CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại có ảnh hưởng đến kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ hàng hóa
1.1.1 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa trên thị trường buôn bán hàng hóa của từng quốc gia riêng biệt hoặc giữa các quốc gia với nhau Nội thương là lĩnh vực hoạt động thương mại trong từng nước, thực hiện quá trình lưu chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất, nhập khẩu tới nơi tiêu dùng Hoạt động thương mại có đặc điểm chủ yếu đó là
Lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại bao gồm hai giai đoạn mua hàng và bán hàng qua khâu chế biến làm thay đổi hình thái vật chất của hàng Đối tượng kinh doanh thương mại là các loại hàng hóa phân theo từng ngành hàng vật tư, thiết bị (tư liệu sản xuất-kinh doanh), hàng công nghệ phẩm tiêu dùng, hàng lương thực, thực phẩm chế biến.
Quá trình lưu chuyển hàng hóa được thực hiện theo hai phương thức bán buôn và bán lẻ Trong đó, bán buôn là bán hàng hóa cho các tổ chức bán lẻ tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc các đơn vị xuất khẩu để tiếp tục quá trình lưu chuyển của hàng Bán lẻ là bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng Bán buôn hàng hóa và bán lẻ hàng hóa có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như bán thẳng, bán qua kho trực tiếp, gửi bán qua các đơn vị đại lý, ký
Tổ chức đơn vị kinh doanh thương mại có thể theo một trong các mô hình như tổ chức bán buôn, tổ chức bán lẻ, chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp , hoặc chuyên môi giới …ở các quy mô tổ chức quầy, cửa hàng, công ty, tổng công ty… và thuộc mọi thành phần kinh tế kinh doanh trong lĩnh vực thương mại.
Trong kinh doanh thương mại nói chung và hoạt động nội thương nói riêng cần xuất phát từ đặc điểm quan hệ thương mại và kinh doanh với các bạn hàng để tìm phương thức giao dịch, mua, bán thích hợp đem lại cho đơn vị lợi ích lớn nhất.
Thương mại là khâu trung gian nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng Hoạt động thương mại là là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của thương nhân làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hay giữa thương nhân với các bên có liên quan bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thương mại nhằm mục đích lợi nhuận hay thực hiện chính sách kinh tế xã hội.
Thương nhân có thể là cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hay các hộ gia đình, tổ hợp tác hoặc các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo quyết định của pháp luật (được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) Kinh doanh thương mại có một số đặc điểm chủ yếu như sau: Đặc điểm về hoạt động kinh tế cơ bản của kinh doanh thương mại là lưu chuyển hàng hóa Lưu chuyển hàng hóa là sự tổng hợp các hoạt động thuộc quá trình mua bán, trao đổi và dự trữ hàng hóa. Đặc điểm về hàng hóa trong kinh doanh thương mại gồm các loại vật tư, sản phẩm có hình thái vật chất cụ thể hay không có hình thái vật chất mà doanh nghiệp mua về với mục đích để bán.
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C Đặc điểm về phương thức lưu chuyển hàng hóa đó là lưu chuyển hàng hóa trong kinh doanh thương mại có thể theo một trong hai phương thức là bán buôn và bán lẻ Bán buôn hàng hóa là bán cho người kinh doanh trung gian chứ không bán thẳng cho người tiêu dùng Bán lẻ hàng hóa là việc bán thẳng cho người tiêu dùng trực tiếp , từng cái từng ít một. Đặc điểm về tổ chức kinh doanh thương mại có thể theo nhiều mô hình khác nhau như tổ chức Công ty bán buôn, bán lẻ, Công ty kinh doanh tổng hợp, Công ty môi giới, Công ty xúc tiến thương mại Đặc điểm về sự vận động của hàng hóa đó là sự vận động của hàng hóa trong kinh doanh thương mại cũng không giống nhau, tùy thuộc vào nguồn hàn, nghành hàng, do đó chi phí thu mua và thời gian lưu chuyển hàng hóa cũng khác nhau giữa các loại hàng hóa.
Như vậy chức năng của thương mại là tổ chức và thực hiện việc mua bán, trao đổi hàng hóa cung cấp dịch vụ nhằm phục vụ sản xuất đời sống nhân dân.
