1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần điện máy hà nội

69 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 511,5 KB

Cấu trúc

  • Phần 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (5)
    • 1.1. Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (5)
      • 1.1.1: Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty (5)
      • 1.1.2: Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty (7)
      • 1.1.3: Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty (8)
    • 1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức hạch toán kế toán tại Công (12)
      • 1.2.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty (12)
      • 1.2.2: Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại Công ty (15)
  • Phần 2: Thực trạng về kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (0)
    • 2.1. Đặc điểm về công tác lưu chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (18)
    • 2.2. Thực tế công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (0)
  • Phần 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (53)
    • 3.1.1. Ưu điểm (53)
    • 3.1.2. Hạn chế (0)
    • 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội (57)
  • Kết luận………………………………………………………………….66 (66)

Nội dung

Tổng quan về Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

1.Tên công ty : Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

2 Tên giao dịch : Hanoi Electric Machinery Joint Stock Company.

3 Tên viết tắt : Hanoel JSC

4.Giám đốc công ty: Ông Phạm Viết Thưởng

5 Trụ sở chính : Số 364 Lê Duẩn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

7 Cơ sở pháp lý của công ty:

Công ty đươc thành lập năm 2005 theo Quyết định số

0103006639 ngày 28/01/2005 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố Hà Nội với số vốn đăng ký là 2 tỷ dồng.

8 Loại hình công ty: Công ty Cổ Phần

9.Các chi nhánh của Công ty tại các tỉnh và thành phố:

Tại Thái Nguyên: Địa chỉ : 130 Cách Mạng Tháng Tám - Thái Nguyên Điện thoại : (0280) 3652234 - 6210468

Tại Thanh Hoá: Địa chỉ : 453 Nguyễn Trãi - P.Phú Sơn - Thanh Hoá Điện thoại : (037) 3941077

Tại TP Vinh: Địa chỉ : 72 Lê Lợi - Hưng Bình - TP Vinh - Nghệ An Điện thoại : (0383) 6210470

10 Lịch sử phát triển của công ty qua các thời kỳ:

Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là công ty cổ phần Công ty được thành lập và đi vào hoạt động kinh doanh từ năm 2005 theo quyết định số

0103006639 của Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố Hà Nội với số vốn đăng ký là 2 tỷ dồng Công ty thành lập với số vốn tự cấp và tự bổ sung trong quá trình hoạt động Tuy vậy, công ty luôn phấn đấu khắc phục khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh để đạt chỉ tiêu năm sau cao hơn năm trước.

Giai đoạn 2005- 2006: nước ta đang trong thời kỳ mở cửa hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới Lĩnh vực đầu tư phát triển dự án là một trong những mảng kinh doanh thành công của công ty Qua 2 năm hoạt động, Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội đã trở thành đối tác đáng tin cậy của các doanh nghiệp đầu tư trong và ngoài nước Các lĩnh vực mà công ty đã thực hiện bao gồm các công tác mua, bán máy móc thiết bị vật tư và phụ tùng thay thế cho ngành xây dựng, công nghiệp và dân dụng; mua, bán máy san ủi trải nhựa, rải đường, máy trộn bê tông, máy kéo xích, máy đào đất, giàn giáo di động, thiết bị đốn gỗ, cần cẩu trong xây dựng; mua bán thiết bị điện tử, tin học, thiết bị viễn thông, trang thiết bị y tế, giáo dục và vật liệu xây dựng.

Giai đoạn 2006 đến nay: Bên cạnh các nghiên cứu phục vụ các dự án đầu tư phát triển, nghiên cứu thị trường, mua bán, lắp đặt, bảo trì hệ thống thang máy, thang cuốn, băng truyền công nghệ, thiết bị nâng, hệ thống điện lạnh, máy phát điện, hệ thống đỗ xe tự động cũng là một mảng hoạt dộng rất thành công của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội Công ty đã từng được chọn làm đối tác xúc tiến thương mại của một số các nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Mitsubishi - Nhật Bản, Hyundai – Hàn Quốc, … Trước tình hình trên, ban lãnh đạo Công ty đã quyết định chuyển hướng sang kinh doanh mặt hàng thang máy, thang cuốn, hệ thống đỗ xe tự động Công ty đã nhập khẩu các sản phẩm thang máy, thang cuốn Và hiện nay Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội đang là một trong những nhà phân phối chính thức của Mitsubishi - Nhật Bản, Hyundai - Hàn Quốc - Nhà cung cấp hàng đầu thế giới.Với đội ngũ kỹ sư và cán bộ chủ chốt đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thang máy, được đào tạo, thực hành và làm việc cùng với các chuyên gia của Hãng thang máy Mitsubishi - Nhật Bản Công ty Cổ phần Điện máy

Hà Nội đã cung cấp, lắp đặt, bảo hành, bảo trì các sản phẩm thang máy cho rất nhiều các công trình tại Việt Nam.

