Lý do chọn đề tài - Hiện nay, vấn đề bạo lực không còn là vấn đề xảy ra ngoài xã hội, mà nó đã xuất hiện trên nhiều lĩnh vực trong đó có bạo lực trên không gian mạngvới nhiều hình thức k
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KINH TẾ - QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHÂN
Môn: Trở thành công dân số
Sinh viên: Đặng Thị Tuyết Nghi
MSSV: 22050062
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIA ĐỊNH KINH TẾ - QUẢN TRỊ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
ĐỀ TÀI: Phòng, chống bạo lực mạng trong thời đại số
Môn: Trở thành công dân số
Giảng viên hướng dẫn: Lưu Phương Nhật Thùy
Sinh viên: Đặng Thị Tuyết Nghi
MSSV: 22050062
Lớp: 220502
Thành phố Hồ Chí Minh – 2022
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu:……… ………
1 Lý do chọn đề tài: ………
2 Mục tiêu nghiên cứu: ………
3 Phạm vi nghiên cứu: ………
4 Phương pháp nghiên cứu: ………
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT BẠO LỰC MẠNG
1 NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU CÓ BẠO LỰC MẠNG
1.1 Khái niệm về bạo lực mạng
1.2 Nguyên nhân có bạo lực mạng
2 NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ BẠO LỰC MẠNG VÀ SỰ ĐÁNG SỢ CỦA BẠO LỰC MẠNG
2.1 Những đối tượng bị bạo lực mạng
2.2 Sự đáng sợ của bạo lực mạng
3 NHỮNG DẠNG CƠ BẢN VỀ THỰC TRẠNG CỦA BẠO LỰC MẠNG
3.1 Quấy rối
3.2 Mạo danh
3.3 Bám theo trên mạng
3.4 Phỉ báng
3.5 Phát tán và lừa đảo
3.6 Cô lập
4 XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH CÁC HÀNH VI LỢI DỤNG MẠNG XÃ HỘI
CHƯƠNG 2: DẤU HIỆU VÀ HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC MẠNG
1 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BẠO LỰC MẠNG
2 HẬU QUẢ CỦA BẠO LỰC MẠNG
2.1 Các vấn đề về cảm xúc
2.2 Gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống
2.3 Rối loạn liên quan đến stress
2.4 Tự tử
3 Cách bảo vệ mình trước khả năng bị bạo lực mạng
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
LỜI CẢM ƠN
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
- Hiện nay, vấn đề bạo lực không còn là vấn đề xảy ra ngoài xã hội, mà nó
đã xuất hiện trên nhiều lĩnh vực trong đó có bạo lực trên không gian mạngvới nhiều hình thức khác nhau như đăng tải những thông tin xấu, khôngđúng sự thật, đến việc đe dọa, gây rối Không những thế những bạo lựctrên không gian mạng còn đe dọa, ảnh hưởng xấu đến ngoài cộng đồng
Vấn đề bạo lực và lạm dụng là thách thức lớn nhất mà Internet phải đốimặt ngày nay Theo thống kê của Liên Hợp Quốc, 73% phụ nữ đã từngtiếp xúc hoặc trải qua một số hình thức bạo lực trực tuyến
- Cho đến nay, khi giới trẻ ngày càng phát triển nhanh và tiếp cận sớm vớimạng xã hội, những câu chuyện bạo lực mạng không còn xa lạ, đôi khi làdiễn ra hàng ngày, hàng giờ Không chỉ nhắm đến những người bìnhthường, bạo lực mạng còn có thể xảy ra với những công ty kinh doanh.Điển hình như những ngày gần đây, cộng động mạng có dịp xôn xao khixuất hiện sự việc một công ty kinh doanh trong mảng thương mại điện tử
bị “tấn công” Ban đầu chỉ là những lời nói vô căn cứ về vị CEO của công
