phí và Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn; Đánh giá một số yếu tô ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Pháttrién Nông nghiệp Côn
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TE CHÍNH TRI
HIEU QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA CONG TY CO
PHAN XUAT NHAP KHAU TONG HOP VA PHAT TRIEN NONG
NGHIEP CONG NGHE CAO VIET NAM
GIANG VIEN HUONG DAN : TS HOANG THỊ HƯƠNG SINH VIEN THUC HIEN : NGUYEN TRUNG ANH
LOP : QH — 2020 E KINH TE CLC 5
HE : CHAT LUGNG CAO
Ha Noi — Thang 10 Năm 2023
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KINH TE CHÍNH TRI
HIEU QUA HOAT DONG KINH DOANH CUA CONG TY CO
PHAN XUAT NHAP KHAU TONG HOP VA PHAT TRIEN NONG
NGHIEP CONG NGHE CAO VIET NAM
GIANG VIEN HUONG DAN : TS HOANG THỊ HUONG GIANG VIEN PHAN BIEN : THS HOANG NGOC QUANG SINH VIEN THUC HIEN : NGUYEN TRUNG ANH
LOP : QH - 2020 E KINH TE CLC 5
HE : CHAT LƯỢNG CAO
Ha Nội — Thang 10 Năm 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Khoá luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng
dẫn của TS Hoàng Thị Hương Các số liệu sử dụng và kết quả nghiên cứu trong Khoá
luận này là hoàn toàn trung thực, chính xác và đáng tin cậy, không phải là sao chép toàn
văn của bất kỳ công trình nào khác Tất cả nội dung được kế thừa và trích dẫn đầy đủ,
và được liệt kê ở tài liệu tham khảo Những nội dung trong nghiên cứu này chưa được
công bố tại bat kỳ nghiên cứu nào trước đó
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn trước lời cam kêt trên.
Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2023
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Hoàng Thị Hương Nguyễn Trung Anh
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên, con xin được gửi tới ba mẹ, anh hai Cảm ơn mọi người đã
luôn bên con, nuôi day con nên người, là chỗ dựa vững chắc cho con cả về mặt tinh thần
và tài chính, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con được học tap, trải nghiệm và trưởng
thành trong suốt thời gian qua
Lời cảm ơn tiếp theo, em xin được tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Trường Đại họcKinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đặc biệt là thầy cô Khoa Kinh tế Chính trị đã tận
tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm bồ ích cho em trong suốtthời gian theo học tại trường Khoá luận này cột mốc đáng nhớ, đánh dấu việc hoàn thànhchương trình đại học của em Nhưng em tin chắc rằng những kiến thức quý báu ấy sẽ là
điểm tựa và hành trang vững chắc cho em trên con đường trưởng thành
Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới giảng viên hướng dẫncủa mình — TS Hoàng Thị Hương May mắn của em là được cô đồng hành trong suốt
quá trình hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này Cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp
đỡ em trong suốt thời gian qua Cảm ơn cô đã mang đến cho em nhiều cơ hội được học
hỏi, trau d6i kiến thức và hoàn thiện bản thân
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới các anh, chị, những người bạn
đã luôn đồng hành cùng em, mang đến cho em những trải nghiệm, kỉ niệm đáng trântrọng của tuôi thanh xuân
Trân trọng!
Ha Nội, ngày 26 thang 10 năm 2023
Nguyễn Trung Anh
Trang 51 Tính cấp thiết của đề tài -¿- + 2s 21 2t E1221221211211211211211211211 212101 1e l
2 Mục tiêu và nhiệm vụ mghién CỨU - 5-2 2221333113311 E25EE+EEEEEEEEESEEEEEkrrrkrrre 2
2.1 Mục tiêu nghiên CỨU - G21 1211121113111 1111 11011181111 1110111101110 1 1g TH ng rườn 2
2.2 NhiGm Vu Nghien CUU 0-4 2
3 Cau hoi ghin CU cee 3
4 Đối tượng va phạm vi nghiên CỨu - 2-2 + +E+2EE+E+2EE2EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEerkerkerree 3
4.1 Đối tượng nghiên CỨU 2 2 + 9SE9EE2EEEEEEEE12E1211152121111111111 71111111 te 3
4.2 Phạm vi nghiÊn CỨU - - - - c6 3111321113311 331911 111 1111 11111 01111 01111 811 1E 1g ket 3
5 Bố cục đề tài -ckcctct E11 1111111111111 1111111101111 1111111 11111111111 11 111g rg 4
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA
THUC TIEN VE HIỆU QUA HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan đề tài nghiên COU oe eecceccscesesscssessessesessessesscsessesecssesessessestssessessearesesseeees 5
1.1.1 Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài 2 2 s+EE+EE£EE£EEeEEzErEerrrrrrsred 5
Trang 61.1.2 Kết qua các nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu 2-2: 55+: 12
1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp - 2-5 s52 5+: 13
1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh - - - - 5 2 33+ 33331 13*EE+EEE+eEEeeereeererrerrreree 13
1.2.2 Tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh và nguyên tắc nâng cao hiệu quả sản xuất
[300v 0n 7Ö 14
1.2.3 Nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiỆp - -‹- ‹ 17
1.2.4 Các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh - - + 5+s*+s++v++eeseeeeeesss 22
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiép 28
1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả kinh doanh của một số doanh nghiệp 32
1.3.1 Trung tâm Giống va Hoa kiểng Bến Tre - 2 2 2+ t+E++EE+EE+EeExerxerxers 32
1.3.2 Trung tâm nghiên cứu Khoai tay, Rau và Hoa — Da Lat ++ + 33
I0 i01 0 1 3-34 35
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -.c: 555cvccccc5vvvrrrrrrvrea 36
2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - 5-25 2222132211122 E< E1 EESEEErrrrkrrreree 36
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - 22522 2+£++Ez2E++EE+Exerxerxerxees 36
2.1.2 Phương pháp thu thập dit liệu sơ cấp 2 ¿+z+E++E++E+2E+Exerxerxerkerxees 36
2.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu - 5 2322 * + ++evseerserrsseres 38
2.2.1 Phương pháp xử lý dữ liệu - - ¿+ E11 vn ng HH nh nh ng 38
2.2.2 Phương pháp phân tích dit liệu - - 6 + 321 E SE 3 E#EEEsEEserrrkesresrkrrkeree 39
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUÁ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG
TY CO PHAN XUẤT NHẬP KHẨU TONG HỢP VÀ PHÁT TRIEN NÔNG NGHIỆPCÔNG NGHỆ CAO VIET NAM - 5: c3 E3 11212E5E111212121111211521111151211111E E1 see A]
Trang 73.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Xuất nhập khâu Tổng hợp và Phát trién Nông nghiệp
Công nghệ cao VIỆt Nam c2 3211312113151 1191111911191 1 1 111111110111 11181 n1 ng rrr 41
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát trién c.ceccececcsscessessessessessessecssssessessessessessessesseeses 4l
3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh ccc ccccccccccccessccccecesceeccesssseeccceessseecceesseeeeeessseeeesesaes 42
3.1.3 Cơ cầu tổ chức 2+++22 21211112 E21 HH Hư 42
3.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2020 — 2022 - - 44
3.2 Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng
hợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam giai đoạn 2020 — 2022 48
3.2.1 Thực trạng lợi nhuận trong giai đoạn 2020 — 2022 ¿++-++++++sex+sex++ 48
3.2.2 Hiệu quả sử dung vỐn - - + + SE E2EEEEE1511211111111211111111 11111 Ecxe 52
3.2.3 Hiệu quả sử dụng chi phí - - c1 +21 1321113511151 191119111911 1111 1 kg re 56
3.2.4 Hiệu quả sử dụng lao GONG ee eceecceeseeseeeeeeeeeeeeseceeeeeceaecneeeseeeaeeneeeeeeaeensees 58
3.2.5 Kha nang lon 60
3.3 Kết quả phỏng van về hiệu quả hoạt động san xuất kinh doanh của Công ty Cổ phan
Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam 61
3.3.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên COU cceceeccescesesessessessessecsesscsscssessessessessessessesseaes 61
3.3.2 Các yêu tô ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh 5-2 s2 2+£e£sz£+zxe+z 64
3.4 Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty Cô phần Xuất nhập khẩu Tổng
hợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 202270
3.4.1 Kết Ua 81830221 4Ä 71
3.4.2 Harr ChE ::-ố 72
Trang 8CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP NÂNG CAO HIỆU QUA HOAT DONG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CO PHAN XUẤT NHẬP KHẨU TONG HỢP VAPHAT TRIEN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM -=: 74
4.1 Định hướng kinh doanh đến năm 2030 - 2 2 + +E+EE+E£EE£EEEEE2EEEeExerxrrees 74
4.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Cô phần Xuất nhập khâu Tổnghop và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam - 2-2 + 5z: 75
4.2.1 Tăng cường hiệu quả vốn - 2 2 Ss+SE‡EÉEEE2E2211211211211211211211 111111 xe 75
4.2.2 Tiết kiệm chỉ phí -¿- ¿+ s59 +E£EEEEE2E1212151121121711121121711111 1.1111 xe 76
4.2.3 Nâng cao hiệu quả quan lý tài chínhh -. - 5 +25 + EE+sEseersrersreersreree 77
4.2.4 Tìm kiếm thị trường mới ¿+ s+Sx+S+E£EEEEE2EE2EEEEEEEEEE2E7111111 1111 1x 78
4000005 80
TAI LIEU THAM 84:01 82
PHU LUC 4d ẼỀ5 86
Trang 9DANH MUC TU VIET TAT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
ROS Return on Sales ROE Return on Equity
ROA Return on Assets
Trang 10DANH MUC BANG