1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội:

Ngành nghề hoạt động kinh doanh:

- Mua, bán máy móc, thiết bị vật tư và phụ tùng thay thế cho ngành xây dựng, công nghiệp và dân dụng;

- Mua bán, lắp đặt, bảo trì hệ thống thang máy, thang cuốn, băng truyền công nghệ, thiết bị nâng, hệ thống điện lạnh, máy phát điện;

- Mua, bán máy san ủi, trải nhựa, rải đường, máy trộn bê tông, máy kéo xích, máy đào đất, giàn giáo di động, thiết bị đốn gỗ, cần cẩu trong xây dựng;

- Mua bán thiết bị điện tử, tin học, thiết bị viễn thông, trang thiết bị y tế, giáo dục và vật liệu xây dựng;

- Xây dựng dân dụng, công nghiệp;

- Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh;

- Kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng;

- Trang trí nội, ngoại thất công trình xây dựng;

- Kinh doanh đồ trang trí nội ngoại thất, kinh doanh đồ gỗ xây dựng;

1.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội:

Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là một đơn vị hạch toán độc lập, tổ chức bộ máy quản lý theo cơ cấu trực tuyến Theo cơ cấu này, hội đồng quản trị có quyền hành cao nhất, giám đốc là người đứng đầu và điều hành mọi việc của công ty, tiếp theo là các phó giám đốc và các phòng ban được chuyên môn hoá theo các chức năng quản trị có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc trong việc ra các quyết định quản trị Để hoạt động có hiệu quả thì công ty cần có một bộ máy lãnh đạo được sắp sếp và bố trí theo một trình tự nhất định Vì vậy ta có thể căn cứ vào cơ cấu bộ máy công ty để có thể biết được công tác quản lý và lãnh đạo của công ty theo sơ đồ sau:

1.1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Điện máy

Sơ đồ tổ chức và quản lý Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

Tổ chức nhân sự: Tổng số nhân sự hiện nay của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là 40 người trong đó có 20 cán bộ, kỹ sư là thành viên chính thức của công ty còn lại là các cộng tác viên và người lao động theo hợp đồng

Phó giám đốc Kinh Doanh

Phòng tài chính – kế toán

Phòng kỹ thuật tổ chức thi công

Phòng hành chính hậu cần

Phòng kinh doanh mua và bán hàng hoá

Phòng xúc tiến thương mại &

Phòng tư vấn phát triển dự án

1.1.3.2 Nhiệm vụ của từng bộ phận:

Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại Hội đồng cổ đông.

Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ:

- Quyết định chiến lược phát triển của Công ty.

- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán.

Là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát mọi hoạt động của công ty Giám đốc là người đại diện hợp pháp của công ty trước pháp luật, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty và có trách nhiệm tổ chức, thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ đã ghi trong điều lệ công ty.

Là người tham mưu, giúp việc cho Giám đốc trong điều hành hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty về những việc họ làm Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội có 2 Phó giám đốc là Phó giám đốc kinh doanh và Phó giám đốc kỹ thuật Cả 2 người này đều có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực kinh doanh và kỹ thuật.

Bên cạnh sự hỗ trợ của Phó giám đốc kinh doanh và phó giám đốc kỹ thuật, Giám đốc công ty còn có sự hỗ trợ của các phòng ban chức năng Các phòng ban này có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong các quyết định kinh doanh Các phòng ban gồm:

* Phòng xúc tiến thương mại và marketing:

Có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tổ chức mạng lưới marketing, đồng thời phụ trách các hoạt động kinh doanh, các hợp đồng mua bán, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

* Phòng tư vấn phát triển dự án:

Có chức năng tham mưu cho ban lãnh đạo công ty phát triển sản phẩm đến các dự án, cũng như có nhiệm vụ tư vấn cho các chủ nhiệm dự án hiểu được sản phẩm của công ty, bộ phận này cũng rất quan trọng vì các dự án thường là lớn nên việc bán được sản phẩm cho dự án cũng mang lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách của công ty.

* Phòng kinh doanh mua bán và cung ứng hàng hoá:

Có nhiệm vụ mua các sản phẩm của các hãng lớn ở trong và ngoài nước, đồng thời bán và cung ứng các sản phẩm đó cho các công trình, dự án mà công ty đã ký hợp đồng mua bán nhằm thu về lợi nhuận cho công ty.

* Phòng tài chính kế toán:

Có nhiệm vụ tổ chức hạch toán toàn bộ quá trình kinh doanh, lập báo cáo tài chính, theo dõi sự biến động tài sản và nguồn vốn của công ty, thực hiện việc ghi chép sổ sách kế toán theo chế độ hiện hành Do quy mô củaCông ty Cổ phần Điện máy Hà Nội còn tương đối nhỏ nên phòng kế toán của công ty đóng vai trò khá quan trọng Điều đó thể hiện ở chỗ phòng kế toán tham mưu cho giám đốc trong công tác xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch từng quý năm, nắm bắt các thông tin kinh tế trên thị trường kết hợp khai thác khả năng thực tế nên các phương án mặt hàng, phương án kinh doanh Bên cạnh đó phòng kế toán còn quản lý mọi hoạt động tài chính liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, giải đáp các thắc mắc của khách hàng về hàng hoá và công nợ Hiện nay phòng kế toán của công ty gồm 6 người tuy nhiên với khối lượng công việc như trên thì trách nhiệm của phòng kế toán vẫn rất cao.