1.1.2 Đặc điểm về phương thức tiêu thụ hàng hóa
Trong nền kinh tế thị trường để thực hiện tốt công tác tiêu thụ, tăng sản lượng hàng hóa bán ra, các doanh nghiệp thương mại có thể áp dụng nhiều phương thức tiêu thụ hàng hóa khác nhau như bán buôn hoặc bán lẻ. Các phương thức đó lại được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau.
Theo phương thức bán buôn đó là hình thức bán sản xuất hàng hóa với số lượng lớn cho các doanh nghiệp thương mại và sản xuất để thực hiện việc bán ra hoặc gia công chế biến làm gia tăng giá trị hàng hóa Đặc điểm của hoạt động bán buôn là hàng hóa vẫn ở trong quá trình lưu thông và vẫn có thể tạo ra giá trị gia tăng, giá trị và giá trị sử dụng chưa được thực hiện Hàng thường được bán theo lô hàng hoặc theo khối lượng lớn Giá bán biến động
Bán buôn hàng hóa qua kho (bán trực tiếp và gửi bán hàng hóa) là phương thức bán hàng truyền thống thường áp dụng với ngành hàng có đặc điểm như tiêu thụ có định kì giao nhận, thời điểm giao nhận không trùng với thời điểm nhận hàng, hàng cần qua dự trữ để xử lý tăng giá trị thương mại… Khi thực hiện phương thức kinh doanh cho các loại hàng này, doanh nghiệp cần có kế hoạch dự trữ tốt và tiến độ giao nhận bán hàng đúng lệnh, để tránh ứ đọng gây tốn kém chi phí dự trữ, giảm sút chất lượng hàng và gây khó khăn cho công tác bảo quản hàng.
Bán buôn vận chuyển thẳng (gồm bán vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán và bán vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán) là phương thưc bán hàng không qua kho Phương thức bán buôn này được thực hiện tùy theo mỗi hình thức Trường hợp bán thẳng có tham gia thanh toán thì doanh nghiệp phải tổ chức quá trình mua hàng, bán hàng, thanh toán tiền hàng đã mua và đã bán với nhà cung cấp và khách hàng của doanh nghiệp Trường hợp bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán thực chất là hình thức môi giới trung gian trong quan hệ mua bán, doanh nghiệp chỉ được phản ánh tiền hoa hồng môi giới trong việc mua hoặc bán, không được ghi nhận nghiệp vụ mua và nghiệp vụ bán trong mỗi thương vụ.
Dù bán theo phương thức nào thì thời điểm để doanh nghiệp kết thúc nghiệp vụ bán và ghi số các chỉ tiêu liên quan của khối lượng hàng hóa luân chuyển là thời điểm kết thúc việc giao nhận quyền sở hữu về hàng hóa và hoàn tất các thủ tục bán hàng, thay vì mất quyền sỡ hữu đối với hàng hóa doanh nghiệp được quyền sở hữu về khoản tiền thu bán hàng hoặc khoản nợ phải thu với khách hàng mua của mình Điều kiện ghi nhận doanh thu cũng đồng nghĩa với thời điểm kết thúc nghiệp vụ bán hàng được quy định trong VAS 14 gồm có 5 điều kiện cần được thõa mãn đồng thời là:
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C
Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và phần lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sỡ hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn.
Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
Theo phương thức bán lẻ thì tại các cửa hàng, quầy hàng, điểm bán của doanh nghiệp, bán lẻ được thực hiện dưới 2 hình thức đó là bán lẻ thu tiền tại chỗ và bán lẻ thu tiền tập trung.Thương nghiệp bán lẻ phát triển dẫn đến việc hình thành các siêu thị lớn với các phương thức bán hàng thích hợp tương ứng:bán tự động và tự phục vụ Lựa chọn hình thức bán hàng phù hợp là điều kiện để đạt hiệu quả kinh doanh cao.
Đặc điểm kế toán tồng hợp tiêu thụ hàng hóa theo phuơng pháp kê khai thường xuyên trong các doanh nghiệp thương mại
1.2.1 Khái niệm đặc điểm và tài khoản sử dụng
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ (-) đi các khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại, doanh thu của hàng đã tiêu thụ bị trả lại và thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt hay thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp của lượng hàng tiêu thụ trong kỳ).
