Những biểu hiện của bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và tạo ra stress gây hại cấp tính hoặc kéo dài.1, 2 Theo báo cáo của Hiệp hội lao động Anh Quốc Health and Safety Execut
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THỊ KIỀU HẠNH
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y GIAI ĐOẠN 2020-2022
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THỊ KIỀU HẠNH
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ BỆNH VIỆN
ĐẠI HỌC Y GIAI ĐOẠN 2020-2022
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Ngành : Y tế Công cộng
Mã số : 9720701
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
Người hướng dẫn khoa học
1 PGS.TS Vũ Minh Hải
2 PGS.TS Ngô Văn Toàn
HÀ NỘI – 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự hỗ trợ, tạo điều kiện nghiên cứu của nhiều đơn vị, các thầy, cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và người thân trong gia đình
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu và Phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Y Hà Nội, Ban lãnh đạo, Bộ môn Sức khoẻ môi trường và Phòng Đào tạo sau đại học, Viện Đào tạo Y học dự phòng và Y tế công cộng luôn tạo điền kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Vũ Minh Hải và PGS.TS Ngô Văn Toàn, những người thầy đã định hướng, hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập cũng như hoàn thành luận án này
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Đảng Uỷ, Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo, Bộ môn Sức khoẻ môi trường, Khoa Y tế công cộng Trường Đại học Y Dược Thái Bình đã luôn tạo điều kiện, động viên, hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình; các khoa lâm sàng, cận lâm sàng của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi tiến hành nghiên cứu và thu thập dữ liệu Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị là nhân viên
y tế đang công tác tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đã dành thời gian tham gia và cung cấp thông tin cho nghiên cứu của tôi
Tôi xin cảm ơn Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINF) – Viện nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDLL) đã tạo điều kiện và cấp học bổng 01 năm với mã số VINIF.2020.TS.39 Đây là nguồn động lực lớn với bản thân tôi trong học tập và thực hiện đề tài
Cuối cùng tôi xin gửi tấm lòng ân tình đến gia đình, cha mẹ, chồng, con, anh chị
em trong gia đình đã luôn là nguồn động viên giúp tôi hoàn thành luận án này
Tác giả luận án
Lê Thị Kiều Hạnh
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Lê Thị Kiều Hạnh, nghiên cứu sinh khoá 39 Trường Đại học Y Hà Nội, chuyên ngành Y tế Công cộng, xin cam đoan
1 Đây là luận án do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Minh Hải, Trưởng Bộ môn Chấn thương, Trường Đại học Y Dược Thái Bình và PGS.TS Ngô Văn Toàn, Giảng viên cao cấp Bộ môn Sức khoẻ Môi trường, Viện Đào tạo Y học Dự phòng và Y tế Công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội
2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam
3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực
và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu
Hà Nội, ngày 25 tháng 10 năm 2024
Tác giả luận án
Lê Thị Kiều Hạnh
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DASS 21 Thang đánh giá trầm
cảm, lo âu, stress
Depression, anxiety, stress scale
WHO Tổ chức Y tế thế giới World health
organization WHOQLO-BREF Thang đo chất lượng
cuộc sống
The World health organization quality of life - bref
Trang 6MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1 Một số khái niệm về stress, nhân viên y tế 3
1.1.1 Khái niệm về stress 3
1.1.2 Khái niệm nhân viên y tế và stress của nhân viên y tế 6
1.2 Một số thang đo đánh giá tình trạng stress 7
1.3 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ gây stress ở nhân viên y tế 11
1.3.1 Thực trạng mắc stress của nhân viên y tế 11
1.3.2 Yếu tố nguy cơ gây stress ở nhân viên y tế 18
1.4 Một số mô hình/phương pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế 26
1.4.1 Can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ cá nhân 27
1.4.2 Can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ tổ chức 29
1.4.3 Can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế bằng hỗ trợ xã hội 30
1.5 Hiệu quả một số biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế trên thế giới và Việt Nam 34
1.5.1 Biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ cá nhân 34
1.5.2 Biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế ở cấp độ tổ chức 38
1.5.3 Biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế bằng hỗ trợ xã hội 40 1.6 Khung lý thuyết nghiên cứu các biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế thực hiện trong luận án 42
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 44
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 44
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu 45
2.1.3 Thời gian nghiên cứu 46
Trang 72.2.1 Thiết kế nghiên cứu 47
2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 49
2.2.3 Các biến số và các chỉ số nghiên cứu 51
2.2.4 Phương pháp thu thập thông tin và các kỹ thuật áp dụng trong nghiên cứu 54
2.3 Nội dung can thiệp 60
2.3.1 Căn cứ xây dựng mô hình can thiệp và mục đích can thiệp 60
2.3.2 Xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp 60
2.3.3 Quy trình thực hiện nghiên cứu can thiệp 66
2.3.4 Đầu ra mong đợi của can thiệp 67
2.4 Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 67
2.5 Đạo đức nghiên cứu 69
Chương 3: KẾT QUẢ 70
3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 70
3.2 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Thái Bình năm 2021 74 3.2.1 Thực trạng stress ở nhân viên y tế 74
3.2.2 Một số yếu tố liên quan đến stress của nhân viên y tế 81
3.3 Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm giảm stress ở nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y Thái Bình 94
Chương 4: BÀN LUẬN 109
4.1 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình năm 2021 109
4.1.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 109
Trang 8và bệnh viện đại học Y Thái Bình 1124.1.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình 1174.2 Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm giảm stress ở nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y Thái Bình 127
KẾT LUẬN 143 KHUYẾN NGHỊ 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố một số đặc điểm nhân khẩu học của nhân viên y tế 70Bảng 3.2 Phân bố một số đặc điểm về gia đình của nhân viên y tế 71Bảng 3.3 Phân bố một số đặc điểm về công việc của nhân viên y tế 72Bảng 3.4 Phân bố tỷ lệ mắc stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế theo trình
độ chuyên môn 75Bảng 3.5 Phân bố tỷ lệ mắc stress (thang DASS 21) theo giới tính của nhân viên
y tế 76Bảng 3.6 Mức độ stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế theo trình độ
chuyên môn 77Bảng 3.7 Điểm trung bình stress (DASS 21) ở nhân viên y tế theo điểm chất
lượng cuộc sống 78Bảng 3.8 Hồi quy tuyến tính về mối liên quan giữa một số yếu tố đến chất lượng
cuộc sống (theo thang WHOQOL-BREF) ở nhân viên y tế 79Bảng 3.9 Tỷ lệ stress (thang đo DASS 21) của nhân viên y tế theo đặc điểm công
việc 80Bảng 3.10 Mối liên quan giữa nguy cơ quá tải công việc với tình trạng stress
(thang DASS 21) của nhân viên y tế 81Bảng 3.11 Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ từ các mối quan hệ nơi làm việc và
