1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Công tác xã hội: Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108)

115 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAM PHƯƠNG THẢO

“VAI TRÒ CUA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONGVIỆC HỖ TRO DIEU TRI CHO BỆNH NHÂN UNG THU”

(NGHIEN CUU TAI KHOA HOA TRI LIEU VA BENH

MAU-BENH VIEN TWQD 108)

HÀ NỘI - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM PHƯƠNG THẢO

“VAI TRO CUA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG

VIỆC HO TRO DIEU TRI CHO BỆNH NHÂN UNG THU”

(NGHIEN CUU TAI KHOA HOA TRI LIEU VA BENH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn

khoa học của PGS.TS Trịnh Văn Tùng.

Các tài liệu, kết quả nghiên cứu và các kết luận được trình bảy trong luận vănlà trung thực, đảm bảo khách quan, khoa học, mọi kết quả đều dựa vào quá trình khảo sát

và thực địa trên thực tế, chưa được công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào khác Các tài

liệu tham khảo đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của minh.

Tác giả luận văn

Phạm Phương Thảo

Trang 4

LOI CAM ON

Trong quá trình thực tập va lam đề tài nghiên cứu tại Bệnh viện Trung ươngQuân đội 108, bên cạnh sự nỗ lực và cô gắng của bản thân, tôi nhận được rất nhiềusự giúp đỡ, động viên từ gia đình, bạn bè, thầy cô và đồng nghiệp.

Quá trình học tập và thu thập thông tin đã xong, trước hết tôi xin gửi lời cảmơn chân thành đến gia đình, các thầy giáo, cô giáo tại Trường Đại học Khoa học xãhội và nhân văn- Đại học quốc gia Hà Nội, cùng các đồng nghiệp, ban lãnh đạokhoa, phòng, ban tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã luôn tạo điều kiệnthuận lợi nhất trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm

ơn đến thầy giáo PGS.TS Trịnh Văn Tùng đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời

gian tôi học tập dé hoàn thành dé tài luận văn “Vai frò của nhân viên Công tác xãhội trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư (Nghiên cứu tại Bệnh viện

Trung wong Quan đội 108)”

Trong thời gian học tập và nghiên cứu, tôi đã rat có găng và tâm huyết với dé

tài nhưng do kiến thức của bản thân về lĩnh vực nghiên cứu chưa thực sự chuyênsâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế và do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức

tạp làm gián đoạn quá trình nghiên cứu, nên không tránh khỏi những thiếu sót Vìvậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để luậnvăn của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2022

Tác giả

Phạm Phương Thảo

Trang 5

DANH MỤC TU VIET TAT

BV Bénh vién

BVTWQĐ 108 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108NVCTXH Nhân viên công tác xã hội

CTXH Công tác xã hộiBN Bệnh nhân

Trang 6

MỤC LỤC

LOT MO ĐẦU ¿2-22 ©S22EE2E1E2112711271211711271 21121111 T1 11 111.1 c1 re 4

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC

XÃ HOI VỚI NGƯỜI BỆNH UNG THU TẠI BỆNH VIỆN - 22

1.1 Các khái nệm công cụ chính - ¿+ - + +3 *+*EE++vEE+eeEeeereesereeeereeee 221.1.1 Công tác xã hội và công tác xã hội với bệnh nhân ung thư điều trị nội1.1.2.Khái niệm người bệnh ung thư điều trị nội trú và tầm quan trọng củacông tác xã hội với bệnh nhân ung thư điều trị nội trÚ - s+ce+xervzxerexerxers 23

1.1.3.Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh ung thư

tại Bệnh vIỆn - 22 1E 1922301111111 23011 1111199530 11 KH KH KT vn 231.2 Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu -¿ s¿©++++x++zx+zxe+rxesrxs 271.2.1 Lý thuyết nhu câu ¿- 2-2 2 £+E+E£EE£EEEEEEEEEEEEEE2E71 2121212 re 271.2.2 Ly thuyét vai ẽ -4 Ẽ 291.3.Đặc điểm của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và chân dung xã hội của

đội ngũ nhân viên CTXH - - G5 2c 3231121119115 191 181111111 11 gen 32

1.3.1.Đặc điểm của Bệnh viện TWQĐ 108 227225cccxccrccrrrserxee 32

1.3.2.Đặc điểm của đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện TrungWONG Quan Gi 108 ee 33

TIEU 9%109:0019) ch 36

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ

HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ DIEU TRI CHO BỆNH NHÂN UNG THU TẠI

BỆNH VIEN TRUNG ƯƠNG QUAN DOT 108 -2-©25-©5<cccccxccrcee 37

2.1.Thuc trang nhu cau cua Bénh vién Trung ương quân đội 108, bệnh nhân

ung thư và người nhà bệnh nhân về vai trò của nhân viên công tác xã hội 372.1.1 Nhu cầu của Bệnh viện Trung ương quân đội 108 về vai trò của nhânviên công tác Xã hộỘI «tt HT nọ TT TH TH HH HH TT ngà 37

Trang 7

2.1.2 Nhu câu của bệnh nhân ung thư và người nhà bệnh nhân về vai trò của

nhân viên công tác xã hỘI - - - Ă 2133118311189 13931 89111 9111 81 111 91 ng ng ry 41

2.2 Kết quả thực hiện vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc hỗ trợ

bệnh nhân ung thư tại Khoa hoá trị liệu và bệnh máu - Bệnh viện Trung

"U51583))70090000017171777 49

2.2.1.Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người hỗ trợ 49

2.2.2.Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người trung gian 54

2.2.3 Nhân viên công tác xã hội đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn 58

2.2.4 Nhân viên công tac xã hội đóng vai trò là người biện hộ 592.3 Đánh giá kết quả thực hiện vai trò của NVCTXH tại khoa hoá trị liệu va

bệnh máu Bệnh viện Trung ương quân đội 108 - ¿ 5-55 ++<<++ss>+ 60

2.3.1.Những ưu điỂm - ¿5S 9S SE 2E212171211211211211 11111111111 602.3.2.Những hạn chế tỒn tại cctsEtv SE E111 E1E111111E1E 111111 EcE 61¡198.4 09:0019) co 63

CHƯƠNG 3 ĐÈ XUẤT GIẢI PHAP NANG CAO VAI TRÒ CUA NHÂNVIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC HỖ TRỢ NGƯỜI BỆNH UNG

THU TẠI BỆNH VIEN TRUNG UONG QUAN DOT 108 - 64

3.1 Giải pháp nâng cao về chất lượng và tính chuyên nghiệp của đội ngũ nhânviên CTXH trong bệnh vIỆn << E311 12 1 33118 11911 1 11 net 643.2 Giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức của bệnh nhân, người nhà

bệnh nhân về vai trò và nhiệm vụ của NVCTXH - s+ssxvzzxerez 66

3.3 Giải pháp về chính sách của Bệnh viện và Bộ y tẾ -c¿-: 67

TIỂU KET CHƯƠNG 3 55: 55ccc2trthtrrrttrrrrrerrrrieeried 70

KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, - 2-22 2E2EEC2 E2 27A2 CEEEErErrkerrvee 71

BC 7I

2 Khuyến nghị, - ¿52-5 2 2E E9 EEEE211271717112112111111211211 1111.111 cre 71

2.1 Với BN và gia đình BN ung thư - - 5-25 S2 ++EsErererrsreererrrree 712.2 Với bệnh viện TWQD108 và các cơ quan quản lý nhà nước các cấp 72

2.3 Với các cơ sở đào tạo nghề CTXH -2- 2-52 2+ +EczEeEEeEerxrrerree 73

Trang 8

2.4 Với Bộ Y TẾ - s55:

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHU LỤC -ccccccccccsrrrrrrxee

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐÒ

Sơ đồ 1.1 Tháp nhu cầu của MasÏOW - 2 22St+EE2E2EEeEEeEErEkrrkerkerreee 28

Sơ đồ 1.2: Cơ cau tổ chức của Bệnh viện TWQĐ 108 5-52 cccc+eerererxee 32Sơ đồ 1.3: Cơ cau tổ chức Ban CTXH - Bệnh viện TWQD 108 : 35Sơ đồ 2.1: Quy trình hỗ trợ bệnh nhân ung thư của Ban CTXH Bệnh viện Trung

0ï0:1306))72091000)12017777 53Sơ đồ 2.2: Quy trình thực hiện vai trò môi giới trung gian của nhân viên CTXH 56

BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Kho khăn về kinh tế của gia đình bệnh nhân 42Biểu đồ 2.2: Khó khăn của người nhà bệnh nhân 2-2 52 s25: 43Biểu đồ 2.3: Những khó khăn trong nắm bắt thông tin của người nhà bệnh

00 43

Biểu đồ 2.4: Khó khăn về tâm lý của người nhà bệnh nhân 45Biểu đồ 2.5: Nhu cầu hỗ trợ của người nhà bệnh nhân ung thư 47Biểu đồ 2.6: Kết quả hỗ trợ của nhân viên CTXH với bệnh nhân ung thư và

ngudi nha benh NhAN 00a 52

Biểu đồ 2.7: Những hỗ trợ mà người bệnh ung thư nhận được tại Bệnh viện 56

Trang 10

LỜI MỞ ĐẦU1.Lý do chọn đề tài

Trong thời gian gần đây, bệnh ung thư gia tăng nhanh chóng và việc điều trị

bệnh ung thư rất phức tạp, tốn kém Theo nhiều nghiên cứu, hiện nay có khoảng

hon 200 dangung thư khác nhau được thống kê, vi dụ như: ung thư cé tử cung, ung

thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đại tràn, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến

giáp (2021: 1).

“Theo báo cáo tỷ lệ mắc bệnh ung thư ở Việt Nam trongnhững năm gần đây

đang có xu hướng gia tăngnhanh Theo số liệu báo cáo năm 2020, mỗi năm Việt

Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì bệnh ung thư,dự báo sẽ có khoảng 190.000 ca ung thư vào năm 2025” (2021: 1).

Người bệnh có thé dẫn đến tử vong bởi nhiều lí do, đặc biệt là do tâm lí tiêucực vì chi phí chữa trị, đau đớn khi chữa bệnh, mắt đi ý chí sống tiếp khiến ngườibệnh dễ kích động, nặng hơn, có thể rơi vào khủng hoảng dẫn đến tự tử (2017: 19).

Ngành CTXH ở nước ta còn là một ngành khá mới nhưng không thé phủ

nhận tam quan trọng của nó, đặc biệt là lĩnh vực y tế Trong bệnh viện, công tác xã

hội đóng một vai trò không thể thiếu trong việc duy trì trạng thái cân bằng giữa sức

khỏe thê chất, tâm lý và xã hội (2011: 3) Khi đội ngũ nhân viên y tế tại các khoa

cấp cứu phải đối mặt với khối lượng công việc ngày càng nhiều, họ gần như khôngcó thời gian dé quan tâm sức khỏe tâm ly va xã hội của bệnh nhân, vì vay cần đượchỗ trợ để quá trình chữa bệnh và chăm sóc diễn ra với kết quả tốt nhất Nhận thấytầm quan trọng đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 43/2015/TT-BYT ngày

26/11/2015 quy định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vu công tác

xã hội trong bệnh viện Đây là cơ sở pháp quan trọng nhất đảm bảo rằng các bệnhviện được trang bi dé cung cap các dich vu công tac xã hội chuyên nghiệp va hiệu

quả cho bệnh nhân.

Bệnh viện Trung ương Quân đội (TWQĐ) 108 được xếp hạng bệnh viện đakhoa hạng đặc biệt của Nhà nước do Bộ Quốc phòng Việt Nam chỉ đạo trực tiếp vàlà bệnh viện tuyên cuôi của Quân đội ở miên Bac Nhiệm vụ chính của cơ sở này

Trang 11

bao gồm tiến hành kiểm tra sức khỏe, cung cấp các dịch vụ y tế nhanh chóng vàđiều trị cho bệnh nhân ở nhiều hạng mục khác nhau, bao gồm quân nhân tại chức,

cán bộ cấp cao trong quân đội, cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước, đối tượng thụ

hưởng bảo hiểm y tế quân đội, các đối tượng hưởng bảo hiểm y tế khác và các đốitượng khám chữa bệnh tự nguyện Ba chức năng cơ bản của viện: (1) nghiên cứukhoa học lâm sang, đào tạo sau dai học, (ii) đào tạo tiến sĩ trong các lĩnh vực y học

khác nhau như bệnh truyền nhiễm, nội hô hấp, ngoại lồng ngực, (11)trực tiếp khám

bệnh, chữa bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân, kế cả đối tượng khámchữa bệnh tự nguyên Trong đó nhiệm vụ quan trọng nhất là tham gia bảo vệ, giữgìn sức khỏe cho các cán bộ cấp cao và làm nhiệm vụ quốc tế với các nước lánggiềng như Campuchia Lào (Cổng thông tin Bệnh viện TWOD 108https://insmart.com.vn/benh-vien-trung-uong-quan-doi-108)

Trên nên tang lấy sự hài lòng của bệnh nhân là quan trọng nhất va tạo điềukiện thuận lợi nhất cho đội ngũ y bác sĩ, Bệnh viện TWQD 108 sớm thực hiệnthông tư trên bằng cách thành lậpBan Công tác xã hội ngày 25/12/2017 với

cácnhiệm vụ được xác định tại văn bản pháp quy này.

Xuất phát từ những thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Vai trò của nhân viên Công tác xã hội trong việc hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân

ung thw” (Nghiên cứu tại bệnh viện Trung wong quân đội 108)2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

2.1 Một số nghiên cứu lý luận về mô hình công tác xã hội trong bệnh viện2.1.1 Mô hình Công tác xã hội trong bệnh viện theo chiều dọc

Đây là mô hình mà nhân viên CTXH thực hiện các vai trò của mình dưới sự

quản lý và giám sát của trưởng ban CTXH (2019: 37).

Đặc điểm khác là sự đa dạng ma mô hình dem tới đối với nhân viên CTXH,cho phép nhân viên dé dang đảm nhận nhiều vai trò và công việc hơn nữa, bao gồm

việc cung cấp kiến thức chuyên môn cùng những kỹ năng cần thiết Chúng bao gồm

hiểu biết sâu sắc các kiến thức y tế cùng với vai trò của những chuyên gia hàng đầuvề y tế (bao gồm bác sĩ, chuyên gia tâm lý trị liệu cùng nhân viên CTXH) Với có

sự đa dạng như vậy, nhân viên xã hội sẽ thực hiện được vai trò của bản thân mình

Trang 12

bao gồm giải quyết những tình huống y tế xã hội liên quan với chính người bệnhcùng gia đình họ như hỗ trợ khan cấp và tư vấn y tế, kiến thức và kỹ năng lên kếhoạch và điều trị hoặc giám sát sau phẫu thuật và hợp tác với gia đình bệnh nhân ở

giữa và sau cuộc phẫu thuật (Nguyễn Trung Hải 2019: 38) Theo mô hình chiều doc

này, nhân viên xã hội có thể luân chuyên nhiều công việc sang các phòng ban khác

nhau, với công việc và khu vực làm việc được phân công bởi người quản lý của họ

(2019: 44).

Mô hình có những ưu điểm và khuyết điểm sau đây:Về ưu điểm

() Nhân viên CTXH có thể làm việc cùng nhau trong khoảng thời gian dài,

do vậy, họ có nhiều cơ hội dé trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm về một số bệnh nhất

định; họ có thể hỗ trợ nhau khi số lượng thân chủ (bệnh nhân) quá tải (NguyễnTrung Hải 2019: 44).

(1) Về mặt quản lý, mô hình CTXH tại bệnh viện theo chiều thắng đứng giúp

những người quảnlý, chủ yếu là người có bằng cấp chuyên ngành CTXH, trực tiếp

theo dõi, giám sát và đào tạo những nhân viên CTXH dưới sự giám sát của mình

được sâu sắc, toàn diện và sâu nhiều hơn nữa (2019: 44).

(iti) Mô hình này có thể vận hành một cách linh hoạt với các quy mô khácnhau và số lượng NVCTXH ít ỏI (2019: 44).

(iv) Nhân viên CTXH mới vô ngành có nhiều cơ hội để làm việc dưới sựhướng dẫn của nhân viên CTXH nhiều kinh nghiệm và nhân viên CTXH cũng bộc

lộ thêm nhiều khả năng mặt khác hơn với các loại bệnh nhân có tính chất đặc thù dénhận thấy điểm tốt và điểm xấu của bản thân cũng những cơ hội và thử thách dé học

hỏi các kinh nghiệm và kĩ năng mới (2019: 44).

Về nhược điểm

()Mô hình này khắc phục một phần nào sự thiếu hụt nhân viên CTXH tại

bệnh viện Tuy nhiên, nếu số bệnh nhân nhiều và nảy sinh nhiều vấn đề hơn cầnmột đội ngũ nhân viên đông hơn trở nên quan trọng và cuối cùng đưa vào việc quản

ly phức tạp hơn (2019: 45).

Trang 13

(ii) Làm việc theo mô hình này, nhân viên CTXH phải đối mặt với việc cốgang cân bằng giữa tính linh hoạt và hỗ trợ bệnh nhân Họ có thé được yêu cầu làmviệc với khách hang từ nhiều khoa như ung thư, tiêu hóa hoặc nhi khoa, doi hỏi phải

có hiểu biết rộng về các bệnh khác nhau và khả năng điều hướng các nhóm tuôi

khác nhau Tuy nhiên, có thể khó đạt được mức độ chuyên sâu trong từng bộ phận

cùng một lúc Trước những yêu cầu này, NV CTXH phải liên tục nâng cao kỹ năngvà kiến thức của mình dé đáp ứng hiệu quả yêu cầu của công việc, điều này không

hề đễ dàng (2019: 45).

(iii) M6 hình tổ chức theo chiều doc rất khó dé triển khai nếu số lượng bệnhnhân đông Nhiều bệnh viện đã thành lập phòng công tác xã hội theo yêu cầu củaThông tư 43 của Bộ Y tế nhưng vẫn thiếu cán bộ so với số giường bệnh hiện có Dođó, các cơ sở uy tín như Bệnh viện Nhi đồng Trung ương, Bệnh viện 115, Bệnhviện Da khoa Long An, Bệnh viện Da khoa Đồng Nai đã lựa chọn mô hình tổ chức

đọc (2019: 45).

(iv) Mô hình sẽ phù hợp nhất với các chuyên khoa riêng biệt.(2019: 45).

2.1.2.Mô hình công tác xã hội trong bệnh viện theo chiều ngang

Mô hình của CTXH liên quan đến việc có một nhân viên xã hội được chỉ địnhcho một khoa Các nhiệm vụ được giao cho mỗi nhân viên CTXH được quyết định bởi

nhu câu của bộ phận.

Dưới sự quan lý riêng của lãnh đạo khoa, các nhân viên CTXH trong mô hình nay

được sự hỗ trợ, hướng dẫn và giám sát về chuyên môn từ các nhân viên CTXH khác

trong cùng cấp quản lý Nhân viên CTXH cần phải trang bị tốt các kiến thức chuyênngành trong quá trình làm việc.

Ở Hoa Ky nhân viên CTXH thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, như hỗ trợ

bệnh nhân tai nạn hoặc có nguy cơ trở thành tàn tật, hỗ trợ thân nhân của những cá

nhân chết vì tai nạn, rủi ro hoặc tự tử Họ cũng có thể chịu trách nhiệm thông báocho bệnh nhân về tình trạng của họ để họ có thể đối phó với tình huống Ngoài ra,

họ có thể tư vấn và can thiệp ngắn hạn cho những bệnh nhân có nguy cơ bị rối loạn

Trang 14

sử dụng hóa chất (2019: 40).

