Từ kết quả nghiên cứu, tôi đã đề xuất một số kiến nghị dựa trên các kết quả thu thập được từ nghiên cứu, từ đó làm sáng tỏ được những câu hỏi được đặt ra trong đề tài nhằm đem đến một gó
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: ANH HƯỚNG CUA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHÍ HẬU ĐẾN MỨC
ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Tường Vân
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐHQGHN
KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
ĐỀ TÀI: ANH HƯỚNG CUA CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH KHÍ HẬU ĐẾN MỨC
ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TẠI CÁC QUỐC GIA TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Giảng viên hướng dẫn : TS Nguyễn Tường Vân
: Th.S Lưu Hạnh Nguyên
Sinh viên thực hiện : Đinh Hoàng Minh Anh
Mã sinh viên : 20050039
Lớp : QH-2020-E TCNH CLC 4
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình, Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến giảng viên hướng dẫn TS Nguyễn Tường Vân và Th.S Lưu Hạnh Nguyên, người đã
luôn hỗ trợ, tận tâm hướng dẫn, và cung cấp sự chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình
nghiên cứu Những kiến thức và sự khích lệ của cô đã góp phần quan trọng vào việc hoàn
thành luận văn này.
Tôi cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa Tài chính ngân hàng, người đã
chia sẻ kiến thức chuyên môn, những giá trị và kinh nghiệm các thầy cô đã truyền đạt
cho tôi.
Cuối cùng, tôi đã cố gắng hoàn thành khóa luận tốt nhất có thể, nhưng bài luận văn của
tôi không tránh khỏi những sai sót, thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến
từ các thầy cô giáo để bài luận văn có thể trở nên hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp: “Ảnh hưởng của chính sách tài chính khí hậu đến
mức độ phát triển kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới” là công trình nghiên cứu
của bản thân Tất cả các thông tin, dữ kiệu và kết quả được trình bày trong luận văn tốt
nghiệp là chính xác và được thu thập, xử lý một cách đáng tin cậy Việc nghiên cứu và
viết luận văn một cách độc lập và không vi phạm bất kỳ quy tắc về việc sao chép hoặc sử
dụng công việc của người khác một cách không đúng đắn Tất cả các nguồn tài liệu của
công trình người khác đã được dẫn chứng và trích dẫn đầy đủ trong phần tài liệu tham
khảo Các số liệu, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, nếu những
điều cam đoan trên không đúng sự thật, tôi xin chịu trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của
khoa và nhà trường đã đề ra
Trang 51.3 Mục đích nghiên CỨU c 55< St E1 rriy 10
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cỨu -52ccrrxxeeeerirrrrrrrrrrrrrrrrrrrr 11
1.5 Phương pháp nghiên CỨU s 55c 5+sSExtetEretErrttrkritririrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 11
16 Dự kiến những đóng góp mới của đề tài -555ccccereeerrrrrrrrrrrrer 11
1.7 Bố cục của đề tài -ccccc chi
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu c-c-ccc-cc-+exeerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 13
2.1.1 Cơ chế các chính sách tài chính khí hậu -c -e-ccssee+ 13
2.1.2 Ảnh hưởng của chính sách tài chính khí hậu -s 14
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - 152.2 Cơ sở lý thuyết cccccccciirrrrrrrrrririrrrrrrrririirrrrrrriiirirrrrrrrrrree 17
2.3 Giả thuyết nghiên cứu 2ccc+xxxeertittEEiiiirriiiriiiiiiirriiiiiirrrie 20
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -eetirreereerrerrirrrrrree 22
3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu -55-522xckerriirtriiirrriiriiirrree 22
B.2 MG ta số DD 22
3.3 Mô hình hồi QUY -cc +ccccxeertrrrrrrrrrrtttrrrrrrrtrrirrrrrrriirrrrrrirrrrrrrrrree 26
CHƯƠNG 4: DANH GIÁ KẾT QUA NGHIÊN CỨPU -:cc2tirreeettrrzvrtrrree 27
4.1 Thống kê mô tả và Phân tích tương quan -cccc -c5ccccvcvveeerrrerrre 27
4.1.1 Thống kê mô tả -c5255cvccerrirrrrrtrrrrrrrrrrrrrrttrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree
4.1.2 Phân tích tương quan
4.1.3 Kiểm định đa cộng tuy€n ccccccccssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssessssssssessessesesssssssss 29
4.2 _ Kết quả hồi quy Cơ SỞ . .cHHHHHHHHH HH 294.3 Phân tích bổ sung cccccccccccrrriirrtrrtrrrtrtrtrttrrriiiirrrrrrrrrrrree 32
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, 222++°2SE222EE27124112224E12 21E1 e 34
bo; ca: 8e 34
5.2 Kiến Nghii cccccsssssssssssssssssccessssssecessssssescsssssssecessssssscsesssssseceessnsssesessssseceessnssseceesnsscecsessnsseessesssssess 34
TÀI LIEU THAM KHẢO s2++:£EE222EEEEEE.EEEEE 2E2227 22217 E1 1 rrrrrrrrrrrrr 37
Trang 6DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
1 GDP Tỷ lệ tăng trưởng
2 CRFP1 Tài chính liên quan đến khí hậu 1
3 CRFP2 Tài chính liên quan đến khí hậu 2
4 CRFP3 Tài chính liên quan đến khí hậu 3
5 CRFP4 Tài chính liên quan đến khí hậu 4
6 Pop Dân số
7 PopG Tăng trưởng dân số
8 Upop Dân số thành thị
9 EmplPop Tỷ lệ người lao động trong dân số
10 Trade Thương mại
11 CO2E Phat thai CO2
12 FFEC Tiêu thu nhiên liệu hóa thạch
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Mô tả các biến
Bang 4.1: Summary statistics
Bảng 4.2: Ma trận tương QUuan csssesssssssssscssssssssssesssssescsessssssesesssssssecessssseecessssstessssssseceesssnsesesssses 28
Bang 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến -ccctrrrrrrriiiriiririirrrrrirrrie 29
Bang 4.4: Kết quả hồi quy Pool OLSS -52222xxxeriittEEEriiiriiiiiiieiriie 29
Bảng 4.5: Kết quả hồi quy mô hình theo OLS cc5cccccccseerrrrrrrrreeerrrrre 31Bảng 4.6: Kết quả hồi quy mô hình theo OLS (CRFP2) 552ccccccccrerrre 32Bảng 4.7: Kết quả hồi quy mô hình theo OLS (CRFP3) 5555cccccceeeee 33
Bang 4.8: Kết quả hồi quy mô hình theo OLS (CRP4) 5eccccccssscsccrrry 33
Trang 8TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này phân tích số liệu của 192 quốc gia trên toàn thế giới trong giải đoạn
từ năm 2000 - 2022 để kiểm định các ảnh hưởng của các chính sách tài chính khí hậu
bên cạnh các yếu tố như dân số, tăng trưởng dân số, nhân lực, phát thải khí CO2, đến
sự phát triển kinh tế trên toàn cầu Phương pháp được sử dụng là phương pháp phân
tích hồi quy dữ liệu (Pool OLS) Bằng phương pháp hồi quy bài nghiên cứu đã tìm thấy 4
nhân tố có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu Từ kết quả nghiên cứu, tôi đã
đề xuất một số kiến nghị dựa trên các kết quả thu thập được từ nghiên cứu, từ đó làm
sáng tỏ được những câu hỏi được đặt ra trong đề tài nhằm đem đến một góc nhìn mới
giúp cho các cơ quan, các nhà kinh tế đánh giá được mức độ tác động của các yếu tố để
đề ra được những chính sách tài chính khí hậu hiệu quả hơn
Trang 9CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Sự cấp thiết của đề tài
Sự tăng trưởng của nền kinh tế luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của
mỗi quốc gia trên thế giới, điều đó được coi là thước đo về tình hình kinh tế của một
quốc gia, giữ một vai trò quan trọng và có một ý nghĩa to lớn đối với sự vững mạnh và ổn
định của một quốc gia Song, đi kèm với sự phát triển các nền kinh tế lại là những tác
động không hề nhỏ tới đời sống, môi trường và cả khí hậu Do sự đánh đổi giữa phát
triển lợi ích về kinh tế thay vì bảo vệ môi trường, đã dẫn tới một hệ quả to lớn đó là biến
đổi khí hậu
Ngày nay, biến đổi khí hậu đang là một vấn đề nghiêm trọng trên toàn cầu, nógây tác động trực tiếp đến việc phát triển nền kinh tế trên toàn thế giới Theo tài liệu của
Tổ chức nhân đạo quốc tế (DARA) và Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương vì biến đổi khí
hậu (CVF), hiện tượng Trái đất nóng dần lên gây thiệt hại khoảng 1.200 tỷ USD, tương
đương với 1,6% GDP hàng năm của thế giới, đến năm 2030, thiệt hại kinh tế do biến đổi
khí hậu và ô nhiễm không khí gây ra sẽ tăng lên 3,2% GDP toàn cầu, trong đó mức thiệt
hại của những kém phát triển có thể lên đến 11% GDP Còn theo một kết quả nghiên cứucủa Liên hợp quốc mới được công bố, đến năm 2030 nền kinh tế toàn cầu có thể mất tớihơn 2.000 tỷ USD do biến đổi khí hậu và tình trạng nóng dần lên của Trái đất Chính vì
sức ảnh hưởng mạnh mẽ từ biến đổi khí hậu, (Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc(UNEP) đã đưa ra một hướng tiếp cận mới cho phát triển kinh tế được nhiều quốc gia
đồng tình và hưởng ứng, đó là phát triển nền kinh tế xanh Theo đó, nền kinh tế xanh
được coi là nền kinh tế có mức phát thải thấp, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên, bảo đảm tính công bằng về mặt xã hội Trong nền kinh tế xanh, sự tăng
trưởng về thu nhập việc làm thông qua việc đầu tư của Nhà nước làm tư nhân cho nền