tình trạng stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế 83Bảng 3.12 Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ từ mối quan hệ với người bệnh,
người nhà người bệnh với stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế 85Bảng 3.13 Mối liên quan giữa yếu tố nguy cơ từ xung đột giữa công việc và gia đình
với tình trạng stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế 86
Trang 10trạng stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế 87Bảng 3.15 Tỷ lệ nguy cơ các nguyên nhân gây stress ở nhân viên y tế 88Bảng 3.16 Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress (thang
DASS 21) ở nhân viên y tế 89Bảng 3.17 Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với tình trạng stress (thang DASS
21) ở nhân viên y tế 90Bảng 3.18 Mối liên quan giữa đặc điểm công việc với tình trạng stress (thang
DASS 21) ở nhân viên y tế 91Bảng 3.19 Mối liên quan giữa các nguyên nhân gây stress với tình trạng stress
(thang DASS 21) ở nhân viên y tế 92Bảng 3.20 Một số yếu tố liên quan và tình trạng stress (thang DASS 21) ở nhân
viên y tế (Phân tích hồi qui đa biến) 93Bảng 3.21 Một số đặc điểm của nhân viên y tế tham gia vào can thiệp 94Bảng 3.22 Tỷ lệ nhân viên y tế có biểu hiện stress (DASS 21) trước can thiệp 95Bảng 3.23 Tỷ lệ nhân viên y tế có biểu hiện stress (DASS 21) sau can thiệp 96Bảng 3.24 Sự thay đổi các biểu hiện mắc stress (DASS 21) trước và sau can thiệp
của nhân viên y tế 97Bảng 3.25 Diễn biến tỷ lệ mắc stress (DASS 21) của nhân viên y tế trong 12 tháng
chưa can thiệp 98Bảng 3.26 Diễn biến tỷ lệ mắc stress (DASS 21) của nhân viên y tế sau 3 tháng
can thiệp 98Bảng 3.27 So sánh diễn biến giữa 12 tháng chưa can thiệp với 3 tháng can thiệp về
tỷ lệ stress theo DASS 21 ở nhân viên y tế 99Bảng 3.28 Diễn biến mức độ mắc stress theo DASS 21 của nhân viên y tế trước và
sau can thiệp 100
Trang 11tế trước và sau can thiệp 101Bảng 3.30 Sự thay đổi điểm khả năng ứng phó thích nghi stress (BRCS) của nhân
viên y tế sau can thiệp 102Bảng 3.31 Sự thay đổi điểm khả năng phục hồi stress (BRS) của nhân viên y tế
sau can thiệp 104Bảng 3.32 Sự thay đổi khả năng phục hồi sau stress của nhân viên y tế trước và
sau can thiệp (thang BRS) 104Bảng 3.33 So sánh sự thay đổi điểm stress, khả năng ứng phó thích nghi với stress,
khả năng phục hồi sau stress, chất lượng cuộc sống của nhân viên y tế sau can thiệp 105Bảng 3.34 So sánh sự thay đổi điểm stress, khả năng ứng phó thích nghi với stress,
khả năng phục hồi sau stress của nhân viên y tế sau can thiệp theo trình
độ chuyên môn 106Bảng 3.35 Một số yếu tố cá nhân liên quan đến tình trạng stress (DASS 21) của
nhân viên y tế sau thời gian can thiệp 107Bảng 3.36 Hồi quy tuyến tính một số yếu tố liên quan đến sự thay đổi stress
(DASS 21) của nhân viên y tế sau thời gian can thiệp 108
Trang 12DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Điểm số chất lượng cuộc sống của nhân viên y tế theo thang
WHOQOL-BREF 73Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ mắc stress của nhân viên y tế (thang DASS 21) 74Biểu đồ 3.3 Phân bố tỷ lệ stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế theo trình độ
chuyên môn 75Biểu đồ 3.4 Mức độ stress của nhân viên y tế theo DASS 21 77Biểu đồ 3.5 Tỷ lệ mắc stress (DASS 21) của nhân viên y tế trước và sau can thiệp
99Biểu đồ 3.6 Sự thay đổi khả năng ứng phó thích nghi với stress của nhân viên y tế
trước và sau can thiệp (thang BRCS) 103
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu 48
Sơ đồ 2.2 Quy trình nghiên cứu can thiệp 66
Trang 14DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình can thiệp chăm sóc sức khoẻ từng bước cho người mắc stress 28Hình 2.1 Khung lý thuyết cho nghiên cứu can thiệp áp dụng lý thuyết nhận thức
xã hội 43
Trang 15ĐẶT VẤN ĐỀ
Stress là thuật ngữ chỉ một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường Stress là sự căng thẳng về cảm xúc và thể chất do đáp ứng với những áp lực từ thế giới bên trong, và/ hoặc ngoài cơ thể Ở khía cạnh có lợi, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi Tuy nhiên đáp ứng của cá nhân với các yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn Những biểu hiện của bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và tạo ra stress gây hại cấp tính hoặc kéo dài.1, 2 Theo báo cáo của Hiệp hội lao động Anh Quốc (Health and Safety Executive - HSE) trong giai đoạn 2018 đến 2021 có 822.000 trường hợp người lao động mắc stress nghề nghiệp, trầm cảm và lo âu; trong đó ngành y tế là một trong những ngành được báo cáo có tỷ lệ mắc stress, trầm cảm, lo âu có liên quan đến công việc cao.3 Đồng thời trong giai đoạn COVID-19 dưới tác động
đa chiều của đại dịch tình trạng stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức của nhân viên y tế ngày càng gia tăng khiến cho ngành y tế được đánh giá là một trong những ngành có tỷ lệ rối loạn sức khoẻ tâm thần khá cao.4-6
Các nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế chủ yếu là (1) công việc; (2) các mối quan hệ xã hội; (3)
cá nhân.7,8 Tuy nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở nhân viên y tế không
tác động một cách độc lập mà chúng tác động tổng hợp cùng nhau.Tình trạng stress kéo dài có thể ảnh hưởng tiêu cực không những đến sức khoẻ và tâm lý của nhân viên y tế, mà còn đến kết quả điều trị cho người bệnh Hiện nay các
tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia cũng đưa ra các chiến lược để hướng tới nhân viên y tế có thể ứng phó được với stress, tuy nhiên các nghiên cứu can thiệp giảm stress cho nhân viên y tế vẫn còn hạn chế, các biện pháp can thiệp chủ yếu là hướng vào giải quyết các vấn stress trong công việc của nhân viên y
tế Tổng quan hệ thống của nhóm tác giả Jani H Ruotsalainen và cộng sự (2008)
Trang 16đã đưa ra các bằng chứng về các biện pháp can thiệp nhằm ngăn ngừa stress nghề nghiệp của nhân viên y tế chủ yếu là (1) can thiệp thay đổi nhận thức – hành vi; (2) thư giãn tinh thần và thể chất; (3) can thiệp vào tổ chức nơi làm việc.9 Tại Việt Nam, các nghiên cứu về kỹ năng ứng phó với tình trạng stress cũng như các can thiệp giảm stress vẫn còn hạn chế
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Đại học Y Thái Bình đều là bệnh viện thuộc trường Đại học Y, nhân viên y tế làm việc tại bệnh viện vừa phải tham gia vào điều trị bệnh vừa tham gia công tác giảng dạy, đào tạo Do
đó thời gian làm việc, khối lượng công việc và trách nhiệm của nhân viên y tế cũng nặng nề hơn Vậy các nhân viên y tế công tác tại các bệnh viện vừa tham gia điều trị vừa tham gia giảng dạy có áp lực hơn nhân viên y tế công tác tại các bệnh viện khác không, cần nhiều nghiên cứu trả lời cho câu hỏi này Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu tại Việt Nam về tình trạng stress ở nhân viên
y tế vừa làm việc chuyên môn vừa tham gia giảng dạy, đào tạo vẫn còn hạn chế Đồng thời một số nghiên cứu mới chỉ ra thực trạng mắc stress nhưng chưa
có nghiên cứu nào áp dụng các biện pháp giảm stress cho nhân viên y tế
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi muốn tìm hiểu tình trạng stress, các yếu tố liên quan đến stress của nhân viên y tế và các giải pháp can thiệp giúp nhân viên y tế nâng cao sức khoẻ và tinh thần Vì vậy, chúng tôi tiến hành
đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế tại một số Bệnh viện Đại học Y giai đoạn 2020-2022 và kết quả một số biện pháp can thiệp” với mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y năm 2021
2 Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm giảm stress ở nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y