Bảng 2.1 Thang do nghiÊn CỨU - c2 3 22123211132113111 13 1181118111811 1811 1111, 37
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hop
và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020 — 2022 45
Bảng 3.2 Doanh lợi vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp và
Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020 — 2022 47
Bang 3.3 Một số chỉ số đánh giá hiệu quả lợi nhuận của công ty Cổ phần Xuất nhập
khâu Tổng hợp và Phát triển Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2022 49
Bang 3.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của Công ty Cổ phần Xuấtnhập khâu Tổng hợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn
"002/2 52
Bang 3.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn -2- 5 s2 s55: 55
Bang 3.6 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu qua sử dung chi phí của Công ty Cổ phần Xuấtnhập khâu Tổng hợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn
2020 - 2022.0 - 57
Bang 3.7 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của Công ty Cô phan Xuất
nhập khâu Tổng hợp va Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn
"P202 +1-.Aaăẽẽẽăă 58
Bảng 3.8 Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Xuất nhậpkhẩu Tổng hợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020
Bang 3.9 Kết qua thống kê mẫu khảo sát theo giới tính 2-2 2 s52: 61
Bảng 3.10 Kết qua thống kê mẫu khảo sát theo vị trí, chức vụ -s-: 62
Trang 11Bảng 3.11 Kết qua thống kê mẫu khảo sát theo bộ phan 2- 2 5z 555: 63
Bảng 3.12 Kết quả thống kê mô tả ý kiến về mức độ ảnh hưởng của các nhân tô bêntrong tO cỨC ¿- ¿5+ s2E‡EE9EE2E121121121121121121121111111111111111111111111111 21111011 ca 65
Bang 3.13 Kết quả thống kê mô tả ý kiến về ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên ngoài tổ
Trang 12DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Cô phần Xuất nhập khâu Tổng hợp và Phát
triển Nông nghiệp Công nghệ Cao Việt Nam 2 + s+St+EE+ESEE£EEEEE2EEEEEEeExrreeg 43
Hình 3.2 Biểu đồ tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khâu Tổng hợp
và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ Cao Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2022 46
Hình 3.3 Lợi nhuận và khả năng sinh lời của Công ty Cổ phần Xuất nhập khâu Tổnghợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020 - 2022
ŨẮáđáđđadđaảẳảẳảẳẳẳẳaaaaẳii:.iia:.ỐồỐỒẦỶ Ả 50
Hình 3.4 Cơ cau giới tinh của mau khảo Sat vo css essesesessessessessssessessestesessesseeees 62
Hình 3.5 Thống kê mẫu khảo sát theo chức VU cecceccesessessessessesseesessesessessessessesseesees 63
Hình 3.6 Cơ cầu mẫu khảo sát phân chia theo bộ phận làm viỆc - - 64
Hình 3.7 Thống kê quan điểm về mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố bên trong tổ
Trang 13MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Là một quốc gia đang phát triển, nông nghiệp đang thê hiện vai trò bệ đỡ cho nềnkinh tế quốc gia Theo số liệu của Tổng cục thống kê, năm 2022, ngành nông nghiệp cómức tăng trưởng 2.88%, đóng góp 0.27 điểm phan trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng
thêm của nền kinh tế Thành tựu to lớn nhất của nông nghiệp trong những năm qua làđảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, đưa Việt Nam từ một đất nước có nền nôngnghiệp lạc hậu vươn lên trở thành một quốc gia có nền nông nghiệp hàng hóa, đóng một
vai trò đáng ké trong khu vực và trên thế giới
Những năm trở lại đây, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
tạo ra những sản phâm nông nghiệp công nghệ cao được coi là xu hướng tất yếu giúpsản xuất nông nghiệp phát triển vượt bậc, qua đó làm thay đối bức tranh nông nghiệpnước nhà (Lê Linh, 2020) Theo báo cáo, các tiến bộ về khoa học công nghệ đóng góp
trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng,
vật nuôi Mức độ tổn that của nông san đã giảm đáng ké (lúa gạo còn đưới 10%, ) Mức
độ cơ giới hóa ở khâu làm đất đối với các loại cây hàng năm (lúa, mía, ngô, rau màu) đạtkhoảng 94%; khâu thu hoạch lúa đạt 50% (các tỉnh đồng băng đạt 90%) Nhận định về
sự đóng góp của khoa học công nghệ đối với sự phát triển của nông nghiệp nước ta,
nhiều chuyên gia, nhà khoa học chung nhận định, khoa học và công nghệ thực sự là mộttrong các giải pháp quan trọng đóng góp có hiệu quả, tạo ra chuyên biến mang tính đột
phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp, phục vụ tái cơ cau nền nông nghiệp, nâng caođời sống của người dân
Kinh doanh, hoạt động hiệu quả là mục tiêu chung mà bat kỳ doanh nghiệp nao
cũng hướng đến Hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp công nghệ cao, mục
tiêu kinh doanh có hiệu quả lại không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân Công ty Cổ phần
Xuất nhập khâu Tổng hợp và Phát trién Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam, ma còn
Trang 14đối với cả nền nông nghiệp Việt Nam Chính bởi vậy, Công ty đã và đang không ngừng
nỗ lực dé tan dụng tiềm năng của công nghệ và các giải pháp nông nghiệp hiện đại, đónggóp vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp và góp phan nâng cao chất lượng
cuộc sông của cộng đồng Với vai trò, ý nghĩa và mục tiêu đang hướng tới, việc đánh giáhiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty là vô cùng cần thiết Việc đánh giá một cáchtổng quan, khách quan và thận trọng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được điểm vấn đề,
từ đó tìm ra các biện pháp đối ứng kịp thời, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
Nhận thức về tầm quan trọng và tính cấp thiết kể trên, tác giả lựa chọn đề tài
“Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp vàPhát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam” dé thực hiện khóa luận tốt nghiệp
của mình.
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Xuất nhập khâu
Tổng hợp và Phát triển Nông nghiệp Công Nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020 —
2022 Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
công ty từ nay đến năm 2030
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh trong
doanh nghiệp.
Thứ hai, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cé phanXuất nhập khâu Tổng hợp và Phát triển Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn 2020
— 2022.
Trang 15Thứ ba, đề xuất một số giải pháp với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh của công ty trong giai đoạn 2025 — 2030.
3 Cau hỏi nghiên cứu
Tương ứng với mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác gia đặt ra các câu hoi nghiên cứu dưới đây:
Thứ nhất, cơ sở đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp là gì?
Thứ hai, tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuấtnhập khâu Tổng hợp và Phát trién Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam trong giai đoạn
2020 - 2022 như thế nào?
Thứ ba, có thé thực hiện các biện pháp nào nham nâng cao hiệu quả kinh doanh
của công ty?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động kinh doanh và hiệu quả của hoạt động kinh
doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Phát triển Nông nghiệp Công
nghệ cao Việt Nam.
4.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Phạm vi về không gian: Nghiên cứu hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cé phần
Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
Phạm vi về thời gian: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổphần Xuất nhập khâu Tổng hợp và Phát trién Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam giai
đoạn 2020 — 2022 Đề xuất giải pháp trong thời gian tới
Phạm vi về nội dung: Phân tích thực trạng lợi nhuận của Công ty năm 2020 —2022; Phân tích về chỉ tiêu sử dụng lao động; Phân tích chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi
Trang 16phí và Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn; Đánh giá một số yếu tô ảnh hưởng đếnhiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp và Pháttrién Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam giai đoạn 2020 — 2022.
5 Bồ cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 4 chươnggồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất
nhập khẩu Tổng hợp và Phát trién Nông nghiệp Công nghệ cao Việt Nam
Chương 4: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại
Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hop và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao
Việt Nam
Trang 17CHƯƠNG 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VA
THUC TIEN VE HIỆU QUÁ HOAT ĐỘNG KINH DOANH CUA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan đề tài nghiên cứu
1.1.1 Các nghiên cứu có liên quan đến dé tài
Trên thế giới, hiệu quả kinh doanh là một chủ đề rất được quan tâm bởi nó quyếtđịnh sự sống còn của doanh nghiệp Tuy nhiên, tùy thuộc vào mục tiêu và bối cảnh củatừng nghiên cứu, các tác giả có thể tiếp cận và nghiên cứu hiệu quả kinh doanh từ nhiều
khía cạnh khác nhau.
