1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên

221 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nguyễn Thị Huyền
Người hướng dẫn TS. Trần Quang Tuyến, PGS.TS. Nguyễn Thu Hà
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế chính trị
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 58,24 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỎNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH HO TRỢ SINH KE CHO HỘ NÔNG ĐÂN...........................-------cccccccrrrrree 6 1.1. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế cho hộ nông dân ........Ó 1.2. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ tài sản sinh kế cho hộ nông đân (17)
    • 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn con người (19)
    • 1.2.2. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn xã hội (0)
    • 1.2.3. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn tự nhiên (22)
    • 1.2.4. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn vat chất (25)
    • 1.2.5. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn tài chính (0)
    • 1.3. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ chuyển đổi sinh kế cho hộ nông ¡1 0... ..Ố.Ố (0)
    • 1.4. Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ đảm bảo kết quả sinh kế cho hộ (33)
    • 1.5. Những khoảng trống cần nghiên cứu ...........................---¿-©2++2222++++22vv+rrerrvrrrrrre 23 1. VỀ lý luận........................------2<+22++£22E112211122111227111271122.1112.T11.T11...11.0.011.111 0.1. 24 2. Về thực tiễn ......................----2¿-+2222222221222222111122711122711222211112211122.012 2. E1 cerde. 24 (34)
  • CHUONG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH HO TRỢ SINH KE (0)
    • 2.1.1. Khái niệm sinh kẾ...........................---2--©22¿+22EE+2+9EEEEE2E222112222211227111122711121271112 22211. ccee 26 2.1.2. Một số khung phân tích sinh kế bền vững..............................----¿©2z+2225zcezcz+ 26 2.1.3. Lý luận về chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (37)
    • 2.2. Mục tiêu và nội dung của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (53)
      • 2.2.1. Mục tiêu của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (53)
      • 2.2.2. Nội dung của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (55)
    • 2.3. Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ sinh kế (60)
      • 2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (63)
    • 2.4. Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam trong hỗ trợ sinh kế cho hộ (67)
      • 2.4.1. Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở Hà Nội (67)
      • 2.4.2. Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở Vĩnh Phúc (69)
      • 2.4.3. Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở Bắc Giang (72)
    • 3.3. Phuong phap nghién CUWu 0 (0)
      • 3.3.1. Phuong pháp thu thập thông tin, số liệu ........................-.---2¿z2++z+2+ze+crxzezrr 68 3.3.2. Phương pháp tổng hợp thông tin và xử lý số liệu........................------ 2z: 74 3.3.3. Phương pháp phân tích thông tIT...........................- -- 5 2525 £+E+t+Eeetrsresreesreeeerke 75 (0)
      • 4.1.1. Đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý của tinh Thái Nguyên............................-----¿- 5+ 79 4.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội của tinh Thái Nguyên .............................-------2¿¿ c5 81 4.2. Khái quát sinh kế hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên .........................----.-----z-5 82 4.2.1. Bối cảnh sinh kế hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên ........................------¿ 5+2 82 4.2.2. Một số nguồn von sinh kế chính của hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên (0)
      • 4.2.3. Chiến lược sinh kế của hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên (105)
      • 4.2.4. Kết quả sinh kế (thu nhập) của hộ nông dân ở tinh Thái Nguyên (0)
    • 4.3. Phân tích thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở (108)
      • 4.3.1. Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tinh Thái Nguyên trong (0)
      • 4.3.2. Đánh giá chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tinh Thái Nguyên (0)

Nội dung

Nhưng việc thực hiện chínhsách hỗ trợ sinh kế vẫn còn nhiều bất cập: tài sản thế chấp và tính khả thi các dự ánsản xuất kinh doanh của hộ nông dân không cao nên khó tiếp cận với nguồn vố

TỎNG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VE CHÍNH SÁCH HO TRỢ SINH KE CHO HỘ NÔNG ĐÂN -cccccccrrrrree 6 1.1 Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế cho hộ nông dân Ó 1.2 Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ tài sản sinh kế cho hộ nông đân

Tổng quan các công trình nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn con người

Tài sản con người chủ yếu liên quan đến kiến thức cá nhân, kỹ năng, sức khỏe và tiềm năng lao động (Baffoe & Matsuda, 2018) Số lượng và chất lượng của lực lượng lao động là hai thước đo quan trọng (Fang & cộng sự, 2014) Giáo dục được công nhận rộng rãi là yếu tố cần thiết để nông dân theo đuổi thành công các chiến lược sinh kế khác nhau Vì vậy, ngoài tỷ trọng lực lượng lao động hộ gia đình và trình độ học vấn cao nhất của các thành viên trong gia đình, dao tạo kỹ năng nông nghiệp cũng được coi là yếu tô đánh giá tài sản con người.

Trong quá trình chuyên đổi ở Trung Quốc, vốn con người là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến các lựa chọn và chiến lược sinh kế Ví dụ độ tuổi của chủ hộ và các thành viên trong gia đình, trình độ học vấn, mạng xã hội và thu nhập phi nông nghiệp (Zhao, 2002; Shi & các cộng sự, 2007; Glauben & các cộng sự, 2008) có thể ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế ở nông thôn.

Vốn con người cải thiện chất lượng lao động và năng suất người nông dân điều này sẽ làm tăng tỷ lệ hoàn vốn đầu tư lao động Vì vậy, các biện pháp can thiệp chính sách để giáo dục tốt hơn cho nông dan về biến đổi khí hậu và các biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu bang các đầu tư vào giáo dục sẽ giúp thúc day việc áp dụng các chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu của người nông dân (Kuang

& cộng sự, 2019) Thêm vào đó, việc hỗ trợ từ chính sách giáo dục-đào tạo và y tế sẽ giúp giảm nghèo bền vững không chỉ là làm tăng thu nhập mà còn là cải thiện các nguồn lực đầu vào cho người nghèo Hoàng Triều Hoa (2014) đã chỉ ra những chính sách hỗ trợ người nghèo ở Việt Nam chưa phát huy hết hiệu quả và từ đó đề xuất một số khuyến nghị Để đánh giá tác động của chính sách giáo dục và đào tạo cần phải hiểu và phân tích chuỗi kết quả của chính sách Việc phân tích này sẽ giúp xây dựng một khung lô gic đáng tin cậy dé hiểu được các mối quan hệ từ đầu vào, hoạt động cho đến đầu ra của chính sách (World Bank, 2008).

Dé hỗ trợ vốn con người, Deng, Li, & Zhang, P (2020) cho rằng Chính Phu nên quan tâm đến việc phát triển giáo dục, khuyến khích các hộ gia đình nông thôn tiếp thu thông tin mới, học các kỹ năng mới và phát triển ý tưởng mới.

Chính sách giáo dục là chính sách quan trọng giúp hỗ trợ vốn con người từ đó giúp cải thiện kết quả sinh kế của hộ nông dân Những tài liệu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp tác giả xây dựng khung lý thuyết cho van đề nghiên cứu.

2018; Baffoe & Matsuda, 2018) Vốn xã hội được phát triển thông qua các mạng lưới và kết nối; thành viên của các nhóm chính thức hơn và các mối quan hệ tin cậy, có đi có lại và trao đôi (DFID, 1999a).

Tác động của vốn xã hội đã được nhiều tác giả đề cập, trước tiên phải đề cập đến, DFID (1999a) đã chỉ ra, theo nhiều cách, vốn xã hội mang lại một số hiệu ứng tích cực Ví dụ, thông qua các mạng lưới và kết nối, mọi người nâng cao niềm tin, khả năng hợp tác và mở rộng cách tiếp cận của họ đối với các tổ chức rộng hơn, chăng hạn như các tổ chức chính trị hoặc dân sự Vì vậy, bằng cách tăng cường hiệu suất của các mối quan hệ kinh tế, vốn xã hội có thé cải thiện thu nhập và tiết kiệm của mọi người Ngoài ra, là thành viên của một nhóm chính thức buộc mọi người phải tuân thủ các điều lệ, quy tắc và quy định chung, điều này có thé giảm thiểu các van đề về việc tiêu dùng không mất phí liên quan đến hàng hóa công cộng Trong một số tình huống, vốn xã hội có thé giúp giảm thiểu các cú sốc và bù đắp sự thiếu hụt ở các nguồn vốn khác (DFID, 1999a) Do đó, mọi người sử dụng các mạng lưới dé giam thiểu rủi ro, truy cập các dịch vụ, tự bảo vệ mình khỏi sự cố và lấy thông lin để giảm chỉ phí giao dịch (Erankenberger, Drinkwater & Maxwell, 2000) Vốn xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn người nông dân tiếp xúc

VỚI rủi ro thị trường, công nghệ, thông tin và chính sách (Kuang & các cộng sự,

2020) Dé thích ứng với biến đổi khí hậu, vốn xã hội có tác động tích cực đến việc nông dân áp dụng các điều chỉnh về giống cây trồng, thời gian hoạt động của trang trai và cơ cấu thu nhập Tác giả Nguyễn Văn Phúc & Nguyễn Lê Hoang Thụy Tó Quyên (2014) cho rằng cả xét cả mặt lý thuyết và thực tiễn, vốn xã hội ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế thông qua ba kênh: vốn xã hội tạo ra vốn con người, vốn xã hội thúc day sự phát triển tài chính và vốn xã hội thúc day sự sáng tạo.

Ngược lại, trong một số trường hợp, vốn xã hội có thể gây ra tác động tiêu cực Chang hạn, tư cách thành viên có thé loại trừ những người không phải là thành viên khỏi quyền truy cập vào các cơ hội và tài nguyên, gây bất lợi cho người ngoài (DFID, 1999a) Ngoài ra, trong một mạng phân cấp nghiêm ngặt, một thành viên phân cấp thấp hơn có thé gặp bat lợi (Kollmair & Gamper, 2002). Để cải thiện vốn xã hội của nông dân, các Chính phủ nên thực hiện một số chương trình chăng hạn như các dịch vụ khuyến nông tốt hơn, giúp nông dân có thé chia sẻ thông tin qua thảo luận và nâng cao kiến thức và kỹ năng thích ứng của họ

Nguyễn Đức Hữu (2014) cho rằng việc nghiên cứu vốn xã hội trong chiến lược sinh kế ở Việt Nam là rất cần thiết Thứ nhất: việc nghiên cứu về vốn xã hội ở khu vực nông thôn sẽ giúp nhận ra vai trò tích cực của loại vốn nay trong giai đoạn đổi mới, day mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay Thứ hai: nghiên cứu vốn xã hội sẽ góp phần xóa dần đi cái khoảng cách giữa khoa học thực tiễn đời sống xã hội.

Dé giảm thiêu rủi ro khi tiếp cận với thị trường thông qua việc cải thiện hoạt động tiếp thị của người nông dân bằng những nỗ lực chung của các tổ chức và mạng

10 lưới địa phương khác nhau giữa các làng (Jacquelyn & cộng sự, 2020) Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, thông qua việc giao tiếp và cộng tác với người thân và bạn bè, nông dân có thé làm phong phú thêm mạng lưới xã hội của mình dé nâng cao vốn xã hội (Yin & các cộng sự, 2020).

Như vậy, các tác giả tập trung chủ yếu vào việc nghiên cứu lý thuyết về vốn xã hội và tác động tiêu cực và tích cực của vốn xã hội, một số giải pháp khuyến nghị về phía Nhà nước nhằm giúp người nông dân tích cực tham gia vào các mạng lưới, tổ chức xã hội và được hưởng lợi sinh kế từ đó Tuy nhiên, việc nghiên cứu một chính sách cụ thể của Nhà nước nhằm hỗ trợ vốn xã hội cho hộ nông dân ở Việt Nam nói chung và Thái Nguyên nói riêng chưa thấy các tác giả đề cập đến.

1.2.3 Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn tự nhiên Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của hộ nông dân, vì vậy nếu không có một chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tiễn thì không những không hỗ trợ được sinh kế cho hộ nông dân mà còn không thể giải quyết được vấn đề nông nghiệp và nông thôn Ở Nigeria, việc giao đất mới cho hộ nông dân có thể dẫn đến việc tạo ra hành chục ngàn việc làm nông nghiệp và sinh kế Tuy nhiên, việc đầu tư vào đất đai của họ phải đặt trong bối cảnh có các chính sách phù hợp Thứ nhất là chính sách đất đai phải phân bổ đủ các lô mới được cung cấp nước tưới tiêu Thứ hai là một chính sách thủy lợi đảm bảo mở rộng và bảo trì cơ sở hạ tầng cũng như quản lý nước hiệu quả Thứ ba là chính sách tín dụng cho phép nông dân được tiếp cận với thiết bị sử dụng sức kéo động vật hoặc động cơ, cũng như thuốc trừ sâu. Thứ tư là một chính sách đầu vảo liên quan đến chất lượng, và có thé là sự sẵn có của những điều này (Roudart & Dave, 2017).

Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn tự nhiên

Đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu của hộ nông dân, vì vậy nếu không có một chính sách đất đai phù hợp với điều kiện thực tiễn thì không những không hỗ trợ được sinh kế cho hộ nông dân mà còn không thể giải quyết được vấn đề nông nghiệp và nông thôn Ở Nigeria, việc giao đất mới cho hộ nông dân có thể dẫn đến việc tạo ra hành chục ngàn việc làm nông nghiệp và sinh kế Tuy nhiên, việc đầu tư vào đất đai của họ phải đặt trong bối cảnh có các chính sách phù hợp Thứ nhất là chính sách đất đai phải phân bổ đủ các lô mới được cung cấp nước tưới tiêu Thứ hai là một chính sách thủy lợi đảm bảo mở rộng và bảo trì cơ sở hạ tầng cũng như quản lý nước hiệu quả Thứ ba là chính sách tín dụng cho phép nông dân được tiếp cận với thiết bị sử dụng sức kéo động vật hoặc động cơ, cũng như thuốc trừ sâu. Thứ tư là một chính sách đầu vảo liên quan đến chất lượng, và có thé là sự sẵn có của những điều này (Roudart & Dave, 2017).

Chính sách cho thuê đất nông nghiệp mới và xây dựng các trang trại lớn được Trung Quốc để xuất vào đầu năm 2013 (Li, Rodriguez & Tanga, 2017) Nghiên cứu cho thấy, chính sách này có thé làm tăng lợi nhuận nông nghiệp ở Giang Tô, Trung Quốc Tuy nhiên, mức tăng này là rất ít nếu chỉ có chính sách cho thuê đất Nông dân có thé tăng lợi nhuận hơn nếu họ thuê đất và sử dụng máy móc hiệu quả hơn. Zhang & các cộng sự (2019) phát hiện ra rằng việc cho thuê đất nông nghiệp có tác

11 động tiêu cực đến khả năng lựa chọn sinh kế của các hộ gia đình bao gồm thu nhập phi nông nghiệp, thu nhập từ kiều hối, thu nhập từ trang trại và thu nhập từ việc tự kinh doanh Ngoài ra, tác giả cho thấy thuê đất và dành nhiều thời gian hơn cho trang trại có thể không phải là lựa chọn tối ưu, bởi vì sự chênh lệch tiền lương giữa công việc phi nông nghiệp và công việc nông nghiệp là đáng kế trong quá trình chuyên đổi ở Trung Quốc Vì vậy, tác giả cho rằng, các nhà hoạch định chính sách có thể ban hành các biện pháp cải thiện hệ thống thu hồi đất Thay vì đền bù tiền một lần, nên xem xét phương pháp đền bù đa dạng Wu & các cộng sự (2021) cho rằng phát triển sinh kế găn với xây dựng môi trường sinh thái chỉ đạt được thông qua các khuyến nghị: (1) cải cách hệ thống quyền sở hữu tập thé ở nông thôn Trung Quốc dé dam bảo nông dân tiếp cận tài nguyên đất đai (2) Gia tăng và tận dụng giá trị của tài nguyên đất nông thôn bằng cách thiết lập các chỉ dẫn địa lý quốc gia và xây dựng thương hiệu các sản phẩm sinh thái. Ở Việt Nam, sự chuyên dịch đất đai theo hướng tăng quy mô diện tích đất ở cấp độ người sử dụng, từ đó tăng hiệu quả sử dụng đất bằng hai hình thức tích tụ và tập trung đất nông nghiệp được nhiều tác giả đề cập đến với những góc nhìn khác nhau Vũ Trọng Khải (2019) quan niệm tích tụ và tập trung ruộng đất là tích tụ và tập trung tư bản trong nông nghiệp, hay nói cách khác tích tụ và tập trung ruộng đất là hình thái hiện vật của tích tụ và tập trung tư bản Đỗ Kim Chung (2018, trang

414) phát biểu rằng “tích tụ đất đai (land accumulation) là một hành vi trong đó chủ sở hữu và sở hữu ruộng đất dùng các biện pháp khác nhau như mua, chuyển nhượng và các biện pháp khác nhằm tăng được quy mô ruộng đất mà mình sở hữu và sử dụng”, tập trung đất đai là “quá trình làm tăng quy mô đất đai cho sản xuất kinh doanh hay mục đích nào đó nhưng không thay đổi quyền sở hữu và sử dụng đất”. Như vậy, cả hai quan niệm đều cho rằng cơ chế thị trường là phương thức chủ yếu và quan trọng nhất cho việc tích tụ ruộng đất Để tập trung đất đai, sát nhập và mua lại là phương thức chủ yếu (Vũ Trọng Khải, 2019), trong khi đó Đỗ Kim Chung (2018) lại cho rằng thuê quyền sử dụng đất, góp vốn băng quyền sử dụng dat, hợp tác liên kết sản xuất, đổi ruộng và dồn điền đổi thửa là các phương thức chính.

Giống như quan điểm của Đỗ Kim Chung, tác giả Đinh Thị Nga (2017) cho thấy, các hình thức tích tụ và tập trung ruộng đất cũng khá đa dạng bao gồm tập trung đất thông qua dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp; cho thuê đất nông nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; chuyên nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp; góp quyền sử dụng đất Vũ Trọng Khải (2019) cho rằng dồn điền đổi thửa không phải là một hình thức tích tụ và tập trung ruộng đất, vì nó không làm tăng quy mô ruộng đất của một nông hộ-trang trại gia đình, mà chỉ làm giảm số lượng thửa đất (số mảnh ruộng) của ho, còn liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng mau lớn chi là hình thức tập trung sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.

Tuy nhiên, Luật đất đai hiện nay còn nhiều van đề liên quan đến việc quy định hạn mức nhận quyền sử dụng đất, quy định thời hạn giao đất, cho thuê đất, gây trở ngại cho việc tích tụ đất nông nghiệp để sản xuất quy mô lớn và khó khăn cho việc đầu tư của doanh nghiệp, những điều này chính là nguyên nhân cản trở nông nghiệp phát triển bền vững, hiện đại (Bùi Hải Thiêm & Vũ Văn Huân, 2020).

Tác giả Đỗ Kim Chung & Kim Thị Dung (2012) đã chỉ ra thực trạng, một số hạn chế liên quan đến chính sách đất đai trong quá trình phát triển “tam nông” và từ đó, tác giả đưa ra một số định hướng về chính sách: về vấn đề sở hữu, về thời hạn giao đất, cần vận dụng cơ chế thị trường trong việc chuyên đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp, giá bồi thường đất nông nghiệp phải sát với thị trường, thúc đây thị trường đất đai trong nông nghiệp và nông thôn phát triển, cần nới rộng hạn điền một cách phù hợp và phải tính đến yếu tổ hiệu quả. Ở tỉnh Thái Nguyên, tác giả Dương Văn Diễn (2012) đã nghiên cứu quá trình chuyên đổi cơ cấu sử dụng đất trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tìm được nguyên nhân và ảnh hưởng của nó tác động như thế nào tới quá trình phát triển công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn trên các mặt: kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý, đem lại hiệu quả cao Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất như vậy dé phục vụ quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của hộ nông dân tỉnh Thái Nguyên Hồ

Lương Xinh (2017) đã đánh giá chung về những kết quả đạt được và những hạn chế của kinh tế hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp và đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp tại các khu công nghiệp.

Như vậy, các tác giả tập trung đề cập đến vai trò của việc giao đất đai đối với sinh kế hộ nông dân Đồng thời, xu hướng tích tụ và tập trung ruộng dat là tất yếu,đóng góp quan trọng vào việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng công nghệ cao của Việt Nam và các nước khác trên thế gIỚI Điều này cung cấp cho tác giả về mặt lý luận để phân tích tác động của chính sách đất đai đến sinh kế của hộ nông dân Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay.

Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ vốn vat chất

Vốn vật chất bao gồm kết cau hạ tang cơ bản và hàng hóa sản xuất cần thiết dé hỗ trợ sinh kế (DFID, 1999a) Pandey & các cộng sự (2017) cho rằng vốn vật chất chủ yêu đề cập đến các dịch vụ và kết cấu hạ tầng cơ bản mang lại sự thuận tiện cho sản xuất và đời sống của nhân dân Tổng giá trị của máy móc và công cụ nông nghiệp của nông dân phản ánh đầu vào mà nông dân đã tạo ra cho sản xuất nông nghiệp và nó cũng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp (Garcia De Jalon & các cộng sự, 2018) Do đó, nguồn vốn này bao gồm một loạt các thành phần như vận chuyển giá cả phải chăng; nhà ở an toàn; cung cấp đủ nước và điều kiện vệ sinh; năng lượng sạch va giá cả phải chăng; và truy cập thông tin (DFID, 1999a;

Kollmair & Gamper, 2002) Ngoài ra, Ellis (2000) chỉ ra rằng tài sản vật chất bao gồm vốn được tạo ra bởi các quá trình sản xuất kinh tế Vì vậy, các toa nhà, hệ thống thủy lợi, đường xá, máy móc, thiết bị, công cụ là vốn vật chất Ngoài ra, nhìn vào vốn vật chất từ góc độ kinh tế, vốn này được biểu thị là hàng hóa sản xuất trái ngược với hàng tiêu dùng.

Vốn vật chất rất quan trọng đối với sinh kế vì với kết cấu hạ tầng nghèo nàn như đường bộ, đường sắt, viễn thông và thủy lợi phải chịu chi phí vận chuyên cao, năng suất thấp hơn và khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa Không được tiếp cận với các dịch vụ như nước, năng lượng và vệ sinh, sức khỏe con người có thê xâu đi

(DFID, 1999a; Kollmair & Gamper, 2002) Ở cấp độ hộ gia đình, vốn vật chất bao gồm các thiết bị và công cụ có thể được sử dụng để làm việc hiệu quả hơn (DFID, 1999a) Ngoài ra, các hộ gia đình vốn vật chất cũng bao gồm các tài sản cô định, dụng cụ nông nghiệp và hàng hóa lâu bền (Pour & các cộng sự, 2018) Các hộ gia đình nông thôn không có tai sản sản xuất như trâu, ngựa, máy kéo va máy bơm nước sẽ phải sử dụng sức lực thể chất của con người, dành nhiều thời gian hơn cho công việc nặng nhọc và do đó hoạt động kém năng suất,

Các công trình nghiên cứu trên đã luận giải được lý luận về vốn vật chất, vai trò của von vật chất và sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm hỗ trợ người nông dân tăng cường được vốn vật chất Tuy nhiên, việc nghiên cứu van dé này tại tỉnh Thái

Nguyên chưa có một tác giả nào bàn tới.

1.2.5 Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ von tài chính

Vốn tài chính có nghĩa là nguồn tài chính mà mọi người sử dụng để đạt được mục tiêu sinh kế của họ (DFID, 1999a) Vốn này bao gồm hai nguồn chính: cô phiếu có sẵn và dòng tiền đều đặn Nguồn đầu tiên ton tại dưới dạng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các tài sản lưu động khác như đồ trang sức và chăn nuôi Vốn tài chính cũng có thé có được thông qua các tổ chức tín dụng Nguồn thứ hai được nhận từ lương hưu, chuyển từ nhà nước và kiều hối (DFID, 1999a; Kollmair & Gamper, 2002) Như được định nghĩa ngắn gọn bởi Ellis (2000), vốn tài chính liên quan đến các khoản tiền mà hộ gia đình có thé truy cập và nguồn vốn này rất có thé là tiền tiết kiệm và tiếp cận tín dụng dưới dạng các khoản vay.

So VỚI các loại vốn khác, vốn tài chính linh hoạt nhất vì nó có thể dễ dàng chuyên đổi thành các vốn khác và nó có thể được sử dụng dé đạt được kết quả sinh kế mong muốn (Kollmair & Gamper, 2002) Hơn nữa, vốn tài chính là một trong những tài sản quan trọng nhất để hỗ trợ bất kỳ hoạt động sinh kế nào vì nó có thé phát triển và tích lũy các tài sản khác (Baffoe & Matsuda, 2018) Tuy nhiên, vốn này dường như ít có sẵn nhất cho người nghèo và vì vậy các loại tài sản sinh kế khác rất quan trọng đối với ho (DFID, 1999a).

Dé tiếp cận nguồn von tài chính, chính sách tín dụng có một vai trò rất lớn đối với sinh kế hộ nông dân đồng thời góp phan phát trién ngành nông nghiệp Bang

15 phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) kết hợp với OLS và dựa vào bộ khảo sát hộ nghèo 2014 và 2016, Trương Vũ Nhật Linh (2017) đã đánh giá chính sách tín dụng có tác động tích cực đến thu nhập của hộ nghèo ở thành phó Kon Tum.

Những chính sách kip thời của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước Việt Nam không chỉ góp phần khơi thông nguồn vốn tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn mà còn góp phan vào việc thực hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống người dân ở khu vực này bằng cách áp dụng các mức ưu đãi về lãi suất và hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (Trần Thị Kim Anh, 2018) Đồng thời, chính sách tín dụng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ nhu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn (Đào Lan Phương, 2012) Bên cạnh đó, vốn tài giúp người nông dân quản lý rủi ro sinh kế và áp dụng các chiến lược phù hợp Vì vậy, các chính sách nhằm cung cấp hỗ trợ tài chính và tín dụng sẽ giúp nông dan theo đuôi sinh kế tốt hơn Chính phủ nên đề xuất một chương trình đài hạn để cung cấp cho nông dân địa phương các khoản trợ cấp tăng lên thông qua các khoản thanh toán trực tiếp cho máy nông nghiệp và những dịch vụ khuyến nông tốt hơn (Foyuan Kuang & cộng sự, 2020) Tuy nhiên, chính sách tín dụng van còn tôn tại nhiều khó khăn và thách thức (Nguyễn Văn Thanh, 2014) Hộ nông dân, không dễ dàng gì có thể tiếp cận nguồn vốn dé chuyên đổi sinh kế cũng như là phát triển kinh tế Tâm Thời & Thái Sơn (2017) đã chỉ ra những giải pháp giúp hộ nông dân tiếp cận vốn tín dụng nông nghiệp dé dàng hơn: các cấp có thâm quyền can đây nhanh tiến độ, đơn giản hóa trình tự thủ tục cấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản trên đất, ghi nhận công trình nhà kính trên đất theo cấp hạng phù hợp trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp (đối với công trình nhà kính trên đất nông nghiệp); Nhà nước cần có cơ chế định giá đất nông nghiệp với một số địa phương dé tạo điều kiện cho khách hàng có cơ sở thế chấp cho khoản vay. Đối với người nông dân yếu thế, Vũ Dũng (2013) đã chỉ ra những văn bản chính sách của Nhà nước nhằm hỗ trợ họ phát triển sản xuất Tác giả đã khảo sát chính sách hỗ trợ vay để phục vụ sản xuất nông nghiệp, chính sách hỗ trợ lãi suất

16 vay vốn ngân hàng dé phát triển sản xuất Thông qua việc khảo sát, tác giả chỉ ra tác động tích cực và hạn chế của chính sách này đối với người nông dân Ở tỉnh Thái Nguyên, các nhà quản lý đánh giá chính sách tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh cho các hộ nông dân được thực hiện khá tốt được thê hiện tất cả các tiêu chí đều được đánh giá ở mức độ “hài lòng” với điểm bình quân khá cao (Nguyễn Đắc Dũng & các cộng sự, 2018).

Qua phan tổng quan trên, van dé lý luận về vốn tài chính, vai trò và tác động tiêu cực của chính sách tín dụng và việc triển khai thực hiện chính sách tín dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như thế nào là chủ đề chính mà các tác giả đề cập đến Điều này cung cấp cho tác giả về mặt lý luận cũng như thực tiễn phục vụ cho việc viết luận án Tuy nhiên, tác động của chính sách tín dụng đến sinh kế hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chưa có tác giả nào đề cập đến.

1.3 Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ chuyền đối sinh kế cho hộ nông dân

Chính sách hỗ trợ chuyên đổi sinh kế đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới những góc độ và nội dung khác nhau.

Các chiến lược sinh kế có thể định nghĩa là sự kết hợp các hoạt động và lựa chọn giúp con người đạt được mục tiêu sinh kế của họ (Kollmair & Gamper, 2002).

Dé hỗ trợ chuyển đổi sinh kế, Yin & các cộng sự (2020) cho rằng Chính phủ nên cung cấp nhiều lựa chọn sinh kế hơn cho nông dân Chính vì vậy, các chương trình đào tạo việc làm và dịch vụ nghề nghiệp có thể khuyến khích những người điều hành trang trại nông thôn và các thành viên trong gia đình tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp hoặc khởi nghiệp Thêm vào đó, việc cho phép các hộ gia đình nông thôn di cư tự do sẽ giúp họ có được các chiến lược sinh kế tốt hơn (Zhang & các cộng sự, 2019).

Chuyển đổi sinh kế nông thôn đã trở thành một phần quan trọng của các hành vi thích ứng Các tài liệu gần đây đã nêu bật những nỗ lực đáng kể của nông dân trong việc chuyển đổi phương thức sinh kế của họ dé thích ứng tốt hơn với những hạn chế môi trường đang nổi lên Trong bối cảnh nông thôn của châu Phi, nông dân ở đồng bằng Okavango của Botswana, dưới áp lực của chính phủ đối với tài nguyên

Những nghiên cứu về chính sách hỗ trợ đảm bảo kết quả sinh kế cho hộ

Kết quả sinh kế là đầu ra của chiến lược sinh kế được đo lường bằng những chỉ số khác nhau như thu nhập, phúc lợi, tính dễ bị tồn thương, an ninh lương thực và tính bền vững của tài nguyên môi trường (DEID, 1999a) Bản thân các chỉ số này cho thấy sinh kế có bền vững hay không. Ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững của Bộ Phát triển Quốc tế Anh, Võ Văn Tuấn & Lê Cảnh Dũng (2015) đã chi ra rang kết quả sinh kế của nông hộ chịu sự tác động tích cực của vốn tài chính, vốn xã hội và vốn vật chất Chất lượng lao động là nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc thúc day sinh kế nông hộ, tuy nhiên, giá nông sản giảm đã làm cho hộ trồng lúa và trồng hoa màu chưa đạt được kết quả sinh kế như kỳ vọng Đối với cư dân vùng hạn mặn ở Việt Nam, kết quả sinh kế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: số phương tiện sản xuất, kinh nghiệm sản xuất, số lao động chính, số nguồn thu nhập, hỗ trợ của địa phương, vay vốn Da số các yếu tố có thu nhập cùng chiều với kết quả sinh kế, chỉ có yếu tố vay vốn có quan hệ trái chiều (Nguyễn Tiến Dũng & Phan Thuận, 2021). Ở Việt Nam, đảm bảo kết quả sinh kế và đảm bảo an sinh xã hội cho hộ nông dân là chủ trương lớn của Đảng Chính sách đảm bảo an sinh xã hội đối với hộ nông dân được thể hiện trên các trụ cột chính bao gồm bảo hiểm y té tu nguyén, bao hiém xã hội tự nguyện, trợ giúp xã hội, xóa đói giảm nghèo, cung ứng dich vụ xã hội cơ bản (Đinh Thị Nga & Bùi Văn Huyền, 2018) Đối với người nông dân bị thu hồi đất dé phát triển các khu công nghiệp, van đề mau chốt mang tính quyết định dé thực hiện chính sách an sinh xã hội là nguồn tài chính cộng với cơ chế, chính sách mang tính chất khung từ Chính Phủ làm cơ sở để các tỉnh thành phố triển khai thuận lợi hơn (Nguyễn Văn Nhường, 2011) Phan Thị Hoàng Mai (2017) đã chỉ ra bốn giải pháp nhằm thực hiện tốt an sinh xã hội đối với nông dân trong đó giải pháp đầu tiên được tác gia nhắc đến là rà soát và ban hành các văn bản về an sinh xã hội đồng thời day mạnh công tác tuyên truyền tới bộ máy những người làm công tác an sinh xã hội

22 trong toàn hệ thống chính trị và người dân, nhằm nâng cao nhận thức về trợ giúp, cứu trợ xã hội là quyền của người dân được hưởng khi họ gặp khó khăn hay bị rủi ro.

Các công trình nghiên cứu trên tập trung vào việc đưa ra khái niệm kết quả sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sinh kế của từng đối tượng khác nhau. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào về chính sách hỗ trợ hộ nông dân ở tỉnh Thái

Nguyên nói chung và Việt Nam nói riêng chung Những nghiên cứu trên của các tác giả là tiền đề lý luận để Nghiên cứu sinh sử dụng trong việc phân tích khung lý thuyết của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân.

Những khoảng trống cần nghiên cứu -¿-©2++2222++++22vv+rrerrvrrrrrre 23 1 VỀ lý luận 2<+22++£22E112211122111227111271122.1112.T11.T11 11.0.011.111 0.1 24 2 Về thực tiễn 2¿-+2222222221222222111122711122711222211112211122.012 2 E1 cerde 24

Chính sách hỗ trợ sinh kế không phải là vấn đề quá mới mẻ đặc biệt trong bối cảnh phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển nói chung, Việt Nam nói riêng Với đặc thù về trình độ lao động của người nông dân và những khó khăn trong khu vực nông thôn thì việc hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân là rất cần thiết Tuy nhiên, qua tổng quan tài liệu cho thấy chưa có nhiều nghiên cứu chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên theo cách tiếp cận Kinh tế chính trị, chỉ ra xu hướng phát triển của kinh tế hộ nông dân từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, từ đó, chính quyền Trung ương và chính quyền cấp tỉnh có những chính sách hỗ trợ phù hop. Đối với các công trình nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế, các tác giả đã hệ thống khái niệm về bối cảnh sinh kế dễ bị tổn thương, các bộ phận cấu thành bao gồm các xu hướng khác nhau, cú sốc và tính thời vụ Việc nghiên cứu tính dễ bị tổn thương sinh kế đóng vai trò quan trọng về mặt thực tiễn đối với các học giả và Chính phủ Một số tác giả tập trung phân tích một số yếu tố như môi trường bên ngoài (quy mô trang trại, giá gạo và giá vật tư nông nghiệp, các chợ địa phương, cung cấp thông tin thị trường ) của bối cảnh sinh kế dễ bị tổn thương ảnh hưởng đến tài sản, chiến lược và kết quả sinh kế.

Các nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ tài sản sinh kế tập trung vào năm nội dung chính bao gồm: chính sách hỗ trợ vốn con người, chính sách hỗ trợ vốn xã hội, chính sách hỗ trợ vốn tự nhiên chính sách hỗ trợ vốn vật chất và chính sách hỗ trợ vốn tài chính.

Nghiên cứu về chính sách hỗ trợ chuyên đổi sinh kế, các công trình chủ yếu tập trung phân tích khái niệm chiến lược sinh kế và một số cách thức chuyên đổi

23 sinh kế ở Châu Phi, Đông Ethiopia, vùng nông thôn ở Humla, Nepal và chính sách dao tạo nghề.

Các nghiên cứu liên quan đến chính sách hỗ trợ đảm bao kết quả sinh kế cho hộ nông dân và các tác giả cho rằng việc thực hiện chính sách an sinh xã hội sẽ giúp hộ nông dân đảm bảo được kết quả sinh kế. Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ich dé tác giả kế thừa và xây dựng được khung lý thuyết chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân.

Hơn nữa, những tài liệu mà tác giả tìm thấy chỉ đề cập đến những khía cạnh nghiên cứu, hay các báo cáo lồng ghép trong các van dé nghiên cứu lớn hơn ở trong và ngoài nước Khi xem xét tổng quan tình hình nghiên cứu xung quanh vấn đề chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân, tác giả nhận thấy răng còn nhiều van đề chưa được làm sáng tỏ, cần phải có những nghiên cứu kỹ càng hơn về vấn đề này và làm rõ các vấn đề sau:

Có rất nhiều công trình nghiên cứu định lượng và định tính về bối cảnh sinh kế, tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế và kết quả sinh kế Tuy nhiên, những nghiên cứu này chưa có lý luận đầy đủ về chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân dựa trên những đặc thù về chủ quan và khách quan của cấp tỉnh trong mối tương quan với các khu vực xung quanh Luận án đã bù đắp được một số nội dung chính sách phù hợp với hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên.

Từ tổng quan tài liệu, cần xây dựng khung lý thuyết cho chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân, trong đó quan trọng nhất là nội dung và các tiêu chí đánh giá quá trình thực thi chính sách.

Chưa có nhiều nghiên cứu đầy đủ về chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên về mục tiêu, vai trò và các chính sách bộ phận bao gồm: chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế, chính sách hỗ trợ về tài sản sinh kế, chính sách hỗ trợ về chuyên đổi sinh kế và chính sách hỗ trợ về đảm bảo kết quả sinh kế.

Các nghiên cứu chưa khai thác sâu các giải pháp để chính quyền cấp tỉnh thực hiện nhằm hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên phù hợp với đặc thù của tỉnh, đồng thời phải đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể khi thực thi chính sách này.

Chương 1 tập trung vào nghiên cứu tổng quan một số nội dung chính sau: chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế, chính sách hỗ trợ tài sản sinh kế, chính sách hỗ trợ chuyên đổi sinh kế, chính sách hỗ trợ đảm bảo kết quả sinh kế cho hộ nông dân. Đồng thời, tác giả tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng phương pháp định lượng và định tính để đánh giá tác động của những chính sách riêng lẻ của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên.

Bằng việc tổng quan đó, tác giả đã có được những cơ sở lý luận cần thiết phục vụ cho luận án của mình: bối cảnh sinh kế, tài sản sinh kế, chiến lược sinh kế, kết quả sinh kế, một số chính sách bộ phận của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân: chính sách giáo dục, chính sách đào tạo nghề, chính sách đất đai, chính sách tín dụng Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dan tiếp cận dưới góc độ Kinh tế chính trị Điều này làm cho luận án không bị trùng lắp và từ đó có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CHÍNH SÁCH HO TRỢ SINH KE

Khái niệm sinh kẾ -2 ©22¿+22EE+2+9EEEEE2E222112222211227111122711121271112 22211 ccee 26 2.1.2 Một số khung phân tích sinh kế bền vững ¿©2z+2225zcezcz+ 26 2.1.3 Lý luận về chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân

Sinh kế được định nghĩa bằng nhiều cách khách nhau, theo một định nghĩa được chấp nhận rộng rãi của Bộ Phát triển quốc tế Anh thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (Chambers & Conway, 1992).

Một sinh kế được coi là bền vững khi nó có khả năng ứng phó và phục hồi trước các tác động hay có thé thúc day các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên (DFID, 1999b).

2.1.2 Một số khung phân tích sinh kế bền vững

Khung phân tích sinh kế đã được các tô chức phát trién trên thế giới đã và đang xây dựng phù hợp với sứ mệnh lich sử của tổ chức đó.

* Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID Khung sinh kế bền vững trình bày những tác nhân chính ảnh hưởng đến sinh kế của con người và mối quan hệ giữa các nhân tố đó Trong cấu trúc đơn giản nhất của nó, khung sinh kế bền vững giúp xem xét con người nhất là người nghèo, hoạt động trong bối cảnh tôn thương (vulnerability context), đó là bối cảnh mà các yếu tố tự nhiên và sinh kế xã hội ảnh hưởng đến khả năng và tiếp cận của họ đến nguồn von sinh kế (livelihood capitals) hoặc các yếu tố giảm nghèo Đồng thời, trong khi tiếp cận các nguồn vốn sinh kế, con người còn chịu sự ảnh hưởng bởi môi trường xã hội, thể chế và chính sách đang hiện hành Môi trường xã hội, thể chế và chính sách này cũng ảnh hưởng đến chiến lược sinh kế (livelihood strategies), đó là cách ma con người kết hợp và sử dụng các nguồn vốn sinh kế của họ, nhằm đạt được kết quả sinh kế (livelihood outcomes), chăng hạn như giảm nghèo đói.

* Khung phân tích sinh kế bên vững của CARE CARE là tổ chức chức hàng đầu trong việc hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái nhằm chống đói nghèo toàn cầu và cứu trợ khân cấp.

CARE xác định ba thuộc tính cơ bản của sinh kế bao gồm: các năng lực của con người (giáo dục, kỹ năng, sức khỏe, định hướng tâm lý); tiếp cập tài sản hữu hình và vô hình và các hoạt động kinh tế (Carney & các cộng sự, 1999).

Sự tương tác giữa các thuộc tính này xác định chiến lược sinh kế mà một hộ gia đình sẽ theo đuổi CARE nhắn mạnh vào an ninh sinh kế hộ gia đình gắn với các nhu cầu cơ bản Quan điểm là cách tiếp cận sinh kế có thể kết hợp hiệu quả giữa nhu cầu cơ bản và cách tiếp cận dựa trên trao quyền Việc nhấn mạnh vào trao quyền cung cấp một lăng kính phân tích bổ sung, chăng hạn như phân tích chính sách và bên liên quan Khi phân tích tổng thé được tiến hành, cả nhu cầu và quyền đều có thể được kết hợp làm đối tượng dé phân tích Việc tập trung vào hộ gia đình không có nghĩa là hộ gia đình là đơn vị phân tích duy nhất, cũng không có nghĩa là tất cả các can thiệp của CARE phải thực hiện ở cấp hộ gia đình Các quan điểm khác nhau được đưa vào phân tích sinh kế góp phần tạo ra một loạt các lựa chọn chiến lược được xem xét đầy đủ hơn trong quá trình thiết kế dự án chỉ tiết.

* Khung phân tích sinh kế bên vững của OXFAM Oxfam là tổ chức toàn cầu bao gồm nhiều thành viên hoạt động trong lĩnh vực xóa đói giảm nghèo và giảm tình trạng bất công cho con người đặc biệt là người nghèo.

Khung sinh kế của Oxfam nhấn mạnh rằng tính bền vững được xem xét từ nhiều khía cạnh:

- Kinh tế (ví dụ như hoạt động của thị trường và cung cấp tín dụng)

- Xã hội (mạng lưới, bình đăng giới)

- Thể chế (nâng cao năng lực, tiếp cận dịch vụ và công nghệ, tự do chính tri)

- Sinh thái (chất lượng và sự sẵn có của tài nguyên môi trường)

* Khung phân tích sinh kế bên vững của UNDP Với tư cách là một cơ quan phát triển của Liên Hiệp Quốc, UNDP giúp xóa đói giảm nghèo, giảm bất bình đắng đồng thời xây dựng kha năng phục hồi dé các quốc gia có thé duy trì được sự tiến bộ.

Khung sinh kế của UNDP tập hợp các van đề về nghèo đói, quản trị và môi trường Các điểm nhấn chính khác của khung sinh kế của UNDP là: nên tập trung vào các điểm mạnh thay vì các nhu cầu; các liên kết mô-vi mô cần được xem xét và hỗ trợ tích cực; tính bền vững luôn được đánh giá và hỗ trợ (Carney, 1999).

Không giống như cách tiếp cập của các tổ chức khác, khung sinh kế của UNDP tập trung rõ ràng vào tầm quan trọng của công nghệ như một phương tiện giúp mọi người thoát khỏi đói nghèo Một trong năm giai đoạn của phương pháp tiếp cận sinh kế là tiến hành đánh giá có sự tham gia của các lựa chọn công nghệ có thé giúp cải thiện năng suất của tài sản.

* Khung phân tích sinh kế bên vững của IFAD IFAD (Quỹ quốc tẾ về phát triển nông nghiệp) hoạt động vì mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở khu vực nông thôn của các nước đang phát triển.

Khung sinh kế bền vững của IFAD đã đặt người nghèo và vốn sinh kế của họ Vào trung tâm của sự phát triển Một số thay đổi của khung sinh kế bền vững của IFAD so với DFID như sau: ít tuần tự hơn; đặt người nghèo làm trung tâm; nhắn mạnh yếu tố đời sống tỉnh thần trong sinh kế; kết hợp nguồn vốn cá nhân và các yếu tố như chính sách, thé chế, văn hóa, thị trường (IFAD, 2015).

Ngoài ra hiện nay, đối với mỗi một quốc gia khác nhau về đặc điểm và xu hướng phát triển, khung sinh kế bền vững đã được xây dựng phù hợp.

Như vậy, đã có nhiều khung phân tích sinh kế bền vững được sử dụng rộng rãi dé giải quyết các van đề liên quan đến nghèo đói, các quan điểm bao gồm nhiều lĩnh vực, chăng hạn như xã hội, sinh thái và kinh tế (Chaya & Gheewala, 2022) Một số khung phân tích đã được phát triển và đánh giá về mặt lý thuyết, trong đó khung sinh kế bền vững do DFID đề xuất được sử dụng rộng rãi nhất So với các khung phân tích khác, khung phân tích sinh kế bền vững DFID tập trung vào việc giảm tính dễ bị tốn thương và tăng cường khả năng phục hồi Nó cho rằng việc thực hiện sinh kế bền vững phải phụ thuộc vào tài sản, khả năng và các hoạt động sinh kế của người dân chứ không chỉ phụ thuộc vào cơ hội việc làm của họ DFID mô tả cách mọi người tối đa hóa việc sử dụng tài sản, quyền và các chiến lược khả thi dé cải thiện sinh kế của họ trong môi trường rủi ro do thị trường, chính sách thé chế và các yếu tố tự nhiên gây ra Khung phân tích này không chỉ phản ánh những thay đổi và

Mục tiêu và nội dung của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân

2.2.1 Mục tiêu của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân

Mục tiêu của chính sách nhằm hướng mọi nội dung vào việc thực hiện ý chí của chủ thể hoạch định chính sách, làm cho chính sách được thực hiện theo mong muốn của các đối tượng chính sách xã hội Như vậy, mục tiêu là cái chuẩn mà chính sách hướng vào.

Theo đó, chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân có mục tiêu chung sau:

- Nâng cao thu nhập, mức sống và giảm tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế của hộ nông dân.

- Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân nhằm dam bảo an sinh xã hội, 6n định và phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Từ các mục tiêu trên, mỗi chính sách trong hệ thong chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân sẽ có các mục tiêu bộ phận sau:

Mục tiêu chung của chính sách

- Nâng cao thu nhập, mức sống và giảm tình trạng dé bị tổn thương sinh kế của hộ nông dân.

- Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân nhằm đảm bảo an sinh xã hội, ôn định và phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ bối cánh sinh kế

- Tạo ra được bối cảnh sinh kế thuận lợi cho hộ nông dân và động tiêu cực của các yếu tố tự nhiên hoặc kinh tế xã hội tác động đến sinh kế hộ nông dan.

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ về tài sản sinh kế:

- Hộ nông dân có cơ hội tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn sinh kế: vốn con người, vốn xa hội, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn tự nhiên.

Mục (tiêu của chính sách hỗ trợ về chuyến đổi sinh kế:

- Hộ nông dân chuyên sang hoạt động sinh kế tốt hơn.

Mục tiêu của chính sách hỗ trợ đảm bảo kết quả sinh kế:

- Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ nông dân.

- Đảm bảo lợi ích của hộ nông dân và hài hòa lợi ich của các chủ thé tham gia thị trường.

Hình 2.2 Cây mục tiêu của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (Phạm

Văn Dũng và các cộng su, 2018)

Mục tiêu phải đạt được là đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thé trên thị trường Mục tiêu của chính sách không chỉ xuất phát từ mong muốn của người hoạch định, mà còn phải căn cứ vào nguồn lực hiện có, vào điều kiện thị trường và nhiều nhân tố khác.

Mỗi quốc gia có những đặc thù riêng về lịch sử, chính trị, văn hóa, giáo dục ảnh hưởng đến con đường phát triển Vì vậy, chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân còn phải góp phần thực hiện định hướng phát triển quốc gia.

2.2.2 Nội dung của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân

Do tính chất phức tạp của mục tiêu chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân, nên các giải pháp, công cụ thực hiện chính sách cũng rất phong phú, đa dạng Các giải pháp, công cụ thực hiện chính sách cần được coi là chính sách bộ phận Dựa vào khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, các nhân tố bao gồm: bối cảnh tôn thương sinh kế, vốn sinh kế, chiến lược sinh kế, thay đổi cấu trúc và tiến trình, kết quả sinh kế và sự tác động giữa các nhân tố sẽ ảnh hưởng đến sinh kế hộ nông dân.

Vì vậy, trong khuôn khổ Luận án, chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân bao gồm các chính sách bộ phận như sau: chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế, chính sách hỗ trợ về tài sản sinh kế, chính sách hỗ trợ chuyên đổi sinh kế và chính sách hỗ trợ đảm bảo kết quả sinh kế.

2.2.2.1 Chính sách hỗ trợ boi cảnh sinh kế

Bối cảnh sinh kế là những yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các tài sản sinh kế Là đối tượng dễ bị tổn thương sinh kế do việc san xuất nông nghiệp của hộ nông dân lệ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết và khí hậu, tinh thời vụ của sản xuất nông nghiệp đặc biệt chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi yếu tố thị trường Hiện nay, chính quyền các cấp đã sử dụng các công cụ về mặt giải pháp chính sách giúp hộ nông dân có bối cảnh sinh kế thuận lợi như chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách thu hút FDI, kết nối bốn nhà, đặc biệt là chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản pham Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian và nguồn lực, vi vậy, trong khuôn khổ Luận án, chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế tập trung vào nội dung hỗ trợ tiêu thụ sản phâm cho hộ nông dân — là chính sách có vai trò lớn đối với việc hỗ trợ bối cảnh sinh kế cho hộ nông dân.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm Thị trường là yếu tố kinh tế xã hội có tác động mạnh mẽ đến sinh kế của hộ nông dân Đôi với họ, van đê khó khăn là tiêp cận được thị trường đâu ra Dé ho trợ

44 người nông dân có được bối cảnh thị trường thuận lợi, Nhà nước đã thực hiện chính sách hỗ trợ tiêu thụ.

Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ hộ nông dân tìm kiếm thị trường mới và bình én, bao tiêu sản phẩm nông nghiệp. Đề thực hiện được mục tiêu trên, vai trò của hợp tác xã cần phải được phát huy một cách triệt để, đồng thời kêu gọi sự tham gia của các doanh nghiệp, xây dựng các tổ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ tư van xây dựng liên kết, hỗ trợ xây dựng hạ tầng phục vụ liên kết và hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, bao bì, nhãn mác sản phẩm.

2.2.2.2 Chính sách hỗ trợ về tài sản sinh kế

Tiếp cận sinh kế quan tâm trước hết với con người Con người mong muốn có các tài sản sinh kế dé đạt được những kết quả sinh kế tích cực Trên thực tế, nông dân đặc biệt là những người nông dân yếu thế tiếp cận bat kế loại tài sản sinh kế nào cũng hạn chế, đặc biệt là việc thiếu hụt về nguồn vốn con nguoi, nguồn vốn tự nhiên và nguồn vốn tài chính Vì vậy, việc thực hiện chính sách giáo dục đảo tạo, chính sách đất đai, chính sách tín dụng sẽ hỗ trợ nông dân tiếp cận đến các tài sản sinh kế.

* Chính sách giáo dục và đào tạo

E.Wayne Nafgirer (1998) cho rang giáo dục dao tạo là von nhân lực, cũng như vốn vật chất có thể đem lại luồng thu nhập qua thời gian Một xã hội có thể đầu tư vào các công dân của nó thông qua các khoản chi tiêu cho giáo dục, đào tạo, nghiên cứu và sức khỏe dé nâng cao năng lực hiệu qua của họ.

Chính sách giáo dục và đào tạo là toàn bộ những quan điểm và biện pháp của Nhà nước (từ Trung ương đến địa phương) nhằm bồi dưỡng, phát triển các phẩm chất và năng lực cho mỗi người dân cả về tư tưởng, đạo đức, khoa học, sức khỏe và nghề nghiệp.

Các tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến chính sách hỗ trợ sinh kế

Tiêu chí là công cụ đo lường các kết quả đạt được của mục tiêu Vì vậy, việc lựa chọn tiêu chí nào sẽ được sử dụng trong quá trình phân tích phụ thuộc bản chất của vẫn đề và mục tiêu của chính sách lựa chọn Việc lựa chọn tiêu chí đánh giá chính sách như thế nào phụ thuộc vào đối tượng, mục tiêu, chủ thé đánh giá.

Tác dụng của các tiêu chí đánh giá chính sách là đo lường những giá tri, khả năng ma một chính có thể đem lại cho tương lai Việc các tiêu chí được sử dụng một cách công khai đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích chính sách một cách khách quan, trọng tâm.

Thực tế, chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân nhằm mục đích giải quyết vẫn đề hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân, nhưng lại có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau Chính vì vậy, trong luận án tác giả sử dụng 7 tiêu chí đánh giá chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân: tính phù hợp, tính hệ thống, tính minh bạch, tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính công bằng và mức độ thực hiện mục tiêu của chính sách (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ giáo trình Phân tích Chính sách kinh tế xã hội trường ĐHQGHN và Nguyễn Việt Dũng , 2018).

2.3.1 Các tiêu chi đánh giá chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân

Tính phù hợp của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân thé hiện ở việc mục tiêu của chính sách có phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi địa phương, mỗi quốc gia cũng như bối cảnh quốc tế hay không và phù hợp đến mức độ nào.

Tính phù hợp của mục tiêu chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân còn thể hiện ở mức độ hợp lý của thứ tự ưu tiên thực hiện các mục tiêu Điều này lại phụ

49 thuộc rất nhiều vào lý trí và cảm nhận của những người phân tích chính sách, các nhà lãnh đạo và quản lý Nếu thứ tự ưu tiên của các chính sách hợp lý sẽ giúp chính sách hoạt động hiệu quả và ngược lại.

Tính phù hợp của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân được phản ánh ở việc phù hợp với các cam kết quốc tế, tránh những trường hợp mâu thuẫn, vượt rào, không phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tính phù hợp của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân được phản ánh ở việc chính sách có phù hợp với đối tượng thụ hưởng và đáp ứng nhu cầu mong muốn của họ hay không? Thể hiện qua việc mức độ hài lòng/không hài lòng của hộ nông dân đối với các quy định của chính sách.

Dé đánh giá tính phù hợp của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân thì cần đánh giá các công cụ, giải pháp của chính sách có phù hợp hay không.

Khi đánh giá chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân thì cần phải đặt chính sách này trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế- xã hội khác Nếu chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân tương thích với các chính sách và công cụ quản lý kinh tế xã hội khác của nhà nước thì mục tiêu của chính sách có khả năng được thực hiện Trái lại, việc không tương thích sẽ tác động tiêu cực đến cả hệ thống. Đánh giá tính hệ thống của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân trước hết phải xem xét chính sách này với các chính sách trong cùng lĩnh vực, với các chính sách trong các lĩnh vực có liên quan, và với các chính sách trong các lĩnh vực khác.

Tính minh bạch là sự công khai và trách nhiệm giải trình của các cơ quan có thâm quyền về mọi vấn đề liên quan đến chính sách Tính minh bạch của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân thé hiện ở sự rõ ràng của mục tiêu, quan điểm và các giải pháp các nguồn lực thực hiện chính sách; ở sự công khai các tiêu chuẩn, chế độ thụ hưởng và đóng góp của các tô chức và các cá nhân tham gia thực hiện và chịu sự tác động của chính sách; ở sự giải trình đầy đủ, chu đáo của cơ quan có thâm quyên.

Hiệu lực của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân thé hiện ở sự chấp hành, tuân thủ chính sách của các chủ thể chịu sự tác động của chính sách và của chính cơ quan thực thi chính sách Điều này thé hiện kha năng của nhà nước trong việc động viên và bắt buộc các đối tượng thực hiện chính sách một cách nghiêm túc.

Hiệu quả của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân được đánh giá bằng lợi ích mà chính sách đem lại Nó được đo lường bằng cách so sánh kết quả của chính sách va chi phí thực hiện chính sách.

Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân thường tác động đến nhiều mặt của đời sống xã hội bao gồm tác động thuận chiều tức là thực hiện mục tiêu kinh tế sẽ góp phần thực hiện mục tiêu chính trị- xã hội và tác động ngược chiều Vì vậy, khi xem xét chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân cũng phải xem xét các khía cạnh: kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường, tức là hiệu quả của chính sách là hiệu quả tổng hợp.

Công bằng vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển Vì thế đánh giá tính công bằng của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân mang tính khách quan Chính sách tác động đến nhiều loại chủ thể khác nhau: hộ nông dân, doanh nghiệp, nhà nước với mức độ tác động là không giống nhau Có chủ thể sẽ được hưởng lợi nhiều, có chủ thể sẽ được hưởng lợi ít, thậm chí có chủ thể bị thiệt hại vì chính sách Đánh giá tính công bằng của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân là đánh giá tác động của chính sách đến lợi ích của các chủ thể xã hội trên hai phương diện: công bằng về mức độ đóng góp và công bằng về mức độ thụ hưởng. Đánh giá tính công bằng của chính sách cần kết hợp các tiêu chí định tính và định lượng; đánh giá cả mức độ hưởng lợi và mức độ thiệt hại của các chủ thể chủ yếu.

2.3.1.7 Mức độ thực hiện mục tiêu của chính sách

Kinh nghiệm của một số tỉnh ở Việt Nam trong hỗ trợ sinh kế cho hộ

* Chính sách đào tạo nghề ở Hà Nội

Công tác dạy nghề cho nông dân từ lâu đã trở thành van đề cấp bách và là chìa khóa giúp cho người nông dân nâng cao năng lực và tạo ra được các hoạt động sinh kế khi học nghề. Đề nâng cao hiệu quả của đào tạo nghề nhằm hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân,

Hà Nội đã chỉ đạo hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề chỉ được thực hiện cho những đối tượng và địa phương thực sự có nhu cầu; đồng thời nâng cao chất lượng và đảm bảo đầu ra cho người học.

Thực hiện theo Quyết định số 1956/QD-TTG ngày 27 tháng 11 năm 2009 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, mỗi một năm thành phố Hà Nội đều ban hành Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội Để nâng cao chất lượng dao tạo nghề, Sở Lao động — Thương Binh và Xã hội Hà Nội đã hướng dẫn các địa phương khảo sát nhu cầu, nguyện vọng của từng hộ để làm căn cứ xây dựng kế hoạch, trình UBND thành phố phê duyệt Theo Kế hoạch số 31/KH-UBND, ngày 12-2-2020 về “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QD- TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2020” của UBND thành phó, trong năm

2020, Hà Nội vẫn duy trì việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động tương tự những năm trước Song, số lượng lao động được hỗ trợ chỉ còn 13.100 người, giảm 3.000 người so với năm 2019, giảm hơn 10.000 người so với năm 2018, nhằm tập trung nâng cao chất lượng.

* Chính sách tín dụng ở Hà Nội

Nhằm hỗ trợ nông dân tiếp cận được nguồn vốn tài chính, 6 tháng đầu năm

2019, Quỹ Hỗ trợ nông dân Thành phố tăng hơn 38,2 tỷ đồng, nâng tổng nguồn Quỹ lên 593 tỷ đồng Theo đó, Quỹ đã và đang tiến hành giải ngân hơn 104,3 tỷ đồng cho 5.006 hộ vay của 211 dự án.

Bên cạnh đó, Hội phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện ủy thác với tổng dư nợ đạt trên 1,9 tỷ đồng cho 62.372 hộ vay vốn Phối hợp với Ngân

57 hàng NN&PTNT triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với tổng dư nợ đạt hơn 1,4 tỷ đồng cho 22.491 hộ vay vốn.

Cùng với đó, các cấp Hội đã vận động cán bộ, hội viên tham gia các hoạt động trợ giúp nhau với trên 4.000 ngày công, 5,1 tỷ đồng, cho vay không lấy lãi 1,2 tỷ đồng, trên 67.000 cây, con giống ; vận động ủng hộ 381 triệu đồng xây, sửa 11 ngôi nhà cho hộ nghèo (Ánh Ngọc, 2019).

2.4.2 Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở Vĩnh Phúc

* Chính sách hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc cơ giới hóa trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là nhân tổ không chỉ giúp người nông dan tăng năng suất lao động, mà còn nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế Tuy nhiên, việc mua máy móc và thiết bị phục vụ cho sản xuất thì cần nguồn tiền lớn, vượt quá khả năng của người nông dân.

Căn cứ Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc ban hành quy định thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2016 - 2020 theo Nghị quyết số 201/2015/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; Quyết định số 2129/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt dự toán và cấp kinh phí thực hiện Chương trình hỗ trợ mua máy nông nghiệp năm 2016 (đợt 1) Năm 2016, UBND tỉnh đã trích ngân sách giao Trung tâm

Khuyến nông — Khuyến ngư (Sở NN&PTNT) thực hiện hỗ trợ nông dân trên địa bàn tỉnh mua máy nông nghiệp để phục vụ sản xuất Theo đó, UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí mua 215 máy nông nghiệp cho 215 hộ tham gia sản xuất nông nghiệp, với tổng kinh phí thực hiện hơn 3,4 tỷ đồng, bao gồm các loại máy như: Máy vắt sữa cho bò sữa; máy thái cỏ cho bò sữa; máy nghiền trộn thức ăn chăn nuôi lon, gà; máy làm đất công suất 15 — 35 mã lực; máy cấy bốn hàng (hỗ trợ 50% kinh phí) và máy làm đất trên 35 mã lực; máy cấy sáu hàng (hỗ trợ tối đa 75 triệu đồng/máy) Năm

2019, Vĩnh Phúc đầu tư hơn 11 tỷ đồng hỗ trợ nông dân mua máy nông nghiệp chủ yếu là máy vắt sữa bò, máy thái cỏ; máy nghiên, trộn thức ăn chăn nuôi lợn, gà; máy làm đất với tổng số 628 máy, hiện đang triển khai ở các địa phương Năm

2020, tỉnh triển khai hỗ trợ gần 16 tỷ đồng mua máy móc nông nghiệp cho nông dân các địa phương Theo đó, tỉnh hỗ trợ kinh phí mua mới 145 máy vắt sữa bò; 22 máy thái cỏ; 24 máy nghiền trộn thức ăn cho gà, lợn; 290 máy làm đất; 7 máy gieo hạt;

25 máy cấy; 280 máy lên luống; 30 máy gặt đập liên hợp Mức hỗ trợ cho mỗi máy nông nghiệp là không quá 50% chi phí mua máy mới. Để nguồn hỗ trợ đảm bảo đúng quy định, đúng đối tượng, phát huy tối đa hiệu quả, Vĩnh Phúc tăng cường tuyên truyền, công khai chính sách hỗ trợ mua máy nông nghiệp của tỉnh; phối hợp với phòng nông nghiệp huyện và các xã làm tốt việc thâm định số lượng máy, loại máy, mức hỗ trợ của từng loại máy; hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng giúp bà con nông dân trong huyện sử dụng máy nông nghiệp vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tẾ cao.

Mức hỗ trợ cho các nông hộ mua máy phục vụ sản xuất nông nghiệp là 50% chi phí mua mới nhưng không quá 75 triệu đồng/máy đối với máy làm đất công suất trên 35 mã lực; máy cấy và máy gặt đập liên hợp, không quá 8 triệu đồng/máy đối với máy lên luống, 25 triệu đồng/máy

Theo Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc, việc hỗ trợ mua máy nông nghiệp hiện nay tập trung vào các máy phục vụ sản xuất, thu hoạch.

Phân tích thực trạng thực thi chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở

4.3.1 Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua

4.3.1.1 Chính sách hỗ trợ bối cảnh sinh kế

Bối cảnh sinh kế là những là các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận đến tài sản sinh kế Đối với hộ nông dân nói chung, ở tỉnh Thái Nguyên nói riêng, yếu tố thị trường là nhân tố đó.

* Chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

- Chính sách cấp Trung ương Nhằm mục đích hỗ trợ hộ nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm, ngày 5 tháng

7 năm 2018, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 98/2018/NĐ-CP về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, bãi bỏ Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ Các bên tham gia liên kết đang thực hiện theo Quyết định này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được hưởng các chính sách đã được phê duyệt hoặc hưởng các chính sách theo quy định tại Nghị định này cho đến khi hết hạn hợp đồng liên kết đã ký nếu đáp ứng được các điều kiện hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này Trường hợp đã trình cơ quan có thâm quyền được hưởng chính sách trước khi Nghị định có hiệu lực thi hành thì tiếp tục hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ theo quy định tại Nghị định này.

Trong Nghị định, các dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị; xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng Bên cạnh đó, van đề hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng được quy định chỉ tiết Cụ thể, chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư van

97 xây dựng liên kết, tối đa không quá 300 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu dé xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường Ngoài phần hỗ trợ nêu trên, các bên tham gia liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ dé thực hiện các nội dung như: Xây dựng mô hình khuyến nông; Đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường; Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phâm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã Đồng thời, ngân sách hỗ trợ tối đa 40% chi phí chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi. Để Nghị định số 98/2018/NĐ-CP đạt hiệu quả Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định số 461/QĐ-TTg phê duyệt Dé án phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020 (gọi tắt là đề án) Theo đó, mục tiêu đến năm 2020, cả nước có trên 1.500 hợp tác xã ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; nâng cao chất lượng hoạt động của các HTX nông nghiệp yếu, kém để phần đấu có trên 5.400 HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả trong tổng số hơn 6.400 hợp tác xã nông nghiệp yếu kém hiện nay; thành lập mới 5.200 HTX nông nghiệp Với mục tiêu nêu trên, Dé án nhân mạnh tới các nhiệm vụ như: Xử lý dứt điểm việc giải thể, chuyển đổi sang loại hình khác đối với các HTX đã ngừng hoạt động: tập trung triển khai các mô hình HTX ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng các HTX yếu kém; phát triển liên hiệp HTX nông nghiệp

Hiện nay, để thích ứng với bối cảnh đại dich Covid-19 và giúp các hộ nông dân day mạnh tiêu thụ sản phẩm, ngày 21 tháng 7 năm 2021, Bộ TT&TT đã ban hành Quyết định số 1034/QD-BTTIT về Phê duyệt kế hoạch hỗ trợ đưa sản xuất các kênh phân phối mới, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế Dong thời, hỗ trợ hộ sản xuất nông nghiệp đây mạnh tiêu thụ sản pham trên các sàn thương mại điện tử.

- Chính sách cấp tỉnh Thái Nguyên Đề hỗ trợ hộ nông dân trong việc tiêu thụ sản phẩm, nâng cao sinh kế, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã ra Quyết định số 05/2019/NQ-HĐND ngày 23 tháng 7 năm

2019 về chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân, cá nhân thực hiện hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được hỗ trợ như sau:

- Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết: Chủ trì liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, bao gồm: Tư vấn, nghiên cứu dé xây dựng hợp đồng liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường Mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng.

- Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết: Dự án liên kết được ngân sách nhà nước hỗ trợ 30% vốn đầu tư mới máy móc, trang thiết bị và xây dựng các công trình hạ tầng đầu tư phục vụ liên kết, bao gồm: nhà xưởng, bến bãi, kho tảng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng/01 dự án liên kết.

- Hỗ trợ xây dựng mô hình khuyến nông, đào tạo nghề, tập huấn kỹ thuật, nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng, quản lý chuỗi và phát triển thị trường Mức hỗ trợ mô hình khuyến nông theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông; dao tạo nghề, tập huấn: Đối với nghề nông nghiệp và nghề phi nông nghiệp hỗ trợ theo Điều 4, Điều 5 Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới

03 tháng: đối với nâng cao nghiệp vụ quản lý, kỹ thuật sản xuất, năng lực quản lý hợp đồng cho các đối tượng là hợp tác xã, tổ hợp tác và trang trại: Hỗ trợ 100% chi phí dao tạo, bồi dưỡng, tập huấn.

- Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mắc sản phẩm toi đa không quá 03 vụ hoặc

03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã Hỗ trợ chi phí mua giống, vật tư thiết yêu (bao gồm: các loại phân bón, hóa chất, thức ăn chăn nuôi), mức hỗ trợ như sau: Tối đa 100% chi phí đối với các địa bàn

99 khó khăn; tối đa 70% chi phí đối với các địa bàn trung du miền núi; tối đa 50% đối với địa bàn đồng bằng Hỗ trợ tối đa 100% chi phí mua bao bì, nhãn mác sản phẩm. Tổng kinh phí hỗ trợ các nội dung trên không quá 01 tỷ đồng.

- Hỗ trợ 40%, tối đa không quá 500 triệu đồng/01 dự án liên kết chi phí chuyên giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

Thực hiện Quyết định số 461/QĐ-TTg, ngày 27/4/2018 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án phát triển 15.000 HTX, liên hiệp HTX nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020; UBND tỉnh Thái Nguyên xây dựng kế hoạch phát triển hợp tác xã, liên hiệp hợp tac xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả trên dia bàn tỉnh

Thái Nguyên đến năm 2020 số 98/KH-UBND ngày 11 tháng 7 năm 2019.

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2. Cây mục tiêu của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (Phạm - Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên
Hình 2.2. Cây mục tiêu của chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân (Phạm (Trang 54)
Hình 3.1. Khung phân tích của Luận án - Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.1. Khung phân tích của Luận án (Trang 78)
Hình 3.2: Cơ cấu thu nhập theo nhóm sinh kế - Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên
Hình 3.2 Cơ cấu thu nhập theo nhóm sinh kế (Trang 88)
Bảng 4.1: Tình hình cơ bản của đường giao thông khu vực nông thôn tính - Luận án tiến sĩ Quản trị kinh doanh: Chính sách hỗ trợ sinh kế cho hộ nông dân ở tỉnh Thái Nguyên
Bảng 4.1 Tình hình cơ bản của đường giao thông khu vực nông thôn tính (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN