Với mong muốn tìm hiểu về ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến độnglực làm việc tích cực của nhân viên công ty Sao Mai, tác giả quyết định chọn đề tài "Anh hưởng của văn hoá doanh nghi
Trang 1ANH HUONG CUA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
TỚI ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY CO PHAN TAP DOAN GIẢI PHÁP SAO MAI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN: TS LÊ THỊ VIỆT HÀSINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYEN THỊ THU
LỚP: QH-2020E QTKD CLC3
HE: CLC - TT23
Hà Nội — Tháng 10 Nam 2023
Trang 2KHOA LUAN TOT NGHIEP
ANH HUONG CUA VAN HOA DOANH NGHIEP TOI DONG LUC LAM VIEC CUA NHAN VIEN
TAI CONG TY CO PHAN TAP DOAN GIAI PHAP SAO MAI
GIANG VIEN HUONG DAN: TS LE TH] VIET HA
GIANG VIEN PHAN BIEN: THS NGUYEN THU THAOSINH VIÊN THỰC HIEN: NGUYEN THI THU
LOP: QH-2020E QTKD CLC3
HE: CLC - TT23
Hà Nội — Tháng 10 Năm 2023
Trang 3DANH MỤC BANG BIEU
DANH MỤC KÝ HIỆU VIET TAT
PHAN MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Đối tượng nghiên cứu
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.
4 Câu hỏi nghiên cứu
5 Phạm vi nghiên cứu
6 Đóng góp của đề t
7 Kết cấu của đề t
PHAN NỘI DUNG
CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN
CUU VE SỰ ANH HUONG CUA VAN HOA DOANH NGHIỆP TOI DONG
LUC LAM VIEC CUA NHAN VIEN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngo
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp
1.2.2 Cơ sở lý luận về động lực làm việc
Tiểu kết
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1 Công cụ thu thập dữ liệu
Trang 42.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá
2.3.3 Tương quan Pearson
2.3.4 Hồi quy đa biến
PHAN TAP DOAN GIẢI PHÁP SAO MAI
3.1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai39
3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
3.1.3 Cơ cấu tổ chức và cơ cấu các phòng ban trong công ty
3.1.4 Chính sách lương, thưởng, chế độ,
3.2 Văn hoá doanh nghiệp Công ty
3.3 Ảnh hướng của văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân
viên tại Công ty
3.3.1 Kết quá mô tả khảo sát
3.3.2 Kết quả kiểm định thang đo
nhân viên tại Công ty
3.3.4 Tháo luận kết quả nghiên cứu
3.3.5 Ưu điểm
3.3.6 Hạn chế
Tiểu kết "
CHƯƠNG 4: MỘT SÓ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HOÁ DOANH
NGHIỆP NHẰM TĂNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI
CONG TY CO PHAN TẬP DOAN GIẢI PHÁP SAO MAI
4.1 Kết luận về anh hướng của văn hoá doanh nghiệp đến động lực làm việc
của nhân viên tại CTCPTĐGP Sao Mai
4.2 Một số giải pháp áp dung văn hoá doanh nghiệp nhằm tăng động lực làm
việc của nhân viên tại công ty 66
Trang 54.2.3. o động lực làm việc cho nhân viên thông qua niềm tin ngầm định
PHAN KET LUA
TÀI LIEU THAM KHAO
Tiếng Việt
Tiếng Anh
PHU LUC: BANG KHẢO SAT
Trang 6pháp Sao Mai" Mọi số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu và kết quả nghiêncứu là do tác giả tự tìm hiéu, thu thập từ tài liệu hồ sơ của công ty và phân tích một
cách khách quan, trung thực, có nguồn góc rõ ràng Mọi thông tin trích dẫn trong đề
tài được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố
Tác giả xin chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có sự không trung thực thông tin
tại công trình nghiên cứu này.
Trang 7năng dé thực hiện Thế nhưng, bằng sự động viên của TS Lê Thị Việt Hà đã tiếpthêm động lực cho em bắt đầu một cách nghiêm túc với đề tài "Ảnh hưởng của văn
hoá doanh nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn
Giải pháp Sao Mai".
Cô là người luôn đồng hành và truyền cảm hứng, động lực dé bản thân thựchiện đề tài nghiên cứu một cách tốt đẹp nhất Khóa luận tốt nghiệp là một dấu mốc
vô cùng quan trọng của cuộc đời mỗi sinh viên như em, em cảm thấy mình cần cótrách nhiệm hoàn thành một cách chin chu, trọn vẹn dé không phụ lòng nhà trường,thầy cô, gia đình và bạn bè
Để làm tốt đề tài Khóa luận tốt nghiệp này, em nhận được sự hỗ trợ rất nhiều
từ các tổ chức và cá nhân Đề tài được dựa trên sự học hỏi, thu nạp kiến thức, kinh
nghiệm từ phía công ty thực tập - Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai vàsách, báo chuyên ngành của nhiều tác giả ở các trường Đại học, các tổ chức nghiên
Em xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cô phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai đãtạo điều kiện tốt nhất để em được tiếp xúc và làm quen với môi trường doanh nghiệp,
giúp em hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao Cảm ơn chị Vũ Minh Trang —
Trưởng phòng kinh doanh đã nhiệt tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.Mặc dù chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng em được học hỏi rất nhiều những kiếnthức, kỹ năng từ công ty, điều này giúp đỡ em rất nhiều cho công việc sau này củamình Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn TS Lê Thị Việt Hà - giảng viên trực tiếp
hướng dẫn Khóa luận tốt nghiệp 2023 đã luôn dành nhiều thời gian, công sức hướngdẫn em trong suốt quá trình thực hiện Khóa luận và hoàn thành để tài Khóa luận này.
Em cũng xin cảm ơn các thầy cô Viện Quản trị Kinh doanh đã luôn đồng hành cùngsinh viên chúng em để chúng em đạt được kết quả trọn vẹn nhất
Trang 8Em xin chúc các thầy cô luôn mạnh khoẻ, hạnh phúc và công tác tốt trong mọi
lĩnh vực.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Thu
Nguyễn Thị Thu
Trang 92 Hình 3.2 Cơ câu phòng ban trong Công ty 42
3 Hình 3.3 Logo của Công ty Cổ phan Tập đoàn Giải 43
pháp Sao Mai
4 Hình 3.4 Công ty Sao Mai tô chức Teambuilding 2023 46
Đà Nẵng
Trang 102 Bang 3.1 Thong kê mô tả mẫu khảo sát 47
3 Bang 3.2 Kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát 51
4 Bang 3.3 Kết quả kiêm định Cronbach's Alpha các 54
9 Bảng 3.8 Kết quả hệ số hồi quy 61
10 Bang 3.9 Téng hop két qua kiém dinh gia thuyét 62
Trang 112 Biểu đồ 3.2 Cơ câu độ tuôi nhân viên tham gia khảo sát 48
3 Biểu đồ 3.3 Co câu trình độ học van của nhân viên tham 49
gia khảo sát
4 Biểu đồ 3.4 | Cơ cấu kinh nghiệm làm việc của nhân viên 50
tham gia khảo sát
Trang 121 VHDN Van hoá doanh nghiệp
2 BHXH Bao hiém xã hội
3 CBCNV Cán bộ công nhân viên
4 CTCPTĐGP Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp
> VIF Variance inflation factor (Hé số nhân tô phóng đại
phương sai)
6 SPSS Statistical Package for the Social Sciences (Phần
mêm thông kê cho khoa học xã hội)
7 Sig Observed significance level (Mức ý nghĩa quan sat)
8 EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố
khám phá)
Trang 13sự, công nghệ thông tin, cơ sở vật chất Trong đó nhân lực là nguồn lực quan trọnghàng đầu tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn Tuy nhiên, nhân lực
cũng là nguồn lực khó duy trì và khó quản lý nhất đối với các nhà quản tri Xu thé xã
hội thay đổi kéo theo sự thay đổi của môi trường kinh doanh, cạnh tranh ngày cànggay gắt như hiện nay Khó khăn mang đến lớn nhất của bat kỳ tổ chức nao, nha quảntrị nào chính là việc xây dựng, duy trì nguồn lực quan trọng này Và cũng thấy rằngđộng lực làm việc là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động và
hiệu quả sử dụng nguồn lực trong các doanh nghiệp Vì vậy những doanh nghiệp có
đội ngũ nhân lực làm việc với động lực cao sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh và thành côngvượt qua các đối thủ cạnh tranh
Như vậy, có thé thay một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp xây dựng môitrường làm việc tích cực, qua đó nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nhân lực nói chung
và tạo ra động lực làm việc nói riêng là văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp.
kết hợp các cá nhân khác biệt thành một đội ngũ với những con người có phẩm chat,
phong cách sống, niềm tin, thái độ giống nhau Văn hóa doanh nghiệp sẽ thúc đâymôi quan hệ lành mạnh, giao tiếp và tương tác hiệu quả giữa các nhân viên Đó cũng
là sự gắn kết các thành viên của doanh nghiệp Nó giúp các thành viên thống nhất về
cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động
Van hóa doanh nghiệp tao niềm tin, sự gắn kết và động lực làm việc của nhânviên đối với các giá trị văn hóa được hình thành quá trình xây dựng và phát triển củadoanh nghiệp Một doanh nghiệp xây dựng được văn hóa chuyên nghiệp và truyềntải một cách nhất quán để nhân viên hiểu và thực hiện theo và đạt những tác dụngtích cực Nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ thayhứng thú với môi trường doanh nghiệp Khi nhân viên nhận thức rõ ràng về vai tròcủa bản thân trong tập thể, thấu hiểu được những giá trị của công ty, khi đó họ sẽ tựnguyện chấp hành các nguyên tắc và quy định Doanh nghiệp có môi trường văn hóa
Trang 14một văn hoá doanh nghiệp nồi bật Năm 2022 Sao Mai đứng trong top 200 công ty
có môi trường làm việc lý tưởng và đáng mơ ước nhất Việt Nam Triết lý kinh doanh
của Sao Mai khởi nguồn từ mong muốn đi từ trái tìm đến trái tìm Không chỉ đơnthuần hướng tới các chỉ số doanh thu và lợi nhuận, Sao Mai khẳng định ý nghĩa của
doanh nghiệp là hoạt động vì hạnh phúc - hạnh phúc của mỗi cá nhân cán bộ nhân
viên của Công ty, của khách hàng, của cổ đông và xã hội Sao Mai tin tưởng thế mạnhcạnh tranh của công ty đến từ sự đóng góp các giá trị cho những người xung quanh.Triết lý, tầm nhìn, sứ mệnh đã hình thành nên văn hóa Sao Mai Với sự vươn mìnhcho mục tiêu trở thành tập đoàn sáng tạo hàng đầu Việt Nam, thì Sao Mai đang xâydựng một văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc rất riêng và khác biệt với những doanh
nghiệp khác.
Với mong muốn tìm hiểu về ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến độnglực làm việc tích cực của nhân viên công ty Sao Mai, tác giả quyết định chọn đề tài
"Anh hưởng của văn hoá doanh nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên tại Công
ty Cổ phan Tập đoàn Giải pháp Sao Mai" cho khóa luận tốt nghiệp của mình
2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp tới
động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Cung cấp những luận cứ khoa học về ảnh hưởng của Văn hóa doanh nghiệp
đến động lực làm việc của nhân viên làm cơ sở đề đưa ra những giải pháp góp phần
xây dựng văn hóa doanh nghiệp như là một công cụ gia tăng động lực làm việc của
nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Sao Mai
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 15Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về Văn hóa doanh nghiệp vàmối quan hệ giữa Văn hóa doanh nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên tại Công
ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
Thứ hai, phân tích các yếu tố Văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng đến động lựclàm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tác động từ sự ảnh
hưởng của văn hóa doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty
Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
4 Câu hỏi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện nhằm trả lời các câu hỏi:
1 Những yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên thông
qua văn hoá doanh nghiệp?
2 Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nghiên cứu đến động lựclàm việc trên các phương diện như thế nào?
3 Giải pháp nào đành cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai từảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đến động lực làm việc của nhân viên tại Công
ty?
5 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Công ty Cổ phan Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2017-2023 Số liệu sơ cấp
được thu thập từ 09/2023 - 10/2023.
6 Đóng góp của đề tài
© _ Với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của dé tai, bằng việc sử dụngcác phương pháp nghiên cứu khoa học, đề tài này đã có những đóng góp nhấtđịnh bao gồm:
« Hệ thống hóa lý luận và phân tích làm rõ được sự ảnh hưởng của văn hoádoanh nghiệp đối với động lực làm việc của nhân viên tại công ty
© Mô tả, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ
phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
Trang 16© Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả ảnh hưởng của nhân viên
tới động lực làm việc của họ.
7 Kết cấu của đề tài
Ngoài Phần Mở đầu, Phần Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, Khóa luận
được chia thành 4 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu về ảnh hưởng của văn
hoá doanh nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp tới động lực làm việc
của nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
Chương 4: Một số giải pháp hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp nhằm tăng động lựclàm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phan Tập đoàn Giải pháp Sao Mai
Trang 17PHẢN NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VA TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
VE SỰ ANH HUONG CUA VAN HOÁ DOANH NGHIỆP TỚI DONG LUCLAM VIEC CUA NHAN VIEN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tống quan tình hình nghiên cứu trong nước
Nguyễn Việt Hà (2018) thực hiện đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của VHDNđến sự cam kết gắn bó của nhân viên tại Công ty Scavi Huế” Tac giả nhận định rằngcác khía cạnh của VHDN được xây dựng trên cơ sở mối quan hệ giữa các nhân tốchính tạo nên VHDN và sự cam kết gắn bó lâu dài của nhân viên, bao gồm: Giao tiếp
trong tổ chức; Đào tạo và phát triển; Phần Thưởng và sự công nhận; Định hướng về
kế hoạch trong tương lai; Làm việc nhóm; Sự công bằng và nhất quán trong các chính
sách quản trị Nghiên cứu đã áp dụng mô hình nghiên cứu của Recardo va Jolly (1997)
nhưng đã loại bỏ hai yếu tổ là: Hiệu quả trong công việc ra quyết định và Chấp nhậnrủi ro do sáng tạo và cải tiễn dé phù hợp với Công ty
Theo tác giả Lê Thạch Thu Thảo (2022) thực hiện nghiên cứu về “Anh hưởng
của văn hóa doanh nghiệp đến sự gắn kết của cán bộ công nhân viên Công ty Điệnluc Bà Ria - Vũng Tàu” Nghiên cứu đem lại giá trị thực tiễn cho Công ty Điện lực
Bà Rịa - Vũng Tàu trong việc xây dựng Văn hóa doanh nghiệp, khắc phục những hạn
chế hiện tại, qua đó thúc đây động lực làm việc của Cán bộ công nhân viên tại Công
ty Điện lực BRVT.
Tác giả Trần Văn Toàn (2023) bàn về luận văn: “Các yếu 16 ảnh hưởng tới
động lực làm việc của nhân viên Tông công ty xây dựng công trình hàng không ACC”.
Dé tài được thực hiện với ba nhiệm vụ chính: Tìm ra một số nhân tổ tao động lực làmviệc cho nhân viên; đánh giá mức độ tác động của từng nhân tố; từ kết quả nghiêncứu trên, tác giả sẽ để xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao động lực làm việc củanhân viên tại ACC giúp tăng hiệu suất lao động, kết quả kinh doanh và đơn vị tăngtính cạnh tranh và phát triển ngày càng tốt hơn Dựa vào tổng quan cơ sở lý thuyết,
các mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước, vận dụng phương pháp nghiên cứu định
Trang 18tính và định lượng kết hợp với thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại Tổng công tyACC Kết quả có 04 yếu tố ảnh hưởng: “Triển vọng phát triển”; “Môi trường làmviệc”; “Sự hứng thú trong công việc”; “Cách thức bố trí công việc” Ngoài ra, kết quảphân tích cho biết yếu tô “Lương bồng và phúc lợi" không ảnh hưởng đến tạo độnglực làm việc của nhân viên tại Tổng công ty ACC.
Tác giả Nguyễn Hùng Mạnh (2023) thực hiện nghiên cứu về dé tài “Các giải
pháp thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên tại Công ty TNHH MTV Thép Miền
Nam - VNSTEEL” Tác giả thông qua phân tích các dữ liệu thu thập được từ khảo sát
người lao động của Công ty đề từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao
được động lực làm việc của người lao động trong Công ty trong thời gian tới Mô
hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên mô hình 10 nhân tố động viên
nhân viên của Kennett S.Kovach (1987) với các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làmviệc của người lao động Công ty Thép Miền nam gồm: Công việc phù hợp, Thu nhập
và Phúc lợi, Đào tạo và Phát triên, Quan hệ lao động, Điều kiện làm việc, Thươnghiệu và văn hóa Công ty Kết quả nghiên cứu đã cho thay cả 6 yếu tố đều được ngườilao động trong Công ty đánh giá là đều có tác động quan trọng đến động lực làm việc
của nhân viên, trong đó 4 yếu tố: Điều kiện làm việc; Quan hệ lao động; Thương hiệu
và văn hóa công ty; Công việc phù hợp là được người lao động mong muốn duy trì
và phát triển các chính sách liên quan đến các yếu tố này
Tác giả Nguyễn Đặng Chí Đức (2020) thực hiện nghiên cứu “Anh hưởng củavăn hoá tổ chức đến sự gắn kết với tổ chức của nhân viên tại các doanh nghiệp trênđịa bàn huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” Tác giả đã xây dựng và kiểmđịnh mô hình lý thuyết giữa các yếu tố thuộc văn hóa tổ chức và sự gắn kết với tổ
chức của nhân viên tại các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn huyện Xuyên
Mộc, tinh Bà Rịa — Vũng Tàu Từ kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra các hàm ýquản trị để nhà quản lý doanh nghiệp đưa ra một số hàm ý quản trị xây dựng văn hóa
tổ chức nhằm gia tăng sự gắn kết với tổ chức của nhân viên
1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu nước ngoài
Trang 19Syed và cộng sự (2017) đã thực hiện nghiên cứu “Tích hợp bản sắc qua cácquá trình chuyển đổi văn hóa: Cầu nói sự thay đồi cá nhân và xã hội ” đăng trên Tạpchí Tâm lý học ở Châu Phi, khẳng định rằng việc nâng cao văn hóa của tô chức làđiều cần thiết để làm gia tăng sự cam kết của các cán bộ giảng viên Họ cho rằng cán
bộ giảng viên là xương sống của một trường đại học, đó là lý do vì sao các trường đại
học thường đưa ra những chương trình nhằm phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên
nhằm mục đích nâng cao uy tín và danh tiếng của mình Trong nghiên cứu này, vănhóa doanh nghiệp đã được nghiên cứu bằng mô hình với năm yếu tố, gồm (1) Sự đổimới và chấp nhận rủi ro, (2) Sự chú ý tới các chỉ tiết, (3) Định hướng kết quả, (4)Định hướng con người, (5) Định hướng tập thể Sự cam kết với tổ chức được đánh
giá bằng ba yếu tố, gồm (1) Cam kết về mặt tình cảm; (2) Cam kết tiếp tục; (3) Cam
kết quy chuẩn Nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng Văn hóa doanh nghiệp có mốitương quan tích cực đối với sự cam kết với tổ chức của các cán bộ giảng viên cáctrường đại học tư thục ở Pakistan Thông qua đó, nghiên cứu đã kiến nghị cần cảithiện hơn nữa Văn hóa doanh nghiệp tại các trường đại học tư thục để nâng cao sựcam kết gắn bó của các cán bộ giảng viên
Raudeliũnienẻ và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu “Phân tích các yếu 16
thic đầy nguôn nhân lực trong khu vực công” cũng đã so sánh sự khác nhau của taođộng lực làm việc của các cán bộ công nhân viên ở tổ chức công và tổ chức tư nhân
Kết quả nghiên cứu cho thấy động lực làm việc của cán bộ công nhân viên ở tổ chức
công phụ thuộc lớn vào trình độ học vấn và năng lực của nhân viên Kết quả nghiêncứu 19 yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực trong đó 3 yếu tố tác động tích cực nhấtbao gồm (1) sự bảo đảm về mặt xã hội, bảo hiểm — 70.6%, (2) điều kiện làm việc phùhợp, chỗ làm việc được trang bi day đủ - 69.7%, (3) khả năng thăng tiến ồn định —
60.1% Với mỗi nhóm nhân tó, tác giả đưa ra các hàm ý quản trị tương ứng Tuy
nhiên, nghiên cứu của tác giả thực hiện khá lớn mà không tập trung vào một tổ chức
công nào nên nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc đưa ra mô hình, thực hiện khảo sát
và phân tích thống kê mô tả, chưa đưa ra được phương trình hỏi trình hồi quy
Trang 20Masood và cộng sự (2014) thực hiện nghiên cứu “Các yếu tô ảnh hưởng đến
sự hài lòng của nhân viên trong các tổ chức khu vực công và tư nhân của Pakistan”với mục dich của nghiên cứu nay là dé tim ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự hai lòngcủa nhân viên Điều kiện làm việc, tiền lương - phúc lợi, an toàn công việc, đào tạo.phát triển và trao quyền cho nhân viên ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên và
tiếp tục tác động đến hiệu quả hoạt động của nhân viên Mẫu nghiên cứu gồm 150
nhân viên từ các tổ chức khác nhau ở thành phố Bahawalpur (Pakistan) Kết quả củanghiên cứu của chúng tôi cho thấy môi quan hệ quan trọng của điều kiện làm việc, antoàn và an ninh công việc, đào tạo và phát triển và trao quyền cho nhân viên tác độngtích cực đến sự hài lòng của nhân viên và hiệu suất công việc Tuy nhiên tiền lương
- phúc lợi đã ảnh hưởng không đáng kể với hiệu qua công việc của nhân viên.
Barzoki, và cộng sự (2021) thực hiện nghiên cứu “Tác động của văn hóa tổchức đến cam kết của tổ chức: Vai trò trung gian của sự hài lòng trong công việc ”
đã tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của nhân viên dựa trên họcthuyết của Herzberg Theo nghiên cứu của Barzoki và cộng sự, có 7 yếu tố ảnh hưởngđến động lực làm việc của nhân viên mà tác giả đề xuất gồm: An toàn nghề nghiệp,
chính sách của công ty, mối quan hệ với đồng nghiệp, giám sát và mối quan hệ với
cấp trên, điều kiện làm việc, cuộc sống cá nhân, tiền lương và thưởng
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Cho tới nay đã có một số đề tài bàn về sự ảnh hưởng của VHDN tới động lực
làm việc cũng như sự gắn bó của nhân viên trong tổ chức, tuy nhiên các để tài chỉdừng lại ở việc tổng hợp cơ sở lý luận trước đây và nêu giải pháp Vì vậy, tác giả đãthấy được khoảng trống nghiên cứu nay dé đi sâu vào phân tích động lực làm việccủa nhân viên ở một tô chức cụ thê cũng như đưa ra đưa phương trình thể hiện mức
độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với động lực làm việc một cách rõ ràng hơn trong
bài nghiên cứu này.
Nhìn chung, các tác giả đã nghiên cứu về việc tạo động lực cho người lao động,trên mức độ tổng thể, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào thực hiện nghiên cứu tạiCông ty Cổ phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai Do đó, yếu tố về tạo động lực làm
Trang 21việc cho nhân viên tại một công ty cụ thể, ngành nghề cu thể là nghiên cứu về công
ty chuyên tư vấn giải pháp tự động hoá, dịch vụ hoá như Công ty Cổ phần Tập đoànGiải pháp Sao Mai rất là vô cùng cần thiết và cần được quan tâm trong môi trườngkinh doanh nhiều biến động như hiện nay
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Cơ sở lý luận về văn hoá doanh nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm về văn hoá doanh nghiệp
Hiện nay đề cập đến văn hóa doanh nghiệp thì có rất đa dạng và phong phú.Một số định nghĩa và khái niệm trình bày:
Phạm Xuân Nam (1996) cho rằng “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các ýnghĩa, giá trị niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thànhviên của một tổ chức đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hoạt
động của từng thành viên.”
Dương Thị Liễu (2008) khang định “Van hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá
trị tỉnh thần mang đặc trưng riêng biệt của doanh nghiệp có tác động tới tình cảm, lýtrí và hành của tat cả thành viên doanh nghiệp”
Nguyễn Mạnh Quân (2007) khẳng định rằng “Văn hóa doanh nghiệp được
định nghĩa là một hệ thống các ý nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức là phươngpháp tư duy được mọi thành viên của một doanh nghiệp cùng đồng thuận và có ảnh
hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của từng thành viên.”
Ravasi & Schultz (2006) cho rằng “Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp cácgiả định được chia sẻ nhằm định hướng cho các vấn đề xảy ra trong doanh nghiệpbằng cách đưa ra các hành vi thích hợp cho từng tình huống khác nhau trong doanh
nghiệp.”
Syed Z và cộng sự (2011) cho rằng văn hóa doanh nghiệp là “Một hệ thống
các ý nghĩa được chia sẻ, giúp cho các thành viên của tổ chức hiểu được cách thứchành xử như thế nào Nó có thể được coi như một mô hình bao gồm sự tin tưởng,nghỉ lễ, tập quán và trí tưởng tượng được phát triển trong một khoảng thời gian nhất
Trang 22định Các khía cạnh của văn hóa doanh nghiệp ảnh hưởng tới hành vi tông thể củacác cá nhân trong tổ chức”.
Nhìn chung, có thể nói văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóađược đúc kết, xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệpnhưng phải dựa trên chuẩn mực đạo đức xã hội cũng như thượng tôn pháp luật Văn
hóa doanh nghiệp bắt nguồn từ những giá trị cốt lõi của cá nhân hay tô chức, nó chi
phối hành vi của mỗi thành viên trong đó thông qua hành động, sở thích, lối sống, tưduy, tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thông riêng
của từng doanh nghiệp.
1.2.1.2 Vai trò của văn hoá doanh nghiệp.
Van hoá doanh nghiệp (VHDN) trong quản trị thé hiện hai vai trò chính yếu:
là công cụ triển khai chiến lược, là phương pháp tạo động lực cho người lao động
Thứ nhất, PGS TS Nguyễn Mạnh Quân (2012) cho rằng VHDN là công cụtriển khai chiến lược Tất cả các doanh nghiệp ngày nay đều xây dựng cho mìnhnhững triết lý kinh doanh, bản sứ mệnh và thực thi được những điều đó thông quachiến lược Trong chiến lược kinh doanh sẽ đó chỉ rõ định hướng kinh doanh mà
doanh nghiệp sẽ theo đuổi được cụ thể bằng định hướng về thị trường mục tiêu (kháchhàng, thị trường, nhu cầu, lĩnh vực hoạt động chủ yếu) và định hướng sản xuất (chínhsách sản phẩm, chất lượng, giá cả, dịch vụ và lợi thế cạnh tranh) Thành công trong
việc xây dựng chiến lược nhưng nhiều doanh nghiệp lại không thành công trong việc
triển khai chiến lược Đó là do những khó khăn trong việc phát triển các công cụ quản
lý, điều hành việc thực hiện trên cơ sở bản kế hoạch chiến lược đã được xây dựng.Tham gia thực hiện chiến lược là tất cả thành viên của tổ chức, doanh nghiệp Đánglưu ý là mỗi người tham gia vào một tổ chức và hoạt động của tổ chức đều có nhiệm
vụ riêng, cương vị khác nhau và sở hữu những kỹ năng, năng lực hành động không
giống nhau Tuy có sự khác nhau, nhưng trong những hành động, những bước đi luôn
có sự thống nhất hướng về kết quả chung đã đề ra Điều đó chỉ có thể đạt được bằngcách xây dựng những quy tắc hành động thống nhất có tác dụng hướng dẫn, chỉ phốiVIỆC ra quyết định và hành động của mọi thành viên.
Trang 23Thứ hai, PGS TS Nguyễn Mạnh Quân (2012) cho rằng VHDN là phươngpháp tạo động lực cho người lao động và sức mạnh đoàn kết cho tập thể, tổ chức Lýthuyết văn hoá doanh nghiệp được phát triển dựa trên hai yếu tố: giá trị và con người.Trong văn hoá doanh nghiệp, giá trị là những ý nghĩa, niềm tin, được thé hiện trongtriết lý hành động gồm quan điềm (cách nhận thức), phương pháp tư duy và ra quyết
định mà những người hữu quan bên trong công ty, tổ chức quyết định lựa chọn sẽ sử
dụng làm thước đo để đánh giá các quyết định, nguồn động lực để hành động và mụctiêu để phan đầu Giá trị và các triết lý được tổ chức, công ty lựa chọn là chuẩn mựcchung cho mỗi thành viên tổ chức để phấn đấu hoàn thành, cho những người bênngoài sử dụng dé bình luận, phán xét và đánh giá về t6 chức Giá trị và triết lý của cánhân không làm nên sức mạnh, chúng chỉ gây mâu thuẫn Chỉ có giá trị và triết lýthống nhất mới tạo nên sức mạnh tập thể.
1.2.1.3 Các cấp độ của văn hoá doanh nghiệp
Cấp độ văn hóa doanh nghiệp được hiểu là sự cảm nhận từ hiện tượng đến bản
chất về văn hóa của doanh nghiệp giúp các nhà lãnh đạo nam rõ về các bộ phận cấuthành lên nền văn hóa đó Theo Edgar H Schein (1980), có ba cấp độ về văn hóa của
doanh nghiệp:
Cấp độ 1: Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp
Cấu trúc hữu hình doanh nghiệp là một cấp độ của văn hóa doanh nghiệp mà
mọi người có thể nhìn nhận một cách trực tiếp khi tiếp xúc với bất kỳ một doanh
nghiệp nào Điều này được thể hiện bởi các yếu tố như sau: Cách xây dựng kiến trúc
và bài trí đồ đạc, Sơ đồ doanh nghiệp và cơ cầu tổ chức các phòng ban, Lễ hội hang
năm của công ty, Hình ảnh, biêu tượng, trang phục, logo và các tài liệu quảng bá,
Cấp độ văn hóa doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng và sự ảnh hưởng rất lớn từquan điểm, tầm nhìn của người lãnh đạo và tính chất kinh doanh của tổ chức Cấp độnay rat dé thay đổi và không thể hiện rõ ràng những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
Cấp độ 2: Giá trị được công nhận
Trang 24Với cấp độ văn hóa cấu trúc hữu hình doanh nghiệp, mọi người có thể nhậnthấy một cách rõ ràng khi nghe, nhìn hay tiếp xúc với tổ chức thì ở cấp độ văn hóa
doanh nghiệp thứ hai.
Giá trị được công nhận được mọi người cảm nhận thông qua những giá trị
được tuyên bố và các biểu hiện bên ngoài của tổ chức
Trong đó:
Giá trị được tuyên bố là tất cả các giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, các chiếnlược, quy định hay các quy tắc dé định hướng cho sự phát triển lâu dài của một tổchức Các nội dung này thường sẽ được doanh nghiệp tuyên bố một cách rộng rãi ra
bên ngoài.
Những giá trị biểu hiện ra bên ngoài: Ở cấp độ này, để nắm rõ về văn hóadoanh nghiệp, mọi người sẽ được cảm nhận thông qua các hệ thống văn bản, cáchdiễn đạt hay là thé hiện thái độ của nhân viên trong công ty Với những giá trị nay,nhân viên trong công ty có thé xử lý các tình huống cụ thé, đối phó với một số trườnghợp đồng thời rèn luyện khả năng ứng xử cho nhân sự mới trong môi trường công ty
Đặc điểm của cấp độ văn hóa doanh nghiệp giá trị được công nhận so với cấp
độ đầu tiên nằm ở khả năng linh hoạt, dé dàng thay đổi đồng thời thể hiện được phần
nào giá trị bên trong của doanh nghiệp một cách hiệu quả.
Cấp độ 3: Niềm tin ngầm định
Trong bắt kỳ một văn hóa doanh nghiệp nào, các quan niệm chung về văn hóa,
tôn giáo, phong tục tập quán đều luôn luôn gắn bó lại với nhau và ăn sâu vào trongtâm trí của tất cả các thành viên thuộc nền văn hóa đó Dần dần các quan niệm này sẽ
vô hình trở thành thói quen và chi phối suy nghĩ, hành động, góc nhìn của mọi người
Trong 3 cấp độ văn hóa doanh nghiệp thì đây được xem là cấp độ thé hiện
được giá trị cao nhất của một doanh nghiệp và văn hóa được coi là tài sản của một tô
chức.
1.2.2 Cơ sở lý luận về động lực làm việc
1.2.2.1 Khái niệm về động lực làm việc
Trang 25Nguyễn Vân Điềm và Nguyễn Ngọc Quân (2012) cho rằng “Động lực là nhữngnhân tố bên trong kích thích bản thân mỗi cá nhân nỗ lực làm việc với khao khát và
tự nguyện đê đạt được các mục tiêu của bản thân và mục tiêu của tô chức Động lực
làm việc là sự khao khát, tự nguyện của người lao động để tang cường nỗ lực nhằmhướng tới một mục tiêu, kết quả nào đó”
Bùi Anh Tuấn và Phạm Thuý Hương (2013) cho rằng “Động lực làm việc là
những nhân tố bên trong kích thích con người tích cực làm việc trong điều kiện chophép tạo ra năng suất, hiệu quả cao Biểu hiện của động lực là sự sẵn sang, no luc,say mê làm việc nhằm dat được mục tiêu của tô chức cũng như bản thân người lao
động”.
“Động lực lao động là sự khát khao và tự nguyện của người lao động để tăng
cường nỗ lực nhằm hướng tới việc đạt các mục tiêu của tổ chức.” (Bùi Văn Chiêm,
2007).
Ngoài ra, động lực làm việc được xác định dựa trên cơ sở phân loại động lực
bên trong và động lực bên ngoài Ryan và cộng sự (2000) cho rằng, động lực bêntrong liên quan đến việc thực hiện một hành vi vì hoạt động này rất thú vị và làm cho
người thực hiện thỏa mãn một cách tự nhiên Ngược lại, ig lực bên ngoài liên quan
đến việc tham gia vào một hoạt động vì nó dẫn đến một số kết quả cụ thể nào đó
Pinder (1998) khăng định “động lực làm việc là một tập hợp năng lượng làm
việc có nguồn gốc bên trong và cả bên ngoài của một cá nhân đề bắt đầu hành vi liên
quan đến công việc, giúp xác định được cách thức, chiều hướng, cường độ và thời
gian cho công việc đó”.
Động lực làm việc của một người chịu tác động bởi công việc mà họ đảm
nhận, và hành vi thực hiện công việc xuất phát từ sự thúc day bên trong và phần
thưởng bên ngoài Do đó, các nhà nghiên cứu thường tập trung vào việc xây dựng hệ
thống phần thưởng dé thúc day người lao động làm việc
Từ đó có thé hiểu: Động lực làm việc là một tập hợp các yếu tố người lao động
dành cho công việc, biểu hiện thông qua cường độ, chiều hướng, và có tính én dinh
theo thời gian để đạt được các mục tiêu của đoanh nghiệp
Trang 26Tạo động lực làm việc là tất cả những hoạt động mà một doanh nghiệp có thểthực hiện được đối với người lao động, tác động đến khả năng làm việc, tỉnh thần thái
độ làm việc nhằm đem lại hiệu quả cao trong lao động Có vai trò rất quan trọng vớitoàn bộ hoạt động quản trị kinh doanh Tạo động lực gắn liền với lợi ích hay nói cáchkhác là lợi ích tạo ra động lực trong lao động Song trên thực tế động lực được tạo ra
ở mức độ nào, bằng cách nào điều đó phụ thuộc vào cơ chế cụ thể đề sử dụng nó như
là một nhân tố cho sự phát triển của xã hội Muốn lợi ích tạo ra động lực phải tác
động vào nó, kích thích nó làm gia tăng hoạt động có hiệu quả của lao động trong
công việc, trong chuyên môn hoặc trong những chức năng cụ thé (Nguyễn Vân Diém
và cộng sự, 2012).
“Tạo động lực là hệ thống các chính sách, biện pháp, thủ thuật quản lý tácđộng đến người lao động nhằm làm cho người lao động có động lực trong công việc.”(Bùi Anh Tuan và cộng sự, 2009)
Từ những định nghĩa trên, nghiên cứu đưa ra khái niệm tạo động lực làm việc
là việc áp dụng tất cả các biện pháp mà nhà quản trị áp dụng vào người lao động nhằm
tạo cho người lao động sự thỏa mãn, nỗ lực, tự nguyện, tích cực làm việc Như vậy,tạo động lực lao động là trách nhiệm và mục tiêu của tô chức Tổ chức mong muốn
người lao động sẽ cống hiến hết năng lực, trình độ cũng như kinh nghiệm của mìnhphục vụ cho nhu cầu phát triển của công ty Ngược lại, người lao động mong muốn
từ sự cống hiến đó sẽ thu được những lợi ích về mặt vật chất và tỉnh thần, giúp họ tìm
được niềm vui trong lao động
1.2.2.2 Vai trò của tạo động lực làm việc
Theo Carter, S., Shelton, M (2009), Blumberg, M và Pringle (1982), đối vớingười lao động thì động lực làm việc làm tăng năng suất lao động cá nhân, phát huy
được tính sáng tạo Tăng cường sự gắn bó với công việc và công ty hiện tại Khi công
việc được thuận lợi thì họ sẽ thấy được công sức mình bỏ ra là có ích và đạt đượchiệu quả cao Điều đó tạo cho họ nhận thấy có ý nghĩa hơn trong công việc, cảm thay
mình quan trọng và có ích, từ đó không ngừng hoàn thiện bản thân mình hơn nữa.
Trang 27Đối với doanh nghiệp, họ sẽ được sử dụng hiệu quả nhất và có khả năng khaithác tối ưu các khả năng của người lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh
doanh Hình thành nên tài sản quý giá của tô chức đó là đội ngũ lao động giỏi, có tâm
huyết, gắn bó với tổ chức đồng thời thu hút được nhiều người tài về làm việc cho tổchức Tạo ra bầu không khí làm việc hăng say, thoải mái, góp phần xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, nâng cao uy tín, hình ảnh của công ty.
Đối với xã hội, động lực làm việc giúp cho các cá nhân có thể thực hiện đượcmục tiêu của mình, đời sống tỉnh thân của mỗi người sẽ trở nên phong phú hơn, từ đó
hình thành nên những giá trị mới cho xã hội Các thành viên của xã hội được phát
triển toàn điện và có cuộc sóng hạnh phúc hơn khi các nhu cầu của họ được thỏa mãn.1.2.2.3 Mối quan hệ giữa văn hoá doanh nghiệp với động lực làm việc của nhân
viên
Theo PGS TS Nguyễn Mạnh Quân (2012), bất kì một doanh nghiệp nào hoạtđộng kinh doanh tạo được cho mình một nền tang văn hoa tốt sẽ là cơ hội dé thu hútđược những con người có cùng chung chí hướng, chung mục tiêu tiến lại gần nhau,cùng tin tưởng lẫn nhau, cùng chấp nhận những thách thức đề cùng chỉnh phục những
khó khăn, thách thức đó và cống hiến vì mục tiêu lâu đài của công ty
VHDN là nơi tạo ra môi trường làm việc tốt, chất lượng và hiệu quả, tạo nên
sự phần khởi trong công việc Một môi trường có văn hóa tốt, ở đó những người đồng
nghiệp luôn vui vẻ, hợp tác thân thiện, lãnh đạo luôn tạo điều kiện tốt nhất cho nhân
viên được thể hiện bản thân, nhà quản lý luôn công bằng trong mọi hành động, quyếtđịnh với nhân viên của mình, giữa người với người có mối quan hệ gần gũi, sẵn sàng
hỗ trợ nhau để hoàn thành tốt công việc Chính những điều trên cũng chính là điểmnhắn dé người lao động có thể gắn bó với công ty, và cũng chính nhờ vào nền tangvăn hóa vững chắc đã tạo nên động lực cho nhân viên làm việc một cách hăng say,sáng tao va cống hiến hết mình cho công ty
Doanh nghiệp có những giá trị văn hóa tốt đẹp sẽ phản ánh một hình ảnh đẹpcho doanh nghiệp và một môi trường làm việc day tính hap dẫn nhất sẽ là điểm thuhút và duy trì nguồn nhân lực tốt nhất, đặc biệt đối với những nhân viên giỏi, tài năng
Trang 28Ngày nay ngoài những yếu tố như lương, thưởng, các chế độ phúc lợi, tính chất côngviệc thì người lao động cũng hết sức quan tâm đến yếu tố văn hóa của doanh nghiệptrước khi bắt đầu gia nhập vào một tô chức mới.
Với một nền văn hóa tốt, nơi mà cơ hội thể hiện năng lực bản thân được quantâm thì điều này sẽ càng gia tăng, kích thích mong muốn chính phục, thể hiện bản
thân, càng thúc đây động lực làm việc của nhân viên Kết quả mang lại là hiệu quả
công việc được nâng cao, sự nhất quán trong việc định hướng chiến lược kinh doanhcho công ty, gia tăng năng suất lao động Ngoài ra, còn giúp cho việc đưa các quyếtđịnh một cách chính xác, rõ ràng Đặc biệt, nó giúp cho công ty có lợi thế cạnh tranh
so với các công ty kinh doanh trong ngành, công ty đối thủ
1.2.2.4 Các yếu tố ánh hưởng đến động lực làm việc
(1) Môi trường làm việc
Môi trường làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức độ động viên
của nhân viên Nếu các tổ chức không thể cung cấp môi trường làm việc tốt hơn, sự
không hài lòng sẽ xuất hiện từ phía nhân viên (Herzberg, 1959) Môi trường làm việcbao gồm: các phương tiện, điều kiện vật chất, hạ tầng Muốn nhân viên thực hiện tốtcông việc được giao thì nhân viên đó phải có chuyên môn đạt yêu cầu và có những
điều kiện vật chất đáp ứng Cơ sở vật chất càng đầy đủ và hiện đại thì năng suất lao
động càng cao (Maslow, 1943) Theo Kovach (1987) thì Môi trường làm việc càng
tốt sẽ kích thích động lực làm việc của nhân viên Wong và cộng sự (1999) cũng cho
rằng môi trường làm việc được xếp là nhân tố quan trọng nhất trong việc tạo động
lực làm việc của những nhân viên này Theo Tan và cộng sự (2011) thì môi trường
làm việc càng tốt sẽ càng tác động đến động lực làm việc của nhân viên
Tir những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết HI:
Giá thuyết H1: Môi trường làm việc có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm
việc của nhân viên.
(2) Thu nhập và phúc lợi
Thu nhập của nhân viên là tổng các khoản mà họ nhận được do sự tham giavào quá trình kinh doanh của doanh nghiệp Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của doanh
Trang 29nghiệp đến đời sống của người lao động, có tác dụng tạo động lực, kích thích nhânviên trung thành, gắn bỏ với doanh nghiệp Thu nhập và phúc lợi của nhân viên baogồm tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp, thu nhập khác có tính chất nhưlương Thu nhập và phúc lợi càng tốt sẽ tạo cảm hứng làm việc của nhân viên, tạo
cho nhân viên cảm giác được quan tâm, an toàn khi làm việc tại tô chức mà không
phải lo bat kỳ một chế độ nào khác (Kovach, 1987) Theo Tan và cộng sự (2011) thu
nhập là phần thưởng xứng đáng cho sự đóng góp của nhân viên và có tác động tíchcực đến động lực làm việc của nhân viên
Tir những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H2:
Giá thuyết H2: Thu nhập và phúc lợi có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm
việc của nhân viên.
(3) Đặc điểm công việc
Yếu tố nay dựa trên yếu tố “Công việc thú vị” trong nghiên cứu của Kovach(1987) và Nguyễn Khắc Hoàn (2010) Theo nghiên cứu của tác giả Larwood (1984)thì bản chất công việc có ảnh hưởng đáng kể đến động lực làm việc của nhân viên.Còn theo tác giả Robbins và cộng sự (2003) đề cập là mức độ công việc cung cấp chocác cá nhân những nhiệm vụ thú vị, cơ hội được học tập, phát triển cá nhân, cơ hội
để có trách nhiệm và chịu trách nhiệm về kết quả Theo Hackman va Oldham (1976)cho rằng mô hình công việc nếu thiết kế hợp lý tạo động lực làm việc ngay từ bên
trong nhân viên, tạo được sự thỏa mãn nói chung và tạo được hiệu quả công việc.
Theo hai nhà nghiên cứu này công việc phải sử dụng nhiều kỹ năng khác nhau, tạođược sự thú vị và thách thức, ngoài ra nhân viên cần phải có một số quyền nhất định.Một nhân viên có năng lực khi được giao những nhiệm vụ khó khăn với nhiều thửthách và trách nhiệm hơn thường nỗ lực hết minh dé vượt qua và chứng tỏ bản thân
Từ những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H3:
Giá thuyết H3: Bản chất công việc có ảnh hướng thuận chiều đến động lực làm
việc của nhân viên.
(4) Cơ hội học tập và phát triển
Trang 30Đào tạo là các hoạt động nhằm mục đích nâng cao tay nghề hay kỹ năng củanhân viên đối với công việc (Kovach, 1987) Theo như Nelson (1996), ông cho rằngkhi nhân viên không có cơ hội dé học hỏi các kỹ năng và phát triển trong các tổ chức
họ sẽ không có động lực làm việc Còn tại Việt Nam, tác giả Trần Kim Dung (2011)cho rằng cơ hội đào tạo thỏa mãn nhu cầu phát triển của nhân viên Nhân viên thực
hiện công việc tốt hơn, đạt hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn khi họ được
trang bị những kỹ năng chuyên môn cần thiết Theo nghiên cứu của Kovach (1987)
cơ hội đào tạo và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến động lực làm việc của nhân
viên.
Tir những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H4:
Giá thuyết H4: Cơ hội học tập và thăng tiến có ảnh hưởng tích cực đến động lực
làm việc của nhân viên.
(5) Sự phù hợp của mục tiêu cá nhân với mục tiêu của tổ chức
Wright (2002) cho ring, có một sự đồng thuận ngày càng tăng rằng bat kỳ môhình động lực làm việc nên bao gồm các biến quá trình cơ bản mà giải thích các mụctiêu ảnh hưởng, đến động lực làm việc Theo Kanfer (1992), sự phù hợp mục tiêu khi
nhân viên nhận thấy các mục tiêu và giá trị của họ phù hợp với tô chức và họ cam kết
với các mục tiểu và giá tri của công ty, từ đó dẫn tới các nhân viên này thường laođộng có động lực hơn Sự phù hợp mục tiêu cũng tương đương với khái niệm về sự
phù hợp cá nhân - tô chức, được định nghĩa là sự phù hợp của những giá trị và niềm
tin cá nhân với các quy tắc và giá trị của tổ chức
Tir những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H5:
Gia thuyết H5: Cơ hội học tập và thăng tiến có ảnh hướng tích cực đến động lực
làm việc của nhân viên.
(6) Mối quan hệ đồng nghiệp
Thể hiện sự giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp trong công việc giữacác đồng nghiệp Trong định nghĩa của đề tài này thì đồng nghiệp là người cùng làmtrong một doanh nghiệp là người thường xuyên trao đồi, chia sẻ với nhau về công
Đối với phần lớn thời gian tại văn phòng, công ty thì mỗi nhân viên sẽ có nhiều
Trang 31thời gian làm việc với đồng nghiệp của mình hơn so với làm việc với cấp trên Dovậy, xây dựng môi trường công sở và "văn hóa Team building" là ở đó các đồngnghiệp cởi mở trung thực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau phối hợplàm việc sẽ có ảnh hưởng rất nhiều đến động lực làm việc của nhân viên Trong tựmối quan hệ với cấp trên, nhân viên cần có được sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng nghiệp
khi cần thiết, tìm thấy sự thoải mái thân thiện khi làm việc với đồng nghiệp (Hill,
2008) Đồng thời, nhân viên phải tìm thấy đồng nghiệp của mình tận tâm với côngviệc để đạt được kết quả tốt nhất (Bellingham, 2004) Cuối cùng, đồng nghiệp cần
phải là người đáng tin cậy (Chami & Fullenkamp 2002).
Tir những lập luận trên, tác giả đề xuất giả thuyết H6:
Gia thuyết H6: Mối quan hệ đồng nghiệp có ảnh hưởng dương đến động lực làm
việc của nhân viên.
Trang 321.2.2.5 Mô hình nghiên cứu
Từ sự kế thừa và chọn lọc những yếu tố VHDN ảnh hưởng đến động lực làmviệc của nhân viên với tô chức, tác giả sử dụng các nhân tố trong các nghiên cứu thực
nghiệm của các tác giả: Kovach (1987), Herzberg (1959), Larwood (1984), Nelson
(1996), Kanfer (1992), Trần Kim Dung (2011)
Từ những cơ sở trên, tác giả đê xuât mô hình nghiên cứu sau:
Môi trường làm việc
Thu nhập và phúc lợi
Pac điểm công việc
Co hội học tập và phát triển Động lực làm việc của nhân viên
Sự phù hợp của mục tiêu
cá nhân với mục tiêu
của tô chức
Mối quan hệ đồng nghiệp
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả nghiên cứu tham khảo và tong hop
Tiểu kết
Trong chương 1, tác giả đã nêu cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên
cứu của dé tài “Ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp đối với động lực làm việc củanhân viên tại Công ty Cô phần Tập đoàn Giải pháp Sao Mai” Cụ thể, thứ nhất, tácgiả làm rõ lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp (khái niệm, vai trò, các khía cạnh vàcấp độ); thứ hai, tác giả đề cập đến cơ sở lý luận của động lực làm việc (khái niệm,vai trò, một số học thuyết tạo động lực, các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc);
thứ ba là mối quan hệ giữa văn hoá doanh nghiệp với động lực làm việc của nhân
Trang 33viên Thứ tư, tác giả tìm hiểu về các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
dé tài khóa luận Phần cuối của chương | chính là khoảng trống nghiên cứu, tác giả
chỉ ra những điêm các bài nghiên cứu khác chưa làm được cũng như đưa ra cách xử
lý vấn đề của bài nghiên cứu này
Trang 34CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình nghiên cứu
Tac giả xây dựng mô hình nghiên cứu ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp
đối với động lực làm việc của nhân viên tại Tập đoàn Sao Mai, kiểm định các giảthuyết và đo lường mối quan hệ giữa các nhân tố theo quy trình các bước sau:
Xác định mục tiêu nghiên cứu
+
Xây dựng mô hình nghiên cứu
+
Xây dựng bang hỏi
Điều chinh bang héi
Tiền hành điều tra
Ỷ
Phân tích và xử lý dữ liệu
Ỷ
Đề xuất giải pháp
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả nghiên cứu tham kháo và tổng hợp
Trang 35Xác định mục tiêu nghiên cứu: Tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu là chỉ
ra ảnh hưởng của văn hoá doanh nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên tại Sao
Mai.
Xây dựng mô hình nghiên cứu: Sau khi đã xác định đề tài và mục tiêu nghiên
cứu, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với phương pháp nghiên cứu định lượng.
Xây dựng bảng hỏi: Thiết kế các mẫu câu hỏi dựa trên 8 giả thuyết về ảnh
hưởng văn hoá doanh nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên Sao Mai.
Tham khảo ý kiến: Sau đó, tác giả đã tham khảo ý kiến của giảng viên hướngdẫn và phỏng vấn các nhân viên tại Tập đoàn Sao Mai
Điều chỉnh bảng hỏi: Sau khi nhận được ý kiến của giảng viên hướng dẫn và
các nhân viên tại Sao Mai, tác giả tiến hành điều chỉnh nội dung bảng hỏi cho phù
hop, day đủ, tránh sai sót thông tin quá nhiều để phục vụ bài nghiên cứu đạt kết quả
trọn vẹn.
Tiến hành điều tra: Tác giả thực hiện khảo sát trên phương diện online vàoffline thông qua mẫu bảng hỏi đã được xây dựng và điều chỉnh phù hợp
Phân tích và xử lý dữ liệu: Từ các thông tin thu thập được, tác giả sử dụng
phần mềm SPSS 20 hỗ trợ chạy mô hình, xử lý số liệu Từ đó, chọn ra mẫu phù hợp,
phân tích đê đưa ra kết luận
Đề xuất giải pháp: Từ kết quả nghiên cứu thu được từ quá trình điều tra, tác
giả sẽ kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả ảnh hưởng của văn hoá doanh
nghiệp tới động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Giải phápSao Mai trong những năm tiếp theo
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1 Công cụ thu thập dữ liệu
Trang 36Nội dung và cấu trúc bảng kháo sát
Bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, cụ thể:
1 = Hoàn toàn không dong ý
2 = Không đông ý
3 = Trung lập
4= Đẳng ý
5 = Hoàn toàn đồng ý
Bảng 2 1 Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu
1 Môi trường làm việc
Tan và cộng sự| (2011), Nguyễn Thị
Thuy Quyên (2017)
MTI Môi trường làm việc chuyên nghiệp.
MT2 Không khí làm việc vui vẻ, thoải mái.
MT3 Công ty cung cấp đầy đủ trang thiết bị đáp ứng
nhu cầu làm việc
2 Thu nhập và phúc lợi
[Kovach (1987), Nguyễn Thi Thuy uyên (2017), Vũ
Trang 373 Đặc điểm công việc
Hoàng Thị Hồng Lộc
(2014); Bùi Thị
Minh Thu và Lê
Nguyễn Doan Khôi
ĐĐ4 Có thề cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công
việc đang làm tại cơ quan.
4 Cơ hội học tập và phát triển
CHI | Công ty tạo cho anh/chị nhiều cơ hội thăng tiến | Nguyễn Thị Thuỳ
Quyên (2017)
CH2 Công ty luôn tạo điều kiện dé nhân viên nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phát huy sáng
kiến
CH3 | Công ty thực hiện các chính sách một cách nhất
quán.
Trang 385 Su phù hợp của mục tiêu cá nhân với mục tiêu của tổ chức
PHI Các mục tiêu và giá trị của anh/chị phù hợp với tô |Trương Đức Thao
chức (2018)
PH2 Anh/chị cam kết với các mục tiêu và giá trị của
công ty.
PH3 Anh/chị nỗ lực hết sức vì mục tiêu của công ty
6 Méi quan hệ đồng nghiệp
ĐNI Đồng nghiệp luôn sẵn sàng giúp đỡ lần nhau Tan và cộng sự
ĐLLVI| Anh/chị cam thay hài lòng với công việc hiện tại | Tác giả đề xuất
dựa trên sự tham
F khảo, phân tích.
ĐLLV2L Anh/chị cảm thay tự hào và hạnh phúc khi làm
việc tại công ty.
ĐLLV3|L Anh/chị sẽ gắn bó lâu dài với công việc hiện tại
công ty.
Nguồn: Tác giá nghiên cứu và tổng hợp
Trang 39Xây dựng mẫu bảng hỏi
Sau khi chọn và xây dựng thước đo được sử dụng và đo lường các biến, dựa trên cácgiả thuyết, tác giả nghiên cứu đề xuất các nhóm câu hỏi, xây dựng phiếu điều tra
o Lời giới thiệu
Lời giới thiệu trong phần mở đầu của mẫu bảng hỏi là cách thức đề tác giả nghiên
cứu tiếp cận với người trả lời Nhận thức rõ tầm quan trọng của lời giới thiệu với nội
dung của phiếu điều tra Tác giả đã trình bày rõ ràng lời giới thiệu nhằm giúp ngườitrả lời năm bắt được thông tin về mục đích, ý nghĩa của bai nghiên cứu Ngôn ngữđược sử dụng đễ hiểu, đơn giản giúp người trả lời dễ dàng nắm bắt thông tin Bêncạnh đó tác giả cam đoan về bảo mật thông tin mà người trả lời cung cấp trong phiếu
điều tra
o Sắp xếp trật tự câu héi
Các câu hỏi được sắp xếp theo trật tự hợp lí và chia thành ba phần:
Phan 1: Thông tin cá nhân: Bao gồm các thông tin cá nhân của người trả lời: giới tính,
độ tuổi, phòng ban làm việc, thâm niên, thu nhập
Phần 2: Thông tin khảo sát: Gồm các câu hỏi liên quan đến sự ảnh hưởng của văn hoá
doanh nghiệp đối với 6ng lực làm việc của nhân viên tai Sao Mai: bao gồm các nhân
tố: môi trường làm việc, thu nhập và phúc lợi, đặc điểm công việc, cơ hội học tập vàphát triển, sự phù hợp của mục tiêu cá nhân với tổ chức, mối quan hệ đồng nghiệp
Tác giả đưa ra thang đo 5 mức độ dé đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố đến động
lực làm việc của nhân viên.
o Tham khảo ý kiến
Sau khi xây dựng xong bảng hỏi, tác giả đã tiền hành tham khảo ý kiến của giảngviên hướng dẫn và một số nhân viên của công ty Từ những đóng góp và đánh giá,tác giả thảo luận và chỉnh sửa cho phù hợp dé tài nghiên cứu Bên cạnh đó cũng xácđịnh được quy mô mẫu khảo sát và phạm vi nghiên cứu của đề tài để phục vụ cho
công trình nghiên cứu.
2.2.2 Cách thức chọn mẫu
Y Các mẫu được chọn cần điền đầy đủ thông tin
Trang 40v⁄_ Chỉ chấp nhận mẫu là nhân viên, trưởng/phó phòng, Ban Giám Đốc đang làm việc
tại Công ty Tập đoàn Giải pháp Sao Mai.
Y Câu trả lời khách quan, minh bạch, thé hiện được quan điềm của người được điềutra Tat cả những mẫu vi phạm các nguyên tắc trên sẽ bi loại
Sau khi xác định được quy mô; phạm vi mẫu nghiên cứu, các dit liệu được sửdụng để tiến hành nghiên cứu sẽ được thu thập qua các bảng hỏi mà tác giả đã đăng
lên các nhóm trên các nền tảng mạng xã hội, hoặc gửi bảng hỏi qua email bao gồmcác đối tượng nghiên cứu có liên quan Phương pháp phân tích được sử dụng chủ yếutrong bài nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA TheoHair và cộng sự (2009), trong phân tích nhân tố khám phá, số lượng mẫu tối thiểu
phải gấp 5 lần biến quan sát Như vậy, dé tính được số mẫu tối thiểu theo EFA, tác
giả đã áp dụng công thức: n = 5 x i (i: số lượng biến quan sat)
Trong bài nghiên cứu này, giả thuyết mà tác giả đặt ra gồm có 22 biến cầnquan sát, do vậy nên số mẫu tối thiểu là: 5 x 22 = 110 mẫu Để đạt số mẫu tối thiểu,tác giả đã tiến hành thu thập kết quả từ bảng hỏi thông qua 150 đáp viên
2.3 Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu
Tác giả nghiên cứu chủ yếu sử dụng thang đo Likert 5 trong bảng hỏi, tiến
hành nghiên cứu, mã hóa, nhập số liệu bằng phần mềm SPSS 20 Các thước do trongnghiên cứu này được kiểm định thông qua đánh giá độ tin cậy Cronbach’s alpha dé
tránh sai sót trong quá trình thu thập phiếu điều tra
Thông qua các số liệu thu thập được, tác giả nghiên cứu đã thực hiện thống kê
mô tả và phân tích sé liệu bằng các phương pháp khác nhau (Phương pháp phân tíchnhân tố EFA; Phương pháp đánh giá độ tin bằng Cronbach’s Alpha; Phương phápphân tích hồi quy đa biến)
2.3.1 Phương pháp phân tích độ tin cậy của thang đo
Tác giả đã tiến hành đánh giá độ tin cậy của thước đo qua Cronbach's Alphacho từng nhóm biến quan sát thuộc các yếu tố khác nhau Đánh giá độ tin cậy dé loạibiến rác (là những biến chúng ta nghĩ rằng có thể đo lường được khái niệm nhưngthực chất nó không có quan hệ gì với các biến đo lường khác) Theo Hoàng Trọng &