tiên bảo tồn lâu dài.

Phân tích được giá trị của sinh thái nhân văn trong một số lĩnh vực như: Nông nghiệp;

Phát triển đô thị; Bảo tồn và phát triển; Thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Tìm hiểu thế giới sống

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Một số lĩnh vực sinh thái nhân văn:

- Hệ sinh thái nông nghiệp;

- Hệ sinh thái đô thị;

- Sinh thái học bảo tồn và Sinh thái học phục hồi;

- Dịch vụ hệ sinh thái và sinh kế;

- (Sinh học = Dịch vụ hệ sinh thái = xã hội (tích hợp tri thức tự nhiên và xã hội)).

Thực hiện dự án: Điều tra tìm hiểu về một trong các lĩnh vực sinh thái nhân văn tại địa phương.

- Tìm hiểu thế giới sống

- Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

Dịch vụ hệ sinh thái tại Khu dự trữ Sinh quyển Cù LaoChàm – Hội An.

HÃY SƠ ĐỒ HOÁ ĐỂ TÓM TẮT NỘI DUNG GIÁO DỤC MÔN SINH HỌC

LIỆT KÊ VÀ CHO VÍ DỤ MINH HOẠ VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC, KĨ THUẬT DẠY HỌC PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG MÔN

Phương pháp dạy học

3.1.1 Dạy học dựa trên dự án

Dạy học dựa trên dự án là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành, tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu, trình bày.

Ví dụ: Tổ chức dạy học chủ đề “Một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn” thuộc mạch nội dung “Sinh học vi sinh vật và virus” trong chương trình Sinh học 10.

- Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ vi sinh vật;

- Trình bày được cơ sở khoa học của việc ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn;

- Trình bày được một số ứng dụng vi sinh vật trong thực tiễn (sản xuất và bảo quản thực phẩm, sản xuất thuốc, xử lí môi trường, );

- Làm được một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì, ).

Tên dự án: Sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật 10

Giai đoạn 1: Chuẩn bị dự án

- Giáo viên chia học sinh thành các nhóm nhỏ.

- Giáo viên khai thác những hiểu biết sơ bộ của học sinh về một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì, ) bằng kĩ thuật KWL Học sinh trình bày những điều đã biết K (Know), những điều muốn biết W (Want) và cuối chủ đề sẽ ghi lại những điều đã học được vào cột L (Learn):

- Học sinh xem video về một số sản phẩm lên men từ vi sinh vật (sữa chua, dưa chua, bánh mì, ) và thảo luận câu hỏi: Người ta đã ứng dụng các vi sinh vật này trong đời sống như thế nào?

- Giáo viên giới thiệu dự án và lập kế hoạch dự án.

Người ta đã ứng dụng các vi sinh vật này trong đời sống như thế nào? lên men từ vi sinh vật”.

Lập kế hoạch thực hiện dự án:

- Chia sẻ, lựa chọn nhiệm vụ phù hợp.

- Yêu cầu học sinh nêu các nhiệm vụ cần thực hiện của dự án.

 Cơ sở khoa học là gì?

 Quy trình tiến hành như thế nào?

 Làm thế nào để vi sinh vật sinh trưởng nhanh nhất?

 Tình hình sản xuất sản phẩm trong khu vực địa phương như thế nào?

 Làm thế nào để phát triển sản phẩm thương mại hóa?

- Từ đó học sinh đưa ra các nhiệm vụ cần thực hiện.

- Căn cứ vào chủ đề học tập, hướng dẫn của giáo viên, học sinh viết các nhiệm vụ cần thực hiện.

- Lập bảng kế hoạch dự án:

 Điều tra, khảo sát về sản phẩm tại địa phương.

 Thảo luận, xử lí thông tin.

 Viết báo cáo và làm ra sản phẩm.

 Chiến lược tuyên truyền sản phẩm.

- Học sinh chia sẻ, lựa chọn nhiệm vụ theo sở thích và khả năng của bản thân.

Giai đoạn 2: Thực hiện dự án

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Thu thập thông tin. Điều tra khảo sát về sản phẩm tại địa phương.

