Tuy vậy, để có 1 góc chơi thực sự đối với trẻ là một vấn đề yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều và góc toán, góc sách và góc tạo hình là một trong những góc chơi mà người giáo viên thườn
Trang 11/25
1 MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài :
Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước, đất nước có giàu mạnh, phồn vinh là nhờ vào thế hệ trẻ Chính vì vậy phải chăm sóc, giáo dục trẻ thật tốt ngay từ bậc học mầm non Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung và tổ chức cho trẻ chơi nói riêng thì giáo viên cần phải biết là nên cho trẻ chơi những gì, chơi như thế nào để đem lại sự phát triển tư duy của trẻ và những kiến thức cơ bản làm tiền đề cho sự phát triển toàn diện
Mỗi một đứa trẻ lớn lên muốn phát triển toàn diện thì phải có những yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển sau này cho trẻ, vì vậy nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ phải luôn luôn song hành cùng nhau Thông qua trò chơi, trẻ thấy mình đang được vui chơi thoả thích nhưng thực chất là sự tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách cao nhất Để những trò chơi phù hợp và thoả mãn được tâm sinh
lý của trẻ, đem đến cho trẻ các kiến thức một cách nhẹ nhàng, hiệu quả thì các góc chơi phải được hình thành rõ nét, mỗi góc chơi có những đặc điểm và hoạt động khác nhau Tuy vậy, để có 1 góc chơi thực sự đối với trẻ là một vấn đề yêu cầu giáo viên phải đầu tư nhiều và góc toán, góc sách và góc tạo hình là một trong những góc chơi mà người giáo viên thường gặp nhiều khó khăn trong cách thiết kế môi trường hoạt động và tổ chức các hình thức chơi
Trong các hoạt động góc hàng ngày trẻ thường thích thú với các góc chơi trải nghiệm như: Góc chơi bán hàng, gia đình, bế em, xây dựng - lắp ghép mà ít quan tâm và hứng thú đến các trò chơi tĩnh như ở góc toán, sách và góc tạo hình Khi trẻ được trải nghiệm qua các trò chơi phân vai trẻ tự tin hơn, tích cực, mạnh dạn, chủ động hơn điều này không thể hiện rõ ở các hoạt động tĩnh Lý do tôi đặt
ra là làm sao để các góc này gây được hứng thú cho trẻ, khiến trẻ hoạt động một cách tích cực, chủ động từ đó trẻ mạnh dạn, tự tin thể hiện mình trong hoạt động
ở lớp cũng như trong hoạt động tập thể, trước đám đông và tự xử lý được các tình huống
Trang 22/25
Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện mình qua các vai chơi, nhằm
hỗ trợ cho giờ hoạt động chung, giúp trẻ sáng tạo hơn trong việc thực hiện một
số hoạt động và giúp trẻ khắc sâu kiến thức
Từ đó giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng trongviệc giúp trẻ hoạt động tích cực hơn ở góc học tập.Chính vì thế, sau khi học tập, tìm hiểu và
áp dụng thông tư 28 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày .và một số kinh nghiệm thực tế của bản thân khi tổ chức hoạt động góc ở góc học tập tại lớp mẫu
giáo 3 - 4 tuổi tại trường Mầm non Đông Hương tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Một
số biện pháp giúp trẻ mẫu giáo 3– 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc ở trường mầm non Đông Hương”
Vì phạm vi đề tài có hạn, nên tôi chỉ đi sâu thực hiện các giải pháp cụ thể ở góc toán, góc sách và góc tạo hình
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, tìm kiếm biện pháp nhằm giúp trẻ 3 - 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc, từ đó đưa ra một số hình thức, biện pháp nhằm giúp trẻ tích cực mạnh dạn tự tin trong hoạt động góc nói riêng và các hoạt
động ở trường mầm non nói chung
Qua đó giúp trẻ phát triển trí tuệ, tình cảm, quan hệ xã hộinhằm phát triển
toàn diện nhân cách cho trẻ
Làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho trẻ, tăng khả năng ghi nhớ có chủ