kinh tế làm giảm thiểu phát thải carbon, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sử dụng hiệu
quả năng lượng và tài nguyên, ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học và dịch vụ của hệ
sinh thái Việc có thể phát triển được một nền kinh tế xanh như là giải được một bài toán
khó để có thể vừa tăng trưởng, thúc đẩy được nền kinh tế vừa có thể giúp tránh khỏi
những nguy hại cho môi trường, thiên nhiên, hệ sinh thái, và điều ấy có thể giúp ích cải
thiện chất lượng sống cho con người
Trong ngữ cảnh chính sách môi trường, việc biến đổi khí hậu thường được nhắc
đến trong thay đổi khí hậu trong những năm gần đây là sự nóng lên toàn cầu hay còn
được gọi là hiệu ứng nhà kính, và nguyên nhân chính dẫn đến những biến đổi như này là
Trang 10do sự gia tăng các chất thải CO2, CH4, N20, HFCS, PFCs, SF6 Những chất nêu trên đã cản
trở quá trình tỏa nhiệt của bề mặt trái đất ra không trung dẫn đến trái đất nóng lên Hơn
thế nữa việc khai thác bừa bãi, quá mức như rừng, các hệ sinh thii cũng góp một phầnkhông hề nhỏ cho biến đổi khí hậu
Vượt qua được biến đổi khí hậu là một thử thách lớn đối với nhân loại bởi nó có
thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, thiên nhiên, sản xuất, trên toàn thế giới Hiệu
ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ tăng, mực nước biển dâng gây nên hạn hán, ngập lụt, ô
nhiễm nguồn nước và dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp đến ngành nông nghiệp, không
những thế còn gây tác động tiêu cực đến các ngành công nghiệp, đem lại nhiều rủi ro,
những hạn chế cho nền kinh tế - xã hội trên toàn cầu trong tương lai Chúng ta có thể dễ
dàng nhận thấy rằng biến đổi khí hậu đã, đang và sẽ tiếp tục làm biến động quá trình
phát triển của toàn thế giới
Chính vì vậy tổ chức UNEP đã đưa ra những chính sách tài chính khí hậu để cóthể vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường tránh khỏi những rủi ro không đáng có
Với mong muốn nghiên cứu chính sách tài chính khí hậu đến phát triển kinh tế nhằm tìm
ra những ảnh hưởng có thể giúp làm giảm bớt, ít, thậm chí là không có tổn thất trong việc
thúc đẩy phát triển nền kinh tế Vì vậy, tôi chọn đề tài: “Ảnh hưởng của chính sách tài
chính khí hậu đến phát triển kinh tế tại các quốc gia trên toàn thế giới” để làm đề tài cho
khóa luận.
1.2 Tình hình nghiên cứu
Theo các nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nền kinh tế
cua Richard C Feiock hay ảnh hưởng từ các chính sách bảo vệ môi trường tới sự phát
triển nền kinh tế của một quốc gia của tác giả Leigh Raymond và mối quan hệ giữa môi
trường và tăng trưởng kinh tế của Nguyễn Thị Tâm Hiền đã cho thấy các nghiên cứu trên
thường tập trung vào một khía cạnh riêng, không hoàn toàn đưa ra góc nhìn về ảnh
hưởng của các chính sách tài chính khí hậu tới sự phát triển của nền kinh tế tại các quốcgia, điều này mang tới sự thiếu đồng nhất của các kết quả nghiên cứu
Trên thực tế, phần lớn các nghiên cứu này chưa đánh giá được các ảnh hưởngcủa các chính sách tài chính khí hậu tới sự phát triển kinh tế tại các quốc gia, nghiên cứucủa tôi sẽ là nghiên cứu đầu tiên đưa ra góc nhìn toàn diện, phân tích chủ yếu vào các tácđộng của các chính sách tài chính khí hậu tới sự phát triển kinh tế của các quốc gia
1.3 Mục đích nghiên cứu
Trang 11Xác định được những ảnh hưởng chính sách tài chính khí hậu đến phát triển nền
kinh tế nhằm tìm ra những giải pháp, kiến nghị có thể làm giảm bớt những rủi ro trong
việc phát triển nền kinh tế trên toàn thế giới
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tài chính khí hậu đến phát triển kinh tế tạicác quốc gia trên thế giới
Phạm vi nghiên cứu:
Pham vi nội dung: Ảnh hưởng của chính sách tài chính khí hậu đến phát triển kinh tế tại
các quốc gia trên thế giới
Phạm vi không gian: Đề tài sẽ tiến hành tập trung nghiên cứu về các chính sách tài chính
khí hậu tại các quốc gia trên thế giới
Pham vi thời gian: Dữ liệu thứ cấp bao gồm những công trình nghiên cứu đi trước và
sách xuất bản về các chính sách tài chính khí hậu trên thế giới từ 2000 - 2022
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu dựa trên mô hình hồi quy: Việc sử dụngphương pháp nghiên cứu hồi quy để mô tả các biến Phương pháp nghiên cứu hồi quy là
phương pháp nghiên cứu hiện đại nhất trong thời gian gần đây.
1.6 Dự kiến những đóng góp mới của đề tài
Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, tại các quốc gia và khu vực có nền kinh tế pháttriển mạnh mẽ, với tốc độ tăng trưởng GDP cao và sự tăng cường của các ngành công
nghiệp, dịch vụ và xuất khẩu Những quốc gia này thường có sự đầu tư mạnh mẽ vào cơ
sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển để thu hút vốn đầu tư Nhưng từ những sự đầu tư đó
đã tạo ra những thách thức cho thế giới, con người đang phải đối mặt với những vấn đề
to lớn như biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số, chênh lệch thu nhập Những yếu tố này
đã gây nên những ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển kinh tế
Dựa trên những bài nghiên cứu trước đây có liên quan tới đề tài, như nghiên cứu
về các chính sách tài chính khí hậu, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát
triển kinh tế, nghiên cứu về sự tác động của ô nhiễm môi trường tới sự phát triển kinh tế Tuy nhiên hiện vẫn chưa có nhiều bài nghiên cứu tập trung vào ảnh hưởng của các chính
sách tài chính khí hậu đến với sự phát triển kinh tế trên thế giới Đề tài nghiên cứu của
em dự định sẽ đưa ra bằng những mô tả tác động kinh tế từ ảnh hưởng của chính sách tài
chính khí hậu dựa trên mô hình hồi quy để có thể thể hiện rõ những yếu tố đó Từ đó đưa
11
Trang 12ra những giải pháp, kiến nghị về những ảnh hưởng từ chính sách bảo vệ môi trường nhưng không gây cản trở sự phát triển của nền kinh tế trên toàn thế giới.
1.7 Bố cục của đề tài
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Đánh giá kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Trang 13CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TổNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.1 Cơ chế các chính sách tài chính khí hậu
Chính sách tài chính khí hậu là một tập hợp các biện pháp và cơ chế tài chính được
thiết kế nhằm định hướng và khuyến khích hoạt động kinh tế hướng tới sự bền vững về
môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Chính sách này nhằm thúc đẩy
chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh, giảm thiểu khí thải carbon, và tăng cường khả
năng thích ứng với biến đổi khí hậu
Mục tiêu chính của chính sách tài chính khí hậu là đạt được sự cân bằng giữa phát
triển kinh tế và bảo vệ môi trường, giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động con người
lên khí hậu và tạo ra một tương lai bền vững và xanh hơn cho hành tỉnh chúng ta.
Các biện pháp và cơ chế trong chính sách tài chính khí hậu có thể bao gồm thuế
carbon, phí khí thải, hỗ trợ tài chính và đầu tư vào các công nghệ và dự án giảm thiểu khí
thải, xúc tiến thị trường tài chính xanh, chính sách tiền tệ và tài chính để khuyến khích
hoạt động thân thiện với môi trường, và nhiều biện pháp khác nhằm thúc đẩy sự chuyển
đổi sang nền kinh tế và xã hội bền vững Các biện pháp và cơ chế được nhắc tới trong
chính sách tài chính khí hậu bao gồm:
Thuế carbon và phí khí thải: Áp đặt mức thuế hoặc phí lên khí thải carbon và khí thải gây
hiệu ứng nhà kính nhằm tạo động lực kinh tế để giảm thiểu khí thải và khuyến khích sử
dụng nguồn năng lượng sạch hơn.
Quỹ hỗ trợ khí hậu: Thành lập các quỹ hoặc cơ chế tài trợ nhằm hỗ trợ các dự án và công
nghệ giảm thiểu khí thải và thích ứng với biến đổi khí hậu
Hỗ trợ tài chính và khuyến khích đầu tư: Cung cấp tài trợ, khoản vay với lãi suất thấp
hoặc miễn lãi, và các chương trình khuyến khích đầu tư vào công nghệ và hạ tầng thân
thiện với môi trường.