Theo dõi, hướng dẫn các nhóm thiết kế phiếu điều tra, câu hỏi phỏng vấn, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ghi chép thông tin vào sổ tay dự án, kĩ năng thu thập thông tin từ internet.

Thực hiện nhiệm vụ theo bản kế hoạch.

Xử lí thông tin, lập dàn ý báo cáo.

Cố vấn, giúp đỡ các nhóm trong việc tìm hiểu cơ sở khoa học, xây dựng quy trình thực hiện.

- Trao đổi về cơ sở khoa học, quy trình thực hiện làm ra sản phẩm.

- Chia sẻ ý tưởng tuyên truyền sản phẩm (làm poster, dán nhãn mác nguồn gốc xuất xứ, làm video quảng cáo, làm tiếp thị phân phối, gian hàng trưng bày).

Theo dõi tiến độ thực hiện, hỗ trợ học sinh trong việc tìm kiếm nguyên liệu.

- Làm ra sản phẩm (sữa chua, dưa chua, bánh mì, ).

- Thiết kế sản phẩm tuyên truyền

(poster, nhãn sản phẩm, video, đội ngũ tiếp thị ).

Giai đoạn 3: Báo cáo và đánh giá dự án

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Tổ chức cho HỌC SINH báo cáo kết quả và phản hồi.

- Gợi ý các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Các nhóm báo cáo kết quả:

 Thuyết trình về sản phẩm (có thể trình bày kết hợp sản phẩm tuyên truyền).

- Tham gia phản hồi về sản phẩm, phần trình bày của nhóm bạn.

- Ghi lại kiến thức tổng hợp từ mỗi nhóm vào vở. Đánh giá quá trình thực hiện dự án.

- Phát phiếu đánh giá cho các nhóm

- Tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau.

- Tuyên dương cá nhân, nhóm làm tốt.

Các nhóm tự đánh giá, đánh giá lẫn nhau.

3.1.2 Dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề là cách thức tổ chức dạy học, trong đó học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề mà bản thân học sinh chưa biết cách thức, phương tiện cần phải nỗ lực tư duy để giải quyết vấn đề.

Ví dụ: Dạy học chủ đề “Quá trình sinh trưởng và sinh sản ở vi sinh vật” thuộc mạch nội dung “Sinh học vi sinh vật và virus" (Sinh học 10).

Yêu cầu cần đạt: Nêu được khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật Trình bày được đặc điểm các pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn

Hoạt động này được tổ chức trong thời gian khoảng 45 phút.

Bước 1 Nhận biết vấn đề (5 phút)

Giáo viên nêu tình huống: Bạn Nam khi mua sữa chua ở tiệm tạp hoá (sữa chua để ngoài môi trường, nhiệt độ khoảng 25 - 28°C), phát hiện hộp sữa chua vẫn còn hạn sử dụng nhưng bị phồng nắp lên Bạn Nam đã chọn mua hộp khác, nhưng vẫn thắc mắc vì sao hộp sữa chua bị phồng lên Em hãy giúp bạn Nam giải thích hiện tượng trên.

Giáo viên hướng dẫn học sinh đề xuất vấn đề cần giải quyết bằng các câu hỏi sau:

- Tại sao hộp sữa chua bị phồng lên?

- Tại sao không nên sử dụng hộp sữa chua bị phồng?

Học sinh trả lời: Do bảo quản không đúng cách nên hộp sữa chua bị hỏng, sinh ra chất độc.

Học sinh xác định vấn đề cần giải quyết:

Hộp sữa chua chứa các vi khuẩn, các vi khuẩn này sẽ sử dụng các chất trong môi trường (sữa) để lên men Nếu ta bảo quản tốt (khoảng 2 - 8°C) thì hộp sữa chua vẫn tươi ngon Nếu để ngoài môi trường tự nhiên lâu ngày thì hộp sữa chua sẽ bị hỏng Vậy, khi để hộp sữa chua ngoài môi trường (khoảng 25 - 28°C), hoạt động của vi khuẩn diễn ra như thế nào?

Bước 2 Lập kế hoạch giải quyết vấn đề (5 phút)

- Học sinh đề xuất các giả thuyết, như: Vi khuẩn trong hộp sữa chua bị phồng sinh trưởng và diễn ra quá trình lên men, tạo ra chất khí làm cho hộp sữa chua phồng lên Chất lượng sữa chua trong hộp sẽ giảm do vi khuẩn sử dụng cơ chất để lên men và quá trình đó có thể sinh ra các chất độc hại làm hộp sữa chua bị hỏng.

- Lập kế hoạch giải quyết:

 Thực hành làm sữa chua.

 Bảo quản sữa chua theo 2 cách: trong tủ lạnh ở 2 - 8°C (hộp A) và ngoài môi trường ở khoảng 25 - 28°C (hộp B).

 Theo dõi, ghi chép các hiện tượng của hộp A và B sau 4 ngày (màu sắc, mùi, kết cấu, ) và giải thích các hiện tượng trên;

 Nghiên cứu lí thuyết về các pha sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục.

Bước 3: Thực hiện kế hoạch (20 phút)

- Giao nhiệm vụ: Học sinh làm thực hành ở nhà và hoàn thành phiếu sau:

PHIẾU LÀM VIỆC NHÓM SỐ 1 (Ở NHÀ)

1 Hoàn thành bảng 1 Kết quả quan sát các hiện tượng xảy ra của hai hộp sữa chua bảo quản ở 25 - 28°C (hộp A) và trong tủ lạnh ở 2 - 8°C (hộp B):

Kết quả quan sát Giải thích Kết quả quan sát Giải thích

2 Hình ảnh minh hoạ quá trình làm và bảo quản sữa chua:

Câu 1 Số lượng vi khuẩn có tăng lên trong quá trình ủ sữa chua hay không? Vì sao?

Câu 2 Hãy điền các giai đoạn tương ứng: (1) Trộn sữa chua cái và dung dịch sữa; (2) Ủ lên men khoảng 6-8 giờ; (3a) Bảo quản ở nhiệt độ thường (25 - 28°C); (3b) Bảo quản trong tủ lạnh (2 - 8°C) vào bảng 2.

Bảng 2 Các pha sinh trưởng của quần thể vi sinh vật

Pha tiềm phát Pha luỹ thừa Pha cân bằng Pha suy vong Hộp A

Câu 3 Giải thích hiện tượng hộp sữa chua bị phồng Từ đó, hãy đề xuất biện pháp bảo quản sữa chua đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bước 4: Kiểm tra, đánh giá và kết luận (5 phút)

- Rút ra kết luận về cách giải quyết tình huống:

Hộp sữa chua để ngoài môi trường, quá trình sinh trưởng và lên men tiếp tục diễn ra theo pha cân bằng và cuối cùng là pha suy vong, làm cho chất lượng sữa chua giảm, sinh ra các chất độc hại (biểu hiện: hộp sữa bị loãng, sủi bọt, có mùi chua, hôi, ).

- Thể nghiệm và ứng dụng:

 Quan sát các hộp sữa chua bán ở các tạp hoá bảo quản ở nhiệt độ thường (khoảng 25 - 28 )℃) ;

 Không nên sử dụng các hộp sữa chua để ngoài môi trường lâu ngày Để đảm bảo chất lượng sữa chua nên bảo quản lạnh (2 - 8 C) trong thời gian cho phép;

 Đề xuất vấn đề mới: Nghiên cứu việc bảo quản dưa chua và các sản phẩm lên men khác.

Dạy học thực hành là cách thức dạy học mà học sinh làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trên đối tượng thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tìm ra tri thức mới hoặc ôn tập, củng cố, qua đó hình thành, phát triển các năng lực sinh học.

Ví dụ: Dạy học chủ đề “Sự vận chuyển các chất qua màng sinh chất” thuộc mạch nội dung “Sinh học tế bào” (Sinh học 10).

Yêu cầu cần đạt: Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh (tế bào hành, tế bào máu, ); thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

Hoạt động này được tổ chức trong thời gian khoảng 30 phút.

Bước 1 Giới thiệu thí nghiệm (2 phút)

- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu tóm tắt mục tiêu, nội dung, mẫu vật, dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thực hành.

Bước 2 Tiến hành thí nghiệm (15 phút)

- Giáo viên phát mẫu vật cho các nhóm.

- Giáo viên yêu cầu các nhóm phân công nhiệm vụ rõ ràng, hợp lí.

- Giáo viên yêu cầu các nhóm tiến hành làm thí nghiệm:

 Học sinh làm thí nghiệm “Tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống” trước, trong khi chờ nhuộm tế bào sẽ tiến hành thí nghiệm “Co và phản co nguyên sinh”.

 Học sinh quan sát, vẽ/chụp hình, hoàn thành phiếu học tập trên giấy A1.

- Giáo viên theo dõi, quan sát, nhắc nhở và bao quát lớp.

Bước 3 Báo cáo, thảo luận (10 phút)

- Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm.

- Giáo viên tổ chức thảo luận:

Kĩ thuật dạy học

bào quan trong tế bào.

Hoạt động này được tổ chức trong 35 phút.

- Giáo viên chia học sinh thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy A0 và tối thiểu 5 bút lông màu khác nhau Giáo viên có thể yêu cầu học sinh chuẩn bị bút màu trước (1 phút).

- Giao nhiệm vụ: Xây dựng sơ đồ tư duy thể hiện mối quan hệ giữa cấu tạo và

- chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực (1 phút).

- Học sinh vẽ sơ đồ tư đuy trên giấy AD (10 phùt).

- Giáo viên tổ chức cho các nhóm báo cáo sản phẩm (mỗi nhóm 3 phút).

- Giáo viên tổ chức cho HỌC SINH thảo luận chung (8 phút).

- Giáo viên mhận xét, đánh giá và kết luận (3 phút).

Lưu ý: Giáo viên nên chọn những nhiệm vụ học tập về các kiến thức khái quát, các kiến thức thể hiện mối quan hệ giữa thành phần và tổng thể, giữa các thành phần với nhau Kĩ thuật sơ đồ tư duy thường được sử dụng kết hợp với một PPDH cụ thể, như dạy học hợp tác, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học thực hành,

LIỆT KÊ VÀ CHO VÍ DỤ CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG CỤ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC TRONG MÔN SINH HỌC

Phương pháp kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học Sinh học

4.1.1 Phương pháp kiểm tra viết

Kiểm tra viết là phương pháp kiểm tra phổ biến, được sử dụng đồng thời với nhiều học sinh cùng một thời điểm, được sử dụng sau khi học xong một phần nội dung/chương/ chương trình học.

4.1.2 Phương pháp kiểm tra dạng viết tự luận

Là phương pháp giáo viên thiết kế câu hỏi, bài tập, học sinh xây dựng câu trả lời hoặc làm bài tập trên bài kiểm tra viết trên giấy hoặc trên máy tính Một bài kiểm tra tự luận thường có ít câu hỏi, mỗi câu hỏi phải viết nhiều câu để trả lời và cần phải có nhiều thời gian để trả lời mỗi câu, nó cho phép một sự tự do tương đối nào đó để trả lời các vấn đề đặt ra.

Có 2 dạng câu tự luận: câu tự luận có sự trả lời mở rộng và câu tự luận trả lời có giới hạn. Ưu điểm:

- Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng suy luận, sắp xếp dữ kiện, khả năng phê phán, đưa ra những ý kiến mới;

- Việc chuẩn bị câu tự luận không quá khó khăn và mất thời gian.

- Số lượng câu hỏi ít nên khó bao quát được nội dung của chương trình học;

- Việc đánh giá vẫn chịu ảnh hưởng nhiều ở chủ quan người chấm;

- Chấm điểm các bài tự luận tốn nhiều thời gian, độ tin cậy không cao.

Ví dụ 1: Quang hợp là gì?

Ví dụ 2: Hãy phân tích vai trò của quang hợp đối với sinh vật và đối với môi trường sống.

4.1.3 Phương pháp kiểm tra viết dạng trắc nghiệm khách quan

Phương pháp này thường sử dụng một bài kiểm tra trắc nghiệm khách quan, bao gồm nhiều câu hỏi/bài tập Mỗi câu trắc nghiệm khách quan thường được trả lời bằng một dấu hiệu đơn giản hay một từ, một cụm từ.

Bao gồm các loại sau: loại câu đúng/ sai; loại câu điền khuyết; loại câu ghép đôi; loại câu trả lời ngắn; loại câu nhiều lựa chọn. Ưu điểm:

- Có khả năng đo được các mức độ của nhận thức biết, hiểu, vận dụng (ở mức nhận thức cao khó thiết kế câu trắc nghiệm), bao quát được phạm vi kiến thức rộng nên đại diện cho nội dung cần đánh giá;

- Nâng cao tính khách quan, độ giá trị và tin cậy cho kiểm tra, đánh giá vì nội dung kiểm tra bao quát được chương trình học, tiêu chuẩn đánh giá rõ ràng, hạn chế sự phụ thuộc của đánh giá vào chủ quan người chấm.

- Khăn trong việc đo lường khả năng diễn đạt, sắp xếp trình bày và đưa ra ý tưởng mới, quá trình chuẩn bị câu hỏi khó và mất nhiều thời gian;

- Trắc nghiệm được sử dụng để kiểm tra chủ yếu là kiến thức và kinh nghiệm của người học.

Ví dụ: Các nhận định sau đây là đúng hay sai?

Các nhận định Đúng Sai

1 Pha sáng chỉ diễn ra khi có ánh sáng còn pha tối diễn ra cả khi có và không có ánh sáng.

2 Đặt cây xanh trong phòng ngủ giúp điều hoà không khí trong phòng, tốt cho sức khoẻ con người.

3 Pha sáng là quá trình chuyển hoá quang năng thành hoá năng trong các phân tử ATP và NADPH.

4 Các phân tử sắc tố nằm ở màng ngoài của lục lạp hấp thụ các photon ánh sáng và chuyển hoá thành năng lượng trong ATP và NADPH.

Loại câu trả lời ngắn:

- Ở quá trình nào cây xanh tạo ra oxi?

- Quá trình nào xảy ra trong tế bào phân giải các chất để tạo năng lượng?

Loại câu điền vào chỗ trống:

Ví dụ: Chọn các cụm từ thích hợp sau đây điền vào chỗ trống: đại phân tử; sắc tố quang hợp; pha tối; diệp lục; khí oxi; hoá năng; năng lượng ánh sáng; chất hữu cơ; lực khử NADPH

Quang hợp là quá trình tổng hợp các … (1) …, giải phóng ra … (2) … từ các chất vô cơ (CO2 và H2O) nhờ …(3)… do các …(4)… hấp thị Quang hợp gồm hai pha là: pha sáng và … (5) …Pha sáng là quá trình chuyển hoá năng lượng quang năng thành… (6) … trong ATP và NADPH Pha tối là quá trình sử dụng năng lượng ATP và … (7) … khử

Ví dụ: Hãy ghép thông tin ở hai cột A và B cho phù hợp

1 Các dạng đột biến gene a Đột biến dị bội và đột biến đa bội.

2 Các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể. b Mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.

3 Các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. c Thay thế, thêm hoặc mất cặp nucleotide.

Câu hỏi nhiều lựa chọn:

Ví dụ: Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quá trình phiên mã mà không có ở quá trình tái bản ADN?

Quan sát là phương pháp giáo viên theo dõi học sinh thực hiện các hoạt động học tập (quan sát quá trình) hoặc nhận xét một sản phẩm do học sinh làm ra (quan sát sản phẩm). Ưu điểm:

- Giúp việc thu thập thông tin của giáo viên được kịp thời, nhanh chóng

- Kết hợp với các phương pháp khác sẽ giúp việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên và toàn diện.

- Phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của người quan sát.

- Khối lượng quan sát không được lớn, khối lượng thu được không thật toàn diện nếu không có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin

- Chỉ thu được những biểu hiện trực tiếp, bề ngoài của đối tượng.

Ví dụ: Trong dạy học môn Sinh học, giáo viên có thể sử dụng phiếu ghi chép cho các sự kiện thường nhật như sau:

MẪU GHI CHÉP SỰ KIỆN THƯỜNG NHẬT

Hỏi- đáp là phương pháp giáo viên đặt câu hỏi và học sinh trả lời câu hỏi (hoặc ngược lại), nhằm rút ra những kết luận, những tri thức mới mà học sinh cần lĩnh hội, hoặc nhằm tổng kết, củng cố, kiểm tra mở rộng những tri thức học sinh đã học Phương pháp hỏi - đáp cung cấp rất nhiều thông tin chính thức và không chính thức về học sinh. Ưu điểm:

- Kích thích tính tích cực, độc lập tư duy ở học sinh để tìm ra câu trả lời tối ưu trong thời gian nhanh nhất;

- Bồi dưỡng học sinh năng lực diễn đạt bằng lời nói;

- Bồi dưỡng hứng thú học tập qua kết quả trả lời;

- Giúp giáo viên thu tín hiệu ngược từ học sinh một cách nhanh gọn kể kịp thời điều chỉnh hoạt động của mình, mặt khác có điều kiện quan tâm đến từng học sinh, nhất là những học sinh giỏi và kém;

- Tạo không khí làm việc sôi nổi, sinh động trong giờ học.

- Dễ làm mất thời gian ảnh hưởng không tốt đến kế hoạch lên lớp cũng như mất nhiều thời gian để soạn hệ thống câu hỏi;

- Nếu không khéo léo sẽ không thu hút được toàn lớp mà chỉ là đối thoại giữa giáo viên và một học sinh;

Các dạng hỏi – đáp: hỏi – đáp củng cố, hỏi – đáp tổng kết, hỏi – đáp kiểm tra.

Ví dụ: Sau khi học sinh học xong bài Khái quát về vi sinh vật, giáo viên hỏi một số câu hỏi củng cố kiến thức để học sinh trả lời như:

- Vi sinh vật là gì?

- Vi sinh vật bao gồm những nhóm nào? Kể tên.

Ví dụ: Dựa vào kiến thức đã học bài Quang hợp và hô hấp ở thực vật, hãy tóm tắt sự khác biệt giữa quang hợp và hô hấp tế bào.

Ví dụ: Trước khi học bài Khái quát về vi sinh vật giáo viên yêu cầu học sinh hãy nêu những hiểu biết của em về vi sinh vật.

4.1.6 Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập Đánh giá qua hồ sơ là giáo viên, học sinh theo dõi, trao đổi những ghi chép, lưu giữ của chính học sinh về những gì các em đã nói, đã làm, cũng như ý thức, thái độ của học sinh với quá trình học tập của mình cũng như với mọi người… Qua đó giúp học sinh thấy được những tiến bộ của mình, và giáo viên thấy được khả năng của từng học sinh, từ đó giáo viên sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp hoạt động dạy học và giáo dục.

4.1.7 Phương pháp đánh giá qua sản phẩm học tập Đây là phương pháp đánh giá kết quả học tập thông qua các sản phẩm như: bức vẽ, bản đồ, đồ thị, đồ vật, sáng tác, chế tạo, lắp ráp…

Công cụ kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực của học sinh trong dạy học

Câu hỏi là dạng cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một nhu cầu, một đòi hỏi hay một mệnh lệnh cần được giải quyết.

Các dạng câu hỏi: câu hỏi tự luận (câu tự luận mở rộng và câu tự luận giới hạn), câu hỏi trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, loại câu đúng – sai, loại câu điền vào chỗ trống, câu ghép đôi).

Câu tự luận mở rộng:

Ví dụ: Theo em, điều gì khiến nước ta cần phải quan tâm tới vấn đề sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?

Câu tự luận giới hạn:

Ví dụ: Tại sao virus chỉ được coi là dạng sống kí sinh bắt buộc?

Câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn:

Ví dụ: Loài động vật nào dưới đây có dạ dày đơn?

Ví dụ: Em hãy xác định những nhận định nào đúng, những nhận định nào sai trong bảng dưới đây

1 Sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học là ATP và NADPH.

2 Trong điều kiện sống bất lợi thực vật C4 và CAM thường xuyên xảy ra quá trình hô hấp sáng.

3 Khi cây thiếu nước đến 40 – 60%, quang hợp bị giảm mạnh và có thể ngừng trệ.

- Loại điền vào chỗ trống:

Ví dụ: Em hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn bản sau:

Trong khoang miệng thức ăn bị cắt, … (1) …và tẩm nước bọt Thức ăn xuống đến…

(2) …tiếp tục được nghiền nhỏ và… (3) …thấm đều với… (4) … Một phần thức ăn là …

(5) …được biến đổi Sau đó… (6) …được chuyển xuống… (7) …để các enzim của chất… (8) …dịch… (9) , dịch mật tác dụng và biến đổi hoàn toàn thành chất … (10) …

Ví dụ: Hãy nối nội dung ở cột A với cột B cho phù hợp

Cột A – Các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật Cột B – Đặc điểm

1 Quang tự dưỡng a Nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon là

2 Hoá tự dưỡng b Nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn carbon là CO2.

3 Quang dị dưỡng c Nguồn năng lượng từ chất hữu cơ và nguồn carbon là hữu cơ.

4 Hoá dị dưỡng d Nguồn năng lượng từ ánh áng và nguồn năng lượng là chất hữu cơ.

Bài tập trong đánh giá phát triển năng lực học sinh là những tình huống nảy sinh trong cuộc sống, trong đó chứa đựng những vấn đề mà học sinh cần phải quan tâm, cần tìm hiểu, cần phải giải quyết và có ý nghĩa giáo dục.

- Bài tập có hai phần:

Một số dạng bài tập:

Dạng 1 Bài tập viết một đoạn văn

Ví dụ: Hãy tìm hiểu thông tin về biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sinh vật, viết một đoạn 300 từ những hiểu biết của em về vấn đề đó.

Dạng 2 Bài tập khai thác kênh hình/kênh chữ

Ví dụ: Bảng dưới đây biểu diễn kết quả thu được từ một quá trình thực nghiệm:

6 160 a Hãy cho biết mục đích của thực nghiệm trên là gì? Từ đó đưa ra giả thuyết khoa học cho thực nghiệm trên? b Hãy vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa 2 đại lượng trong thực nghiệm trên? c Nếu liều lượng bón là 160 hoặc 200 kg N/ha thì năng xuất có tăng lên không? Giải thích tại sao? Hãy đưa ra lời khuyên có giá trị đối với người nông dân trồng lúa?

Dạng 3 Bài tập thực tiễn

Ví dụ: Hãy đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Phân đạm là thức ăn chính của cây, giúp cho chồi, cành lá phát triển; lá có kích thước to sẽ tăng khả năng quang hợp từ đó làm tăng năng suất cây trồng Bón thiếu phân đạm, cây sẽ còi cọc, lá thường chuyển vàng, toàn bộ quá trình sinh trưởng của cây sẽ bị trì trệ do thiếu chất hình thành tế bào, các quá trình sinh hóa cũng bị ngưng trệ Bón thừa phân đạm, cây trồng sẽ lớn nhanh, đẻ nhánh nhiều, dễ bị đổ ngã, chậm ra hoa và khó đậu quả Mặt khác, thừa đạm làm tăng mức độ lây nhiễm sâu bệnh do cây thiếu sức đề kháng, lá mềm, màu sắc xanh đậm của lá thu hút các loại côn trùng và nấm bệnh gây hại Một số nông dân cho rằng khi bón quá mức cần thiết thì đạm là chất độc.

(Trích nguồn: http://www.giatieu.com/phan-dam-nhung-dieu-can-biet/6381/) a) Hãy đặt một câu hỏi để làm rõ trọng tâm cần giải quyết của tình huống trên. b) Một số nông dân hiểu là chất độc khi bón quá mức cần thiết có đúng không? Tại sao? c) Hãy rút ra kết luận khái quát về việc bón phân đạm cho cây.

Dạng 4 Bài tập thực nghiệm

Ví dụ: Người ta đã tiến hành một thí nghiệm như sau: Cho các hạt đậu tương đang trong giai đoạn nảy mầm vào trong bình thủy tinh a và cho các hạt đậu tương đã chết (đã luộc chín hoặc đã rang chín) vào trong bình thủy tinh b Đậy kín nắp 2 bình thủy tinh trong khoảng 4 – 5 giờ đồng hồ Các bước tiếp theo và kết quả của quá trình thực nghiệm được mô tả ở hình bên.

Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau về kết quả của thực nghiệm ở 2 bình a và b nêu trên?

Dạng 5 Bài tập tình huống

Ví dụ: Anh Vinh và chị Thủy kết hôn được 5 năm, họ vừa sinh 1 bé gái tên Mai hóm hỉnh Không may bé phải truyền máu Bố mẹ bé rất lo lắng và tình nguyện hiến máu. Nhưng bác sĩ lại trả lời máu của anh chị không phù hợp, anh chị đều có nhóm máu A trong khi cháu có nhóm máu O Anh Vinh liền quay sang chị Thủy nói “Sao cô lại lừa dối tôi? Tại sao cô lại có con với người khác?” Chị Thủy khóc lóc không biết giải thích làm sao vì chị rất chung thuỷ với chồng Nếu em là vị bác sĩ nọ em sẽ giải thích cho anh Vinh như thế nào?

Dạng 6 Bài tập dự án

Ví dụ: Hãy tìm hiểu một số bệnh truyền nhiễm do virut gây ra ở địa phương em và đưa ra cách phòng ngừa.

4.2.3 Đề kiểm tra Đề kiểm tra là công cụ đánh giá quen thuộc, được sử dụng trong phương pháp kiểm tra viết Đề thi gồm các câu hỏi tự luận hoặc các câu hỏi trắc nghiệm hoặc kết hợp cả câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm.

Xây dựng bài kiểm tra gồm 5 bước:

Bước 1 Xác định các chuẩn đánh giá;

Bước 2 Thiết lập ma trận đề kiểm tra;

Bước 3 Biên soạn các dạng câu hỏi/bài tập theo ma trận đề;

Bước 4 Xây dựng đề kiểm tra và hướng dẫn chấm;

Câu 1 Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường

A quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.

B quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.

C quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

D quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Câu 2 Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

A Ngọn chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm vàng.

B Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

C Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.

D Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.

Câu 3 Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

A Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

B Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

C Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

D Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

Câu 4 Lá cây có màu xanh lục vì

A diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

B diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

C nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.

D các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.

Câu 5 Quan sát đồ thị sau:

Trong các nhận định sau có bao nhiêu nhận định đúng với đồ thị trên?

(1) Đồ thị biểu diễn sự thay đổi tốc độ cố định CO2 của một loài thực vật theo cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 trong không khí.

(2) Tốc độ cố định CO2 tăng khi tăng cường độ ánh sáng tới một giới hạn nhất định thì dừng lại, mặc dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng Lúc này, để tăng tốc độ cố định CO2 phải tăng nồng độ CO2.

(3) Đường a thể hiện phần mà tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố ánh sáng. Đường b thể hiện phần tốc độ cố định CO2 bị hạn chế bởi nhân tố là nồng độ CO2.

(4) a và b là biểu thị sự phụ thuộc vào nồng độ CO2 của hai loài khác nhau.

Câu 6 Biện pháp nào dưới đây làm tăng năng suất cây trồng?

(1) Tăng diện tích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây tăng năng suất cây trồng.

(2) Điều khiển tăng diện tích bộ lá nhờ các biện pháp: bón phân, tưới nước hợp lý, thực hiện kĩ thuật chăm sóc phù hợp đối với mỗi loại và giống cây trồng.

(3) Trồng cây với mật độ dày đặc để là nhận được nhiều ánh sáng cho quang hợp.

(4) Tuyển chọn cách dùng cây có sự phân bố sản phẩm quang hợp vào các bộ phận có giá trị kinh tế với tỷ lệ cao (hạt, quả, củ, ) tăng hệ số kinh tế của cây trồng.

Câu 7 Cây trên cạn ngập úng lâu sẽ chết do những nguyên nhân nào dưới đây?

(1) Cân bằng nước trong cây bị phá hủy.

(2) Hàm lượng oxi trong đất quá thấp.

(3) Các ion khoáng độc hại đối với cây.

Câu 8 Có bao nhiêu biện pháp dưới đây giúp cho bộ rễ cây phát triển?

(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.

(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.

(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.

(4) Vun gốc và xới đất cho cây.

Câu 1 Quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi

Hình ảnh vườn cây bí ngô a) Hãy nêu tên của hiện tượng trên. b) Hiện tượng trên có ảnh hưởng như thế nào tới cây bí ngô? Đề xuất biện pháp cứu cây khi bị hiện tượng trên quá lâu.

Ngày đăng: 28/10/2024, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w