1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHE TƯ BẢN CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH

26 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 817,71 KB

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM KHOA NGÔN NGỮ ANH ---?????--- TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHE TƯ BẢN CHỦ N

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO VIỆT NAM

KHOA NGÔN NGỮ ANH

-🙞🙜🕮🙞🙜 -

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHE

TƯ BẢN CHỦ NGHĨA THỜI KỲ CHIẾN TRANH LẠNH.

NNA49B10935 NNA49B11029 NNA49B11050

Trang 2

RUBRIC ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN

Trường, nhiều lỗi chính tả, lỗi đánh máy, cách ghi tài liệu tham khảo chưa đúng quy định

-Thiếu sự chỉn chu, nghiêm túc trong bài làm, nộp bài trễ hạn

-Trình bày đúng

quy định, nhưng vẫn còn một số lỗi chính tả, đánh máy, cách ghi tài liệu tham khảo hợp lý, nhưng còn một số chỗ chưa thống nhất

-Có sự nghiêm túc trong nội dung bài làm Nộp bài đúng hạn

-Trình bày đúng

quy định, nhưng vẫn còn một số lỗi chính tả, đánh máy Cách ghi tài liệu tham khảo hợp lý, đúng quy định

-Có sự nghiêm túc, chỉn chu

Nộp bài đúng

hạn

Trình bày đẹp, đúng quy định, không có lỗi chính tả, đánh máy Cách ghi tài liệu tham khảo hợp lý, đúng quy định

Đầu tư nghiêm túc, chỉn chu Nộp bài

đúng hạn

-Không có phần

mở đầu, kết luận

- Bố cục tiểu luận ít hơn 3 chương, các tiểu mục trong một chương ít hơn 3 tiểu mục

- Bố cục các chương và trong từng chương không logic, thiếu mạch lạc, không giải quyết được nhiệm vụ nghiên cứu

-Thiếu một trong

hai phần mở đầu

và kết luận

- Trong phần mở đầu (nếu có) thiếu một trong các đầu mục: tầm quan trọng của vấn đề, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục bài

-Bố cục tiểu luận tối thiểu 03

-Đủ mở đầu, kết luận

-Trong phần mở đầu thiếu một trong các đầu mục: tầm quan trọng của vấn

đề, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích

và nhiệm vụ nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, bố cục bài

-Bố cục tiểu luận tối thiểu 03

-Đủ mở đầu, kết luận

- Trong

phần mở đầu có đủ các mục: tầm quan trọng của vấn đề, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, phương

Trang 3

-Tên các tiểu mục dài dòng, trùng lặp

chương, mỗi chương tối thiểu 3 tiểu mục

-Bố cục các chương và trong từng chương có logic nhất định, giải quyết được ít nhất 50% nhiệm

vụ nghiên cứu

- Tên các tiểu mục ngắn gọn, nhưng đôi chỗ vẫn còn trùng lặp

Hoặc tên các tiểu mục còn dài dòng, nhưng không bị

trùng lặp

chương, mỗi chương tối thiểu

3 tiểu mục

-Bố cục các chương và trong từng chương có logic nhất định, giải quyết được hầu hết các nhiệm vụ nghiên cứu

- Tên các tiểu mục ngắn gọn, không trùng lặp

pháp nghiên cứu, bố cục bài

-Bố cục tiểu luận tối thiểu 03 chương, mỗi chương tối thiểu 3 tiểu mục -Bố cục các chương và trong từng chương có logic nhất định, giải quyết được tất cả các nhiệm vụ nghiên cứu

- Tên các tiểu mục ngắn gọn, không trùng lặp

-Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp

-Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, phương pháp

-Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu,

Trang 4

nghiên cứu chưa phù hợp

nghiên cứu phù hợp, nhưng chưa khoa học, rõ ràng

nghiên cứu phù

hợp

phương pháp nghiên cứu phù hợp, được viết cụ thể,

rõ ràng,

khoa học Nội dung,

kết quả

nghiên cứu

0-3.0 3.1-4.1 4.1- 4.9 5.0- 6.0

-Không trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sơ sài, nội dung không phù hợp với đề bài yêu cầu

-Nội dung giữa các chương không có sự liên kết

-Phân tích lan man, thiếu cơ sở

Diễn đạt thiếu mạch lạc, mâu thuẫn nhau

-Trả lời được một

số câu hỏi nghiên cứu, nhưng còn sơ sài, chưa đủ ý

-Nội dung giữa các chương có sự liên kết, nội dung của chương chưa phù hợp với tên chương, tên tiểu mục

-Phân tích nhiều chỗ chưa sâu, diễn đạt chưa mạch lạc Kết luận tóm tắt được phần nào nội dung của tiểu luận

- Trả lời được hầu hết các câu hỏi nghiên cứu,

đủ ý

-Nội dung giữa các chương có

sự liên kết, nội dung của chương phù hợp với tên chương, tên tiểu mục

-Phân tích, lập luận có cơ sở, diễn đạt trong sáng, dễ hiểu

- Kết luận tóm tắt được nội dung chính của tiểu luận

-Trả lời tốt toàn bộ các câu hỏi nghiên cứu,

đủ ý

-Nội dung giữa các chương có

sự liên kết, nội dung của chương phù hợp với tên chương, tên tiểu mục

-Phân tích, lập luận có chiều sâu và

độ chắc chắn, diễn đạt mạch lạc

- Kết luận tóm tắt súc tích được nội dung chính của tiểu luận

Trang 5

BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC HỌC PHẦN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI

GIẢNG VIÊN: TS HOÀNG TÙNG LAN

*Nội dung phụ trách: Phân tích quá trình tập hợp lực lượng của phe Tư bản chủ nghĩa thời kỳ chiến tranh lạnh

*Nội dung phân công:

nhiệm vụ

1 Vũ Bùi Thu

Hà - Nhóm

trưởng

Mở đầu: Tư liệu và phương pháp nghiên

cứu; Ý nghĩa; Bố cục nghiên cứu (Phương kiểm tra lại nội dung)

(Phân công nhiệm vụ; Chỉnh sửa hình thức trình bày, mục lục cho bài tiểu luận)

Hoàn thành tốt nhiệm vụ, đúng thời hạn đặt ra

Kết luận (Thư kiểm tra lại nội dung)

(Tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo; in và nộp tiểu luận)

Hoàn thành tốt nhiệm vụ, đúng thời hạn đặt ra

3 Trần Anh Thư Mở đầu: Lý do chọn đề tài; Mục tiêu nghiên

cứu (Hà kiểm tra lại nội dung)

Chương I Bối cảnh chiến tranh lạnh và tình

hình hai khối (Phương kiểm tra lại nội dung)

Trang 6

MỤC LỤC

MỤC LỤC

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

5 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Tư liệu nghiên cứu: 2

5.2 Phương pháp nghiên cứu: 2

6 Ý nghĩa 3

7 Bố cục nghiên cứu 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I BỐI CẢNH CHIẾN TRANH LẠNH, TÌNH HÌNH HAI KHỐI VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA 4 1 Bối cảnh lịch sử trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh 4

2 Tình hình quan hệ giữa hai khối Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa 4

3 Tập hợp lực lượng và cơ sở tập hợp lực lượng của phe TBCN 4

3.1 Tập hợp lực lượng là gì? 4

3.2 Cơ sở tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa 5

CHƯƠNG II QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHE TBCN 7 1 Lĩnh vực kinh tế 7

1.1 Kế hoạch Marshall (1948) 7

1.2 OEEC (Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu) - OECD 8

1.3 Các tổ chức khác 9

2 Chính trị và quân sự 9

2.1 Chính sách Ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản 9

2.2 NATO (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương) 11

2.3 Hợp tác quân sự và các Liên minh khác 13

3 Chiến lược ngoại giao 13 3.1 Các hiệp ước song phương 14

Trang 7

3.2 Các chính sách đối ngoại 14

CHƯƠNG III ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHE TƯ BẢN CHỦ NGHĨA 15 1.Những mục tiêu đạt được trong quá trình tập hợp lực lượng của phe tư bản chủ nghĩa 15

2 Những hạn chế trong quá trình tập hợp lực lượng 16

3 Tác động đối với Chiến tranh Lạnh và so sánh với phe XHCN 17

KẾT LUẬN 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 8

Về mặt lý luận, việc nghiên cứu quá trình tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa trong giai đoạn này giúp chúng ta hiểu rõ bản chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh Lạnh, cũng như nắm bắt được chiến lược và các yếu tố giúp phe Tư bản Chủ nghĩa giành được những thành tựu nhất định trong cuộc đối đầu với phe xã hội chủ nghĩa Từ

đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình quốc tế hiện nay, vốn có nhiều biến động phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Về mặt khoa học, đề tài này có cơ sở khoa học vững chắc khi được nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Các nguồn tài liệu phong phú, đa dạng, bao gồm sách báo, tài liệu lưu trữ, tư liệu điện tử…, giúp cho việc nghiên cứu trở nên thuận lợi và chính xác hơn Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng vào thực tiễn trong công tác giáo dục, tuyên truyền, cũng như xây dựng chiến lược quốc phòng, góp phần bảo vệ hòa bình và an ninh khu vực

Vì những lý do trên, bài tiểu luận “Phân tích quá trình tập hợp lực lượng của phe

Tư bản Chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh” với hy vọng cung cấp thêm một góc nhìn khác về quá trình tập hợp lực lượng của phe tư bản chủ nghĩa

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu đầu tiên của quá trình tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh là phân tích một cách toàn diện và hệ thống quá trình này, từ đó xác định rõ bản chất, đặc điểm, diễn biến, các giai đoạn chính của quá trình tập hợp lực lượng, các loại hình lực lượng tham gia, các nhân tố tác động các yếu tố dẫn đến thành công và đánh giá tác động của nó đối với Chiến tranh Lạnh và tình hình quan hệ quốc tế

Tiếp đến, nghiên cứu cũng sẽ xem xét sự tương tác giữa các yếu tố chính trị, kinh

tế và quân sự, đánh giá nguồn lực và ảnh hưởng của phe tư bản chủ nghĩa, cũng như so sánh với phe đối lập để làm sáng tỏ sự cạnh tranh giữa hai phe trong môi trường Chiến tranh Lạnh toàn cầu Kết quả của nghiên cứu sẽ đóng góp vào việc hiểu rõ hơn về sự phát triển và ảnh hưởng của phe Tư bản Chủ nghĩa trong giai đoạn quan trọng của lịch

sử thế giới này

Trang 9

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Về đối tượng nghiên cứu, bài luận sẽ tập trung vào quá trình tập hợp lực lượng

của phe Tư bản Chủ nghĩa thông qua các lĩnh vực như kinh tế, chính trị - quân sự và chính sách đối ngoại và tác động cũng như ảnh hưởng của quá trình tập hợp tới Chiến tranh Lạnh

Về phạm vi nghiên cứu, bài luận tập trung khai thác quá trình tập hợp lực lượng

của phe Tư bản Chủ nghĩa ở châu Âu, đặc biệt là Tây Âu, đồng thời mở rộng phạm vi ở khu vực châu Á, Mỹ - Latinh

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Bài luận hướng đến thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu sau:

1) Nghiên cứu bối cảnh, tình hình quan hệ quốc tế giữa 2 phe Tư bản Chủ nghĩa và

Xã hội Chủ nghĩa, từ đó xác định được cơ sở tập hợp lực lượng của phe Tư bản chủ nghĩa

2) Phân tích quá trình tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa qua từng lĩnh vực và cụ thể thông qua các tổ chức, kế hoạch như Học thuyết Truman, Kế hoạch Marshall, NATO và các chính sách khác

3) Đánh giá tác động của quá trình tới Chiến tranh Lạnh, cũng như sự đối chiếu, so sánh với phe Xã hội Chủ nghĩa trong thời kì này

5 Tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.1 Tư liệu nghiên cứu:

Trong bài tiểu luận này, chúng tôi đã sẽ sử dụng một loạt các tư liệu từ các nguồn khác nhau Đầu tiên, chúng tôi đã tham khảo các bài nghiên cứu trước đây về đề tài Chiến tranh Lạnh Thứ hai, chúng tôi đã đọc và tổng hợp những thông tin liên quan từ giáo trình môn, bài viết trên tạp chí chuyên ngành và thông tin trên các website chính thống

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như đạt được mục tiêu đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Chúng tôi đã thu thập các thông tin liên quan đến cơ

sở lý thuyết của đề tài Lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại nhằm nắm bắt được thông tin chính xác đa chiều và khách quan về đề tài nghiên cứu Các bước nghiên cứu tài liệu gồm: thu thập tài liệu, phân tích tài liệu và trình bày tóm tắt nội dung các nghiên cứu

Phương pháp lịch sử: Chúng tôi sử dụng phương pháp này để tái hiện các sự kiện diễn biến trong quá khứ Nhiệm vụ là sử dụng các nguồn tư liệu từ quá khứ và được ứng dụng nhiều nhất đặc biệt khi so sánh và đánh giá về vấn đề trong lịch sử

Phương pháp so sánh đối chiếu: Phương pháp này được sử dụng để cung cấp những góc nhìn đa chiều cho đề tài nghiên cứu

Trang 10

6 Ý nghĩa

Bài nghiên cứu về "Quá trình tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh" có ý nghĩa quan trọng trong việc làm sáng tỏ các chiến lược

và chính sách mà các quốc gia Tư bản Chủ nghĩa đã sử dụng để đối phó với mối đe dọa

từ Chủ nghĩa Cộng sản và Liên Xô Qua việc phân tích các sự kiện quan trọng như Học thuyết Truman, Kế hoạch Marshall và sự thành lập NATO, bài tiểu luận giúp hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử phức tạp và các bước đi chiến lược của phe tư bản chủ nghĩa Đồng thời, việc đánh giá vai trò của hợp tác quốc tế, các chương trình hỗ trợ kinh tế và chiến lược văn hóa sẽ làm rõ cách các giá trị và tư tưởng Tư bản Chủ nghĩa được củng

cố và truyền bá Từ đó, bài tiểu luận không chỉ cung cấp các bài học lịch sử quan trọng

mà còn đưa ra những gợi ý về cách đối phó với các thách thức tương tự trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đoàn kết và hợp tác quốc tế trong việc bảo vệ các giá trị tự do và dân chủ

7 Bố cục nghiên cứu

Để làm sáng rõ vấn đề được đặt ra, ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài tiểu luận bao gồm ba chương với các nội dung:

CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH CHIẾN TRANH LẠNH, TÌNH HÌNH HAI KHỐI

VÀ CÁC ĐỊNH NGHĨA Trong chương này, bài tiểu luận sẽ cung cấp bối cảnh lịch sử

thời Chiến tranh Lạnh, tình hình quan hệ quốc tế giữa các quốc gia và một số khái niệm tập hợp lực lượng có liên quan đến đề tài nghiên cứu

CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHE TBCN

Chương này sẽ phân tích quá trình tập hợp lực lượng của phe TBCN trên các lĩnh vực chính gồm kinh tế, chính trị - quân sự, ngoại giao

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TẬP HỢP LỰC LƯỢNG CỦA PHE

TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Chương III sẽ đi sâu vào đánh giá quá trình tập hợp lực lượng

phe TBCN về các mặt được và chưa được, từ đó đánh giá tác động đối với Chiến tranh Lạnh và so sánh với phe XHCN

Trang 11

NỘI DUNG

CHƯƠNG I BỐI CẢNH CHIẾN TRANH LẠNH, TÌNH HÌNH HAI KHỐI VÀ

CÁC ĐỊNH NGHĨA

1 Bối cảnh lịch sử trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, giữa bối cảnh một Châu Âu bị tàn phá

và suy yếu trong hệ thống quốc tế với vai trò lu mờ của Anh, Pháp và một nước Đức trên bờ vực bị chia cắt Trong bối cảnh này, Mỹ và Liên Xô nổi lên với vị thế là siêu cường thế giới, giàu có và hùng mạnh Cả hai quốc gia này nhanh chóng nắm quyền chi phối toàn bộ hệ thống chính trị quốc tế Thế nhưng, Xô - Mỹ với hai ý thức hệ đối lập

đã đứng trên hai chiến tuyến trái ngược nhau Điều này dẫn đến một loạt các xung đột liên tiếp nổi lên, tuy không gây ra đối đầu trực tiếp nhưng lại khởi nguồn cho một giai đoạn lịch sử được biết đến với tên gọi “Chiến tranh Lạnh”

2 Tình hình quan hệ giữa hai khối Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa

Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, sự nghiệp chung chống phát xít giữa các nước lớn đã bắt đầu từng bước mất đi, tạo điều kiện cho xung đột và đối kháng giữa hai khối Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa, có thể nói hai khối thường xuyên bị đặt trong tình trạng “bên miệng hố chiến tranh” Ngoài sự khác biệt về ý thức hệ của hai phe dẫn đến đối đầu Đông - Tây, cùng các xung đột lợi ích và ảnh hưởng tới tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, việc gia tăng tranh giành khu vực ảnh hưởng ở “Thế giới thứ ba” cũng là một trong những nguyên nhân bắt nguồn Chiến tranh Lạnh Trong suốt giai đoạn Chiến tranh Lạnh, quan hệ song phương giữa hai khối Tư bản Chủ nghĩa và Xã hội Chủ nghĩa đã trải qua nhiều biến động, với sự đi xuống và căng thẳng tăng lên theo các sự kiện và tình hình chính trị như cuộc khủng hoảng Cuba năm 1962 khiến Mỹ và Liên Xô leo thang đến mức cao điểm khi gần như đưa thế giới vào cuộc chiến tranh hạt nhân Tuy nhiên, cũng có những nỗ lực hòa giải

và kiểm soát để ngăn chặn sự leo thang vào một cuộc chiến toàn cầu

3 Tập hợp lực lượng và cơ sở tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa 3.1 Tập hợp lực lượng là gì?

Theo thuyết hiện thực1, tham gia vào hệ thống quan hệ quốc tế, mỗi chủ thể đều theo đuổi những lợi ích của mình, trong đó có lợi ích lâu dài và những lợi ích cụ thể trên những lĩnh vực, những vấn đề và trong không gian địa - chính trị - kinh tế cụ thể Sự va chạm lợi ích tạo nên những mâu thuẫn và những tranh chấp ở các mức độ khác nhau, cần được giải quyết để thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển Nói

1 Xem thêm tại Roy Bhaskar

Trang 12

tóm lại có thể hiểu rằng, đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn và các vấn đề quốc tế chính

là động lực cho sự vận động của hệ thống quan hệ quốc tế

Theo thuyết kiến tạo2, môi trường quốc tế là sản phẩm của quá trình lịch sử tương tác giữa các chủ thể trong quan hệ quốc tế, nhưng các chủ thể của quan hệ quốc tế đều coi môi trường quốc tế là khách quan và tìm mọi cách để thực hiện tối đa lợi ích của mình trong môi trường đó Khi phấn đấu để đạt được những lợi ích đó, các chủ thể đều tham gia vào quá trình giải quyết các mâu thuẫn và các vấn đề quốc tế, từ đó hình thành nên các liên kết, tập hợp lực lượng

Như vậy, có thể hiểu rằng, tập hợp lực lượng chính là việc các chủ thể trong quan

hệ quốc tế cùng liên kết, hợp tác với nhau khi họ có cùng lợi ích trong việc giải quyết những vấn đề quốc tế nhất định

3.2 Cơ sở tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa

3.2.1 Ý thức hệ

Trong quá trình tập hợp lực lượng ở giai đoạn Chiến tranh Lạnh, ý thức hệ của phe Tư bản Chủ nghĩa đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và duy trì sự đồng thuận và cam kết của các quốc gia thành viên Ý thức chính trị của Tư bản Chủ nghĩa tập trung vào việc khẳng định và bảo vệ các giá trị của hệ thống tư bản như tự do cá nhân, dân chủ và quốc tế hóa Các quốc gia Tư bản Chủ nghĩa thường tập trung vào việc tạo ra một môi trường ủng hộ sự phát triển kinh tế tự do và các chính sách thị trường

mở, điều này giúp tăng cường sức mạnh của hệ thống Tư bản Chủ nghĩa trên thế giới

Từ đó, trước mối đe dọa từ phe Xã hội Chủ nghĩa, Chủ nghĩa Tư bản nhấn mạnh vào sự cần thiết của việc duy trì sự mạnh mẽ và sẵn sàng quân sự để ứng phó với các mối đe dọa từ bên ngoài Ý thức hệ này giúp Tư bản Chủ nghĩa duy trì và tăng cường ảnh hưởng của mình trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, đồng thời đối phó với mối đe dọa từ phe Xã hội Chủ nghĩa và các đồng minh một cách hiệu quả hơn

3.2.2 Có chung mục tiêu, chung kẻ thù

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, hai nước Anh và Pháp đều có chung mục tiêu là bảo vệ và duy trì các lợi ích của một nước Đế quốc, bao gồm việc duy trì quản lý các thuộc địa ở các khu vực, tập trung vào việc xây dựng lại nền kinh tế và xã hội trong nước sau những thiệt hại nặng nề của chiến tranh, ngoài ra, hai nước cũng tham gia vào các nỗ lực ngăn chặn nước Đức trỗi dậy và các nỗ lực chống lại sự thực dân hóa từ các cường quốc khác, đặc biệt ngăn chặn sự ảnh hưởng của Mỹ ra toàn thế giới Bên cạnh

đó, sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ là nước thu được nhiều lợi nhuận nhất, Mỹ không chỉ không bị thiệt hại bởi chiến tranh mà còn giàu lên khi thực hiện buôn bán vũ khí và phương tiện chiến tranh Trước tình hình đó, Mỹ có mục tiêu muốn thống nhất

2 Xem thêm tại Jerome Bruner

Trang 13

các nước Tư Bản Chủ nghĩa, tăng cường sức ảnh hưởng của mình ở Châu Âu nhằm đạt được vị thế bá chủ toàn cầu, đồng thời ngăn chặn sự lan rộng của Chủ nghĩa Cộng sản, nhất là ở Châu Âu thông qua việc hỗ trợ kinh tế và quân sự cho các quốc gia châu Âu

Tuy nhiên, sau khi Chiến tranh Lạnh diễn ra, mục tiêu của các nước Tư bản Chủ nghĩa có sự thay đổi, trở nên thống nhất và định hình được mục tiêu lớn hơn là ngăn chặn sự lan truyền của Chủ nghĩa Cộng sản, đặc biệt là Liên Xô sang các quốc gia khác trên thế giới Mỹ tập trung vào việc bảo vệ lợi ích quốc gia của mình và mở rộng ảnh hưởng toàn cầu thông qua việc hình thành các liên minh quân sự và kinh tế như NATO

và OECD, việc tham gia vào các tổ chức này khiến Anh, Pháp cùng các thành viên thuộc các nước Tư bản Chủ nghĩa khác phải chấp nhận sự lãnh đạo và ảnh hưởng của Mỹ trong các quyết định quốc tế Do ảnh hưởng lớn từ Chiến tranh Thế giới II khiến cả Anh và Pháp đều mất đi nhiều tài nguyên khiến họ không còn khả năng độc lập lớn như trước đây, phải phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Mỹ để duy trì và bảo vệ lợi ích của mình

Việc có mục tiêu và kẻ thù chung giúp xây dựng và duy trì một lực lượng đồng minh đáng tin cậy, mà các quốc gia Tư bản Chủ nghĩa có thể dựa vào trong các hoạt động quân sự và chính trị, điều này làm tăng khả năng phản ứng và hành động chung trong trường hợp có sự tấn công hoặc đe dọa từ phía kẻ thù, từ đó bảo vệ giá trị và lợi ích quốc gia của phe Tư bản Chủ nghĩa

3.2.3 Xác lập khuôn khổ quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại

Trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh, phe Tư bản Chủ nghĩa đã tập hợp lực lượng thông qua việc xác lập khuôn khổ quan hệ quốc tế trên các lĩnh vực chính trị - an ninh

và kinh tế - thương mại

Thứ nhất, trong lĩnh vực chính trị - an ninh, phe Tư bản Chủ nghĩa đã thành lập nên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), là một trong những liên minh quân

sự chính nhằm đối phó với mối đe dọa từ phe Tư bản Chủ nghĩa và bảo vệ an ninh chung của các thành viên

Thứ hai, trong lĩnh vực kinh tế - thương mại, các tổ chức như Tổ chức Hợp tác

và Phát triển Kinh tế (OECD) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) đều phản ánh sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia Tư bản Chủ nghĩa Các Hiệp định thương mại được ký kết giữa các quốc gia Tư bản Chủ nghĩa nhằm tăng cường quan hệ thương mại và tăng cường ảnh hưởng kinh tế của họ trên thế giới

Những khuôn khổ quan hệ quốc tế đã tạo ra cơ sở vững chắc cho sự tập hợp lực lượng của phe Tư bản Chủ nghĩa trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh Đồng thời làm tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của Tư bản Chủ nghĩa trên toàn cầu, giúp đối phó với phe Xã hội Chủ nghĩa và các đồng minh

Ngày đăng: 03/12/2024, 06:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w