* Phòng kỹ thuật tổ chức thi công:

Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và tổ chức hạch toán kế toán tại Công

1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

* Hình thức tổ chức kế toán:

Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là mua, bán thiết bị phụ tùng, vật tư, mua bán, lắp đặt, bảo trì hệ thống thang máy, thang cuốn, băng truyền công nghệ, thiết bị nâng, hệ thống điện lạnh, máy phát điện; chỉ đạo thi công các công trình theo hợp đồng Công tác kế toán phải đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp thông tin thường xuyên, đầy đủ chính xác kịp thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị.

Tương ứng với mô hình quản lý và đặc điểm kinh doanh, mô hình tổ chức công tác kế toán của công ty là mô hình kế toán tập trung, toàn bộ chứng từ kế toán được chuyển về phòng kế toán trung tâm để hạch toán Bộ máy kế toán của công ty tổ chức theo hình thức trực tuyến, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các kế toán viên, phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát công việc Ngược lại kế toán viên có trách nhiệm tham mưu giúp đỡ kế toán trưởng trong quá trình thực hiện cùng phối hợp để đạt hiệu quả cao nhất.

Phòng kế toán có chức năng thu thập, xử lý và cung cấp các thông tin kế toán tài chính, phục vụ cho công tác quản lý Qua đó thực hiện việc kiểm tra tình hình kinh doanh, giám đốc bằng tiền việc sử dụng vốn, lao động, vật tư, thúc đẩy tốt việc thực hiện đúng chính sách chế độ, hạch toán kinh tế, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Đồng thời xử lý các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh hàng ngày, làm quyết toán hàng tháng, quý, năm, đối chiếu, kiểm kê và xử số liệu để phân tích hoạt động kinh doanh của công ty, so sánh với các năm trước, đưa ra các kết luận phù hợp cho quản lý

Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội được khái quát qua sơ đồ sau:

Kế toán tiền mặt-TGNH, Lương và BHXH

Kế toán theo dõi công nợ

Kế toán chi phí, tổng hợp kết quả

Thủ quỹ, kế toán thanh toán

Có chức năng quản lý hoạt động của phòng kế toán, phụ trách chuyên môn, điều hành phòng kế toán, kiểm tra, đối chiếu số liệu, báo cáo kế toán gửi lên cấp trên đảm bảo phù hợp với chế độ tài chính của Nhà nước, là người chịu trách nhiệm trực tiếp về báo cáo tài chính trước giám đốc và các đối tượng có liên quan.

Là người chịu trách nhiệm quản lý, bảo quản toàn bộ lượng tiền mặt trong két sắt, xuất nhập quỹ tiền mặt theo yêu cầu của kế toán trưởng, cuối ngày thực hiện kiểm kê tồn quỹ đảm bảo khớp đúng không mất mát.

* Kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, Lương, BHXH:

Theo dõi các khoản thu chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, phụ trách việc thanh toán lương, có quan hệ chặt chẽ với phòng tổ chức hành chính về các vấn đề BHXH, BHYT.

* Kế toán theo dõi công nợ:

Theo dõi hàng hoá của công ty và các khoản nợ phải thu phải trả của công ty.

* Kế toán chi phí, tổng hợp kết quả:

Theo dõi toàn bộ Chi phí bán hàng, chi phí QLDN, chi phí dịch vụ toàn công ty, kiểm tra chứng từ chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, tính toán, xác định kết quả kinh doanh.

Theo dõi về thuế, có nhiệm vụ làm sổ thuế chủ yếu là thuế GTGT, thuế nhập khẩu.Cuối tháng kế toán thuế phải tập hợp hoá đơn mua vào, hoá đơn bán ra lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng.

1.2.2 Đặc điểm tổ chức sổ kế toán tại Công ty Cổ phần Điện máy

Chế độ kế toán Công ty áp dụng: Theo doanh nghiệp Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính “Về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế”, và các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành và 2 thông tư quan trọng đó là: Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành tại Quyết định số 12/2005/QĐ- BTC và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 3 trong 4 chuẩn mực kế toán ban hành tại Quyết định 100/2005/QĐ- BTC

Sơ đồ trình tự hệ thống hoá thông tin kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chứng từ:

Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ Phương pháp này đảm bảo yêu cầu quản lý của Công ty đồng thời cũng không phải lập quá nhiều sổ sách, công việc kế toán nhờ đó đã được phân đều trong tháng và dễ dàng phân nhỏ cho từng người đảm nhiệm.

Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

Bảng phân bổ Bảng kê

Nhật ký chứng từ Sổ chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết

* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ:

(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc Bảng kê, sổ chi tiết có liên quan. Đối với các Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ những chứng từ kế toán vào bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ. Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào các bảng kê và nhật ký chứng từ có liên quan.

(2) Cuối tháng khóa sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái.

(3) Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì được ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với sổ cái.

Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân Đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên Sổ đăng ký Chứng từ ghi sổ Tổng số dư Nợ và Tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng Cân Đối phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng Tổng hợp chi tiết.

Thực trạng về kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

Đặc điểm về công tác lưu chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động theo chế độ hạch toán về kinh tế, tự chủ về tài chính, có tài khoản tại Ngân hàng, có con dấu riêng để giao dịch.

Chức năng chính của Công ty là chuyên lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy cho các nhà tư nhân, các công trình có thang máy hoạt động.

* Đối tượng kinh doanh của Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là:

- Kinh doanh lắp đặt và bảo hành, bảo trì các thang máy tại các công trình và nhà đầu tư có thang máy hoạt động.

- Tư vấn thiết kế hố thang và cách đặt thang máy tại các công trình sao cho phù hợp với kiến trúc và không gian của công trình.

- Thang máy hiệu Mitsubishi sản xuất tại Nhật Bản và gia công, lắp đặt tại Việt Nam.

- Thang máy hiệu Huyndai nhập nguyên chiếc từ Hàn Quốc.

Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội có địa bàn hoạt động tại các tỉnh phía Bắc, miền Trung và miền Nam như: Hà Nội, Hải Phòng, HảiDương,Thanh Hoá, Nghệ An, Vinh, Đà Nẵng, Cần Thơ, TP.Hồ ChíMinh

Công ty đã lựa chọn phương thức mua hàng trực tiếp Theo phương thức này, căn cứ vào hợp đồng đã kí kết, công ty cử nhân viên thu mua mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến nhận hàng tại kho hoặc một địa điểm đã được kí kết trước trong hợp đồng với bên cung cấp Sau khi hoàn thành thủ tục, chứng từ và giao hàng, nhân viên thu mua sẽ vận chuyển hàng về bằng xe ôtô của Công ty kèm theo chứng từ mua hàng và vận đơn.

Phương thức thanh toán mà Công ty sử dụng để thanh toán với nhà cung cấp là chuyển khoản

Là một doanh nghiệp thương mại để đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay, Công ty luôn cử nhân viên marketing tìm hiểu nhu cầu thị trường để đổi mới các phương thức bán hàng Hình thức bán hàng chủ yếu của công ty hiện nay phần lớn là bán buôn qua kho và bán lẻ tại Công ty

Phương thức thanh toán: Chuyển khoản vào tài khoản của Công ty hoặc thanh toán bằng tiền mặt theo từng kỳ thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng

2.2 Kế toán tổng hợp lưu chuyển hàng hoá

2.2.1 Kế toán quá trình mua hàng

Do Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là công ty thương mại về mua, bán thiết bị phụ tùng, vật tư phục vụ cho các dự án và các công trình xây dựng, đồng thời còn hoạt động về các mảng kinh doanh thương mại khác cho nên chức năng chủ yếu của công ty là tổ chức lưu thông hàng hoá, đưa hàng hoá từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng thông qua mua bán, trong đó, mua hàng là giai đoạn đầu tiên của quá trình lưu chuyển hàng hoá Thông qua mua hàng, quan hệ trao đổi hàng hoá và quan hệ thanh toán tiền hàng giữa công ty và người cung cấp được thực hiện Cũng qua quá trình mua hàng, vốn của công ty được chuyển hoá từ hình thái tiền tệ sang hình thái hàng hoá, Công ty nắm được quyền sở hữu về hàng nhưng mất quyền sở hữu về tiền và phải có trách nhiệm thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

* Các phương thức mua hàng và thủ tục chứng từ:

Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội ra đời, hoạt động và phát triển trong nền kinh tế thị trường do vậy mục tiêu của công ty là tối đa hoá lợi nhuận Để thực hiện điều này trước tiên công ty phải tìm được nhà cung cấp đáng tin cậy để tạo nguồn hàng có sức cạnh tranh lớn trên thị trường.

Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội đã được chọn làm đối tác xúc tiến thương mại của một số nhà sản xuất hàng đầu thế giới như Mitsubishi - Nhật Bản, Hyundai - Hàn Quốc, … Và hiện nay công ty đang là một trong những nhà phân phối sản phẩm của Hyundai - Nhà cung cấp các sản phẩm thang máy hàng đầu thế giới của Hàn Quốc. Để phục vụ cho nguồn hàng của việc kinh doanh trong nước Công ty

Cổ phần Điện máy Hà Nội đã tiến hành nhập khẩu hàng từ nước ngoài, chủ yếu là các sản phẩm của hãng Hàn Quốc Yêu cầu của công ty đối với hàng hoá mua về là phải đảm bảo chất lượng, đúng quy cách mẫu mã, giá cả hợp lý và hàng hoá đó phải phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Công ty đã lựa chọn phương thức mua hàng trực tiếp Theo phương thức này, căn cứ vào hợp đồng đã kí kết, công ty cử nhân viên thu mua mang giấy uỷ nhiệm nhận hàng đến nhận hàng tại kho hoặc một địa điểm đã được kí kết trước trong hợp đồng với bên cung cấp Sau khi hoàn thành thủ tục, chứng từ và giao hàng, nhân viên thu mua sẽ vận chuyển hàng về bằng xe ôtô của công ty kèm theo chứng từ mua hàng và vận đơn.

Người mua có trách nhiệm quản lý số hàng mua và gửi chứng từ về phòng kế toán để kiểm tra, đối chiếu và ghi sổ kế toán.

Hàng hoá mua về phải tiến hành thủ tục nhập kho Các chứng từ sử dụng khi nhập kho hàng:

- Hợp đồng kinh tế kí kết giữa công ty và người bán

- Hoá đơn GTGT (liên 2) do bên bán giao cho công ty

Ngoài ra phòng kế toán lập Giấy đề nghị thanh toán kèm theo phiếu nhập kho và phiếu thu của người bán để lập phiếu chi tiền.