Giảm giá hàng bán là số tiền giảm trừ cho khách hàng do các nguyên nhân thuộc về người bán như hàng kém phẩm chất, không đúng quy cách, giao hàng không đúng thời gian, địa điểm trong hợp đồng,…
Chiết khấu thương mại là khoản mà người bán giảm giá niêm yết cho người mua hàng với khối lượng lớn Chiết khấu thương mại bao gồm khoản bớt giá (là khoản mà người bán giảm trừ cho người mua trên giá niêm yết vì mua khối lượng lơn hàng hóa trong một đợt số tiền) và khoản hồi khấu (là số tiền người bán thưởng cho người mua do trong một khoản thời gian nhất định đã mua một khối lượng hàng hóa)
Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, vật tư, hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ Đối với sản phẩm, lao vụ, dịch vụ tiêu thụ, giá vốn hàng bán là giá thành xuất thực tế hay chi phí sản xuất thực tế.
Hàng bán bị trả lại là số hàng đã được coi là tiêu thụ (đã chuyển giao quyền sở hữu, đã thu tiền hay được người mua chấp nhận) nhưng bị người mua trả lại và từ chối thanh toán Tương ứng với hàng bán bị trả lại là giá vốn hàng bán bị trả lại (tính theo giá vốn khi bán) và doanh thu của hàng bán bị trả lại cùng với thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng bán bị trả lại.
Lợi nhuận gộp ( còn gọi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp) là số chênh lệch giữa doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
Chiết khấu thanh toán là số tiền mà người bán giảm trừ cho người mua, do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn theo hợp đồng.
Về thực chất, chiết khấu thanh toán là số tiền mà người bán thưởng cho người mua do người mua thanh toán tiền hàng trước thời hạntheo hợp đồng tính trên tổng số tiền hàng mà họ đã thanh toán.
Kết quả bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu phản ánh số lợi nhuận thuần trước thuế từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ mà doanh thu thu được trong kỳ.
Về tài khoản sử dụng trong các doanh nghiệp sử dụng phương pháp kê khai thương xuyên, kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng các tài khoản sau:
Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” được sử dụng để theo dõi trị giá sản phẩm, dịch vụ (theo giá thành sản xuất thực tế) và hàng hóa ký gửi (theo trị giá mua) mà doanh nghiệp tiêu thụ theo phương thức chuyển hàng hoặc giá trị sản phẩm, hàng hóa nhờ bán đại lý, ký gửi hay giá trị dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho người đặt hàng, người mua nhưng chưa được chấp nhận thanh toán Số hàng hóaa sản phẩm này thuộc quyền sở hữu của đơn vị
Bên Nợ : Giá vốn sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ gửi bán
Bên Có : Giá vốn hàng hóa, sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán.
Giá vốn hàng gửi bán bị từ chối, trả lại
Dư Nợ : Giá trị hàng gửi bán chưa được chấp nhận
Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” tài khoản này được dùng để phản ánh tổng số doanh thu bán hàng thực tế của doanh nghiệp trong kỳ và các khoản giảm trừ doanh thu
Bên Nợ : Số thuế phải nộp (Thuế GTGT theo phương pháp trực tiệp, thuế TTĐB, thuế XK) tính trên doanh số bán trong kỳ.
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng bán bị trả lại.
Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên Có : Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thục hiện trong kỳ hạch toán.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành 5 tài khoản cấp 2, đó là:
Tài khoản 5111“Doanh thu bán hàng hóa” được sử dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp kinh doanh vật tư, hàng hóa.
Tài khoản 5112 “Doanh thu bán các thành phẩm” chủ yếu dùng trong các doanh nghiệp sản xuất như công nghiệp, nông nghiệp, xây lắp, ngư nghiệp, lâm nghiệp.
Tài khoản 5113“Doanh thu cung cấp dịch vụ” được sử dụng chủ yếu cho các nghành kinh doanh dịch vụ như giao thông vận tải, du lịch, bưu điện, công ty tư vấn,…
Tài khoản 5114“Doanh thu trợ cấp, trợ giá”
Tài khoản 5117“Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư” phản ánh doanh thu cho thuê bất động sản đầu tư và doanh thu về bán, thanh lý bất động sản đầu tư.
Tài khoản 512 “Doanh thu bán hàng nội bộ” được dùng để phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ, tiêu thụ trong nội bộ. Nội dung tài khoản 512 tương tự tài khoản 511.
Tài khoản 512 được chi tiết thành 3 tài khoản cấp 2, đó là:
Tài khoản 5121 “Doanh thu bán hàng hóa”
Tài khoản 5122 “Doanh thu bán các thành phẩm”
Tài khoản 5123 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”
Bên Nợ : Tập hợp doanh thu của số hàng đã tiêu thụ bị trả lại.