Xúc tiến thị trường tài chính xanh: Thiết lập quy định và tiêu chuẩn cho trái phiếu xanh,
quỹ đầu tư xanh và các sản phẩm tài chính khác liên quan đến mục tiêu bền vững
Chính sách tiền tệ và tài chính: Sử dụng chính sách tiền tệ và tài chính để khuyến khích
hoạt động thân thiện với môi trường và giảm thiểu rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu.Quy định và tiêu chuẩn môi trường: Đưa ra các quy định và tiêu chuẩn môi trường để
giám sát và hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm môi trường và khí thải carbon.
Hợp tác quốc tế và thỏa thuận về khí hậu: Tham gia vào các thỏa thuận và hợp tác quốc tế
nhằm đạt được mục tiêu giảm thiểu khí hậu và bảo vệ môi trường.
13
Trang 14Khuyến khích nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh: Đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển công nghệ xanh, đồng thời tạo điều kiện và khuyến khích sự ứng dụng thương mại
của các công nghệ này.
Chuyển giao công nghệ: Tạo ra cơ chế để chuyển giao công nghệ xanh từ các quốc gia
phát triển đến các quốc gia dang phát triển, nhằm thúc day việc sử dụng công nghệ sạch
và giảm thiểu khí thải
Giám sát và báo cáo: Xây dựng hệ thống giám sát và báo cáo về khí hậu và khí thải để
đảm bảo tuân thủ và đánh giá hiệu quả của các biện pháp và cơ chế tài chính khí hậu
2.1.2 Ảnh hưởng của chính sách tài chính khí hậu
Chính sách tài chính khí hậu không chỉ mang đến những ảnh hưởng tích cực cho việc
phát triển kinh tế, mà còn đem lại rất nhiều những tác động sâu rộng đến các vấn đề
ngoài nền kinh tế, có thể kể đến như:
Biến đổi khí hậu và môi trường: Chính sách tài chính khí hậu nhằm giảm thiểu tác động
của biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường Bằng cách khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu sự phát thải khí nhà kính, và hỗ trợ các dự án và công nghệ xanh,
chính sách này góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học và duy
trì các nguồn tài nguyên tự nhiên quan trọng.
Sức khỏe và phát triển con người: Chính sách tài chính khí hậu có thể ảnh hưởng đến sức
khỏe và phát triển con người Bằng cách giảm thiểu ô nhiễm không khí và nước, chính
sách này có thể cải thiện chất lượng môi trường sống và giảm nguy cơ các vấn đề sức
khỏe như bệnh về hô hấp, ô nhiễm nước và ô nhiễm đất Ngoài ra, việc khuyến khích các
nguồn năng lượng sạch và bền vững cũng có thể mang lại lợi ích cho sự phát triển kinh tế
và xã hội của các cộng đồng
An ninh năng lượng: Chính sách tài chính khí hậu cũng có thể ảnh hưởng đến an ninh
năng lượng Việc thúc đẩy sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và giảm sự phụ thuộc
vào nguồn năng lượng hóa thạch có thể giúp giảm rủi ro liên quan đến biến động giá
năng lượng và sự phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng từ các quốc gia xuất khẩu dầu
mỏ.
Sự công bằng xã hội: Chính sách tài chính khí hậu cần được thiết kế sao cho công bằng xã
hội Điều này đảm bảo rằng các biện pháp và cơ chế tài chính không tạo ra sự bất công và
không gây tổn thương đến các tầng lớp dân cư khó khăn và cộng đồng có nguy cơ cao
trước biến đổi khí hậu
Trang 152.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
Dựa trên những bài nghiên cứu về đề tài liên quan đến phát triển kinh tế trước
đây, đã chỉ ra được rằng có 2 nhóm nhân tố có thể tác động tới sự phát triển kinh tế Đó
là các nhân tố vĩ mô là những yếu tố lớn, có ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế của một
quốc gia hoặc khu vực, là những nhân tố quan trọng trong việc xác định được tốc độ phát triển của nền kinh tế, tình hình kinh tế xoay quanh Ngoài ra còn một nhóm nhân tố khác
cũng có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế là nhóm các nhân tố vi mô, là các yếu tố nhỏ
hơn, tác động lên quá trình kinh tế ở một mức cụ thể hơn Có nhiều nhân tố vĩ mô có thểảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Dưới đây là một số nhân tố quan trọng:
Chính sách tiền tệ: Chính sách tiền tệ, bao gồm việc điều chỉnh lãi suất, tín dụng và nguồn
cung tiền, có thể ảnh hưởng đến mức độ đầu tư, tiêu dùng và hoạt động kinh doanh
Chính sách tiền tệ có thể ảnh hưởng đến lạm phát, tỷ giá hối đoái và mức độ tín dụng,
góp phần vào tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi hoặc khó khăn
Chính sách tài khóa: Chính sách tài khóa liên quan đến thu thuế, chỉ tiêu công và quản lýngân sách của chính phủ Việc quyết định về mức thuế, sự phân bổ nguồn lực và đầu tư
công có thể ảnh hưởng đến mức độ phát triển kinh tế Chính sách tài khóa cũng có thể
ảnh hưởng đến tình trạng nợ công và ổn định tài chính của một quốc gia
Chính sách kinh doanh và đầu tư: Chính sách liên quan đến quy định và hỗ trợ hoạt động
kinh doanh và đầu tư có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế Các biện
pháp như giảm giới hạn thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường quyền
sở hữu sáng tạo và khuyến khích đầu tư nước ngoài có thể thúc đẩy sự tăng trưởng kinhtế
Tình hình quốc tế Yếu tố quốc tế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thông qua
thương mại, đầu tư, và tài chính Sự ổn định hoặc bất ổn trong nền kinh tế toàn cầu, thayđổi giá cả hàng hóa, biến động tỷ giá hối đoái và sự tương tác giữa các quốc gia có thể cótác động lớn đến phát triển kinh tế của một quốc gia
Đặc điểm dân số: Các yếu tố như tỷ lệ tăng dân số, mức độ già hoá dân số, tuổi thọ, tỷ lệ
lao động và mức độ đô thị hóa có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Ví dụ, một dân
số trẻ và lao động năng động có thể cung cấp lao động sản xuất đáng kể, trong khi một
dân số già hoá có thể đặt áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe và hệ thống hỗ trợ xã
hội.
Chính sách công: Chính sách công của chính phủ, bao gồm chính sách thuế, quy định, hỗ
trợ và đầu tư công, có thể ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh và đầu tư Chính sách
15
Trang 16công có thể tạo ra điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho doanh nghiệp và khuyến khíchhoạt động kinh tế.
Thị trường và cạnh tranh: Sự cạnh tranh trong thị trường, cũng như tính hấp dẫn của
một quốc gia đối với đầu tư và thương mại quốc tế, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển
kinh tế Một thị trường cạnh tranh và mở rộng, với quy định hợp lý và môi
Đây chỉ là một số nhân tố vĩ mô quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế
Các yếu tố khác như công nghệ, hạ tầng, văn hóa và môi trường cũng có thể có tác động
đáng kể lên phát triển kinh tế của một quốc gia Có nhiều nhân tố vi mô có thể ảnh hưởngđến sự phát triển kinh tế của một quốc gia Dưới đây là một số nhân tố quan trọng:
Doanh nghiệp và công nghệ: Hiệu suất và sự đổi mới của các doanh nghiệp có thể tác
động đáng kể đến sự phát triển kinh tế Sự tăng trưởng và năng suất của các ngành côngnghiệp, sự sáng tạo trong sản phẩm và quy trình sản xuất, cũng như khả năng tiếp cận và
áp dụng công nghệ mới đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế.Lao động: Nhân lực là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển kinh tế Mức độ giáo
dục, trình độ kỹ năng và sự phù hợp giữa nhu cầu lao động và thị trường lao động đều cóthể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế Sự phát triển và nâng cao năng lực lao động
thông qua đào tạo và giáo dục có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh và thúc đẩy sự đổi mới và
sáng tạo.
Tài nguyên: Việc sử dụng và quản lý tài nguyên tự nhiên, như đất đai, nước, năng lượng
và tài nguyên khoáng sản, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Việc tận dụng hiệu
quả tài nguyên và áp dụng các phương pháp bền vững trong việc sử dụng tài nguyên có
thể góp phần vào sự phát triển kinh tế bền vững
Đây chỉ là một số nhân tố vi mô quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế Các yếu
tố khác như quản lý rủi ro, khả năng tiếp cận vốn và thị trường tài chính, cùng với các
yếu tố xã hội và văn hóa, cũng có thể có tác động lớn đến sự phát triển kinh tế của một
quốc gia
Khoảng trống nghiên cứu: Từ các nghiên cứu trước ta nhận thấy rằng các tác
giả chỉ tập trung chủ yếu vào 3 yếu tố chính là: Phát thải CO2, tiêu thụ năng lượng hóa
thạch và tăng trưởng dân số Chính vì vậy trong bài nghiên cứu của em sẽ kết hợp 7 yếu
tố bao gồm: Dân số, tăng trưởng dân số, dân số thành thị, thương mại, nhân lực, phát thảiCO2 và tiêu thụ năng lượng nhiên liệu hóa thạch để nghiên cứu kĩ nhất về tốc độ tăng
trưởng của GDP trên toàn thế giới và từ đó rút ra được những đánh giá khách quan ảnhhưởng của chính sách tài chính khí hậu đến mức độ phát triển kinh tế tại các quốc gia
Trang 17ra thông qua đề tài đó là “Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ phát triển GDP ở các quốc
gia trên toàn thế giới?”; “Mối quan hệ giữa GDP và sự phát triển dân số trên toàn thế
giới?”; “Các chính sách tài chính khí hậu có mức độ ảnh hưởng như thế nào đến GDP trêntoàn thế giới?”; “Cần đề ra những giải pháp để có thể đưa ra những chính sách tài chính
hợp lý trong tương lai trên toàn thế giới?”
2.2_ Cơ sở lý thuyết
Dựa trên câu hỏi nghiên cứu được đặt ra cho đề tài “tại sao chính sách tài chínhkhí hậu lại có ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế” tác giả đưa ra được một vài giả
thuyết, lý thuyết có thể miêu tả mối quan hệ giữa kinh tế và môi trường bao gồm:
Đường cong Kuznets (Kuznets Curve)
Theo bài nghiên cứu của Leigh Raymond, (2004) va M.A Cole, A.J Reyner & J.M Bates
(1997) thì đường cong Kuznets, còn được gọi là "đường cong tăng trưởng không bình
dang", là một lý thuyết kinh tế được đặt tên theo nhà kinh tế người Mỹ Simon Kuznets.
Lý thuyết này mô tả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và mức độ ô nhiễm môi
trường trong quá trình phát triển của một quốc gia
Theo đường cong Kuznets về môi trường, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển
kinh tế, mức độ ô nhiễm môi trường tăng tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế Khi một
quốc gia đang trải qua quá trình công nghiệp hóa và phát triển kinh tế, thường kéo theo
các hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ô nhiễm môi trường Có thể kể đến như: ô
nhiễm khí thải, ô nhiễm nguồn nước gây nên hiệu ứng nhà kính Sự tập trung vào phát
triển kinh tế trong giai đoạn này thường đi kèm với việc không quan tâm đến bảo vệ môi
trường.
Tuy nhiên, theo lý thuyết của Kuznets, khi quốc gia tiếp tục phát triển và đạt đến một
mức độ tăng trưởng kinh tế và đạt tới một mức độ phát triển kinh tế cao hơn, thì mức độ
ô nhiễm môi trường sẽ giảm xuống Lý do là bởi các yếu tố như tiến bộ công nghệ, nhận thức tốt hơn về các tác động của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe và đời sống con
người, phát triển các chính sách về môi trường sẽ giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Giả thuyết Porter (Porter’s Hypothesis)
Theo Yana Rubashkina (2015) cho thay giả thuyết Porter (Porter Hypothesis) là một
quan điểm kinh tế được đưa ra bởi nha kinh tế hoc Michael Porter vào năm 1990 giả
thuyết này cho rằng các quy định môi trường tốt có thể thúc đẩy sự đổi mới và nâng cao
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế
Giả thuyết Porter đề cập tới việc thay vì xem quy định về môi trường là một gánh nặng
17
Trang 18hay một rào cản cho các doanh nghiệp thì chúng ta có thể tạo ra động lực từ những quyđịnh đó Các quy định được đặt ra bởi chính phủ có phần nghiêm ngặt và yêu cầu các
doanh nghiệp ứng dụng công nghệ vào quy trình giúp môi trường trở nên sạch sẽ hơn.
Từ đó, các doanh nghiệp có thể tìm ra và áp dụng các phương pháp mới một cách hiệu
quả hơn.
Theo như mô tả của Michael Porter, ông cho rằng việc tuân thủ các quy định về môi
trường được đặt ra bởi chính phủ giúp thúc đẩy sự đổi mới cho doanh nghiệp trong các
lĩnh vực liên quan tới năng lượng sạch, quản lý chất thải, bảo vệ môi trường hay tiết
kiệm tài nghiêm Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào nghiên cứu
và phát triển để tìm ra các giải pháp sáng tạo và có phần “sạch” hơn để không bị sai quyđịnh mà chính phủ đặt ra Từ đó, mang đến một hiệu quả sản xuất có phần an toàn, giảmtác động đến môi trường bên cạnh việc tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp
Tuy nhiên, giả thuyết Porter cũng chỉ ra rằng các quy định về bảo vệ môi trường cần
được đưa ra một cách thông minh và linh hoạt hơn để tránh tình trạng cản trở các doanhnghiệp phát triển một cách không cần thiết Những quy định liên quan tới môi trường
được đưa ra một cách thông minh và sáng suốt sẽ giúp thúc đẩy sự sáng tạo và tăng khả
năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhưng vẫn giữ lại được yếu tố cốt lõi là bảo vệ
môi trường một cách lâu dài và bền vững
Lý thuyết lời nguyền tài nguyên (Resource Curse Theory)
Theo bài nghiên cứu của Michael L Ross (1991) đã nghiên cứu rằng lý thuyết lời
nguyén tài nguyên là một khái niệm được đề xuất và nghiên cứu bởi nhiều nhà nghiên
cứu và chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, lý thuyết này cho rằng việc các nền kinh tế phụ
thuộc quá mức vào việc khai thác tài nguyên tự nhiên có thể gặp khó khăn trong việc
phát triển kinh tế tổng thể
Dựa trên lý thuyết này, các quốc gia hoặc các khu vực có nguồn tài nguyên phong phú
thường gặp phải những vấn đề như tăng trưởng kinh tế không ổn định, sự phụ thuộc quá
mức vào tài nguyên, chênh lệch giàu nghèo gia tăng và thậm chí xung đột xã hội Các yếu
tố như tăng trưởng không đáng tin cậy của giá tài nguyên, sự mất cân đối giữa các ngành
kinh tế và thiếu sự quản lý hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên cũng đóng góp vào
hiện tượng này.
Hơn nữa, lý thuyết cho rằng, việc phụ thuộc quá lớn vào tài nguyên thiên nhiên có thể
gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, như làm chậm lại quá trình đa dạng hóa nền kinh tế,
giảm năng lực cạnh tranh của các lĩnh vực khác, gây khó khăn cho việc phát triển kinh tế
Trang 19dạng hóa nền kinh tế, tập trung đầu tư vào đào tạo và giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển các ngành kinh tế khác đồng thời giúp thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.Ngoài ra, việc quản lý tiêu thụ tài nguyên một cách hiệu quả, bền vững và tuân thủ theocác quy định, chính sách kinh tế môi trường một cách thông minh cũng giúp giảm thiểu
tác động của lý thuyết Đồng tiền tài nguyên.
Ngoài những lý thuyết, giả thuyết nêu trên, tác giả đồng thời cũng có thể đưa ra
được một vài những lý thuyết khác giải thích cho những ảnh hưởng không tốt đến phát
triển kinh tế của các chính sách môi trường
Hạn chế tài nguyên (Resource constraints)
Theo Iryna Viter (2022) với quy định này, các chính sách nhằm mục đích bảo vệ môi
trường có thể hạn chế khả năng sử dụng tài nguyên tự nhiên, có thể ảnh hưởng đến các
ngành, lĩnh vực phụ thuộc vào các tài nguyên tự nhiên.
Quy định môi trường với mục đích bảo vệ và duy trì sự cân bằng của tự nhiên, được đặt
ra để giảm thiểu sự tác động của hoạt động con người tới môi trường, giảm khả năng sửdụng tài nguyên thiên nhiên đồng thời đảm bảo sự bền vững cho tương lai Tuy nhiên
những quy định này vẫn tạo ra những hạn chế với việc tiếp cận tài nguyên tự nhiên Điều
này có thể bao gồm việc đặt ra các giới hạn về số lượng, phạm vi, hay khả năng khai tháckhoáng sản, năng lượng, đất, rừng của con người, yêu cầu các doanh nghiệp tuân thủ cáctiêu chuẩn về tài nguyên
Các quy định môi trường này có thể tác động đến các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào
tự nhiên Ví dụ như việc các quy định này có thể làm tăng chi phí sản xuất, yêu cầu các
công nghệ và quy trình làm việc gắt gao và phải tuân theo các quy định và chính sách, tác
động lớn nhất có thể nhắc tới đó là giảm khả năng tiếp cận tới tài nguyên tự nhiên của
các doanh nghiệp Vì vậy, các quy định này có thể làm giảm khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp cũng như làm giảm lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, các quy định này cũng sẽ góp phần tạo ra cơ hội để tăng tính đổi mới sáng tạo
và phát triển công nghệ cho các doanh nghiệp Khi các doanh nghiệp đối mặt với các khókhăn hay hạn chế từ các quy định thì họ có thể tận dụng và tìm ra những giải pháp sángtạo để ứng dụng vào công nghiệp mới thân thiện với môi trường hơn, giúp tối ưu khả
năng sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm Điều này tạo ra được lợi thế cạnh tranh củacác doanh nghiệp và tăng khả năng thích ứng với những yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt
tới từ chính phủ.
Cạnh tranh doanh nghiệp và lý thuyết cạnh tranh (Businesses
competitiveness theory)
19