1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

môn lịch sử quan hệ quốc tế hiện đại i 1648 1945 đề tài chiến tranh kế vị áo và tây ban nha

14 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 126,86 KB

Nội dung

2 ứngcử viên sáng giá giá cho vị trí này thuộc về 2 gia tộc quyền lực có ảnhhưởng lớn ở châu Âu, đó là gia tộc Bourbon của nước Pháp và gia tộcHabsburg của nước Áo cai trị đế chế La Mã t

Trang 1

BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

BÁO CÁO THUYẾT TRÌNH NHÓM

BỘ MÔN: LỊCH SỬ QUAN HỆ QUỐC TẾ HIỆN ĐẠI I (1648-1945)

ĐỀ TÀI: CHIẾN TRANH KẾ VỊ ÁO VÀ TÂY BAN NHA

Giảng viên hướng dẫn: TS Trần Ngọc Dũng

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Vân Anh

Nguyễn Thu Thùy Dương Sophavanh Santisouk

Cao Hương Giang Nguyễn Thị Bích Ngân

Lớp tín chỉ: LSQHQTHĐ I-QHQT50.2_LT

Trang 2

I Chiến tranh kế vị Tây Ban Nha

1 Bối cảnh Châu Âu trước chiến tranh

Gia tộc Habsburg là 1 trong những gia tộc nổi bật và quyền lực nhất trong lịch sử châu Âu Vào thế kỉ 16, gia tộc này tách ra làm 2 nhánh song song là nhánh Habsburg dòng Tây Ban Nha và nhánh Habsburg dòng Áo Nhánh Habsburg Tây Ban Nha đã kế thừa quyền cai trị Đế quốc Tây Ban Nha, trong khi đó Habsburg Áo thì vẫn giữ quyền cai trị của tổ tiên ở Đế chế La Mã Thần thánh Chiến tranh kế vị TBN là cuộc xung đột chính trị ở châu Âu đầu thế kỉ 18, nổ ra trong việc tranh chấp ngai vàng vàng của đế quốc TBN sau cái chết của vua Charles II - 1 vị vua ốm yếu không thể có con nối dõi, ông cũng là hậu duệ cuối cùng của gia tộc Habsburg nhánh TBN Ông đã cai trị đế quốc TBN - đế quốc rộng khắp toàn cầu, có thuộc địa rải rác từ châu Mỹ (Florida, vùng Caribe, Nam Mỹ) tới châu Á (Philippines…) và đồng thời cũng thâu tóm sức mạnh quyền lực nhất định ở châu Âu Và câu hỏi đặt ra là ai sẽ là người kế vị ngai vàng TNB đã gây ra tranh chấp giữa các cường quốc châu Âu 2 ứng

cử viên sáng giá giá cho vị trí này thuộc về 2 gia tộc quyền lực có ảnh hưởng lớn ở châu Âu, đó là gia tộc Bourbon của nước Pháp và gia tộc Habsburg của nước Áo cai trị đế chế La Mã thần thánh (HRE - Holy Roman Empire)

Nếu quyền thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha được trao cho công tước Philip xứ Anjou, cháu trai của vua Louis XIV của Pháp, điều đó đồng nghĩa với việc quyền lực sẽ của đế quốc TBN sẽ thuộc về nhà Bourbon nước Pháp; ngược lại, nếu quyền thừa kế được trao cho công tước Charles, con trai của hoàng đế Leopold I của đế chế La Mã thần thánh (dòng Habsburg Áo) thì quyền lực sẽ rơi vào tay nhà Habsburg Áo Cả 2 người này đều được tính là họ hàng xa của vua Charles II TBN và quyền thừa kế của họ đều hợp lệ như nhau

Để hiểu rõ hơn về động cơ các nước tham gia và can thiệp vào cuộc chiến này cũng như quá trình đàm phán giữa các bên, hãy cùng theo dõi

vở kịch mà nhóm chúng mình đã chuẩn bị

2 Kịch bản diễn kịch về bối cảnh xảy ra chiến tranh kế vị Tây Ban Nha:

Trang 3

Các vai: Tây Ban Nha - Vân Anh, Pháp (đại diện nhà Bourbon), Áo (đại diện nhà Habsburg Áo), Anh (phe Đại Liên Minh) kiêm luôn người truyền tin

Pháp Ngai vàng TBN sẽ thuộc về nhà Bourbon của Pháp

Áo Không được, của nhà Habsburg Áo

Pháp của Bourbon!

Áo của Habsburg!

Pháp TBN, chú đừng có nghe lời tên này Hắn chỉ muốn lợi

dụng sức mạnh của chú để bành trướng quyền lực của nhà Habsburg Áo ở châu Âu thôi Chú cứ nghe anh, bây giờ trao quyền kế vị ngai vàng TBN cho công tước Philip nhà Bourbon, anh đảm bảo với chú đế quốc Pháp và TBN sẽ trở thành bá chủ, không chỉ ở châu Âu, mà còn

cả thế giới! Chú muốn gì anh cũng chiều!

Áo Lừa đảo! Rõ ràng anh mới là người muốn dụ dỗ TBN để

bành trướng dã tâm bá quyền ở châu Âu Anh nên nhớ rằng chính vua Louis XIV của nước anh đã tìm mọi cách

để thống trị thương mại ở các thuộc địa của TBN ở châu

Mỹ, đã vậy còn cạnh tranh với các thương nhân Anh và

Hà Lan, từ chối loại bỏ công tước Philip ra khỏi quyền thừa kế ngai vàng Pháp Anh chỉ cần ngai vàng TBN để thống nhất 2 nước Pháp - TBN rồi của cải và quyền lực của TBN sẽ về hết tay anh chứ gì! Hừ, âm mưu của Pháp tôi biết rõ cả rồi

Áo Cậu phải nghe tôi, đừng có nghe tên cáo già này dỗ ngon

dỗ ngọt, hắn mới chính là người muốn lợi dụng cậu Quyền thừa kế phải thuộc về nhà Habsburg Lẽ nào cậu

đã quên chúng ta từng kết hôn và chung sống dưới quyền cai trị gia tộc Habsburg bao lâu rồi sao? Kể cả khi gia tộc

có phân nhánh và đôi ta có cách xa thì tôi vẫn luôn giúp

đỡ cậu, trở thành đồng minh của cậu trong các cuộc chiến Nếu không có tôi thì cậu đâu thể mạnh như bây giờ Vậy mà bây giờ cậu định nghe lời hắn (chỉ vào Pháp), để cho 1 kẻ ngoại tộc nhà Bourbon lên nắm quyền, cậu làm vậy mà coi được hả TBN???

Pháp TBN chú phải nghe anh

Trang 4

Áo

TBN anh đừng có nghe nó

TBN (bị

kẹt giữa 2

bên)

Giời ơi nhức đầu quá im hết đi! Bây giờ tôi không có quyền quyết định trong 2 người bên nào sẽ lên nắm quyền Các người phải xem ý kiến của vua Charles II phía tôi như thế nào đã chứ!

Người

truyền tin

Thưa ngài TBN, quốc vương Charles II trước lúc lâm chung đã trao quyền thừa kế ngai vàng TBN cho…(nói thầm vào tai TBN + đưa di chúc của vua Charles II) Pháp + Áo

đồng thanh

Cho ai???

TBN Vua Charles II của TBN đã quyết định: Quyền thừa kế

ngai vàng đế quốc TBN sẽ thuộc về… công tước Philip

xứ Anjou thuộc nhà Bourbon của nước Pháp

Nếu công tước Philip chẳng may qua đời hoặc từ chối thì ngai vàng sẽ trao cho hoàng đệ của ông - Công tước Berry Nếu tất cả bọn họ chẳng may qua đời hoặc từ chối thì ngai vàng sẽ thuộc về Công tước Charles của nhà Habsburg!

Pháp Merci merci merci beaucoup

Áo (tức

giận)

Không thể nào! Tôi phản đối!

Anh (từ

ngoài bước

vào)

Tôi cũng phản đối!

Pháp Anh quốc? Cậu làm gì ở đây? Chuyện này liên quan gì

đến cậu?

Anh Rất liên quan là đằng khác nhé Sự thống nhất giữa đế

quốc TBN và Pháp dưới quyền cai trị của nhà Bourbon ư? Còn lâu tôi mới để chuyện đó diễn ra Việc nhà Bourbon bành trướng không chỉ gây mất cân bằng quyền lực ở châu Âu mà còn mất đi trật tự vốn có ở các thuộc địa ở châu Mỹ và Đông Ấn của tôi và Hà Lan nữa

Pháp Haha, cậu chỉ đơn giản là sợ hãi sau khi nhà Bourbon lên

Trang 5

nắm quyền nước Anh sẽ mất đi các mối giao dịch và

thương mại hàng hải vốn đang phát triển tốt đẹp với TBN

mà thôi Cậu không muốn nước Pháp bành trướng vì chính cậu cũng muốn làm bá chủ thế giới, chiếm nhiều thuộc địa Cậu sợ tôi sẽ đe dọa sức mạnh và quyền lực của cậu trong tương lai chứ gì? Nhưng mà thừa nhận đi, cậu đâu thể làm gì được Chính vua Charles của TBN đã trao quyền cho nhà Bourbon rồi! Pháp và TBN sẽ thống nhất!

Anh

Tất nhiên tôi sẽ không thể làm được gì rồi Vậy nên tôi

đã nói chuyện với Áo, Hà Lan và Phổ và đưa ra quyết định…

Anh Tất cả chúng tôi sẽ thành lập 1 Đại Liên minh (Grand

Alliance) bao gồm Anh, Áo, Phổ của Đế chế La Mã thần thánh và Hà Lan Mục tiêu của chúng tôi là chống lại âm mưu của Pháp, đưa công tước Charles của nhà Habsburg lên ngai vàng TBN! Anh cứ chuẩn bị tinh thần đi!

3 Diễn biến xảy ra chiến tranh Tây Ban Nha

- Chiến tranh bùng nổ vào năm 1701, Hoàng tử của Savoy chiếm lãnh thổ Tây Ban Nha tại Ý, còn Công tước của Anh tiến vào Bỉ Pháp và Bavaria sau đó phản công vào năm 1704 và bắt đầu tiến vào Vienna, hy vọng loại

bỏ Áo khỏi cuộc chiến

- Ngày 8/1704, lực lượng Pháp và Đức bị đánh tan, sau đó Đức bị loại khỏi cuộc chiến

- Năm 1706, người Pháp đã rút lui hoàn toàn khỏi Ý và Hà Lan Tây Ban Nha Vua Louis sau đó cố gắng giữ hòa bình, đưa ra nhiều hiệp ước hòa hoãn đề nghị dừng chiến tranh nhưng các đồng minh không có ý định muốn nhường cho nhà Bourbon, vì vậy cuộc chiến tiếp tục

- Ở châu Mỹ, người Anh và các đồng minh của họ đã chiến đấu với Tây Ban Nha và Pháp Tuy nhiên, vì Anh là nơi xảy ra chiến tranh nên chịu

sự tàn phá một cách nghiêm trọng từ cuộc chiến này

- Trong những năm tiếp theo, một chuỗi sự kiện đã làm thế cân bằng của cuộc chiến trở nên dao động:

+) Nước Anh thành lập Đảng Tory với mong muốn duy trì hòa bình và đánh bại Đảng Whig trong cuộc bầu cử năm 1710

+) Một loạt cái chết đột ngột của các vị hoàng đế đã làm các nước khác mất đi ham muốn chiến tranh

Trang 6

+) Con trai, cháu trai, và chắt của Louis XIV đều qua đời, đưa Philippe lên vị trí thứ hai trong tuyến kế vị ngai vàng Pháp, chỉ sau cháu trai 2 tuổi của ông

- Trong cùng giai đoạn đó, Hoàng đế mới của Áo, Joseph I, anh trai lớn của Charles, cũng qua đời mà không để lại người kế thừa

- Điều này làm cho Charles trở thành Hoàng đế của Áo

- Nhưng không ai muốn Hoàng đế Áo kế thừa Đế chế Tây Ban Nha rộng lớn

=> Do đó, các bên tham chiến đã tham gia đàm phán và cuối cùng đã ký hai hiệp ước hòa bình riêng biệt, được ký kết giữa 1713 và 1714

- Kết quả: Philip, vẫn giữ Tây Ban Nha, đã đồng ý từ bỏ quyền lợi của mình đối với ngai vàng Pháp và được phép giữ lại Tây Ban Nha và thuộc địa của nó Tuy nhiên, Anh chiếm Gibraltar và Menorca từ Tây Ban Nha,

và họ giành được độc quyền về thương mại nô lệ ở Mỹ Latinh Ở Mỹ, Anh cũng chiếm đất ít nhiều từ Pháp Áo đã đảm bảo được phần còn lại của Đế chế Tây Ban Nha ở Vùng đất thấp và ở Ý, còn Savoy lấy được Sicily Tuy nhiên, vài năm sau đó, Áo đã trao đổi Sicily lấy Sardinia Nhưng quan trọng nhất, cuộc chiến đã giới thiệu khái niệm Cân bằng Lực trong châu Âu Áo, Anh, Pháp, Vương quốc Phổ mới thành lập, thậm chí

cả Nga đã tham gia nhiều cuộc chiến trong thế kỷ tiếp theo, bao gồm Các cuộc chiến tranh Kế vị Áo, được chiến đấu để cố gắng giữ cho Đế chế Áo

mở rộng lãnh thổ và quyền lực

4 Tác động của cuộc chiến tranh kế vị Tây Ban Nha lên cục diện thế giới 4.1 Cân bằng cán cân quyền lực:

Khi Hoàng đế Joseph I qua đời năm 1711, Thái tử Charles kế vị anh trai mình làm Hoàng đế La Mã Thần thánh Lúc bấy giờ, Anh và các đồng minh cho rằng việc tiếp tục chiến tranh là vô nghĩa, vì đối với họ cái nguy

cơ sự hợp nhất giữa Tây Ban Nha và Áo cũng đe doạ họ không kém gì nguy cơ về sự hợp nhất của Áo và Tây ban Nha Một lần nữa việc này nhấn mạnh cho chúng ta câu chuyện là các quốc gia không quan tâm đến đồng minh là ai, chỉ cần đụng tới quyền lợi quốc gia thì mọi cục diện chiến trường có thể thay đổi Đến nay, chỉ có trợ cấp của Anh mới giữ được đồng minh của họ trong cuộc chiến, và việc rút lui của họ đã dẫn đến Hòa bình Utrecht năm 1713, tiếp theo là các hiệp ước Rastatt và Baden năm 1714

=> Cân bằng cán cân quyền lực ở châu Âu ( Khi mà trước chiến tranh, Tây Ban Nha không còn là cường quốc thống trị châu Âu nhưng vẫn duy trì sự hiện diện trên toàn cầu bao gồm Hà Lan thuộc Tây Ban Nha , phần lớn nước Ý và châu Mỹ Điều này có nghĩa là việc Pháp mua lại nó đe doạ sự cân bằng quyền lực của châu Âu Thì sau chiến tranh, nó đã giải

Trang 7

quyết được câu chuyện là sẽ không có ai được sáp nhập 2 quốc gia lại với nhau qua hiệp định Utrecht đã được ký

Hiệp ước Utrech:

 Hiệp ước Anh - Pháp:

- Pháp công nhận người kế vị xứ Hanover, phá hủy pháo đài Dunkirk, nhường vịnh Hudson, Newfoundland và St Kitts cho Anh, giảm thuế với hàng Anh xuống mức như năm 1684;

- Pháp được phép sản xuất cá khô ở Newfoundland, ưu đãi thuế như các quốc gia khác;

- Cấm thống nhất Pháp và Tây Ban Nha

Hiệp ước Hà Lan - Pháp

- Hà Lan được Ghent

- Pháp chiếm Furnes, Lille, Ypres, Aire, Menin, Bethune, Tournai, St Venant, Mons, Charleroi, và Namur;

- Pháp không nhận được Liege, Huy và Bonn

Hiệp ước Saxony -Pháp:

- Pháp trả lại Nice và Savoy;

- Amadeus giành được ngai vàng ở Sicily, sẽ kế thừa ngai vàng Tây Ban Nha nếu Philip chết

 Hiệp ước Bồ Đào Nha - Pháp: Pháp mất Brazil, thuộc địa Guiana

 Hiệp ước Phổ - Pháp: Phổ đạt được Gelderland của Tây Ban Nha

4.2 Đánh dấu sự trỗi dậy của Anh như một cường quốc, chấm dứt tham vọng bá quyền của Pháp

Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha đã có tác động sâu sắc đến nước Anh Nó củng cố vị thế chính trị của nước Anh bằng cách ngăn chặn một liên minh Pháp-Tây Ban Nha Sự ổn định chính trị này cho phép nước Anh tập trung vào tham vọng thuộc địa và thương mại hàng hải, tạo tiền đề cho sự trỗi dậy của nước này như một đế chế toàn cầu

4.3 Củng cố an ninh tập thể, là điểm mấu chốt trong quá trình phát triển dân tộc hiện đại

Điều II của Hòa bình Utrecht bao gồm quy định "vì mối nguy hiểm lớn

đe dọa sự tự do và an toàn của toàn châu Âu, từ sự liên kết quá chặt chẽ giữa các vương quốc Tây Ban Nha và Pháp, cùng một người không bao giờ được trở thành Vua.của cả hai vương quốc.” Một số nhà sử học coi đây là điểm mấu chốt trong quá trình phát triển của nhà nước-dân tộc hiện đại; Randall Lesaffer cho rằng nó đánh dấu một cột mốc quan trọng trong khái niệm an ninh tập thể

II Chiến tranh kế vị Áo

Trang 8

1 Bối cảnh

- Philip vẫn giữ được Tây Ban Nha và thuộc địa của mình Vẫn nắm

trong tay quyền lực ở một đế quốc rộng lớn Bên cạnh đó cũng từ bỏ quyền lợi của mình đối với ngai vàng Pháp

- Anh độc quyền thương mại nô lệ ở Mỹ La-tinh Chiếm được ít nhiều phần đất từ Pháp

- Áo giữ được phần còn lại của Đế chế Tây Ban Nha ở vùng đất thấp và

Ý

2 Kịch bản diễn kịch:

Các vai: Người dẫn truyện(Vân Anh), quân lính (Giang), hoàng đế Karl

VI (Ngân), Hoàng hậu Elizabeth Christine (Sophavanh), Quốc vương Friedrich II(Dương)

- Người dẫn truyện (Vân Anh): Ngày xửa ngày xưa, tại Vienna,

Áo ,Hoàng đế Karl VI - người cai trị đế chế Habsburg hùng mạnh tại châu Âu sinh ra một cô công chúa xinh đẹp đặt tên là Maria Theresa Không lâu sau đó công chúa Maria Anna cũng ra đời Và họ cũng chính

là 2 dòng máu huyết thống duy nhất của Hoàng đế Karl VI

- Quân lính (Giang): Thưa hoàng đế, hoàng hậu đã hạ sinh thành công.

Hoàng hậu đã hạ sinh một công chúa ạ

- Hoàng đế Karl VI (Ngân): Là một công chúa sao? * thở dài - thôi

được rồi hay đưa ta đi gặp hoàng hậu!

- Hoàng hậu Elizabeth Christine (Sophavanh) : Hoàng đế thần thiếp

có lỗi, thần thiếp đã không làm tròn bổn phận của mình, thần thiếp thực

sự đáng trách Một công chúa sao có thể thay người cai quản quốc gia, trị

vì vương quốc rộng lớn như thế này được chứ

- Hoàng đế (Ngân): Công chúa thì sao? *quát lớn, đã là con của ta thì

bất cứ ai cũng có khả năng và quyền thừa kế ngôi báu này Ta sẽ đích thân là người chỉ bảo công chúa những nguyên tắc, những điều lệ thiết yếu để trở thành một đế vương

- Hoàng đế (Ngân): *cầm tay hoàng hậu Nàng yên tâm, ngôi báu này

tuyệt đối không được rơi vào tay người ngoài Ngôi vị này không cho phép bất cứ ai thừa kế ngoài gia tộc Habsburg ta!

- Hoàng hậu (Sophavanh): Thế nhưng liệu các đế vương của các nước

khác liệu có chấp nhận điều này?

- Hoàng đế (Ngân): Ta sẽ ban bố một đạo luật công nhận Maria

Theresa sẽ là người kế vị của vương triều và thừa kế toàn bộ đất đai của vương quốc sau khi ta qua đời Công chúa sẽ trở thành nữ vương một

Trang 9

cách chính thức dưới sự công nhân của các Đế vương khác Ta đã thực hiện các chiến lược ngoại giao với các cường quốc châu Âu khác để họ chấp thuận không can thiệp vào việc kế vị của đất nước ta

- Người dẫn chuyện (Vân Anh): Và như thế Maria Theresia trở thành

nữ quân vương duy nhất của Nhà Habsburg, một gia tộc lớn ở Châu Âu sau khi Hoàng đế Karl VI qua đời

- Quốc vương Friedrich II (Dương): Thật không thể nào chấp nhận

được!!!! Lãnh đạo của một quốc gia lại là một nữ nhân, thật là một sự sỉ nhục đối với bậc Đế vương như ta!!! Vả lại xét cho kĩ ta thấy Silesia -một vùng đất hùng mạnh và giàu có của Áo ta nhất định phải xâm chiếm được mảnh đất ấy Đây cũng chính là sứ mệnh của ta-xây dựng nước Phổ vươn dậy mạnh mẽ, tranh hùng ngang ngửa cùng với đại cường quốc Châu Âu

- Quốc vương Friedrich II (Dương): *kêu gọi Thưa các Ngài, ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh, mà không có đồng minh nào ngoài lòng dũng cảm và thiện chí của các Ngài Nhà Habsburg Áo đang rơi vào cảnh nhục nhã và đây là cơ hội cho chúng ta

- Người dẫn truyện (Vân Anh): Trước tâm cơ cũng như thể diện của

mình Năm 1740, khi Maria Theresia vừa lên ngôi sau khi cha qua đời thì vua Friedrich II Đại Đế đã phát động cuộc chiến tranh Silesia lần thứ nhất

để chống lại bà Chiến tranh kế vị Áo nổ ra từ đây và kéo dài trong vòng

7 năm Pháp, Tây Ban Nha và Thụy Điển đồng thời cũng tham gia trận chiến này

3 Diễn biến, kết quả

Áo đã được sự hỗ trợ của Vương quốc Anh và Cộng hòa Hà Lan, những kẻ thù truyền kiếp của Pháp, cũng như Vương quốc Sardegna và

xứ Sachsen Pháp và Phổ đã liên minh với Tuyển hầu Bayern Chiến tranh kết thúc vào năm 1748 với Hiệp ước La Chapelle gây tranh cãi Trọng tâm của hiệp ước là Phổ thuộc địa hóa Silesia, làm giảm quyền lực của Pháp và gây phật lòng Louis XV Ngoài ra, cùng với Louis, những hành động của Frederick dẫn đến sự phản đối từ Maria Theresa, điều này khiến mâu thuẫn tiến đến cuộc xung đột thứ hai - đó chính là chiến tranh

7 năm

Chiến tranh 7 năm (1756 - 1763)

Trong cuộc chiến này, George II vua nước Anh liên minh với Phổ nhằm bảo vệ danh hiệu Tuyển hầu tước của George tại Hannover Trong khi đó Pháp liên minh với Áo và Nga

Trang 10

Maria Theresa mong muốn giành lại Silesia Cùng với đó vua Louis của Pháp cũng muốn Pháp cạnh tranh với quyền lực thuộc địa Anh và nữ hoàng Elizabeth của nước Nga tham vọng muốn chinh phục Đông Phổ đã khiến họ liên minh cùng chống lại Frederick

Năm 1757, Pháp bắt đầu chiếm đánh phía tây của Phổ để giành lấy Hanover Nga, Áo hướng thẳng vào Saxony để hỗ trợ đồng minh của mình Nhưng Frederick đã đánh bại hai đội quân của Saxony (Pháp, Áo)

=> Mặc dù Phổ chiến thắng, nhưng Áo đã có thể lấy lại lãnh thổ cũ của mình Silesia vào cuối năm 1757 từ tay Phổ

Lúc này Nga chiếm lãnh thổ phía đông, tuyến phòng ngự Phổ đã gặp thất bại buộc Frederick phải đứng trước nhiều khó khăn lớn

Trong khi vào năm 1758, Anh đã giành chiến thắng lớn tại trận Louisbourg trước kẻ thù số 1 của mình là Pháp Điều đó cho thấy rằng để giành được chiến thắng như vậy, Anh đã phải tập trung gần như hoàn toàn nguồn lực vào châu Mỹ, và để lại Phổ ở châu Âu trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc

Ở châu Mỹ, Pháp không thể cạnh tranh với kho dự trữ và lực lượng hải quân của Anh từ lục địa Pháp bị chia rẽ giữa chiến tranh ở châu Âu

và chiến tranh ở thuộc địa, và cuối cùng cả hai đều thất bại

Năm 1759 dường như là kết thúc của nước Phổ khi các chiến dịch tấn công của Nga và Áo đe dọa quét sạch Berlin khỏi bản đồ Tuy nhiên may mắn lại mỉm cười với Frederick - Elizabeth - nữ hoàng nước Nga bất ngờ qua đời Ngai vàng nước Nga được kế vị bởi cháu trai người Đức của

bà, Peter III, vào năm 1762, người tình cờ lại là fan số một của Frederick Peter ký Hiệp định St Petersburg, dẫn đến việc Nga rút lui khỏi cuộc chiến

Với việc Nga rút khỏi cuộc chiến, mọi thứ chưa hẳn đã kết thúc Trước đó vào năm 1759, vua Ferdinand VI của Tây Ban Nha qua đời và được kế vị bởi em trai của mình, Charles III Kế hoạch của ông là đưa TBN vào cuộc chiến vào năm 1762, liên minh với Pháp Tây Ban Nha nhắm vào Bồ Đào Nha và quyết định phát động chiến tranh ở vùng thuộc địa 2 nước Tây-Bồ ở Mỹ Latinh

Pháp đã thua cuộc trong cuộc đua vũ trang với Anh, với Nga rút khỏi cuộc chiến và Tây Ban Nha bận rộn với Bồ Đào Nha Trong tình trạng hỗn loạn, kẻ thù cuối cùng của Frederick chỉ còn lại là Áo Ông đã thành thành công đánh bại nước này trong những tháng cuối năm 1762 Chiến

Ngày đăng: 19/05/2024, 06:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w