Bên Có : Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại
Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG SẢN
Tổng quan về Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Nông nghiệp (thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn) Trụ sở chính của Công ty đặt tại xã Ngũ Hiệp _huyện Thanh Trì_thành phố Hà Nội.
Tiền thân của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản là trạm Vật tư Nông nghiệp cấp I Hà Nội được thành lập năm
1982 Đây là thời kỳ đánh dấu những bước đột phá dầu tiên trong tư duy đổi mới quản lý kinh tế của đảng ta bằng việc bắt đầu cho áp dụng khoán sản phẩm cho nông nghiệp Nông nghiệp được chú trọng đầu tư hơn, vì vậy nhu cầu sử dụng phân bón và các vật tư nông nghiệp khác tăng lên.Trạm Vật tư Nông nghiệp I Hà Nội đã được đổi tên thành Xí nghiệp Vật Tư Nông nghiệp
Những năm cuối 1980, đặc biệt là từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Đảng và nhà nước ta đã có những đổi mới trong cơ cấu nghành kinh tế, chuyển từ chú trọng đầu tư phát triển công nghiệp nặng sang coi nông
32 nghiệp khác tăng lên trong phạm vi cả nước Công tác tổ chức, phân phối lưu thông vật tư nông nghiệp cũng được tiến hành, Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo Xí nghiệp Vật tư Nông nghiệp I Hà Nội là một đơn vị trong hệ thống cung ứng vật tư nông nghiệp, Xí nghiệp đã thực hiện chức năng cung cấp vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp theo sự quản lý, chỉ đạo của Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp.
Vào đầu những năm 1990, cơ chế mở của được áp dụng, chính sách thương mại ngày càng thông thoáng, các doanh nghiệp đã có những cơ hội tự chủ hơn trong kinh doanh Đứng trước tình hình đổi mới của kinh tế đất nước và nhu cầu của nông nghiệp về phân bón và vật tư khác ngày càng tăng, Xí nghiệp Vật tư Nông nghiệp I đã được đổi thành Công ty Vật tư Nông nghiệp cấp I Hà Nội theo quyết định số 99/NN-TCCB/QĐ ngày 28/1/1993 của bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thự phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn).
Cuối những năm 1990, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của nhà nước, đặc biệt là trong xu thế hội nhập quốc tế, Nhà nước ta đã tiến hành tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước Công ty Vật tư Nông nghiệp là một trong những đơn vị đầu tiên của Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp thực hiện cổ phần hóa Công ty đã tiến hành cổ phần hóa theo hình thức bán một phần giá trị vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp.
Công ty Vật tư Nông nghiệp cấp I Hà Nội được chuyển thành công ty cổ phần theo quyết định số 156/1999/QĐ-BNN-TCCB ngày 11-11-1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, với tên gọi đầy đủ bằng tiếng việt là Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản, tên giao dịch quốc tế Agricultural Materials and Products Impotr Export
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C
Joint Stock Company, viết tắt là AMPIE,JS.co Công ty đặt trụ sở chính đặt tại xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội Đến đầu năm 2002, Công ty chính thức đi vào hoạt động với vốn điều lệ khi thành lập là 518.5200.000 đồng, trong đó cơ cấu vốn là:
Vốn của nhà nước ( là cổ đông sáng lập 48%) :2.488.800.000 đồng
Vốn của cổ đông ( là CBCNV 42%) : 2.177.800.000 đồng Vốn của cổ đông ngoài công ty (10%) : 518.600.000 đồng
Việc chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần là một điểm mốc quan trọng trong quá trình hoạt động của Công ty, với nhiệm vụ chính là xuất nhập khẩu vật tư nông nghiệp và nông sản Nếu như trước đây, Công ty được tổng Công ty phân phối hàng, thì hiện nay Công ty phải chủ động trong mọi hoạt dộng kinh doanh, từ khâu tìm kiếm bạn hàng tới tiêu thụ sản phẩm, hạch toán kinh tế độc lập và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Công ty mình. Đứng trước tình hình mới, đặc biệt là thị trường phân bón thế giới và nông sản đã gặp không ít khó khăn trong việc tìm kiếm đối tác kinh doanh, tìm kiếm nguồn hàng cũng như tiêu thụ hàng hóa.