Trang 17Chương 1 TỔNG QUAN
1.1 Một số khái niệm về stress, nhân viên y tế
1.1.1 Khái niệm về stress
Thuật ngữ ban đầu của stress hay căng thẳng xuất hiện nhiều trong đời sống thường ngày Nó được hiểu như là những điều khó chịu và áp lực cho cá nhân Tuy nhiên trong tâm lý học, một ngành khoa học có rất nhiều ứng dụng
và nghiên cứu về hành vi và sức khỏe tâm thần lại hiểu stress dưới một góc độ khác Trong thực tế, stress là thuật ngữ đôi khi dùng để chỉ một nguyên nhân, một tác nhân gây stress (như tiếng ồn của thành phố, cái nắng nóng, bệnh tật,
sự thay đổi chỗ ở, việc làm…) hoặc đôi khi để chỉ hậu quả của những tác nhân gây kích thích mạnh (như hốt hoảng khi gặp thiên tai nặng nề, sự căng thẳng khi gặp khó khăn trong công việc….) Như vậy stress vừa chỉ các tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó.1
Từ kết quả nghiên cứu của tác giả Walter Cannon, Hans Selye (1950),
đã nhận thấy những phản ứng không đặc hiệu trên cơ thể con người và gọi với cái tên “stress” Thuật ngữ này ban đầu được dùng nhiều với ý nghĩa “bệnh lý”, nên nó được hiểu là “hội chứng” Tác giả Hans Selye “Stress như một đáp ứng của chủ thể trước một nhu cầu hoặc một sự tương ứng của mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh Stress như một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường.10 Nói theo cách khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cơ thể thích nghi Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những biểu hiện bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc
Trang 18kéo dài Vì vậy Hans Selye gọi đó là những phản ứng thích nghi và Selye đã xác định được hậu quả y học của stress lên hệ thống miễn dịch, hệ thống dạ dày, ruột và thượng thận Các quá trình tâm lý và nhận thức của con người đều
có tham gia vào các phản ứng stress.11
Theo tác giả Malcomm và cộng sự (1980) nghiên cứu trên động vật cho thấy stress là một sự đáp ứng thích hợp giúp cơ thể đáp ứng đúng nhằm tạo ra một cân bằng mới sau khi chịu tác động từ bên ngoài Nghiên cứu cũng đưa ra minh chứng độc đáo là stress có thể ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch của động vật.12
Tác giả Richard Lazarus (1976) cho rằng “stress là một diễn tả chủ quan
từ tâm trí, nên nó xuất hiện tùy theo cách nhìn của con người với sự việc Tác giả cũng cho rằng stress cũng là một cơ chế thích nghi của con người với môi trường, tuy nhiên nếu sự rối loạn này kéo dài nó sẽ có hại đối với sức khỏe của con người.13
Trong khoa học xã hội và sinh học thì stress giống như một trạng thái sinh lý của cơ thể con người phản ứng lại môi trường xã hội mà họ đang sống
và phần lớn các biểu hiện của stress được tạo ra bởi phản ứng của con người chứ không phải trực tiếp bởi các tác nhân của stress.14
Quan điểm của tác giả Jerrold S Greenberg cho rằng stress là sự kết hợp giữa các tác nhân gây stress và các phản ứng của stress Đôi khi stress còn là động lực để đạt được hiệu suất cao nhất Một tác nhân gây stress là một tác nhân có thể kích thích gây ra phản ứng để chống lại tác nhân đó Các tác nhân gây stress có thể là sinh học, tâm lý, xã hội học, hoặc triết học Các phản ứng của con người càng lâu thay đổi và không thỏa đáng thì càng có nhiều khả năng gặp phải các tác động xấu từ phản ứng stress Theo quan điểm này của tác giả Jerrold S Greenberg thì khái niệm stress cũng có thể hiểu theo hai khía cạnh Thứ nhất, tình huống stress chỉ các tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra
Trang 19(stressor), là những tác nhân vật lý, hóa học, tâm lý xã hội, gia đình, nghề nghiệp Thứ hai, đáp ứng stress để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction)
là phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý không đặc hiệu.15
Tại Việt Nam, khi đưa ra các khái niệm stress một số tác giả cũng dựa theo các khái niệm của các nhà nghiên cứu nước ngoài và các nghiên cứu của mình để đưa ra các khái niệm về stress
Theo tác giả Nguyễn Huỳnh Ngọc, stress là một kích thích tác động mạnh vào con người, là phản ứng sinh lý và tâm lý của con người đối với tác động
đó Stress đặt con người vào quá trình thích ứng với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một trạng cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường Stress không chỉ là những kích động tác hại như tin dữ, chết chóc, lời độc địa, hành động thô bỉ, chửi mắng, đe dọa… mà mọi kích động dù vui hay buồn, lành hay dữ nếu xảy ra đột ngột quá mạnh đều ảnh hưởng tâm lý và dẫn đến những rối loạn về thể chất Nếu sự đáp ứng của cá nhân đối với stress không đầy đủ, không phù hợp và cơ thể không thể tạo nên một sự cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những biểu hiện bệnh lý về thể chất
và tâm lý sẽ xuất hiện Nói cách khác, stress bình thường góp phần giúp con người thích nghi với môi trường sống Stress là những yếu tố bất lợi bên ngoài, nếu kết hợp với yếu tố bên trong, tức là yếu tố di truyền (hầu hết các người bệnh tâm thần đều có yếu tố di truyền) có thể bộc phát thành bệnh tâm thần.16
Quan điểm của tác giả Bùi Đức Trình cùng cộng sự, stress được chỉ như
là nguyên nhân gây bệnh, nhưng đôi khi nó lại chỉ hậu quả của tác nhân công kích đối với cá thể chịu stress.17
Theo tác giả Nguyễn Văn Tuấn cùng cộng sự, stress (sang chấn tâm lý)
là sự căng thẳng về cảm xúc và thể chất do đáp ứng với những áp lực từ thế giới bên trong và/ hoặc ngoài của cơ thể Nhóm tác giả đã đưa ra ba tính chất của stress gồm: thứ nhất là stress mang tính tích cực là kết quả của những trải
Trang 20nghiệm bất lợi chỉ tồn tại trong thời gian ngắn Loại stress này được xem là bình thường và đối phó với nó là một phần quan trọng của quá trình phát triển
cá nhân Thứ hai, stress có thể chịu đựng được đề cập đến những trải nghiệm bất lợi có cường độ cao hơn nhưng vẫn tồn tại tương đối ngắn Nếu có sự hỗ trợ phù hợp, cá nhân thường có thể vượt qua được những stress này Thứ ba, stress gây hại là kết quả của những trải nghiệm bất lợi dữ dội có thể kéo dài trong một thời gian dài- vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm.2
Từ những quan điểm trên có thể thấy stress từ các khía cạnh khác nhau
sẽ cho các khái niệm khác nhau, không có một khái niệm thống nhất về stress
Có tác giả đề cập stress như một nguyên nhân, có tác giả đề cập stress như là hậu quả, nhưng có tác giả nhìn nhận dưới góc độ sinh học như là phản ứng mang tính sinh lý của cơ thể Stress cũng có thể được hiểu trong mối quan hệ giữa con người và môi trường bên ngoài Hay nói cách khác có thể nói có 3 nhóm quan điểm về stress Quan điểm thứ nhất, stress được hiểu như là tác nhân
do các yếu tố môi trường gây nên phản ứng tâm sinh lý ở cá thể Khi nói đến stress là nói đến stress trong công việc, stress trong học tập, stress trong gia đình, stress trong cuộc sống Quan điểm thứ hai, stress là phản ứng tâm – sinh – lý Nói đến stress là muốn nói đến trạng thái tâm lý căng thẳng, đau khổ liên quan đến những trải nghiệm, hụt hẫng, bất hạnh của chính chủ thể Quan điểm thứ
ba là sự kết hợp giữa hai quan điểm trên, coi stress là sự tương tác giữa tác nhân kích thích từ môi trường với những phản ứng của cơ thể đối với kích thích đó
1.1.2 Khái niệm nhân viên y tế và stress của nhân viên y tế
1.1.2.1 Khái niệm nhân viên y tế
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Nhân viên y tế là những người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe Nhân viên y tế gồm những người cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, y tá,
nữ hộ sinh, dược sỹ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm – cũng như quản lý và
Trang 21công nhân hỗ trợ - chẳng hạn như quản lý bệnh viện, các cơ quan tài chính, đầu bếp, bảo trì sửa chữa và nhân viên vệ sinh”.18
1.1.2.2 Stress của nhân viên y tế
Stress của nhân viên y tế (NVYT) là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người nhân viên y tế trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân của mỗi người gây ra, một phần là
do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng xử lý của bản thân có thể ảnh hưởng đến nhân viên y tế trên các mặt sinh
lý, tâm lý và xã hội.19
1.2 Một số thang đo đánh giá tình trạng stress
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như các thang đánh giá tình trạng stress của cá nhân Các thang đánh giá đều có điểm chung là dùng bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điền Một số bộ công cụ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học như bộ câu hỏi đánh giá về cảm nhận stress Perceived Stress Scale (PSS); bảng sức khoẻ câu hỏi tổng quát (General Health Questionnaire- GHQ 12); thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm Lovibond (DASS 21 và DASS 42); bộ câu hỏi đánh giá stress do Hội quản lý stress quốc tế (International Stress Management Association); Bảng nội dung công việc JCQ (Job Content Questionnaire); thang đo tự đánh giá stress SRQ (Self Reporting Questionnaire-20) …
Thang đánh giá cảm nhận stress của Cohen và Williamson (Perceived Stress Scale - PSS)
Thang đo cảm nhận stress PSS 14 được giới thiệu bởi tác giả Sheldon Cohen thuộc trường Đại học Carnegie Mellon vào năm 1983 Thang đo này
Trang 22gồm 14 mục hỏi được đánh giá theo thang đo Likert 5 mức từ không bao giờ đến rất thường xuyên và được cho điểm từ 0 – 4 điểm Tổng điểm dao động từ 0-56 điểm, điểm càng cao mức độ stress càng nặng.20 Thang đo này được Đoàn Vương Diễm Khánh và cộng sự sử dụng trong nghiên cứu “Stress và các yếu
tố liên quan ở sinh viên Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Dược Huế năm 2016”.21 Thang đo cảm nhận stress PSS 10 được giới thiệu bởi tác giả Sheldon Cohen và Williamson vào năm 1988, thang đo này rút gọn hơn thang đo PSS
14 Thang đo gồm 10 câu dễ hiểu và đơn giản đánh giá theo thang đo Likert 5 mức từ không bao giờ đến rất thường xuyên và được cho điểm từ 0 – 4 điểm nhằm đo lường mức độ mà chủ thể nhận thấy cuộc sống của họ trong 1 tháng qua là không thể dự đoán trước, không kiểm soát được và quá tải Điểm số được tính từ 0 đến 50, điểm càng cao cho thấy mức độ stress càng nặng.22
Bảng câu hỏi sức khoẻ tổng quát GHO 12 (General Health Questionnaire- GHQ 12)
Bảng câu hỏi sức khoẻ tổng quát GHQ 12 được tác giả Goldberg phát triển vào những năm 1970 và được công nhận là thước đo sức khoẻ tâm thần đáng tin cậy GHQ 12 gồm 12 mục với điểm Likert từ 0 đến 3 cho mỗi mục, bảng hỏi tuỳ theo bối cảnh văn hoá khác nhau của từng nước Bảng hỏi này được thiết kế để phát hiện các rối loạn tâm thần ở cộng đồng và trong các cơ sở
y tế và thích hợp cho lứa tuổi từ tuổi vị thành niên trở lên Ở Việt nam, bảng hỏi này đã được Trung tâm Nghiên cứu Phát triển cộng đồng dịch và chuẩn hoá tại Việt Nam.23 Năm 2023 tác giả Phan Việt Hùng và cộng sự đã thực hiện đánh giá độ tin cậy độ hợp lệ của bảng câu hỏi sức khoẻ tổng quát GHQ 12 trên nhóm sinh viên y khoa, y học cổ truyền và y học dự phòng trường Đại học Cần Thơ trong đánh giá stress.24
Thang đo tự đánh giá stress của Tổ chức Y tế thế giới (Self Reporting Questionnaire-SRQ 20)
Trang 23Thang đo tự đánh giá stress SRQ được xây dựng và phát triển bởi tổ chức WHO vào năm 1994 Thang đo gồm 20 câu hỏi dành cho cá nhân tự đánh giá
về các triệu chứng của stress về thể chất và tinh thần Nếu trong 30 ngày qua,
cá nhân có biểu hiện của 7/20 triệu chứng, được chẩn đoán là có stress.25 Bộ câu hỏi tiếng Việt được chuẩn hóa vào năm 2004 để phù hợp với đối tượng là người Việt Nam đồng thời đã được áp dụng vào một số nghiên cứu; gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nga và cộng sự (2019) về stress và một số yếu tố liên quan ở công nhân nhà máy Nhiệt điện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh.26
Bộ câu hỏi đánh giá stress do Hội quản lý stress quốc tế (International Stress Management Association)
Bộ câu hỏi International Stress Management Association của Anh sử dụng gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm dạng có/không Mỗi câu trả lời có được 1 điểm, còn lại là 0 điểm, tính tổng điểm cho 25 câu hỏi để đánh giá mức độ stress của từng cá nhân Từ điểm 4 trở xuống là ít có stress, từ 5-13 điểm là có liên quan giữa stress và tình trạng sức khỏe thể chất, tinh thần, từ 14 điểm trở lên là những người dễ bị stress.27 Thang đo này chưa được Việt hóa và chưa sử được
sử dụng nhiều tại Việt Nam
Bảng nội dung công việc Job Content Questionnaire (JCQ)
Bộ công cụ JCQ được phát triển bởi Robert Karasek vào năm 1980, để đánh giá về các stress do công việc gây ra Bảng hỏi gồm 27 câu hỏi với số điểm từ 1 đến 4 tương ứng với các mức độ tăng dần cho mỗi câu mô tả tình hình stress của Karasek Bảng hỏi này đánh giá 3 phương diện: áp lực về tâm
lý liên quan đến áp lực trong khi làm việc, quyền quyết định hay tự chủ trong công việc và sự ủng hộ thông qua mối quan hệ người lao động với đồng nghiệp
và cấp trên.28 Bảng hỏi này đã được Việt hóa và được sử dụng trong một vài nghiên cứu nhằm đánh giá tình trạng stress nghề nghiệp tại Việt Nam.29 Thang
đo này được tác giả Dương Văn Quân và cộng sự áp dụng trong nghiên cứu
Trang 24“Căng thẳng nghề nghiệp của người lao động tại công ty cổ phần gạch men Ý
đo DASS 21 được giới thiệu năm 1997 là phiên bản rút gọn của thang đo DASS
42 Thang DASS 42 và DASS 21 là một thang đo đánh giá được tổng hợp cả
ba vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến hiện nay là trầm cảm, lo âu và stress Thực trạng trong quần thể nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý nhân lực có những chính sách cải thiện, nâng cao hiệu suất nguồn nhân lực Các nội dung trong thang đo DASS không hẳn có ý nghĩa chẩn đoán như các triệu chứng được đưa ra trong phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD 10), mà nội dung của DASS là đưa ra thực trạng trong quần thể nghiên cứu giúp cho các nhà quản lý nhân lực có những chính sách cải thiện, nâng cao hiệu suất nhân lực DASS cũng đưa ra được các mức độ giúp khuyến cáo những đối tượng nghiên cứu nếu gặp phải những vấn đề liệt kê trong DASS một cách thường xuyên và mức độ nặng thì nên tìm sự giúp đỡ của các chuyên gia.31 Bên cạnh đó thang đo này thích hợp để sàng lọc ở người bình thường có thể sử dụng bởi các bác sỹ không thuộc chuyên khoa tâm thần
Các nghiên cứu cần thiết đã được tiến hành và khẳng định tính nhất quán giữa thang đo DASS 42 và phiên bản DASS 21 Thang đánh giá DASS 21 đã được xác nhận về tính giá trị và độ tin cậy, nhiều tác giả trên thế giới sử dụng
để đánh giá mức độ trầm cảm, lo âu, căng thẳng của cộng đồng, cũng như của người bệnh đang điều trị trong các bệnh viện và đã được Viện sức khỏe tâm thần quốc gia dịch và được xác nhận như một công cụ sàng lọc lo âu, trầm cảm
và stress ở Việt Nam Thang đo DASS 21 bao gồm 21 câu hỏi với các mức độ