Tai Malaysia, Lim & Teoh (2021) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích
điều tra các yếu tô ảnh hưởng đến sự thành công của doanh nghiệp SME ở Malaysia.Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu này sử dụng thiết kế nghiên cứu định lượng và sử
dụng bảng câu hỏi trực tuyến trên giấy dé thu thập dữ liệu từ 100 doanh nhân SME ở
Malaysia Smart PLS 3.2.8 đã được sử dụng dé phân tích dữ liệu thu thập được trong
nghiên cứu này Nghiên cứu kết luận rằng các yếu tô về đặc điểm tính cách của doanhnhân và hoạt động tiếp thị hiệu quả không có mối quan hệ đáng kể với sự thành côngtrong kinh doanh của SME, trong khi việc hoạch định và quản lý chiến lược có liên quan
tích cực đáng ké đến thành công của doanh nghiệp SME Các kết quả có thé hữu ích détối ưu hóa hiệu quả hoạt động kinh doanh của SME tại địa phương bằng cách trình bàyyếu tố có ảnh hưởng đáng ké và tích cực đến sự thành công của doanh nghiệp Nghiên
cứu này thực hiện một nỗ lực mới dé chứng minh tác động của việc hoạch định và quản
lý chiến lược đối với sự thành công trong kinh doanh của SME ở Malaysia Bên cạnh
đó, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện hoạch định và quản lý
chiến lược trong kinh doanh SME nham nâng cao tỷ lệ thành công trong kinh doanh
Một nghiên cứu khác được thực hiện trong bối cảnh ngành dệt may cũng đượcArshad & Arshad (2019) thực hiện tại Pakistan Ở quốc gia này, các doanh nghiệp vừa
Trang 18và nhỏ nam giữ khoảng 90% tổng số doanh nghiệp bao gồm cả ngành dét may Hiệu qua
hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong ngành dệt may bị ảnh hưởng bởi một
số yếu tố, bao gồm cả năng lực nội bộ của doanh nghiệp Do đó, mục tiêu chính của
nghiên cứu là kiểm tra mối quan hệ giữa các năng lực nội bộ như Năng lực đôi mới,
Năng lực hấp thụ và Hiệu suất của các đoanh nghiệp vừa và nhỏ giữa các công ty dệtmay ở Pakistan Nghiên cứu được thực hiện bằng cách sử dụng nghiên cứu định lượng
Có 377 bảng câu hỏi được phân phát cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực
dệt may của Pakistan và chúng được phân tích băng một số bài kiểm tra thống kê Kết
quả cho thay năng lực đôi mới và khả năng hấp thụ có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả
hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Nghiên cứu về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua quản lý quy trình
kinh doanh, Kasim, Harašié, & Harašié (2018) chỉ ra rằng quản lý quy trình kinh doanh(BPM) thể hiện một quy trình liên tục trong đó nhân viên của bộ phận BPM, liên tục
phân tích các quy trình kinh doanh của công ty và cải tiến, cải thiện hoặc thay đổi chúngbăng cách sử dụng Cải tiến quy trình kinh doanh (BPI) và Tái cấu trúc quy trình kinh
doanh (BPR) Mục tiêu chính của mọi công ty là tối đa hóa đầu tư Tuy nhiên, các bênliên quan khác của công ty cũng ngày càng trở nên quan trọng Bởi vì điều này, việc tănghiệu quả kinh doanh không chỉ có nghĩa là giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho nhà đầu
tư hoặc chủ sở hữu công ty Với thuật ngữ tăng hiệu quả kinh doanh, chúng tôi muốn nóiđến sự gia tăng tong thé về hiệu quả hoạt động kinh doanh, bao gồm cả những yếu tốkhông có mối liên hệ trực tiếp với lợi nhuận của công ty Bên cạnh việc giảm chỉ phí vàtăng lợi nhuận, việc tăng hiệu quả kinh doanh còn bao gồm việc tăng cường sử dụng các
nguồn lực của công ty, cải thiện điều kiện làm việc và sự hải lòng của khách hàng, cũngnhư giảm tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh của công ty đến môi trường.Nghiên cứu này xem xét khả năng nâng cao hiệu suất và hiệu suất của các công ty trong
nước, cải thiện quy trình kinh doanh thông qua BPM, BPI và BPR Kết quả nghiên cứu
đưa ra kêt luận rang các công ty trong nước chưa có đủ kiên thức liên quan đên lĩnh vực
Trang 19này, các công ty chưa dành đủ sự quan tâm đến BPM, BPI, BPR và có cơ hội tăng khảnăng cạnh tranh của các công ty trong nước bằng cách cải thiện quy trình kinh doanh.
Durkovi¢, Trninié, & Vukovié (2016) thì thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của
truyền thông - tiếp thị (Social Media) đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh Thế giới
hiện đại ngày nay không thể hoạt động nếu không có Internet Nó đã trở thành mộtphương tiện thống trị và là kênh truyền thông quan trọng nhất Công nghệ Internet là cơ
sở cho sự xuất hiện của truyền thông xã hội, mang lại nhiều cơ hội cho các phương pháp
truyền thông hiện đại và trao đôi dữ liệu, tài liệu, ý kiến, quan điểm, ý tưởng và nội dung
đa phương tiện Nhanh chóng, theo thời gian thực, đáng tin cậy, đơn giản, tương đối an
toàn và giá cả hợp lý Phương tiện truyền thông xã hội hiện đại không chỉ là cộng đồnggiao tiếp ảo mà còn là một công cụ ngày càng mạnh mẽ dé tác động đến hiệu quả kinh
doanh của các tô chức hiện đại Ngoài việc xác định khái niệm các loại thuật ngữ cơ bản,các tác giả của bài viết này còn xem xét các loại phương tiện truyền thông xã hội và đặc
điểm của chúng, mức độ và giai đoạn sử dụng phương tiện truyền thông xã hội cho mục
đích kinh doanh, các quy tắc tối ưu hóa phương tiện truyền thông xã hội và tác động củacác phương tiện truyền thông xã hội nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh
Mwangi & Wambua (2016) cũng thực hiện một nghiên cứu về các yếu tô ảnh
hưởng tới hiệu quả kinh doanh tại Saccos — Kenya Mục tiêu chung của nghiên cứu này
là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của saccos ở Kenya: trường hợp Unaitas
Sacco Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu trường
hợp trong đó đữ liệu sơ cấp được thu thập bằng bảng câu hỏi Đối tượng nghiên cứu là
tất cả các nhân viên cấp cao (cấp quản lý cấp cao, cấp trung và cấp giám sát) Có tông
cộng 96 nhà quản lý như vậy ở UNAITAS Sacco Danh sách được lay từ bộ phận nhân
sự Cỡ mẫu là 50% dân số Do đó cỡ mẫu là 48 nhà quản lý Kỹ thuật/thiết kế lay mẫu
là lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản Nhà nghiên cứu đã sử dụng các kỹ thuật định lượng dé
phân tích dữ liệu Công cụ phân tích được sử dụng là SPSS phiên bản 20 Phân tích mô
tả đã được sử dụng; Trong đó bao gồm; độ lệch chuẩn trung bình và tần số/tỷ lệ phần
Trang 20trăm Thống kê suy luận được sử dụng là phân tích tương quan và hồi quy Kết quả: Kếtquả nghiên cứu chỉ ra rằng văn hóa nhóm tô chức, cơ cấu tổ chức, năng lực lãnh đạo tô
chức và các hoạt động khen thưởng tô chức có tác động tích cực và đáng kế đến hiệu
suất Nghiên cứu kết luận rằng văn hóa nhóm tô chức, cơ cấu tổ chức, năng lực lãnh đạo
và các biện pháp khen thưởng có vai trò tích cực và trực tiếp trong hiệu quả hoạt động.Đóng góp độc đáo cho lý thuyết, thực tiễn và chính sách: Nghiên cứu khuyến nghị tổchức nên tiễn hành đánh giá nội bộ về các chức năng hành chính có tác động đến bộ phận
ngăn chặn/hoạt động và xác định cơ cau là một trong những yếu tô quyết định hiệu qua
hoạt động.
