1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kết thúc học phần Đề tài tranh chấp tổn thất chung

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tranh chấp: Tổn thất chung
Tác giả Nguyễn Thị Hồng Phấn, Đỗ Thị Kim Phượng
Người hướng dẫn NGUYỄN ĐỨC HỌC
Trường học Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nghiệp vụ thu thập chứng cứ hàng hải
Thể loại Tiểu luận kết thúc học phần
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 150 KB

Nội dung

Chi phí tổn thất chung bao gồm: - Trả công cứu hộ Rule 6 - Các phí tổn để làm nhẹ tàu khi bị mắc cạn và thiệt hại hệ quả Rule 8 - Lương và phụ cấp của đoàn thuỷ thủ và các chi phí khác d

Trang 1

VIỆN HÀNG HẢI

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Đề tài tranh chấp:

TỔN THẤT CHUNG

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Hồng Phấn : Đỗ Thị Kim Phượng Lớp :Qh21B

Mssv : 2151220150 : 2151220157 Học phần : Nghiệp vụ thu thập chứng cứ hàng hải

Mã học phần : 010101503801 Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN ĐỨC HỌC

Hồ Chí Minh, Năm 2024

Trang 2

I Cơ sở lý luận về tổn thất chung: 1

1 Khái niệm tổn thất chung; 1

2 Nguyên tắc xác định tổn thất chung: 1

3 Giá trị của một tổn thất chung bao gồm 2 phần: 1

II Nội dung của bản phân bổ tổn thất chung: 2

1 Tóm tắt diễn biến sự việc 2

2 Phân tích của chuyên gia phân bổ tổn thất chung 2

3 Trích sao các tài liệu của tàu 2

4 Các biên bản giám định tàu và hàng hóa 2

5 Xác định trị giá tổn thất chung 3

6 Phân bổ tổn thất chung 3

III Phân chia tổn thất chung: 3

1 Theo quy định của hợp đồng: 3

2 Theo quy định của pháp luật: các nguồn luật dung để điều chỉnh việc phân chia tổn thất chung bao gồm: 3

3 Các bước để Phân chia tổn thất chung 3

IV Thủ tục tuyên bố tổn thất chung: 4

1 Chủ tàu: 4

2 Chủ hàng: 5

3 Người bảo hiểm hàng hóa: 5

4 Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có tuyên bố tổn thất chung: 5

V Các tài liệu, chứng cứ được dùng để giải quyết tranh chấp: 5

1 Chứng từ để tính toán tổn thất chung: 5

2 Các biểu mẫu tổn thất chung: 5

CHƯƠNG II:TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TỔN THẤT CHUNG CỦA TÀU GLOBE 6:.5 I Tóm tắt sự kiện tàu GLOBE 6 dẫn đến tổn thất chung: 5

1 Thông tin chung của tàu GLOBE 6 và hàng hoá trên tàu 5

2 Tóm tắt sự kiện trên tàu GLOBE 6 dẫ đến tổn thất chung 6

II Những yêu tố cấu thành hành động tổn thất chung 7

III Phương pháp tính toán phân chia tổn thất chung 8

1 Bảng tổng hợp chi phí khiếu nại tổn thất chung của chủ tàu "GLOBE 6": 8

2 Bảng phân bổ tổn thất chung 9

IV Tiến hành giải quyết tranh chấp; 10

1 Những chứng từ cần thiết cho việc tính toán tổn thất chung tàu “GLOBE 6” 10

2 Các quy định hợp đồng và quy định pháp luật áp dụng vào giải quyết tổn thất chung: 10 3 Giải quyết tranh chấp: 11

V Bài học được rút ra từ vụ tranh chấp của tàu “ GLOBE 6” 11

Trang 3

ĐỀ TÀI TRANH CHẤP : TỔN THẤT CHUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TỔN THẤT CHUNG:

I Cơ sở lý luận về tổn thất chung:

1 Khái niệm tổn thất chung;

 Theo quy tắc hàng hải chung (York-Antwerp Rules 2016),

- Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách

có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, cước phí vận chuyển hàng hóa, thoát khỏi hiểm họa trong hàng trình chung trên biển

 Theo Điều 292-Luật Hàng hải Việt Nam 2015,

- Tổn thất chung là những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách

có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hành khách thoát khỏi hiểm họa chung