Ưu điểm: Do được đào tạo chuyên sâu hơn và năm được quy trình vận hànhcủa từng khoa phòng, nên nhân viên có thé hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn.

Nhân viên xã hội và nhân viên y tế làm việc cùng nhau trong cùng một khoa

có thé tăng cường sự gan kết của họ và làm nỗi bật vai trò của nhân viên CTXH.

Nhược điểm: Khó tìm được người thay thế khi người phụ trách đột ngột nghỉ

việc, cũng như nguồn nhân lực hạn chế Ngoài ra, do không có sự tương tác trựctiếp giữa các khoa nên sự hợp tác va hỗ trợ lẫn nhau có thé bị hạn chế Một cáchtương đối, mô hình doc cho phép nhiều cơ hội hơn dé học hỏi và trao đôi kinhnghiệm với nhau (2019: 41).

Do có sự hiện diện của trưởng phòng công tác xã hội nên cơ cau quản lý sẽphức tạp hơn so với mô hình ngành dọc với nhân sự trong các phòng chịu sự quản

lý của trưởng phòng và trưởng phòng công tác xã hội nói trên Phong cách quản lý

này đòi hỏi bệnh viện phải sử dụng nhiều nhân viên xã hội và mỗi khoa có mộtnhân viên xã hội.

Có thể áp dụng ở các cấp độ khác nhau của bệnh viện tỉnh, thành phố và

bệnh viện trung ương, mô hình sáng tạo này có thể dễ dàng được giới thiệu vào ViệtNam Nó đã được triển khai tại Bệnh viện Nhi đồng 1, cụ thé là tại Khoa Bỏng vàHô hấp Hơn nữa, một số phòng ban khác có thể áp dụng phương pháp này trongtương lai.

2.2.Một số nghiên cứu về thực trạng công tác xác hội trong bệnh viện

2.2.1 Nghiên cứu thực trạng hoạt động CTXH trong bệnh viện

Trong những năm gần đây, một số tuyến TW đã triển khai hoạt động CTXH.

Tại Việt Nam, chủ yếu mới có các nghiên cứu y học về bệnh ung thư và bệnh nhân

ưng thư, chưa có các tài liệu nghiên cứu chính thức về nhân viên CTXH trong hỗtrợ bệnh nhân Nếu có cũng chỉ là sự hỗ trợ giúp giảm nhẹ.

Năm 2015, Nguyễn Thị Minh với đề tài: “Mô hình công tác xã hội trong bệnh

viện từ thực tiễn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Nội tiết Trung ương”,

đã cho thấy nhân viên CTXH có thê tham gia nhiều khâu trong bệnh viện (2010:

Trang 15

100) Điều này giúp cho bản thân bệnh nhân ung thư, người nhà bệnh nhân thỏamãn nhu cầu được hướng dẫn về khám chữa bệnh trong bệnh viện; còn đối với đội

ngũ y bác sỹ trong bệnh viện thì giúp họ giảm nhẹ gánh nặng trước tình trạng quátải bệnh nhân.

Cũng trong năm 2015, Lương Thị Đào nghiên cứu đề tài: “Công tác xã hội đốivới bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Nhi Trung ương”, từ đó cho thấy

Công tác xã hội của Bệnh viện Nhi Trung ương đã làm tốt vai trò của mình trong hỗtrợ bệnh nhi có hoàn cảnh khó khăn; tuy nhiên do còn gặp nhiều trở ngại nên vẫn

chưa thực sự phát huy được hết hiệu quả (2015:2)

Nghiên cứu của Phạm Thị Tâm (2015) về “Trải nghiệm ý nghĩa thực tiễn củamôn Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế”đề cập đến những thách thức về tính

chuyên nghiệp trong xã hội Việt Nam trước yêu cầu hội nhập và phát triển Bai viết

của Tâm tập trung vào các hoạt động được thực hiện bởi các bạn sinh viên Khoa

Công tác xã hội - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM Các hoạt độngnày được áp dụng cho Khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi đồng I Tâm nêu bật những hạnchế gặp phải trong giai đoạn lập kế hoạch thực hiện, đồng thời đề xuất các biện

pháp mới dé thúc day sự phát triển có hệ thống của nghề công tác xã hội trong lĩnh

VỰC y tế.

Ngoài ra, những nghiên cứu liên quan nổi bật khác như “Công tác xã hội

bệnh viện theo cách nhìn công tác xã hội chuyên nghiệp và quản lý bệnh viện” của

hai tác giả Phạm Huy Dũng và Phạm Huy Tuấn Kiệt đăng, cũng đã chỉ rõ những vaitrò và nhiệm vụ mà mỗi nhân viên CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện có thêđảm nhận là gi? Ly do có nên duy trì đội ngũ nay từ góc nhìn của người quản lý

công tác xã hội tại bệnh viện.

Qua các nghiên cứu trên, ta thấy Việt Nam cũng đã công nhận tầm quan trọngcủa nghề CTXH, chú trọng, quan tâm phát triên CTXH trong môi trường bệnh việnnói riêng và lĩnh vực y tế nói chung Những chi dẫn trên cũng phan nao làm 16 tínhcấp thiết trong việc hoàn thiện và mở rộng mô hình công tác xã hội trong Bệnh việntại Việt Nam Tuy nhiên, cũng giống như các nước đang phát triển, vì nghề CTXH

10

Trang 16

còn rất mới và chưa được nhiều người biết đến, nên việc áp dụng mô hình này tạicác bệnh viện ở Việt Nam còn gặp nhiều hạn chế Thời gian gần đây, các bệnh việntuyến tỉnh và tuyến trung ương đã có một số nỗ lực liên quan đến các cán bộ y tếbán thời gian và các tình nguyện viên để tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động

công tác xã hội Công tác xã hội và lĩnh vực y tế đã được chú ý nhờ các chương

trình thực tập được cung cấp bởi các trường cao đăng và đại học Mặc dù các thựctập sinh có thể không trải qua quá trình đào tạo nghiêm ngặt, nhưng sự tham gia củahọ đã góp phần nâng cao nhận thức về nghề này.

2.2.2.Nghiên cứu về vai trò của nhân viên xã hội

Trong một nghiên cứu gần đây của Dương Thị Phương (2020), đã tập trungnghiên cứu về vai trò của nhân viên xã hội của Bệnh viện Nhi Trung ương Nghiêncứu cho thay những người CTXH này được yêu cầu đảm nhận đồng thời nhiều vaitrò khác nhau, chăng hạn như đóng vai trò hỗ trợ, người môi giới / trung gian và nhàgiáo dục Mặc dù kết quả cho thấy những nhân viên xã hội này gặp một số vấn đềvà khó khăn do thiếu nguồn lực và mô hình mới, bệnh nhân, gia đình họ và nhân

viên bệnh viện đã đưa ra phản hồi tích cực và xếp hạng hài lòng Những phát hiện

này như một lời khẳng định về tầm quan trọng của việc sử dụng nhân viên xã hộichuyên nghiệp trong các cơ sở y tế và mở rộng khi các bệnh viện trong cả nước cónhu cầu làm theo.

Tác giả Nguyễn Đức Hữu (2020) với nghiên cứu “Vai trò công tác xã hội

trong bệnh viện tại Úc” đã cho thấy tổng quan về CTXH tại nước Úc Kết quảnghiên cứu cũng khăng định rằng công tác xã hội có giá trị to lớn trong việc bảo vệ

quyền được chăm sóc sức khỏe của người bệnh qua việc tư vấn, cung cấp kiến thứcvề các van dé xã hội cũng như trong quá trình khám và chữa bệnh: tra cứu các dịchvụ hỗ trợ trên cơ sở lý luận phân tích các yếu tô ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình

sức khỏe của chính người bệnh, phối hợp với các bên cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho

từng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, đưa ra các quyên lợi, chính sách cũng như

bằng chứng từ thực tiễn khám và chữa bệnh dé kết luận chính sách, ngoài ra còn

thực hiện hỗ trợ tâm lý của người nhà bệnh nhân và đội ngũ y bác sĩ đang khám và

11

Trang 17

điều trị bệnh cho các bệnh nhân.

Nghiên cứu “Vai trò của nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Đa khoaKhánh Hòa” của tác giả Huỳnh Thị Bích Phụng (2020) đề cập đến nhiệm vụ, ưuđiểm và hạn chế của nhân viên CTXH trong chăm sóc bệnh nhân Thông qua việcphân tích trách nhiệm hàng ngày của họ và kết quả đạt được, nghiên cứu đưa ra cáckhuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công việc của nhân viên CTXH Những pháthiện của dự án nghiên cứu này, được thực hiện bởi một nhóm các nhà văn, tiết lộnhững thông tin sau:

Thứ nhất, NVCTXH hỗ trợ về mặt tâm lí cho bệnh nhân và người nhà bệnhnhân: lắng nghe, khai thác thông tin, tham vấn tâm lí khi cần.

Thứ hai, NVCTXH hướng dẫn vấn đề về quy trình khám, chữa bệnh, tâm lí xãhội, đồng thời giải thích các dịch vụ của bệnh viện.

Thứ ba, tham gia vào công tác tuyên truyền Mục đích là để huy động nguồntài trợ từ các mạnh thường quân, cơ quan, tổ chức cho bệnh nhân khó khăn.

Thứ tư, tổ chức các buổi hội thảo khoa học, văn nghệ hay các chương trìnhgây quỹ từ thiện đều nằm trong sự phối hợp nỗ lực của các nhân viên công tác xãhội tại tòa nhà sự kiện của bệnh viện Những hoạt động như vậy giúp nâng cao tinh

thần cho những bệnh nhân đang điều trị Thứ tư, nhân viên xã hội làm việc với

chính quyền bệnh viện dé đảm bảo rang tat cả các hoạt động này diễn ra vi lợi ích

Vệ kiên thức: ngoài những kiên thức cơ bản nói chung thì còn cân học hỏi,

12

Trang 18

tiếp thu kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng mềm để giao tiếp với bệnh nhân đạthiệu quả nhất Cần tìm hiểu về các mặt bệnh, hay thực phẩm cần thiết trong đơnbệnh hoặc chế độ bảo hiểm của người bệnh dé dé đưa ra lời khuyên đúng đắn.

Về mặt kỹ năng: Trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân giải quyết các van đề thìnhân viên CTXH cần bồi dưỡng các kỹ năng như lắng nghe, thu thập, tổng hợp,phân tích thông tin, kỹ năng giải quyết van dé,

Yếu tố thuộc về người bệnh:

BN cần có niềm tin và NVCTXH từ đó chia sẻ các van dé còn chưa hiểu dé

nhận được sự giúp đỡ kip thời.

Tác giả Phạm Thái Sơn (2017):

Yếu to thuộc về cơ sở vật chat: Đây là một trong những yếu tố cần được đầutư và quan tâm đến vì nếu một cơ sở y té duoc trang bi cân thận về cơ sở vật chat thì

việc hỗ trợ cho bệnh nhân cũng được quan tâm và đạt hiệu quả hơn.

Yếu to về kinh phi: Cũng là nhân t6 hàng đầu quyết định kết qua đạt được củahoạt động công tác xã hội Nếu được sự quan tâm của lãnh đạo bệnh viện đến

CTXH, dau tư nhiều tiền, thì đội ngũ nhân viên sẽ có chất lượng hơn khi họ yên tâm

triển khai các hoạt động theo kế hoạch.

Vấn đề CTXH cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu:

Ngô Ánh Minh (2019) đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng côngtác xã hội như:

Xây dựng những chính sách quản lý đặc thù để đáp ứng nội dung hoạt động

CTXH Chính sách quản lý cần tập trung vào nguồn lực tài chính, nhân sự, hỗ trợ

bệnh nhân và khai thác các nguồn lực của cộng đồng Các nội dung chính sách vềphát triển CTXH trong bệnh viện cần quan tâm là:

Cần có những quy định thu chỉ rõ ràng.

Chính sách đào tạo cho nhân viêncũng được tăng cường, đảm bảo cho họ vừa

làm, vừa học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Có cơ chế hợp tác đào

tạo, tập huấn nâng cao trình độ bằng nhiều hình thức khác nhau.

Phát huy các đội điều trị chuyên biệt gồm các chuyên gia, điều dưỡng, nhân

13

Trang 19

viên công tác xã hội giỏi, các nhà dinh đưỡng có chuyên môn dé cơ động tham giaphục vụ các hoạt động khi cần thiết.

Triển khai liên kết với các hoạt động ngoài cộng đồng như chăm sóc bệnhnhân nặng cũng như hoạt động hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân yên tâm điều trị bệnh.

Xây dựng những kế hoạch quản lý trường hợp đối với bệnh nhân đặc biệtnhư có hoàn cảnh khó khăn, bị giảm thiểu chức năng trong xã hội dé họ có niềm tin

trong cuộc sông yên tâm điều trị bệnh đạt kết quả cao.

Phan Thị Hòa (2018) thì đưa ra một số giải pháp cải thiện công tác xã hội từ

thực tiễn nghiên cứu ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là: Xây dựng bộ máy quản

lý, giám sát hoạt động công tác xã hội Dé đạt được những thành công trong côngtác này thì cơ chế quản lý cần được lưu ý và làm việc theo một nguyên tắc nhất định

giúp duy trì ôn định những hoạt động được triển khai.

3.Ý nghĩa của nghiên cứu

3.1.Ý nghĩa lý luận

Dựa trên kết quả nghiên cứu thực hành này góp phần làm rõ một số khái

niệmnhư: “bệnh nhân ung thư điều trị nội trú”và van dụng lý thuyết đã học đề đánh

giá, phân tích và lý giải thực trạng thực hành CTXH với bệnh nhân ung thư điều trịnội trú.

3.2.Ý nghĩa thực tiễn

Đối với Bệnh viện Trung ương quân đội 108

Nghiên cứu này giúp cho lãnh đạo và đội ngũ nhân viên y tế làm việc tại bệnhviện thay được thực trang các vấn đề khó khăn tại đây, hiểu rõ hơn về vai trò của nhân

viên CTXH trong các hoạt động hỗ trợ điều trị cho BN ung thư Qua đó đề xuất nhữnggiải pháp phù hợp.

Đối với ngành CTXH

Kết quả nghiên cứu giúp cán bộ ngành CTXH hiểu sâu hơn nhu cầu về lựclượng làm CTXH tại một số cơ sở xã hội, cũng là cơ sở giúp ngành CTXH hìnhthành và hoạt động có chiều rộng hơn nữa Những kết quả nghiên cứu cũng là tưliệu giúp sinh viên theo học ngành CTXH nghiên cứu va sử dụng trong việc đào tao

14

Trang 20

và giảng dạy.

4.Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu4.1Muc đích nghiên cứu

Đánh giá giá thực trạng hoạt động CTXH với bệnh nhân ung thư điều trị nội

trú qua đó chi ra các vai trò của nhân viên CTXH tại Bệnh viện TWQD 108.Từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp.

4.2.Nhiệm vụ nghiên cứu

Lam rõ những van đề lý luận về vai trò của NVCTXH trong việc hỗ trợ điềutrị cho bệnh nhân ung thư.

Tìm hiểu thực trạng hoạt động CTXH và vai trò của nhân viên công tác xãhội cho người bệnh ung thư điều trị nội trú tại Bệnh viện TWQD 108.

Đề xuất các giải pháp phù hợp nâng cao vai trò nhân viên CTXH.5.Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu

5.1.Đối tượng nghiên cứu

Vai trò của NV CTXH trong việc hỗ trợ người bệnh ung thư điều trị nội trú.

5.2.Phạm vi nghiên cứu

5.2.1 Pham vi không gian

Khoa Hóa trị liệu và bệnh máu.5.2.2 Pham vi thời gian

Từ thang 6 năm 2019đến thang 8 năm 2020.

Trong khoảng thời gian nay, chúng tôi lựa chọn khảo sát các bệnh nhân ung thư

điều trị nội trú theo từng đợt điều trị Căn cứ vào hồ sơ của các bệnh nhân điều trị nội

trú, việc lựa chọn thời gian điều trị của nhóm khách thể này là tương đối linh hoạt vàthích hợp với thời gian nằm viện của từng bệnh nhân.

5.2.3 Pham vi về nội dung

CTXH trong bệnh viện là một lĩnh vực hoạt động rộng rãi với nhiều nội dung

khác nhau Tại Việt Nam, cho dù chính sách cho lĩnh vực này ra đời muộn, nhưng

rất nhiều nội dung hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện đều đã được xác định.

Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ tập trung đánh giá các vai trò của NV CTXH trong

15

Trang 21

bệnh viện trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư nội trú tại một bệnh viện cụthể, đó là Bệnh viện TW 108.

5.3.Khách thể nghiên cứu

Khách thê nghiên cứu bao gồm: 50 bệnh nhân ung thư điều trị nội trú độ tuổitừ 25 đến 60 tuổi; 10 người nhà, người thân của bệnh nhân ung thư điều trị nội trútương ứng; 10 bác sỹ và điều dưỡng; 5 nhân viên CTXH.

6.Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu6.1.Cau hỏi nghiên cứu

Thực trạng nhu cầu được hỗ trợ của bệnh nhân ung thư tại khoa Hóa trị liệuvà Bệnh máu- Bệnh viện TWQD 108 như thế nào?

Nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện TWQD 108 đang thực hiện vai trò

hỗ trợ của mình với các bệnh nhân ung thư điều trị nội trú như thế nào?

Cần những giải pháp gì để nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hộitrong bệnh viện khi hỗ trợ bệnh nhân ung thư điều trị nội trú?

6.2.Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Bệnh nhân mắc bệnh ung thư điều trị nội trú đã và đang gặp

nhiều vấn đề khó khăn Ngoài các khó khăn về vật chất, khó khăn về tinh thần cũng

cần hỗ trợ.

Giả thuyết 2: NV CTXH tại đây đã thực hiện tốt một số vai trò, cụ thé như:

người nghiên cứu, đánh giá; người tham vấn; người kết nối; người tạo điều kiện,môi trường thuận lợi hỗ trợ điều trị; người vận động và điều phối nguồn lực.

Gia thuyét 3: Hoạt động CTXH tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 hiệnnay đã đáp ứng được nhu cầu cơ bản của các nhóm đối tượng là bệnh nhân đang

điều trị tại bệnh viện.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Sử dụng phương pháp này đề khai thác nhu cầu của bệnh nhân đang điều trị tạibệnh viện Bệnh viện hiện nay, sự quá tải về số lượng bệnh nhân đến khám và điềutrị làm cho chất lượng khám chữa và chăm sóc bệnh nhân bị giảm xuống Sự giúp

đỡ của các nhân viên CTXH sẽ giúp bệnh viện giảm bớt công việc Hướng đên

16

Trang 22

những nhu cầu của bệnh nhân và người nhà, những kỳ vọng được hỗ trợ về cả vật

chất và tỉnh thần, được hướng dẫn, quan tâm, chia sẻ, trao đôi, cung cấp thêm kiến

thức về CSSK Trên cơ sở thực tiễn đó, tôi thấy Bệnh viện Trung ương Quân đội

108 cũng là một trong những bệnh viện có đội ngũ nhân viên CTXH khá hiệu qua,

chuyên nghiệp và được đào tạo bài bản các kỹ năng mềm, kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ từ đó tôi tìm hiểu, đánh giá vai trò của nhân viên CTXH cụ thể tại khoaHóa trị liệu và Bệnh máu-Bệnh viện TWQD 108 hiện nay.

7.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin7.2.1.Phương pháp phân tích tài liệu

Các bài viết liên quan đều trong phạm vi bệnh viện.

Các kết quả sử dụng trong phan tổng quan nghiên cứu dé xác định thuộc phạm

vi của đề tài dé thấy đượctác giả đã đưa ra những giả thuyết nghiên cứu gì, đạt được

kết quả nào và chưa làm được gì Từ đó có cái nhìn tổng quan, phát hiện vấn déchính xác nhất.

Các tài liệu khoa học đã công bố liên quan đến hoạt động và vai trò của nhân

viên công tác xã hội trong bệnh viện nói chung và đối với bệnh nhân ung thư điều

trị nội trú nói riêng Những ấn phẩm khoa học này cung cấp nhiều luận điểm, khámphá khoa học và phương pháp tiến hành nghiên cứu công tác xã hội trong bệnh viện.Điều này cho phép chúng tôi tiếp thu và kế thừa cho nghiên cứu Những ấn phẩmkhoa học này được sử dụng nhiều trong nội dung đánh giá tổng quan tình hìnhnghiên cứu và trong phân tích so sánh với các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Bên cạnh các ấn phẩm khoa học, hồ sơ, báo cáo của bệnh nhân ung thư điều trịnội tra cũng được dé tài sử dụng.

7.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Đối tượng được phỏng vấn sâu đầu tiên là 10 người nhà bệnh nhân ung thư.

Nội dung phỏng van sâu đối với đối tượng nay bao gồm: (i) cảm giác khi biết tinngười thân bị bệnh ung thư: (ii) cảm giác khi biết bản thân, người thân bị bệnh ungthư phải điều trị nội trú; (iii) điều kiện, hoàn cảnh của gia đình; (iv) những thuận lợivà khó khăn khi phải điều trị nội trú; (v) nhu cầu được hỗ trợ về mặt vật chất, vềmặt tâm lý và về mặt xã hội; (vi) kế hoạch của bản thân và gia đình trong quá trình

17

Trang 23

điều trị nội trú; (vii) những giải pháp của bản thân và gia đình trong quá trình điềutrị nội trú; (viii) đánh giá của bản thân bệnh nhân và gia đình về sự chăm sóc vàđiều trị của đội ngũ y bác sỹ, của các đối tượng cung cấp dịch vụ cận lâm sàng: (ix)đánh giá của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú và người nha về những hỗ trợ củanhân viên công tác xã hội trực tiếp hỗ trợ tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108;

(x) những kỳ vọng của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú về việc nâng cao vai trò

của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện.

Đối tượng thứ hai được phỏng van sâu, đó là 10 bác sỹ và điều dưỡng trực tiếpđiều trị các bệnh nhân ung thư nội trú Nội dung phỏng vấn sâu đối tượng này bao

gồm: (i) cảm nhận chung của bác sỹ và điều dưỡng về tinh trang tâm lý của bệnh

nhân ung thư điều trị nội trú; (ii) sự hợp tác của bệnh nhân ung thư điều trị nội trúvới đội ngũ bác sỹ và điều dưỡng: (iii) nguồn lực và khó khăn của những bệnh nhânung thư điều trị nội trú; (iv) nhu cầu được hỗ trợ của nhân viên công tác xã hộitrong bệnh viện dé bác sỹ và điều dưỡng chữa bệnh tốt hơn; (v) đánh giá của bác sỹvà điều dưỡng về vai trò của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện trong quátrình điều trị bệnh ung thư.

Đối tượng phỏng vấn sâu thứ ba là 5 nhân viên CTXH (bao gồm 3 nhân viênphụ trách trực tiếp tai Khoa Hóa tri liệu và Bệnh máu, và 2 nhân viên CTXH kháctrong Ban CTXH của Bệnh viện).

7.4 Phương pháp quan sát

Cụ thê là, trong quá trình hỗ trợ bệnh nhân ung thư điều trị nội trú, NV CTXH

có mặt ở tất cả các khâu khám chữa bệnh dé quan sát thái độ, trạng thái tâm lý của

bệnh nhân, lắng nghe lời nói và quan sát các hoạt động khám chữa bệnh của bác sỹ,diều dưỡng Quan sát tham dự được tiến hành từng ngày làm việc cụ thé theo bagiai đoạn: (i) giai đoạn mới nhập viện; (ii) giai đoạn giữa điều trị; (iii) giai đoạn

chuẩn bị ra viện Trên cơ sở đó, các bệnh nhân được quan sát và phòng vấn.7.5 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi cam tay

Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng bảng hỏi trực tiếp với đối tượng bệnhnhân ung thư điều trị nội trú nhằm tìm hiểu nhiều nội dung quan trọng, trong đó:

18

Trang 24

(i) những thông tin cá nhân của bệnh nhân;

(ii) điều kiện và hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình bệnh nhân ung thuđiều trị nội trú;

(iii) nhận thức của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú về tình trạng bệnh của

bản thân;

(iv) những thuận lợi và khó khăn của ban thân người bệnh ung thư trong quátrình điều trị, đặc biệt là quá trình điều trị nội trú;

(v) nguồn lực và những rao cản trong quá trình điều trị nội trú;

(v) kế hoạch điều trị bệnh ung thư của bản thân;

(vil) nhu cầu được hỗ trợ về mặt vật chất, về mặt tâm lý và về mặt xã hội;

(viii) đánh gia của bệnh nhân ung thu điều trị nội trú về các dịch vụ cận lâmsảng (dịch vụ hành chính; dịch vụ kỹ thuật y khoa; dịch vụ hộ lý) và dịch vụ lâmsàng(dịch vụ trực tiếp khám chữa bệnh của bác sỹ, điều dưỡng);

(ix) đánh giá của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú về vai trò hỗ trợ của nhânviên công tác xã hội;

(x) đánh giá sự kỳ vọng của bệnh nhân ung thư điều trị nội trú đối với vai trò

của nhân viên công tác xã hội.

e Về cách chọn mẫu, tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên đơn giản 50 bệnhnhân điều trị nội trú theo danh sách tiếp nhận của bệnh viện từ 25/8/2020

Cách chọn mẫu: lựa chọn các đối tượng đã nhận được ít nhất một sự trợ giúp của

nhân viên CTXH trong quá trình điều trị; và hiện đang điều trị nội trú tại bệnh viện.

Cách xây dựng bảng hỏi: thông qua bốn nội dung chính sau: thứ nhất là nhu

cầu của các nhóm đối tượng bệnh nhân họ nhận thức như thế nào về vai trò của

nhân viên CTXH trong bệnh viện; thứ hai là tổng hợp các kết quả đã thực hiện về

19

Trang 25

vai trò của nhân viên CTXH tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108; thứ ba là

hướng tới sự hài lòng của các nhóm đôi tượng trong việc triên khai thực hiện vai tròcủa nhân viên CTXH; thứ tư là có những giải pháp chuyên nghiệp hóa đội ngũ nhânviên CTXH hiện nay.

Hình thức khảo sát: tôi đã lên kế hoạch và chuẩn bị dé thực hiện trong 10 ngàytừ ngày 30/6/2020 đến ngày 10/6/2020 Mỗi ngày tiến hành khảo sát một người tạikhoa Tôi trực tiếp lên Khoa Hóa trị liệu và Bệnh máu để gặp và thăm hỏi bệnh

nhân cùng với sự giới thiệu, hướng dẫn của nhân viên ban CTXH bệnh viện dé lựa

chọn mẫu khảo sát đạt 2 tiêu chí đã nêu trên Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi

đối với người nhà bệnh nhân được tôi quyết định tiến hành theo phương pháp hỏi

-đáp (tôi hỏi, người nhà bệnh nhân trả lời) và cầm phiếu đi hỏi trực tiếp rồi sau đómang phiếu về ngay sau khi kết thúc phỏng vấn, kết hợp với phương pháp quan sát,

lắng nghe.

Nghề nghiệp

Nông dân: 20/50Công nhân: 10/50

Giới tínhNam: 27/50

Nữ: 23/50

(Nguôn: Tác giả tổng họp)

Trang 26

8.Kết cấu của luận văn

Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của nhân viên công tác xã hội đốivới bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện

Chương 2: Thực trạng vai trò của nhân viên công tác xã hội đối với bệnhnhân ung thư trong Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội

đối với bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108.

21

Trang 27

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE VAI TRÒ CUA NHÂN VIÊN CONG TÁC XÃ HỘIVỚI NGƯỜI BỆNH UNG THƯ TẠI BỆNH VIỆN

1.1 Các khái niệm công cụ chính

1.1.1 Công tác xã hội và công tác xã hội với bệnh nhân ung thư điều trị nội trú

Theo hiệp hội Quốc gia các nhân viên xã hội Mỹ: “CT7XH là một chuyênngành được sử dụng để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường haykhôi phục năng lực thực hiện chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích

trường của họ Nhân quyển và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản

của nghề” (2010: 6).

Tóm lại, CTXH có thể coi là một nghề nghiệp đặc biệt hay một nghề làmviệc chuyên để giúp cho cá nhân, gia đình, tổ chức và cộng đồng tăng cao khả năngcó thê chủ động xử lý vấn đề xã hội mắc phải và góp phần đáp ứng những nhu cầuvà cải thiện khả năng xã hội, mặt khác cũng kích thích nhu cầu xã hội cung cấp

thông tin, kiến thức và kỹ năng để giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nhận

thức đủ các nhu cầu của xã hội và ngăn ngừa những vấn đề xã hội và đóng góp chocông cuộc bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ cá nhân cũng cho xã hội.

Ké từ khi thành lập ở Boston, Hoa Kỳ vào năm 1905, công tác xã hội đã trởthành một phần quan trọng trong chăm sóc sức khỏe cho quần chúng Cho đến ngày

nay, các bệnh viện trên khắp Hoa Kỳ đã chỉ định những không gian làm việc xã hội đãthu được tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn Trên thực tế, giờ đây họ là một yêu cầu bắtbuộc dé được coi là thành viên của Hiệp hội Không còn nghi ngờ gi nữa, công tác xã

22

Trang 28

hội là điều kiện tiên quyết đối với bất kỳ bệnh viện danh tiếng nảo.

Nhân viên CTXH có thể đi đến từng phòng bệnh làm việc trực tiếp hoặc giántiếp với bệnh nhân, từ đó lên kế hoạch tư van, giúp đỡ, chăm sóc cho bệnh nhân.

1.1.2.Khái niệm người bệnh ung thư điều trị nội trú và tam quan trọng của công

tác xã hội với bệnh nhân ung thư điều trị nội trú

* Khái niệm người bệnh ung thự điều trị nội trú

Người bệnh ung thư điều trị nội trú là người bệnh được chân đoán ung thư vađang điều trị nội trú tại các cơ Sở y tế chuyên khoa, đa khoa (Bệnh viện).

* Tâm quan trọng của công tác xã hội với bệnh nhân ung thư điều trị nội trú

Xã hội càng phát triển càng cần đến CTXH, sự có mặt của đội ngũ này giúp đỡrất nhiều cho các BN, khuyến khích động viên họ vượt qua khó khăn.

Nhân viên CTXH có vai trò quan trọng đối với công tác nâng cao hiệu quảkhám chữa bệnh Vai trò chính là giúp từng nhóm bệnh nhân giải quyết các vấn đềtrong sức khoẻ nham mang đến kết quả điều trị y tế cao nhất va là trung gian giúp

hoà giải những bất đồng giữa bệnh nhân và nhân viên y tế và bệnh nhân với giađình.

Như vậy, CTXH trong bệnh viện không chỉ giúp mọi người biết đến ngànhCTXH mà còn giúp ngành y tế giảm bớt những áp lực trong công tác chuyên môn.

1.1.3 Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hỗ trợ người bệnh ung thư tạiBệnh viện

Trong môi trường bệnh viện, nhân viên CTXH là người thúc đây, người giúp đỡnhằm giúp bệnh nhân tự đưa ra quyết định liên quan đến sức khỏe của họ Những

cách tiếp cận như vậy đã được chứng minh là giúp nâng cao niềm tin, giúp bệnh

nhân khỏe lại nhanh hơn Với những chiến thuật hoạt động như vậy, nhân viên côngtác CTXH cũng đã giúp hỗ trợ tâm lý, tư van cho gia đình cách chăm sóc bệnh nhân

cả về tâm lí lẫn thé chat.

“Nhân viên CTXH của bệnh viện đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ

trợ bệnh nhân và người thân của họ bằng cách đưa ra hướng dẫn về chân đoán vàcác lựa chọn liên quan đến một căn bệnh cu thé Họ cộng tác với các bác sĩ, y tá và

các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác, đo đó đóng vai trò là một thành phần quan

23

Trang 29

trọng của nhóm điều trị Bằng cách nhân mạnh các yếu tố tâm lý và xã hội học củabệnh nhân, nhân viên CTXH bệnh viện giúp các chuyên gia y tế có được góc nhìnrộng hơn nhiều” (2012: 8).

“Vai trò của nhân viên CTXH trong bệnh viện: Nhân viên CTXH tập trung

vào việc kết hợp các yếu tô xã hội, tâm lý và kinh tế để cung cấp dịch vụ chăm sóc

bệnh nhân tối ưu Dé đạt được điều này, nhân viên CTXH có thể phát minh ra các

phương pháp hoặc sử dụng các công cụ hiện có dé giải quyết các van đề liên quan

Những nhân viên CTXH trong bệnh viện đóng vai trò là người hỗ trợ tâm lý,

họ sẽ liên hệ và tìm hiểu các bệnh nhân, sau đó bằng những kỹ năng chuyên mônnghiệp vụ như lang nghe, thấu hiểu, cảm thông với tâm tư, nguyện vọng của thânchủ Bởi người bệnh ngoài những nỗi đau về thể xác do bệnh tật gây nên mà còn cónhiều van đề về tâm lý, khiến họ rất dé bị tổn thương hơn, bi quan với cuộc sốngcủa mình, không đồng ý với hướng dẫn điều trị của bác sĩ nhất là với trường hợpmắc các bệnh hiểm nghèo Nếu không được hỗ trợ về tâm lý hay có những biệnpháp can thiệp kịp thời thì người bệnh rất đễ bị rơi vào khủng hoảng tỉnh thần dã

đến suy sụp nghiêm trọng Vì vậy rất cần sự hỗ trợ về tâm lí.

Đề hoàn thành nhiệm vụ của mình với tư cách là một nhà cung cấp hỗ trợ tâmlý, nhân viên xã hội phải bat đầu băng việc tiễn hành đánh giá kỹ lưỡng trạng tháitâm lý của bệnh nhân Sau đó, họ nên tiến hành hướng dẫn bệnh nhân thông qua quátrình ổn định cảm xúc và xem xét nội tâm, nham thay thế tâm lý tiêu cực của họ

bang cách nhìn tích cực hơn về cuộc sông Điều quan trọng đối với nhân viên xã hộilà đáp ứng các nhu cau cụ thé của bệnh nhân, chang hạn như mong muốn được đối

xử tôn trọng của họ Hỗ trợ bệnh nhân bằng các kỹ năng chuyên môn như lắng nghe

24

Trang 30

tích cực, đồng cảm và động viên là nhiệm vụ chính của nhân viên xã hội Bên cạnhđó, họ cộng tắc với nhiều hệ thống dé cung cap sự hỗ trợ cần thiết cho khách hàng -bao gồm gia đình, bạn bè, bác sĩ và y tá.

Khai thác và sàng lọc nguyện vọng của bệnh nhân, nhân viên xã hội giúp họ

hiểu biết hơn về bản thân, thường được gọi là củng cố năng lực Họ hỗ trợ các cá

nhân nhận ra hoàn cảnh và những trở ngại mà họ gặp phải, đồng thời cùng họ đề tạora một kế hoạch, hướng dẫn họ thực hiện các bước dé phuc hồi.

Giúp bệnh nhân đưa ra các quyết định lành mạnh, đó là có nên tiếp tục điều trịbăng phương pháp nao, điều trị tại bệnh viện hay tại nhà.

Hướng dẫn bệnh nhân thi hành quyết định của họ Nếu thân chủ đã đưa ranhững quyết định điều trị tại bệnh viện thì nhân viên CTXH phải tư vấn họ các thủtục nhập viện, các quyền lợi được hưởng hay nghĩa vụ phải thực hiện khi điều trị.Nếu thân chủ quyết định điều trị tại nhà thì cần tư vấn cho thân chủ các dịch vụ

chăm sóc tại nhà dé đảm bảo tinh an toàn và yên tâm cho họ cũng như những ngườithân của họ.

1.1.3.2 Vai trò là người môi giới, trung gian (Mediator)

Nhân viên CTXH kết nối bệnh nhân giúp họ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ haynguồn lực của cộng đồng Nhat là kết nỗi những bệnh nhân không nơi nương tựa,không ai chăm sóc hoặc người thân trong gia đình thiếu hụt các thông tin về các

chính sách, dịch vụ.

Giới thiệu và tư vấn dé ho dé dang sử dụng các chính sách, dich vụ phù hợp

với nhu cầu mong muốn thực tế của bản thân như điều trị nội trú, ngoại trú hay

chăm sóc sức khỏe tại nhà, những chính sách về chế độ bảo hiểm xã hội, an sinh xãhội của nhà nước đối với từng loại hình điều trị tại bệnh viện.

Bằng cách thu thập thông tin về hoàn cảnh và thói quen sống của các cá nhân,

có thé xác định chính xác nguồn gốc của bệnh và xác định cách điều trị với chúng,đó là công việc của nhân viên CTXH Họ cũng cung cấp trợ giúp tâm lý, được điều

chỉnh phù hợp với tính cách và đặc điểm tâm sinh lý của bệnh nhân.

Thúc đây hỗ trợ hiệu quả là trọng tâm chính của nhân viên xã hội bằng cách đề

25

Trang 31

xuất và vận động các chính sách dé đạt được điều này Sau khi bệnh nhân xuất viện,nhiệm vụ của nhân viên xã hội là giúp họ liên lạc với các dịch vụ liên quan Do đặcthù công việc của nhân viên y tế tại khoa là hoàn thiện hồ sơ bệnh án ra viện theo

chỉ định của bác sĩ hoặc xem xét nhu cầu của bệnh nhân và gia đình trong quá trình

họ nằm điều trị tại bệnh viện Nhân viên y tế hỗ trợ không chỉ trong quá trình điềutrị của bệnh nhân mà cả trước và sau khi xuất viện Do đó, bệnh viện và địa phương

của bệnh nhân phải phối hợp dé hỗ trợ sau khi họ xuất viện.

Vai trò trung gian của các nhân viên CTXH trước hết, đó là kết nối chính cácbệnh nhân với nhau, giúp ho tạo nên những nhóm đồng đăng dé cùng chia sẽ, động

viên, giúp đỡ nhau vượt qua bệnh tật, tránh những mâu thuẫn trong chính phòng bệnh.

Tiếp theo là trung gian giữa bệnh nhân với nhân viên y tế: do các bác sĩ trongbệnh viện phải đảm nhận việc chăm sóc cho quá nhiều bệnh nhân nên không thể cóthời gian để quan tâm đến những tâm tư nguyện vọng của từng bệnh nhân, trong khiđó các nhân viên CTXH lại là những người có điều kiện để quan tâm đến tâm tưnguyện vọng của từng bệnh nhân, họ chính là những người giúp cho bác sĩ hiểubệnh nhân hơn, là cầu nối giúp giải tỏa tâm lý ngại giao tiếp của người bệnh với bác

sĩ (2006: 22).

1.1.3.3 Các nhân viên CTXH đóng vai trò là người giáo dục, hướng dẫn (Teacher)Tức là nhân viên CTXH là người truyền tải thông tin một cách tốt nhất đếnbệnh nhân, các thông tin này bao gồm: Thông tin về bệnh tật, thông tin về cácphương pháp điều trị bệnh Ngoài ra còn là người giáo dục cho người bệnh các cách

phòng chống, đối phó với bệnh tật và xử lý căng thắng do những nguyên nhân bệnh

1.1.3.4 Vai trò là người biện hộ (Advocate)

26

Trang 32

Với vai trò này, nhân viên CTXH sẽ làm việc với bệnh nhân khi họ không thểhành động theo ý mình và cần tư vấn các nhu cầu của họ cho các thành viên kháctrong gia đình và nhân viên y tế.

Thúc day việc ra quyết định thay mặt cho bệnh nhân và gia đình họ Đặc biệtvai trò biện hộ của nhân viên CTXH sẽ trở nên cần thiết với các bệnh nhân mắc các

bệnh hiểm nghèo, nan y Bảo vệ quyền chăm sóc sức khỏe của bệnh nhân thông qua

vận động chính sách (2006: 23).

Như vậy, sự có mặt của NV CTXH là rất cần thiết:họ thực hiện rất nhiều vai

trò, trong đó có 4 vai trò chính là đó là vai trò là người hỗ trợ; vai trò là người môi

giới, trung gian; vai trò là người giáo dục, hướng dẫn; vai trò là người biện hộ.

1.2 Lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết nhu cau

Theo Abraham Maslow (1908- 1970) nhu cầu của con người được chia theo

Giai đoạn đâu tiên, Maslow xây dựng các nhu câu của con người theo năm

Nhu cau cơ bản ( basic needs):bao gồm các nhu cầu thiết yếu nhất của con

người như ăn, uống, ngủ, nghỉ, vui chơi, tình dục, Day là những nhu cầu cơ bản

nhất mà ai cũng có.

Nhu câu về an toàn, an ninh (safety needs): Con người luôn mong muốnsống trong môi trường đảm bảo, không bị xâm phạm, sẽ được bảo vệ khỏi các nguyhiểm ngoài xã hội.

Nhu cầu về xã hội (social needs): Hay còn được gọi là nhu cầu về tinh thần.

Nếu nhu cầu này không được đáp ứng kịp thời có thể gây ra các hậu quả nghiêm

trọng về tinh thần, tâm lý, khiến con người dễ rơi vào trạng thái stress và thấy mình

27

Trang 33

bị bỏ rơi.

Nhu cầu về được tôn trọng (esteem needs): Nhu cầu nay còn được gọi là nhucầu tự trọng: Con người đều mong muốn được người khác thương yêu, tôn trọng vàcông nhận những kết quả mà bản thân đã làm được; Ngoài ra nó còn là nhu cầu tự

cảm nhận, trân trọng và dám bảo vệ chính bản thân và uy tín của mình, luôn yêu

nhau Thang bậc nhu cầu này của Maslow ứng dụng vào đề tài để tìm hiểu và xác

định hệ thống nhu cầu của người bệnh và gia đình bệnh nhân, đội ngũ y tế Từ đóđối chiếu với những dịch vụ mà nhân viên CTXH tại Bệnh viện Trung ương quân

đội 108 đã cung cấp, xem xét mức độ thích hợp và khả năng đáp ứng của các dịch

vụ đó với những nhu cau của nhóm đối tượng Không chỉ xác định nhu cau của đốitượng hưởng lợi thuần túy, việc sử dụng lý thuyết nhu cầu còn dé xác định nhu cầu

của chính nhân viên CTXH tại Bệnh viện Trung ương quân đội 108 trong quá trìnhtrở nên chuyên nghiệp hóa hay không.

28

Trang 34

Trong nghiên cứu sử dụng lý thuyết nhu cầu là một trong hai lý thuyết có ýnghĩa rất quan trọng Bản chất của lý thuyết: nhu cầu là động cơ của hành động Vìvậy khi nhân viên CTXH hiểu được nhu cầu của chính họ, đó là nhu cầu được sốngbăng lương, nhu cầu chuyên nghiệp hóa thì họ sẽ hành động để đạt tới sự chuyênnghiệp Họ sẽ tự có ý thức tăng cường năng lực, kỹ năng về CTXH thông qua đàotạo hay tự học hỏi, đề xuất những giải pháp về chính sách, tiền lương, chế độ dé

đội ngũ này ngày càng chuyên nghiệp hơn.

1.2.2 Lý thuyết vai trò

Đây là một trong những quan điểm lý thuyết quan trọng được sử dụng trong

CTXH, đặc biệt khi đánh gia về vị trí, vai trò của những nhân viên CTXH trong hệthong chăm sóc sức khỏe nói chung va trong bệnh viện nói riêng Xem ho đã thực

hiện đầy đủ những vai trò của mình trong chăm sóc, hỗ trợ đối tượng hay chưa.

Theo hướng tiếp cận tâm lí học xã hội của Jean (1973), đề cập đến vai trò quantâm đến ba cấp độ: (1) cấp độ thiết chế; (2) cấp độ cá nhân; (3) cấp độ tương tác

giữa thiết chế và cá nhân.

- Ở cấp độ thiết chế, “vai ứrò là toàn thể các hành vi mang tính chuẩn mực của

một tác nhân khi tac nhân ấy có một địa vị xã hội Những chuẩn mực hành vi ấy

phù hợp với các biến số tuổi, giới tính, nghề nghiệp, vị thé gia đình và vị thé chính

tri” (1973: 72) Với vai trò mang tính thiết chế, tác giả nhấn mạnh yếu tố chuẩnmực hành vi trong thiết chế của các chủ thể Trong khi đó, ở vai trò mang tính chứcnăng, tác giả lại lưu ý đến hoạt động của các tác nhân trong nhóm xã hội thuộc thiết

29

Trang 35

Theo Filloux đánh giá hướng tiếp cận chức năng trong xã hội học, vai trò đượcđánh giá theo cách của Merton như sau: “Cấu trúc xã hội là sự sắp xếp các vai tròvà vị thé, tức là tong thé vai trò và vị thé gắn kết với nhau và những chuối hành vi

được sinh ra từ sự gắn kết ấy ”(1993: 15) Cũng trên quan điểm đó, Linton đã đưa ra

quan điểm về nền tảng văn hóa của con người: “Vai tro là khái niệm dé chỉ thái độ,

gid trị và hành vi mà xã hội gan cho một người có một địa vị (1993: 15).

Theo cách kết hợp giữa tâm lí học xã hội va xã hội hoc của Chapuis vàThomas (1995), bị ảnh hưởng bởi quan niệm của James, Baldwin, Linton, Mead,Moreno, Goffman, vai trò gan chỉ bao gồm nhân cách, chuẩn mực và giá trị “Vai

tro là tổng thể các mô hình hành vi văn hóa tích hop ở một địa vị xã hội [ ] Đây là

quá trình nhập tâm hay nội hóa các giá trị chung của xã hội và của các nhóm thuộctinh cho phép cá nhân phối hợp các hoạt động khác nhau” (1995: 8).

Các tác giả đã phân ra ba cấp độ vai trò:

Vai trò được quy định hoặc gán cho tương ứng với vai trò kì vọng;

Vai trò chủ quan, đánh giá của chủ thể về những hoạt động thực hiện vai trò

của mình theo kì vọng;

Vai trò thực tiễn hay còn gọi là vai trò khách quan.

Vai trò luôn luôn tiến triển nên nó bị ảnh hưởng bởi các tâm tính văn hóa

khác Chapuis và Thomas đã dẫn lại định nghĩa vai trò của Rocheblave- Spenles

như sau: “Vai tro là một mô hình hành vì có tổ chức tương ứng với vị thé của cánhân trong một tập hợp tương tác (1995: 35)

Rochblave-Spenté không chỉ nhân mạnh đến sự chuyên biến của các vai trò docó những thay đôi về kinh tế -xã hội, mà tác giả này còn đi sâu tìm hiểu những biếnđôi về chuẩn mực va giá trị của xã hội do có sự thay đôi các vai trò.

Trên một phương diện khác, đề cập đến mối tương quan giữa dia vi và vai trò,

Chapuis và Thomas đánh giá địa vị là yêu tố cốt lõi của các quan hệ xã hội và vai trò làyêu tô cốt lõi của sự tiến triển tâm tinh hay giá trị văn hóa Đúng như vậy, các vai trò đãbị ảnh hưởng bởi hệ quả của khủng hoảng các nền văn minh và văn hóa ở các vùng miềnvà địa phương khác nhau.

30

Trang 36

Hướng tiếp cận lí thuyết mang tính chất tương tác của Montmollin (1965) Vai

trò có ba nghĩa rất cụ thé: (1) “Vai trò là tổng thé những đòi hỏi và quy định (chuẩn

mực, kì vọng, trách nhiệm, sự gản cho ) xuất phát từ cấu trúc xã hội và được tíchhợp ở một vị thé nào đó trong cau trúc xã hội”; (2) “Vai trò là toàn thể hành vi màcá nhân thực hiện với tư cách là cá nhân ấy có một vị thế trong một cầu trúc xãhội”; (3) “Vai trò là định hướng và quan niệm về hành động mà một cá nhân cóđược khi cả nhân ấy là thành viên của một tổ chức, tức là hệ thống thái độ và giả trị

của cá nhân ấy” (1977: 184).

Theo Goffman: “Vai tro là quá trình cập nhật quyén và nghĩa vụ gắn với mộtđịa vị xã hội ” (1973: 24) Nghĩa là vai trò sẽ được tương ứng với một mô hình hànhđộng được quy định từ trước đó.

Trong đề tài này, tôi chọn hướng tiếp cận lí thuyết của Maisonneuve kết hợpvới lí thuyết của Chapuis và Thomas dé xác định ba loại vai trò như sau:

- Vai trò được thiết chế hóa của nhân viên công tác xã hội tức là những vai

trò đã được thừa nhận Trong luận văn này, tác giả tập trung xem xét những vai tròcốt lõi của nhân viên công tác xã hội được thực hiện như thé nao trong Bénh vién

Trung ương Quân đội 108 Những vai trò này hiện nay dang được thực hiện như thénào và kết quả ra sao?

- Vai trò kì vọng hay vai trò mong đợi của những người hưởng lợi đối vớinhân viên công tác xã hội Những đối tượng này có hài lòng về việc thực hiện vai

trò của các nhân viên CTXH hay không? Hay họ kì vọng có những nhân viên côngtác xã hội thực hiện vai trò ngày càng chuyên nghiệp hon?

- Vai trò khách quan của nhân viên công tác xã hội ở đây chính là sự đánh giácủa những đối tượng hưởng lợi (của bệnh nhân ung thư, người nhà bệnh nhân ung

thư và nhân viên y tế) Sự đánh giá này nhằm mục tiêu chỉ ra những thiếu hụt vai trò

của nhân viên công tác xã hội cần bé sung trong việc phát huy vai trò của nhân viên

CTXH chuyên nghiệp trong bệnh viện.

Trong nghiên cứu, để ứng dụng lý thuyết vai trò tôi đã tìm hiểu những chức năng,vị thế, nhiệm vụ của nhân viên CTXH Đối với quá trình hỗ trợ đối tượng họ đã làmđược những gi và họ còn thiếu hụt, gặp những khó khăn gì dé phục vụ nghiên cứu, từ đótác gia đề xuất dé phần nào bù đắp những thiếu hụt đó cho họ.

3l

Trang 37

Vận dụng lý thuyết vai trò vào nghiên cứu nay dé phân tích ba loại vai trò,

gồm: vai trò gán cho đối với nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện; vai trò chủ

quan đạt được tức là những đánh giá chủ quan của nhân viên công tác xã hội đối với

việc thực hiện các vai trò của minh; vai trò khách quan đạt được của nhân viên công

tác xã hội trong họat động hỗ trợ trợ bệnh nhân ung thư điều trị nội trú, tức là nhữngđánh giá của nhóm bệnh nhân điều trị nội trú cũng như đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng

khi họ được nhân viên công tác xã hội hỗ trợ.

1.3.Đặc điểm của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 và chân dung xã hội củađội ngũ nhân viên CTXH

1.3.1.Đặc điểm của Bệnh viện TWOD 108

Bệnh viện TWQD 108 là bệnh viện đa khoa, chuyên khoa sâu, tuyến cuối

của ngành Quân y với các chức năng chính:

(1) Khám chữa bệnh cho quân nhân và nhân dân.(2) Dao tao sau đại hoc: CK I, CK II

(3) Tham gia bao vệ sức khỏe cho cán bộ cap cao va làm nhiệm vu Quoc tê.

BAN GIAM BOC BỆNH VIỆN TW QÐ 108 BS) BAN LANH ĐẠO VIỆN NCKH Y DƯỢC LS 108

CAC KHOA KB (3)BENH XA (1)TO Y TE (2)PHONG KHQSPHONG SDHCAC BO MON (12)

CAC KHOA NOI (15)

CÁC TRUNG TAM (5)CÁC KHOA NGOẠI (9)CAC KHOA CLS (16)

So đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức của Bệnh viện TWOD 108

(Nguồn: Bệnh viện TWOP 108)“Bệnh viện hiện nay có hơn 2.700 cán bộ nhân viên, trong đó trên 700 bác sĩ,

được sĩ với 45 Giáo sư, Phó giáo sư, 150 Tiến sĩ, hơn 250 Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên

khoa cấp I, cấp II, gần 1500 điều dưỡng và kỹ thuật viên Các cán bộ quản lý từ cấp

32

Trang 38

phòng, ban, khoa đều có trình độ sau đại học, trên 90% là Giáo sư, Phó giáo sư,Tiến sĩ Bệnh viện được Chính phủ và BQP đầu tư xây dựng Trung tâm Kỹ thuậtcao”’.(hitps://benhvien108.vn/gioi-thieu-chung.htm)

Năm 2005 hệ thống phòng phẫu thuật chuẩn đã di vào hoạt động với nhiều thiết

bị tiên tiến thuộc dang tốt nhất cả việt nam và thé giới gồm: Hệ thống xạ trị ứng suất

liều cao TrueBeam Stx trong Hệ thống xạ trị dùng tia gia tốc tuyến tính (Cyberknife)

của Hãng Acuray - Hoa Kỳ cho phép xử lý những u trong người không phải phẫu

thuật,

Ngoài ra viện cũng có một số chuyên khoa di sâu triển khai những kĩ thuật cao dé

điều trị nhiều loại bệnh như: Viện Chấn thương Chỉnh hình, viện Kiểm soát một số

bệnh mãn tính, viện T1m mạch,

Đặc biệt ngày 17/12/2018, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã khai trươngkhu nhà công nghệ cao Đây là một trong các công trình bệnh viện lớn và tiên tiễn

bậc nhất Việt Nam với 50 phòng mỏ, trong có 45 phòng mô chuẩn và 5 phòng mé

cây ghép nội tạng cùng phòng mô hybrid Ở phòng hybrid được bệnh viện bố trí robotsoi mạch máu phẫu thuật Các phòng bệnh được bài trí giống nhà nghỉ tạo cảm giác

thoả mái, bớt đi tâm trạng lo âu và có thê tận hưởng như trong một chuyến nghỉ ngơi.1.3.2.Đặc điểm của đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện Trung ương

Quân đội 108

1.3.2.1 Ban Công tác xã hội- Bệnh viện TWOD 108

Ban Công tác xã hội- Bệnh viện TWQD 108 là bộ phận chuyên trách trựcthuộc Phòng Chính trị Bệnh viện TWQD 108 hoạt động theo cơ chế chuyên tráchvà kiêm nhiệm Đến tháng 6 năm 2021, Ban CTXH được tách ra thành một bộ phậnriêng trực thuộc Ban giám đốc của bệnh viện.

Trang 39

1.3.2.3 Nhiệm vụ

a) Hỗ trợ, tư van giải quyết các van dé về CTXH cho NB, người nha NBtrong qua trình khám bệnh, chữa bệnh

Chủ động đón tiếp, tư vấn cho BN và người nhà.

Thăm hỏi BN và NNBN trong quá trình điều trị dé tìm hiểu những trườnghợp cần hỗ trợ.

Hướng dẫn, tư vấn về quy trình khám, chữa bệnh trong suốt quá trình điều trịtại bệnh viện; Hỗ trợ những thông tin về chính sách được hưởng của bảo hiểm xã hội.

Hỗ trợ khẩn cấp các hoạt động CTXH cho NB gặp vấn đề tâm lý, bạo hành,bạo lực gia đình, bạo lực giới nhằm đảm bảo an toàn cho NB.

b) Tổ chức thông tin truyền thông, quan hệ công chúng và chăm sóc bệnh nhân.

Thực hiện công tác truyền thông, từ đó quảng bá cho bệnh viện.

Kết hợp các đơn vị xây dựng nội dung, tài liệu, tạp chí dé giới thiệu các dịchvụ và hoạt động của bệnh viện đến NB, người nhà NB và cộng đồng.

Quản lí hòm thư góp ý của bệnh viện, lay ý khiến khảo sát.

c) Vận động và sử dụng đúng quy định, đúng mục đích nguồn tài trợ cho NBvà nhân viên bệnh viện.

Thực hiện tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự tham gia, ủng hộ từ các cá

nhân, các nhà mạnh thường quân, cơ quan, tô chức, có thê hỗ trợ NB có hoàn cảnhkhó khăn hoặc những NB cần được trợ giúp.

d) Phối hợp với các cơ quan trong công tác tham mưu và giải quyết các gópý, khiếu nại của NB và người nhà NB

Tiếp nhận và xử lý các ý kiến đóng góp, phản hồi từ BN và NNBN, giải quyếtkhủng hoảng truyền thông và xác nhận những thông tin được ghi nhận từ đó có kếhoạch giải đáp thắc mac kịp thời.

Cùng với các phòng, khoa, ban giải quyết các vấn đề khiếu nại của NB khiđến thăm khám, hướng tới sự hài lòng của NB.

e) Tham gia dao tao, bồi dưỡng về công tác xã hội tại đơn vị

Thành lập và xây dựng mạng lưới công tác xã hội trong bệnh viện dé NVYT

34

Trang 40

và NVCTXH phối hợp tốt trong việc đảm bảo các quyên lợi cho NB.f) Hỗ trợ nhân viên y tế

Động viên khích lệ, chia sẻ với nhân viên y tế khi có vướng mắc với BNtrong quá trình điều trị tại bệnh viện hay tri liệu tâm lý cho NVYT khi họ gặp vấn

đề về tâm lý trong quá trình làm việc.

1.3.2.4 Cơ cau tổ chức Ban Công tác xã hội của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Ngày 30/3/2018, Ban Công tác xã hội Bệnh viện TWQD 108 chính thức thànhlập và hoạt động với cơ câu tô chức như sơ đô sau đây:

Bộ phan hướng

dan, hỗ trợ người : :

bệnh tị sự kig thoại CSNB hu trú

Sơ dé 1.3: Cơ cau tổ chức Ban CTXH - Bệnh viện TWOD 108

(Nguồn: Ban CTXH-Bệnh viện TWOD 108)Đến nay, ban đã được chia thành 5 bộ phận (như hình vẽ trên) với 58 cán bộ:Trưởng Ban là Thượng tá Nguyễn Tuấn Quận, là người phụ trách trực tiếp các hoạt

động của Ban CTXH.

35

Ngày đăng: 22/07/2024, 22:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN