BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ĐẶNG HOÀNG THƠM KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KÉO GIÃN XƯƠNG HÀM DƯỚI ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG PIERRE ROBIN THỂ NẶNG Chuyên ngành: Ngoại khoa/ C
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
ĐẶNG HOÀNG THƠM
KẾT QUẢ PHẪU THUẬT KÉO GIÃN XƯƠNG HÀM DƯỚI ĐIỀU TRỊ
HỘI CHỨNG PIERRE ROBIN THỂ NẶNG
Chuyên ngành: Ngoại khoa/ Chấn thương chỉnh hình và tạo hình
Mã số: Mã số: 9720104
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
HÀ NỘI - 2024
Trang 2CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI: TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI
Người hướng dẫn khoa học:
Vào hồi…….giờ, ngày…….tháng…….năm 2024
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia - Thư viện Đại học Y Hà Nội
Trang 3DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1 Đặng Hoàng Thơm, Vũ Ngọc Lâm, Trần Thiết Sơn Đặc điểm lâm sàng, X-quang và kết quả sớm sau phẫu thuật kéo giãn xương hàm
dưới điều trị hội chứng Pierre Robin thể nặng Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học 2022;160(12V2):206-216
doi:10.52852/tcncyh.v160i12V2.1281 2 Đặng Hoàng Thơm, Vũ Ngọc Lâm, Trần Thiết Sơn Kết quả đa ký
giấc ngủ sau phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng
Pierre Robin thể nặng Tạp chí Y học thảm hoạ và Bỏng 2024 Số 1:
72-79 doi.org/10.54804/yhthvb.1.2024.289 3 Đặng Hoàng Thơm, Vũ Ngọc Lâm, Trần Thiết Sơn Kết quả phẫu
thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng Pierre Robin thể
5 Thom DH, Lam VN, Son TT The Outcome of Mandibular Distraction Osteogenesis in Infants with Severe Pierre Robin
Sequence in Vietnam Kobe J Med Sci 2023;69(3): 115-121 doi:
10.24546/0100485260 6 Thom DH, Lam VN, Son TT The Impact of Mandibular Distraction
Osteogenesis on Cephalometric Measurements in Infants with Pierre
Robin Sequence Kobe J Med Sci 2023;69(3):106-114 doi:
10.24546/0100485259 7 Thom Dang Hoang, Huan T Nguyen, Christopher M Runyan, Son
Tran, Lam Vu 6, Phuong D Nguyen 5 7 8 mplementation of Mandibular Distraction Osteogenesis for Patients With Pierre Robin Sequence in a Developing Country Through International Collaboration: A Paradigm for Success J Craniofac Surg 2024 Jan 17 doi: 10.1097/SCS.0000000000009934
Trang 41
ĐẶTVẤNĐỀ
Hội chứng Pierre Robin Syndrome (PRS) là dị tật bẩm sinh hiếm gặp trên khuôn mặt, được mô tả bởi Pierre Robin vào năm 1923 bao gồm tam chứng kinh điển xương hàm dưới thiểu sản, lưỡi tụt và tắc nghẽn đường hô hấp trên, có hoặc không có hở hàm ếch hình chữ U/V PRS thể nặng gây khó bú, ngưng thở do tắc nghẽn vùng gốc lưỡi, đe dọa tử vong trong thời kỳ sơ sinh
Trước đây mở khí quản là phương pháp điều trị tiêu chuẩn vàng cho PRS thể nặng, tuy nhiên xảy ra nhiều biến chứng, di chứng lâu dài, chi phí lớn, thời gian nằm viện và chăm sóc kéo dài Trong những năm gần đây phương pháp kéo giãn xương hàm dưới hai bên (MDO) là biện pháp điều trị thay thế cho những trường hợp PRS thể nặng, với kết quả tốt, ổn định, có nhiều ưu điểm, giải quyết nguyên nhân chính, có tác dụng điều trị thực sự, làm tăng chiều dài của xương hàm dưới trong thời gian ngắn mà không cần ghép xương, tăng thêm độ nhô cho cung hàm dưới và mở rộng không gian đường thở trên ở vùng gốc lưỡi Tuy nhiên, ở Việt Nam cho tới thời điểm này chỉ có một vài báo cáo bước đầu về phương pháp này Vì vậy tôi thực hiện đề tài nghiên cứu:
“Kết quả phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng Pierre Robin thể nặng” với 2 mục tiêu sau:
1 Mô tả đặc điểm lâm sàng và X-quang của hội chứng Pierre Robin thể nặng 2 Đánh giá kết quả phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng
Pierre Robin thể nặng
1 Tính thời sự của đề tài
Một số nghiên cứu báo cáo cho thấy hội chứng Pierre Robin gây khó bú, có khả năng gây ngưng thở do tắc nghẽn vùng gốc lưỡi, đe dọa tử vong trong thời kỳ sơ sinh Khoảng 70% trẻ PRS có mức độ tắc nghẽn đường thở từ nhẹ đến trung bình (độ1, 2) có thể điều trị thành công bằng các phương pháp điều trị bảo tồn như đặt tư thế nằm sấp liên tục, thở áp lực dương liên tục và đặt nội ống khí quản qua mũi họng Tuy nhiên, với PRS thể nặng (độ 3) không đáp ứng điều trị bảo tồn, có tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng cần phải can thiệp xâm lấn, dính môi-lưỡi (TLA) và mở khí quản Nhưng chưa có nghiên cứu nào mô tả đầy đủ những đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng Xquang, CT Scanner đặc trưng của PRS thể nặng có chỉ định phẫu thuật, cũng như chưa có báo cáo chính thức nào về kết quả sử dụng phương pháp kéo giãn
Phẫu thuật bằng phương pháp kéo giãn xương hàm dưới cho thấy tính an toàn, ổn định tốt hơn các các phương pháp can thiệp xâm lấn khác như dính môi lưỡi, mở khí quản, giúp cải thiện chức năng hô hấp, nuôi dưỡng và hình thể khuôn mặt trong nhóm bệnh nhân PRS
Trang 52
2 Những đóng góp mới của luận án
Là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đề cập đến những thay đổi trong lâm sàng và hình ảnh Xquang, CT Scanner của xương hàm dưới trong hội chứng Pierre Robin thể nặng được can thiệp phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới Một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam sử dụng thiết bị kéo giãn xương hàm dưới điều trị hội chứng Pierre Robin thể nặng ở trẻ em
3 Bố cục của luận án
Luận án gồm 131 trang, trong đó phần đặt vấn đề 2 trang, tổng quan tài liệu 36 trang, đối tượng và phương pháp nghiên cứu 20 trang, kết quả nghiên cứu 24 trang, bàn luận 48 trang, kết luận 1 trang và kiến nghị 1 trang Luận án có 41 bảng, 49 hình, và 3 biểu đồ; 160 tài liệu tham khảo
Nghiên cứu sinh có 6 bái báo đã đăng trên các tạp chí chuyên ngành có uy tín, trong đó có 3 bài báo bằng tiếng Việt và 3 bài báo Tiếng Anh
Trang 63
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1 HỘI CHỨNG PIERRE ROBIN (Pierre Robin Syndrome)
1.1.1 Sơ lược về hội chứng Pierre Robin