Một nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh cũng được thực
hiện tại Thái Lan Nhóm tác gia Nimlaor, Trimetsoontorn, & Fongsuwan (2014) đã thực
hiện nghiên cứu trong bối cảnh các doanh nghiệp ngành dét may Trong thời kỳ ngànhmay mặc Thái Lan trải qua sự thay đôi mạnh mẽ và hỗn loạn do vô số yếu tố bao gồm
suy thoái kinh tế, thay đổi quy định, vấn đề lao động và cạnh tranh toàn cầu, nghiên cứu
được thực hiện với hi vọng làm sáng tỏ và đề xuất một số giải pháp dé các doanh nhântrong ngành và các quan chức chính phủ có thể cùng nhau chung tay giải quyết một vấn
đề đang xấu đi nhanh chóng Các phương pháp Nghiên cứu Định lượng và Định tính
được sử dụng trong đó Nghiên cứu Định lượng được thực hiện bằng bảng câu hỏi chomột nhóm gồm 178 giám đốc điều hành cấp cao thuộc thành viên Hiệp hội Nhà sản xuấtHàng may mặc Thái Lan Phân tích mô hình phương trình cau trúc được sử dụng bang
cách sử dụng bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS) Nghiên cứu định tính được thực
hiện thông qua việc sử dụng một cuộc khảo sát đành cho 10 giám đốc điều hành cấp cao
của các công ty trong ngành may mặc Thái Lan được lựa chọn bởi Lấy mẫu có mục đích.Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh bao gồm khả năng đápứng khách hàng cao hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng, chỉ phí và lợi thế
cạnh tranh so với các đối thủ khác Người ta nhận thấy rang các yêu tố thực nghiệm ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của ngành may mặc Thái Lan bao gồm Đặc điểm của
Trang 21Công ty bao gồm các nhà lãnh đạo tô chức và làm việc theo nhóm Ngoài ra, các yếu tôquan trọng khác bao gồm Chiến lược của Công ty bao gồm sự khác biệt hóa sản phẩm,
R và D và xây dựng thương hiệu Môi trường của Công ty cũng đóng một vai trò bao
gồm thương mại quốc tế, liên minh kinh doanh và chính sách của chính phủ Vì vậy, cácdoanh nhân nên tạo ra nhận thức về thương hiệu thông qua R và D, tập trung vào cách
tối ưu hóa thương mại quốc tế và nâng cao mạng lưới cũng như các liên minh toàn cầu
của họ.
Adeoye & Elegunde (2012) đã thực hiện nghiên cứu nhằm xem xét tác động của
môi trường kinh doanh bên ngoài đến hiệu quả hoạt động của tổ chức trong ngành thực
pham và đồ uống 6 Nigeria Mục tiêu thứ yếu của nghiên cứu là điều tra ảnh hưởng củamôi trường kinh tế và chính trị đến hiệu quả hoạt động của tô chức Một bảng câu hỏiđược xây dựng đề thu thập thông tin từ người trả lời dựa trên mẫu gồm 3 công ty với cỡ
mẫu là 150 Dữ liệu thu thập được phân tích bằng phân tích hồi quy bội Kết quả phântích cho thấy môi trường kinh doanh bên ngoài (chính tri, kinh tế, văn hóa xã hội, côngnghệ, v.v.) có tác động đến hiệu suất của tô chức (hiệu quả, hiệu quả, tăng doanh số bánhàng, đạt được mục tiêu của doanh nghiệp, v.v.) Vì vậy, các tô chức nên trả tiền chú ý
nhiều hơn đến môi trường của họ bằng cách thực hiện quét định kỳ.chỉ ra tình hình chínhtrị, kinh tế, văn hóa xã hội, công nghệ, có tac động đến hiệu quả hoạt động của tổ chức,doanh số ban hàng, đạt được mục tiêu của doanh nghiép, Hai tác giả cũng đưa rakhuyến nghị về việc các doanh nghiệp giành nhiều sự quan tâm hơn đến môi trường bằng
việc thực hiện các hoạt động theo dõi định kỳ.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh cũng rất được quan tâm
Tác giả Hồ Lê Phi Khanh (2022) thì nhận định rằng các yêu tổ nguồn nhân lực,quan hệ khách hang, uy tin và khả năng đổi mới tác động tích cực đến lợi thế cạnh tranh
về chi phi, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho các cơ sở sản xuất Nghiên cứu sử
dụng phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (PLS-SEM) để đo lường ảnh
hưởng của các yêu tô nguôn nhân lực, quan hệ khách hàng, uy tín, và khả năng đôi mới
Trang 22đến lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó mang lại hiệu quả kinh doanh cho các cơ
sở sản xuất trà trên địa ban tỉnh Thừa Thiên Huế Từ kết quả khảo sát 190 cơ sở sản xuấttrà và thông qua phân tích số liệu băng phần mềm Smartpls, nghiên cứu chỉ ra răng nguồnnhân lực, quan hệ khách hàng, uy tín, và khả năng đôi mới ảnh hưởng đến lợi thế về chi
phí, từ đó tạo cơ sở dé tang hiệu quả hoạt động kinh doanh của các co sở sản xuất trà.Trái lại, các yếu tố nhân lực, uy tín, và khả năng đổi mới không ảnh hưởng đến lợi thếtạo ra sự khác biệt của sản phẩm Kết quả cũng chi ra rằng, lợi thé chi phí ảnh hưởng
tích cực đến hiệu quả kinh doanh, trong khi đó không tồn tại mối quan hệ giữa lợi thế về
sự khác biệt sản phẩm và hiệu quả kinh doanh Dựa vào kết quả trên, nghiên cứu cũng
đưa ra những kiến nghị cho các cơ sở sản xuất trà trong việc nâng cao hiệu quả hoạt độngkinh doanh Như vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu khuyến nghị các cơ
sở kinh doanh cần tăng cường mối liên hệ với khách hàng, áp dụng các phương pháp cảitiễn sản xuất, sử dụng những lao động có kinh nghiệm và trình độ trong hoạt động sản
xuất, đồng thời tận dụng uy tín vốn có
Hai tác giả Trần Thị Cam Thanh và Nguyễn Ngọc Tiến (2019) đã thực hiện nghiêncứu về các yêu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ(SMEs) Hai tác giả lưu ý rằng hiệu quả kinh doanh không chi là thước đo hiệu quả hoạt
động của tô chức, quản lý doanh nghiệp mà nó còn là vấn đề sống còn đối với hoạt độngcủa doanh nghiệp Chính vì vậy, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinhdoanh trong doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm hon 80% số doanhnghiệp ở Việt Nam có vai trò rất quan trọng trong việc giúp các nhà quản lý doanh nghiệptìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Bài viết này được thực hiện nhằm xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các nhóm doanh nghiệp này
dưới góc độ của người quản lý doanh nghiệp và doanh nghiệp Nghiên cứu này dựa trên
khảo sát từ 100 nhà quản lý doanh nghiệp và 400 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.
Thông qua công cụ phân tích EFA, chúng tôi nhận thấy một số điểm tương đồng về các
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt
Trang 23Nam giữa góc nhìn của người quản lý doanh nghiệp và góc nhìn của doanh nghiệp Cả
hai nhóm khảo sát đều xác định có 3 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh:(1) nhóm yếu tố thể chế, chính sách và cơ sở hạ tang, (2) nhóm yếu tố liên quan đến
doanh nghiệp và (3) nhóm yếu tố liên quan đến môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Cũng tập trung vào hiệu quả kinh doanh của nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ,
nhóm tác giả Vũ Ngọc Xuân, Nguyễn Thị Thu Phuong và Ngô Tuan Anh (2019) cho biếthiệu quả kinh doanh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, đó là khả năng tiếp cận
chính sách hỗ trợ của Chính phủ, trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp, quy mô doanh
nghiệp, mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng doanh thu Theo đó,
các doanh nghiệp nên áp dụng các chính sách khuyến khích nâng cao kiến thức, trình độ
kỹ thuật, quản lý bằng các khoản thưởng dựa trên kết quả làm việc và tính sáng tạo củangười lao động nhằm khuyến khích người lao động đi học Ngoài ra, doanh nghiệp cũngcần tập trung vào việc xây dựng môi trường làm việc, khiến nhân viên cảm thay được
khen thưởng, từ đó trung thành và cống hiến hơn cho doanh nghiệp, tăng năng suất laođộng và mang lại lợi nhuận cho công ty Các chủ sở hữu và các cấp bậc quản lý cũng cầnnâng cao trình độ và khả năng quản lý của họ Song song với việc phát triển năng lực
nội bộ, các doanh nghiệp cũng cần chú trọng vào việc thu thập thông tin thị trường dénghiên cứu thị trường một cách hiệu qua, đồng thời cung cấp các ngu6n luc cần thiết détìm hiểu nhu cầu khách hàng hoặc theo dõi đối thủ cạnh tranh (Vu, Nguyen, & Ngo,
2019).
