Theo báo cáo của Hiệp hội lao động Anh Quốc Health and Safety Executive - HSE trong giai đoạn 2018 đến 2021 có 822.000 trường hợp người lao động mắc stress nghề nghiệp, trầm cảm và lo âu
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
LÊ THỊ KIỀU HẠNH
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN ĐẾN STRESS Ở NHÂN VIÊN Y TẾ TẠI MỘT SỐ
BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y GIAI ĐOẠN 2020-2022
VÀ KẾT QUẢ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CAN THIỆP
Chuyên ngành : Y tế Công cộng
Mã số : 9720701
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
HÀ NỘI – 2024
Trang 2Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
Vào hồi ngày tháng năm 2024
Luận án này có thể tìm thấy tại:
Thư viện Quốc gia
Thư viện Trường Đại học Y Hà Nội
Trang 3DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BRCS Thang đo khả năng ứng phó
BVĐK Bệnh viện Đa khoa General Hospital
DASS 21 Thang đánh giá trầm cảm,
lo âu, stress
Depression, anxiety, stress scale
HSE Hiệp hội lao động Anh
Trang 4GIỚI THIỆU LUẬN ÁN
1 Tính thời sự của đề tài
Stress là thuật ngữ chỉ một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường Nói cách khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu của bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài Rối loạn tâm lý do stress mang lại những hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe người lao động, thiệt hại về kinh tế, giảm năng suất lao động
Theo báo cáo của Hiệp hội lao động Anh Quốc (Health and Safety Executive - HSE) trong giai đoạn 2018 đến 2021 có 822.000 trường hợp người lao động mắc stress nghề nghiệp, trầm cảm và lo âu; trong đó ngành y tế là một trong những ngành được báo cáo có tỷ lệ mắc stress, trầm cảm, lo âu có liên quan đến công việc cao.Một
số nghiên cứu trên thế giới cũng đã chỉ ra các yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y
tế bao gồm chủ yếu là (1) công việc; (2) các mối quan hệ xã hội; (3) cá nhân Tuy
nhiên, các yếu tố ảnh hưởng đến stress ở nhân viên y tế không tác động một cách độc
lập mà chúng tác động tổng hợp cùng nhau, nhưng các biện pháp can thiệp để giảm stress cũng như cách tiếp cận truyền thống nâng cao sức khoẻ tâm thần cho cán bộ, nhân viên y tế còn hạn chế Việc tiếp cận những can thiệp nhằm cải thiện sức khoẻ tâm thần cho nhân viên y tế trở nên quan trọng trong thời gian gần đây Các biện pháp can thiệp giảm stress cho nhân viên y tế đang được thế giới hướng đến hiện nay bao gồm thay đổi nhận thức-hành vi, thư giãn tinh thần và thể chất, cải thiện tổ chức làm việc Tại Việt Nam, các nghiên cứu về kỹ năng ứng phó tình trạng stress cũng như các can thiệp giảm stress vẫn còn hạn chế
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi muốn tìm hiểu tình trạng stress, các yếu tố liên quan đến stress của nhân viên y tế và các giải pháp can thiệp giúp nhân viên y tế nâng cao sức khoẻ và tinh thần Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế tại một số Bệnh viện Đại học Y giai đoạn 2020-2022 và kết quả một số biện pháp can thiệp” với mục tiêu sau:
1 Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên
y tế ở Bệnh viện Đại học Y năm 2021
2 Đánh giá kết quả một số giải pháp can thiệp thích hợp nhằm giảm căng thẳng
ở nhân viên y tế ở Bệnh viện Đại học Y
2 Những đóng góp mới của luận án
- Ngành y tế được xác định là một trong những ngành có tỷ lệ cao về rối loạn sức khoẻ tâm thần, kiệt sức trong lực lượng lao động, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid -19, tỷ lệ cán bộ, nhân viên y tế bị gia tăng nguy cơ và mức độ stress, trầm cảm Nghiên cứu đã xác định thực trạng stress của nhân viên y tế, cung cấp dữ liệu cập nhật
và tỷ lệ mắc stress của nhân viên y tế Nghiên cứu cũng đã xác định được một số yếu
tố liên quan làm tăng tình trạng stress ở nhân viên y tế là mối quan hệ gia đình, nơi làm việc, biến cố lớn trong một năm qua
Trang 5- Nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa stress và chất lượng cuộc sống Khi tình trạng stress tăng lên, điểm số chất lượng cuộc sống ở các lĩnh vực thể chất, tâm thần,
xã hội, môi trường giảm xuống, cung cấp bằng chứng về tác động tiêu cực đến đời sống toàn diện của nhân viên y tế
- Nghiên cứu cũng cho thấy kết quả của việc áp dụng các giải pháp can thiệp như (1) truyền thông giáo dục sức khoẻ, (2) hướng dẫn bài tập thư giãn, (3) hỗ trợ tham vấn tâm lý cá nhân làm giảm tỷ lệ các dấu hiệu mắc stress, cải thiện chất lượng cuộc sống, khả năng ứng phó thích nghi với stress và khả năng phục hồi sau stress cho nhân viên y tế Nghiên cứu đã cung cấp những số liệu khoa học, tin cậy về kết quả của các giải pháp can thiệp giảm tình trạng stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Thái Bình Từ đó định hướng cho các nhà hoạch định chính sách y tế có những nghiên cứu sâu hơn và đề xuất các giải pháp can thiệp trên diện rộng phù hợp hơn
3 Bố cục của luận án
Luận án gồm 147 trang, trong đó phần đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 42 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 26 trang, kết quả nghiên cứu 39 trang, bàn luận 35 trang, kết luận 2 trang, khuyến nghị 1 trang Luận án có 36 bảng, 6 biểu đồ; 140 tài liệu tham khảo
Nghiên cứu sinh có 02 bài báo đã đăng trên tạp chí chuyên ngành có uy tín, trong đó có 01 bài báo đăng ở tạp chí Nghiên cứu Y học; 01 bài báo tiếng Anh
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số khái niệm về stress, nhân viên y tế
1.1.1 Khái niệm về stress
Theo Hans Selye “Stress như một đáp ứng của chủ thể trước một nhu cầu hoặc một sự tương ứng của mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh.” Stress như một đáp ứng thích nghi về mặt tâm lý, sinh học và tập tính Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích nghi với môi trường xung quanh, tạo cho cơ thể một cân bằng mới sau khi chịu tác động của môi trường Nói cách khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cơ thể thích nghi Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu
tố stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì những chức năng của cơ thể ít nhiều bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm
lý, tập tính sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài Theo quan điểm của tác giả Jerrold S Greenberg thì khái niệm stress cũng có thể hiểu theo hai khía cạnh Thứ nhất, tình huống stress chỉ các tác nhân xâm phạm hay kích thích gây ra (stressor), là những tác nhân vật lý, hóa học, tâm lý xã hội, gia đình, nghề nghiệp Thứ hai, đáp ứng stress để chỉ trạng thái phản ứng với stress (reaction) là phản ứng sinh lý và phản ứng tâm lý không đặc hiệu
1.1.2 Khái niệm nhân viên y tế
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Nhân viên y tế (NVYT)
là những người tham gia vào hành động có mục đích chính là để tăng cường sức khỏe Nhân viên y tế gồm những người cung cấp dịch vụ y tế như bác sĩ, y tá, nữ hộ sinh, dược sỹ, kỹ thuật viên phòng thí nghiệm – cũng như quản lý và công nhân hỗ trợ - chẳng hạn như quản lý bệnh viện, các cơ quan tài chính, đầu bếp, bảo trì sửa chữa và nhân viên vệ sinh”
Trang 61.1.3 Stress của nhân viên y tế
Stress của nhân viên y tế là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người nhân viên y tế trong quá trình hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày Trong đó một phần là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân của mỗi người gây ra, một phần là do cách mà họ cảm nhận và giải thích những sự tác động đó, tùy thuộc vào khả năng xử lý của bản thân có thể ảnh hưởng đến nhân viên y tế trên các mặt sinh lý, tâm lý và xã hội
1.2 Một số thang đo đánh giá tình trạng stress
Hiện nay, trên thế giới cũng như tại Việt Nam có rất nhiều bộ công cụ được sử dụng để nghiên cứu, đánh giá các vấn đề sức khỏe tâm thần cũng như các thang đánh giá tình trạng stress của cá nhân Các thang đánh giá đều có điểm chung là dùng bộ câu hỏi trắc nghiệm tự điền Một số bộ công cụ được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học để đánh giá tình trạng stress như bộ câu hỏi đánh giá về cảm nhận stress Perceived Stress Scale (PSS); bảng câu hỏi sức khoẻ tổng quát (GHQ 12); thang đánh giá stress, lo âu, trầm cảm Lovibond (DASS 21 và DASS 42; bộ câu hỏi đánh giá căng thẳng do Hội quản lý căng thẳng quốc tế (International Stress Management Association); Bảng nội dung công việc JCQ (Job Content Questionnaire); thang đo
tự đánh giá stress SRQ (Self Reporting Questionnaire-20) …
1.3 Thực trạng mắc stress của nhân viên y tế trên thế giới và Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
Theo ước tính của WHO, trên 25% dân số thế giới bị rối loạn tâm thần và hành
vi tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.Trong đó stress cũng là một yếu tố góp phần gây ra tình trạng chất lượng công việc kém tại nơi làm việc, tỷ lệ lao động bỏ việc, gia tăng chi phí y tế, giảm sự hài lòng trong công việc, ảnh hưởng sức khỏe người lao động
Theo nghiên cứu của Timothy R Jordan và cộng sự tại bệnh viện miền Trung Tây, Hoa Kỳ năm 2016 cho thấy có 92% điều dưỡng có mức độ stress từ trung bình đến rất cao Nghiên cứu của Li-Ping Chou và cộng sự về stress nghề nghiệp và kiệt sức của 1329 nhân viên y tế tại bệnh viện khu vực tại Đài Loan năm 2014 cho thấy tỷ
lệ stress nghề nghiệp ở điều dưỡng là cao nhất (27,9%); tiếp theo là trợ lý bác sỹ (27,2%); nhân viên hành chính (14,7%); kỹ thuật viên (14,4%) và bác sĩ (2%) Kết quả nghiên cứu của tác giả Anne-Claire Durand và cộng sự về stress và kiệt sức của các nhân viên y tế làm việc tại khoa cấp cứu trong một Bệnh viện Đại học Pháp năm 2019 cho thấy trong 166 NVYT tham gia có 19,3% nhân viên bị kiệt sức và 27,1% stress trong công việc
1.3.2 Tại Việt Nam
Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay việc chăm sóc sức khỏe tâm thần ngày càng được quan tâm do sức khỏe tâm thần đang chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu bệnh tật cũng như trong chăm sóc sức khỏe ban đầu trong cộng đồng Đặc biệt là đối với ngành
y tế nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên y tế có tỷ lệ stress cao liên quan đến công việc nhưng vẫn còn hạn chế
Một cuộc khảo sát cắt ngang được tiến hành tại bệnh viện Nhiệt đới của Phạm Ngọc Thanh và cộng sự nhằm xác định mức độ stress, trầm cảm, lo âu của NVYT dựa vào thang đo DASS 21 cho thấy 50% NVYT có vấn đề về sức khỏe tâm trí trong đó
Trang 7có 19% có dấu hiệu stress; 28,5% NVYT có dấu hiệu trầm cảm; 38,8% có dấu hiệu lo
âu Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự (2018) tại Bệnh viện Phong-Da Liễu Trung ương Quy Hòa cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp của bác sĩ và điều dưỡng là 6,4% Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Tuân và cộng sự về stress, trầm cảm, lo âu của NVYT bệnh viện Trưng Vương (2018) cho thấy trong tổng số 653 nhân viên y tế tham gia nghiên cứu có 10,5% NVYT mắc stress; trong đó có 6,9% là mức độ vừa; 3,4% mức độ nặng và 0,2% có mức độ rất nặng Nghiên cứu về thực trạng stress, trầm cảm, lo âu của NVYT tại bệnh viện Quân Dân Y Miền Đông năm 2019 của tác giả Huỳnh Ngọc Cương và Nguyễn Thị Phương Lan cho thấy tỷ lệ stress của NVYT tại bệnh viện là 15,5%; tỷ lệ stress của bác sĩ gấp 14,05 lần điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ
thuật viên (p<0,001) Trong đó tỷ lệ stress nhẹ là 9,4%; vừa là 0,5% và nặng là 1,1%
1.4 Yếu tố nguy cơ gây stress ở nhân viên y tế
1.4.1 Yếu tố công việc và các mối quan hệ trong công việc
- Những nguyên nhân trong công việc: đặc thù công việc, điều kiện môi trường
lao động không an toàn, không phù hợp, mức độ nguy hiểm và nguy cơ phơi nhiễm cao (tác nhân sinh học, vật sắc nhọn, các chất độc hại…) Bên cạnh đó môi trường làm việc ồn ào, lộn xộn, thiếu trang thiết bị, không thoáng khí Tổ chức sắp xếp công việc chưa hợp lý, sự phân công công việc không rõ ràng, hướng dẫn công việc giữa bác sĩ, điều dưỡng chưa đồng nhất, sự quản lý không hiệu quả từ cấp trên, phải kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa được huấn luyện chuyên môn đầy đủ, phải thay đổi vị trí làm
việc liên tục…
- Những nguyên nhân về mối quan hệ tại nơi làm việc: mối quan hệ với cấp trên,
đồng nghiệp, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
1.5 Một số biện pháp can thiệp giảm stress ở nhân viên y tế
- Cá nhân: một số biện pháp can thiệp giảm stress cho nhân viên y tế ở cấp độ cá nhân đã được áp dụng trên thế giới bao gồm can thiệp hành vi nhận thức; chánh niệm (Mindfulness based stress reduction –MBSR); cải thiện hành vi dựa vào mô hình niềm tin sức khoẻ (Health Believe Model – HBM); thư giãn tinh thần và thể chất; cải thiện lối sống
- Tổ chức: biện pháp can thiệp có thể tác động vào tổ chức như giảm nhu cầu công việc bằng cách có nhiều người làm cùng một công việc nhiệm vụ hoặc cho mỗi người nhiều thời gian hơn để làm những công việc giống nhau hoặc giảm số lượng nhiệm vụ trên một người Tăng cường kiểm soát công việc bằng cách giảm thứ bậc
Trang 8hoặc tăng quyền tự trị Cải thiện hỗ trợ xã hội tại nơi làm việc thông qua tăng cường
hỗ trợ ngang hàng hoặc hỗ trợ giám sát Phân công rõ ràng vai trò/ nhiệm vụ/ tổ chức công việc bằng cách cải thiện việc mô tả rõ vai trò, trách nhiệm hoặc giám sát Tăng cường thiết kế nhiệm vụ/ quy trình làm việc bằng cách phát triển các mô hình chăm sóc mới Cải thiện giao tiếp cho nhân viên Do đó các can thiệp tổ chức tập trung vào chủ yếu các phương pháp là thay đổi điều kiện làm việc, hỗ trợ tổ chức, thay đổi dịch
vụ chăm sóc, nâng cao kỹ năng giao tiếp, thay đổi lịch làm việc, cải thiện mối quan hệ trong công việc, áp dụng các hệ thống quản lý an toàn, cải thiện sự phản hồi giữa người quản lý với nhân viên cũng như phản hồi giữa các nhân viên với nhau, cải thiện mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
- Hỗ trợ xã hội: Hỗ trợ xã hội bao gồm cấu trúc của mạng xã hội (ví dụ tăng quy
mô vòng kết nối hỗ trợ của một cá nhân), các hỗ trợ thân thiết (cung cấp về hỗ trợ tinh thần, cung cấp thông tin…), hỗ trợ ban hành (hỗ trợ cá nhân qua một sự tư vấn…) Hỗ trợ xã hội làm tăng hiệu quả giữa các cá nhân, cải thiện bản thân cá nhân, nâng cao kỹ năng đối phó và giảm stress cho người lao động Hỗ trợ xã hội cũng được công nhận
là một chiến lược hữu ích để nhân viên y tế thích ứng với hành vi, giảm stress Mục đích của can thiệp bằng hỗ trợ xã hội là giúp đỡ nhân viên y tế xua đi cảm giác đơn độc chống lại stress Cảm thấy mình có giá trị, đem lại sự an toàn và trợ giúp về vật chất lẫn tinh thần Mạng lưới hỗ trợ xã hội có thể cung cấp thông tin, đưa những chiến lược để giải quyết vấn đề, cho lời khuyên và hướng dẫn các NVYT tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết Các mối quan hệ hỗ trợ xã hội còn hỗ trợ NVYT trong quá trình phục hồi công việc và giảm tác hại của sự quá tải công việc
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 1
2.1.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: là các bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đang làm việc tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
Tiêu chí lựa chọn: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên có thời gian công tác tại bệnh viện từ 6 tháng trở lên, tự nguyện chấp thuận tham gia nghiên cứu
Tiêu chí loại trừ ra khỏi nghiên cứu
- Đang trong thời gian đi học tập kể cả hệ tập trung hoặc hệ tại chức
- Đang có bệnh phải điều trị nội trú
- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, cho con bú
+ Địa điểm nghiên cứu: tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học
Y Thái Bình
+ Thời gian nghiên cứu: thời gian từ tháng 6/2021 đến tháng 12/2021
2.1.2 Phương pháp nghiên cứu
2.1.2.1 Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích
2.1.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu xác định một tỷ lệ với sai số tuyệt đối, cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu là 517 nhân viên y tế Trên thực tế, tổng số đối tượng điều tra của nhân viên y tế để xác định có dấu hiệu stress tại 2 bệnh viện là: 520 nhân viên y tế
Phương pháp chọn mẫu:
Trang 9- Chọn bệnh viện nghiên cứu theo phương pháp chọn mẫu chủ đích: chọn chủ đích 2 bệnh viện là Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
- Chọn bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên: tại các bệnh viện sẽ lập danh sách bác
sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên theo các khoa Sau đó làm việc cụ thể với các Trưởng khoa để phối hợp thông qua kế hoạch điều tra tại khoa cho phù hợp với kế hoạch công tác chung cũng như của các nhân viên trong khoa Từ đó những nhân viên y tế đi học,
đi công tác hoặc có lý do khác không phù hợp với kế hoạch điều tra đã đưa ra khỏi danh sách chọn mẫu Từ các danh sách đã sàng lọc trực tiếp từng khoa trên đã áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ cho các nhân viên y tế thuộc Bệnh viện Đại học Y Thái Bình và chọn ngẫu nhiên số nhân viên y tế trong danh sách của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho vừa đủ 260 đối tượng ở mỗi bệnh viện để xác định tỷ lệ NVYT có dấu hiệu stress
2.1.2.3 Biến số/chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ stress của nhân viên y tế (thang đo DASS21)
- Chất lượng cuộc sống của NVYT (thang đo WHOQLO-BREFF)
- Các yếu tố liên quan đến stress ở nhân viên y tế
2.1.2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu: phỏng vấn và đánh giá bằng các thang đo chuyên
biệt (DASS21; WHOQLO-BREF) và bộ câu hỏi thiết kế sẵn
2.2 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu cho mục tiêu 2
2.2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: các bác sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, đang làm
việc tại một số khoa/ phòng có nhân viên y tế có biểu hiện stress (sau kết quả điều tra
ở mục tiêu 1) thuộc Bệnh viện Đại học Y Dược Thái Bình được chọn vào can thiệp
Tiêu chuẩn lựa chọn: bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên đang công tác tại các
khoa có nhân viên y tế mắc stress và tự nguyện chấp thuận nghiên cứu
Tiêu chuẩn loại trừ: Người không chấp thuận tham gia nghiên cứu
+ Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Đại học Y Thái Bình
+Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2022 đến 8/2023
2.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.2.1 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu nghiên cứu can thiệp cộng đồng trước sau
2.2.2.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
+ Cỡ mẫu: áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho đánh giá nghiên cứu can thiệp
cộng đồng trước sau (1.3a/WHO) Cỡ mẫu theo tính toán là 51 đối tượng nghiên cứu,
thực tế có 161 nhân viên tham gia vào nghiên cứu
+ Phương pháp chọn mẫu:
Chọn đối tượng can thiệp: trong các đối tượng nhân viên y tế từ mục tiêu 1, chúng tôi xác định nhóm nhân viên y tế mắc stress tham gia vào can thiệp Vì vấn đề đạo đức nghiên cứu, chúng tôi đã chọn toàn bộ các đối tượng đồng ý tham gia nghiên cứu tại các khoa có tỷ lệ nhân viên mắc stress để thực hiện can thiệp
2.2.2.3 Các biến số và các chỉ số nghiên cứu
- Tỷ lệ mắc stress của NVYT trước và sau can thiệp (DASS21)
- Chất lượng cuộc sống của NVYT trước và sau can thiệp (WHOQOL-BREF)
- Khả năng ứng phó thích nghi với stress của NVYT trước và sau can thiệp (BRCS)
Trang 10- Khả năng phục hồi sau stress của NVYT trước và sau can thiệp (BRS)
- Hệ số ảnh hưởng d của Cohen nhằm tính toán sự chênh lệch giữa hai nhóm trước và sau can thiệp về trung bình điểm số stress (thang đo DASS 21); khả năng ứng phó thích nghi (thang đo BRCS); khả năng phục hồi (thang đo BRS); chất lượng cuộc sống (WHOQOL-BREF)
2.2.2.4 Kỹ thuật thu thập số liệu: phỏng vấn và đánh giá bằng thang đo (DASS21,
WHOQOL-BREF, BRCS, BRS)
2.3 Nội dung can thiệp
Căn cứ vào tổng quan tài liệu, kết quả nội dung nghiên cứu trước can thiệp, mục tiêu can thiệp, kết quả điều tra ở giai đoạn 1, chúng tôi đã lựa chọn một số hoạt động can thiệp dựa vào cộng đồng xây dựng nên chương trình can thiệp
Giải pháp 1: Truyền thông giáo dục sức khoẻ, nâng cao khả năng ứng phó với stress cho nhân viên y tế
- Hoạt động 1: Truyền thông trực tiếp qua thảo luận nhóm
- Hoạt động 1: Cung cấp tài liệu và phát tờ rơi
Giải pháp 2: Hướng dẫn bài tập hoạt động thể lực bằng bài tập thể dục (hít thở và giãn cơ)
Giải pháp 3: Hỗ trợ tham vấn tâm lý trợ giúp cho nhân viên y tế có cách ứng phó tích cực đối với stress
2.4 Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu được mã hóa và nhập vào máy tính bằng phần mềm EPI DATA, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 Các biến liên tục được trình bày dưới dạng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn Các biến định tính trình bày dưới dạng tỷ lệ phần trăm
Sử dụng test khi bình phương, Fisher’s exact test khi so sánh sự khác biệt giữa hai giá
trị trung bình với mức ý nghĩa thống kê <0,05 Mô hình hồi quy logistic đa biến xác định các yếu tố liên quan đến tình trạng stress của nhân viên y tế So sánh đánh giá sự khác nhau giữa giữa 2 tỷ lệ tại thời điểm trước can thiệp và sau can thiệp; đồng thời kiểm định sự khác nhau giữa các tỷ lệ bằng 2-test, t-test ghép cặp tại thời điểm trước can thiệp-sau can thiệp qua giá trị p
2.5 Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu đảm bảo mọi nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y sinh học và được Hội đồng đạo đức trong Nghiên cứu y sinh học của Trường Đại học Y Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 400/GCN-HĐDDNCYSH-ĐHYHN ngày 19/5/2021
Chương 3 KẾT QUẢ 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Thời điểm thực hiện nghiên cứu ở giai đoạn 1 có 520 nhân viên y tế tham gia
nghiên cứu, trong đó chủ yếu là nữ (chiếm 60,0%) và 78,7% đã kết hôn Số người thuộc độ tuổi từ 30-40 tuổi chiếm tỷ lệ khá cao (51,5%)
Trình độ học vấn của nhân viên y tế là sau đại học chiếm tỷ lệ cao nhất 44,8%; tiếp đến là cao đẳng chiếm 26,5%; đại học là 25,4% và thấp nhất là trung cấp với 3,3% Số năm kinh nghiệm làm việc của nhân viên y tế tại bệnh viện chủ yếu trên 5 năm (68,6%) 46,5% là bác sĩ; 40,6% là điều dưỡng/nữ hộ sinh và 12,9% là kỹ thuật viên
49,2% nhân viên có con đang ở ở độ tuổi dưới 5 tuổi chiếm và 19,6 % nhân viên
y tế phải chăm sóc người thân già yếu hoặc người bị thương tật Thu nhập bình quân
Trang 11Bệnh viện ĐH Y Hà Nội Bệnh viện ĐH Y Thái Bình Chung
đầu người/tháng của nhân viên y tế chủ yếu là từ 6-10 triệu (46,5%) và 66,0% nhân viên
y tế là nguồn thu nhập chính của gia đình Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình đa số đều ở mức tốt (83,1%); còn tương đối tốt chiếm 15,7% và chỉ có 1,2% không tốt
Điểm trung bình chất lượng cuộc sống chung của nhân viên y tế là 60,97 ± 11,39 Điểm trung bình cao nhất thuộc lĩnh vực thể chất (63,41 ± 13,87); thấp nhất là lĩnh vực môi trường (58,31 ± 11,68)
3.2 Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tình trạng stress ở nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Thái Bình năm 2021
3.2.1 Thực trạng stress ở nhân viên y tế
Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ mắc stress của nhân viên y tế theo DASS21 (n=520)
Kết quả biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ stress của nhân viên y tế tại Bệnh viện Đại học
Y Hà Nội và Bệnh viện Đại học Y Thái Bình là theo DASS 21 là 27,9%
Biểu đồ 3.2 Phân bố tỷ lệ stress (thang DASS 21) của nhân viên y tế theo trình độ
Trang 12Kết quả phân bố tỷ lệ stress của nhân viên y tế theo trình độ chuyên môn cho thấy tỷ lệ stress của bác sĩ là 29,3%; tiếp theo là điều dưỡng viên/nữ hộ sinh là 28,0%
và kỹ thuật viên là 22,4%
Biểu đồ 3.3 Mức độ stress của nhân viên y tế theo DASS 21 (n=145)
Mức độ mắc stress của nhân viên y tế tại hai Bệnh viện Đại học Y Thái Bình và
Hà Nội theo thang DASS 21 ở mức độ nhẹ, vừa, nặng và rất nặng lần lượt là 38,7%; 31,0%; 20,0%; 10,3%
Bảng 3.1 Điểm trung bình stress (DASS 21) ở nhân viên y tế theo điểm chất lượng
(Mean ± SD)
Có (Mean ± SD)
Thể chất 65,63 ± 13,66 57,66 ± 12,77 < 0,0001 Tâm thần 65,40 ± 12,83 55,57 ± 12,28 < 0,0001
Xã hội 61,87 ± 14,12 55,29 ± 13,92 < 0,0001 Môi trường 60,61 ± 11,56 52,35 ± 9,75 < 0,0001 Tổng điểm (chất lượng cuộc
sống chung) 63,30 ± 11,20 54,93 ± 9,52 < 0,0001 Kết quả bảng 3.1 cho thấy tổng điểm chất lượng cuộc sống chung, sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm thần, quan hệ xã hội và môi trường của đối tượng không có dấu hiệu stress cao hơn các đối tượng có dấu hiệu stress (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,0001)
Trang 133.2.2 Một số yếu tố liên quan đến stress của nhân viên y tế
Bảng 3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với tình trạng stress (thang
DASS21) ở nhân viên y tế (n=520)
Yếu tố Stress n (%) Không stress n (%) OR 95%CI Giới
Tình trạng hôn nhân
Đã kết hôn 30 (29,1) 73 (70,9) 1,08 0,67-1,74 Độc thân/ly thân, ly dị/ goá 115 (27,6) 302 (72,4)
Bảng 3.2 cho thấy có sự chênh lệch về tỷ lệ stress trong giới tính, nhóm tuổi, trình độ chuyên môn, trình độ học vấn và tình trạng hôn nhân của nhân viên y tế Tuy nhiên những đặc điểm cá nhân này của nhân viên y tế chưa có mối liên quan chặt chẽ đến tình trạng stress của nhân viên y tế
Bảng 3.3 Mối liên quan giữa yếu tố gia đình với tình trạng stress (thang DASS21)
ở nhân viên y tế (n=520)
Yếu tố Stress n (%) Không stress n (%) OR 95%CI
Có con dưới 5 tuổi
Mối quan hệ các thành viên trong gia đình
Kém/ không tốt/tương đối tốt 39 (44,3) 49 (55,7) 2,45 1,52-3,93
Gặp phải biến cố lớn trong một năm qua
Trang 14Kết quả bảng 3.3 cho thấy trong các yếu tố cá nhân, gia đình liên quan đến tình trạng stress của nhân viên y tế thì đối tượng có mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình kém/không tốt/ tương đối tốt có nguy cơ mắc stress cao gấp 2,45 (95%CI: 1,52-3,93) Các đối tượng gặp phải biến cố lớn trong một năm qua cũng làm tăng nguy
cơ mắc stress của nhân viên y tế (OR= 2,59; 95%CI: 1,54-4,35)
Bảng 3.4 Mối liên quan giữa đặc điểm công việc với tình trạng stress (thang
DASS21) ở nhân viên y tế (n=520)
Bảng 3.4 cho thấy mối liên quan giữa công việc đến tình trạng stress ở nhân viên
y tế Kết quả cho thấy đối tượng không thể chịu được mức độ ồn khu vực làm việc có nguy cơ mắc stress cao gấp 1,72 lần (95%CI: 1,16-2,57) và không có sự ổn định/tương đối ổn định trong công việc có nguy cơ mắc stress cao gấp 1,66 lần (95%CI: 1,08-
2,54) Ngoài ra không tìm thấy các yếu tố liên quan khác