Trong hoạt động kinh doanh thương mại thì giá mua của hàng hoá là giá thực tế mà người mua thanh toán cho người cung cấp Đó là giá thoả thuận giữa người mua và người bán Giá mua hàng hoá cao hay thấp tuỳ thuộc vào cung cầu hàng hoá đó trên thị trường, vào khối lượng hàng nhiều hay ít, và tuỳ thuộc vào người mua thanh toán tiền ngay hay trả chậm.

Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì giá mua thực tế của hàng hoá không bao gồm thuế GTGT đầu vào

C n c v o hoá ăn cứ vào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực ứ vào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực ào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thựcn GTGT (liên 2) v phi u nh p kho, tr giá th cào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực ếu nhập kho, trị giá thực ập kho, trị giá thực ị giá thực ực t c a h ng mua v o nh p kho ếu nhập kho, trị giá thực ào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực ào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực ập kho, trị giá thực được xác định theo trị giá thực tế mua vàoc xác đị giá thựcnh theo tr giá th c t mua v oị giá thực ực ếu nhập kho, trị giá thực ào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực v chi phí thu mua:ào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực

Giá thực tế của hàng hóa = Giá mua ghi trên hóa đơn GTGT + Chi phí thu mua - Chiết khấu thương mại, giảm giá được hưởng

Chi phí thu mua bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá; chi phí lưu kho, lưu bãi; chi phí kiểm định hàng hoá; lệ phí thanh toán Các khoản chi phí mua hàng được kế toán của công ty phản ánh qua TK 156 (Chi phí thu mua hàng hoá).

HOÁ ĐƠN Mẫu số: 01GTKT-3LL

GIÁ TRỊ GIA TĂNG UB/2008B

Liên 2: Giao cho khách hàng 004281

Ngày15 tháng 8 năm 2007 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Thang Việt Địa chỉ: 166 Đường K7 - P12 - Quận Tân Bình – TP Hồ Chí Minh

Số tài khoản: 000661750001 Điện thoại : 08.38112889 MST:

Họ tên người mua hàng:

Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội Địa chỉ: 364 Lê Duẩn - Phương Liên - Đống Đa - Hà Nội

Hình thức thanh toán: TM/CK MST: 0101606661

STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

1 Cung cấp 02 thang máy tải khách hiệu Vietlift P6-CO- 60-5S/O

Thuế GTGT 5% Tiền thuế GTGT 25,714,286

Tổng cộng tiền thanh toán 540,000,000

Số tiền viết bằng chữ: Năm trăm bốn mươi triệu đồng chẵn./

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) Đơn vị: Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội Mẫu số 01 – VT

Bộ phận:……… (Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ/BTC

Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

- Họ tên người giao: Vũ Việt Hùng

- Theo HĐ số 2304 ngày 15/05/2007 của công ty TNHH Thang Việt

- Nhập tại kho: Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư (sản phẩm hàng hoá)

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Cung cấp 02 thang máy tải khách hiệu

Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm trăm mười bốn triệu, hai trăm tám mươi lăm nghìn, bảy trăm mười bốn đồng./

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng

( Ký họ tên) ( Ký họ tên) ( Ký họ tên) (Hoặc bộ phận có nhu cầu nhập)

Thực tế công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

3.1 Đánh giá chung về công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty

Cổ phần Điện máy Hà Nội

Sau 4 năm tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Trình độ quản lý của cán bộ, nhân viên trong Công ty ngày càng được hoàn thiện và nâng cao Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên được trang bị vững vàng về nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh của Công ty.

Cùng với sự phát triển của Công ty, bộ phận kế toán đã thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp cho Ban Giám đốc ra được những quyết định kịp thời và chính xác

Thứ nhất: Về lưu chuyển hàng hoá

Bộ phận kế toán đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đảm bảo theo dõi sát sao tình hình luân chuyển hàng hoá chi tiết và số lượng, chủng loại, doanh thu hàng đã bán Bên cạnh đó việc xác định giá vốn hàng hoá đã xuất bán, Công ty sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này, giá trị xuất kho của loại hàng nào được xác định đúng bằng giá trị nhập kho của loại hàng đó Đây là phương pháp lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc của hạch toán kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế hay hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán FAST, mỗi mặt hàng Công ty đặt theo một mã riêng theo giá vốn nhập của loại hàng đó Nhờ áp dụng phương pháp nàyCông ty xác định giá vốn hàng bán một cánh chính xác, cập nhật giá thị

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

Ưu điểm

Sau 4 năm tồn tại và phát triển, Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt Trình độ quản lý của cán bộ, nhân viên trong Công ty ngày càng được hoàn thiện và nâng cao Hiện nay, đội ngũ cán bộ, nhân viên được trang bị vững vàng về nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm trong quá trình kinh doanh của Công ty.

Cùng với sự phát triển của Công ty, bộ phận kế toán đã thực sự trở thành công cụ đắc lực giúp cho Ban Giám đốc ra được những quyết định kịp thời và chính xác

Thứ nhất: Về lưu chuyển hàng hoá

Bộ phận kế toán đã hoàn thành tốt trách nhiệm của mình đảm bảo theo dõi sát sao tình hình luân chuyển hàng hoá chi tiết và số lượng, chủng loại, doanh thu hàng đã bán Bên cạnh đó việc xác định giá vốn hàng hoá đã xuất bán, Công ty sử dụng phương pháp giá thực tế đích danh Theo phương pháp này, giá trị xuất kho của loại hàng nào được xác định đúng bằng giá trị nhập kho của loại hàng đó Đây là phương pháp lý tưởng nhất, nó tuân thủ theo nguyên tắc của hạch toán kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế hay hàng xuất kho đem bán phù hợp với doanh thu mà nó tạo ra Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán FAST, mỗi mặt hàng Công ty đặt theo một mã riêng theo giá vốn nhập của loại hàng đó Nhờ áp dụng phương pháp nàyCông ty xác định giá vốn hàng bán một cánh chính xác, cập nhật giá thị trường các sản phẩm luôn biến động nhanh chóng tìm ra biện pháp cạnh tranh với bạn hàng trong ngành.

Ngoài ra công ty còn giao cho phòng kế toán cập nhật kết quả kinh doanh hàng tháng và phân tích chi phí theo định mức đầu năm nhằm quản lý chi phí theo kế hoạch đã định và nắm được kịp thời kết quả kinh doanh giúp cho ban Giám đốc có biện pháp chỉ đạo để từ đó có các định hướng, kế hoạch kinh doanh cho kỳ tiếp theo giúp cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao nhất.

Thứ hai: Về theo dõi công nợ Đồng thời, đối với công tác theo dõi quá trình thanh toán tiền hàng với khác hàng, Công ty ban hành bổ sung về nghiệp vụ bán hàng để từng nghiệp vụ quản lý chặt chẽ kể từ khi bán hàng cho đến khi thu xong tiền bán hàng nhằm tránh tình trạng vốn bị chiếm dụng đồng thời nâng cao trách nhiệm của cán bộ nghiệp vụ trong việc thu nợ Công ty còn giao cho phòng Kế toán có biện pháp theo dõi công nợ phải thu bằng các “ Biên bản xác nhận công nợ”( đối với công ty lớn) và “Giấy xác nhận tiền hàng” và “Bảng tính lãi” (đối với khách hàng tư nhân) nhằm đảm bảo cho số liệu kế toán được phản ánh một cách trung thực, hợp lý, rõ ràng trong quá trình hạch toán hạn chế việc ghi chép trùng lặp không cần thiết

Thứ ba: Về chứng từ và luân chuyển chứng từ

Việc luân chuyển chứng từ cũng như tổ chức hệ thống sổ sách kế toán đảm bảo nguyên tắc kế toán của chế độ hiện hành và phù hợp với khả năng trình độ của đội ngũ cán bộ của công ty Ngoài việc thực hiện hạch toán trên phần FAST, một số phần hành như tiền lương, công nợ phải thu và phải trả, thuế kế toán còn theo dõi trên EXEL, ghi sổ ngoài thuận tiện cho việc đối chiếu kết quả và có thể trình số liệu lên Ban Giám đốc khi cần thiết Bên cạnh đó, Công ty luôn chấp hành đúng và chính xác, chế độ kế toán tài chính của

Nhà nước, các chính sách thuế, như Công ty áp dụng thông tư số 89 “Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực kế toán (Kế toán Hàng tồn kho, TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, Doanh thu và thu nhập khác)” Hơn thế, công ty nộp thuế đầy đủ cho nhà nước theo đúng nghĩa vụ.

Hơn nữa để hạn chế bớt những thiệt hại và chủ động hơn về tài chính trong các trường hợp xảy ra do nguyên nhân khách quan như giảm giá hàng bán, công ty lập dự phòng để phần nào giảm bớt những rủi ro, thực chất về mặt lập dự phòng là quyền lợi về mặt tài chính của các doanh nghiệp, chính Nhà nước đã hỗ trợ cho việc mất mát đó Điều này giúp cho công ty hạch toán kết quả tiêu thụ một cách chính xác.

Ngoài những điểm mạnh nêu trên công tác tổ chức kế toán lưu chuyển hàng hoá và xác định kết quả tiêu thụ của công ty vẫn còn những tồn tại mà đòi hỏi cần được cải tiến, hoàn thiện nhằn đáp ứng hơn nữa những yêu cầu trong công tác quản lý của công ty.

Thứ nhất : Về chứng từ và luân chuyển chứng từ

Công ty đã thực hiện đầy đủ các chứng từ ban đầu theo đúng chế độ kế toán hiện hành quy định, cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác kiểm tra và ghi sổ kế toán Tuy nhiên đối với trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng công ty vẫn làm thủ tục nhập kho cho số hàng này Hàng hoá xuất thẳng cho khách hàng vẫn được phản ánh trên chứng từ là hàng nhập kho và xuất kho. Như vậy công ty sẽ không theo dõi được số hàng mua bán vận chuyển thẳng và số hàng mua bán xuất nhập kho để có biện pháp thúc đẩy hình thức bán buôn vận chuyển thẳng vì hình thức này hạn chế được chi phí lưu thông.

Thứ hai : Về tài khoản và trình tự hạch toán

Công ty sử dụng hệ thống tài khoản ban hành theo Quyết định số15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính “về việc ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế” và 2 thông tư quan trọng đó là: Thông tư số 20/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 6 chuẩn mực kế toán ban hành tại Quyết định số 12/2005/QĐ-BTC và Thông tư số 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 hướng dẫn kế toán thực hiện 3 trong 4 chuẩn mực kế toán ban hành tại Quyết định 100/2005/QĐ-BTC được vận dụng phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty hạch toán khoản được giảm giá khi mua hàng vào thu nhập khác và hạch toán việc giảm giá cho khách hàng vào chi phí khác, việc hạch toán như vậy mặc dù không ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng của việc xác định chế độ kinh doanh nhưng không đúng với quy định về chế độ kế toán.

Thứ ba : Về phương pháp xác định giá vốn hàng bán ra

Công ty áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh để tính trị giá mua của hàng xuất ra được xác định là tiêu thụ Theo phương pháp này thì chính xác, tuy nhiên hiện nay công ty không phân bổ chi phí thu mua cho hàng tiêu thụ trong kỳ Chi phí thu mua được hạch toán vào chi phí bán hàng do đó, về cơ bản kết quả tiêu thụ cuối cùng không thay đổi nhưng giá vốn của hàng bán được phản ánh thấp hơn so với thực tế làm cho việc phân tích kết quả tiêu thụ không được chính xác.

Thứ tư: Về thanh toán công nợ

Trong quá trình tiêu thụ, công ty có nhiều khách hàng Đối với khách hàng của công ty, phần lớn hình thức thanh toán là thanh toán chậm Điều này đặt ra cho kế toán của công ty đặc biệt là kế toán công nợ trách nhiệm nặng nề là phải thường xuyên theo dõi một cách tỷ mỉ và chặt chẽ đối với từng khách hàng Với những khách hàng vi phạm thời hạn thanh toán, công ty thường tính lãi trên tổng số tiền hàng đã bán và chưa có biện pháp khuyến khích khách hàng thanh toán sớm nên việc thu hồi công nợ còn gặp nhiều khó khăn.

Thứ năm: Về trích lập dự phòng phải thu khó đòi

Do đặc điểm kinh doanh của công ty có một số khách hàng trả tiền chậm với số lượng tiền lớn nhưng công ty không tiến hành trích khoản dự phòng phải thu khó đòi, điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc hoàn vốn và xác định kết quả tiêu thụ.

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội:

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội

3.2.1 Yêu cầu hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hoá Trong thời gian qua, chế độ kế toán của Việt Nam đã không ngừng được đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của đất nước, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Đặc biệt phải nói đến là việc ban hành các chuẩn mực kế toán gần đây đã đánh dấu sự phát triển lớn trong việc quản lý kinh tế - tài chính của Nhà nước ta. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì lại có những phương pháp hạch toán cũng như tài khoản sử dụng khác nhau để phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.

Do đó, việc hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hóa ở các doanh nghiệp nói chung cũng như bản thân Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội nói riêng là hết sức quan trọng và cần thiết Nó cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản:

Thống nhất trong việc hoàn thiện là một yêu cầu cơ bản nhằm tạo ra sự thống nhất về chế độ kế toán của ngành kinh doanh với chế độ kế toán của Nhà nước đã ban hành.

Hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa đòi hỏi phải có một sự thống nhất về chế độ kế toán, trên cơ sở vận dụng một cách linh hoạt tài khoản kế toán, phương pháp hạch toán đảm bảo sự tuân thủ các chính sách, chế độ tài chính, kế toán của doanh nghiệp, cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đó.

- Yêu cầu thống nhất ở đây đòi hỏi trong công tác kế toán phải thống nhất trên nhiều mặt như thống nhất về việc sử dụng các tài khoản cấp một và một số tài khoản cấp hai, thống nhất về nội dung, tên gọi của các chỉ tiêu kinh tế cũng như các chỉ tiêu được trình bày trong báo cáo tài chính Bản thân trong mỗi doanh nghiệp khi sử dụng các chứng từ kế toán, tài khoản cấp hai, các sổ sách kế toán như sổ chi tiết, các chỉ tiêu báo cáo cũng phải có sự thống nhất.

- Yêu cầu phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng chế độ kế toán tài chính.

Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm riêng về tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, lĩnh vực hoạt động cũng như yêu cầu quản lý, vì thế công tác hạch toán kế toán cũng khác nhau để đáp ứng yêu cầu quản lý ở doanh nghiệp đó Hạch toán kế toán còn phụ thuộc vào trình độ nhân viên kế toán, trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác kế toán ở mỗi công ty Nên để quản lý kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải biết vận dụng chế độ kế toán một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm riêng của công ty mình Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tôn trọng chế độ kế toán tài chính Nhà nước hiện hành.

- Yêu cầu chính xác kịp thời:

Xuất phát từ chức năng kế toán là thu nhận, hệ thống hoá thông tin về toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính phát sinh ở doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin kế toán cần thiết phục vụ cho lãnh đạo và công tác quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp mà bản thân doanh nghiệp cần tổ chức trang bị và ứng dụng các phương tiện kỹ thuật tính toán gọn, thu thập và xử lý thông tin chính xác, kịp thời để từng bước cơ giới hoá, nâng cao công tác kế toán.

- Yêu cầu tiết kiệm và nâng cao hiệu quả:

Bất cứ một doanh nghiệp kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được lợi nhuận cao với chi phí thấp nhất Vì thế hạch toán kế toán lưu chuyền hàng hóa cũng phải đáp ứng được mục đích đó của công ty: Giảm chi phí hạch toán và tiết kiệm sức lao động, thể hiện ở việc kế toán bán hàng phải giảm nhẹ được số lượng ghi chép sổ kế toán, số lượng chứng từ và thời gian ghi chép mà vẫn đảm bảo độ chính xác, thông tin đầy đủ trên sổ kế toán đồng thời kế toán phải theo dõi thường xuyên tình hình biến động của tài sản, vốn kinh doanh của doanh nghiệp từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp.

3.2.2 Một số ý kiến đề xuất Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội, qua những nhận xét đánh giá về ưu điểm đã chỉ ra, em thấy công tác kế toán và tổ chức công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội là tương đối phù hợp và khoa học Nhất là rất phù hợp với hoàn cảnh của công ty là một doanh nghiệp nhỏ Tuy nhiên đứng trước những yêu cầu mới và ngày càng đa dạng của thực tế nền kinh tế thị trường thì yêu cầu tiếp tục và không ngừng hoàn thiện công tác kế toán là rất cần thiết. Để góp phần hoàn thiện công tác kế toán lưu chuyển hàng hoá tại Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội em xin có một số ý kiến sau đối với Công ty: a, Lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi:

Hiện nay, Công ty chưa sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” Điều này là không phù hợp với một doanh nghiệp có quy mô nhỏ nhưng khối lượng giao dịch tương đối lớn như công ty Mặc dù các đối tác mua hàng của công ty đều có thể là khách hàng quen biết, có mối quan hệ lâu dài với công ty, tuy nhiên thật khó đảm bảo một cách chắc chắn rằng những khách hàng này không bị mất khả năng thanh toán Nếu điều này xảy ra chắc chắn hoạt động kinh doanh của công ty sẽ bị ảnh hưởng.

Theo quy định của bộ tài chính, doanh nghiệp được trích lập khoản dự phòng đối với khoản phải thu có chứng từ ghi nhận là khoản phải thu khó đòi như thời gian nợ quá 2 năm, doanh nghiệp đã đòi nợ nhiều lần mà vẫn không thu được nợ hoặc khách hàng nợ đang trong thời gian làm thủ tục giải thể, phá sản, bỏ chốn, bị giam giữ

Qua thực tế tại phòng kế toán công ty cho thấy, mặc dù kế toán có theo dõi công nợ của khách hàng nhưng lại không sử dụng tài khoản 139 “Dự phòng phải thu khó đòi” Vì vậy công ty nên bổ xung thêm tài khoản này trong hệ thống tài khoản sử dụng của công ty để phản ánh khi có nghiệp vụ kinh tế xảy ra.

Theo em, khoản dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập, kế toán công ty có thể dựa vào kinh nghiệp thực tế xác định số dự phòng cần trích lập hoặc có thể xây dựng trên cơ sở tỷ lệ dự phòng ước tính trên cơ sở số tiền khó đòi thực tế trong 3 hoặc 5 năm.

Tỷ lệ dự phòng phải thu khó đòi = Tổng số tiền khó đòi thực tế

Tổng doanh thu bán chịu thực tế

Số dự phòng phải thu khó đòi cần trích lập

= Tỷ lệ dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trớch lập + Doanh thu bán chịu thực tế trong năm

Nội dung tài khoản 139 và trình tự hạch toán nghiệp vụ trích lập dự phòng thực hiện theo đúng chế độ kế toán hiện hành của chuẩn mực kế toán do bộ tài chính ban hàng.

Hoàn nhập số dự phòng phải thu không dùng đến.

- Trích lập dự phòng phải thu khó đòi.

- Số dự phòng phải thu khó đòi hiện còn.

Tài khoản 139 được mở chi tiết theo từng đối tượng, từng khoản phải thu khó đòi mà doanh nghiệp đã lập dự phòng

Theo quy định hiện nay, cuối niên độ kế toán, khi có bằng chứng chắc chắn về khoản nợ phải thu khó đòi, kế toán ghi trích lập khoản dự phòng phải thu khó đòi vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Nợ TK 642(6) : Số trích lập dự phòng

Có TK 139 : Số trích lập dự phòng

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:22

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội: - Thực trạng về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần điện máy hà nội
1.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Điện máy Hà Nội: (Trang 9)
Bảng 1-2 Kế toán trưởng - Thực trạng về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần điện máy hà nội
Bảng 1 2 Kế toán trưởng (Trang 13)
Hình thức thanh toán:  TM/CK            MST: 0101606661 - Thực trạng về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần điện máy hà nội
Hình th ức thanh toán: TM/CK MST: 0101606661 (Trang 22)
Hình thức thanh toán:  TM/CK           Mã s : 0100408233-1 ố: 0100408233-1 - Thực trạng về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần điện máy hà nội
Hình th ức thanh toán: TM/CK Mã s : 0100408233-1 ố: 0100408233-1 (Trang 31)
Hình th c thanh toán:  TM/CK            ứ vào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực MST: 0101409688-1 - Thực trạng về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại công ty cổ phần điện máy hà nội
Hình th c thanh toán: TM/CK ứ vào hoá đơn GTGT (liên 2) và phiếu nhập kho, trị giá thực MST: 0101409688-1 (Trang 39)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w