Trang 25từ 0 đến 3.32 Thang đo này cũng đã được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu đánh giá về tính giá trị, độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hóa và cũng đã được nhiều nghiên cứu áp dụng đánh giá về stress nghề nghiệp của nhân viên y tế Nghiên cứu “Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014” của tác giả Ngô Thị Kiều My và cộng sự;33 “Stress, trầm cảm, lo âu ở điều dưỡng” của tác giả Hồ Thị Hương và cộng sự;34 “Stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế bệnh viện Trưng Vương năm 2018” của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự;35 “Thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại bệnh viện quân dân y miền Đông năm 2019” của Huỳnh Ngọc Cương, Nguyễn Thị Lan Phương;36 “Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu ở nhân viên điều dưỡng khối nội tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108” của Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự;37 “Tình trạng stress nghề nghiệp
và một số yếu tố liên quan của nhân viên tế các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec năm 2020” của tác giả Bùi Thị Duyên và Đặng Lê Trí.38 Từ những
lý do trên, với đối tượng trong nghiên cứu là nhân viên y tế tôi đã chọn thang
đo DASS 21 để sử dụng trong sàng lọc tỷ lệ mắc stress của NVYT cho nghiên cứu của mình
1.3 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nguy cơ gây stress ở nhân viên y tế
1.3.1 Thực trạng mắc stress của nhân viên y tế
1.3.1.1 Thực trạng mắc stress của nhân viên y tế trên thế giới
Theo ước tính của WHO, trên 25% dân số thế giới bị rối loạn tâm thần
và hành vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời Trong đó stress cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng chất lượng công việc kém tại nơi làm việc, tỷ
lệ lao động bỏ việc, gia tăng chi phí y tế, giảm sự hài lòng trong công việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động.39 Thống kê của Hiệp hội lao động Anh Quốc
Trang 26(Health and Safety Executive -HSE) cũng chỉ ra ngành y tế và chăm sóc sức khỏe là một trong những nhóm ngành có tỷ lệ stress nghề nghiệp cao, tương đương với nhóm ngành quản trị, chính trị, và ngành giáo dục có tỷ lệ stress nghề nghiệp thấp hơn.3
Nghiên cứu của Abdolhamid Tajvar và cộng sự tại Bệnh viện Shahid Mohammadi ở Bandar Abbas, Iran về stress trong nghề nghiệp và sức khỏe tâm thần của điều dưỡng viên (ĐDV) làm việc tại khoa chăm sóc đặc biệt năm 2015 cho thấy 83,9% và 10,7% điều dưỡng viên luôn gặp stress cao và trung bình trong công việc Các vấn đề sức khỏe tâm thần của ĐDV là rối loạn cơ thể (60,7%); rối loạn lo âu (62,5%); rối loạn chức năng xã hội (71,4%) và trầm cảm
Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Seung Joo Nam và cộng sự sử dụng bộ công cụ KOSS để đánh giá stress nghề nghiệp của nhân viên y tế tại khoa Y trường Đại học Kangwon, Chuncheon năm 2016 cho thấy có sự khác nhau về stress nghề nghiệp ở các đối tượng nhân viên y tế giữa các vị trí công việc khác nhau, mức độ stress ở điều dưỡng cao hơn bác sĩ.42
Nghiên cứu của Li-Ping Chou và cộng sự về stress nghề nghiệp và kiệt sức của 1329 nhân viên y tế tại bệnh viện khu vực tại Đài Loan năm 2014 cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp ở điều dưỡng là cao nhất (27,9%); tiếp theo là trợ
Trang 27lý bác sĩ (27,2%); nhân viên hành chính (14,7%); kỹ thuật viên (14,4%) và bác
sĩ (2%).43
Nghiên cứu của tác giả Teris Cheung và cộng sự về trầm cảm, lo âu và stress ở điều dưỡng bằng thang do DASS 21 tại các cơ sở y tế Hồng Kông năm
2015 cho thấy tỷ lệ stress của các điều dưỡng là 41,1%.44
Kết quả nghiên cứu của tác giả Anne-Claire Durand và cộng sự về stress
và kiệt sức của các nhân viên y tế làm việc tại khoa cấp cứu trong một bệnh viện Đại học Pháp năm 2019 cho thấy trong 166 nhân viên y tế tham gia có 19,3% nhân viên bị kiệt sức và 27,1% stress trong công việc Nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ nhân viên y tế stress trong công việc cao hơn các đối tượng lao động khác.45
Nghiên cứu của tác giả Amal Mohanned Soliman và cộng sự về thực trạng stress và nguyên nhân gây stress ở điều dưỡng viên tại ba bệnh viện thuộc thành phố Zagazig năm 2016 cho thấy trong 551 điều dưỡng viên tham gia nghiên cứu đa số các điều dưỡng viên tại ba bệnh viện đều bị stress Tổng điểm stress cao nhất là các điều dưỡng viên đang công tác tại tại bệnh viện đa khoa El-Ahrar Zagazig thuộc Bộ Y tế (74,0 ± 12,7); tiếp theo là các điều dưỡng viên thuộc bệnh viện của trường đại học Zagazig (68,5 ± 12,7), và cuối cùng là các điều dưỡng viên của bệnh viện bảo hiểm y tế El-Mabara (59,6 ± 13,6) Sự khác biệt giữa các tổng số điểm này tại các bệnh viện có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.46
Qua các nghiên cứu của các tác giả trên thế giới, cho thấy các nghiên cứu
về stress trong nhân viên y tế thường tập trung nhiều nhóm đối tượng là điều dưỡng hoặc bác sĩ Đây là những đối tượng có nguy cơ mắc stress cao do thường xuyên làm việc trong môi trường dễ lây nhiễm bệnh tật, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh, áp lực trực đêm, quá tải, sự phân công công việc không hợp lý, thiếu nhân viên hỗ trợ, khối lượng công việc…
Trang 28Đặc biệt đại dịch COVID-19 đã gây ra một thách thức đối với hệ thống chăm sóc sức khoẻ trên toàn thế giới Bên cạnh đó là những rủi ro mà nhân viên
y tế gặp phải trong đại dịch COVID-19 là NVYT phải làm việc với cường độ cao, gia tăng tỷ lệ mắc stress, trầm cảm, lo âu và kiệt sức Các nghiên cứu cũng
đã ghi nhận tỷ lệ xuất hiện các triệu chứng tâm lý ở các NVYT trong đại dịch COVID-19 cao hơn so với các trận đại dịch trước đó Theo một nghiên cứu tại Trung Quốc của Zai Đông Quan (2020) cho thấy các triệu chứng liên quan đến stress của NVYT chiếm 70,4% trong đại dịch COVID-19.47 Một nghiên cứu khác được thực hiện với sự tham gia của 863 NVYT từ bảy tỉnh ở Trung Quốc cũng cho thấy tỷ lệ mắc stress của NVYT là 40,2% với mức độ mắc stress rất nặng, nặng, trung bình, nhẹ lần lượt là 0,23%; 1,51%; 2,4%; 4,4%.48
Tại NewYork, nghiên cứu của tác giả Ari Shechter và cộng sự (2020) cho thấy trong 657 nhân viên y tế tham gia vào cuộc khảo sát về tác động tâm
lý của NVYT trong đại dịch COVID-19, kết quả cho thấy có 57% nhân viên y
tế mắc stress; 48% NVYT có triệu chứng trầm cảm và 33% có triệu chứng lo
âu Điều dưỡng có tỷ lệ mắc stress là 64% cao hơn bác sĩ (40%), sự khác biệt
có ý nghĩa thống kê với p < 0,001).4 Một nghiên cứu khác của tác giả Mark Linzer và cộng sự (2021) tại Mỹ để đánh giá tác động của đại dịch COVID-19 đối với tình trạng stress của bác sĩ và sức khoẻ tâm thần cho thấy trong 2373 bác sĩ ở 17 tổ chức y tế tham gia vào nghiên cứu thì điểm trung bình các biểu hiện mắc stress của bác sĩ là 9,1 ± 2,6 Điểm trung bình các biểu hiện mắc stress
ở nữ là 9,4 ± 2,5 cao hơn so với nam giới là 8,7 ± 2,6; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.6
1.3.1.2 Thực trạng mắc stress của nhân viên y tế tại Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay việc chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng được quan tâm do sức khỏe tâm thần đang chiếm một tỷ lệ cao trong
cơ cấu bệnh tật cũng như trong chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng
Trang 29Đặc biệt là đối với ngành y tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên y tế
có tỷ lệ stress cao liên quan đến công việc nhưng vẫn còn hạn chế Các rối loạn tâm thần của nhân viên y tế như stress, trầm cảm, lo âu …góp phần đưa đến các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên y tế có ý định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người bệnh và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn đoán, điều trị, chăm sóc.49,50 Nghiên cứu của Ngô Thị Kiều My (2015) tại bệnh viện phụ sản Nhi Đà Nẵng cho thấy tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có biểu hiện stress là 18,1% trong đó mức độ nhẹ là 9,7%; mức độ vừa là 5,7%; mức độ nặng là 2,7%.33
Một thiết kế cắt ngang mô tả trên 441 điều dưỡng viên đang làm việc tại các khoa nội, khoa hồi sức tích cực và khoa cấp cứu của bệnh viện Nhân dân Gia Định, bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2017) cho thấy các rối loạn sức khỏe tâm thần ở điều dưỡng là stress, trầm cảm, lo âu Tỷ lệ điều dưỡng bị stress, trầm cảm, lo âu lần lượt là 35,8%; 25,9%; 47,8% và có 17,2% điều dưỡng có cùng cả 3 dạng rối loạn trên.34
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự (2019) về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu ở nhân viên điều dưỡng khối nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho thấy tỷ lệ đối tượng nghiên cứu bị stress, trầm cảm, lo âu ở mức nặng và rất nặng tương ứng
là 4,4%; 2,9% và 11%.37
Một cuộc khảo sát cắt ngang được tiến hành tại bệnh viện Nhiệt đới của Phạm Ngọc Thanh và cộng sự (2016) nhằm xác định mức độ stress, trầm cảm,
lo âu của nhân viên y tế dựa vào thang đo DASS 21 cho thấy 50% nhân viên y
tế có vấn đề về sức khỏe tâm trí trong đó có 19% có biểu hiện stress; 28,5% nhân viên y tế có biểu hiện trầm cảm; 38,8% có biểu hiện lo âu Nữ giới có nguy cơ về vấn đề tâm trí cao hơn nam giới (p < 0,05).51
Trang 30Khi nghiên cứu về stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Kiến An-Hải Phòng năm 2011, kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Khuê, Hoàng Thị Giang cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp nhân viên y tế bệnh viện Kiến An tương đối thấp (6,39%) Tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ (nam là 13,64%; nữ là 3,9%); tỷ lệ nghịch với thâm niên công tác, những người có thâm niên công tác dưới 1 năm (21,43%) cao hơn các nhóm khác Stress trong công việc tập trung chủ yếu ở nhóm kỹ thuật viên X-quang (40%); tiếp theo là bác sĩ (14,86%); dược (13,3%); y tá (3,82%); tuy nhiên tỷ lệ stress không có ý nghĩa thống kê giữa các loại hình công việc.52
Nghiên cứu của tác giả Lê Đăng Khoa và cộng sự năm 2018 tại 7 đơn vị trung tâm IVF miền Nam Việt Nam với 35 y tá, 19 bác sĩ và 51 nhân viên phòng lab tham gia, kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm y tá có điểm số stress nghề nghiệp cao nhất Điểm số này có mối liên hệ chặt chẽ với “yêu cầu công việc cao” (p < 0,01).53
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự (2018) tại Bệnh viện Phong-Da Liễu Trung ương Quy Hòa cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp của bác sĩ và điều dưỡng là 6,4% Phân loại stress nghề nghiệp theo mô hình của Karasek là tỷ lệ đối tượng được làm công việc chủ động chiếm tỷ lệ cao nhất (60,2%); tiếp theo là tỷ lệ đối tượng được làm công việc thoải mái (31,6%); tỷ lệ đối tượng làm công việc stress chiếm 6,4% và tỷ lệ đối tượng phải làm công việc thụ động chiếm 1,8%.54
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự về stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế bệnh viện Trưng Vương năm 2018 cho thấy trong tổng số 653 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu có 10,5% nhân viên y tế mắc stress; trong đó có 6,9% là mức độ vừa; 3,4% mức độ nặng và 0,2% có mức độ rất nặng.35
Trang 31Nghiên cứu về thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên tại bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông năm 2019 của tác giả Huỳnh Ngọc Cương và Nguyễn Thị Phương Lan cho thấy tỷ lệ stress của nhân viên y tế tại bệnh viện
là 15,5%; tỷ lệ stress của bác sĩ gấp 14,05 lần điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên (p < 0,001) Trong đó tỷ lệ stress nhẹ là 9,4%; vừa là 0,5% và nặng
là 1,1%.36
Từ đầu năm 2020, sự xuất hiện của đại dịch COVID-19 trở thành thách thức lớn cho hệ thống y tế tại Việt Nam Với sự bùng phát của dịch COVID-19 NVYT đã phải làm việc không ngừng nghỉ trong môi trường với nhiều áp lực
từ cứu chữa người bệnh cho đến phòng lây truyền cho bản thân, do đó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của NVYT, gây ra tình trạng stress cả về mặt thể chất và tinh thần của NVYT Nghiên cứu của tác giả Kiên Van Sa Va Nây và Phạm Thị Tâm về tình trạng stress và một số yếu tố liên quan ở NVYT tại các bệnh viện thành phố Cần Thơ năm 2022-2023 cho thấy sau đại dịch COVID-
19 tỷ lệ mắc stress tại các bệnh viện là 38,3% trong đó mức nhẹ là 8,9%; mức vừa là 12,0%; mức nặng là 7,7% và rất nặng là 9,7% Kết quả nghiên cứu của tác giả có ghi nhận có mối quan hệ giữa tình trạng stress của NVYT với việc tham gia công tác phòng chống dịch COVID-19; các nhân viên tham gia ekip điều trị và các nhân viên đã bị nhiễm COVID-19 với p < 0,05.55
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nay Phi La và cộng sự (2022) tại các cơ
sở y tế trong toàn tỉnh Đăk Lăk cho thấy sau 2 năm đại dịch COVID-19 cho thấy tỷ lệ mắc stress của NVYT là 23,6%; trong đó tỷ lệ NVYT có stress ở mức
độ rất nặng, nặng, vừa, nhẹ lần lượt là 2,3%; 4,2%; 7,5%; 9,7% Nguyên nhân gây ra stress cho NVYT sau 2 năm đại dịch COVID-19 là áp lực công việc quá nhiều, bị hội chứng kiệt sức, gặp phải biến cố vì phải chứng kiến người thân, bạn bè mất vì COVID-19, bị kỳ thị vì làm việc trong môi trường y tế, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01.56
Trang 32Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Cúc và cộng sự (2021) tại 12 bệnh viện,
cơ sở y tế tuyến đầu điều trị COVID-19 tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy trong 244 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu thì tỷ lệ mắc stress của NVYT là 80,3% trong đó tỷ lệ stress ở các mức độ rất nặng, nặng, vừa, nhẹ lần lượt là 12,3%; 27,9%; 22,5% và 17,6% Phân tích hồi quy logistic cho thấy một trong những yếu tố liên quan đến stress của NVYT là trực tiếp tham gia điều trị người bệnh COVID-19 (OR=2,14; 95%CI:1,01 - 4,53).57
1.3.2 Yếu tố nguy cơ gây stress ở nhân viên y tế
Nhân viên y tế vừa là những người phải có trách nhiệm cao trong công việc, vừa phải có chuyên môn sâu, kỹ năng nghề thành thạo, có đầu óc quan sát tinh tế, còn phải là người có năng lực giao tiếp tốt Tuy nhiên trong hoạt động nghề nghiệp, các nhân viên y tế phải hết sức cẩn trọng, tránh phạm phải sai sót
dù rất nhỏ, bởi có thể gây nguy hiểm tính mạng cho người bệnh Vì thế nhân viên y tế không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, giao tiếp ứng xử và rèn luyện nhân cách để đáp ứng ngày càng tốt hơn với yêu cầu công việc Bên cạnh cường độ làm việc cao, trách nhiệm công việc lớn, khối lượng công việc nhiều, thời gian thường quá giờ quy định, các nhân viên y tế còn phải hoàn thành các công việc gia đình như chăm sóc con cái, chăm sóc người thân, các mối quan hệ trong gia đình Điều này cũng tạo ra một
áp lực không nhỏ cho các nhân viên y tế trong quá trình làm việc
Một số nguyên nhân nổi bật có thể dẫn đến nguy cơ gây stress đối với nhân viên y tế bao gồm:58
1.3.2.1 Yếu tố công việc và các mối quan hệ trong công việc
- Những nguyên nhân trong công việc
Đặc thù công việc: công việc có độ nguy hiểm cao, đòi hỏi sự khắt khe,
áp lực thời gian và thời hạn công việc, trực đêm nhiều, thường làm việc quá giờ, không đủ thời gian nghỉ ngơi đầy đủ, quá tải công việc, phải chịu quá nhiều trách
Trang 33nhiệm Chăm sóc quản lý quá nhiều người bệnh, chế độ lương thấp, tình trạng thiếu nhân lực, chịu nhiều áp lực… đã tạo nên không chỉ môi trường làm việc nặng nhọc, nguy hiểm mà còn tạo nên tâm lý stress khi làm việc
Điều kiện môi trường lao động không an toàn, không phù hợp, mức độ nguy hiểm và nguy cơ phơi nhiễm cao (tác nhân sinh học, vật sắc nhọn, các chất độc hại…) Bên cạnh đó môi trường làm việc ồn ào, lộn xộn, thiếu trang thiết bị, không thoáng khí
Tổ chức sắp xếp công việc chưa hợp lý, sự phân công công việc không
rõ ràng, hướng dẫn công việc giữa bác sĩ, điều dưỡng chưa đồng nhất, sự quản
lý không hiệu quả từ cấp trên, phải kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa được huấn luyện chuyên môn đầy đủ, phải thay đổi vị trí làm việc liên tục…
Sự phát triển nghề nghiệp chưa tương xứng, cộng đồng không đánh giá cao và ít biết đến công việc của mình, vị trí xã hội chưa được tôn trọng so với những đóng góp, ít có cơ hội thăng tiến
Nghiên cứu của Abdolhamid Tajvar và cộng sự (2013) tại Bệnh viện Shahid Mohammadi ở Bandar Abbas, Iran về stress trong nghề nghiệp và sức khỏe tâm thần của điều dưỡng viên (ĐDV) làm việc tại khoa chăm sóc đặc biệt cho thấy 83,9% và 10,7% điều dưỡng viên luôn gặp stress cao và trung bình trong công việc Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa stress nghề nghiệp và sức khỏe tâm thần của điều dưỡng viên.40
Kết quả nghiên cứu của tác giả Xiaojun Chen và cộng sự (2013) về vấn
đề kiệt sức và stress nghề nghiệp của các bác sĩ Trung Quốc trong những năm gần đây cho thấy các bác sĩ đa khoa có tình trạng sức khỏe tâm thần không tốt ngày càng gia tăng Nguyên nhân gây stress ở bác sĩ đến từ khối lượng công việc quá tải, yêu cầu cao từ người bệnh, rủi ro nghề nghiệp, sự mất cân bằng giữa nỗ lực và phần thưởng; sự cạnh tranh khốc liệt để thăng tiến Bên cạnh
Trang 34đó vấn đề rối loạn stress sau sang chấn là một vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến.59
Kết quả nghiên cứu của Wulf Rossler (2012) cũng cho thấy nguyên nhân dẫn đến stress của nhân viên y tế là thiếu sự phản hồi tích cực, lương thấp, môi trường làm việc kém, người bệnh tự tử.60
Nghiên cứu của Lê Đăng Khoa và cộng sự năm 2018 tại 7 đơn vị trung tâm IVF miền Nam Việt Nam với 35 y tá, 19 bác sĩ và 51 nhân viên phòng lab tham gia, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố gây stress ở nhân viên y tế là mức thu nhập thấp, số giờ làm việc kéo dài, không gian làm việc riêng.53
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự (2018) về tình trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế tại bệnh viện Trưng Vương cho thấy tỷ lệ stress của nhân viên y tế là 10,5% Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa stress với các yếu tố như kiêm nhiệm quản lý, khối lượng công việc Ngoài ra các yếu tố cảm nhận về công việc như đơn điệu, nhàm chán, mức độ nguy hiểm cao, áp lực hoàn thành cao, không thoải mái về nơi làm việc ghi nhận có liên quan và làm tăng tình trạng stress ở nhân viên y tế.35
Một thiết kế cắt ngang mô tả trên 441 điều dưỡng viên đang làm việc tại các khoa nội, khoa hồi sức tích cực và khoa cấp cứu của bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương của tác giả Hồ Thị Thu Hương và cộng sự (2017) cho thấy các rối loạn sức khỏe tâm thần ở điều dưỡng là stress, trầm cảm, lo âu Khi phân tích mối liên quan giữa đến tình trạng stress ở điều dưỡng viên, nghiên cứu của tác giả cho thấy chủ yếu là vị trí khoa phòng công tác (p < 0,001); số giờ làm việc trung bình trong tuần (p < 0,001); khối lượng công việc (p < 0,001); mối quan hệ với người bệnh và thân nhân (p < 0,001).34
Nghiên cứu của Ngô Thị Kiều My (2014) tại bệnh viện phụ sản Nhi Đà Nẵng cho thấy có mối liên quan giữa tình trạng stress của điều dưỡng và nữ hộ
Trang 35sinh với các yếu tố là mức ổn định công việc, vị trí hiện tại, diện tích khoa phòng làm việc, mối quan hệ với cấp trên (p < 0,05).33
Một nghiên cứu được tiến hành trên 811 bác sĩ, y tá, hộ lý thuộc 8 bệnh viện/ viện tuyến trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội của tác giả Nguyễn Thu
Hà và Doãn Ngọc Hải cho thấy một số yếu tố nguy cơ stress nghề nghiệp là các yếu tố không thuận lợi trong môi trường lao động; sự quá tải công việc (khối lượng công việc nhiều, cường độ làm việc lớn, thời gian làm việc kéo dài, trách nhiệm công việc cao); trực đêm; stress khi tiếp xúc với người bệnh và người nhà người bệnh.61
- Những nguyên nhân về mối quan hệ tại nơi làm việc
Công việc phải tiếp xúc và giải thích với nhiều người, có nguy cơ bị quấy rối hay bạo hành
Đối với mối quan hệ với cấp trên có các yếu tố như mối quan hệ không tốt với lãnh đạo, luôn bị chỉ trích từ cấp trên, bị đổ lỗi trong những trường hợp sai sót chuyên môn, thiếu sự hỗ trợ từ cấp trên, ít nhận được sự quan tâm động viên từ cấp trên
Mối quan hệ không tốt với đồng nghiệp, thiếu sự hỗ trợ, thiếu cởi mở, bất đồng liên quan đến công việc, không có nhiều cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm
sự can thiệp của người nhà người bệnh.62
Trang 36Kết quả nghiên cứu của tác giả Anne-Claire Durand và cộng sự (2019)
về sự stress và kiệt sức của các nhân viên làm việc tại khoa cấp cứu trong một Bệnh viện Đại học Pháp cũng cho thấy có 27,1% stress trong công việc và 19,3% nhân viên y tế bị kiệt sức Các yếu tố liên quan đến sự stress trong công việc là do có ít nhất một lần nghỉ ốm trong thời gian làm việc trong một năm qua, bị ảnh hưởng bởi các công việc nặng nhọc xung quanh, xung đột giữa các
cá nhân tại nơi làm việc và rối loạn giấc ngủ.45
Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hồng Linh và cộng sự (2021) tại các bệnh viện chuyên khoa thành phố Cần Thơ cũng cho thấy điều dưỡng
có áp lực cao chiếm tỷ lệ cao nhất từ stress từ người bệnh/người thân (76,6%); stress từ khối lượng công việc chiếm 15,3%; stress từ các mối quan hệ (8%); stress từ môi trường làm việc là 6,7%.63
Nghiên cứu của tác giả Tăng Thị Hảo và cộng sự về thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019 cho thấy các yếu tố gây stress nhiều nhất cho điều dưỡng viên là người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý; phải làm việc với người bệnh/người nhà người bệnh có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục; gia đình người người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý; phải làm việc với người bệnh/người nhà người bệnh hung hăng/bạo lực; tiếp xúc với những nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của bản thân; phải làm việc với sự cư xử tồi tệ từ gia đình người bệnh; làm các thủ thuật gây đau đớn cho người bệnh; chứng kiến sự chịu đựng của người bệnh (cơn đau, sự mất mát…); khi thấy người bệnh tử vong; không có đủ thời gian để đáp ứng các nhu cầu gia đình người bệnh.64
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bạch Ngọc và cộng sự (2019) về thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress, trầm cảm và lo âu ở nhân viên điều dưỡng khối nội tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cũng đã tìm thấy một
số yếu tố liên quan đến stress của đối tượng nghiên cứu gồm đối mặt với cái
Trang 37chết của người bệnh (p < 0,05); bạo lực bệnh viện (p < 0,001), stress công việc (p < 0,001) Ngoài ra, nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy những đối tượng thấy cấp trên không lắng nghe/đôi khi lắng nghe khi họ cần lời khuyên có nguy
cơ bị stress cao gấp 2,3 lần so với nhóm được lắng nghe nhiều/rất nhiều (p < 0,05).37
Kết quả nghiên cứu về tình trạng stress nghề nghiệp và một số yếu tố liên quan của nhân viên y tế các khoa lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec năm 2020 của tác giả Bùi Thị Duyên và Đặng Lê Trí trên 250 nhân viên y tế cho thấy, những nhân viên y tế có các đặc điểm hiện đang phải chăm sóc người thân già yếu, bệnh tật; gặp tình trạng kẹt xe, tai nạn giao thông từ nhà đến nơi làm việc; thường xuyên phải làm việc với cường độ công việc cao; cảm thấy nghề nghiệp không được tôn trọng có nguy cơ stress lần lượt cao gấp 2,46 lần; 4,3 lần; 3,52 và 6,78 lần những NVYT không ở cùng hoàn cảnh trên (p < 0,05) Những nhân viên không thường xuyên nhận được sự hỗ trợ này (p < 0,001).38
1.3.2.2 Yếu tố gia đình
Mất nhiều thời gian để đến được cơ quan; kinh tế tiền bạc gia đình thiếu hụt; cuộc sống gia đình không được hạnh phúc; quãng đường di chuyển đến nơi làm việc xa xôi và nguy hiểm; vấn đề sức khỏe của vợ/chồng, con cái; các mối xung đột trong gia đình; sự tương thích giữa gia đình và công việc; có quan
hệ không tốt với hàng xóm, bạn bè
Nghiên cứu của Chao Wu và cộng sự về mối tương quan giữa tình trạng mệt mỏi, stress trong các vấn đề hỗ trợ xã hội, đặc điểm cá nhân ở các điều dưỡng đang làm việc tại 6 bệnh viện hạng IIIA Tây An, Trung Quốc năm 2020 cho thấy có sự mệt mỏi của điều dưỡng có tương quan thuận với stress (r=0,491,
p < 0,01) Tác giả cho thấy chức danh công việc, tình trạng hôn nhân, chất lượng giấc ngủ, mức độ stress trong công việc và trạng thái thể chất đều có ảnh hưởng đến stress và sự mệt mỏi ở điều dưỡng (p < 0,01) Nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy sự tự điều chỉnh ở bản thân giữa các điều dưỡng giảm stress
Trang 38trong công việc, giúp họ xử lý tình trạng stress một cách tích cực và phục hồi, giảm được sự mệt mỏi.65
Nghiên cứu của Nurit Nirel và cộng sự (2008) về stress, quá tải công việc, sự kiệt sức và sự hài lòng của các nhân viên y tế ở Israel cho thấy các yếu
tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế là áp lực từ công việc, thiếu sự hỗ trợ trong hành chính, thủ tục hành chính mất nhiều thời gian, mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống gia đình, tiền lương Stress và kiệt sức làm ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của nhân viên y tế làm cho họ có ý định thay đổi công việc.66
Một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tại Bệnh viện Đại học Mansoura ở Ai Cập của tác giả Shams và El-Masry năm 2013 cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp của nhân viên y tế chuyên ngành gây mê hồi sức là 69,4% Các yếu tố nguy cơ là gánh nặng công việc, tổ chức lao động không tốt, mâu thuẫn nhóm và phải chăm sóc các người bệnh nặng, tiếp xúc hàng ngày với người bệnh tử vong, các vấn đề tử vong, những phản ứng thái quá từ các gia đình người bệnh.67
Tại Hàn Quốc, nghiên cứu của Seung Joo Nam và cộng sự năm 2016 sử dụng bộ công cụ KOSS để đánh giá stress nghề nghiệp của nhân viên y tế cho thấy có sự khác nhau về stress nghề nghiệp ở các đối tượng nhân viên y tế, mức
độ stress ở điều dưỡng cao hơn bác sĩ.42
1.3.2.3 Yếu tố từ bản thân
Sợ sai lầm trong công việc; lo lắng không hoàn thành nhiệm vụ; thiếu kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp, người bệnh, người nhà người bệnh và các mối quan hệ trong xã hội; hệ thống kỹ thuật hiện đại vượt khả năng tiếp nhận và xử
lý thông tin của cá nhân; thiếu kinh nghiệm chuyên môn… hoặc các yếu tố như
độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của bản thân
Trang 39Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Nuttapol Yuwanich và cộng sự về stress nghề nghiệp của điều dưỡng tại khoa cấp cứu tại các bệnh viện tư nhân
ở Bangkok, Thái Lan năm 2017 cho thấy những nguyên nhân gây stress chính
ở điều dưỡng là hành vi của người bệnh và thân nhân; công việc quá sức; sự hiểu lầm và xung đột giữa điều dưỡng khoa cấp cứu và bác sĩ; thứ bậc, quyền lực giữa các nhân viên y tế; thiếu kinh nghiệm làm việc.68
Nghiên cứu của tác giả Teris Chung (2015) với sự tham gia của 850 điều dưỡng đang công tác tại các cơ sở y tế Hồng Kông cho thấy các bệnh mạn tính càng làm tăng thêm vấn đề stress ở điều dưỡng viên; ngoài ra việc thiếu giấc ngủ, các vấn đề giải trí, tuổi trẻ, thiếu kinh nghiệm lâm sàng.44
Khi nghiên cứu về stress nghề nghiệp ở nhân viên y tế tại BVĐK Kiến An-Hải Phòng năm 2011, kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Khuê, Hoàng Thị Giang cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp nhân viên y tế bệnh viện Kiến An tương đối thấp (6,39%) Tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ (nam là 13,64%;
nữ là 3,9%); tỷ lệ nghịch với thâm niên công tác, những người có thâm niên công tác dưới 1 năm (21,43%) cao hơn các nhóm khác Stress trong công việc tập trung chủ yếu ở nhóm kỹ thuật viên X-quang (40%); tiếp theo là bác sĩ (14,86%); dược (13,3%); y tá (3,82%); tuy nhiên tỷ lệ stress không có ý nghĩa thống kê giữa các loại hình công việc.52
Khi nghiên cứu về thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của nhân viên y tế đang công tác tại bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông năm 2019, kết quả nghiên cứu của tác giả Huỳnh Ngọc Cương và Nguyễn Thị Phương Lan sau khi phân tích bằng mô hình hồi quy logistic đa biến, nghiên cứu đã tìm thấy mối liên quan giữa stress với chuyên môn công tác, thời gian làm việc và các yếu tố về tính chất công việc Tỷ lệ stress của bác sĩ gấp 14,05 lần điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên (p < 0,001) Nhân viên y tế có thời gian làm việc mỗi tuần càng cao thì tỷ lệ stress càng tăng (p < 0,001).36
Trang 40Nghiên cứu của tác giả Trần Văn Thơ tại Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2017 cho thấy trong bảy yếu tố nguy cơ nghề nghiệp gây stress ở điều dưỡng viên bao gồm các yếu tố liên quan đến công việc và các mối quan hệ tại nơi làm việc (chứng kiến người bệnh trải qua những cơn đau; được người bệnh hỏi những điều mà không thoải mái trả lời; phải luân chuyển đến các khoa thiếu nhân viên; thiếu sự tiếp cận để bày tỏ với đồng nghiệp về cảm giác tiêu cực đối với người bệnh; thông tin không đầy đủ từ bác sĩ về tình trạng sức khỏe người bệnh); nghiên cứu của tác giả cũng chỉ ra các yếu tố liên quan gây stress là từ
cá nhân của các điều dưỡng như sợ sai sót trong điều trị người bệnh; khi làm việc với máy tính.69
1.4 Một số mô hình/phương pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế
Theo khuyến cáo của WHO phương hướng chăm sóc sức khỏe tâm thần
là cần đẩy mạnh các hoạt động tại cộng đồng Cần phối hợp các dịch vụ để đạt hiệu quả và giảm chi phí đặc biệt là các quốc gia đang phát triển Để can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần có hiệu quả, cần phối hợp đồng bộ 3 phương thức can thiệp là hóa dược trị liệu, các liệu pháp tâm lý xã hội và can thiệp môi trường.70,71
Nhóm tác giả Lois E Tetrick và Carolyn J Winslow (2015) đã dựa trên nhiều y văn khác nhau cũng đã xây dựng mô hình can thiệp giảm stress cho nhân viên y tế dựa vào nhu cầu và nguồn lực Mô hình này phản ánh hai cơ chế
đó là các nhu cầu và các nguồn lực có thể dẫn đến stress hoặc tạo động lực để giảm stress cho nhân viên y tế Nhu cầu là những khía cạnh công việc hoặc cá nhân yêu cầu nhân viên y tế phải nỗ lực để đạt được Nguồn lực là các khía cạnh giúp nhân viên y tế đạt được mục tiêu công việc, giảm bớt nhu cầu, kích thích sự phát triển năng lực cá nhân Quá trình đầu tiên trong mô hình là một quá trình suy giảm sức khỏe, các tác động từ nhu cầu công việc, từ cá nhân dẫn đến stress và kiệt sức ở nhân viên y tế Quá trình thứ hai là quá trình tạo động lực, tác động tích cực và các nguồn lực ở đây như là quyền kiểm soát, tự chủ,
hỗ trợ… thúc đẩy hoạt động của nhân viên y tế Chính quá trình thứ hai của mô