ty này, nhưng qua những trao đổi, lời nói qua lại của cộng đồng cư dânmạng mà công ty của CEO này cũng bị kéo vào, không chỉ gây ảnh hưởngtới danh dự con người mà còn ảnh hưởng đến cả uy tín công ty cũng nhưtâm lý những khách hàng đang tin tưởng công ty này
- Có thể thấy, bạo lực mạng tưởng không nguy hiểm mà lại nguy hiểmkhông tưởng Đã có không ít những hậu quả đáng buồn xảy ra, nhẹ thì bịảnh hưởng tâm lý, trầm cảm, nặng hơn nữa đôi khi là những hành độngnghĩ quẩn, mất đi sự sống Và ngay cả khi những người bị bạo lực mạng
Trang 5có mạnh mẽ vượt qua những giây phút này, thì đằng sau đó, hệ quả để lạikhông hề bị mất đi Và đây là một vấn đề quan trọng không thể khắc phụcbằng các giải pháp đơn giản và dễ dàng, bởi vì bạo lực mạng và lạm dụngtrực tuyến lớn hơn nhiều so với người bình thường và phức tạp hơn nhiều
so với thái độ cáu kỉnh mà chúng ta thấy trong các phần bình luận hoặccác mối đe dọa bạo lực rõ ràng.Từ đó có thể thấy, tác hại của bạo lựcmạng là vô cùng lớn Để có thể tránh được bạo lực mạng bạn cần phải hiểu
rõ hơn về bạo lực mạng và trang bị thêm cách phòng chống bạo lực mạng
để bạn không phải là nạn nhân của bạo lực mạng
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Tổng quan về bạo lực trên mạng xã hội
- Các nguy hiểm từ mạng xã hội gây ra với con người
- Nghiên cứu về cách ứng xử trên mạng xã hội
3 Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu về các nguy hiểm từ mạng xã hội
4 Phương pháp nghiên cứu
- chuyên đề, luận văn cũng đã được sử dụng làm nguồn tài liệu thamkhảo và kế thừa một cách hợp lý trong quá trình thực hiên chuyênđề
Trang 6để phòng tránh bạo lực mạng, nếu gặp phải trường hợp bị bạo lực mạng chúng em cũng biết được những giải pháp để hóa giải vấn đề
Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về bạo lực mạng qua mạng internet, cũng như cong hạn hẹp về kiến thức, trong bài tiểu luận em sẽ không tránh khỏi còn những thiếu sót và những sai sót trong bài Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, phê bình từ cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn cô đã đồng hành cùng chúng em trong suốt quá trình học tập!
Trang 7CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT BẠO LỰC MẠNG
1 NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU CÓ BẠO LỰC MẠNG
1.1 Khái niệm về bạo lực mạng
- Là bắt nạt bằng việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số Nó có thể diễn ra
trên phương tiện mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động Đó là hành vi lặp đi lặp lại, nhằm mục đích khiến những người bị nhắm mục tiêu sợ hãi, tức giận hoặc xấu hổ Những ví
dụ bao gồm:
Trang 8 Lan truyền những lời nói dối về hoặc đăng những bức ảnh đáng xấu hổ của ai đó trên mạng xã hội
Gửi tin nhắn hoặc mối đe dọa gây tổn thương qua các nền tảng nhắn tin mạo danh ai đó và thay mặt họ gửi những thông điệp ác ý cho người khác
- Bắt nạt trực diện và bắt nạt trên mạng thường có thể xảy ra song song
với nhau Nhưng đe dọa trực tuyến để lại dấu ấn kỹ thuật số - một hồ sơ
có thể chứng minh là hữu ích và cung cấp bằng chứng giúp ngăn chặn hành vi xâm hại
1.2 Nguyên nhân có bạo lực mạng
- Có lẽ tất cả chúng ta đều đã biết trong cuộc sống này thì mọi sự việc khi
diễn ra nó đều sẽ có những nguyên do của nó, và tình trạng bạo lực mạng xã hội cũng như vậy Và tình trạng này nó đang diễn ra ngày càng nhiều hơn trên các trang mạng xã hội khác nhau Sở dĩ những người bạo lực đó họ không sợ danh tính của mình bị bại lộ đó chính là do họ sử dụng rất nhiều tài khoản giả mạo khác để có thể tấn công những người
bị hại, chỉ bằng những lời nói và những điều vô căn cứ là đã có rất nhiềungười khác nữa cũng tham gia vào cuộc bạo lực này
- Những người bắt nạt, bạo lực mạng xã hội họ sẽ chẳng bao giờ bắt đầu
hình dung được những hậu quả mà việc này mang lại, họ chỉ xem đây là một trò chơi của mình Và ở trên phương diện là người đi công kích thì chẳng bao giờ quan tâm đến cảm xúc của người khác mà chỉ quan tâm đến việc thỏa mãn những nhu cầu của bản thân mình Và họ cho rằng việc bạo lực mạng xã hội này nó chính là một thú vui mà hầu hết trang mạng xã hội nào đều cũng sẽ có, đôi khi cuộc sống của họ đã quá nhàn rỗi, không có những điểm nhấn nên họ càng phải đi tạo ra những điểm nhấn để thỏa mãn được những cảm giác có được thành công của mình
- Bên cạnh những lợi ích mang lại, sự phát triển vượt bậc của các nền tảng
số cũng đi kèm với không ít vấn đề Trong đó, Cyberbullying là tình trạng phổ biến nhất hiện nay Trước khi đây internet chưa phát triển, các
Trang 9hành vi bắt nạt sẽ được thực hiện trực tiếp Về sau, các hành vi đe dọa qua mạng có dấu hiệu gia tăng mạnh vì những nguyên nhân sau:
a) Do không sợ bị phát hiện
Các hành vi bắt nạt trực tiếp hoặc thực hiện các hành vi đe dọa ẩn danh sẽ tiềm ẩn nguy cơ cao bị phát hiện Tuy nhiên, các hành vi đe dọa qua mạng
sẽ ít có nguy cơ bị phát hiện hơn Do đó, các đối tượng xấu thường sử dụng số điện thoại hoặc tài khoản ảo để thực hiện các hành vi gây tổn thương người khác
Vì không sợ bị phát hiện nên bản thân kẻ thực hiện không cảm thấy sợ hãi mà ngược lại còn gia tăng mức độ nghiêm trọng của hành vi với mục đích hạ nhục danh dự, nhân phẩm của nạn nhân Khi nhận được sự tung hô, kẻ thực hiện thường có xu hướng lặp đi lặp lại những hành vi này để nạn nhân phải sống trong đau khổ và sợ hãi
b) Thể hiện bản thân
Thống kê cho thấy, đa số thủ phạm và nạn nhân củaCyberbullying đều là trẻ vị thành niên và người trẻ tuổi Ở lứa tuổi này, các hành vi bắt nạt người khác được xem là cách thể hiện bản thân Ngoài ra, khi thấy những người khác tung hô hành vi bắt nạt và
có lời lẽ nhục mạ danh dự của nạn nhân, bản thân
kẻ thực hiện sẽ có cảm giác thỏa mãn và dần yêu thích những hành vi này
c) Đạt dược mục đích, lợi ích của bản thân
Ngoài mục đích thể hiện bản thân, các hành vi đe dọa qua mạng còn được thực hiện với mục đích hạ nhục đối phương do thù ghét cá nhân, ganh tị hoặc đôi khi được thực hiện với mục đích tiền bạc
Trang 10(thường là đe dọa tung clip, ảnh nóng và yêu cầu nạn nhân phải đưa một khoản tiền lớn).
