1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam

85 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 85
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Lịch sử hình thành phát triển (4)
  • 1.2. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh (9)
  • 1.3. Đặc điểm tổ chức quản lý (11)
  • 1.4. Đặc điểm hoạt động kế toán (12)
    • 1.4.1. Tổ chức nhân sự phòng kế toán tại Tổng công ty (13)
    • 1.4.2. Đặc điểm và hình thức tổ chức sổ kế toán (15)
    • 1.4.3. Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán (17)
    • 1.4.4. Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu (18)
  • PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM (20)
    • 2.1. Những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty (21)
      • 2.1.1. Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu (21)
      • 2.1.2. Thanh toán (25)
      • 2.1.3. Nguyên tắc hạch toán ngoại tệ (26)
    • 2.2. Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty (28)
      • 2.2.1. Hạch toán xuất khẩu trực tiếp (28)
        • 2.2.1.1. Chứng từ sử dụng (29)
        • 2.2.1.2. Phương pháp hạch toán (34)
        • 2.2.1.3. Phương pháp ghi sổ (36)
      • 2.2.2. Hạch toán xuất khẩu uỷ thác (52)
        • 2.2.2.1. Chứng từ sử dụng (52)
        • 2.2.2.2. Phương pháp hạch toán (57)
    • 2.3. Hạch toán thuế liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu (69)
      • 2.3.1. Thuế GTGT (69)
      • 2.3.2. Thuế xuất khẩu (72)
      • 2.4.1. Theo dõi chi tiết lãi gộp (72)
      • 2.4.2. Xác định kết quả kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu (73)
  • PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM (75)
    • 1. Ưu điểm (76)
    • 2. Nhược điểm và phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty.................................................................................................................74 KẾT LUẬN (77)

Nội dung

Lịch sử hình thành phát triển

Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp 1 là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương Mại được thành lập từ năm 1981 theo Quyết định số 1365/TCCB của Bộ Ngoại Thương (nay là Bộ Thương Mại), sau được thành lập lại theo luật Doanh nghiệp bằng Quyết định 340TM/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương Mại.

Vào năm 2006, Công ty được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam theo Quyết định số 3014/QĐ-BTM ngày 6/12/2005 về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I thành Công ty Cổ phần Xuât nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam và Quyết định số 0417/QĐ- BTM ngày 02/3/2006 của Bộ Thương Mại về việc điều chỉnh bổ sung Quyết định số 3014/QĐ-BTM.

Thời kỳ đầu thành lập, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam (viết tắt là Generalexim) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu nhưng sau đó đã nhanh chóng chuyển sang công ty kinh doanh đa ngành nghề, trong đó xuất nhập khẩu chiếm khoảng 85% doanh thu và lợi nhuận hàng năm

Quá trình phát triển của Công ty trải qua các giai đoạn sau:

- Giai đoạn 1981-1985: là giai đoạn tìm hướng đi phù hợp Đây là giai đoạn khó khăn nhất trong quá trình phát triển với số vốn ít ỏi nhà nước cấp ban đầu là 139.000VNĐ và đội ngũ cán bộ công nhân viên có 50 người trình độ còn hạn chế.

Uy tín của công ty trên thị trường chưa được khẳng định Công ty đã khắc phục khó khăn trước mắt bằng cách nghiên cứu đề ra các phương thức kinh doanh, mở tài khoản, lập quỹ hàng hóa, đào tạo cán bộ,…

- Giai đoạn 1986-1995: giai đoạn từng bước khắc phục khó khăn Công ty phát triển trong điều kiện tình hình kinh tế chính trị thế giới có nhiều biến động với bước ngoặt lớn về tổ chức: thay đổi Tổng Giám đốc công ty và Bộ Thương mại ra quyết định sáp nhập công ty Promexim vào Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp I.

- Giai đoạn 1995-2005: Công ty đưa vào hoạt động một xí nghiệp may mặc xuất khẩu tại Đoạn Xá, Hải Phòng và liên kết chế biến sản phẩm gỗ xuất khẩu Năm

1997 công ty đạt kim ngạch xuất khẩu lên đến 78.4triệu USD Công ty phát triển các dịch vụ thuê kho, bãi, xe,… mở mang thêm dịch vụ thương mại như tạm nhập tái xuất, giao nhận, chia lẻ hàng nhập khẩu bán đại lý, lắp ráp xe máy,…

- Từ năm 2005 đến nay: Công ty tiến hành cổ phần hóa tháng 5/2006 Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam đã thu hút nhiều nhà đầu tư tổ chức có uy tín tham gia đầu tư vốn như: VinaCapital, Ngân hàng TMCP Quân đội Kinh doanh thương mại - xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, bất động sản, chế biến khoáng sản, dịch vụ giao nhận là những lĩnh vực Generalexim có thế mạnh và được thị trường đánh giá cao.

* Các lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty:

- Xuất khẩu: Các sản phẩm nông sản; các sản phẩm gỗ; hàng may mặc; hàng công nghiệp nhẹ; khoáng sản; hàng thủ công mỹ nghệ,

- Nhập khẩu: Thiết bị công nghiệp, máy móc, phân bón, phương tiện vận tải, nguyên vật liệu cho các ngành sản xuất và xây dựng, các loại hoá chất, hàng tiêu dùng

2/ Sản xuất: Xí nghiệp gia công hàng may mặc xuất khẩu tại Hải Phòng 3/ Dịch vụ: Làm đại lý mua/bán hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước; cho thuê văn phòng, kho hàng tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và Tp.Hồ Chí Minh; XNK uỷ thác, các dịch vụ về thương mại, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu, tạm nhập tái xuất

4/ Hoạt động Tài chính, Liên doanh - Liên kết

+ Đối tác chiến lược của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EXIMBANK)

+ Hoạt động đầu tư tài chính

+ Công ty cổ phần Bất động sản Tổng hợp 1 (G-Land)

+ Hợp tác chiến lược với BeeLogistic thành lập Công ty cổ phần Giải pháp phân phối BEEGEN

+ Cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Khoáng sản ML Quảng Ngãi

Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011968 đăng ký lần thứ 3 ngày 06/9/2007 do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 6/9/2007 ngành, nghề kinh doanh của Công ty là:

- Kinh doanh nông, lâm, thủy hải sản, khoáng sản, hàng thủ công mỹ nghệ, hàng tạp phẩm, hàng công nghiệp, hàng gia công chế biến trong nước và nhập khẩu, các sản phẩm dệt may (Trừ loại Nhà nước cấm);

- Kinh doanh máy móc thiết bị, nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất, vật liệu xây dựng, hóa chất Nhà nước không cấm, phương tiện vận tải;

- Kinh doanh thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy hải sản, hóa chất và giống phục vụ nuôi trồng thủy hải sản, cây giống phục vụ nông nghiệp, phân bón, trang thiết bị y tế, dụng cụ dùng trong ngành y-dược (Trừ hóa chất Nhà nước cấm);

- Kinh doanh thiết bị văn phòng, tạp phẩm, hóa chất tẩy rửa (Trừ hóa chất nhà nước cấm), mỹ phẩm (Trừ loại mỹ phẩm có hại cho sức khỏe con người), đồ gia dụng, điện máy, điện tử, điện lạnh, rươu, bia, nước giải khát (Không bao gồm kinh doan quán ba);

Đặc điểm kinh doanh và tổ chức kinh doanh

Bộ máy sản xuất kinh doanh của công ty gồm có 7 phòng ban (dưới cấp phòng không còn bộ phận nào nhỏ hơn trực tiếp kinh doanh):

- Phòng kinh doanh 1: Chuyên về làm hàng nhập khẩu (chủ yếu mặt hàng thép, xe máy, ô tô tải)

- Phòng kinh doanh 2: Chuyên về làm hàng xuất khẩu (chủ yếu kinh doanh xuất khẩu mặt hàng hạt tiêu)

- Phòng kinh doanh 3: Gia công may mặc

- Phòng kinh doanh 4: Xuất khẩu chủ yếu mặt hàng hạt điều

- Phòng kinh doanh 5: Xuất khẩu chủ yếu mặt hàng cà phê, gạo

- Phòng kinh doanh 6: Nhập khẩu và xuất khẩu (chủ yếu mặt hàng điện thoại di động, thiết bị điện)

- Phòng kinh doanh 7: Làm dịch vụ, thuê kho, thuê cửa hàng, thuê văn phòng làm việc.