- Chỉ những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây

ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung

2 Nguyên tắc xác định tổn thất chung:

- Phải có đe dọa thật sự đến hải trình, có sự hy sinh hay chi phí trong hoàn cảnh bất thường

- Sự hy sinh là tự nguyện, chủ ý, có suy xét

- Hành động chính đáng, hợp lý

- Vì an tòan chung của mọi quyền lợi có liên quan đến phiêu trình chung

- Phải cứu được hành trình chung

- Tổn thất là do hậu qủa trực tiếp của hành động tổn thất chung

3 Giá trị của một tổn thất chung bao gồm 2 phần:

Hy sinh tổn thất chung: là những thiệt hại hoặc chi phí phát sinh do hậu quả

trực tiếp của tổn thất chung (York – Antwerp 1974/1994 )

- Vứt bỏ hàng hóa (Rule 1)

- Tổn thất hoặc thiệt hại từ việc hy sinh vì an toàn chung (Rule 2)

- Dập tắt đám cháy trên tàu (Rule 3)

- Cố ý vào cạn (Rule 5)

- Hư hại đối với máy móc và các nồi hơi (Rule 7)

- Hàng hoá, các nhiên liệu và các vật phẩm dự trữ của tàu được sử dụng thay cho nhiên liệu (Rule 9)

- Hư hại đối với hàng hoá khi dỡ hàng (Rule 12)

-> Ví dụ: Tàu phải vứt hàng xuống biển vì bão lớn để cứu tàu, cứu toàn bộ hành trình thì hàng bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung

Chi phí cho tổn thất chung: là những chi phí phải trả cho bên thứ ba trong việc

cứu tàu và hàng hóa thoát nạn để tàu tiếp tục hành trình Chi phí tổn thất chung bao gồm:

- Trả công cứu hộ (Rule 6)

- Các phí tổn để làm nhẹ tàu khi bị mắc cạn và thiệt hại hệ quả (Rule 8)

- Lương và phụ cấp của đoàn thuỷ thủ và các chi phí khác do tàu đổi hướng và tại cảng lánh nạn (Rule 11)

- Sửa chữa tạm thời (Rule14)

- Mất cước phí (Rule 15)

- Trị giá hàng hóa bị mất hoặc hư hỏng do hy sinh được thừa nhận là tổn thất chung (Rule16)

Trang 4

*Nhằm bảo vệ quyền lợi chung, những chi phí tổn thất chung, hy sinh tổn thất chung sẽ do chủ tàu và chủ hàng ngồi lại tính toán và đóng góp theo tỷ lệ Nếu chủ hàng có tham gia bảo hiểm hàng hóa, công ty bảo hiểm sẽ thay chủ hàng đóng góp khoản phí này

II Nội dung của bản phân bổ tổn thất chung:

Về hình thức các Bản phân bổ tổn thất chung do các tổ chức phân bổ tổn thất chung khác nhau lập ra có thể được trình bày khác nhau, tùy theo tập quán của mỗi nước Tuy nhiên, về nội dung các Bản phân bổ tổn thất chung này là tương đối giống nhau và thường bao gồm các phần chúng tôi phân tích như sau:

1 Tóm tắt diễn biến sự việc

Căn cứ vào hồ sơ tài liệu do chủ tàu thu thập và cung cấp, người phân bổ tổn thất chung phải tóm tắt một cách trung thực về diễn biến sự cố hoặc tai nạn hàng hải dẫn đến tổn thất chung, các hành động xử lý sự cố hoặc tai nạn hàng hải của thuyền viên

và của chủ tàu từ khi xảy ra sự cố cho đến khi kết thúc hành trình Nếu có điểm gì chưa rõ ràng, người phân bổ tổn thất chung phải yêu cầu chủ tàu hoặc các bên liên quan xác nhận lại bằng văn bản

2 Phân tích của chuyên gia phân bổ tổn thất chung

Đây là phần nhận định và phân tích của chuyên gia phân tổn thất chung Căn cứ vào các quy định của luật và tập quán hàng hải và căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ hiện

có, chuyên gia phân tổn thất chung phân tích và xác định tổn thất chung, các quy tắc được áp dụng trong việc phân bổ tổn thất chung, các nguyên tắc xác định hy sinh và chi phí tổn thất chung Ngoài ra, trong từng vụ việc cụ thể’ có thể’ có một số ván đề liên quan khác mà chuyên gia phân bổ tổn thất chung thấy cần thiết phải phân tích để các bên liên quan hiểu rõ hơn về vụ tổn thất chung

3 Trích sao các tài liệu của tàu

Người phân bổ tổn thất chung phải trích sao một cách trung thưc các nhật ký của tàu, như nhật ký hàng hải, nhật ký máy và nhật ký thời tiết và phải đưa nguyên văn Kháng nghị hàng hải của thuyền trưởng vào Bản phân bổ tổn thất chung Nếu Kháng nghị hàng hải được lập bằng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ phân bổ tổn thất chung thì phải

có bản dịch kèm theo

4 Các biên bản giám định tàu và hàng hóa

Trong phần này người phân bổ tổn thẩt chung thường sao toàn bộ các biên bản giám định của tàu và hàng hóa Đó là những bằng chứng quan trọng làm cơ sở cho việc xác đinh các hy sinh và chi phí tổn thất chung của tàu và hàng Qua các biên bản giám định, các bên nắm đuợc nguyên nhân gây ra sự cố hoặc tai nạn hàng hải, qua đó xác định ai là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm về việc để xảy ra tổn thất chung

Trang 5

5 Xác định trị giá tổn thất chung

Căn cứ vào quy tắc áp dụng cho việc phân bổ tổn thất chung, các biên bản giám định tàu và hàng, các tài liệu và hóa đơn, chứng từ liên quan, chuyên gia phân bổ tổn thất chung tính toán và xác định trị giá tổn thất chung và trị giá chịu phân bổ tổn thất chung của các tài sản Công việc này khá phức tạp, đòi hỏi phải thật cẩn thận và tỉ mỉ Chuyên gia phân bổ tổn thất chung không nhất thiết phải đưa toàn bộ các tính toán của mình vào Bản phân bổ tổn thất chung Tuy nhiên, họ phải diễn giải sao cho rõ ràng và

dễ hiểu

6 Phân bổ tổn thất chung

Sau khi đã xác định được trị giá tổn thất chung và trị giá chịu phân bổ tổn thất chung của các tài sản, chuyên gia phân bổ tổn thất chung phân bổ tổn thất chung cho từng tài sản tỷ lệ thuận với trị giá chịu phân bổ tổn thất chung của tài sản đó, trên cơ sở tỷ lệ của trị giá tổn thất chung trên tổng trị giá chịu phân bổ tổn thất chung của các tài sản

III Phân chia tổn thất chung:

1 Theo quy định của hợp đồng:

- Chuyên viên phân bổ tổn thất chung (Average Adjuster): Chủ tàu (trong vòng

30 ngày) hoặc những người có liên quan (sau đó) chỉ định để phân bổ G/A theo tập quán Quốc tế

- Thời hiệu khiếu nại TTC: 2 năm từ ngày xẩy ra tổn thất chung, tạm dừng khi Average Adjuster bắt đầu hoạt động xác định tổn thất chung, kết thúc khiếu nại khi hoạt động đó chấm dứt

- Tổn thất chung được phân chia cho tất cả các bên có quyền lợi được cứu

- Tổn thất chung được phân bổ theo tỉ lệ giá trị Tàu – Hàng – Cước phí ở nơi và thời điểm lánh nạn sau khi có tổn thất chung

2 Theo quy định của pháp luật: các nguồn luật dung để điều chỉnh việc phân chia tổn thất chung bao gồm:

- Bộ luật hang hải Việt Nam năm 2015

- Quy tắc York-Antwerp,1994

- Quy tắc York-Antwerp,2004

- Điều khoản tổn thất chung về sơ suất Negligence General Average Clause)

- Điều khoản New Jason (New Jason Clause)

3 Các bước để Phân chia tổn thất chung.

Bước 1 - Xác định giá trị tổn thất chung:

- Hàng hóa:

(i) Giá trị hàng hóa tham gia tổn thất chung tính trên giá trị thực của hàng hóa tại thời điểm dỡ hàng theo hóa đơn thương mại trao cho người nhận hàng

Trang 6

(ii) Giá trị hy sinh tổn thất chung của hàng hóa là lượng hàng tốt bị mất mát, hư hỏng (sau khi trừ tổn thất riêng xẩy ra trước tổn thất chung)

(iii) Khi lượng hàng tổn thất được bán và mức độ tổn thất chưa thỏa thuận được thì phương pháp xác định:

 Giá trị tổn thất của hàng = Giá trị hàng lúc tốt – Giá trị bán được

- Tàu biển: (tàu, máy móc, trang thiết bị hy sinh trong TTC)

(i) Phí sửa chữa, thay thế được khấu trừ theo Rule 12, York Antwerp 1994 (ii) Nếu không sửa chữa, thay thế: giá trị tổn thất tàu là giá trị bị tổn hại do

hy sinh tổn thất chung nhưng không vượt qúa gía sửa chữa ước tính

(iii)Nếu phí sửa chữa vượt quá giá trị tàu sau sửa chữa, hoặc tàu bị tổn thất toàn bộ thực tế:

 Giá trị tổn thất tàu = giá trị ước tính của tàu nguyên lành (sau khi trừ phí sửa chữa ước tính không thuộc TTC) – Giá trị tàu trong tình trạng tổn hại

Bước 2 - Xác định giá trị chịu phân bổ tổn thất chung:

- Dựa vào Gía trị Tàu -Hàng lúc khởi hành:

 Gía trị chịu tổn thất chung = Giá trị tàu, hàng chưa có tổn thất – Giá trị tổn thất riêng trước tổn thất chung

- Dựa vào gía trị Tàu – Hàng lúc kết thúc hành trình:

 Gía trị chịu tổn thất chung = Giá trị tàu, hàng khi về cảng + Giá trị tổn thất riêng sau tổn thất chung + Giá trị tài sản đã hy sinh

Bước 3 - Tính phân bổ tổn thất chung:

Tỉ lệ=(giátrị hy sinh tài sản+ chi phí tổnthất chung giá trị chịu phân bổ )x 100 %

Bước 4 - Số tiền đóng góp tổn thất chung:

 Số tiền đóng góp = Giá trị phân bổ mỗi bên x Tỉ lệ phân bổ TTC

(Số đóng góp của chủ hàng + chủ tàu phải bằng tài sản và chi phí TTC)

Bước 5 - Tính kết qủa tài chính (sau khi trừ tiền đóng góp mỗi bên):

 Số tiền thu về (bỏ ra) = Số tiền đóng góp – Giá trị hy sinh tài sản và chi phí trong tổn thất chung

(Số tiền các bên được thu về phải bằng tổng số các bên phải góp

thêm)

IV Thủ tục tuyên bố tổn thất chung:

Sau khi đã xác định được trị giá tổn thất chung và trị giá chịu phân bổ tổn thất chung của các tài sản Kết thúc phân chia tổn thất chung để đảm bảo việc đống góp tổn thất chung của các bên, chủ tàu phải chính thức tuyên bố tổn thất chung

1 Chủ tàu:

- Căn cứ Điều 296 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung như sau:

Tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung

1 Việc xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất và phân bổ tổn thất chung do người phân bổ tổn thất chung thực hiện theo chỉ định của chủ tàu

2 Chủ tàu là người duy nhất có quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân

bổ tổn thất chung của mình chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày tuyên bố tổn thất chung

- Điều kiện để chủ tàu tuyên bố tổn thất:

Trang 7

(i) Tuyên bố TTC bằng văn bản với các bên, yêu cầu đóng góp TTC trước

khi giao hàng (ii) Yêu cầu ký G/A bond; G/A deposit; G/A guarantee,

(iii) Đề nghị chỉ định G/A Loss Adjuster

2 Chủ hàng:

- Khi nhận được tuyên bố tổn thất chung từ chủ tàu thì :

(i) Xem xét tính hợp lý, báo ngay cho người bảo hiểm, tìm hiểu thông tin,

yêu cầu chủ tàu cung cấp thông tin (ii) Xem xét khả năng từ bỏ hàng khi có đủ thông tin

(iii) Để được dỡ hàng, ký kết TTC, ký quỹ, bảo lãnh

(iv) Lập bản kê khai giá trị hàng

(v) Ký thỏa thuận “Non-Separation Agreement” khi hàng chuyển sang tàu

khács

3 Người bảo hiểm hàng hóa:

(i) Ký G/A guarantee

4 Nhiệm vụ của thuyền trưởng khi có tuyên bố tổn thất chung:

- Thực hiện mọi việc cần thiết để cứu người, tài sản, nhờ sự hỗ trợ để đưa tàu về cảng lánh nạn (nếu cần), ký hợp đồng cứu hộ

- Thông báo cho chủ tàu:

(i) Thời gian, chi phí dự kiến tại cảng

(ii) Mức độ tổn thất với tàu; tình trạng tàu và sự cần thiết phải sửa, chữa (iii) Lượng hàng phải dỡ và giá trị

(iv) Thực hiện công việc theo yêu cầu của người nhà bảo hiểm Hull và P&I

V Các tài liệu, chứng cứ được dùng để giải quyết tranh chấp:

1 Chứng từ để tính toán tổn thất chung:

- Kháng nghị hang hải; Nhật ký tàu

- Hợp đồng vận chuyển

- Giá trị tàu; Đơn bảo hiểm thân tàu (Hull)

- Hóa đơn tiền cước phí, sửa chữa tổn hại

- Biên bản giám định

- Biên nhận của cảng, đại lý, nhiên liệu

2 Các biểu mẫu tổn thất chung:

- Thư tuyên bố tổn thất chung (Chủ tàu)

- Cam kết đóng góp tổn thất chung (Chủ hàng)

- Bảo lãnh đóng góp tổn thất chung (Bảo hiểm hàng hóa)

- Cam kết đóng góp tổn thất chung (Người thuê tàu/ Cước phí/ Bunker)

- Bản khai giá trị hàng hóa (Chủ hàng)

- Thỏa thuận không tách rời (Chủ hàng)

CHƯƠNG II:TIẾN HÀNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ TỔN THẤT CHUNG CỦA TÀU GLOBE 6:

I Tóm tắt sự kiện tàu GLOBE 6 dẫn đến tổn thất chung:

1 Thông tin chung của tàu GLOBE 6 và hàng hoá trên tàu.

a) Thông tin của tàu GLOBE 6:

− Tên tàu : GLOBE 6

− Loại tàu : Tàu chở hàng tổng hợp

− Hô hiệu : 3WVR

Trang 8

− Số IMO : 9490284

− Vật liệu vỏ : Thép

− Quốc tịch : Việt Nam

− Cảng đăng ký : Hải Phòng

− Năm đóng : 2008

− Chiều dài (L.O.A) : 90,74 M

− Chiều rộng : 12,98 M

− Trọng tải toàn phần : 4.373,60 Tấn

− Tổng dung tích : 2.551 GT

− Số lượng/loại máy chính : 01 / G8300ZC6B

− Tổng công suất : 1.500 kW

− Chủ tàu : Công ty Cổ phần Dịch vụ và Vận tải biển Toàn Cầu

− Địa chỉ : Số 30/206 Lê Lợi, P Lê Lợi, Q Ngô Quyền, Tp Hải Phòng

b) Thông tin chung về lô hàng vận chuyển trên tàu “GLOBE 6”

− Tên/loại hàng hoá : Thép cuộn cán nóng

− Khối lượng hàng hoá

(khối lượng tịnh)

: 4.186,532 tấn thép cuộn cán nóng, gồm:

+ 3.649,125 tấn (165 cuộn), kích thước: 2,95x1.250mm SS400

+ 537,407 tấn (28 cuộn), kích thước: 3,45x1.230 SAE1006

− Đơn vị bảo hiểm hàng hoá : Tổng Công ty Bảo hiểm Bảo Việt

Công ty Bảo Việt Quảng Ninh

− Người được bảo hiểm : Công ty CP Thương mại và Vận tải MT Hà Nội

− Địa chỉ : 7C, Ngõ 38/58/17, Đường Xuân La, Phường Xuân La, Quận

Tây Hồ, Việt Nam

− Số đơn bảo hiểm hàng hoá : 4643276

− Sửa đổi bổ sung số : Ngày 12/09/2020

− Số tiền bảo hiểm : 110% CIF: 48.417.242.520 VND

− Biên bản giao nhận hàng : Ngày 16/09/2020

− Cảng xếp hàng : Cảng Dung Quất, Quảng Ngãi

− Cảng dỡ hàng : Cảng Long Bình Tân, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh

− Người gửi/bán hàng : Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát Dung Quất

− Địa chỉ nhận hàng : Khu kinh tế Dung Quất, Xã Bình Đông, Huyện Bình Sơn, Tỉnh

Quảng Ngãi, Việt Nam

− Người mua/nhận hàng : Công ty TNHH Ống thép Hòa Phát Bình Dương

− Địa chỉ giao hàng : Lô M, Đường 26, Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Phường Tân

Đông Hiệp, Thị xã Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

2 Tóm tắt sự kiện trên tàu GLOBE 6 dẫ đến tổn thất chung

Theo thông tin của Thuyền trưởng – Ông Nguyễn Hoài An cùng các giấy tờ liên quan thu thập được, chúng tôi ghi nhận tóm tắt diễn biến sự việc như sau:

- Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất (bên giao) và Công ty TNHH MTV Ống thép Hoà Phát Bình Dương (bên nhận) đã ký biên bản giao nhận với Công ty CP Thương mại và Vận tải MT Hà Nội / tàu “GLOBE 6”(bên vận tải) Về việc bên vận tải sẽ

Trang 9

nhận hàng từ bên giao và chuyển đến bên nhận theo biên bản giao nhận được kỹ bởi đại diện người giao ông Nguyễn Võ Minh Trí và đại diện tàu vận chuyển Đại phó tàu

“GLOBE 6” là ông Lê Văn Chính Giấy vận chuyển được Thuyền trưởng

“GLOBE6” xác nhận ngày 16/09/2020 Cùng ngày biên bản kết giao hàng hoá và tàu

số HP1393-160920 cũng đã được ký bởi đại diện cảng Hoà Phát Dung Quất và đại diện tàu”GLOBE6”

- 16h15 ngày 18/09/2020, tàu hành trình đến vị trí : 11°21’40N; 109°08’31E trong điều kiện biển động và ảnh hưởng hoàn lưu bão Noul (bão số 5) Sỹ quan máy 2 trực ca phát hiện hộp só máy chính có tiếng kêu lạ và rung lắc mạnh khi tàu đang hành trình Sau đó máy chính lịm và tắt, sỹ quan lập tức báo buồng lái xcas định vị trí thả trôi và tiến hành kiểm tra Tàu tiếp tục bị thả trôi vì Máy trưởng và Sỹ quan taho tác nghiệp

vụ để nổ lại từng máy chính nhưng không được Thuyền trưởng thấy tình huống ănmf ngoài khả năng xử lý của thuyền viên nên báo cáo về Công ty và Cảng vụ Cam Ranh

để xin hỗ trợ Ngày 19/09/2020, đơn vị cứu hộ ra hiện trường tiếp cận và đưa tàu vào vịnh Cam Ranh theo liện hệ của chủ tàu để trành phát sinh them tình huống nguy hiểm Đến 8h25 ngày 20/09/2020 , tàu “GLOBE6” đã neo an toàn trong khu vực neo đậu thuộc quản lý cảng Cam Ranh 8h30 cùng ngày kết thúc cứu hộ tháo dây với tàu lai và bàn giao tàu tại chỗ

II Những yêu tố cấu thành hành động tổn thất chung.

- Xác định từng huống, sự cố có thực: Sự cố đối với tàu “GLOBE 6” được xác định là

do rác lưới quấn vào chân vịt gây hư hỏng đối với hệ thống bạc trục và hộp số dẫn đến tàu mất khả năng điều động trên biển trong điều kiện thời tiết không thuận lợi

- Nguy cơ đe doạ: Tàu mất khả năng điều động, thả trôi trong điều kiện thời tiết xấu và

hư hỏng thuyền viên không thể tự khắc phục được

- Hành động tổn thất chung: Với tình huống nêu trên đồng thời tàu “GLOBE 6” lại đang vận chuyển mặt hàng tôn cuộn trong cả 02 hầm hàng (Hàng nặng cồng kềnh, được bó thành cuộn, chèn, lót và chằng buộc) Nhằm bảo đảm an toàn cho tàu, hàng hóa và toàn bộ thuyền viên trên tàu, chủ tàu đã thuê tàu lai “TAN CANG 65” để đưa tàu vào khu vực neo đậu an toàn và lên phương án khắc phục hư hỏng máy tàu cũng như lên phương án đối với hàng hóa Quyết định đưa tàu vào nơi neo đậu an toàn, thuê cứu hộ là hành động thực hiện chủ định và có ý thức của Thuyền trưởng/chủ tàu

“GLOBE 6” để giảm thiểu các nguy cơ, rủi ro trong tình trạng mất khả năng điều động trên biển với điều kiện thời tiết không tốt Do đó hành động nêu trên được xem xét là hành động hợp lý, có suy xét và cân nhắc nhằm giảm thiểu nguy cơ, thiệt hại

và chi phí

- Chi phí tổn thất chung: Chi phí phát sinh đối với việc thuê tàu lai kéo, chi phí sửa chữa tạm hộp số và các chi phí phát sinh liên quan đến hành động tổn thất chung xuất phát từ hành động tự nguyện, chủ ý, có suy xét nhằm đưa tàu và hàng hoá thoát khỏi hiểm hoạ chung và tiếp tục hành trình Theo đó, căn cứ theo Quy tắc A và Quy tắc XIV của Quy tắc York-Anstwerp 1994 được xem xét là hành động tổn thất chung

 Từ những yếu tố trên và dựa trên luật hàng hải 2015 và nội dung Quy tắc York-Anstwerp 1994, xét thấy tổn thất đối với tàu “GLOBE 6” và hàng hóa trong sự cố nêu trên là tổn thất chung

Tuyên bố tổn thất chung và Bảo lãnh/cam kết đóng góp tổn thất chung:

Vào ngày 18/09/2020, chủ tàu "GLOBE 6" là Công ty CP Dịch vụ và Vận tải biển Toàn

Trang 10

Cầu gửi Chủ hàng và các bên liên quan bản "Tuyên bố tổn thất chung" Ngày 25/09/2020,

Công ty Toàn Cầu tiếp tục gửi Công văn số 26/2020/TC ngày 25/09/2020 gửi chủ hàng và các bên liên quan về việc yêu cầu xác lập Cam kết và Bảo lãnh đối đóng góp tổn thất chung;

Vào ngày 01/10/2020, nhà bảo hiểm hàng hoá là Công ty Bảo Việt Quảng Ninh thuộc Tổng

Công ty Bảo hiểm Bảo Việt gửi chủ tàu "GLOBE 6" và các bên liên quan thư "Bảo lãnh

đóng góp Tổn thất chung" số 929/BVQN-2020;

Vào ngày 02/10/2020, chủ hàng hóa vận chuyển trên tàu "GLOBE 6" là Công ty CP Thương

mại và Vận tải biển MT Hà Nội gửi chủ tàu "GLOBE 6" và các bên liên quan thư "Cam kết

đóng góp tổn thất chung".

Ghi chú: Tham khảo Tuyên bố tổn thất chung; Cam kết tổn thất chung và Cam kết đóng góp tổn chung tại Phụ lục Hồ sơ đính kèm

III Phương pháp tính toán phân chia tổn thất chung.

1 Bảng tổng hợp chi phí khiếu nại tổn thất chung của chủ tàu "GLOBE 6":

STT MỤC CHI PHÍ Ý KIẾN CỦA

CHỦ TÀU

Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ CỦA NORI

GHI CHÚ

1 Chi phí tàu lai dắt, cứu

hộ từ vị trí sự cố và khu

vực neo BaNgòi, Cam

Ranh

430.000.000 430.000.000 Chi phí tổn thất

chung

2 Chi phí lặn kiểm tra

tình trạng chân vịt,

quay phim khảo sát, đo

khe hở trục

24.000.000 24.000.000 Chi phí tổn thất

chung

3 Chi phí khắc phục/sửa

chữa tạm thời sự cố hộp

số (gồm chi phí vật tư

và nhân công)

86.000.000 71.000.000 Chi phí tổn thất

chung

4 Chi phí nhiên liệu tiêu

hao cho tàu "GLOBE

6" trong thời gian khắc

phục sự cố tại Cam

Ranh

45.336.184 25.069.845 Chi phí tổn thất

chung

5 Cảng phí, lệ phí cho tàu

ra, vào và neo đậu tại

Cam Ranh để khắc

phục sự cố

29.106.255 11.923.474 Chi phí tổn thất

chung

6 Phí đăng kiểm thực

hiện kiểm tra sự cố tàu

"GLOBE 6"

5.745.455 5.745.455 Chi phí tổn thất

chung

7 Chi phí nước ngọt tiêu

thụ trong thời gian khắc

phục sự cố tàu

"GLOBE 6" tại Cam

Ranh

1.178.571 1.178.571 Chi phí tổn thất

chung

8 Chi phí tiền lương

thuyền viên trong 11 91.358.667 91.358.667 Chi phí tổn thấtchung

Ngày đăng: 18/11/2024, 15:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w