Trong Luận án tiến sĩ của tac giả Đỗ Huyền Trang (2012) với đề tài “Hoàn thiệnphân tích hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu khu vực
Đông Nam Bộ”, kết quả nghiên cứu cho thay “không thé chối bỏ vai trò của hoạt động
phân tích hiệu quả kinh doanh đối với hoạt động của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất
khẩu khu vực Nam Trung bộ nói riêng, của các doanh nghiệp sản xuất nói chung” Quá
trình phân tích hiệu quả kinh doanh chỉ thực sự mang lại gia tri phục vụ quan lý cao khi
có sự liên kết chặt chẽ từ tổ chức hoạt ñộng phân tích, phương pháp, nội dung và chỉ tiêu
Trang 24phân tích dé thực hiện được yêu cầu đó Luận án cũng trình bày các giải pháp giúp hoàn
thiện hoạt động phân tích hiệu quả kinh doanh.
Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Long, nhóm tác giả
Trương Thị Thúy Hang, Võ Thành Danh, Pham Dinh Khôi và Huynh Việt Khai đã xem
xét thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học cộng nghệ va phântích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàntỉnh Có hai loại đữ liệu được dùng trong phân tích là đữ liệu điều tra sơ cấp với 53 doanh
nghiệp được chọn theo phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên va dit liệu thứ cấp với 1.521
doanh nghiệp được khảo sát năm 2019 Phương pháp phân tích được sử dụng là thống
kê mô tả và mô hình hồi quy Kết quả nghiên cứu cho thấy trong thời gian qua các doanhnghiệp đã thực hiện nhiều hoạt động về khoa học công nghệ, đôi mới sáng tạo và ứngdụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh, và quản trị doanh nghiệp Kết quả
nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vốn chủ sở hữu, tài sản hiện hành, quy mô doanh nghiệp làcác yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.1.2 Kết quả các nghiên cứu và khoảng trong nghiên cứu
Từ việc xem xét một số nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh và các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh, tác giả rút ra được những kết luận sau:
Thứ nhất, các nghiên cứu được thực hiện ở nhiều lĩnh vực, ngành và ở nhiều quốcgia Phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến là phương pháp nghiên cứu địnhlượng với dữ liệu được thu thập bằng bảng hỏi Các nghiên cứu cũng đều kế thừa hoặc
phát triển một mô hình nghiên cứu riêng biệt nhằm đánh giá về hiệu quả kinh doanh
Thứ hai, đối tượng mà các nghiên cứu xem xét chủ yếu là các doanh nghiệp vừa
và nhỏ Các mức độ tiếp cận cũng khá đa dạng, từ việc xem xét các doanh nghiệp vừa
và nhỏ nói chung, đến các doanh nghiệp trong một ngành, và có nghiên cứu tập trung
vào một doanh nghiệp cụ thê
Trang 25Thứ ba, các nghiên cứu đều đạt được một số mục tiêu đề ra, từ đó làm căn cứ để
đề xuất các khuyến nghị, giải pháp cho các doanh nghiệp
Có thé thấy rằng, hiệu quả kinh doanh của các một doanh nghiệp sẽ chịu tác động
của rất nhiều yếu tố khác nhau Đồng thời, với các đối tượng doanh nghiệp khác nhau,mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả kinh doanh cũng khác nhau Hiện nay,chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện với bối cảnh ngành xuất nhập khẩu và nông
nghiệp công nghệ cao.
1.2 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Cơ sở của khái niệm hiệu quả là “hiệu quả” xét về mặt kết quả và hậu quả Tuy
nhiên, có nhiều ý kiến và cách tiếp cận về hiệu quả kinh doanh khác nhau (Dobroviš, và
những tác giả khác, 2021) Do đó, sẽ có nhiều định nghĩa khác nhau về hiệu quả kinh
doanh.
Pritchard (1990) định nghĩa hiệu quả là mức độ doanh nghiệp sử dụng các nguồn
lực hữu hạn của mình dé sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ cuối cùng.
Azimi & Welch (1998) lại cho rằng hiệu quả là một đặc tính chức năng của hoạtđộng kinh doanh Nó thê hiện tính hợp lý tổng thê của các hoạt động của mình như một
hệ thống chuyên dụng chỉ hoạt động trên cơ sở các liên kết được bảo đảm có mục đích
VỚI môi trường.
Theo Trivedi (2002), hiệu quả kinh doanh là mức độ mà doanh nghiệp phân bổ
hợp lý các nguồn lực hạn chế của mình để đạt được các mục tiêu đã định trước sau khitính đến các hạn chế của môi trường bên trong và bên ngoài
Theo Callender (2012) và Repnikova và cộng sự (2019), Nikonorova và cộng sự
(2019), hiệu quả được mô tả là một quá trình có mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của xã hội ở mức tôi đa có thê.
Trang 26PGS TS Nguyễn Ngọc Huyền (2013) định nghĩa hiệu quả kinh doanh là “phạmtrù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực dé đạt được các mục tiêu kinh doanh xácđịnh” (Nguyễn Ngọc Huyền, 2013)
Thông qua một số khái niệm, tuy có sự khác nhau về các tiếp cận, nhưng phầnlớn các tác giả đều cho rang hiệu quả kinh doanh liên quan kha năng lợi dụng các nguồn
lực của doanh nghiệp.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đưa ra khái niệm về hiệu quả kinh
tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của các doanh
nghiệp như sau: Hiéu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình
độ sử dụng các nguôn lực dé đạt được mục tiêu đã đặt ra, nó biểu hiện mối tương quan
giữa kết quả thu được và những chỉ phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa
hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.
1.2.2 Tam quan trọng của hiệu quả kinh doanh và nguyên tac nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh
1.2.2.1 Tâm quan trọng của hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là đích đến của tất cả doanh nghiệp Hiệu quả kinh doanhkhông chỉ là thước đo hiệu quả hoạt động của tô chức, quản lý doanh nghiệp mà nó còn
là vẫn đề sống còn đối với hoạt động của doanh nghiệp (Tran & Nguyen, 2019) Hầu hết
các tô chức thường gặp khó khăn do hoạt động kém hiệu quả và lãng phí cao phát sinh
chủ yếu trong hoạt động (Dilshani, Praveeni, & Fernando, 2019) Hiệu quả kinh doanh
gắn liền với toàn bộ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ cụthé nào đó Hiệu quả kinh doanh không xét đến kết quả của một mà của nhiều tài sản daihạn và ngắn hiện thực hiện được nhưng trong một thời kỳ rất cụ thể (thường là một năm)
Trong bối cảnh kinh doanh, hiệu quả có thể được định nghĩa là tỷ lệ giữa đầu ra
thu được từ hoạt động kinh doanh và đầu vào để vận hành hoạt động kinh doanh(Dilshani, Praveeni, & Fernando, 2019) Với sự gia tăng về nhu cau, các nguồn lực đầu
Trang 27vào trở nên cạn kiện, khan hiếm va đắt đỏ Tuy nhiên, dé có thé tồn tại trong nền kinh tếthị trường với độ mở rộng như hiện nay, các doanh nghiệp phải duy trì các lợi thế cạnhtranh về chất lượng, giá cả, tốc độ cung ứng của sản phẩm, dịch vụ Và dé duy trì nhữnglợi thế này, doanh nghiệp buộc phải giải bài toán nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh
với những nguồn lực đầu vào hữu hạn Hiệu quả kinh doanh là điều kiện dé doanh nghiệpthực hiện mục tiêu tổng thể, lâu đài Hiệu quả này càng cao càng phản ánh việc sử dụngtiết kiệm các nguồn lực sản xuất (Nguyễn Ngọc Huyền, 2013)
Trong nền kinh tế thị trường, dé có chiến thang, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
thường xuyên áp dụng các tiễn bộ khoa học, cải tiến phương thức hoạt động, cải tiến tổ
chức quản lý sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả
Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Đối với nền kinh tế quốc dân: hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quan trọng,phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực,
trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chế thị trường.Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuất càng hoàn
thiện, càng nâng cao hiệu quả Tóm lại hiệu quả sản xuất kinh doanh đem lại cho quốc
gia sự phân bố, sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho
doanh nghiệp.
Đối với bản thân doanh nghiệp: Hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính
là lợi nhuận thu được Nó là cơ sở dé tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ
công nhân viên Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong
cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự
tồn tại và sự phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp cạnh tranh
trên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho
việc sản xuất kinh doanh
Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh là động lực thúc day kích
thích người lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình
Trang 28Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao độngthúc đây tăng năng suất lao động và góp phan nâng cao hiệu quả kinh doanh
1.2.2.2 Nguyên tắc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một nhiệm vụ quan trọng và
cần thiết của mọi doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế thị trường cạnh tranh và hội nhập
Đề nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần tuân theo một
số nguyên tắc cơ bản, như sau:
Một là, nguyên tắc thích ứng với thị trường: Doanh nghiệp cần năm bắt nhu cầu,
thị hiểu, xu hướng của khách hàng và đối thủ cạnh tranh, không ngừng thay đổi mẫu mã,kiểu dáng, chất lượng, giá cả của sản phẩm dé phủ hợp với thị trường Doanh nghiệp cũng
cần mở rộng thị trường, tìm kiếm các khách hàng tiềm năng, xây dựng uy tín và thương hiệu cho sản phẩm.