Mặc dù các bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty có sự phân chia lĩnh vực kinh doanh nhưng Tổng công ty vẫn khuyến khích các phòng ban làm xuất nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ, khai thác và tìm thị trường của các ngành đem lại kim ngạch và lợi nhuận cho Phòng và Công ty Biện pháp này sẽ phát huy được khả năng tiềm ẩn của mỗi cá nhân cũng như các phòng ban đóng góp cho sự phát triển của Công ty.

Các phòng kinh doanh có nghĩa vụ tìm kiếm thị trường, khách hàng, nguồn hàng, đối tác kinh doanh để đem lại nguồn lợi nhuận cho Công ty Trong quá trình kinh doanh, các cán bộ kinh doanh có nghĩa vụ phải đảm bảo hoạt động kinh doanh của phòng mình đúng pháp luật và đầy đủ các thủ tục giấy tờ cần thiết theo quy định để nộp cho phòng kế toán Khi hoạt động kinh doanh có lãi, cán bộ kinh doanh sẽ được Công ty cho hưởng phần trăm trên số lợi nhuận đem lại cho Công ty

Sơ đồ về tổ chức bộ máy kinh doanh

Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc, các đơn vị liên doanh liên kết hoạt động độc lập, không trực thuộc phòng kinh doanh của Tổng công ty, mà chịu sự chỉ đạo, giám sát của Ban Tổng Giám đốc Phòng kế toán Tổng công ty hỗ trợ giám sát các đơn vị này, lập báo cáo để cung cấp thông tin cho Ban Tổng giám đốc nắm rõ tình hình của các chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc, các đơn vị liên doanh liên kết đểBan Tổng giám đốc có biện pháp quản lý, tác động phù hợp.

Đặc điểm tổ chức quản lý

Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định các vấn đề có liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty như giải pháp triển thị trường, thay đổi cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý, chiến lược phát triển của công ty,…

Ban Tổng Giám đốc điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.

Ban kiểm soát thực hiện việc kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính,… thường xuyên thông báo với hội đồng quản trị để báo cáo với đại hội đồng cổ đông.

Các phòng ban chức năng gồm có Phòng tổng hợp, Phòng quản lý hành chính, Phòng tổ chức cán bộ, Phòng kế toán - tài vụ.

- Phòng tổng hợp: tổng hợp tình hình thị trường, giá cả trong nước và trên thế giới, theo dõi pháp chế luật và dưới luật, quy định xuất nhập khẩu, thuế, hải quan, thống kê các số liệu theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc và các phòng ban,lên kế hoạch trình giám đốc.

- Phòng quản lý hành chính: theo dõi, sửa chữa, mua sắm các thiết bị phục vụ công tác của công ty, thực hiện các nhiệm vụ do Ban Tổng Giám đốc giao phó, nhận các loại giấy tờ công văn đến, theo dõi tình hình hoạt động thường nhật của công ty, giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính sự nghiệp.

- Phòng tổ chức cán bộ: nắm toàn bộ nhân lực của công ty, tham mưu cho Tổng Giám đốc khâu tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên, sắp xếp bố trí lao động cho phù hợp với mục tiêu kinh doanh, đồng thời tổ chức giám sát, theo dõi về lao động - tiền lương.

Các chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc cũng như các đơn vị liên doanh liên kết trực thuộc Ban Tổng Giám đốc.

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

Đặc điểm hoạt động kế toán

Tổ chức nhân sự phòng kế toán tại Tổng công ty

Phòng kế toán có 12 nhân viên: 01 trưởng phòng, 01 phó phòng và 10 cán bộ kế toán.

Chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, Hội đồng quản trị của Công ty và pháp luật về các hoạt động tài chính, kế toán đảm bảo việc thực hiện đúng luật, đúng chính sách chế độ Nhà nước và Công ty quy định; Chịu trách nhiệm quản lý vốn và tài sản của Công ty; Quan hệ với đối tác và các cơ quan hữu quan; Tham mưu cho lãnh đạo; Quản lý tổng hợp công tác của phòng kế toán tài chính; Kiểm tra các phương án sản xuất kinh doanh của các phòng, ban, chi nhánh, xí nghiệp và lập kế hoạch vay vốn, bảo lãnh vay cho các chi nhánh Tổng kết, đánh giá các dịch vụ đã thực hiện; Có trách nhiệm quản lý phần vốn góp liên doanh.

2/ Phó phòng: Phụ trách tổng hợp về thuế, kiểm tra đôn đốc các bộ phận kế toán, giải quyết các vướng mắc.

Theo dõi chi tiết các tài khoản: 223, 243, 347, 3333, 33312, 3334, 3335,

3 Kế toán 1: kế toán quản trị và kế hoạch tài chính

Theo dõi chi tiết các tài khoản: 418, 419, 431, 222.

4/ Kế toán 2: theo dõi phần hành kế toán XDCB và quản lý các chi nhánh Theo dõi chi tiết các tài khoản: 136, 336, 337, 241, 441, 222.

5/ Kế toán 3: kế toán thuế

Theo dõi chi tiết tài khoản: 133

- Viết hoá đơn, phiếu xuất, nhập kho Thường xuyên đôn đốc các phòng nghiệp vụ viết hoá đơn, phiếu nhập xuất kho kịp thời.

- Hàng tháng lập Báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn Cuối năm lập các báo cáo quyết toán sử dụng hoá đơn.

7/ Kế toán 5: kế toán hàng hoá

Theo dõi chi tiết các tài khoản: 151, 1561, 1562, 157, 159, 632, 002, 003,

8/ Kế toán 6: kế toán công nợ phải thu

Theo dõi chi tiết các tài khoản: 131, 1388, 139, 004, 515, 711.

9/ Kế toán 7: kế toán chi phí và tài sản

Phụ trách chi tiết các tài khoản: 142, 153, 211, 212, 213, 214, 217, 242,

10/ Kế toán 8: kế toán tiền mặt

Theo dõi chi tiết các tài khoản: 111, 141, 3388, 343

11/ Kế toán 9: Kế toán tiền gửi Ngân hàng đồng VN

Theo dõi tất cả các tiền gửi VNĐ của công ty tại các ngân hàng thương mại mà công ty giao dịch.

Theo dõi chi tiết các tài khoản: 1121, 121, 1281, 1288, 129, 144, 228, 229,

12/ Kế toán 10: kế toán tiền gửi ngân hàng đồng ngoại tệ

Theo dõi chi tiết các tài khoản: 1122, 1281, 1288, 144, 228, 229, 244, 311,

* Các bộ phận kế toán tại các đơn vị trực thuộc: phải mở sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng công tác kế toán các phần hành từ giai đoạn hạch toán ban đầu đến giai đoạn lập báo cáo kế toán lên kế toán trung tâm.

Sơ đồ về tổ chức bộ máy kế toán

Phó phòng kế toán Trưởng kế toán

Kế toán quản trị và kế

Kế toán XDCB và quản lý

Kế toán TGNH đồng ngoại

Kế toán TGNH đồng VN

Kế toán chi phí và

Kế toán quản lý hóa

Kế toán công nợ phải

Đặc điểm và hình thức tổ chức sổ kế toán

Hiện tại, công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký chung Hàng ngày, dựa vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi theo trình tự thời gian trên sổ Nhật ký chung Số liệu từ Nhật ký chung sẽ được nhấc chuyển đi vào Sổ cái các tài khoản có liên quan Đối với các đối tượng có số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh lớn, thường xuyên thì kế toán có thể mở các nhật ký đặc biệt như nhật ký thu tiền, nhật ký chi tiền, nhật ký bán hàng, nhật ký mua hàng Nếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh cần theo dõi chi tiết thì phải ghi thêm vào các sổ, thẻ kế toán chi tiết Trường hợp đơn vị có mở các sổ nhật ký đặc biệt thì hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn cứ ghi sổ, ghi nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các sổ nhật ký đặc biệt có liên quan Định kỳ (3, 5, 10 ngày) hoặc cuối tháng, tùy theo khối lượng nghiệp vụ phát sinh, tổng hợp từng sổ nhật ký đặc biệt, lấy số liệu ghi vào các tài khoản phù hợp trên sổ cái, sau khi đã loại trừ số trùng lắp do một nghiệp vụ được ghi đồng thời vào nhiều sổ nhật ký đặc biệt Cuối tháng, cuối quý, cuối năm, cộng số liệu trên sổ cái, lập bảng cân đối số dư và số phát sinh Sau khi kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính Nguyên tắc chung là tổng số phát sinh Nợ và tổng phát sinh Có trên bảng cân đối số dư và số phát sinh phải bằng tổng tiền đã ghi trên sổ nhật ký chung (hoặc sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt sau khi đã loại trừ số trùng lắp trên các sổ nhật ký đặc biệt) cùng kỳ.

Công ty đang áp dụng chương trình phần mềm kế toán máy Fast Accounting để phục vụ công tác hạch toán kế toán.

+ Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc, nhân viên kế toán tiến hành phân loại, kiểm tra và mã hoá các thông tin kế toán bao gồm: mã hoá chứng từ, mã hoá tài khoản và mã hoá các đối tượng kế toán.

+ Các chứng từ đã được mã hoá sẽ được nhập vào cơ sở dữ liệu dựa theo chương trình nhập liệu của máy tính.

+ Khi cơ sở dữ liệu đã có đầu đủ các thông tin, máy tính có thể tự động truy xuất số liệu theo chương trình kế toán cài đặt để vào sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ kế toán chi tiết theo từng đối tượng được mã hoá và số liệu trên các báo cáo đến thời điểm nhập liệu.

+ Cuối tháng, kế toán tiến hành lập bảng cân đối thử và các bút toán phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh, khóa sổ kế toán Sau đó, in bảng biểu, sổ kế toán tổng hợp, chi tiết và các báo cáo.

Sơ đồ về quá trình ghi sổ kế toán tại doanh nghiệp

Ghi hàng ngàyGhi hàng tháng Đối chiếu

Đặc điểm vận dụng chế độ chính sách kế toán

Cơ sở để vận dụng chế độ chính sách kế toán của công ty áp dụng theo Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính.

* Hệ thống tài khoản được công ty sử dụng: Công ty sử dụng đầy đủ các tài khoản loại 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và các tài khoản ngoài bảng Các tài khoản được theo dõi chi tiết theo từng khách hàng.

* Tổ chức chế độ chứng từ kế toán được áp dụng theo quyết định 15 Chứng từ của công ty được lập trên máy tính theo đúng mẫu quy định của Nhà nước Hóa đơn GTGT mua từ cơ quan thuế Các chứng từ đều đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, hợp lệ, phản ánh trung thực nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán.

- Báo cáo tài chính được lập và trình bày phù hợp với các Chuẩn mực và Chế độ kế toán Việt Nam: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01b-DN), Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu số B01b-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03b-DN), Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).

Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp

Bảng cân đối SPSBáo cáo kế toán

Các báo cáo tài chính được lập theo quý và theo năm Lập theo quý để phục vụ cho việc tính thuế TNDN tạm tính phải nộp trong kỳ, gửi cho các ngân hàng thương mại làm hạn mức tín dụng, phục vụ cho các báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính toàn công ty trong từng thời kỳ Các báo cáo này được lưu tại các đơn vị trực thuộc, văn phòng tổng công ty và được dùng để báo cáo trước toàn công ty.

- Báo cáo quản trị: được công ty lập 2 năm một lần để báo cáo cấp lãnh đạo cao nhất.Báo cáo quản trị mà công ty lập gồm có Bảng cân đối tài chính cho nhiều kỳ, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho nhiều kỳ, Báo cáo tình hình tăng giảm các quỹ của Công ty, Báo cáo dòng tiền cho nhiều kỳ, Báo cáo phân tích tài chính, Báo cáo quản trị công nợ phải thu, phải trả theo hoá đơn, theo thời hạn thanh toán và theo khách hàng, nhà cung cấp, Báo cáo tổng hợp hàng nhập xuất, Bảng tổng hợp chi phí theo khoản mục, vụ việc, hợp đồng.

* Các chế độ chính sách kế toán khác:

- Niên độ kế toán: kỳ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 năm dương lịch.

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với tỷ lệ khấu hao theo Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính.

- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính thuế GTGT: phương pháp khấu trừ

Đặc điểm một số phần hành kế toán chủ yếu

- Các chứng từ: bảng chấm công, bảng hệ số lương, bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội.

- Sổ kế toán: Nhật ký chung, Sổ cái (TK 334, 335, 338), Sổ chi tiết (TK 334,

335), Sổ tổng hợp chi tiết (TK 334, 335, 338).

Sơ đồ luân chuyển số liệu kế toán

Bảng chấm công, Bảng hệ số lương, Bảng thanh toán tiền lương và bảo hiểm xã hội

Ghi hàng tháng Đối chiếu

- Các chứng từ: Biên bản giao, nhận TSCĐ, Các bản sao tài liệu kỹ thuật, hóa đơn, Giấy vận chuyển bốc dỡ, Thẻ TSCĐ, Biên bản thanh lý, Biên bản đánh giá lại, Bảng tính và phân bổ khấu hao.

- Sổ kế toán: Sổ Nhật ký chung, Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng, Sổ TSCĐ dùng chung cho toàn DN, Nhật ký sổ cái TK 211, 212, 213, 217, 214, 241.

Sơ đồ luân chuyển số liệu kế toán

Biên bản giao, Biên bản thanh lý TSCĐ,

Biên bản đánh giá lại

Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng

Sổ TSCĐ dùng chung cho toàn doanh nghiệp

* Kế toán tiêu thụ hàng hóa

- Các chứng từ sử dụng: Phiếu xuất kho, Hợp đồng gửi hàng hóa, Biên bản giao nhận hàng hóa, Lệnh xuất hàng điều chuyển nội bộ, Tờ trình giám đốc, Tờ khai hàng hóa xuất khẩu, Hợp đồng mua bán hàng xuất khẩu, Hợp đồng nguyên tắc về gửi hàng, Bảo lãnh thanh toán, Văn bản xác nhận bàn giao hàng hóa, Biên lai thuế xuất khẩu, Hợp đồng thuê kho và gửi hàng hóa, Giấy đề nghị, Giấy ủy quyền, Hợp đồng kinh tế, Hóa đơn giá trị gia tăng…

- Sổ kế toán: Sổ Nhật ký chung, Sổ cái (TK 511, 512, 515, 711, 632, 635,

811, 641, 642, 421, 911), Sổ chi tiết giá vốn, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ tổng hợp chi tiết.

Sơ đồ luân chuyển số liệu kế toán

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM

Những vấn đề liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá tại công ty

2.1.1 Quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu

* Quy trình thực hiện một hợp đồng xuất khẩu trực tiếp như sau:

- Ký hợp đồng xuất khẩu: Công ty gửi thư chào hàng tới những công ty, những nước có nhu cầu nhập hàng Khi nhận được đơn đặt hàng, dựa trên cơ sở những thoả thuận giữa hai bên, hai bên sẽ ký kết hợp đồng xuất khẩu

- Xin giấy phép xuất khẩu: Để có đủ điều kiện pháp lý để được phép xuất khẩu thì cán bộ phòng kinh doanh phải xin giấy phép xuất khẩu tại Bộ Thương mại.

- Chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu: giai đoạn này gồm 3 công đoạn là thu gom hàng hoá, đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu hàng hoá Nguồn hàng mà công ty thu mua để phục vụ xuất khẩu chủ yếu là thu mua trong nước ở các địa phương Quá trình thu mua có thể thực hiện theo hai hình thức là thu mua trực tiếp (trực tiếp khai thác, tổ chức giao nhận hàng hoá, và mua hàng tại địa điểm bán) và đặt hàng gia công (đặt nhà cung cấp gia công theo mẫu mã chất lượng quy định trong hợp đồng). Trước khi thu mua, cán bộ phòng kinh doanh phải kiểm tra số lượng, chất lượng, quy cách, phẩm cấp hàng hoá xem có đúng với hợp đồng đã ký kết hay không Sau khi thu mua hàng, công ty có thể nhập kho hoặc xuất khẩu thẳng cho khách hàng

- Thuê tàu lưu cước: Thông thường, do những hạn chế về kỹ thuật, kinh tế và kinh nghiệm trong quá trình xuất khẩu hàng hoá, để tránh những rủi ro, tổn thất trong quá trình vận chuyển, công ty thường sử dụng giá FOB Khi giao hàng lên tàu, công ty sẽ nhận hoá đơn giao hàng lên tàu Công ty lập một bộ hoá đơn thanh toán chuyển tiền cho ngân hàng để hoàn tất quá trình thanh toán Trong trường hợp sử dụng giá CIF thì công ty thường uỷ thác việc thuê tàu cho một công ty vận tải thuê tàu Việc thuê tàu lưu cước dựa trên cơ sở những đặc điểm của hàng hoá xuất khẩu, điều kiện vận tải, và những điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu hàng hoá.

- Kiểm nghiệm hàng hoá: với phương châm uy tín là hàng đầu, công ty rất chú trọng việc kiểm nghiệm hàng hoá Mặc dù khi thu mua, cán bộ phòng kinh doanh đã tiến hành kiểm tra số lượng và chất lượng,… hàng hoá nhưng trước khi hàng hoá được đưa lên tầu để xuất khẩu, công ty tiến hành kiểm định hàng hoá một lần nữa (về chất lượng, khối lượng, bao bì của hàng hoá…) để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình xuất khẩu ra nước ngoài.

- Mua bảo hiểm cho loại hàng hoá xuất khẩu: công ty mua bảo hiểm thông qua hợp đồng bảo hiểm Có hai loại hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao.

- Làm thủ tục hải quan: khai báo hải quan, xuất trình hàng hoá và nộp thuế, thực hiện các yêu cầu của hải quan.

- Giao hàng lên tàu: lập bảng đăng ký, xuất trình đăng ký chuyên chở cho người vận tải, trao đổi với các cơ quan điều độ cảng đẻ nắm rõ thời gian giao hàng. Công ty gửi bộ chứng từ cho khách hàng bao gồm: hoá đơn thương mại, vận đơn, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận chất lượng, phiếu đóng gói,…

- Làm thủ tục thanh toán: công ty cần chú ý tới thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán, tiền tệ thanh toán, tỷ giá hối đoái, điều kiện đảm bảo hối đoái.

- Thanh lý hợp đồng và khiếu nại (nếu có).

Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hoá trực tiếp

* Nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá: Với trường hợp Công ty nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá thì công đoạn thu mua hàng hoá sẽ không được thực hiện nữa mà Công ty chỉ trực tiếp nhận hàng từ đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu Khi nhận được tiền hàng thanh toán từ phía khách hàng, công ty sẽ lấy số tiền này trừ đi phần hoa hồng mà mình được hưởng, và trừ đi các khoản phí, khoản thuế mà công ty đã nộp hộ cho bên giao uỷ thác, số còn lại sẽ thanh toán cho bên giao uỷ thác Như vậy, sau

Ký hợp đồng xuất khẩu

Xin giấy phép xuất khẩu

Thuê tàu lưu cước Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Kiểm nghiệm hàng hoá xuất khẩu

Thanh lý hợp đồng và khiếu nại

Làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục thanh toán

Ký hợp đồng xuất khẩu

Xin giấy phép xuất khẩu

Thuê tàu lưu cước Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Kiểm nghiệm hàng hoá xuất khẩu

Thanh lý hợp đồng và khiếu nại

Làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục thanh toán khi nhận uỷ thác và tiến hành xuất khẩu, công ty sẽ được hưởng tỷ lệ hoa hồng dịch vụ uỷ thác tuỳ theo mức độ và giá trị của hợp đồng và khoản này được ghi nhận như một khoản doanh thu bán hàng Đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu cho công ty thường là đơn vị có hàng hoá, có vốn nhưng không có khách ngoại (đầu ra); hoặc không có quyền trực tiếp xuất khẩu; hoặc có hàng hoá, có khách ngoại nhưng lại không đủ vốn để thực hiện xuất khẩu hàng hoá nên phải nhờ vốn của công ty Vì những lý do đó mà họ không đủ điều kiện để tiến hành xuất khẩu trực tiếp

Sơ đồ nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá

Ký hợp đồng xuất khẩu (hợp đồng XKUT và hợp đồng ngoại) Xin giấy phép xuất khẩu

Kiểm nghiệm hàng hoá xuất khẩu

Thanh lý hợp đồng và khiếu nại

Làm thủ tục hải quan

Làm thủ tục thanh toán

- Loại tiền tệ thanh toán: đồng tiền sử dụng trong thanh toán của Công ty là USD và EUR vì đây là hai loại ngoại tệ mạnh, phổ biến trong giao dịch quốc tế, tương đối an toàn và ít rủi ro.

- Địa điểm thanh toán: Công ty thường thoả thuận với bạn hàng chọn địa điểm thanh toán qua Vietcombank hoặc Vietnam Eximbank (Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam), hoặc Ngân hàng ANZ, Ngân hàng Nông nghiệp

Hà Nội chi nhánh Hoàng Mai

- Thời gian thanh toán: Tuỳ từng bạn hàng mà Công ty áp dụng linh hoạt thời gian thanh toán Với những khách hàng quen biết và đã làm ăn lâu dài thì công ty áp dụng phương thức thanh toán sau Còn đối với những khách hàng ít giao dịch thì Công ty áp dụng phương thức trả tiền trước hoặc trả tiền ngay.

- Phương thức thanh toán: Công ty sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau tuỳ vào điều kiện và sự thoả thuận với khách hàng Có thể là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, phương pháp chuyển tiền bằng điện, phương thức thư tín dụng,…

+ Phương thức chuyển tiền: người nhập khẩu yêu cầu Ngân hàng chuyển một số tiền cho Công ty (người xuất khẩu) hưởng Ngân hàng thực hiện việc uỷ nhiệm này nhờ vào Ngân hàng đại lý của mình ở Việt Nam (người xuất khẩu) Việc chuyển tiền có thể thực hiện bằng điện TT hoặc bằng thư MT.

Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty

2.2.1 Hạch toán xuất khẩu trực tiếp

Thông thường, cán bộ phòng kinh doanh tìm kiếm các hợp đồng với khách ngoại thông qua các thư chào hàng gửi ra nước ngoài Khi đã tìm kiếm được khách hàng (nhận được đơn đặt hàng của khách ngoại), phòng kinh doanh lập phương án kinh doanh trình lên Ban Giám đốc sau khi đã tìm hiểu thị trường trong nước, xem xét kỹ lưỡng về giá cả, chất lượng hàng hoá Phương án kinh doanh có thể là cử cán bộ phòng kinh doanh trực tiếp xuống các địa phương, đơn vị, tổ chức kinh tế có nguồn hàng xuất khẩu; hoặc Công ty mua hàng theo phương thức đặt hàng, phương thức gia công hàng xuất khẩu Sau khi xem xét kỹ lưỡng các phương án được đề xuất, Ban Giám đóc sẽ lựa chọn phương án kinh doanh phù hợp và có hiệu quả nhất, đem lại lợi nhuận cao cũng như việc đảm bảo uy tín với khách hàng Trên cơ sở đó cũng như căn cứ vào sự thoả thuận giữa hai bên, Công ty ký kết hợp đồng với khách ngoại Phòng kinh doanh thu thập các chứng từ cần thiết như làm bộ Hồ sơ hải quan, bộ chứng từ hàng hoá xuất khẩu để hoàn tất thủ tục xuất khẩu hàng hoá. Thủ tục được hoàn tất thì hàng được chuyển ra cảng Khi cơ quan hải quan xác định thủ tục xuất khẩu đã hoàn tất thì hàng được chuyển giao cho khách hàng Hàng chuyển giao xong, đã được xác định là xuất khẩu thì cán bộ phòng kinh doanh sẽ nộp các chứng từ hàng hoá xuất khẩu trực tiếp cho Phòng Kế toán công ty Phòng

Kế toán sẽ kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của chứng từ rồi đưa chứng từ vào sử dụng trong công tác kế toán

Theo đúng quy trình đó mà có các chứng từ sử dụng cũng như cách thức hạch toán cho hoạt động xuất khẩu tương ứng.

* Đối với nghiệp vụ thu mua hàng hoá để xuất khẩu thì chứng từ mà Công ty sử dụng là Đề nghị mua hàng hoá, Giấy đề nghị tạm ứng, Hợp đồng nội thu mua hàng hoá, Phiếu nhập kho, Phiếu chi, Hoá đơn giá trị gia tăng,…

* Đối với nghiệp vụ bán hàng xuất khẩu: có hai bộ chứng từ:

- Bộ chứng từ xuất khẩu: Giấy chứng nhận số lượng, chất lượng hàng hoá (Certificate of Quantity, Quantity), Tờ khai hàng hoá xuất khẩu hải quan, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (Certificate of Origin), Vận đơn đường hàng không hoặc đường biển (Bill of Lading), Hoá đơn thương mại (Comercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing List).

- Chứng từ kế toán: Hoá đơn GTGT (liên 2) do bên bán hàng hoá đầu vào cho Công ty lập, Hợp đồng kinh tế ký với khách ngoại, Hoá đơn GTGT về hàng xuất khẩu do Công ty lập, Chứng từ nộp thuế hàng xuất khẩu.

Sau khi nhận được đơn đặt hàng của công ty COFIROASTERS S.A, Công ty tiến hành tìm hiểu thị trường và đã quyết định đặt mua cà phê của công ty TNHH Vĩnh Hà ngày với đơn giá 19.172 đồng/kg chưa bao gồm tiền vận chuyển đến kho Công ty, khối lượng 115.200 kg, VAT 5% Sau khi ký hợp đồng, ngày 10/04/2008 Công ty đã đặt trước 50% giá trị lô hàng (giá chưa thuế VAT) Ngày 10/06/2008, hàng được công ty Vĩnh Hà chuyển đến kho Công ty Khi việc xuất khẩu hàng được hoàn thành, Công ty sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại bằng tiền gửi ngân hàng

Ngày 16/04/2008, Công ty ký hợp đồng xuất khẩu hàng hoá số P-3590 với công ty COFIROASTERS S.A về việc xuất khẩu cà phê Số lượng xuất khẩu: 115.200kg Chất lượng: cà phê Việt Nam Robusta loại 2, trồng năm 2008-2009, tối thiểu 90% hạt sàng trên 13, độ ẩm 13% tối đa, hạt đen vỡ 5% tối đa Đơn giá: Giá cả sẽ được chốt theo giá trị thị trường London vào tháng 9/2008 trừ lùi150USD/MT Chốt giá theo sự lựa chọn của người bán Xuất khẩu theo giá FOB,đơn vị vận chuyển hàng do người mua chỉ định Tiền sẽ được thanh toán 3 ngày sau khi xuất trình đầy đủ chứng từ gốc và vận đơn Trọng lượng tịnh khi giao chênh lệch hao hụt cho phép là 0.5%

Ngày 15/06/2008, cà phê được chuyển ra cảng Sài Gòn Công ty tiến hành các thủ tục hải quan, hun trùng, kiểm dịch, giám định, giao nhận,… Các thủ tục này đều có hoá đơn và giấy chứng nhận Các chi phí vận chuyển từ kho ra cảng, chi phí làm các thủ tục phát sinh là 21.324.532 đồng đã thanh toán bằng tiền mặt.

Sau khi cán bộ kinh doanh hoàn tất các thủ tục cần thiết, hàng được chuyển lên tàu Thuyền trưởng sẽ ký xác nhận cho lô hàng và đây sẽ là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ thanh toán.

Ngày 15/6/2008, cán bộ phòng kinh doanh viết Lệnh viết hoá đơn trình Ban Giám đốc duyệt Sau khi Lệnh viết hoá đơn được duyệt, phòng kế toán viết hoá đơn bán hàng.

Bộ chứng từ thanh toán được tập hợp đầy đủ gửi cho ngân hàng VIETCOMBANK Ngân hàng lập hồ sơ Nhờ thu chuyển tới ngân hàng phục vụ khách ngoại

Ngày 30/6/2006, Công ty nhận được giấy báo Có của ngân hàng về số tiền bên nhập khẩu thanh toán cho lô hàng đã ký hợp đồng Bên nhập khẩu thanh toán bằng ngoại tệ Tỷ giá thực tế ngày thanh toán là 16.580đồng/USD.

Mẫu 1 Hoá đơn GTGT của công ty TNHH Vĩnh Hà giao cho Công ty

HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG Liên 2: Giao khách hàng Ngày 10 tháng 06 năm 2008

BG/2008N 0013756 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Vĩnh Hà Địa chỉ: Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh

Số tài khoản: Điện thoại: MST:

Họ tên người mua hàng: Công ty CP XNK tổng hợp 1 Việt Nam Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số tài khoản: 001 100 001 3092 tại Ngân hàng VIETCOMBANK Việt Nam

Hình thức thanh toán: chuyển khoản MST: 010010749-1

STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

01 Cà phê Robusta loại 2 Kg 115.200 19.172 2.208.614.400

Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 110.430.720

Tổng cộng tiền thanh toán 2.319.045.120

Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ, ba trăm mười chín nghìn, không trăm bốn mươi lăm nghìn, một trăm hai mươi đồng.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

Mẫu 2 Hợp đồng ngoại với công ty COFIROASTERS S.A

.Fax 022 735 20 44 - trading E-Mail:info@confiroasters ch TVA

57 Rue du Rhone, CH-1207 Geneve Seller: GENERALEXIM

The Vietnam National General export Import jont stock company N o 1

46 Ngo Quyen, Hanoi Tel: 04 8264009-8265190-8262337 – Fax: 04 3259054 Quality: Vietnam

90% Screen 13.Moisture: 13%: Black & Brokan: 5% Max Adm: 1% Excelssa: 1% Free from mouldy and fermented bear Pre- shipment sample to be approved by buyer

Quantity Net Weight (MT): 115.200 (One Hundred Fifteen Metric Tons And Two Hundred Kgs)

Price: Price To Be Fixed against September/2008, Terminal Market London, in USD/MT

Differential: -150USD/MT (Minus One Hundred Fifty Us Dollars per Metric ton)

Price fixation at seller’s call but latest 31 August 2008 If buyer does not receive an order from seller on this date, buyer will place an order “at market” at stop loss order which is equivalent of prov price – (full differential) + sercurity stop loss level, the prov price being (Value of liffe at BL date + (full diff) *80%).

Any export costs for seller Partial shipments to be approved by buyer Net shipped weight

Payment at 3 Days after presentation of the full set of original documents and Bill of Lading.

Shipment: June Dead line: 30/06/2008 Not Before: 15/06/2008 Packaging: new jute bags to be stiched by machine Net Weight

60 (Kg) Quantity: 1920 (One Thousand Nine Hungdred Twenty) Number of Container: 6 (Six)

Base contract: European Coffee Contract Last Edition

Remarks: *Pre-sample shipment to be approved by buyer or representative. Coffee to be inspected by Cafecontrol *Any weight iosses at destination above 0.5% will be charge to the exporter as per ECC last edition.

*THC costs are for sellers account.

Mẫu 3 Hóa đơn GTGT bán hàng xuất khẩu

HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Liên 1: Lưu Ngày 15 tháng 06 năm 2008

0044654 Đơn vị bán hàng: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Tổng hợp I Việt Nam Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Số tài khoản: 001 100 001 3092 tại Ngân hàng VIETCOMBANK Việt Nam Điện thoại: MST: 010010749-1

Họ tên người mua hàng: CONFIROASTERS S.A Địa chỉ: 6P 6143 1211 GENEVE E Purchase Contract

Hình thức thanh toán: chuyển khoản MST:

STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền

01 Cà phê Robusta loại 2 xuất khẩu theo hợp đồng P-

Thuế suất GTGT: 0% Tiền thuế GTGT: 0

Tổng cộng tiền thanh toán 2.967.667.200

Số tiền viết bằng chữ: Hai tỷ, chín trăm sáu mươi bảy triệu, sáu trăm sáu mươi bảy nghìn, hai trăm đồng.

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

* Tài khoản sử dụng: Từ thương vụ mua cà phê của công ty Vĩnh Hà và xuất khẩu cho công ty CONFIROASTERS S.A, nghiệp vụ xuất khẩu hàng hoá trực tiếp của Công ty được hạch toán qua các tài khoản:

- TK 156: hàng hoá được chi tiết theo từng loại hàng hoá

- TK 131: phải thu khách hàng (được theo dõi chi tiết theo từng khách ngoại)

- TK 632: giá vốn hàng bán

- TK 511: doanh thu bán hàng xuất khẩu

- TK 331: phải trả người cung cấp hàng hoá đầu vào cho hoạt động xuất khẩu

- TK 635: lỗ do chênh lệch tỷ giá

- TK 641: chi phí trong quá trình xuất khẩu

Ngoài ra, nghiệp vụ xuất khẩu trực tiếp còn sử dụng một số tài khoản như 133, 111,

- Sơ đồ hạch toán thu mua hàng hoá để xuất khẩu:

(3) Thuế VAT được khấu trừ

- Sơ đồ hạch toán bán hàng xuất khẩu trực tiếp

TK 156 TK 157 TK 632 TK 911 TK 511 TK 131 TK 112

(1) xuất kho hàng hoá đem ra cảng

(2) giá vốn hàng xuất đi xuất khẩu

(3) các chi phí phát sinh trong quá trình xuất khẩu

(4) doanh thu hàng xuất khẩu

(5) khách hàng thanh toán tiền hàng

(6) kết chuyển giá vốn hàng xuất khẩu trong kỳ

(7) kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ

(8) kết chuyển doanh thu thuần về bán hàng trong kỳ

Sau khi ký hợp đồng ngày 10/04/2008, Giám đốc Công ty ký Uỷ nhiệm chi ứng trước 50% giá trị hàng hoá cho công ty Vĩnh Hà Khi nhận được giấy báo Nợ của ngân hàng, kế toán cập nhật dữ liệu vào phần hành kế toán tiền gửi ngân hàng.

Màn hình cập nhật giấy báo Nợ ngân hàng

Mã khách hàng: D11802-TNHH Vĩnh Hà Địa chỉ: Quận Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh

Lý do chi tiền: mua Cà phê Robusta loại 2

Ngày ht: 10/04/2008 Ngày lập PC: 10/04/2008 Quyển số: UNC 1408

TK Nợ Tên TK Diễn giải Mã khách

Tên khách Địa chỉ TT(VNĐ) 3311-

Phải trả người bán mua cà phê Cà phê Robusta loại 2

Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Hạch toán thuế liên quan đến nghiệp vụ xuất khẩu

* Chứng từ sử dụng: là các hoá đơn giá trị gia tăng, tem, vé đặc thù, các giấy chứng nhận về phí giao nhận, hun trùng,… được tập hợp trong quá trình thu mua hàng hoá, xuất khẩu hàng hoá,…

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu vào - Thuế GTGT đầu ra

Thuế GTGT đầu vào là những khoản thuế mà công ty đã trả trong quá trình thu mua hàng hoá để chuẩn bị hàng xuất khẩu, hoặc các khoản thuế phải nộp trong quá trình đóng các khoản phí hải quan, phí vận chuyển, phí ngân hàng,… trong quá trình thực hiện xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.

Thuế GTGT đầu ra là các khoản thuế mà công ty phải nộp cho Nhà nước khi cung cấp dịch vụ nhận uỷ thác xuất khẩu (Thuế GTGT đầu ra = giá tính thuế của dịch vụ nhận UTXK mà công ty cung cấp * thuế suất thuế GTGT của dịch vụ.

Công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên khi 3 tháng liên tục trở lên, nếu số thuế đầu vào chưa được khấu trừ hết thì Công ty sẽ được hoàn thuế.

Kế toán thuế tiến hành theo dõi số thuế GTGT đầu vào cũng như đầu ra của số hàng hoá xuất khẩu cũng như dịch vụ xuất khẩu uỷ thác trong kỳ Hàng tháng, vào cuối tháng, kế toán tiến hành kê khai số thuế phải nộp, số thuế được khấu trừ. Trong trường hợp được hoàn thuế, kế toán tiến hành làm hồ sơ hoàn thuế và gửi lên cơ quan thuế Đầu năm sau đó, kế toán tiến hành lập biên bản quyết toán thuế với cơ quan thuế về số thuế GTGT của năm trước, trên cơ sở đó xác định rõ số thuế GTGT nộp thiếu, nộp thừa, được hoàn lại, số thuế GTGT bị truy thu.

- Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

- Nếu được hoàn thuế, kế toán phản ánh:

Từ ngày 01/04/2008 đến 30/06/2008 Đơn vị tính: đồng

10/6 VAT tiền vận chuyển cà phê Robusta loại 2

15/6 VAT phí kiểm dịch, giám định,…

30/6 19879 30/6 VAT phí nhờ ngân hàng thu tiền hộ

PKC Kết chuyển sang TK

Từ ngày 01/04/2008 đến 30/06/2008 Đơn vị tính: đồng

Kết chuyển thuế đầu vào

- Cuối tháng, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:

- Nếu được hoàn thuế, kế toán phản ánh:

Hiện nay, tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp 1 Việt Nam chỉ kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng được Nhà nước khuyến khích Vì vậy, Công ty được hưởng mức thuế suất thuế xuất khẩu ưu đãi là 0% Do đó, Công ty không có các nghiệp vụ phát sinh về thuế xuất khẩu.

2.4 Hạch toán xác định kết quả kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu 2.4.1 Theo dõi chi tiết lãi gộp Để phục vụ cho công tác quản lý cũng như hoạt động kinh doanh, kế toán của Công ty tiến hành theo dõi chi tiết lãi gộp cho từng hình thức hoạt động xuất

BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO

Nhóm Tên VT ĐVT Số lượng

(nghìn) Nhóm hàng xuất khẩu trực tiếp

Nhóm hàng nhận uỷ thác xuất khẩu

Thủ công mỹ nghệ chiếc 112.346 112.346

2.4.2 Xác định kết quả kinh doanh cho hoạt động xuất khẩu

Cuối mỗi quý, kế toán thực hiện việc kết chuyển doanh thu, giá vốn, chi phí phát sinh trong kỳ sang tài khoản xác định kết qủa kinh doanh Do chi phí quản lý doanh nghiệp không thể tính tách riêng cho hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu nên kế toán Công ty không xác định kết quả kinh doanh riêng cho hoạt động xuất khẩu cũng như hoạt động nhập khẩu mà việc xác định kết quả kinh doanh được tính chung cho cả hai hoạt động này.

Từ ngày 01/04/2008 đến 30/06/2008 Đơn vị tính: đồng

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TỔNG HỢP I VIỆT NAM

Ưu điểm

Với độ ngũ cán bộ có trình độ cao, được đào tạo chuyên nghiệp, bài bản cũng như có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động xuất khẩu, kế toán xuất khẩu hàng hoá của Công ty đã có rất nhiều ưu điểm

Trước hết, đó là việc hạch toán doanh thu trong trường hợp thu tiền ngay hay thu trả chậm đều thông qua tài khoản 131 là hết sức có ích Tất cả các giao dịch bán hàng đều tập trung vào tài khoản 131 sẽ khiến cho cán bộ kế toán nắm bắt được toàn bộ thông tin về các khách hàng, biết được khách hàng mua bao nhiêu, ai là khách hàng lớn và thường xuyên để từ đó có biện pháp chăm sóc khách hàng thích hợp, giảm giá hàng bán để tăng sự cạnh tranh của mình trên thị trường xuất khẩu Hơn nữa, việc theo dõi doanh thu qua bán hàng qua tài khoản 131 chi tiết theo từng khách hàng còn rất có ích trong việc giúp cán bộ kế toán Công ty nắm bắt được tình hình thanh toán của khách hàng, khách hàng nào thanh toán nhanh, khách hàng nào thanh toán chậm để từ đó có thể đưa ra các thoả thuận trong hợp đồng bán hàng về điều kiện thanh toán, về việc có thực hiện chiết khấu thanh toán hay không cho phù hợp. Còn đối với khách hàng trả quá chậm thì có thể tiến hành đôn đốc không để khách hàng nợ quá lâu.

Thứ hai, đó là việc lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho, đặc biệt là hàng hoá xuất khẩu được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên là rất phù hợp với một doanh nghiệp xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị lớn và cần đảm theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá trên sổ kế toán Giá trị vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ hạch toán.

Thứ ba, hoạt động xuất khẩu là hoạt động thường gắn liền với các hợp đồng mua bán có giá trị kinh tế lớn Nếu để khách hàng chiếm dụng vốn, các khoản nợ tồn đọng quá lâu sẽ gây ảnh hưởng cũng như thiệt hại lớn cho Công ty, sẽ khiến Công ty không thể đủ vốn để thực hiện nhiều hợp đồng, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận Bởi vậy, Công ty phải luôn tìm cách để sớm thu hồi nợ từ phía khách hàng. Biện pháp thực hiện chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại cho khách hàng và quy định tính lãi trả chậm trong trường hợp bán hàng trả chậm là một phương án đúng đắn Nó đã có tác dụng rất lớn trong việc khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh, thu hồi vốn sớm.

Thứ tư, việc kế toán sử dụng tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ để hạch toán ngoại tệ cũng giúp cho cán bộ kế toán theo dõi chính xác sự biến động của tỷ giá hối đoái, phản ánh đúng giá trị thực tế của tiền Việt Nam Đồng để ghi sổ.

Thứ năm, bộ chứng từ thanh toán và bộ chứng từ xuất khẩu luôn được phòng kế toán và phòng kinh doanh kiểm tra rất kỹ, đảm bảo đầy đủ các văn bản chứng từ,tuân thủ các quy định pháp lý Các văn bản chứng từ này được cả phòng kế toán và phòng kinh doanh quản lý và lưu trữ, đảm bảo có sự đối chiếu, an toán cho chứng từ.

Nhược điểm và phương hướng giải quyết nhằm hoàn thiện kế toán xuất khẩu hàng hoá tại Công ty .74 KẾT LUẬN

Bên cạnh những ưu điểm đạt được, kế toán xuất khẩu hàng hoá của Công ty vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định Chúng ta có thể xem xét và tìm giải pháp giải quyết phù hợp.

- Về việc xác định giá vốn hàng xuất khẩu

Thứ nhất, hiện tại tài khoản Giá vốn hàng bán (632) chưa được theo dõi chi tiết theo từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu cũng như từng loại hình hàng hoá Bởi vậy khó có thể xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác theo từng loại hình ngay khi cần thiết Cán bộ kế toán nên mở chi tiết TK 632 Có thể chi tiết như sau:

TK 6321: Giá vốn hàng xuất khẩu

TK63211: Giá vốn hàng xuất khẩu trực tiếp

TK63211CAF: Giá vốn hàng cà phê xuất khẩu trực tiếp TK63211HT: Giá vốn hàng hồ tiêu xuất khẩu trực tiếp TK63211MM: Giá vốn hàng may mặc xuất khẩu trực tiếp TK63212: Giá vốn hàng xuất khẩu uỷ thác

TK 6321: Giá vốn hàng nhập khẩu

Thứ hai, trong việc hạch toán giá vốn của sản phẩm, hàng hoá xuất khẩu trong xuất khẩu trực tiếp theo giá FOB: khi xuất khẩu hàng qua kho, hàng vừa ra khỏi kho, kế toán ghi:

Có TK 156 Đồng thời hạch toán ngay giá vốn: Nợ TK 632

Có TK 157 (như trong trường hợp hạch toán cà phê chuyển ra khỏi kho Công ty để đem đi xuất khẩu cho COFIROASTERS S.A)

Việc hạch toán như vậy là chưa chính xác Chỉ khi hàng đã được chuyển giao xong lên phương tiện chuyên chở của nước ngoài, kế toán mới được ghi giá vốn của hàng xuất khẩu vì theo nguyên tắc xuất khẩu theo giá FOB, hàng hoá được coi là thuộc quyền sở hữu của người mua kể từ khi hàng hoá được giao xong lên phương tiện vận chuyển Và theo nguyên tắc kế toán, khi hàng hoá đem đi bán, chỉ khi hàng hoá đã chuyển giao cho người mua, đã thuộc quyền sở hữu của người mua thì kế toán mới hạch toán doanh thu và giá vốn.

- Về việc xác định kết quả hoạt động kinh doanh

Hiện tại, Công ty không xác định được kết quả kinh doanh theo từng loại

641, 642 theo hai loại hình này Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được theo dõi chung, hạch toán chung cho toàn Công ty và đến cuối kỳ kế toán xác định kết quả kinh doanh chung Bởi vậy, những câu hỏi tương tự như kết quả kinh doanh của hoạt động xuất khẩu kỳ này như thế nào? kết quả kinh doanh của hoạt động nhập khẩu kỳ này như thế nào? chưa được giải đáp Mà điều này lại rất cần thiết đối với các nhà quản lý doanh nghiệp để có một kế hoạch hoạch định cho tương lai một cách phù hợp

Vì thế, cán bộ phòng kế toán nên mở chi tiết cho hoạt động bán hàng trong nước và hoạt động bán hàng nước ngoài đối với TK 632, 641

Còn riêng đối với TK 642, đến cuối kỳ, cán bộ kế toán nên tập hợp rồi tiến hành phân bổ riêng cho hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ hàng nhập khẩu dựa trên tỷ lệ doanh thu của hai lĩnh vực này trên tổng doanh thu.

Thực hiện được điều này cán bộ phòng kế toán sẽ dễ dàng tổng hợp và đưa ra các số liệu một cách chi tiết và chính xác trong việc hạch toán kết quả tiêu thụ hàng hoá trong từng loại hình.

- Về hạch toán doanh thu

Như chúng ta đã biết, Công ty là một doanh nghiệp có sản phẩm kinh doanh rất phong phú và đa dạng, nhiều chủng loại khác nhau Việc theo dõi chi tiết để có thể xác định được kết quả của việc kinh doanh từng mặt hàng, từng sản phẩm là rất cần thiết, giúp các nhà quản lý có đường hướng thích hợp, vạch ra được những biện pháp chiến lược nên mở rộng hay thu hẹp việc kinh doanh xuất khẩu một mặt hàng nào đó Điều đó sẽ giúp cho việc hoạch định kế hoạch được chính xác hơn, thiết thực hơn và đem lại hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu cao hơn Nhưng hiện tại, tài khoản doanh thu vẫn chưa được theo dõi chi tiết Bởi vậy, những mong muốn và kỳ vọng đã đề cập khó có thể đạt được Bởi vậy, cán bộ kế toán nên chi tiết tài khoản này theo từng mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty.

- Về hạch toán các khoản phí thu hộ, chi hộ

Trong hoạt động xuất khẩu uỷ thác, với cương vị là người nhận uỷ thác xuất khẩu, khi hạch toán các khoản chi hộ, nộp hộ cho đơn vị giao uỷ thác, kế toán Công ty hạch toán các khoản này vào TK 131 chứ không hạch toán qua TK 1388

(như trường hợp hạch toán khoản chi hộ, nộp hộ cho công ty Bắc Việt:

Thanh toán bù trừ số phí chi hộ cho công ty Bắc Việt vào tiền bán hàng xuất khẩu uỷ thác:

Việc hạch toán như vậy tuy vẫn đảm bảo thu lại được tiền từ đơn vị giao uỷ thác xuất khẩu, tuy nhiên, sẽ không phản ánh được chính xác nội dung kinh tế cũng như quan hệ chị hộ, trả hộ giữa Công ty và đơn vị giao uỷ thác, dễ gây nhầm lẫn nội dung kinh tế của các nghiệp vụ.

Vì vậy, Công ty nên sử dụng thêm tài khoản 1388 để phản ánh các khoản chi hộ, nộp hộ, còn tài khoản 131 chỉ ghi nhận khoản doanh thu hoa hồng uỷ thác phải thu của bên giao uỷ thác Cụ thể như trong trường hợp phản ánh các khoản chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu là công ty Bắc Việt, kế toán Công ty phải phản ánh là:

Và khi thanh toán bù trừ số phí chi hộ đơn vị uỷ thác xuất khẩu vào tiền bán hàng kế toán phản ánh là:

- Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ

Ngoại tệ là phương tiện thông dụng để các đơn vị xuất, nhập khẩu thực hiện các thương vụ kinh doanh Là một công ty kinh doanh xuất nhập khẩu lớn, việc diễn ra các thương vụ xuất nhập khẩu diễn ra thường xuyên và với quy mô lớn, nên việc

Cũng chính vì lý do đó mà việc thay đổi tỷ giá hối đoái luôn chi phối độ lớn các chỉ tiêu kinh doanh xuất nhập khẩu

Việc kế toán Công ty xác định tỷ giá đồng ngoại tệ theo tỷ giá thực tế liên ngân hàng trong cả trường hợp ghi sổ nợ phải thu, nợ phải trả,…là không phù hợp, làm cho công việc xác định và tính tổng chênh lệch tỷ giá phát sinh trong từng nghiệp vụ trở nên phức tạp Để hạch toán các chỉ tiêu có gốc ngoại tệ, kế toán phải luôn cập nhật thông tin về tỷ giá.Việc sử dụng tỷ giá thực tế như vậy mặc dù có ưu điểm là giúp kế toán theo dõi chính xác sự biến động của tỷ giá hối đoái và phản ánh đúng giá trị thực tế của nghiệp vụ tại thời điểm phát sinh, nhưng số nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ của Công ty quá lớn, hầu như diễn ra hàng ngày làm cho khối lượng công việc hạch toán và ghi sổ kế toán trở nên vất vả và phức tạp Các khoản nợ mỗi khi thực hiện việc thanh toán, kế toán phải xem xét lại tỷ giá của ngày ghi nhận nợ, sau đó xem xét tỷ giá của ngày phát sinh nghiệp vụ thanh toán rồi mới tiến hành điều chỉnh Khi điều chỉnh chênh lệch tỷ giá cuối kỳ, kế toán lại phải căn cứ vào các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để tính ra số nguyên tệ, sau đó mới điều chỉnh theo tỷ giá thực tế cuối kỳ Rõ rang, cách làm này quá thủ công, tốn công sức cũng như dễ gây nhầm lẫn.

Vì vậy, để giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán cũng như việc điều chỉnh chênh lệch tỷ giá cuối kỳ thì theo em Công ty nên sử dụng tỷ giá như sau để ghi sổ:

Ngày đăng: 12/09/2023, 19:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ về tổ chức bộ máy kinh doanh - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Sơ đồ v ề tổ chức bộ máy kinh doanh (Trang 10)
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Sơ đồ t ổ chức bộ máy quản lý (Trang 12)
Sơ đồ về tổ chức bộ máy kế toán - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Sơ đồ v ề tổ chức bộ máy kế toán (Trang 14)
Bảng cân đối SPS Báo cáo kế toán - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Bảng c ân đối SPS Báo cáo kế toán (Trang 17)
Sơ đồ luân chuyển số liệu kế toán - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Sơ đồ lu ân chuyển số liệu kế toán (Trang 18)
Sơ đồ luân chuyển số liệu kế toán - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Sơ đồ lu ân chuyển số liệu kế toán (Trang 19)
Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hoá trực tiếp - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hoá trực tiếp (Trang 23)
Sơ đồ nhận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
Sơ đồ nh ận uỷ thác xuất khẩu hàng hoá (Trang 24)
BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO HÌNH THỨC KINH DOANH - Hạch toán xuất khẩu hàng hoá tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp i việt nam
BẢNG XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ TIÊU THỤ THEO HÌNH THỨC KINH DOANH (Trang 73)
w