đích và khả năng tưởng tượng trong các hoạt động vui chơi
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Đi sâu vào nghiên cứu những hình thức sinh động, hấp dẫn để giúp trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc ở trường mầm non Đông Hương
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trang 33/25
Để thực hiện nghiên cứu đề tài này tôi có tiến hành một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế: Qua quá trình trẻ hoạt động góc tại trường mầm non để từ đó đánh giá được mức độ của trẻ đối với một số góc: Toán, sách, tạo hình
- Phương pháp thực hành, trải nghiệm: Áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng để đưa ra một số bài tập để kiểm tra kết quả hình thành kỹ năng cho trẻ
- Phương pháp quan sát: Quan sát trẻ hoạt động trong góc để quan sát trẻ thực hiện các yêu cầu cô đưa ra để xác định mức độ phát triển của trẻ
- Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin: Các loại tài liệu về hoạt động góc cho trẻ
2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1 Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết, phương châm giáo dục trẻ là: “Học bằng chơi, chơi
mà học”, hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển thể chất và tâm sinh lý của trẻ, hoạt động vui chơi vừa rèn luyện trí lực, vừa kích thích tính tò mò, ham hiểu biết về xã hội của trẻ Trẻ em những mầm non tương lai của đất nước rất cần sự giáo dục, dạy dỗ chu đáo của mọi người từ gia đình đến xã hội Chính vì lẽ đó việc chăm sóc, giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng Giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này
Hoạt động vui chơi là một trong những hoạt động chủ đạo của trẻ đặc biệt
là lứa tuổi mầm non, đây là hoạt động quan trọng nhất và có tác động chi phối các hoạt động khác, nó thúc đẩy các quá trình tâm lý diễn ra một cách nhanh chóng và hoàn thiện, cũng qua hoạt động vui chơi, trẻ dần hoàn thiện về nhân cách Do vậy, giáo viên mầm non cần tạo điều kiện và môi trường tốt để trẻ tham gia vào hoạt động chủ đạo nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của trẻ
Trang 44/25
Mỗi chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục mầm non là phát triển tất cả khả năng của trẻ, phải hình thành cho trẻ cơ sở ban đầu về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo
Vì thế, giáo dục mầm non hiện nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp mới để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là hoạt động góc cũng rất quan trọng và được phân bổ như một hoạt động chính trong ngày Thông qua giờ hoạt động góc giúp trẻ rèn luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt, so sánh…nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện
Trong hoạt động vui chơi, hoạt động góc là một trong những hoạt động quan trọng, ở hoạt động này trẻ được đóng vai trò là một thành viên trong xã hội của một thế giới thu nhỏ, nơi trẻ được thỏa sức sáng tạo và trải nghiệm Thông qua hoạt động góc trẻ được rèn luyện khả năng bắt chước, tính mạnh dạn, tự tin, chủ động, để từ đó hình thành nhân cách của trẻ trên các mặt: Thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, thẩm mỹ và kỹ năng xã hội
Tất cả những hoạt động học, vui chơi đều có chung một mục đích đó là phát triển ở trẻ khả năng tư duy, óc phán đoán, sáng tạo đối với môi trường sống xung quanh, vun đắp tình cảm hồn nhiên, vô tư cho trẻ nhất là trẻ đang độ tuổi mầm non.Trong quá trình cho trẻ chơi, giáoviên viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thể nào? để đem lại kiếnthức phục vụ cho hoạt động học
và sự phát triển tư duy của trẻ Vì vậygóc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sựham muốn được khám phá kiến thức
về thế giới xung quanh trẻ bấynhiêu Từ những thực tế cho trẻ hoạt động góc ở lớp tôi nhận thấy rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơimà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ,thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắt xích gắnkết, hỗ trợ lẫn nhau
2.2 Thực trạng
Trang 55/25
* Thuận lợi:
Lớp được Ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất, đồ dùng dạy học, đồ chơi và các trang thiết bị theo yêu cầu lứa tuổi Nhà trường thường xuyên tổ chức các hoạt động cho giáo viên dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau trong đó có lưu ý đến việc tổ chức hoạt động góc ở các độ tuổi
Các giáo viên trong lớp có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ, có khả năng sáng tạo, tổ chức nhiều hình thức trò chơi phong phú, tổ chức cho trẻ chơi hàng ngày Bản thân tôi là giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn, yên nghề, mến trẻ, nhiệt tình, hàng năm được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn do Phòng,
Sở giáo dục tổ chức
Trẻ trong lớp có sự phát triển ngôn ngữ khá tốt và thích hoạt động Trẻ được phân chia theo đúng độ tuổi, học sinh nhận thức tương đối đồng đều, các bậc cha mẹ quan tâm đến việc học tập của con em mình, nên đã nhiệt tình giúp
đỡ giáo viên trong công tác chuẩn bị đồ dùng học tập, các nguyên vật liệu có sẵn để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho môn khám phá khoa học…
* Khó khăn
Hầu hết học sinh trong lớp mới đi học nên chưa có nề nếp trong học tập, khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ3tuổi còn nhiều hạn chế Trẻ còn hạn chế về ghi nhớ và chú ý, chưa có tính kỷ luật trong các hoạt động học.Trẻ nhút nhát, sợ hãi, lo âu Có nhiều trẻ mới lần đầu đến trường, hơn nữa ở nhà trẻ ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài nên việc đưa trẻ vào một môi trường mới lạ đông người, sinh hoạt thay đổi so với ở nhà là một điều khó khăn đối với trẻ Điều đó dẫn đến trẻ
ít nói, không chia sẻ, cảm thấy cô đơn, thậm chí khóc lóc, sợ sệt Trẻ con có rất nhiều nỗi sợ hãi vì trí tưởng tượng của trẻ rất phong phú Số ít các bậc cha mẹ chưa thường xuyên quan tâm đến việc cho con mình học những gì, chơi như thế nào nên chưa thường xuyên phối hợp với giáo viên trong việc thực hiện tốt các nội
dung giáo dục ở lớp cũng như ở nhà
Trang 66/25
Trình độ nhận thức của các trẻ không giống nhau, bên cạnh đó là ý thức của phụ huynh về bậc học mầm non còn hạn chế, họ cho rằng con trẻ đến trường mầm non chỉ để được chăm sóc, múa hát chứ không cần học hành gì vì vậy, một số phụ huynh chưa chú ý đến việc đưa trẻ đến trường thường xuyên, và thường cho con nghỉ học, cũng vì vậy mà việc chơi tích cực trong hoạt động còn
bị hạntiếp thu những kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ cũng bị gián đoạn Một số trẻ có sức khỏe yếu, rối loạn hành vi và cảm xúc, cũng như trí óc sẽ
bị ảnh hưởng đến trí tuệ (một dạng của tự kỉ) thì việc tập trung vào một hoạt động sẽ rất khó khăn Hơn thế nữa những trẻ này hay chọc phá và gây ảnh hưởng tới các bạn cùng chơi và sản phẩm của các bạn như: xô đổ, xé rách, vò nhàu nát…
* Kết quả:
Trong quá trình tổ chức thực tế cho trẻ chơi trong các góc ở lớp mẫu giáo
3 - 4 tuổi, căn cứ vào khả năng của trẻ lớp mình, căn cứ vào kế hoạch thực hiện
các hoạt động theo các chủ đề, tôi đã khảo sát được kết quả đầu năm như sau:
Khả năng phối hợp với các bạn trong góc chơi 18/25 72%
Với những kết quả trên bản thân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp giúp trẻ 3 - 4 tuổi hoạt động tích cực, chủ động trong hoạt động góc
Trang 77/25
Khi tổ chức hoạt động giáo viên cần phải thực hiện đầy đủ các bước, có sự định hướng và thu hút trẻ vào hoạt động ở trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng với nhu cầu hiện nay
2.3 Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1.Tạo môi trường lớp học thân thiện, gần gũi giúp trẻ thể hiện
mình với cô và các bạn trong lớp
Mục đích của giải pháp này nhằmgiúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động
vui chơi, góp phần hình thành và nâng cao chất lượng chơi trong góc chơi
Nhận thức được điều đó, tôi đã trao đổi và cùng thống nhất với giáo viên trong lớp trang trí, sắp xếp khoa học các góc hoạt động, trong đó đặc biệt chú trọng tới góc toán, góc tạo hình, góc sách về đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề
Với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, tôi tận dụng tối đa các sản phẩm của trẻ để trang trí lớp, trẻ được vẽ, xé nặn các sản phẩm để trang trí các góc, các buổi chơi trẻ được hoạt động với chính sản phẩm của mình đã làm nên trẻ rất thích thú Những hoạt động giao tiếp qua vai chơi người mua người bán dạy trẻ biết thể hiện thái độ ân cần niềm nở với khách hàng thông qua đó tạo được mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ khi chơi
Không chỉ tạo môi trường thân thiện cho trẻ hoạt động, giao tiếp, chúng tôi còn thống nhất mang đến cho trẻ một không khí lớp học thật ấm áp tràn ngập yêu thương, cô giáo cũng giống như một người bạn lớn để trẻ có thể bày tỏ
những thắc mắc, băn khoăn cũng như những “bức xúc” rất trẻ con của mình
2.3.2 Chuẩn bị các góc chơi một cách khoa học
* Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi
Muốn cho trẻ hoạt động tốt hoạt động này, thì ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ ở các góc, không lên một cách chung chung mà vạch ra rõ ràng cụ thể cho việc làm đồ dùng, đồ chơi cho từng góc Ngoài những đồ dùng, đồ chơi có sẵn tôi tận dụng những nguyên vật
Trang 88/25
liệu ở dạng phế liệu sẵn có ở địa phương như: Thùng catton xốp, đĩa video cũ, giấy báo có trang bìa quảng cáo, chai nhựa, vỏ hộp sữa chua, hộp đựng cơm, vải vụn, chuổi hạt, vỏ ốc, vỏ ngao, vỏ điệp, ống chỉ, tăm tre, khối gỗ… tất cả những nguyên vật liệu cần Đồ chơi trong góc toán, tạo hình, góc sách cần đa dạng và phong phú.Nhiều đồ chơi của trẻ có kích thích nhỏ nên làm lâu, đòi hỏi tôi phải chịu khó kiên trì khi làm đồ chơi cho trẻ
Việc chuẩn bị đồ dùng cũng là một vấn đề mà giáo viên hết sức quan tâm Trước đây, các góc thường theo khuôn mẫu là đồ dùng, đồ chơi sắp xếp nhiều,
là nơi cất đồ dùng học toán, các quyển tranh truyện góc có diện tích nhỏ, đồ chơi chủ yếu là các hột hạt hoặc lô tô Ngày nay, theo từng chủ điểm đồ dùng lại thay đổi khác nhau và thường được chia theo các nhóm sau:
+ Đồ chơi với góc toán: Các loại hình dạng với nhiều màu sắc, nhiều chất liệu như: giấy, vải, nhựa, xốp Các hột, hạt loại to, các mô hình cây cao - thấp khác nhau, bộ đồ dùng “ Con học giỏi”, các bức tranh để nối, vẽ, tô màu, các loại lồng hộp, bộ sưu tập…
+ Đồ chơi với góc tạo hình: các loại vỏ ốc, vỏ sò, rơm rạ, vỏ cây, hộp, bìa, vải vụn, len màu để cho trẻ trải nghiệm
+ Đối với góc sách: Sử dụng các bức tranh rời, các con rối, mô hình cảnh vật để trẻ tạo cảnh khi chơi, trẻ tự kể chuyện theo tranh, tập diễn rối…
Việc chuẩn bị đồ dùng đã có kế hoạch từ trước đó, trong đó có kế hoạch phối hợp với phụ huynh, để phụ huynh hiểu hơn về đồ dùng, đồ chơi tự tạo của các con trên lớp và về các góc chơi của trẻ trên lớp
Thông báo với phụ huynh về nội dung chủ đề, phụ huynh ủng hộ các tranh ảnh hoặc đồ dùng không sử dụng nữa mà phù hợp với lớp học Một số đồ dùng,
đồ chơi gợi ý khi chuẩn bị để áp dụng cho các chủ đề: “Sưu tầm các hộp bánh kẹo đủ hình dạng để học về hình dạng, các loại lá cây, hột hạt để học về xếp
Trang 99/25
tương ứng, số lượng Chuẩn bị các bài vẽ về “nối” để trẻ học về nối đối tượng này với một đối tượng khác
Ví dụ: Nối đồ vật giống nhau, nối môi trường hoạt động cho các phương
tiện giao thông, các con vật, nối thức ăn cho con vật Chuẩn bị các miếng ghép tranh để ghép thành đối tượng một cách hoàn chỉnh
Ví dụ: tranh ảnh về các loại quả được cắt làm 2-3 mảnh, các con vật có các
bộ phận rời như: đuôi, chân để trẻ ghép Chuẩn bị các quyển sưu tập các nhân, sưu tập theo tổ khuyến khích trẻ sưu tập các đồ dùng, đồ chơi có sẵn như: bảng, chun, bộ “Con học giỏi ”, các loại cây, củ, phương tiện giao thông, tô màu, cắt rời để cắt, gấp dính Kết quả thu được từ những đồ dùng đồ chơi đó tôi cho trẻ thực hiện ngay các hoạt động như: Làm bộ sưu tập về động vật đối với các bức tranh con vật mà phụ huynh và học sinh mang đến Một điều mà giáo viên cần lưu ý là việc lựa chọn đồ dùng, đồ chơi đề đưa vào góc học tập, đó là đồ chơi giúp đạt được mục đích giáo dục Chính vì vậy, những đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt hoạt động ở góc chơi này thực sự phải là đồ dùng đồ chơi có tính an toàn bền và đa dạng thì mới kích thích được hoạt động của trẻ
* Chuẩn bị không gian hoạt động
Trên thực tế, muốn cho trẻ hoạt động tích cực, thoải mái thì phải có không gian, tôi thường thấy góc học tập thường có diện tích nhỏ hẹp, tận dụng một góc khuất nào đó và dưới áp lực của số lượng đồ dùng, đồ chơi của lớp góc học tập thường được dùng để chứa rất nhiều đồ đạc, sách vở Tôi chọn phía cuối của lớp học để làm góc học tập và ngăn cách với các góc khác bằng giá đồ chơi nhưng vẫn đảm bảo đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động Tùy theo nội dung hoạt động tôi có thể kê bàn, trải thảm, xốphoặc ngăn bằng hàng rào giữa hai góc để tạo khoảng cách chơi
2.3.3 Giáo viên trực tiếp lên kế hoạch cụ thể cho góc hoạt động
Trang 1010/25
Giáo viên phải là người lập kế hoạch, thường xuyên hướng dẫn, quan sát trẻ hoạt động Có những trẻ vào nhóm chơinhưng lại rất nhanh chán không tập trung ở góc mình chơi, chơi với đồ chơi mình đã chọn mà hay chạy đi nhiều góc chơi khác nhau Tôi thường xuyên tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ và nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ, nguyện vọng của trẻ đặc biệt là các góc chơi mang tính chất tĩnh như góc: Toán, tạo hình và góc sách.Việc sắp xếp, phân bổ đồ dùng, đồ chơi trong các góc cần khoa học, trang trí đẹp mắt, phù hợp với độ tuổi và chủ
đề đang thực hiện Việc quan sát trẻ sử dụng đồ chơi được theo dõi thường xuyên vào các giờ hoạt động để kịp thời nắm bắt được những trẻ nào thích chơi
ở những góc nào, với những đồ chơi gì, trẻ nào không thích chơi, nguyên nhân tại sao? Ngoài ra cô cần theo dõi những trẻ nào chơi tốt, trẻ nào chưa tốt, trẻ nào
có khả năng hướng dẫn các bạn để ghép trẻ chơi trong nhóm cho phù hợp
2.3.4 Thực hiện hiệu quả việc bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
Muốn cho trẻ hoạt động tốt ở các góc đó thì việc sắp xếp đồ chơi ở gócphải phù hợp với nội dung của chủ đề, chủ điểm có thể giúp trẻ dễ dàng sử dụng chúng cho hoạt động tích cực, chủ động, độc lập của mình Đồ dùng đồ chơi không những đa dạng mà phải nhiều về số lượng để trẻ không tranh giành nhau.Có thể chủng loại mỗi hôm chỉ 2-3 loại đồ chơi nhưng phải đảm bảo đủ cho số lượng trẻ chơi trong góc nếu là đồ chơi cá nhân.Ở từng nhóm đồ chơi cũng được sắp xếp khác nhau
- Nhóm sách: Có giá tranh truyện luôn sắp xếp gọn gàng, đẹp mắt Đồ chơi
là tranh ảnh nhỏ, tranh truyện tô màu có thể để luôn trên bàn (vở tập tô, bút màu ) để trẻ ngồi ngay ở đó để hoạt động Ngoài ra góc tranh truyện tôi để thêm các mô hình cảnh vật để trẻ có thể tạo cảnh để đóng kịch, diễn rối, đọc thơ.Tại mỗi góc tôi thường đặt bàn cho trẻ ngồi chơi trên bàn hoặc đọc sách truyện trên bàn tránh gù lưng trẻ và đảm bảo khoảng cách cho mắt