Vào năm 1822, St Hilaire là người đầu tiên mô tả dị tật thiểu sản xương hàm dưới, khe hở vòm, lưỡi tụt, có tắc nghẽn đường hô hấp trên ở cừu Tiếp đến năm 1923, Pierre Robin mô tả các triệu chứng có liên quan đến tắc nghẽn đường thở trên ở trẻ sơ sinh và tên ông được đặt tên cho hội chứng này tại hội nghị phẫu thuật sọ mặt tạo hình vào năm 1934, hội chứng Pierre Robin (PRS- Pierre Robin Syndrome)
Hình 1.1: Thay đổi giải phẫu ở BN Pierre Robin
1.1.2 Dịch tễ, nguyên nhân và di truyền
Dịch tễ học:
Tỷ lệ trẻ mắc PRS tại Mỹ tỷ lệ mắc PRS 1/8500 đến 1/14000 ca sinh, Nam> Nữ Tỷ lệ tử vong: ở Mỹ 26%, gặp ở PRS kèm đa dị tật
Cơ chế bệnh sinh +Giả thuyết cơ học: Do tăng áp lực tử cung trong thai kỳ tuần 7-11, thiểu ối là một
trong các nguyên nhân có thể gây ra hình dạng cằm biến dạng, tụt ra sau của lưỡi,
gây ra khe hở vòm miệng
+Giả thuyết về di truyền: do mất đoạn các đột biến xâm nhập, dừng dịch chuyển nhiễm sắc thể, phá vỡ các yếu tố điều hòa của nhiễm sắc thể 17q24 ở gen SOX9
1.1.3 Đặc điểm lâm sàng chính trong hội chứng Pierre Robin
Trang 74
Tắc nghẽn đường thở
Triệu chứng lâm sàng gặp ở hầu hết PRS, do gốc lưỡi sa tụt chèn vào vùng hạ họng và thành sau họng Mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào tình trạng tụt, chèn ép cơ học gốc lưỡi, nguy cơ tử vong
Bú khó
Bú khó là thách thức quan trọng thứ hai sau khó thở, thời gian bú kéo dài đến hơn 2 giờ, thường gặp tại PRS độ II, III, do hẹp vùng hầu họng gốc lưỡi, giảm áp lực âm trong thực quản
Khó bú không cung cấp đủ năng lượng, chậm tăng trưởng, gây suy dinh dưỡng
Ngừng thở khi ngủ
Gặp ở hầu hết bệnh nhân hội chứng Pierre Robin thể nặng, rất quan trọng cần nhận biết sớm và xử lý kịp thời
Mức độ nghiêm trọng chứng ngưng thở khi ngủ: do tắc nghẽn ở trẻ em theo hiệp
hội giấc ngủ của Mỹ phân chia thành 3 múc độ: Nhẹ: AHI < 5, SpO2 tối thiểu: <90% trong 2%-5% thời gian ngủ Trung bình: 5<AHI<10, SpO2 tối thiểu <90% 5%-10% thời gian ngủ Nặng: AHI> 10, SpO2 tối thiểu <90% trong >10% thời gian ngủ
Trào ngược dạ dày thực quản
Làm tăng áp lực âm trong ngực, dẫn đến hút ngược thức ăn từ dạ dày lên thực quản gây nên trào ngược dạ dày thực quản
Đo đa ký giấc ngủ
Là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán ngừng thở khi ngủ, khi AHI lớn hơn 10 cần phải cân nhắc can thiệp điều trị
1.1.5 Phân loại hội chứng Pierre Robin Phân loại theo đặc điểm
- Hội chứng Pierre Robin đơn thuần: chỉ bao gồm tam triệu chứng điển hình
thiểu sản xương hàm dưới, lưỡi tụt, tắc nghẽn đường hô hấp trên - Hội chứng Pierre Robin kết hợp: có liên quan, kết hợp với một số hội
chứng đã biết nào đó
Trang 85
Phân loại các mức độ lâm sàng
Hầu hết các tác giả phân chia thành 3 độ 1,2,3, trong đó độ 3 là độ nặng
a.Dựa vào các triệu chứng gắng sức hô hấp: theo Caouette- Laberger (1994)
Độ 1: PRS Tắc nghẽn đường thở, thở bình thường khi nằm sấp, bú bình Độ 2: PRS, hô hấp cải thiện khi nằm sấp, ăn- bú khó, ăn qua sonde dạ dày Độ 3: PRS, tắc nghẽn đường thở nghiêm trọng, gắng sức hô hấp, cần hỗ trợ
hô hấp, nuôi dưỡng qua sonde dạ dày
b.Đánh giá trên qua nội soi TMH theo phân loại theo Ilza (2005)
Độ 1 Lưỡi tụt ra sau nhưng không thường xuyên, lưỡi không chạm tới thành
hầu sau Khó thở nhẹ, SP02 > 90%, ăn - bú được
Độ 2 Lưỡi chạm tới thành hầu sau, không chèn ép vào thành hầu, gắng sức
hô hấp, co kéo cơ gian sườn, không tím tái hoặc khóc yếu, ngắt quãng để thở, SpO2 > 90%, bú - ăn khó, nuôi dưỡng sonde dạ dày
Độ 3 Lưỡi đè ép hoàn toàn lên thành hầu sau, tím tái, khóc yếu SPO2 <
90%, ăn uống - bú khó khăn, nuôi dưỡng sonde dạ dày
c.Dựa trên tình trạng khó thở và nuôi dưỡng hỗ trợ: theo Cole (2008)
Độ 1 PRS, không khó thở khi nằm sấp, ăn bú bình thường Độ 2 PRS, khó thở nhẹ khi nằm sấp, lưỡi tụt, thỉnh thoảng tím tái ,khó thở Độ 3 PRS, khó thở khi nằm sấp, cần hỗ trợ hô hấp lưỡi tụt, nuôi dưỡng qua sonde
d.Đánh giá dựa trên mức độ sa tụt hàm trên dưới và dị tật đường thở: theo Lee (2015)
Độ 1: PRS, Sp02 ổn định ở tư thế nằm sấp, không có dị tật đường thở khác kèm
theo.chênh lệch hàm trên và dưới < 10mm
Độ 2: PRS , Sp02 giảm ở tư thế nằm sấp không có dị tật đường thở khác, chênh xương hàm trên- dưới < 10mm
Độ 3: PRS , Sp02 giảm ở tư thế nằm sấp, chênh lệch xương hàm trên - dưới trên 10 mm, không có kết hợp mềm sụn thanh quản-khí phế quản
Độ 4: PRS, Phẫu thuật điều trị triệu chứng thất bại , chênh lệch hàm trên dưới hơn 10mm, có nhiều đợt tắc nghẽn đường thở
Trang 96
Thở áp lực dương liên tục: thở CPAP liên tục qua mũi, chỉ định cho PRS độ
2, sử dụng trong thời gian dài ở trẻ nhỏ dẫn đến giảm sản vùng giữa mặt
Đĩa che vòm miệng, gốc lưỡi: giúp cải thiện chức năng lưỡi, kích thích phát
triển xương hàm dưới, chỉ định áp dụng rất chặt chẽ, đòi hỏi phối hợp đa chuyên khoa, hiện nay ít sử dụng
-Các phương pháp phẫu thuật điều trị triệu chứng Đính môi lưỡi TLA: là biện pháp tạm thời, không hỗ trợ tăng trưởng bắt kịp
hàm duới, chỉ định PRS thể nhẹ, sử dụng như biện pháp tạm thời trước khi thực
hiện kéo giãn xương Mở khí quản: chỉ định cho trường hợp PRS thể nặng đã được can thiệp điều trị
bằng các phương pháp khác thất bại, tạo ra nhiều biến chứng phải phẫu thuật xử lý
1.2 Phương pháp kéo giãn xương
Kéo giãn tạo xương là quá trình tạo xương mới trong khoảng không gian giữa hai đoạn xương được hình thành bởi lực kéo từ từ trên các bản xương, tổ chức xương mới được hình thành diễn ra liên tục trong suốt quá trình kéo giãn, tạo ra đoạn xương đủ độ rộng, đủ lớn trong thời gian ngắn để điều chỉnh các biến dạng do thiểu sản, xương được kéo giãn có nguy cơ bị co rút lại khi các cơ không thể thích ứng với xương sau khi được kéo giãn ở vị trí mới
1.2.1 Liền xương trong kéo giãn xương
Nguyên lý sinh học của sự tạo xương
Kéo giãn xương là một dạng tái tạo và sinh xương, trong đó tế bào tiền thân hoặc tế bào gốc là thành phần chính để tạo ra mô xương mong muốn Xương là mô duy nhất trong cơ thể có thể lành hoặc tái tạo mà không hình thành sẹo, đồng thời có thể phục hồi toàn bộ độ vững chắc và chức năng
Liền xương trong kéo giãn xương
Liền xương trong kéo giãn có một số đặc điểm mô học tương tự như liền xương trong gãy xương thông thường, nhưng khác biệt là có sự sinh xương liên tục trong quá trình kéo giãn
1.2.2 Kéo giãn xương Các giai đoạn kéo giãn xương hàm dưới a.Giai đoạn cắt xương
- Bảy kỹ thuật cắt xương được Christopher M Rynyan mô tả, sử dụng trong phẫu thuật kéo giãn xương hàm dưới ở trẻ mắc PRS:
1 Xiên: 2 Chữ L ngược: 3 Đa giác:
Trang 107
Hình: Các mô hình đường cắt xương trong phẫu thuật cắt xương
4 Gậy đi bộ: 5 Cắt xiên cao: 6 Cắt xương ngành lên hình chữ L ngược cao:
7 Cắt hướng ngang:
b.Giai đoạn chờ: Thời gian từ 1-7 ngày, cần xác định thời gian chờ thích hợp trong
kéo giãn vùng sọ mặt, để tránh liễn xương xảy ra sớm
c.Giai đoạn kích hoạt: hai yếu tố chi phối quá trình kích hoạt là tần số và tốc độ
kéo giãn có 3 nhóm tốc độ: tốc độ kéo giãn 1mm/ngày, 1-2mm/ngày và trên
2mm/ngày, trẻ sơ sinh với tốc độ 1.5-2mm/ngày, trẻ > 12 tháng tuổi thường được
kéo giãn với tốc độ 1mm/ngày
Hình Các giai đoạn của quá trình tạo xương kéo giãn
d.Giai đoạn hợp nhất: Thời gian tối thiểu phải gấp đôi thời gian kích hoạt hoặc
khoảng 12 tuần, giai đoạn hợp nhất ngắn làm tăng nguy cơ tái phát, tỷ lệ co hồi
xương
e.Giai đoạn điều chỉnh, củng cố xương: Kéo dài hơn một năm cho đến khi cấu
trúc mô xương mới được hình thành có cấu trúc tương tự như xương cũ
1.2.3 Phẫu thuật tạo hình xương hàm dưới trong PRS
Trang 118
Đảm bảo tính toàn vẹn của khớp thái dương hàm Phục hồi cấu trúc đường viền của hàm dưới về mặt thẩm mỹ
Nguyên tắc tạo hình xương hàm dưới ở PRS trẻ em
Tái tạo XHD có hình dạng thích hợp và mối quan hệ hàm trên dưới tương đồng, giảm nhu cầu sử dụng mảnh ghép tự thân
Luôn phải tính đến tiềm năng phát triển của xương hàm mới được tái tạo Thách thức do kích thước xương hàm và không gian can thiệp nhỏ, lo ngại về tăng trưởng
Kế hoạch tái thiết phải tính đến sự phát triển liên tục của XHD, hàm trên cũng như các tác động lâu dài đối với vùng can thiệp, tới yếu tố tăng trưởng khi tiến hành tái tạo ở trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhằm mang lại kết quả ổn định và lâu dài
1.2.4 Thiết bị kéo giãn
- Phân loại thiết bị kéo giãn theo vị trí đặt: thiết bị ngoại vi, thiết bị bên
trong và thiết bị bán vùi - Phân loại theo hướng kéo giãn: đơn hướng, hai hướng hoặc đa hướng
- Phân loại thiết bị kéo giãn theo chất liệu: tự tiêu và chất liệu titan
1.2.5 Hướng kéo giãn
Grayson và Santiago phân loại gồm: Hướng dọc Hướng ngang và Hướng xiên - Hướng dọc: Véc tơ kéo giãn tạo với mặt phẳng cắn góc lớn hơn 45 độ - Hướng ngang: Véc tơ kéo giãn tạo với mặt phẳng cắn góc 0- 30 độ, - Hướng xiên/ chéo: Véc tơ kéo giãn tạo với mặt cắn góc 30- 45 độ
Hình Các loại vec tơ kéo giãn
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1.Tiêu chuẩn bệnh nhân nghiên cứu
• Bệnh nhân được chẩn đoán xác định PRS độ 3,4 theo phân loại của Lee 2015 chưa điều trị hay đã điều trị bảo tồn thất bại
• Độ tuổi từ 2 tuần đến 6 tháng - Độ I, II điều trị bảo tồn thất bại
Trang 12• Bú khó, nuôi dưỡng qua sonde dạ dày
2.1.2Tiêu chuẩn loại trừ
• PRS Pierre Robin độ I, độ II theo phân loại Lee 2015 điều trị bảo tồn thành công
• PRS kết hợp hội chứng Hemifacial được kéo giãn hàm dưới 1 bên
• Bệnh lý ngưng thở trung tâm, Chèn ép đường thở dưới do u, mềm sụn thanh khí quản, Chấn thương, Bệnh lý phì đại lưỡi
• Dính khớp thái dương-hàm, lép nửa mặt không kèm thiểu sản hàm dưới
• Hồ sơ bệnh án không đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiên cứu, không chấp nhận tham gia nghiên cứu
2.2PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu: tiến cứu, can thiệp lâm sàng không đối chứng,
có đánh giá trước sau 2.2.2 Cỡ mẫu: lấy mẫu thuận tiện vì là bệnh hiếm ít gặp N=102 2.2.3 2.2.3 Thiết kế nghiên cứu
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng hội chứng Pierre Robin thể nặng Lâm sàng: Đánh giá các dấu hiệu lâm sàng, mức độ chênh lệch hàm trên-
dưới, tình trạng khó thở suy hô hấp và các can thiệp hỗ trợ thở Tình trạng khó bú nuốt, nuôi dưỡng hỗ trợ Đánh giá cân nặng lúc sinh và lúc mổ, các hội chứng phối
hợp và đánh giá tổ chức mô mềm, khớp cắn, chức năng khớp thái dương-hàm Cận lâm sàng:
Chụp Xquang sọ mặt thẳng nghiêng: đánh giá tình trạng sa tụt lưỡi, kích
thước đường thở vùng gốc lưỡi, góc hàm mặt
Chụp CTScanner dựng hình 3D: Đo các chỉ số xương hàm dưới, mối
tương quan hàm trên, kích thước đường thở, góc ANB
Đo đa ký giấc ngủ: Đánh giá tình trạng tắc nghẽn đường thở, đo cơn
ngừng thở khi ngủ
2.3 Nội dụng các tiêu chí đánh giá chủ yếu trong nghiên cứu
- Cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường thở trên lâm sàng: tự thở, đường thở thông thoáng, không cần thiết bị hỗ trợ hô hấp
- Đánh giá khả năng cải thiện kết quả tắc nghẽn đường thở do chèn ép: bằng đo đa ký giấc ngủ (PSG) sau mổ
- Đánh giá cải thiện tình trạng nuôi dưỡng: tăng cân, nuốt, bú ăn uống qua
Trang 1310
đường miệng, thiết bị hỗ trợ nuôi dưỡng ở trước và sau phẫu thuật
2.4 Đánh giá kết quả phẫu thuật
- Thay đổi các kích thước xương hàm dưới trên CT 3D, Xquang sọ mặt tại các thời điểm: trước mổ, tháo dụng cụ, sau mổ MDO 9 tháng, 18 tháng - Thay đổi thể tích đường thở sau họng, khoảng sáng sau họng, góc hàm/ góc mặt, tái phát và mức độ co hồi xương, hình dạng khuôn mặt, biến chứng, tăng trưởng xương hàm
- Đánh giá kết quả: Thành công hoặc thất bại
- Thành công: Tránh phải mở khí quản, thở bình thường
- Thất bại: Phải mở khí quản sau MDO, tắc nghẽn không được cải thiện
- Đánh giá xếp loại kết quả qua bảng thang điểm, chia 3 mức độ: Tốt, Khá và Kém Dựa trên sự cải thiện nuôi dưỡng, cải thiện nuôi dưỡng và thay
đổi kích thước đường thở, sự cân đối khuôn mặt, biến chứng kèm theo
2.5 Phân tích và xử lý số liệu: bằng phần mềm thống kê STATA 12.0
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG
Phân bố theo tuổi , giới: Nam/Nữ= 1/.083
Phân bố theo độ tuổi
Bảng 3 2 Cân nặng lúc sinh và khi mổ
TB ± SD gram
Tình trạng bệnh lý của mẹ trong giai đoạn mang thai: thiểu ối trong thai kỳ
chiếm 79,4%