Những thành công đó có được trước hết là nhờ sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, sát sao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ban, ngành, địa phương, sự triển
Trang 1HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN CHỦ ĐỀ: CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ
CÁCH MẠNG 4.0
Giảng viên bộ môn : TS Doãn Mai Linh
Học phần : Công tác Ngoại giao
Lớp học phần : CTNG-KDQT49.11_LT
Sinh viên thực hiện: Mã số SV
Kiều Quang Minh KTQT50C10525
Hà Nội - 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3 Câu hỏi nghiên cứu 2
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2
4.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Bố cục tiểu luận 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 4
1 Khái quát về công tác thông tin đối ngoại 4
1.1 Khái niệm ngoại giao 4
1.2 Khái niệm thông tin đối ngoại 4
2 Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại đối với ngoại giao Việt Nam 5
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 4.0 7
1 Khái quát về Công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới công nghệ 4.0 7
1.1 Cách thức hoạt động 7
1.2 Chức năng của công nghệ thông tin trong thông tin đối ngoại 8
2 Vai trò của Công tác thông tin đối ngoại ứng dụng công nghệ kỹ thuật số 9
2.1 Quảng bá hình ảnh quốc gia 9
2.2 Tăng cường quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia khác 9 2.3 Hỗ trợ hội nhập quốc tế 10
2.4 Đấu tranh chống lại các thông tin sai lệch 10
2.5 Tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế đối ngoại 10
2.6 Gắn kết cộng đồng người Việt Nam trên toàn thế giới 11
2.7 Nâng cao nhận thức và giáo dục quốc tế 11
CHƯƠNG 3: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC QUỐC GIA KHÁC VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 13
1 Công tác thông tin đối ngoại ứng dụng công nghệ thông tin ở một số quốc gia khác trên thế giới 13
Trang 31.1 Hoa Kỳ 13
1.2 Vương quốc Anh 14
1.3 Trung Quốc 14
2 Sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác 15
2.1 Mức độ sử dụng công nghệ và mạng xã hội 15
2.2 Chiến lược và cách tiếp cận công chúng 16
2.3 Mức độ minh bạch và quản lý thông tin 17
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, triển khai đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Việt Nam đã khẳng định được vai trò và vị thế ngày càng cao trong khu vực và thế giới Đến nay, chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 190 nước Đảng Cộng sản Việt Nam đã thiết lập quan hệ với 247 chính đảng ở 111 quốc gia Quốc hội Việt Nam có quan hệ với Quốc hội, Nghị viện của hơn 140 nước Các tổ chức hữu nghị nhân dân có quan hệ với 1.200 tổ chức nhân dân và phi chính phủ nước ngoài Việt Nam cũng là thành viên tích cực và
có trách nhiệm của hơn 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, WTO Nước ta cũng đã được bạn bè quốc tế tin tưởng, tín nhiệm đề cử đăng cai, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lớn và đảm nhiệm nhiều trọng trách quốc tế quan trọng
Những thành công đó có được trước hết là nhờ sự chỉ đạo trực tiếp, thường xuyên, sát sao của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, sự phối hợp chặt chẽ của các
bộ, ban, ngành, địa phương, sự triển khai chủ động, tích cực, sáng tạo, trên dưới đồng lòng của ngành ngoại giao; đồng thời, cũng có phần đóng góp quan trọng của công tác thông tin đối ngoại, góp phần duy trì bức tranh dư luận quốc tế tươi sáng về Việt Nam trong thời gian qua
Trong thời đại ngày nay, cách mạng công nghiệp 4.0 đang dần thay đổi mọi khía cạnh trong cuộc sống, bao gồm cả lĩnh vực đối ngoại Không chỉ ở Việt Nam, mà đối với các quốc gia khác trong khu vực cũng như trên toàn thế giới, công tác thông tin đối ngoại luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng và là yếu
tố tiên phong dẫn đầu trong đổi mới công nghệ số, truyền thông số trong công tác ngoại giao Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ cách mạng 4.0, đặc biệt là những điểm giống và khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới là vô cùng cần thiết để nắm rõ hơn về hoạt động ngoại giao của nước ta và các nước khác trong thời kỳ đổi mới công nghệ và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Trang 52 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam và một
số quốc gia khác trên thế giới
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Việt Nam và một số nước khác
+ Về thời gian: Thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0 trong thế kỷ XXI, đặc biệt kể từ ngày 10/09/2008 khi Ban Bí thư đã ra Chỉ thị 26-CT/TW về
“Tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới”
3 Câu hỏi nghiên cứu
- Công tác thông tin đối ngoại của nước ta chịu ảnh hưởng như thế nào từ cuộc cách mạng công nghệ 4.0? Điểm khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác trong công tác thông tin đối ngoại ở thời kỳ đổi mới là gì?
4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua phân tích vai trò và ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đối với hoạt động ngoại giao nói chung và công tác thông tin đối ngoại nói riêng để hiểu được sự khác biệt giữa công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam với các quốc gia khác
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là, nghiên cứu về công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam.
Hai là, nghiên cứu về cách thức hoạt động và tác động của công nghệ
thông tin và truyền thông số trong công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam
Ba là, phân tích các điểm giống và khác nhau trong công tác thông tin đối
ngoại của Việt Nam và các quốc gia khác
Trang 65 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu: Thu thập và phân tích các tài liệu, bài nghiên cứu, đánh giá của các cá nhân có chuyên môn về quan hệ quốc tế Xem xét các tài liệu về chính sách, chiến lược, và các hoạt động ngoại giao của nước ta cũng như các quốc gia khác
Phương pháp dự báo: Căn cứ vào những tài liệu nghiên cứu, những đánh giá của các chuyên gia về hoạt động ngoại giao và công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam và các nước Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như chính sách cho Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, bảo vệ lợi ích kinh tế, chính trị và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
6 Bố cục tiểu luận
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận được chia thành ba chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam
Chương 2: Công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới 4.0
Chương 3: So sánh sự khác biệt giữa Việt Nam và các quốc gia khác về công tác thông tin đối ngoại trong thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0
Trang 7CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT
NAM
1 Khái quát về công tác thông tin đối ngoại
1.1 Khái niệm ngoại giao
Ngoại giao, trong tiếng anh là Diplomatic, là công cụ thực hiện chính sách
đối ngoại của quốc gia, là tổng thể những biện pháp phi quân sự, những phương pháp, thủ thuật được sử dụng có tính đến điều kiện cụ thể và đặc điểm của yêu cầu nhiệm vụ; hoạt động chính thức của người đứng đầu nhà nước, chính phủ,
bộ trưởng bộ ngoại giao, các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, các đoàn đại biểu tại các hội nghị quốc tế nhằm thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trong chính sách đối ngoại của quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích quốc gia, pháp nhân
và công dân mình ở nước ngoài Đồng thời, ngoại giao là nghệ thuật đàm phán nhằm ngăn chặn, hoặc dàn xếp những xung đột quốc tế, tìm cách thỏa hiệp và đưa ra những giải pháp có thể được các bên chấp nhận, cũng như việc mở rộng
và củng cố hợp tác quốc tế 1
1.2 Khái niệm thông tin đối ngoại
Thông tin đối ngoại là hoạt động bao gồm thông tin chính thức về Việt Nam, thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam và thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam Trong đó, thông tin chính thức về Việt Nam là thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thông tin về tình hình Việt Nam trên các lĩnh vực; thông tin về lịch sử Việt Nam và các thông tin khác Thông tin quảng bá hình ảnh Việt Nam là thông tin về đất nước, con người, lịch sử văn hóa của dân tộc Việt Nam Thông tin tình hình thế giới vào Việt Nam là thông tin về tình hình quốc tế trên các lĩnh vực, về quan hệ giữa Việt nam với các nước và các thông tin khác nhằm thúc đẩy quan hệ chính trị, xã hội, văn hóa, quốc phòng – an ninh giữa Việt Nam với các nước, phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam Ngoài
ra, thông tin đối ngoại còn bao gồm cả việc cung cấp thông tin giải thích, làm rõ,
1 A Gromyko: Từ điển Ngoại giao, Nxb Khoa học, Moscow, 1984, t.1, tr 327 (tiếng Nga)
Trang 8tức là những tư liệu, tài liệu, hồ sơ, lập luận nhằm giải thích, làm rõ các thông tin sai lệch về việt Nam trên tất cả các lĩnh vực.2
2 Tầm quan trọng của công tác thông tin đối ngoại đối với ngoại giao Việt Nam
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, Thông tin đối ngoại là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại và công tác tư tưởng nhằm làm cho thế giới hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước; quan điểm và lập trường của Việt Nam trong các vấn đề quốc tế và khu vực; giới thiệu những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới; về đất nước, con người, lịch sử, văn hoá dân tộc; đấu tranh chống lại những luận điệu sai trái, xuyên tạc về Việt Nam, qua đó tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế, sự đồng thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.3
Công tác thông tin đối ngoại thường được gắn liền với các nhiệm vụ chính như sau:
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động thông tin đối ngoại
- Đổi mới nội dung, tăng cường đấu tranh, phản bác các luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước và khối đại đoàn kết dân tộc
- Đa dạng hóa hình thức, phương thức thông tin phong phú, tranh thủ tối đa các lực lượng thông tin truyền thông, các thành tựu khoa học, công nghệ trong hoạt động thông tin đối ngoại Tăng cường thông tin bằng tiếng nước ngoài
- Huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia công tác thông tin đối ngoại
- Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho công tác thông tin đối ngoại
3 Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại Giao, 2013 “Sổ tay công tác thông tin đối ngoại”
2 Thanh Thúy, 2020 “Thông tin đối ngoại đối ngoại trong thời kỳ đổi mới.” Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh
Phú Yên.
https://sotttt.phuyen.gov.vn/wps/portal/Home/detail/thong-tin-doi-ngoai/thong-tin-doi-ngoai-doi-ngoai-trong-thoi -ky-doi-moi#:~:text=Kh%C3%A1i%20ni%E1%BB%87m%20v%E1%BB%81%20Th%C3%B4ng%20tin,th%E 1%BA%BF%20gi%E1%BB%9Bi%20v%C3%A0o%20Vi%E1%BB%87t%20Nam.
Trang 9Thông tin đối ngoại còn giúp nhân dân trong nước tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, tinh hoa văn hoá của nhân dân thế giới, góp phần cùng nhân dân thế giới đấu tranh vì hòa bình, hợp tác và phát triển.
Trang 10CHƯƠNG 2 CÔNG TÁC THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ 4.0
1 Khái quát về Công tác thông tin đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới công nghệ 4.0
Ngoại giao luôn là cách thức đối thoại nhằm mang đến sự hiểu biết và xây dựng mạng lưới quan hệ giữa các chính phủ, bộ, ngành, mở rộng ra tới cộng đồng doanh nghiệp và xã hội dân sự Trong kỷ nguyên số, ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong thông tin đối ngoại là một cách hiệu quả để giao tiếp với mọi thành phần dân chúng cũng như củng cố hình ảnh và vị thế của Việt Nam trong mắt quốc tế
1.1 Cách thức hoạt động
Sự phát triển của Internet và các thiết bị thông minh đã làm cho việc tiếp cận thông tin trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết Trong thời đại chuyển đổi số, các công cụ và nền tảng trực tuyến đã tạo ra một môi trường rộng lớn cho công tác thông tin đối ngoại, không bị giới hạn bởi địa lý và cho phép thông tin lan truyền nhanh chóng Điều này đã mang lại những cơ hội và thách thức mới cho lĩnh vực công tác thông tin đối ngoại Có thể kể đến các phương pháp phổ biến như sau:
- Sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội: Các nền tảng truyền thông
xã hội như Facebook, Twitter, và YouTube đóng vai trò quan trọng trong việc lan truyền thông tin đối ngoại Các cơ quan nhà nước và tổ chức sử dụng các nền tảng này để chia sẻ thông tin chính thức, sự kiện quốc tế, và phản bác các thông tin sai lệch Các nền tảng này cho phép tiếp cận một lượng lớn người dùng trên toàn cầu một cách nhanh chóng và hiệu quả
- Xây dựng trang web và cổng thông tin đối ngoại: Các trang web chính
thức của chính phủ và các cổng thông tin đối ngoại được phát triển để cung cấp thông tin chi tiết về chính sách, quan hệ ngoại giao, và thành tựu quốc gia Các trang web này thường có nhiều ngôn ngữ để tiếp cận đa dạng đối tượng quốc tế và cung cấp các tài liệu, báo cáo, và tin tức cập
Trang 11nhật nhanh chóng, thường xuyên, giúp người đọc có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin nhanh và chính xác
- Sử dụng công nghệ phân tích dữ liệu lớn (Big Data): Công nghệ Big
Data được sử dụng để phân tích lượng lớn dữ liệu từ các nguồn thông tin khác nhau, giúp nhận diện xu hướng và phân tích thái độ của công chúng đối với các vấn đề đối ngoại Điều này giúp các cơ quan thông tin đối ngoại có thể điều chỉnh chiến lược và nội dung thông tin một cách hiệu quả hơn, dễ dàng tiếp cận hơn đến người dân
- Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy (Machine Learning): Trí
tuệ nhân tạo và học máy được ứng dụng để tự động hóa quá trình thu thập
và phân tích thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả mạng xã hội
và các phương tiện truyền thông truyền thống Phương pháp này giúp nhanh chóng phát hiện và phản ứng với các thông tin sai lệch hoặc các tình huống khẩn cấp liên quan đến thông tin đối ngoại, có thể gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của Việt Nam
- Tổ chức hội nghị trực tuyến và webinar: Các hội nghị trực tuyến và
webinar giúp kết nối các chuyên gia, nhà báo, và công chúng trên toàn cầu
mà không cần phải di chuyển Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn giúp tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế thông qua các nền tảng trực tuyến Ở thời điểm hiện tại thì đây cũng là một trong những phương pháp được Cơ quan Ngoại giao sử dụng rất nhiều và cũng đem lại hiệu quả rất tốt
1.2 Chức năng của công nghệ thông tin trong thông tin đối ngoại
Với các phương thức truyền thông số hiện đại, thông tin dễ dàng được truyền đi, chia sẻ Điều này tạo ra cơ hội để tiếp cận và tương tác với một lượng lớn người dân không chỉ ở trong nước mà ở mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không bị giới hạn bởi khoảng cách địa lý
Các nền tảng trực tuyến giúp người làm công tác truyền thông dễ dàng hơn khi thu thập và phân tích dữ liệu Từ đó có thể hiểu rõ hơn về mối quan tâm, thái
độ, nhu cầu cũng như hành vi của công chúng Từ đó tối ưu hóa được chiến dịch truyền thông cũng như thông điệp cần chia sẻ