Tuy nhiên với sự năng động của Ban giám đốc, sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản đã dần dần có chỗ đứng và đứng vững trên thị trường, tạo được chữ tín với khách hàng và đối tác, hoạt động kinh doanh có hiệu quả,góp phần tạo thu nhập cho Công ty, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước, đồng thời góp phần cải thiện nâng cao đời sống người lao động Để thấy rõ nét hơn về sự thay đổi này chúng ta sẽ xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong hai năm vừa qua:
Bảng 1 : Một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nồng sản. Đơn vị tính : VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch
Tài sản cố định ( dư nợ) 123.926.127.32
Phải trả người bán ( dư nợ )
Vay và nợ ngắn hạn ( dư có)
Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 2007 và năm 2008.
Bảng trên cho thấy sự biến động của một số chỉ tiêu tài chính quan trọng của Công ty Nhìn chung sự so sánh hai năm 2007 và 2008 đã thấy được Công ty đang có sự phát triển tốt Điều này tạo đà cho sự phát triển sắp tới.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh
Bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản được tổ chức theo phương thức trực tuyến, mô hình tổ chức bộ phận theo chức năng Thực chất của phương thức này là chuyên môn hóa hoạt động quản trị, tạo điều kiện thực hiện chặt chẽ hoạt động diều hành, quản lý, kiểm tra và phù hợp với cơ cấu tổ chức của Công ty. Đứng đầu bộ máy quản lý của Công ty là Giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị Giám đốc là người điều hành mọi hoạt động của Công ty theo
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C chế độ, chủ trương và chịu mọi trách nhiệm về các vấn đề của Công ty trước hội đồng quản trị, trước nhà nước và pháp luật Giám đốc là người xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty, có quyền quyết định tuyển chọn, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng với khách hàng và nhà cung cấp, quyết định khen thưởng, kỷ luật, mức lương, phụ cấp đối với các nhân viên Giám đốc tiến hành tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, quyết định các giải pháp phát triển thị trường.
Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó Giám đốc có nhiệm vụ trợ giúp và tư vấn cho Giám đốc về các mục tiêu và chiến lược kinh doanh của Công ty, điều hành Công ty theo phân công và ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền.
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ KẾT QUẢ TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG SẢN
Đánh giá khái quát thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản
3.1 Đánh giá khái quát thực trạng kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ tại Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản.
Có thể nói đối với mọi doanh nghiệp hoạt động kế toán là rất cần thiết, nó góp phần tạo nên sự thành công của một Công ty Hoạt động thương mại là hoạt động diễn ra trong lĩnh vực lưu thông và nó có những đặc trưng cơ bản là mua, bán, dự trữ hàng hóa Do vậy, nó đã chi phối trực tiếp đến nội dung kế toán Đặc biệt với một nền kinh tế hội nhập như hiện nay, cần phải chú trọng đến việc tổ chức công tác kế toán một cách khoa học phù hợp đặc điểm, quy mô sản xuất hiện tại của doanh nghiệp để bộ máy kế toán thực sự là một công cụ quản lý tài chính đắc lực Đối với một Công ty vấn đề tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ có ý nghĩa quyết định sống còn của doanh nghiệp Vì chính bán hàng là phương tiện trực tiếp để đạt được mục tiêu “lợi nhuận” Nhận thức được tầm quan trọng này, Công ty xuất nhập khẩu Vật tư Nông nghiệp và Nông sản luôn dành sự chú trọng đến công tác kế toán trong đơn vị và đã đạt được những thành tựu nhất định.
3.1.1 Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty đã tổ chức một bộ máy kế toán phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty, phát huy tốt vai trò của kế toán, trở thành một công cụ trợ giúp đắc lực cho kế toán trưởng và giám đốc Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của Công ty gọn nhẹ, hợp lý trong đó có quy định rõ ràng, cụ thể chức năng, nhiệm vụ cho từng nhân viên kế toán Để công tác Kế toán đạt hiệu quả cao Công ty đã tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung đảm bảo sự
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C đối chiếu kiểm tra lẫn nhau giữa các phần hành kế toán giữa kế toán trưởng và kế toán viên.
Vì hoạt động chủ yếu của Công ty là mua bán hàng hóa, nghiệp vụ mua bán phát sinh rất nhiều Do đặc trưng này nên trong bộ phận kế toán có hai người chuyên trách các nghiệp vụ mua và bán hàng hóa Một người chuyên trách nghiệp vụ mua hàng và thanh toán với người bán Một người chuyên trách nghiệp vụ bán hàng và thanh toán với người mua Việc tổ chức như thế này là hoàn toàn hợp lý vừa đảm bảo giảm được sai sót do nghiệp vụ phát sinh rất nhiều, vừa đảm bảo tính kiểm soát trong Công ty Ngoài ra, do trong Công ty có rất nhiều nghiệp vụ liên quan đến ngân hàng nên bộ phận kế toán cũng bố trí một kế toán ngân hàng Còn tại các cửa hàng, Công ty đã bố trí một kế toán ghi chép các nghiệp vụ mua bán chủ yếu về mặt số lượng và chuyển chứng từ về phòng kế toán để thực hiện hạch toán.
3.1.2 Về sử dụng chứng từ kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Công ty đã sử dụng đầy đủ chứng từ trong quá trình hạch toán, xây dựng quá trình luân chuyển chứng từ khá hợp lý Theo dõi về mặt số lượng và giá trị, thường xuyên có đối chiếu, so sánh giữa phòng kế toán với kho và Phòng kinh doanh Điều này đảm bảo cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi chép đầy đủ kịp thời chính xác Các chứng từ sử dụng theo mẫu của Bộ tài chính ban hành, sau đó dược đem vào lưu trữ và bảo quản cẩn thận theo quy định Chứng từ của từng phần hành được lưu trữ đầy đủ theo từng phần hành,việc phân công phân nhiệm rõ ràng tránh sự chồng chéo trong bảo quản chứng từ Các hóa đơn, chứng từ dược chuyển dến phòng Kế toán một cách nhanh chóng, đầy đủ phục vụ cho việc theo dõi của kế toán một cách thích hợp nhất Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh đầy đủ trung
80 nhiều thuận lợi Chứng từ của Công ty được xây dựng trên cơ sở biểu mẫu ban hành Đối với các chứng từ đặc thù của Công ty có sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền Mỗi chứng từ của Công ty đều được lập, kiểm tra chặt chẽ bằng các phương tiện kỹ thuật hiện đại, đảm bảo giá trị lưu trữ, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp, hợp lý của chứng từ Chứng từ vừa là cơ sở hạch toán vừa là cơ sở pháp lý cho các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
3.1.3 Về tài khoản phản ánh tiêu thụ và kết quả tiêu thụ
Tổ chức tài khoản kế toán là việc thiết lập chế độ kế toán cho các đối tượng hạch toán nhằm cung cấp các thông tin tổng quát về từng loại tài sản, nguồn vốn, quá trình kinh doanh Hệ thống tài khoản kế toán của Công ty là một hệ thống đầy đủ và chặt chẽ, phù hợp với quản lý, đảm bảo ghi chép được toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Công ty không sử dụng một số tài khoản là do hạch toán không cần đến.
Ví dụ như tài khoản tiền đang chuyển, sử dụng tài khoản này là không cần thiết vì đối với công ty vốn ít, vốn đi vay của ngân hàng là khá nhiều do vậy Công ty phải giảm tối da số vốn bị chiếm dụng, làm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh
Bên cạnh đó, Công ty cũng không sử dụng tín phiếu bằng tiền mặt chỉ sử dụng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng do việc sử dụng này là không cần thiết Do Công ty có cả tài khoản tiền gửi Ngân hàng nông nghiệp và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển nên công ty đã chi tiết Tk 112 và Tk 635 ra theo từng ngan hàng khác nhau Điều này là hoàn toàn hợp lý, giảm thiểu sai xót, dễ dàng hơn trong quá trình hạch toán.
Tuy nhiên, hiện tại công ty không sử dụng tài khoản 1562 để hạch toán chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ, mà các chi phí thu mua trong kỳ được phản ánh vào tài khoản 641 Công ty sử dụng giá đích danh để tính giá vốn hàng xuất kho nhưng giá vốn chủ yếu lại dược tính dựa trên hóa đơn GTGT
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C của hàng hóa mua vào, giá này thường không bao gồm chi phí bốc xếp, bao gói Việc hạch toán như thế này là không đúng với nguyên tắc tính giá vì giá vốn hàng hóa xuất kho phải bao gồm tất cả các chi phí liên quan như chi phí bốc xếp, chi phí bao bì, chi phí vận chuyển
Việc tính toán sai giá vốn hàng bán sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu giá vốn hàng bán của Công ty trên báo cáo kết quả kinh doanh và sẽ làm ảnh hưởng đến cả chỉ tiêu hàng hóa tồn kho trên bảng cân đối kế toán Bởi vì chi phí thu mua không được phân bổ cho hàng hóa mà lại dược tính tất cả vào chi phí trong kỳ.
Tài khoản 641 chi phí bán hàng của Công ty bao gồm cả chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ Việc hạch toán như thế này là không chinh xác, nó sẽ làm sai lệch một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính Ngoài ra, trong tài khoản
641 bao gồm một số yếu tố của tài khoản 642 ví dụ như tài khoản chi phí dịch vụ mua ngoài (chi phí điện nước, chi phí văn phòng phẩm) Việc hạch toán như vậy măc dù không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty nhưng vô tình làm cho chi phí bán hàng bị cao lên một cách không cần thiết Đối với những chi phí như dã nêu trên công ty nên hạch toán vào tài khoản 642 những chi phí liên quan đến công tác quản lý trong doanh nghiệp. Đối với tài khoản 632 phản ánh giá vốn hàng bán là một chỉ tiêu rất quan trọng trên báo cáo tài chính và là cơ sở xác định giá của hàng bán ra. Tức là nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của hàng bán ra.
Do đó đòi hỏi giá vốn phải dược tính toán một cách đúng đắn, tuy nhiên Công ty không sử dụng tài khoản chi phí thu mua mà tất cả chi phí thu mua lại được hạch toán trực tiếp vào tài khoản chi phí bán hàng Điều này đã làm cho giá
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán tiêu thụ và kết quả tiêu tụ tại Công
Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của cán bộ nhân viên phòng Kế toán Công ty và sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty, với mục đích thực hiện tốt hơn nữa công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ và xác đinh kết quả tiêu thụ nói riêng.Bộ phận kế toán cần phải tính toán chính xác, chi tiết kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, từng bộ phận cung cấp cho nhà quản trị để theo dõi nắm bắt tình hình hoạt động của Công ty từ đó sẽ đưa ra được các quyết định kinh doanh kịp thời Cần theo dõi chặt chẽ tình hình biến động của hàng hóa về số lượng cũng như giá trị, theo dõi giá vốn, doanh thu của từng bộ phận, từng loại hình kinh doanh như bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ…Cần hoàn thiện dựa trên cơ sở tôn trọng cơ chế tài chính, tuân thủ chế độ kế toán, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị sao cho phải đảm bảo đáp ứng được việc cung cấp thong tin kịp thời, chính xác và phù hợp với yêu cầu của quản lý Tuy nhiên hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tiết kiệm chi phí, giảm nhẹ công việc nhưng vẫn mang tính khoa học vì mục tiêu của mọi doanh nghiệp đều là kinh doanh có lãi với hiệu quả cao.
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C
3.2.1 Hoàn thiện kế toán chi phí bán hàng:
Về tài khoản chi phí bán hàng, Công ty nên chi tiết thành các tiểu khoản như sau:
TK 6411 Chi phí nhân viên theo dõi toàn bộ tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng, vận chuyển bốc dỡ hàng hóa tiêu thụ.
TK 6412 Chi phí vật liệu bao bì bao gồm các chi phí vật liệu, liên quan đến bán hàng chẳng hạn vật liệu bao gói, vật liệu dùng cho lao động của nhân viên ( giẻ lau, xà phòng ) vật liệu dùng cho sửa chữa quầy hàng
TK 6413 Chi phí dụng cụ đồ dùng là loại chi phí cho dụng cụ dùng để cân đong đo đếm
TK 6414 Chi phí khấu hao tài sản cố định của bộ phận bán hàng.
TK 6417 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí thu mua hàng hóa.
TK 6418 Chi phí bằng tiền khác là các chi phí phát sinh trong khi bán hàng ngoài các chi phí trên như chi phí tiếp khách, chi phí ở bộ phận bán hàng, chi phí giới thiệu sản phẩm hàng hóa, quảng cáo, chào hàng giới thiệu sản phẩm
3.2.2 Hoàn thiện kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
Về tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp, Công ty nên chi tiết thành các tiểu khoản như sau:
TK 6421 Chi phí nhân viên quản lý bao gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của Ban giám đốc, nhân viên quản lý các phòng ban của doanh nghiệp.
TK 6422 Chi phí vật liêu quản lý phản ánh phản ánh giá trị vật liệu xuất dùng cho công tác quản lý doanh nghiệp như giấy, bút mực, vật liệu sử dụng cho việc sửa chữa tài sản cố định, công cụ dụng cụ.
TK 6424 Chi phí khấu hao tài sản cố định phản ánh chi phí khấu hao tài sản cố định dùng chung cho doanh nghiệp như nhà cửa làm việc của các phòng ban, kho tàng, vật kiến trúc, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị quản lý dùng tại văn phòng.
TK 6425 Thuế, phí và lệ phí phản ánh các khoản chi phí về thuế, phí và lệ phí như thuế môn bài, thuế nhà đất và các khoản phí lệ phí khác.
TK 6426 Chi phí dự phòng phản ánh các khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào chi phí quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.
TK 6427 Chi phí dịch vụ mua ngoài phản ánh các khoản chi phí về dịch vụ muangoaif như tiền điện, tiền nước, tiền thuê sửa chữa tài sản cố định ở văn phòng, chi phí kiểm toán tư vấn.
TK 6428 Chi phí băng tiền khác phản ánh các chi phí khác thuộc quản lý chung của doanh nghiệp ngoài các chi phí kể trên như chi phí tàu xe, dân quân tự vệ, đào tạo cán bộ, khoản chi cho lao động nữ, trợ cấp thôi việc,
Ngày 24/04/2008, nhân viên phòng hành chính xuất trình hóa đơn mua văn phòng phẩm trị giá 451 000 VND ( Thuế GTGT 10 % ) Trong đó xuất dùng cho bộ phận bán hàng là 231 000 VND, cho bộ phận quản lý là 220
000 VND Kế toán định khoản như sau:
3.2.3 Hoàn thiện kế toán giá vốn hàng bán:
Hiện nay, Công ty đang sử dụng tài khoản 641 chi phí bán hàng để hạch toán chi phí thu mua mà không sử dụng tài khoản 1562 Giá vốn của hàng hóa xuất bán ra chỉ bao gồm giá của hàng nhập về được ghi trên hóa đơn thuế GTGT
Lê Mỹ Trang -Lớp: Kế toán 47C phần chưa có thuế Việc đơn vị hạch toán thế này là không đúng vì nó không phản ánh chính xác giá vốn của hàng hóa trong kỳ, đã làm cho giá vốn hàng hóa bị giảm đi và chi phí bán hàng thì tăng lên Điều này dẫn đến hậu quả xác định giá bán của hàng hóa bị sai, làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty, đồng thời gây khó khăn cho việc nghiên cứu giảm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận Vì thế, Công ty nên sử dụng TK 1562 để tập hợp chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ và đến cuối kỳ tiến hành phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa đã bán ra trong kỳ và hàng tồn kho cuối kỳ Việc hạch toán như vậy sẽ hạch toán chính xác hơn giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng trong kỳ. Tài khoản 1562 có thể được sử dụng để hạch toán các chi phí như chi phí thu mua, chi phí bốc xếp, chi phí vận chuyển, hao hụt tự nhiên trong định mức,… Trong quá trình mua hàng hóa, khi phát sinh chi phí kế toán hạch toán:
Chi phí thu mua hàng hóa được phân bổ cho hàng tồn kho cuối kỳ và hàng hóa bán ra trong kỳ theo công thức:
Chi phí thu mua phân bổ cho hàng hóa tiêu thụ trong kỳ = (Chi phí thu mua đầu kỳ + chi phí thu mua phát sinh trong kỳ)/ (Trị giá hàng hóa tiêu thụ trong kỳ + trị giá hàng hóa tồn kho cuối kỳ)* trị giá hàng hóa tiêu thụ trong kỳ
Sau khi xác định được chi phí thu mua của toàn bộ số hàng hóa bán ra, kế toán hạch toán như sau:
Ngày 06/04/2008 Công ty mua 1 lô phân bón Kali khối lượng 20.000 kg, đơn giá 105.000.000 VND chưa bao gồm Chi phí vận chuyển số hàng hóa trên là: 2.800.000 VND Chi phí thuê kho số hàng hóa trên là: 2.150.000. Ngày 09/04/2008, Công ty bán được 15.000.000 kg Khi phát sinh chi phí thu mua hàng hóa, kế toán hạch toán như sau:
Có TK 112: 4.950.000 Cuối tháng, kế toán tiến hành phân bổ chi phí thu mua số phân bón Kali đã được bán trong tháng:
Chi phí thu mua phân bổ cho số Kali đã bán:
Khi đó, kế toán sẽ hạch toán như sau:
3.2.4 Hoàn thiện việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho: