1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Phát triển chương trình Đào tạo Đại học

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát triển chương trình Đào tạo Đại học
Tác giả Vũ Hồng Hoa
Trường học Đại học Giáo Dục – Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Giáo dục
Thể loại Tiểu luận
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 731,23 KB
File đính kèm PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC.rar (700 KB)

Nội dung

Chương trình đào tạo được xem là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đào tạo của một trường đại học. Ở các cấp phổ thông, chương trình đào tạo gần như giống nhau về tài liệu và nội dung. Nhưng chương trình đào tạo có độ khác biệt rõ rệt giữa các trường đại học, kể cả giữa các ngành hay chuyên ngành giống nhau ở các trường khác nhau. Những hoạt động trên giảng đường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nội dung chương trình đào tạo. Một chương trình đào tạo tốt có thể cung cấp động lực để việc giảng dạy và học tập được hiệu quả hơn. Ngược lại, chương trình đào tạo không phù hợp có thể tạo ra những cản trở và ràng buộc khả năng sáng tạo và phát triển của người dạy và người học. Vì vậy, việc đánh giá chương trình đào tạo là một khâu quan trọng để xác định chất lượng của một chương trình đào tạo.

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

NỘI DUNG 3

PHẦN I: PHÂN TÍCH CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC 3

1 Khái niệm chương trình đào tạo 3

2 Phân tích cách tiếp cận phát triển trong xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học 3

PHẦN II: VIẾT CHUẨN ĐẦU RA VỀ KIẾN THỨC CỦA MỘT BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC 10

1 Mục tiêu đào tạo 10

2 Chuẩn đầu ra 11

3 Chuẩn đầu ra của chương trình và thang đo năng lực 12

4 Phương pháp giảng dạy – học tập 15

5 Pháp đánh giá 17

KẾT LUẬN 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO 21

Trang 2

Xin cảm ơn giảng viên bộ môn đã giảng dạy tận tình, chi tiết để em có

đủ kiến thức và vận dụng các kiến thức đó vào bài tiểu luận này

Do em chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế

về kiến thức, trong bài tiểu luận chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía giảng viên để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Lời cuối cùng, em xin kính chúc giảng viên nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc

Học viên

Vũ Hồng Hoa

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Chương trình đào tạo được xem là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đào tạo của một trường đại học Ở các cấp phổ thông, chương trình đào tạo gần như giống nhau về tài liệu và nội dung Nhưng chương trình đào tạo có độ khác biệt rõ rệt giữa các trường đại học, kể cả giữa các ngành hay chuyên ngành giống nhau ở các trường khác nhau Những hoạt động trên giảng đường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ nội dung chương trình đào tạo Một chương trình đào tạo tốt có thể cung cấp động lực để việc giảng dạy

và học tập được hiệu quả hơn Ngược lại, chương trình đào tạo không phù hợp

có thể tạo ra những cản trở và ràng buộc khả năng sáng tạo và phát triển của người dạy và người học Vì vậy, việc đánh giá chương trình đào tạo là một khâu quan trọng để xác định chất lượng của một chương trình đào tạo

Trang 4

NỘI DUNG PHẦN I: PHÂN TÍCH CÁCH TIẾP CẬN PHÁT TRIỂN TRONG XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC

1 Khái niệm chương trình đào tạo

Tại Việt Nam, quan điểm về chương trình đào tạo bậc đại học được nêu tại các văn bản pháp luật Theo Thông tư số 04/2016/TT-BGDĐT ngày 14/3/2016, quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, chương trình đào tạo của một ngành học ở một trình độ cụ thể, bao gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học cần đạt được sau khi tốt nghiệp: nội dung, phương pháp và hoạt động đào tạo; điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm

vụ và các hoạt động học thuật của đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai đào tạo ngành học đó Như vậy, cách tiếp cận về khái niệm chương trình đào tạo ở bậc đại học của Việt Nam cũng được tiếp cận theo nghĩa rộng, bao gồm nội dung đào tạo và các điều kiện thực hiện nội dung đào tạo đó

2 Phân tích cách tiếp cận phát triển trong xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học

Bản chất của giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học Bởi lẽ giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn, nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống, nghề nghiệp và nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức

Không giống với cách tiếp cận của chương trình định hướng nội dung, cách tiếp cận của chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra Với cách tư duy này thì chất lượng đầu ra được coi là “sản phẩm cuối cùng” của quá trình dạy học Theo cách tiếp cận

Trang 5

này, việc quản lý chất lượng dạy học chuyển từ việc điều khiển “đầu vào” sang điều khiển “đầu ra”, tức là kết quả học tập của người học

Vậy chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực có những đặc điểm sau:

- Không quy định những nội dung dạy học chi tiết mà quy định kết quả đầu ra mong muốn của quá trình giáo dục Trên cở sở đó, đưa ra những hướng dẫn chung về việc lựa chọn nội dung, phương pháp, tổ chức và đánh giá kết quả dạy học nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu đào tạo tức là đạt được kết quả đầu ra mong muốn

- Mục tiêu học tập được hiểu là kết quả học tập mong muốn thường được

mô tả thông qua hệ thống các năng lực Kết quả học tập mong muốn sẽ được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được

- Người học cần đạt được những kết quả yêu cầu đã được quy định trong chương trình

- Việc đưa ra các chuẩn đào tạo nhằm đảm bảo quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng kết quả đầu ra

Bảng 1 Bảng so sánh chương trình định hướng nội dung và chương trình định hướng phát triển năng lực

Chương trình định hướng nội dung

Chương trình định hướng phát triển năng lực

Mục tiêu giáo dục

Mục tiêu dạy học được mô

tả không chi tiết và không nhất thiết phải quan sát, đánh giá được

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của người học một cách liên tục

Trang 6

Nội dung giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa vào các khóa học chuyên môn, không gắn với các tình huống thực tiễn

Nội dung được quy định chi tiết trong chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu

ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn

Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết

Phương pháp dạy học

Giáo viên là người truyền thụ tri thức, là trung tâm của quá trình dạy học

Người học tiếp thu thụ động những tri thức được quy định sẵn

Giáo viên chủ yếu là người

tổ chức, hỗ trợ người học tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức

Tập trung phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp,…;

Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành

Hình thức dạy học Chủ yếu dạy học lý thuyết

trên lớp học

Tổ chức hình thức học tập

đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học

Trang 7

Đánh giá kết quả học

tập của người học

Tiêu chí đánh giá được xây dựng chủ yếu dựa trên sự ghi nhớ và tái hiện nội dung

So với chương trình định hướng nội dung thì chương trình định hướng phát triển năng lực đã chuyển đổi trọng tâm của quá trình dạy học từ người dạy sang người học Từ đó, thể hiện được hướng đích chất lượng giáo dục thông qua sự tiến bộ của người học Vai trò của người thầy được chuyển đổi từ vị trí trung tâm sang vị trí người hỗ trợ, truyền cảm hứng để phát huy tính tự giác và chủ động của người học, từ đó đạt được mục tiêu của chương trình đào tạo môn học/khóa học

Sơ đồ phát triển chương trình dạy học đại học

Trang 8

Bước 1: Phân tích nhu cầu đào tạo và Xác định bối cảnh

Phân tích nhu cầu đào tạo

Có thể dựa vào những phương pháp như: Khảo sát (bằng việc xây dựng bảng câu hỏi điều tra khảo sát, tiến hành khảo sát) và tìm các thông tin về nhu cầu đào tạo thông qua các tổ chức, cá nhân, các công trình nghiên cứu và các

số liệu thống kê thứ cấp Từ đó, sàng lọc thông tin tiến hành phân tích số liệu

và có thể tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, nhằm xác định một cách sát nhất nhu cầu đào tạo

Xác định bối cảnh

Đối với việc xác định bối cảnh hiệu quả cần tìm hiểu các thông tin về xu hướng công nghệ phát triển và đặc điểm người học, cũng như bối cảnh dạy và học Cụ thể, xác định xu hướng công nghệ có thể tìm hiểu thông qua những kênh thông tin về sự phát triển của các hệ điều hành máy tính, sự phát triển của các mạng liên kết dữ liệu và các phần mềm học tập đang và sẽ được phát triển

và thông tin về các nguồn dữ liêu mở Xác định đặc điểm người học cần dựa trên thông tin nhu cầu về các ngành học, nhu cầu về kỹ năng, nghề nghiệp; phát triển cá nhân; rèn luyện các kỹ năng tư duy bậc cao; kiến thức của nguời học trước khi học môn học; thái độ của người học; và cả những mong đợi của người học đối với môn học

Với những thông tin này, khi được thu thập thì việc phát triển chương trình đào tạo trở nên thiết thực và chất lượng đào tạo mới có thể đạt hiệu quả cao Xác định bối cảnh dạy học cũng là một nhân tố đóng vai trò quyết định tới quá trình đào tạo Việc thiết kế chương trình giáo dục để tối ưu hóa những ưu điểm

và tối thiểu hóa những rào cản, hạn chế ảnh hưởng tới quá trình dạy học Thông qua việc tìm hiểu đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, nơi trường đóng trụ sở và cơ sở vật chất của nơi đó là cách thức hiệu quả nhất để xác định bối cảnh dạy học

Bước 2: Xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra

Trang 9

Đối với mục tiêu cần xác định rõ Mục tiêu chung và Mục tiêu cụ thể Đối với chuẩn đầu ra cần xác định lưu ý nguyên tắc SMART để đảm bảo tính hiệu quả, đó là: Phải rõ ràng, cụ thể (Specific), Phải đo lường được (Measurable); Phải khả thi, có thể đạt được (Attainable); Phải thực tiễn (Relevant); Phải xác định được thời gian hoàn thành (Time-bound) Chuẩn đầu ra phải bao gồm kiến thức, kỹ năng và thái độ Trong đó, kiến thức gồm 6 bậc từ biết đến hiểu, ứng dụng, phân tích tổng hợp, đánh giá và cuối cùng là sáng tạo Kỹ năng bao gồm

5 bậc từ bắt chước, vận dụng, chính xác đến thành thạo và kỹ xảo Thái độ cũng gồm 5 bậc từ cầu thị, cởi mở, bày tỏ thái độ, tổ chức, và tính cách

Bước 3: Thiết kế chương trình

Thiết kết chương trình cần lựa chọn và sắp xếp nội dung chương trình, xác định phương thức tổ chức quá trình đào tạo, xác định các hình thức tổ chức dạy học, lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp và cuối cùng là lựa chọn và

sử dụng phương tiện, công nghệ dạy học thích hợp

Bước 4: Thực thi

Để thực thi chương trình cần:

Chuẩn bị: Xác định vị trí môn học trong cả chương trình đào tạo, điều tra đối tượng dạy học, kiểm tra kiến thức nền của người học, quan sát phong cách của người học và sự hứng thú của họ với môn học, kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất nơi dạy học

+ Xác định mục tiêu dạy học

+ Lập kế hoạch dạy học

+ Tổ chức tài liệu dạy học

+ Chuẩn bị các hình thức tổ chức dạy học

+ Chuẩn bị các phương tiện và công cụ dạy học

Bước 5: Đánh giá chương trình

Được dựa trên các nguyên tắc sau:

Trang 10

Tính trình tự: Lựa chọn sắp xếp nội dung đào tạo theo thứ tự từ cái chung tới cái riêng, từ đơn giản tới phức tạp, từ dễ đến khó, từ cơ bản tới chuyên sâu

Tính liên thông: Thể hiện các yếu tố sự tiếp nối các tri thức; kế thừa các kiến thức đã học; tính liên thông ngang - sự liên thông giữa các chương trình cùng trình độ; tính liên thông dọc - sự liên thông giữa các bậc học; lưu ý tới môn học tiên quyết trước đó

Tính cân đối: Thể hiện các yếu tố cân đối giữa tự nhiên, xã hội, nhân văn; cân đối giữa lý thuyết và thực hành; cân đối giữa đại cương và chuyên ngành

Tính cập nhật: Cần thường xuyên cập nhật những tri thức mới, cách thức giảng dạy mới để điều chỉnh sao cho phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và đòi hỏi của phát triển kinh tế

Tính mềm dẻo: Cần tránh sự đóng khung và cứng nhắc trong việc thiết

kế chương trình; cần có các môn học tương đương để lựa chọn nhằm giúp người học có thể tìm được môn học mà họ mong muốn cũng như phù hợp với sở thích

cá nhân để từ đó phát triển tối đa nhất năng lực của người học

Tính khả thi: Khi phát triển chương trình cần tính đến các điều kiện thực tế khi thực hiện, tính toán tới số lượng và chất lượng của đội ngũ giáo viên cùng điều kiện cơ sở vật chất và tình hình tài chính của đơn vị giáo dục

Trang 11

PHẦN II: VIẾT CHUẨN ĐẦU RA VỀ KIẾN THỨC CỦA MỘT BÀI HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

1 Mục tiêu đào tạo

- Mục tiêu chung: Chương trình đào tạo cử nhân Kinh tế chuyên sâu Kinh tế

học nhằm đào tạo cử nhân Kinh tế học có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm với xã hội; nắm vững các kiến thức cơ bản về kinh tế

- xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng và kiến thức nền tảng về quản lý và quản trị kinh doanh; có các kiến thức chuyên sâu về kinh tế và cập nhật với tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế, có bản lĩnh nghề nghiệp vững vàng và khả năng làm việc độc lập; có các kỹ năng và công cụ phân tích kinh

tế chuyên sâu, hiện đại và có đủ năng lực nghiên cứu, phân tích các chính sách kinh tế và quyết định kinh doanh ở nhiều cấp độ khác nhau; có tư duy nghiên cứu độc lập, có năng lực tự bổ sung kiến thức và tiếp tục học tập nâng cao trình

độ để đáp ứng yêu cầu của công việc; có kỹ năng tin học, tiếng anh giao tiếp và chuyên môn thành thạo

 (G2) Kiến thức chuyên sâu về các lý thuyết, mô hình kinh tế và kinh doanh, có khả năng vận dụng các kiến thức này vào việc phân tích và đánh giá các chính sách, các quyết định kinh tế và kinh doanh trong thực tiễn

 (G3) Kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ định lượng, các phần mềm chuyên dụng nhằm hỗ trợ cho công việc phân tích kinh tế và kinh doanh; có kỹ năng sử dụng ngoại ngữ và tin học hiệu quả trong công việc

 (G4) Kỹ năng làm việc độc lập hoặc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp

Trang 12

hiệu quả trong công việc; có tác phong chuyên nghiệp, tuân thủ kỷ luật lao động, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm và tin cậy trong công việc

 (G5) Năng lực tự học, tự nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau

 (CĐR2) Vận dụng các kiến thức toán kinh tế, xác suất thống kê, kinh

tế lượng, tin học, các nguyên lý cơ bản của kinh tế thị trường, tài chính tiền tệ

và quản lý học vào giải quyết các vấn đề về kinh tế cơ bản của nền kinh tế

 (CĐR3) Vận dụng các kiến thức an ninh quốc phòng và kiến thức giáo dục thể chất để tự rèn luyện về thể chất

 (CĐR4) Vận dụng các nguyên lý kế toán, thống kê, marketing, quản trị nhân lực trong phân tích các hoạt động kinh doanh và các tổ chức

 (CĐR5) Phân tích được tác động của bối cảnh kinh tế, xã hội, dân số, lao động, môi trường, đầu tư, kinh tế quốc tế đến hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế

 (CĐR6) Phân tích thực tiễn về tình hình kinh tế - xã hội, chính sách, quyết định của Chính phủ, các doanh nghiệp và chủ thể kinh tế khác trên cơ

sở các lý thuyết và các mô hình kinh tế chuyên sâu

Về kỹ năng: các cử nhân ngành kinh tế chuyên sâu kinh tế học được

trang bị những công cụ, kỹ năng cụ thể sau:

 (CĐR7) Có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ từ cơ bản đến

Trang 13

chuyên sâu trong phân tích kinh tế và kinh doanh, có kỹ năng tổ chức thực hiện nghiên cứu, tổng hợp phân tích các vấn đề kinh tế-xã hội, chính sách

 (CĐR8) Có khả năng làm việc độc lập cũng như làm việc theo nhóm

để phối hợp giải quyết hiệu quả công việc, kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và

kỹ năng tư duy để giải quyết tốt các vấn trong thực tiễn

 (CĐR9) Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 (hoặc số điểm TOEIC/IELTS/TOEFL) theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam Kỹ năng sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong công việc

 (CĐR10) Đạt chuẩn Tin học tương đương IC3 Có kỹ năng tìm kiếm thông tin, dữ liệu và khả năng xử lý số liệu thông qua các phần mềm chuyên dụng phục vụ cho công việc chuyên môn

Năng lực tự chủ và trách nhiệm:

 (CĐR11) Có khả năng tự học tập, nghiên cứu, tích lũy kinh nghiệm

để tiếp tục học cao hơn nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau

 (CĐR12) Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, tôn trọng và chấp hành pháp luật, có ý thức tổ chức kỷ luật; có tinh thần hợp tác

3 Chuẩn đầu ra của chương trình và thang đo năng lực

3/6

Ngày đăng: 13/08/2024, 17:20

w