Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP.. Hồ Chí Minh.. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng khó khăn trong hoạt động học trực tuyến của sinh viên trường Đạ
Trang 1KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TRỰC TUYẾN
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Đại dịch COVID-19 đã và đang có nhiều diễn tiến phức tạp, sự ảnh hưởng của dịchbệnh, không dừng lại ở biên giới quốc gia mà liên tục trải dài qua vấn nạn toàn cầu, làmthay đổi nhiều mặt trong đời sống kinh tế – xã hội Giáo dục không đứng trong ngoại lệcủa sự ảnh hưởng, theo Tổ chức UNESCO, 1.6 tỉ học sinh và sinh viên bị ảnh hưởng, 188quốc gia đã buộc phải đóng cửa các trường học trên toàn quốc, 91.3% học sinh và sinhviên trên toàn thế giới bị ảnh hưởng (Dương Kim Anh, 2020) Đứng trước tình thế đó,các trường Đại học và cơ sở giáo dục trên toàn cầu dần chuyển mình sang giai đoạn giáodục trực tuyến
Trên thực tế, học trực tuyến đã được phát triển tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằmđáp ứng trước những nhu cầu thiết yếu về sự cân bằng của xã hội Trong những đổi mớitịnh tiến về công nghệ thuận lợi của hoạt động học này đã được thúc đẩy nghiên cứunhững năm gần đây Các trường Đại học hàng đầu đã thực hiện những chương trình đàotạo đại học trực tuyến từ xa khi nhìn thấy tiềm năng có lợi về không gian và thời gian tiếpcận, người học được lựa chọn môi trường học theo sở thích cá nhân Tuy nhiên dưới sựphổ biến toàn cầu những bất lợi của mô hình học này cũng được tiến hành nghiên cứu.Cụ thể, Nghiên cứu về nhận thức của sinh viên y khoa về những khó khăn và thuận lợitrong việc học trực tuyến tại Balan chỉ ra rằng, việc học trực tuyến có những yếu tố bấtlợi về việc phát triển kỹ năng, và tương tác xã hội (Michał Bączek và cộng sự 2021). Tại Việt Nam, Giáo dục chuyển hướng sang mô hình dạy trực tuyến trong bối cảnhcác tỉnh thành áp dục chỉ thị giãn cảnh xã hội Điều này đặt ra nhiều thách thức cho sốlượng lớn sinh viên trên cả nước Tác giả Jamil Salmi đã tiếp cận sự ảnh hưởng củaCovid 19 đến giáo dục theo quan điểm công bằng xã hội chỉ ra rằng: sự xáo trộn do việcđóng cửa đột ngột các khu học xá và chuyển đổi nhanh chóng sang giáo dục trực tuyến đãlàm gián đoạn cuộc sống của sinh viên trên toàn thế giới Sinh viên từ những nhóm thiểusố bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề; họ phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế, khó
Trang 2khăn về kết nối và suy sụp tinh thần (Jamil Salmi, 2021) Như vậy, Tìm hiểu sâu vềnhững khó khăn của sinh viên cần được đặt trong những công trình nghiên cứu bài bản đểtìm ra biện pháp khắc phục.
Đứng trước tình thế đó, nhóm tác giả Đặng Thị Thúy Hiền và cộng sự thuộc khoa DuLịch – Đại học Huế thực hiện, chỉ ra có 64% sinh viên cho biết không có không gianriêng tư để học trực tuyến và thường bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn 79,1%; 71% sinh viênnhấn mạnh thường bị người nhà làm phiền và cảm thấy gò bó, không được đi lại chiếm tỉlệ 73,7% (Đặng Thị Thúy Hiền và cộng sự, 2020) Tuy nhiên, cần nhiều hơn nữa nhữngtìm hiểu về khó khăn trong chất lượng tương tác, nguồn tài liệu, các khó khăn về tâm lý
Vì vậy, nhóm chúng tôi xin thực một khảo sát nhỏ với đề tài “KHÓ KHĂN TRONG
HOẠT ĐỘNG HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM” để tìm hiểu sâu về những vấn đề của sinh viên trong bối cảnh hiện tại, nhằm đề
ra những biện pháp nâng cao sự hiệu quả trong giáo dục
Tìm hiểu về thực trạng, những khó khăn của sinh viên Ngành Tâm Lý học ĐH SPTP.HCM trong quá trình tự học Từ đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao tínhhiệu quả trong học tập
Khách thể nghiên cứu: Sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng khó khăn trong hoạt động học trực tuyến của sinh
viên trường Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Phạm vi nghiên cứu: Khó khăn trong hoạt động học trực tuyến của sinh viên trường
Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí Minh
Giới hạn nghiên cứu của đề tài: sinh viên trường Đại học Sư Phạm TP Hồ Chí
Minh
Trang 3Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tài liệu để xây
dựng cơ sở lý luận của đề tài
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: thiết kế
bảng hỏi để tìm hiểu thực trạng và mức độ của các khó khăn trong họat động học trựctuyến của sinh viên Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh
Phương pháp thống kê toán học: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý
số liệu thu thập được từ phương pháp điều tra bằng phần mềm SPSS 20.0
Trang 4CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ NĂNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
1 Lịch sử nghiên cứu
1.1 Ngoài nước
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về khó khăn trong học tập
Diễn tiến và sự tồn tại của xã hội loài người được phát triển qua các giai doạn pháttriển Mỗi giai đoạn, con người tiếp thu, những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo qua hoạt độnghọc tập từ những nền tri thức đã có Từ đó nhận biết, tác động, sáng tạo ra những kiếnthức mới nhằm phục vụ đời sống của con người Qua hoạt động học tập, con người tiếpnhận kiến thức và tịnh tiến kiến thức để giá trị bản thân và xã hội được nâng cao Tuynhiên, quá trình hình thành vốn kinh nghiệm, tri thức của con người đã gặp không ít cảntrở, khó khăn Các nhà nghiên cứu đã phân chia từng khó khăn theo từng giai đoạn độtuổi để nhằm tìm ra những biện pháp nâng cao chất lượng học tập như sau:
Nghiên cứu về khó khăn tâm lý của học sinh lớp một: Tác giả Bianka Zazzo trong
nghiên cứu hoạt động học của trẻ em từ lớp mẫu giáo đến cuối lớp một chỉ ra: “KKTLlớn nhất trẻ gặp phải làm cản trở đến sự thích ứng trong học tập của trẻ là sự chuyển dạnghoạt động chủ đạo Năm 1992, tác giả A V Petrovxki đã đề cập đến 3 loại khó khăn củahọc sinh lớp một: khó khăn về đặc điểm của chế độ học tập mới, khó khăn về việc thiếtlập quan hệ giao tiếp, khó khăn về thích nghi với hoạt động mới (Võ Thị LêHường,2018)
Nghiên cứu về khó khăn tâm lý của thiếu niên: Năm 1980 qua công trình nghiên cứu về hoạt động học tập của thiếu niên V A Cruchetski đề cập đến việc thờ ơ và lãnh đạm
đối với thành tích trong họ tập có thể do lòng tự trọng của các em Việc xuất hiện nhữngthú vui mạnh mẽ khác cũng làm giảm hứng thú việc học của các em. (Võ Thị Lê Hường,2018)
Nghiên cứu về khó khăn tâm lý của sinh viên: Những đề cập về sự tác động của thay
đổi về tâm sinh lý lứa tuổi, những yếu tố khó khăn do điều kiện sống và hoạt động sống
Trang 5được các tác giả như : S Franz, B Kirsch, C Wagner,… tại Đức, các tác giả ở Liên BangNga như L.A Regus, A.L Likamikov, (Nguyễn Thị Tứ & Đào Duy Duyên, 2013).Cách tiếp cận sự khó khăn của du học sinh châu Á tại các trường Đại học của Úc đượcBallard và Clauchy (1985) nghiên cứu ra rằng: Sinh viên đến từ những nền văn hóa khácnhau thường đặt ra mục tiêu khác nhau trong cách nghĩ, và cách học của họ Sinh viêncần có sự chuyển biến lớn về văn hóa để có thể thích ứng với môi trường học tập mới(Nguyễn Thị Vân, 2013).
Tác giả V A Canalic (1987) đã nêu ra một số khó khăn tâm lý của sinh viên sư phạmkhi giao tiếp trong nghiên cứu về nhu cầu giao tiếp sư phạm của giáo viên như: khôngbiết cách giàn xếp, tổ chức một cuộc tiếp xúc Không hiểu đặc điểm của đối tượng giaotiếp, có tâm trạng lo lắng, sợ hãi.(Nguyễn Thị Vân, 2013)
Năm 2002 Quin, Muldoon và Holling Worth đã chỉ ra rằng, các khó khăn thường gặpcủa sinh viên về các yêu cầu học tập như: Nhiệm vụ, quản lý thời gian, sử dụng phươngpháp học tập hiệu quả, tổ chức và cách làm bài thi (Quin, Muldoon & Holling Worth,2002)
Palmer & Puri năm 2006 đã chỉ ra sáu khó khăn của sinh viên là: thứ nhất, khó khăn về
việc thích nghi, khi rời hoàn cảnh gia đình Thứ 2, khó khăn với môi trường sống cùngngười khác, các mâu thuẫn phát sinh Thứ 3, Khó khăn về sự cân bằng dinh dưỡng quathức ăn và kinh phí Thứ 4, khó khăn học tập từ sự mong chờ cá nhân đối với khóa học,cân nhắc sự phù hợp với nghề, cân nhắc quyết định chuyển nghề, chuyển trường Thứnăm, khó khăn về quan hệ xã hội Về quan hệ mang tính cộng đồng Thứ sáu, khó khănvề kinh tế (Võ Thị Lê Hường, 2018)
Tóm lại, khó khăn trong quá trình học tập của học sinh, sinh viên là chủ đề đã được cácnhà nghiên cứu đề cập trong nhiều lĩnh vực giáo dục học, tâm lý học, quản trị học, xã hộihọc, kinh tế học… Tuy nhiên, đa số những nghiên cứu đã tập trung vào những khó khăntâm lý của khách thể Đứng trước diễn biến sự thay đổi nền tảng của giáo dục, các tiêu chíkhó khăn trong học tập về sự thay đổi môi trường hoạt động của chủ thể cũng nên đượcđề cập, nghiên cứu và cải thiện hiệu quả học tập của sinh viên
Trang 61.1.2 Các công tình nghiên cứu ở nước ngoài về học trực tuyến
Nghiên cứu về các giai đoạn và phát triển khác nhau của học trực tuyến E-learningBari, M và cộng sự đã nghiên cứu trong đề tài “Elearning Current Situation andEmerging Challenges” năm 2018 đã chỉ ra rằng : Trước khi công nghệ mạng được ứngdụng rộng rãi vào thập niên 1990, khái niệm E-learning bao gồm những ứng dụng hỗ trợcho việc giảng dạy, học tập như các phần mềm kiểm tra, các công cụ tạo học liệu đaphương tiện (video, ebook…) và các phương thức phân phối học liệu mới (CD-ROM,phát thanh, cầu truyền hình…) Sau khi internet phát triển mạnh mẽ vào những năm cuốithế kỷ 20 cùng với công nghệ web 2.0, E-learning gắn với việc học tập trực tuyến (onlinelearning), trong đó các hoạt động học tập được chuyển chủ yếu qua mạng internet với sựtrợ giúp của các phần mềm hệ thống quản lý học tập (learning management system -LMS), quản lý nội dung học tập (learning content management system - LCMS) Cùngvới sự phát triển của công nghệ di động, học tập di động (mobile learning) đang là một xuthế hiện nay Bên cạnh đó, sự bùng nổ của mạng xã hội dẫn đến sự hình thành và pháttriển học trực tuyến từ mạng xã hội (social online e-learning) (Bari, M và nhóm đồngtác giả, 2018) ,(Vũ Hữu Đức (2019-2020)
Dự phóng về mô hình phát triển trong giáo dục trực tuyến tương lai 2 tác giả Gatto vàHogle đã nghiên cứu về sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực khoa học dữ liệu (datascience) cùng với sự bùng nổ của dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo cũng đã có tácđộng mạnh đến môi trường E-learning Điều này sẽ dẫn đến một số xu hướng trongtương lai của Elearning như: học qua trò chơi (gamification of learning), mô hình học tập
vi mô (microlearning), áp dụng thực tế ảo trong học tập (virtual reality learning), các môthức mô phỏng sử dụng trong giảng dạy (Gatto, 2017; Hogle, 2018; Vũ Hữu Đức, 2019-2020).
Đứng trước những lợi ích to lớn của nền tảng trực tuyến các nhà nghiên cứu, giáo dụcvẫn luôn đặt sự hiệu quả của quá trình lĩnh hội kiến thức làm mục tiêu chính trong đàotạo, các công trình nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng của Elearning vào học tập đã đượccác học giả nghiên cứu như :
Trang 7Lindgaard & Dudek đã chỉ ra rằng sự hài lòng trong chất lượng học tập của sinh viênmột phần được phản ánh bởi sự tương tác giữa người học và hệ thống thông tin trong quátrình sử dụng (Lindgaard & Dudek, 2003; Phan Thị Ngọc Thanh, và cộng sự 2020).Nhóm tác giả Chin & Lee đã kết luận rằng : Quá trình hình thành sự hài lòng của ngườidùng với một hệ thống thông tin sẽ được bắt đầu từ việc họ hình thành mong đợi của bảnthân trước khi tiếp xúc với hệ thống Sau quá trình trải nghiệm, người dùng sẽ đánh giásự khác biệt giữa mong đợi ban đầu với kết quả thực tế nhận được, kết quả đánh giá sẽdẫn đến sự hài lòng hay không hài lòng của người dùng đối với hệ thống thông tin Chin
& Lee, 2009; Phan Thị Ngọc Thanh, và cộng sự 2020 ) Tuy nhiên, sự kì vọng và trảinghiệm không phải yếu tố duy nhất đánh giá sự hài lòng hiệu quả của chất lượng học tậpở sinh viên khi sử dụng hệ thống thông tin Các vấn đề về thiếu hỗ trợ kĩ thuật, tư vấn chongười học, và mức độ dễ sử dụng của các phương tiện học tập là lí do thường gặp khiếncho hệ thống đào tạo trực tuyến (Benson & Cộng sự, 2001).
Sự hài lòng, hiệu quả khi sử dụng dịch vụ, thường được đánh giá từ sự giảm tải nhữngkhó khăn, bất ổn của dịch vụ khi sử dụng Những nghiên cứu về các tiêu chí để đo lườngsự hài lòng của các sinh viên về hoạt động học, đã được Balley và Pearson phát triển từnăm 1983, gồm 39 yếu tố, tuy nhiên, bố cục chưa được phân loại Để phân loại nhữngyếu tố đo lường, nhằm đo lường sự hài lòng của sinh viên với chất lượng giáo dục trực
tuyến, Shee & Wang trong công trình “Multi-criteria evaluation of the web-based learning system: A methodology based on learner satisfaction and its applications” đã
e-khái quát mô hình đánh giá WELS : gồm 4 tiêu chí : (1) giao diện người dùng, (2) Cộngđồng học tập (3) Nội dung hệ thống (4) Tính cá nhân hóa Giao diện người dùng đượcđánh giá qua các tiêu chuẩn: tính dễ sử dụng, tính thân thiện với người dùng, tính dễ hiểuvà tính ổn định trong vận hành Cộng đồng học tập bao hàm tính dễ thảo luận với giảngviên, sinh viên khác, dễ tiếp cận với nguồn dữ liệu được chia sẻ, và dễ trao đổi việc họctập với các sinh viên khác Nội dung hệ thống bao gồm các tiêu chuẩn về các nội dungđược cập nhật, hiệu quả và hữu dụng Tính cá nhân hóa thể hiện qua khả năng kiểm soátquá trình học tập và ghi dấu hiệu suất học tập (Shee & Wang, 2008; Phan Thị NgọcThanh, và cộng sự 2020)
1.2 Lịch sử nghiên cứu trong nước
Trang 81.2.1 Các công trình nghiên cứu trong nước về khó khăn trong học tâp
Ở Việt Nam các công trình nghiên cứu về khó khăn của người học, đã được một sốhọc giả tiêu biểu nghiên cứu như : Trần Trọng Thủy, Nguyễn Khắc Viện, Phạm Thị Đức,Nguyễn Thị Nhất, Trong tác phẩm “Nổi khổ của con em chúng ta” tác giả NguyễnKhắc Viện đã đề cập đến một vài khía cạnh khó khăn của học sinh lớp một như : khókhăn về kỉ luật lớp học, khó khăn về số lượng kiến thức lớn hơn mẫu giáo nhiều, áp lựcvới việc ít được vỗ về hơn, thay vào đó là sự kiểm tra, đánh giá (Nguyễn Khắc Viện,2000). Những khó khăn về quan hệ với giáo viên, rời bỏ cuộc sống thoải mái, vui nhộn,hoạt động tùy hứng, đối diện với kỉ luật nghiêm khắc của lớp học phổ thông được đề cậptrong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Nhất (Nguyễn Thị Nhất, 1992)
Năm 2001 tác giả đề tài “Khó khăn tâm lý trong quá trình giải bài tập hình học của họcsinh lớp mười một trung học phổ thông” tác giả Nguyễn Thị Nhân Ái chỉ ra rằng: họcsinh trung học có những khó khăn tâm lý cơ bản về lượng kiến thức cơ bản, khả năng suyluận (Nguyễn Thị Nhân Ái , 2001)
Tác giả Lưu Song Hà đã nghiên cứu về khó khăn gặp phải ở trẻ vị thành niên như : cáchứng thú với lĩnh vực khác nhiều hơn học tập, sự cân bằng giữa thể xác và tinh thần bịphá vỡ bởi thay đổi tâm sinh lý lứa tuổi (Lưu Song Hà , 2005)
Năm 2009, Mối quan hệ ứng xử với bạn bè, Cha Mẹ, trong sự phát triển cơ thể ảnhhưởng tới những khó khăn tâm lý của học sinh trung học cơ sở trong hoc tập, được đề cậptrong nghiên cứu “Tìm hiểu những khó khăn tâm lý ở học sinh trung học cơ sở” của tácgiả Đỗ Thị Hạnh Phúc ( Đỗ Thị Hạnh Phúc, 2009)
Tác giả Nguyễn Xuân Thức năm 2005 trong đề tài “khó khăn tâm lý trong hoạt độnghọc tập của sinh viên năm thứ nhất Đai học sư phạm Hà Nội” đã trình bày nguyên nhân,yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học của sinh viên qua tìm hiểu các biểu hiện khó khăn vềnhận thức, thái độ, hành vi (Nguyễn Xuân Thức, 2005)
Tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim năm 2007, chỉ ra rằng sinh viên năm thứ nhất Đại học
sư phạm TPHCM gặp khó khăn tiêu biểu về tâm lý e ngại, sợ mắc sai lầm, lo lắng về việchọc, chưa kịp thích ứng với môi trường mới Tác giả đề cập đến những nguyên nhân như
Trang 9phương pháp pháp học tập, lượng kiến thức nhiều, và các đề cập về phương tiện học tập,như giáo trình, tài liệu đọc thêm (Nguyễn Thị Thiên Kin, 2007).
Các lĩnh vực sinh viên Đại học sư phạm TPHCM gặp khó khăn nhất là về hoạt động xãhội, sinh hoạt, và khó khăn trong học tập được tác giả Nguyễn Thị Tứ, và cộng sự thựchiện nghiên cứu năm 2013 (Nguyễn Thị Tứ & Đào Duy Duyên, 2013)
Các khó khăn của Sinh viên trong hệ đào tạo đại học bằng tín chỉ, được tác giả ĐoànVăn Điều thực hiện nghiên cứu trong đề tài “Khó khăn của sinh viên Đại học Sư phạmthành phố Hồ Chí Minh” chỉ ra 4 yếu tố khó khăn về : môi trường, giảng dạy, thủ tục,phương pháp học tập, và giao tiếp
Gần đây, nghiên cứu về cảm nhận của sinh viên trong việc học trực tuyến được các tácgiả Phan Thị Ngọc Thanh và cộng sự thực hiện trong đề tài “Cảm nhận của sinh viênchính quy khi trải nghiệm học trực tuyến hoàn toàn trong thời gian phòng chống dịchCovid-19” đề cập đến các lĩnh vực đánh giá như : Phương tiện học tập, cộng đồng họctập, giao diện ứng dụng, và đề cập đến một số khó khăn như sử dụng hệ thống, phươngpháp giảng dạy, lượng kiến thức dàn trải, về chất lượng phương tiện (Phan Thị NgọcThanh và cộng sự, 2020)
Yếu tố khó khăn của sinh viên khi học trực tuyến về không gian, địa điểm học tập, vềđộ thành thạo công nghệ được đề cập trong nghiên cứu của các tác giả tại Đại học Huế(Bùi Quang Dũng và Cộng sự,2020)
Tóm lại, các vấn đề về khó khăn trong học tập của người học luôn được các học giảtrong và ngoài nước quan tâm qua các đề tài, những kết luận nghiên cứu luôn góp phầnnâng cao chất lượng tiếp thu trí thức cho người học được hiệu quả hơn Chúng tôi nhậnthấy, những khó khăn hiện tại của sinh viên vẫn cần thiết được khảo sát qua các số liệu đểtìm hiểu sâu những đặc điểm nổi bật về sự phát triển tâm lý của giai đoạn đầu của trưởngthành trẻ tuổi
2 Lý luận về khó khăn trong hoạt động học trực tuyến của sinh viên Đại học Sư phạm TP.HCM
2.1 Khái niệm về khó khăn
Trang 10Theo Nguyễn Như Ý trong đại từ điển tiếng Việt “khó khăn” là có nhiều trởngại hoặc chịu điều kiện thiếu thốn, đời sống khó khăn [33, tr 906] Trong từ điểnAnh – Việt “difficulty” hoặc “hardship” đều dùng để chỉ sự khó khăn, gay go,khắc nghiệt đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực, cố gắng để khắc phục N.V Cudơminatrong tác phẩm “Sơ thảo tâm lý lao động của người giáo viên” đã định nghĩa “khókhăn ” là trạng thái của cảm giác căng thẳng, nặng nề không thỏa mãn do cácnhân tố bên ngoài và bên trong của hoạt động tạo nên và phụ thuộc vào:
- Tính chất của chính các nhân tố bên ngoài của hoạt động
- Sự chuẩn bị về trình độ văn hoá, chuyên môn, đạo đức và thể chất của conngười đến với hoạt động
- Quan hệ của con người với hoạt động
Lecne cũng chỉ ra rằng “khó” là một phạm trù chủ quan, mức độ “khó” phụthuộc vào khả năng và trạng thái của chủ thể Một hành động như nhau về mứcđộ phức tạp có thể có mức độ “khó” khác nhau đối với người này hay người khác.Như vậy trong hoạt động muôn màu muôn vẻ của mình, con người có thể gặpnhững khó khăn muôn màu, muôn vẻ khác nhau Qua các cách định nghĩa trênchúng ta có thể khẳng định “Khó khăn” là nói đến những trở ngại, cản trở đòi hỏiphải có sự cố gắng, nỗ lực để vượt qua Trong quá trình hoạt động chủ thể có thểgặp những trở ngại làm cho hoạt động đó không thể tiếp tục hay không đạt đượchiệu quả hoặc giảm hiệu quả của hoạt động thì những vấn đề đó được xem là cácyếu tố gây nên khó khăn Những yếu tố đó có thể là những yếu tố bên ngoài như:điều kiện, phương tiện hoạt động,…; có thể là những yếu tố bên trong xuất pháttừ bản thân mỗi cá nhân khi tham gia hoạt động như: nhận thức, tình cảm, tháiđộ, năng lực, vốn kinh nghiệm, thao tác kỹ năng tiến hành hoạt động,… Trong đó,yếu tố bên trong ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết quả hoạt động của conngười
Xét theo phương diện nguồn gốc xuất phát, các yếu tố bên trong có thể chia ralàm hai loại: yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý Trong đó, những khó khăn do yếu
Trang 11tố tâm lý như: nhận thức, thái độ, tình cảm, năng lực riêng của cá nhân, vốn kinhnghiệm sống của chủ thể,…tạo nên gọi là những khó khăn tâm lý.
Chúng ta cũng có thể tìm thấy một số thuật ngữ tương đương với những “khókhăn tâm lý” là “trở ngại tâm lý”, “hàng rào tâm lý”, “áp lực tâm lý”… Trong đótác giả V Ph Galưgin cho rằng: Rào cản tâm lý là những chướng ngại có tínhchất tâm lý cản trở đến quá trình thích ứng tâm lý của cá nhân đối với những yếutố mới của ngoại cảnh, do đặc điểm của hoàn cảnh và đặc điểm cá nhân tạo nên.Tác giả B.D Parưghi thì cho rằng: rào cản tâm lý được hiểu ngầm như là các quátrình, các thuộc tính, các trạng thái của con người nói chung bao bọc tiềm năng trítuệ, tình cảm của con người [15, tr.8]
Theo sổ tay tâm lý học, cơ chế tình cảm của rào cản tâm lý là sự gia tăngnhững mặc cảm và tâm thế tiêu cực như: mặc cảm, hổ thẹn, cảm giác lỗi lầm, sợhãi,… trong hành vi của con người
Trong từ điển tiếng Việt, áp lực là sức ép về mặt thể chất và về mặt tâm lý.[29] Áp lực tâm lý sẽ tạo ra những căng thẳng tâm lý Theo các tác giả NguyễnKhắc Viện và Ferredi: khái niệm áp lực tâm lý có thể hiểu như là những nhân tốgây sức ép cho cá nhân, tạo ra những căng thẳng về mặt tâm lý
Từ những nghiên cứu về khó khăn tâm lý, chúng ta thấy rằng khó khăn tâm lýxuất hiện khi cá nhân thể hiện tính thụ động, lúng túng trong việc thích ứng vớicác yếu tố mới của ngoại cảnh do năng lực trí tuệ, tình cảm, ý chí của họ khôngphù hợp với đối tượng hoạt động
Theo tác giả Cao Xuân Liễu, “Khó khăn tâm lý là tổ hợp các thuộc tính, cáctrạng thái, các đặc điểm nhân cách không phù hợp với đối tượng hoạt động làmcho quá trình hoạt động gặp khó khăn, làm cho chủ thể không phát huy được khảnăng của mình, dẫn đến kết quả hoạt động bị hạn chế” [15, tr.9]
Theo tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim, “Khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cánhân, nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây trở ngại, ảnh hưởng tiêucực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể” [10, tr.24-25]
Trang 12Như vậy, xuất phát từ những quan điểm trên, khái niệm khó khăn tâm lý trong
đề tài này được hiểu như sau: “Khó khăn tâm lý là những đặc điểm tâm lý cá nhân nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây ra những trở ngại làm ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chủ thể.”
2.2 Khái niệm về hoạt động học trực tuyến
2.2.1 Hoạt động học
Mọi hoạt động của con người đều có tính mục đích Con người hiểu được mục đíchhoạt động của mình, từ đó mới định rõ chức năng, nhiệm vụ, động lực của hoạt động đểđạt hiệu quả trong công việc K.Marx cho rằng, hoạt động của con người là hoạt động cómục đích, có ý thức;mục đích, ý thức ấy như một quy luật, quyết định phương thức hoạtđộng và bắt ý chí con người phụ thuộc vào nó K Marx viết: “Công việc đòi hỏi một sựchú ý bền bỉ, bản thân sự chú ý đó chỉ có thể là kết quả của một sự căng thẳng thườngxuyên của ý chí” Trong lịch sử của nhân loại, tính mục đích trong hoạt động và tầm nhìnvề lợi ích của hoạt động con người thể hiện rõ trong nền giáo dục của các dân tộc và quốcgia từ xưa đến nay Hoạt động của con người dành cho việc dạy và học luôn được chútrọng và đề cao Hồ Chủ tịch từng nhắc lại một bài học của người xưa: “Vì lợi ích mườinăm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” Dạy học là dạy người.Trong quan niệm của người Việt, người thầy được coi là một nhân tố góp phần quantrọng, quyết định sự nghiệp của con người Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”có ý nghĩa như vậy
Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N.Leontiev cho rằng hoạt động “là một tổhợp các quá trình con người tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn mộtnhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể”(1)
Lý thuyết về hoạt động chú trọng vai trò của chủ thể hoạt động Chủ thể (con người)chủ động tổ chức, điều khiển các hoạt động (hành vi, tinh thần, trí tuệ, v.v.) tác độngvào đối tượng (sự vật, tri thức, v.v.) Hoạt động của con người được phân biệt với hoạtđộng của loài vật ở tính mục đích của hoạt động Nghĩa là chủ thể (con người) thực hiệný đồ của mình, biến cái “vật chất được chuyển vào trong đầu mỗi người được cải biến
Trang 13trong đó” (K.Marx) thành hiện thực Như vậy, nhờ có hoạt động, con người làm ra sảnphẩm đáp ứng nhu cầu cụ thể của mình.
Hiểu như trên, hoạt động có những đặc điểm sau đây:
1/ Chủ thể của hoạt động – tức là người thực hiện các hành động – làm việc theo kếhọach, ý đồ nhất định Trong quá trình hoạt động, con người biết cách tổ chức các hànhđộng tạo thành hệ thống (tổ hợp), lựa chọn, điều khiển linh hoạt các hoạt động phù hợpvới đối tượng, hoàn cảnh, tình huống
2/ Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng của nó Đối tượng của hoạt động là sự vật, trithức, v.v Con người thông qua hoạt động để tạo tác, chiếm lĩnh, sử dụng nó (đối tượng)nhằm thỏa mãn nhu cầu
3/ Hoạt động có tính mục đích Đây là nét đặc trưng thể hiện trình độ, năng lựcngười trong việc chiếm lĩnh đối tượng Con người sử dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm,phương tiện để phát hiện, khám phá đối tượng chuyển thành ý thức, năng lực của chínhmình (chủ thể hóa khách thể) Tính mục đích định hướng cho chủ thể họat động, hướngtới chiếm lĩnh đối tượng
Như vậy, nói đến hoạt động bao giờ cũng có sự gắn kết giữa chủ thể, đối tượng và mụcđích hoạt động
Khi nói đến hoạt động học cần làm rõ khái niệm học và khái niệm hoạt động học.Trong cuộc sống đời thường con người luôn luôn có quá trình tích tiếp thu, tích luỹnhững kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sởtiếp thu những khái niệm khoa học ở trong nhà trường Đó chính là việc học, là cách họctheo phương pháp của cuộc sống thường ngày, giống như con người khi sinh ra đến khichết học ăn học nói học gói học mở, đi một ngày đàng học một sàng khôn…Trên thực tế,chỉ có phương thức đặc thù( phương thức nhà trường) mới có khả năng tổ chức để cánhân tiến hành hoạt động đặc biệt đó là hoạt động học, qua đó hình thành ở cá nhânnhững tri thức khoa học, năng lực mới phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn; và trong tâm lýhọc sư phạm, hoạt động học là khái niệm chính được dùng để chỉ hoạt động học diễn theophương thức đặc thù, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo
Trang 14Hoạt động học tập là hoạt động chuyên hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học.Sự tái tạo ở đây hiểu theo nghĩa là phát hiện lại Sự thuận lợi cho người học ở đây đó làcon đường đi mà để phát hiện lại đã được các nhà khoa học tìm hiểu trước, giờ người họcchỉ việc tái tạo lại Và để tái tạo lại, người học không có cách gì khác đó là phải huy độngnội lực của bản thân ( động cơ, ý chí, …), càng phát huy cao bao nhiêu thì việc tái tạo lạicàng diễn ra tốt bấy nhiêu Do đó hoạt động học làm thay đổi chính người học Ai học thìngười đó phát triển, không ai học thay thế được, người học cần phải có trách nhiệm vớichính bản thân mình, vì mình trong quá trình học Mặc dù hoạt động học có thể cũng cóthể làm thay đổi khách thể Nhưng như thế không phải là mục đích tự thân của hoạt độnghọc mà chính là phương tiện để đạt được mục đích làm thay đổi chính chủ thể của hoạtđộng.
Hoạt động học là hoạt động tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học Nghĩa là việchọc không chỉ dừng lại ở việc nắm bắt những khái niệm đời thường mà học phải tiến đếnnhững tri thức khoa học, những tri thức có tính chọn lựa cao, đã được khái quát hoá, hệthống hoá.Hoạt động học tập không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kĩ năng,kĩ xảo mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt độnghọc.
Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học,nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học.Hoạt động học là hoạtđộng chủ đạo của lứa tuổi học sinh Do đó nó giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành vàphát triển tâm lý của người học trong lứa tuổi này
2.2.2 Hoạt động học trực tuyến (E – Learning)
Ngày nay, hệ thống gi áo dục đại học đang trong quá trình thay đổi liên tục, cáctrường đại học phải bắt kịp với nhu cầu, mong muốn và yêu cầu của sinh viên Vì vậy,công nghệ thông tin và hệ thống E-learning được coi là yếu tố thiết yếu trong việc thựchiện hoạt động của các trường đại học, các cơ sở này ngày càng đầu tư nhiều hơn vào cáchệ thống và thiết bị trực tuyến Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ, một trong nhữngthách thức chính của các trường đại học là việc tích hợp các hệ thống E-learning sáng tạođể củng cố và hỗ trợ cả dạy và học
Trang 15Do tính phức tạp của nó, nhiều định nghĩa được đề xuất cho khái niệm E-learning.Hiểu một cách đơn giản, E-learning có nghĩa là sử dụng công nghệ và hệ thống thông tin,máy tính để xây dựng và thiết kế các trải nghiệm học tập Tương tự, Elmarie Engelbrecht
mô tả E-learning là một khái niệm sử dụng các phương tiện điện tử được đại diện bởiinternet, CD-s, điện thoại di động hoặc thậm chí là truyền hình, để cung cấp việc dạy vàhọc từ xa Tóm lại, E-learning đề cập đến việc chuyển giao kiến thức và giáo dục bằngcách sử dụng các thiết bị điện tử khác nhau, và khái niệm này có thể được hiểu rõ hơn khiđược tích hợp vào bối cảnh mà công nghệ được sử dụng để đáp ứng nhu cầu học hỏi vàphát triển của mọi người
Các hình thức giáo dục từ xa ban đầu có từ năm 1840, khi Isaac Pitman sử dụng thưvà kỹ thuật tốc ký để giảng dạy và cộng tác với sinh viên, và người ta dạy rằng thuật ngữE-learning bắt đầu được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục ở Giữa những năm 1990 Xemxét các khía cạnh đã đề cập trước đây, loại hình học trực tuyến này có thể được xem nhưlà một sự phát triển tự nhiên của khái niệm đào tạo từ xa Một định nghĩa phức tạp hơn vàbao trùm hơn nói rằng E-learning có thể được coi là một hình thức dạy và học cụ thể, tíchhợp các tài nguyên và phương tiện điện tử có vai trò thúc đẩy sự phát triển và làm chogiáo dục và đào tạo có chất lượng hơn E-learning cũng được xem như một hệ thốngđược sử dụng cho việc giảng dạy chính thức, hoặc một mạng lưới nơi thông tin được gửiqua các nguồn điện tử tới một lượng lớn người xem Các yếu tố chính đảm bảo hoạt độngcủa các hệ thống đó là máy tính và internet
Cung cấp nhiều khả năng chia sẻ thông tin và tải lên tài liệu với các định dạng khácnhau, E-learning có một số tính năng nhất định hỗ trợ và thúc đẩy quá trình học tập -giảng dạy Bởi vì nó là một hệ thống dựa trên web, việc cài đặt các công cụ bổ sung làkhông bắt buộc và sau khi tải lên, nội dung có sẵn cho người dùng bất cứ lúc nào Về vấnđề này, sự đa dạng của các công cụ công nghệ ngày nay đã cho phép sự phát triển củanhiều loại E-learning Một số kiểu này đã được Horton xác định và được đại diện bởi cáckhóa học riêng lẻ, mà mọi người tự học mà không cần có bạn cùng lớp, các lớp học ảo,được xây dựng tương tự như một khóa học truyền thống, mặt đối mặt, trò chơi học tập,nơi quá trình hiểu Và đồng hóa thông tin được thực hiện thông qua các hoạt động được
mô phỏng, học tập kết hợp, kết hợp truyền thống và trực tuyến lớp học, học tập trên thiết
Trang 16bị di động hoặc quản lý kiến thức, đề cập đến việc phân phối trực tuyến các tài liệu và tàiliệu nhằm mục đích giáo dục không chỉ cho các cá nhân mà còn cho một số lượng lớnngười, cộng đồng và tổ chức Do đó, là một quá trình phức tạp, E-learning bao gồm cácyếu tố như công cụ công nghệ và thiết kế, nền tảng, nội dung học trực tuyến và ngườidùng / người tham gia Học tập điện tử khác với các phương pháp học tập truyền thốnghoặc các phương pháp học tập khác bởi vì, theo Oye và cộng sự, nó không chỉ tập trungvào hướng dẫn mà còn tập trung vào việc học tập được điều chỉnh cho phù hợp với từngcá nhân Trong khi giáo dục truyền thống lấy giáo viên làm trung tâm nhiều hơn, thì vớisự phát triển của E-learning, có thể thấy sự chuyển hướng sang giáo dục lấy học sinh làmtrung tâm.
Sự khác biệt giữa học tập truyền thống và trực tuyến cũng có thể được thừa nhận vềcác nguồn thông tin chính, đánh giá hoặc chất lượng giáo dục Trong khi trong giáo dụctruyền thống, học sinh chỉ được đánh giá bởi giáo viên, người cũng đại diện cho nguồnthông tin chính của họ và chất lượng giáo dục phụ thuộc vào kiến thức và kỹ năng củagiáo viên, trong học tập trực tuyến, việc đánh giá có thể được thực hiện với sự trợ giúpcủa các công cụ và hệ thống , sinh viên có thể thu thập thông tin từ các tài liệu khác nhauđược tải lên trên nền tảng và chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng bởi trình độ đào tạo màgiáo viên có trong việc sử dụng công nghệ, và cả phong cách giảng dạy của họ Cheungvà Cable đã xác định và mô tả tám nguyên tắc cốt lõi của việc giảng dạy trực tuyến hiệuquả, chẳng hạn như: khuyến khích liên hệ giữa sinh viên và giảng viên, học tập hợp tác,phản hồi nhanh, học tập tích cực, thời gian làm nhiệm vụ khuyến khích sinh viên phân bổnhiều thời gian hơn để hoàn thành nhiệm vụ, kỳ vọng cao — giáo viên nên Truyền đạtnhững mong đợi của họ để khuyến khích và động viên học sinh, đa dạng hóa học tập vàứng dụng công nghệ
Xét thấy rằng, sự phát triển và sử dụng các hệ thống và công nghệ tạo điều kiện chosự phát triển và mở rộng các cơ hội giáo dục, việc sử dụng E-learning trong giáo dục đạihọc và nhận thức của sinh viên về tính hữu ích của loại hình học tập này đã trở thành đốitượng quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu
Trang 17Có liên quan trong việc nghiên cứu việc sử dụng E-learning là Mô hình chấp nhậncông nghệ (TAM), được chứng minh là hữu ích trong việc phân tích và hiểu cách sinhviên dự định sử dụng E-learning Mô hình được phát triển bởi Fred Davis, người tin rằngmức độ mà mọi người chấp nhận sự tích hợp của công nghệ có thể là một yếu tố cần thiếtcho sự thành công của hệ thống thông tin Mô hình cung cấp thông tin và giải thích cácmối quan hệ đằng sau các tính năng của một hệ thống, cách mọi người hành xử khi sửdụng nó và thái độ mà mọi người có thể có đối với việc sử dụng hệ thống — bị ảnh hưởngbởi tính hữu ích và dễ sử dụng.
Một nghiên cứu, tập trung vào nhận thức của sinh viên về việc triển khai và tích hợpcác nền tảng E-learning trong khi sử dụng mô hình TAM làm nền tảng lý thuyết, cho thấyrằng tất cả sinh viên đều tin tưởng rằng mô-đun E-learning mà họ tham gia là hữu ích vàdễ dàng Sử dụng, nói rằng họ hiểu thông tin, điều hướng và truy cập tài liệu một cách dễdàng Một nghiên cứu tương tự dựa trên mô hình TAM và được phát triển tại Đại họcJordan, khẳng định rằng cả tính hữu ích và tính dễ sử dụng đều ảnh hưởng trực tiếp đếnthái độ của sinh viên đối với việc sử dụng E-learning Hơn nữa, TAM cũng được sử dụngđể điều tra nhận thức của giáo viên về E-learning, một nghiên cứu cho thấy rằng cùng vớikinh nghiệm trước đây của họ, nhận thức của giáo viên về E-learning đã ảnh hưởng đếnhành vi của họ và cách họ thực sự sử dụng nó
Nhìn chung, liên quan đến việc sử dụng E-learning trong giáo dục đại học, tài liệucung cấp các kết quả nghiêng về tính hữu ích, hiệu quả và ảnh hưởng tích cực đến kết quảhọc tập của sinh viên Theo một nghiên cứu về tác động của E-learning đối với sinh viênvà giáo viên, hầu hết những người được hỏi, đại diện là giáo viên, tin tưởng vào tiềmnăng của E-learning để nâng cao quá trình giáo dục và khẳng định rằng nó cải thiện sựhợp tác và giao tiếp với Sinh viên, và nó mang lại sự linh hoạt và giúp sinh viên hiểu rõhơn các bài giảng Điều tra thái độ của sinh viên đối với E-learning, Dookhan tiết lộ rằngthái độ của họ là tích cực và nó được cải thiện khi họ nhận thấy rằng các hệ thống E-learning rất dễ tiếp cận Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng, khi được sử dụng như mộtphương pháp bổ sung cho các lớp học truyền thống, E-learning đã nâng cao trải nghiệmhọc tập của sinh viên và tăng mức độ tương tác của họ với các bài giảng Một nghiên cứutập trung vào việc so sánh truyền thống với học trực tuyến cho thấy tỷ lệ phần trăm cao
Trang 18sinh viên đã hoàn thành cuộc khảo sát cho biết rằng họ thu thập được nhiều thông tin hơntrong các lớp học trực tiếp so với trực tuyến, nhưng họ cảm nhận tích cực về trải nghiệmtrực tuyến tổng thể của mình, Mặc dù họ đã gặp khó khăn khi sử dụng các nền tảng E-learning.
Tuy nhiên, trong khi hầu hết các nghiên cứu nêu bật thái độ tích cực đối với learning, các nghiên cứu tương tự đã kết luận rằng sinh viên cho rằng các khóa học trựctuyến không có giá trị như các khóa học được giảng dạy trong lớp học và rằng sinh viênmuốn chấp nhận phương pháp học kết hợp, sự kết hợp giữa các lớp học trực tuyến và mặtđối mặt, thay vì chỉ học trực tuyến
E-2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến học trực tuyến
Năm 1983 hai tác giả Bailey & Pearson trong chủ đề “Development of a tool formeasuring and analyzing computer user satisfaction”, đã để xuất hệ thống đánh giá cácyếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dùng tới hệ thống thông tin gồm 39 yếu tố,tuy nhiên, các yếu tố chưa được tiến hành phân loại Kế thừa nghiên cứu trước, hai tác giảShee và Wang năm 2008 đề xuất mô hình đánh giá WELS phân loại khung đánh giá để
đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong hoạt động học trực tuyến của sinhviên trong 4 thành phân chính, bao gồm : (1) giao diện người dùng, (2) Cộng đồng họctập, (3) Nội dung hệ thống, (4) Tính cá nhân hóa
Giao diện người dùng : Tiêu chí để đánh giá tính hài lòng trong hoạt động học trực
tuyến thuộc khía cạnh giao diện người dùng, được tác giả Phan Thị Ngọc Thanh (2020)hệ thống các tiêu chí : tính dễ sử dụng, tính thân thiện với người dùng, tính dễ hiểu vàtính ổn định trong vận hành Các tiêu chí đo lường dựa trên :
- Lịch, kế hoạch học tập, kế hoạch giảng dạy
- Các chức năng video conference khi học tập trực tuyến
- Các chức năng liên lạc, trao đổi qua các diễn đàn, phương tiện, ứng dụng học tậpđảm bảo xuyên suốt thời gian học tập
Cộng đồng học tập : Tiêu chí để đánh giá tính hài lòng trong hoạt động học trực
tuyến thuộc khía cạnh Cộng đồng học tập bao hàm tính dễ thảo luận với giảng viên, sinh
Trang 19viên khác, dễ tiếp cận với nguồn dữ liệu được chia sẻ, và dễ trao đổi việc học tập với cácsinh viên khác Các tiêu chí đo lường dựa trên :
- Sự hỗ trợ kịp thời khi gặp các sự cố, khó khăn trong vấn đề học tập trực tuyến
- Tìm được cách giải quyết từ các thông tin hướng dẫn khi gặp khó khăn trong họctập
- Được cung cấp đầy đủ, kịp thời các khóa học trên giao diện của các phương tiệnhọc tập
Nội dung hệ thống : Tiêu chí để đánh giá tính hài lòng trong hoạt động học trực
tuyến thuộc khía cạnh Nội dung hệ thống bao gồm các tiêu chuẩn về các nội dung đượccập nhật, hiệu quả và hữu dụng Các tiêu chí đo lường dựa trên :
- Thông tin môn học, lịch trình học tập
- Hoạt động kiểm tra, đánh giá
- Slide, Script
- Video bài giảng
- Thông tin hướng dẫn, hỗ trợ
Tính cá nhân hóa Tiêu chí để đánh giá tính hài lòng trong hoạt động học trực tuyến
thuộc khía cạnh Cá nhân hóa thể hiện qua khả năng kiểm soát quá trình học tập và ghidấu hiệu suất học tập Các tiêu chí đo lường dựa trên :
- Các vấn đề kỹ thuật (máy tính, điện thoại, ipad, internet,…) đảm bảo trong quátrình học tập
- Có các trang quản trị học tập để học viên có thể theo dõi các hoạt động của lớphọc
- Người học dễ dàng học tập qua các ứng dụng
Qua mô hình đánh giá WELS, chúng tôi tóm lược lại những tiêu chí ảnh hưởng đếnviệc học trực tuyến gồm :
b, Khó khăn trong hoạt động học trực tuyến của sinh viên
Trang 20Thông qua các đặc điểm phức tạp và các tính năng đa dạng của nó, E-learning có thểnâng cao quá trình giáo dục Tuy nhiên, để ảnh hưởng tích cực đến sự hợp tác và hiệu quảhoạt động, giáo viên và học sinh phải biết cách tích hợp hiệu quả nó vào quá trình dạy vàhọc Theo Tham và Werner, hiệu quả của E-learning được xác định bởi ba yếu tố: thể chế
— nghĩa là giáo viên biết cách sử dụng các công cụ để nâng cao khả năng học tập, cáchtương tác với học sinh và tạo ra một môi trường học tập thoải mái và cách Để đưa họcsinh đến gần hơn và thu hút sự chú ý của họ một cách sáng tạo - những học sinh có thểcảm thấy bị cô lập vì thiếu vắng các đồng nghiệp vật lý, một trường hợp mà giáo viên nênbiết cách thiết lập các kết nối và mối quan hệ với họ, và công nghệ
Về học tập trực tuyến, các nghiên cứu giữa học trực tiếp và học trực tuyến đã cung cấpcác kết quả hỗ trợ hiệu quả của nó trong lĩnh vực giáo dục Các nghiên cứu cho thấy khiáp dụng E-learning, sinh viên có khả năng đồng hóa thông tin tốt hơn, thậm chí tốt hơn sovới sinh viên học theo cách truyền thống và học trực tuyến tỏ ra hiệu quả, đặc biệt làtrong trường hợp nhút nhát, dễ bị đe dọa , và những học sinh tiếp thu chậm, những ngườithường không có can đảm để nói lên và thể hiện bản thân trong lớp học
Khác với học trực tiếp, E-learning trở nên phổ biến chủ yếu nhờ tính linh hoạt trongviệc cung cấp giáo dục và truy cập nội dung và tài nguyên Vì vậy, E-learning có tầmquan trọng lớn trong quá trình E-learning vì nó có khả năng nâng cao chất lượng, manglại khả năng cá nhân hóa và điều chỉnh các khóa học phù hợp với nhu cầu của người học Do tính linh hoạt của nó, E-learning loại bỏ các rào cản về không gian và thời gian,người dùng có thể tiếp cận với nhiều loại thông tin, tạo điều kiện hợp tác, cho phép họcsinh học theo nhịp điệu của riêng mình, thúc đẩy họ tương tác với đồng nghiệp của mình,thảo luận Và trao đổi quan điểm và ý tưởng Các nghiên cứu khác đề cập đến lợi ích củaviệc học trực tuyến nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và tiền bạc vì không phải đi lại [53], vànội dung tải lên nhất quán và có thể dễ dàng cập nhật Hơn nữa, trong khi nghiên cứunhận thức của sinh viên và giáo viên về E-learning, Al-Dosari nhận thấy rằng từ nhữnglợi ích như khả năng tiếp cận, tập trung vào học sinh, tính linh hoạt và cộng tác, nhữngngười tham gia coi khả năng tiếp cận là lợi ích quan trọng nhất của học trực tuyến
Trang 21Không nghi ngờ gì nữa, E-learning có nhiều lợi ích, nhưng cũng có thể nhận ra một sốmặt trái của nó Người học trực tuyến có thể dễ bị phân tâm, mất tập trung hoặc bỏ lỡ thờihạn, E-learning phụ thuộc vào công nghệ: internet và máy tính mà học sinh có thể khôngcó quyền truy cập và sự gián đoạn hoặc các lỗi hệ thống khác có thể xuất hiện trong cáckhóa học Đối với sinh viên, khả năng tổ chức cách họ học tập và lượng thời gian dànhcho việc học đôi khi có thể dẫn đến giảm động lực, và việc thiếu sự tương tác thể chất vàsự hiện diện của đồng nghiệp có thể khiến sinh viên cảm thấy bị cô lập Những mặt hạnchế của E-learning cũng có thể thấy ở khía cạnh sức khỏe thể chất Bởi vì họ dành nhiềugiờ ngồi trước màn hình, người học và giáo viên trực tuyến có thể phát triển các vấn đềvề thị giác hoặc lưng, và hoạt động ngoài trời của họ có thể bị giảm.
c, Biểu hiện khó khăn trong hoạt động học trực tuyến của sinh viên
- Internet
- Sử dụng hệ thống, tiếp nhận thông tin
- Không nắm được nội dung môn học
- Về phương pháp giảng dạy/ đánh giá
- Nội dung bài giảng
- Bài tập / Deadline / lượng kiến thức quá nhiều
- Âm thanh không tốt
- Thiết bị kết nối