Hai là, nguyên tắc toi wu hoá nguồn lực: Doanh nghiệp cần sử dụng hiệu quả cácnguồn lực có sẵn, như vốn, lao động, vật liệu, thiết bị, công nghệ, thông tin để tạo rasản phẩm có giá tri gia tăng cao nhất Doanh nghiệp cũng cần bổ sung và déi mới các
nguồn lực khi cần thiết dé nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm
Ba là, nguyên tắc kiểm soát chỉ phí: Doanh nghiệp cần tiết kiệm chỉ phí trong quátrình sản xuất kinh doanh, giảm thiểu lãng phí và thất thoát Doanh nghiệp cũng cần áp
dụng các biện pháp quan lý chi phí khoa học và hiện đại, như kế toán chi phí, phân tíchchỉ phí, tính giá thành sản phẩm
Bon là, nguyên tắc đổi mới sáng tạo: Doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu
va áp dụng các công nghệ mới, các phương pháp quản lý mới, các ý tưởng mới dé cảitiễn sản phẩm và quy trình sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp cũng cần khuyến khích
sự sáng tao va đóng góp của nhân viên trong việc đôi mới sản phẩm và hoạt động kinh
doanh.
Năm là, nguyên tắc chất lượng trước hết: Doanh nghiệp cần đặt chất lượng sảnphẩm làm mục tiêu hang dau, đảm bảo sản pham đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật,
Trang 29an toàn, vệ sinh và thâm mỹ Doanh nghiệp cũng cần áp dụng các hệ thống quản lý chất
lượng như ISO 9000, TQM để kiểm tra và đánh giá chất lượng sản phẩm liên tục
Cuối cùng là, nguyên tắc liên tục học hỏi và phát triển: Doanh nghiệp cần không
ngừng học hỏi từ kinh nghiệm của chính mình và của các doanh nghiệp khác trong và
ngoài nước, từ các nguồn thông tin khoa học và thực tiễn Doanh nghiệp cũng cần xâydựng một văn hoá học tập trong tổ chức, khuyến khích nhân viên rèn luyện và nâng caokiến thức và kỹ năng
1.2.3 Nội dung đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Với quan điểm hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh trình
độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được kết quả của mục tiêu hoạt
động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh, các tác giả Bùi Xuân Phong (2004), Nguyễn
Văn Công (2005), Nguyễn Thị Mai Hương (2008), Đoàn Ngọc Phúc (2014) cho rằng,
doanh nghiệp có thé sử dụng các chỉ tiêu phản ánh sức sản xuất, suất hao phí và sức sinhlợi để đánh giá hiệu quả kinh doanh Đỗ Huyền Trang (2012) thì sử dụng ba chỉ tiêu: chỉtiêu phản ánh hiệu suất sử dung; tốc độ luân chuyền và suất sinh lời của chỉ phí hoặc các
yếu tố đầu vào dé đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Các nghiên cứu trên
cũng nhắn mạnh đến vai trò của chỉ tiêu khả năng sinh lợi trong đánh giá hiệu qua của
doanh nghiệp Với quan điểm kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp là lợi nhuận,
nên các tác giả Josette Peyrard (2005), Ngô Thế Chi — Nguyễn Trọng Cơ (2008), NguyễnTan Binh (2010), Nguyễn Ngọc Tiến (2015) cho rằng khi phân tích hiệu quả kinh doanh
của doanh nghiệp chỉ cần chú trọng đến phân tích khả năng sinh lợi
1.2.3.1 Khả năng tạo ra lợi nhuận
Khả năng sinh lời là thước đo hiệu quả Đây là thước đo được sử dụng để xácđịnh phạm vi lợi nhuận của công ty liên quan đến quy mô của doanh nghiệp và cuối cùng
là sự thành công hay thất bại của nó
Trang 30Kha năng sinh lời có thé cho các bên liên quan chính biết liệu một công ty có théduy trì vị thế của mình trên thị trường và tiếp tục phát triển hay không Đó là mức độ mà
một công ty kiếm được lợi nhuận Lợi nhuận của một công ty có hai phần: doanh thu và
chi phí Như vậy, một công ty có lãi nếu doanh thu vượt quá chi phi
Số liệu này thường được biểu thị dưới dạng ty lệ tài chính dé giúp ban quản lý,nhà phân tích và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về cách công ty có thé kiếm được số tiền cầnthiết dé trang trải chi phí và các chi phí khác liên quan đến công ty Các tỷ lệ này bao
gồm tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Một tỷ lệ quan trọng
khác là thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao (EBITDA) Tỷ lệ này cho phép các bên
liên quan biết liệu một công ty có lành mạnh về mặt tài chính hay không và làm thế nào
nó có thê tạo ra doanh thu
Có một số yếu tô ảnh hưởng đến lợi nhuận của một công ty Hầu hết những điềunày có thê được định hình bởi công ty và đội ngũ quản lý của công ty trong khi nhữngđiều khác có thé không nhất thiết dé kiểm soát Một số yếu tố quyết định lợi nhuận chínhgồm chi phí, nhu cầu của khách hàng, năng suất làm việc, lợi thế cạnh tranh, tỷ suất lợi
nhuận,
1.2.3.2 Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả lao động hàm ý chất lượng và số lượng hàng hóa và dịch vụ có thể được
sản xuất trong một thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định Nói cáchkhác, năng lực sản xuất của người lao động được gọi là hiệu quả lao động “Hiệu quả laođộng” có nghĩa là năng lực sản xuất hoặc năng suất lao động Nâng cao hiệu quả sử dụng
lao động chính là nâng cao năng suất lao động, nâng cao mức sinh lời bình quân củangười lao động và nâng cao hiệu quả xã hội Việc nâng cao và cải tiễn năng suất lao độngtất yêu dẫn đến nâng cao hiệu quả sử dụng lao động Đây là yếu tố quan trọng góp phần
giảm giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, cải thiện đời sống người lao động
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dung lao động được coi là van dé quan trọng
hàng đâu vì lao động là một trong 3 yêu tô đâu vào của quá trình sản xuât Việc doanh
Trang 31nghiệp sử dụng những biện pháp gì, những hình thức nào dé phát huy khả năng của ngườilao động nhằm nâng cao năng suất lao động và hiệu qua sản xuất kinh doanh là một điềuhết sức quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh
nghiệp đó.
Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụng lao động đúng
ngành, đúng nghề đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động, là mức độchấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi
người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động
Mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra cho mình luôn thay đổi theo thời gian, đồng thời
cũng thay đổi cả cách nhìn nhận và quan điểm đánh giá hiệu quả Nhưng nhìn chung tat
cả các mục tiêu đều nhằm đảm bao tính 6n định và phát triển bền vững của doanh nghiệp
Do vậy đề đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động tốt nhất thì phải dựa vào kết quả
kinh doanh hay dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được trong thế 6n định và pháttriển bền vững Mặc dù vậy không phải lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được càng cao
thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng lao động tốt vì nếu việc trả lương cũng như các chế độđãi ngộ khác chưa thỏa đáng thì sử dụng lao động chưa mang lại hiệu quả tốt
1.2.3.3 Hiệu quả sử dụng chỉ phí
Hiểu một cách đơn giản nhất thì hiệu quả chi phí là tiết kiệm tiền bang cách cải
tiến quy trình hoặc sản phâm Các tổ chức, doanh nghiệp đo lường hiệu quả chi phí củamình bằng cách so sánh chi phí kinh doanh phát sinh với sản lượng được sản xuất (đốivới một sản phâm) hoặc doanh thu được tạo ra (theo một quy trình) Hiệu quả chỉ phí làchiến lược kinh doanh nhằm cố găng giảm chi phí tạo ra sản phẩm hoặc thực hiện mộthoạt động mà không ảnh hưởng đến chất lượng Việc xác định hiệu quả chi phí đòi hỏi
phải so sánh lợi ích của đầu ra với chi phí của đầu vào Bằng cách đo lường doanh thu
được tạo ra so với chi phi phát sinh, điều này nêu bật các lĩnh vực cải tiễn tiềm năng dé
tô chức của ban tiét kiệm tiên va nâng cao hiệu qua.
Trang 32Hiệu quả chỉ phí đóng một vai trò quan trọng với tất cả các doanh nghiệp Nó tácđộng trực tiếp đến lợi nhuận, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty thu về nhiều lợi nhuậnhơn Đồng thời, hiệu quả chi phi cũng tối ưu hóa năng suất của doanh nghiệp, cho phép
doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn và cải thiện giá trị cung cấp cho khách hàng.Điều này đặc biệt quan trọng khi các doanh nghiệp phát triển và mở rộng
1.2.3.4 Hiệu quả sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn là một khái niệm quan trọng trong quản lý kinh doanh Đó
là khả năng quản lý tài nguyên một cách hiệu quả dé bạn có thé tối đa hóa lợi nhuận và
giảm thiểu rủi ro Hiệu quả sử dụng vốn chỉ ra mức độ hiệu quả của một công ty chỉ tiền
dé hoạt động và phát triển Nó là thước đo số tiền mà một công ty kiếm được so với sốtiền họ chi cho hoạt động của mình Một công ty được coi là có hiệu qua về vốn thường
có chi phí vốn thấp hơn và có thé tạo ra nhiều lợi tức đầu tư hơn so với các công ty khônghiệu quả về vốn
Khi nói đến hiệu quả sử dụng vốn, doanh nghiệp có thể được hưởng một số lợi
ích Có lẽ quan trọng nhất là hiệu quả sử dụng vốn có thể dẫn đến cải thiện khả năng sinhlời Các doanh nghiệp có khả năng tận dụng tối đa vốn của mình sẽ có thé tạo ra nhiều
doanh thu hơn với mức đầu tư ít hơn, nghĩa là họ có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao
hơn.
Ngoài việc cải thiện lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn cũng có thể dẫn đến giảmchi phí Điều nay là do các doanh nghiệp có khả năng tận dụng tối đa vốn của mìnhthường có thé giảm tổng chỉ tiêu Điều này có thé là do một số yếu tố, chang hạn như
khả năng đàm phán các điều khoản tốt hơn với nhà cung cấp hoặc khả năng giảm lãng
phí trong suốt quá trình sản xuất
Thêm vào đó, hiệu quả sử dụng vốn cũng có thé làm tăng tiềm năng tăng trưởng
Các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả hơn thường có nhiều vốn hơn dé tái đầu tư Điều
này có thể cho phép họ tận dụng các cơ hội mới hoặc mở rộng hoạt động dé thúc đây
tăng trưởng hơn nữa.
Trang 33Có một số yếu tố có thé ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty, bao
gồm loại hình kinh doanh mà công ty hoạt động, quy mô của công ty, số nợ và cơ cấuthuế mà công ty sử dụng Hiệu quả sử dụng vốn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các điềukiện kinh tế vĩ mô, chăng hạn như lãi suất và lạm phát
1.2.3.5 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là khả năng của một công ty đáp ứng các khoản nợ dài hạn
và nghĩa vụ tài chính Khả năng thanh toán có thé là thước đo quan trọng về sức khỏe tàichính vi đây là một cách thé hiện khả năng quản lý hoạt động của công ty trong tương
lai gần Cách nhanh nhất dé đánh giá khả năng thanh toán của công ty là kiểm tra vốn
chủ sở hữu của cô đông trên bảng cân đối kế toán, là tổng tai sản của công ty trừ đi nợ
phải trả.
Khả năng thanh toán thé hiện khả năng của một doanh nghiệp (hoặc cá nhân)
trong việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình Do đó, phương pháp đánh giá khả
năng thanh toán của một công ty nhanh nhất là tài sản trừ đi nợ phải trả, bằng vốn chủ
sở hữu của cô đông Ngoài ra còn có các tỷ lệ về khả năng thanh toán, có thé làm nổi bậtmột số lĩnh vực khả năng thanh toán dé phân tích sâu hơn
Nhiều công ty có vốn chủ sở hữu âm, đó là dau hiệu của tình trạng mat khả năng
thanh toán Vốn chủ sở hữu của cô đông âm ám chỉ rằng công ty không có giá trị số sách
và điều này thậm chí có thé dẫn đến tồn thất cá nhân cho các chủ doanh nghiệp nhỏ nếu
không được bảo vệ bởi các điều khoản trách nhiệm hữu hạn nếu công ty phải đóng cửa
Về bản chất, nêu một công ty bị yêu cầu đóng cửa ngay lập tức, công ty đó sẽ cần phải
thanh lý toàn bộ tài sản và thanh toán hết các khoản nợ, chỉ dé lại giá trị còn lại là vốn
chủ sở hữu của cô đông.
Trang 341.2.4 Các chỉ tiêu do lường hiệu quả kinh doanh
1.2.4.1 Nhóm chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Hiệu quả kinh doanh tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng mọi nguồn lực dé đạt
được mục tiêu của toàn doanh nghiệp hoặc từng bộ phận của nó Hiệu quả kinh doanh
tong hợp giúp đánh giá khái quát và cho phép kết luận về tính hiệu quả của toàn doanhnghiệp trong một thời kỳ xác định Hiệu quả kinh doanh tổng hợp được đo lường bằng
chỉ tiêu doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh được xác định theo công thức dưới đây:
(Ip + TLy) x 100
ykD DVKD =
Trong đó:
- DYKP(%) là doanh lợi của toàn bộ vốn kinh doanh của một thời kỳ
- TIạ là lãi ròng thu được của thời kỳ tính toán
- TLy là tiền trả lãi vay của thời kỳ đó
- VP 1a tông vốn kinh doanh bình quân của kỳ tính toán
Thông thường, để có vốn kinh doanh, doanh nghiệp thường huy động cả hai
nguồn vốn là vốn tự có và vốn đi vay Đối với lượng vốn tự có, doanh nghiệp không phảitrả lãi, trong khi để có vốn từ các nguồn lực bên ngoài, doanh nghiệp thường phải trảmột số tiền lãi định kỳ Chính vì vậy, việc sử dụng công thức trên sẽ đảm bảo tính tổngquát khi đánh giá khả năng sinh ra doanh thu của toàn bộ vốn kinh doanh Chỉ tiêu doanhlợi vốn kinh doanh càng cao chứng tỏ tính hiệu quả càng cao Đây cũng được xem là chỉ
tiêu tốt nhất, phản ánh chính xác nhất tính hiệu quả cho mọi doanh nghiệp thuộc mọi
ngành kinh tế Đồng thời, chỉ tiêu này cũng cho phép so sánh tính hiệu quả của mọi
doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
1.2.4.2 Nhóm chỉ tiêu danh giá hiệu quả từng lĩnh vực
Hiệu quả lĩnh vực hoạt động chỉ đánh giá trình độ lợi dụng một nguồn lực cụ thể
theo mục tiêu đã xác định, đó có thé là hiệu quả sử dụng lao động, sử dụng vốn, chi phi
Trang 35Hiệu quả từng lĩnh vực không đại diện cho tính hiệu quả của doanh nghiệp, mà chỉ phản
ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng một nguồn lực cá biệt Phân tích hiệu quả từng lĩnh
vực sẽ giúp doanh nghiệp xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp giúp nâng cao hiệu
quả sử dụng những nguồn lực cá biệt, từ đó đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
Đồng quan điểm với các tác giả Josette Peyrard (2005), Ngô Thế Chi — NguyễnTrọng Cơ (2008), Nguyễn Tắn Bình (2010), Nguyễn Ngọc Tiến (2015), các doanh nghiệp
cần chú trọng đến phân tích khả năng sinh lợi Cụ thé có thé sử dụng 3 chỉ tiêu cụ thểsau đề phân tích hiệu quả tài chính:
Kha năng sinh lời của doanh nghiệp được đánh gia dựa trên các chỉ tiêu sau:
Thứ nhất, £ÿ suất lợi nhuận (ROS): Tỷ lệ này đo lường khả năng sinh lời của công
ty theo ty lệ phan trăm trên tong doanh thu mà công ty giữ được dưới dang lợi nhuận
Nói một cách đơn giản, tỷ suất lợi nhuận cho biết tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu màmột công ty giữ lại dưới dạng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận có nhiều dạng khác nhau,chăng hạn như tỷ suất lợi nhuận gộp và tỷ suất lợi nhuận ròng Công thức xác định tỷ
suất lợi nhuận ROS như sau:
ROS = Lửa
~ DTTrong đó, ROS là tỷ suất lợi nhuận trong kỳ tính toán; Hp là lợi nhuận ròng (lợinhuận sau thuế) bình quân của doanh nghiệp trong kỳ tính toán; DT là doanh thu bình
quân của doanh nghiệp trong kỳ tính toán.
Thứ hai, £ỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA): Tỷ suất lợi nhuận trên tài san thé
hiện khả năng sinh lời của công ty so với tổng tài sản Nói một cách đơn giản, nó cho
biết một công ty có thé tạo ra lợi nhuận tốt như thế nào so với cơ sở tài sản của nó Détính ROA, hãy chia thu nhập ròng của công ty cho tổng tài sản, cụ thể như sau:
ROA = la
~ TTS
Trang 36Trong đó, ROA là tỷ suất lợi nhuận trên tài sản trong kỳ tính toán; ITp là lợi nhuậnròng (lợi nhuận sau thuế) bình quân của doanh nghiệp trong kỳ tính toán; TTS là tổng
tài sản bình quân của doanh nghiệp trong kỳ tính toán.