2 NHỮNG ĐỐI TƯỢNG BỊ BẠO LỰC MẠNG VÀ SỰ ĐÁNG SỢ CỦA BẠO LỰC MẠNG
2.1 Những đối tượng bị bạo lực mạng
- Theo Dữ liệu về Đe dọa Trực tuyến năm 2019, khoảng 37% thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến 17 từng bị bắt nạt trên mạng 30% đã có nó xảy ra nhiều hơn một lần Hoặc theo số liệu thống kê từ cuộc thăm dò trực tuyến của Tổ chức Ân xá Quốc tế trên 8 quốc gia cho biết 41% phụ
nữ nói rằng ít nhất một lần, họ từng bị đe dọa trên Internet
- Jurgita Peciuriene - điều phối viên chương trình của EIGE về bạo lực trên cơ sở giới tính cho biết: "Phụ nữ có nhiều khả năng là nạn nhân của các hình thức bạo lực mạng nghiêm trọng và tác động đến cuộc sống của
họ nặng nề hơn nhiều"
- Phụ nữ và thanh thiếu niên thường là nạn nhân của các cuộc bạo lực mạng bởi họ dành nhiều thời gian của mình để lướt web, trao đổi trên mạng xã hội đặc biệt làm game online trực tuyến Theo một cuộc khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy 66% bạo lực mạng gần đây nhất của họ xảy ra trên nền tảng mạng xã hội Hơn nữa, phụ nữ thường
có ít kiến thức về công nghệ thông tin, việc bảo mật thông tin trên các nền tảng trực tuyến Và họ thường xuyên khoe ảnh và các thông tin trên mạng xã hội, điều này giống như "mồi nhử" với các đối tượng xấu
- Tại Việt Nam, bạo lực mạng cũng xuất hiện nhiều ở trẻ em và thanh thiếu niên, theo khảo sát năm 2019 của Viện nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế (Save the Children) cho biết chỉ tính riêng năm 2018 số vụ báo cáo liên quan Việt Nam về hình ảnh/video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng là 706.435 - đứng thứ 2 trong ASEAN, sau Indonesia
2.2 Sự đáng sợ của bạo lực mạng
- Bạo lực mạng thường bị xem là không có gì đáng sợ và không nguy hiểm Tuy nhiên, nó có thể bắt đầu trực tuyến, nhưng nó thường kết thúc
Trang 11ngoại tuyến với những hậu quả tàn khốc cho nạn nhân và gia đình của
họ Ví dụ như đe dọa bạo lực, rình rập, xúi giục tự tử, gạ gẫm trẻ em vì mục đích tình dục đều có thể khiến nạn nhân tự làm hại mình hoặc bị hung thủ tấn công về mặt thể xác
- Tại Việt Nam đã từng có rất nhiều vụ bạo lực mạng khiến ai xem qua cũng đều sợ hãi, gần đây nhất là vụ án "hotgirl V.T lộ clip nhạy cảm" - nạn nhân là nữ diễn viên từng tham gia một vài phân cảnh trong phim
Về Nhà Đi Con và đã tham gia một cuộc thi nhan sắc vào năm 2020 Khi bị phát hiện lộ clip nhạy cảm, V.T đã ở trạng thái kích động, khóc lóc và có ý nghĩ tự tử
- Hoặc vụ việc vào năm 2018, học sinh nữ tên H.T.L lớp 11 ở Quỳnh Lưu(Nghệ An) bị một trang mạng đăng clip nữ sinh này cùng một nam sinh khác "hôn nhau", khiến H.T.L bị ám ảnh, chỉ trích và cuối cùng là nghĩ quẩn tìm đến cái chết
- Từ đó có thể thấy, tác hại của bạo lực mạng vô cùng lớn, nó ảnh hưởng đến tâm lý của nạn như, khiến họ sợ hãi, lo lắng, bất an, hoặc tệ hơn là phải chịu sự chi phối của các đối tượng xấu như trộm cắp, giết người… Tại các quốc gia phát triển như Anh và Mỹ nhiều phụ nữ (55% đến 67%) từng bị lạm dụng hoặc quấy rối trên các nền tảng mạng xã hội cho biết họ ít có khả năng tập trung vào các công việc hàng ngày căng thẳng, lo lắng hoặc các cơn hoảng loạn và có cảm giác e ngại khi nghĩ
về mạng xã hội hoặc nhận thông báo trên mạng xã hội
- Bạo lực mạng tưởng không nguy hiểm mà lại nguy hiểm không tưởng, nhưng nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh và giải quyết khi trở thành nạn nhân, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid bùng phát, nhà nhà người người đều dùng đến Internet và mạng xã hội
Trang 123 NHỮNG DẠNG CƠ BẢN VỀ THỰC TRẠNG CỦA BẠO LỰC
MẠNG
3.1 Quấy rối
- Đề cập đến các hành động như nhắn tin, gửi các thông điệp thô lỗ, công kích nhằm mục đích xúc phạm, lạm dụng hoặc bạo hành Viết những bình luận hoặc bức hình gây khó chịu, xấu hổ ở trên mạng xã hội hoặc trong các trò chơi điện tử trực tuyến
- Do sự phát triển của thời công nghệ 4.0 nên những hành vi này cũng ngày càng phổ biến, điển hình là các hành vi đăng tin đồn, nhận xét tình dục, mạo danh xúc phạm tống tiền, Đó là sự xuất hiện của nhiều đối tượng lợi dụng phương tiện truyền thông để xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác Đó là những hành vi xúc phạm làm tổn hại đến danh dự nhân phẩm thông qua tin nhắn, bài post trên mạng xã hội hay là lan truyền những hình ảnh nhạy cảm Quấy rối có thể được xác định bằng hành vi lặp đi lặp lại và có ý định làm hại nạn nhân gây ra chonạn nhân những cảm xúc tiêu cực như sợ hãi, có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tự tử Quấy rối trên mạng là vô hạn, nó không chỉ diễn ra ở một môi trường nhất định như công ty hay trường học mà nó diễn ra trong không gian đa chiều nên thường rất khó để xử lý và ngăn chặn
3.2 Mạo danh
- Tình trạng đột nhập vào các tài khoản email hay mạng xã hội hoặc lập các trang giả mạo người khác để đăng gửi các tin khiêu dâm hoặc tài liệu đáng xấu hổ của người bị bắt nạt
- Từ đầu năm đến nay, Bộ Công an đã phát hiện hơn 2.000 vụ lừa đảo trênkhông gian mạng, trong đó phổ biến nhất chính là đánh cắp tài khoản và mạo danh trên mạng xã hội Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng loại tội phạm này là vì tính bảo mật thông tin cá nhân tại Việt Nam chưa cao, rất dễ bị đánh cắp
3.3 Bám theo trên mạng
Trang 13- Đề cập đến sự lặp đi lặp lại các hành động như gửi tin nhắn, thông điệp
đe dọa, quấy rối để làm tổn thương một người nào đó qua mạng xã hội
và các kênh trực tuyến
- Trong nhiều trường hợp, đặc biệt khi cả kẻ quấy rối và nạn nhân đều là
cá nhân, động cơ có thể nhằm theo dõi các hoạt động trực tuyến của con mồi và trong một số trường hợp, theo dõi vị trí của nạn nhân ngoài đời thực để đe dọa, kiểm soát hoặc tống tiền; tiết lộ thông tin cá nhân nhạy cảm về nạn nhân hoặc thu thập thêm thông tin về nạn nhân để đánh cắp danh tính của họ, gây ra các tội ác khác trong thế giới thực như trộm cắphoặc quấy rối
3.4 Phỉ báng
- Gửi các thông tin giả mạo, không đúng sự thật và gây tổn hại cho người khác Có thể là chia sẻ hình ảnh của người khác với mục đích lan truyền tin xấu và lời thị phi để chế giễu
- Việc làm nhục người khác trên mạng xã hội được thể hiện qua nhiều hình thức Chúng có thể là những lời bình luận mang tính chất sỉ nhục, lăng mạ, chửi rủa hoặc những thông tin sai lệch, mang tính chất bêu xấu được đăng tải trên mạng xã hội Những hành vi này được thực hiện nhằm mục đích hạ thấp danh dự, nhân phẩm của người bị xúc phạm
và khiến họ cảm thấy nhục nhã
3.5 Phát tán và lừa đảo
- Chia sẻ các thông tin cá nhân hay lừa đảo nhằm lấy các thông tin bí mật của một người để chuyển tiếp cho người khác bao gồm cả hình ảnh, video, đoạn tin nhắn,…
- Phương thức, thủ đoạn mà các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội như: giả mạo các cơ quan, tổ chức như Công an, Viện kiểm sát, nhân viên ngân hàng; tạo lập website, sàn giao dịch, ứng dụng kiếm tiền, lôi kéo đầu tư kinh doanh tiền ảo; hoặc thông qua việc mua bán hàng hóa