Thứ ba, ty suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ lệ này cho các bên liên
quan biết mức độ sinh lợi của một công ty dựa trên khả năng tạo ra lợi nhuận Tỷ suất
lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cao cho thấy ban quản lý của công ty đang hoạt động hiệu
quả bằng cách tạo ra thu nhập và tăng trưởng thông qua tài trợ vốn cô phần ROE đượctính bang cách chia thu nhập ròng cho vốn chủ sở hữu, cụ thé như sau:
Tp
ROE = aa
Trong đó, ROE là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của ky tinh toán; Ip làlợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế) bình quân của doanh nghiệp trong kỳ tính toán; V4
là vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ tính toán
Hiệu quả sử dụng vốn thường được làm hai nhóm chỉ tiêu nhỏ, đó là các chỉ tiêu
đánh giá sử dụng vốn dai han và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ngắn han,
cụ thê:
Thứ nhật, sức sinh lời của một dong von dai hạn
BQ Hạ
TypH = yPH
Trong đó, Trưng là sức sinh lời của một đồng vốn dài hạn; II rp là lợi nhuận ròng
trong kỳ tính toán; và V?" là vốn dai hạn bình quân trong kỳ tính toán
Chỉ tiêu này biểu hiện trình độ sử dụng vốn đài hạn hoặc tài sản dài hạn trong kỳ
tính toán, cho biết với một dòng von dài hạn, doanh nghiệp có thể thu về bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Thứ hai, sức sản xuất của một đông von dai hạn:
Sibu = onVPH
Trang 37Trong đó, SÿZ„ là sức sản xuất của một đồng vốn dài han; DT là doanh thu trong
kỳ tính toán; và ƒP! là vốn dai hạn bình quân trong kỳ tính toán
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn dài hạn sẽ đem về bao nhiêu đồng doanh thu
cho doanh nghiệp Giá trị của chỉ tiêu này càng lớn, càng tốt Chỉ tiêu sức sản xuất của
một đồng vốn dài hạn có thể sử dụng để so sánh giữa các doanh nghiệp hoạt động trong
cùng một ngành.
Thứ tư, sức sinh lời của một dong von ngan han
BQ IIp
TynH = yụn
Trong đó, wea là sức sinh lời của một đồng vốn ngắn hạn; Hp là lợi nhuận ròng
trong kỳ tính toán; và ƒ“ là vốn ngắn hạn bình quân trong kỳ tính toán
Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận Chỉtiêu này càng lớn, càng tốt
Thứ năm, số vòng luân chuyển von cho biết vốn ngắn han quay được may vòngtrong kỳ tính toán (thường là trong 1 năm) Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt Công thứcxác định số vòng luân chuyền vốn như sau:
DT
VNH
SỤVNH =
Trong đó, SVYNH là số vòng luân chuyền vốn ngắn han trong thời ky tính toán;
DT là doanh thu bình quân trong kỳ và VN" 1a vốn lưu đình quân trong kỳ tính toán
Chỉ tiêu này biểu hiện trình độ sử dụng vốn dài hạn hoặc tài sản dài hạn trong kytính toán, cho biết với một đồng vốn dài hạn, doanh nghiệp có thể thu về bao nhiêu đồng
lợi nhuận.
Hiệu quả sử dụng chỉ phí được phản ánh bởi một số chỉ tiêu như sau:
Thứ nhất, hiệu suất sử dụng chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ tạo
ra được bao nhiêu đồng doanh thu Chỉ tiêu này càng cao, càng tốt Khi doanh nghiệp sửdụng tiết kiệm chỉ phí nhưng vẫn thu được lợi nhuận cao, hiệu suất sử dụng chi phi sé
Trang 38cao Chỉ tiêu này có ý nghĩa khuyến khích doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sử dụngtiết kiệm dé giảm chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, kinh doanh Công thức xác địnhhiệu suất sử dụng chi phí như sau:
DT TCP
Trong đó, HC? là hiệu suất sử dụng chi phí; DT là doanh thu thuần trong kỳ tính
HeP =
toán; TCP là tổng chi phí bình quân của doanh nghiệp trong kỳ tính toán
Chỉ tiêu thứ hai được sử dụng dé đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí là /j suất lợinhuận chỉ phí Chỉ tiêu này được giải thích là với mỗi đồng chỉ phí bỏ ra trong kỳ, doanhnghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận chi phí của công ty càng
cao càng tốt Công thức xác định như sau:
la
TCP
Trong đó, TS°? là tỷ suất lợi nhuận chi phí trong kỳ tính toán; Ip là lợi nhuận
TSeP =
rong trong kỳ tính toán; TCP là tổng chi phí bình quân trong kỳ tinh toán
Hiệu quả sử dụng lao động được biểu hiện tập trung ở một số chỉ tiêu sau:
Đầu tiên là sức sinh lời bình quân của lao động Chỉ tiêu này thường được sửdụng dé đánh giá tính hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp Nó cho biết mỗilao động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong thời kỳ tính toán Giá trị của chỉ tiêu nàycàng lớn, càng tốt
Công thức xác định sức sinh lời bình quân của lao động cụ thé như sau:
BQ _ Hạ
Tp = LP9
Trong đó:
The là lợi nhuận ròng bình quân do một lao động tạo ra trong ky tính toán
-_ lạ là lợi nhuận ròng thu được trong ky tính toán
- 15 là số lao động bình quân của kỳ tính toán
Trang 39Thứ hai là năng suất lao động bình quân Năng suất lao động bình quân cho biếtsức sản xuất của một lao động trong một thời kỳ nhất định Chỉ tiêu này có thể tính bằngđơn vi hiện vật hoặc đơn vi giá trị Công thức xác định năng suất lao động bình quân như
sau:
BQ _
NSip = rạp
Trong do:
- nspe là năng suất lao động bình quân cua kỳ tinh toán
- K là kết quả của kỳ tính toán đo bằng đơn vị hiện vật hay giá tri
- 152 là số lao động bình quân của kỳ tính toán
Khả năng thanh toán được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau:
Đầu tiên là chi số khả năng thanh toán hiện hành Đây là chỉ tiêu đo lường khả
năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ nguồn tài sản ngắn hạn của công ty Dé dam
bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, chỉ tiêu này phải lớn hon 1 Trong
trường hợp chỉ tiêu này nhỏ hon 1, có thé doanh nghiệp đang bị mat cân đối, rủi ro mat
khả năng thanh toán cao Tùy vào từng ngành khác nhau, nếu hệ số này vào khoảng 1 —
2 lần cho thay khả năng thanh khoản tốt của doanh nghiệp Chỉ tiêu này có thé được tính
từ thông tin trên bảng cân đối kế toán, công thức xác định chỉ số khả năng thanh toán
hiện hành như sau:
Trang 40tiền nhanh nhất) hay có thé hiểu đây là chỉ số đánh giá khả năng thanh lý nhanh các tàisản của doanh nghiệp trong việc trả các khoản nợ ngắn hạn Chỉ tiêu này không nhấtthiết phải lớn hơn 1, tuy nhiên nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thể hiện khả năng thanh toán
của doanh nghiệp là rất tốt Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức sau đây:
TSyy — Tp
Ty =—————
N NH
Trong đó, Ty là chỉ số khả năng thanh toán nhanh; TSy, là tài sản ngăn hạn của
doanh nghiệp trong kỳ tính toán; TKp là tồn kho ròng của doanh nghiệp và Nyy là nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ tính toán
1.2.5 Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1.2.5.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp
Nguồn nhân lực: Trong sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động có thể sáng tạo
ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng
cao hiệu quả kinh doanh Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm moi VỚI
kiểu đáng phù hợp với cầu của người tiêu dùng, đồng thời nghiên cứu sử dụng vật liệu
mới thay thế các vật liệu truyền thống đang ngày càng đắt đỏ do khan hiếm Lao động
của con người còn có thê sáng tạo ra cách thức làm ăn mới rút ngắn chu kỳ kinh doanh,
giảm thiểu sử dụng nguồn luc , lực lượng lao động tác động trực tiếp năng suất lao
động, đến trình độ sử dụng các nguồn lực khác nên tác động trực tiếp và quyết định hiệu
quả kinh doanh.
Công nghệ kỹ thuật và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Công nghệ quyết định năng
suất lao động và chất lượng sản pham Công nghệ kỹ thuật phát trién nhanh chóng, chu
kỳ công nghệ ngày càng ngắn hơn và tính chất ngày càng hiện đại hơn Doanh nghiệpphải tìm ra giải pháp đầu tư đúng đắn, chuyển giao công nghệ phù hợp với trình độ tiêntiến của thé giới, bồi dưỡng và dao tạo lực lượng lao động làm chủ được công nghệ kỹthuật hiện đại để tiến tới chỗ ứng dụng kỹ thuật ngày càng tiên tiến, sáng tạo công nghệ
kỹ thuật mới , làm cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh.