Do đó muốn trẻ phát triển toàn diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thể chấ
Trang 1MỤC LỤC
1 Mở đầu 1
1.1 Lí do chọn đề tài 1
1.2 Mục đích nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5.Những điểm mới của SKKN 2 2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc ở trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả tốt 4 2.3.1 Luôn luôn trau dồi kiến thức, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân 5 2.3.2 Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức hoạt động âm nhạc 5 2.3.3 Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt với phương pháp sáng tạo, hình thức mới lạ hấp dẫn, phù hợp đạt kết quả cao 10 2.3.4 Phương pháp lấy trẻ làm trung tâm 12 2.3.5 Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy 14 2.3.6 Khi hướng dẫn trẻ cô phải làm mẫu chuẩn, sáng tạo 17 2.3.7 Phát huy tốt hơn năng khiếu âm nhạc cho trẻ thông qua biểu diễn văn nghệ trong những hoạt động ngày hội, ngày lễ 18 2.4 Hiệu qủa của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
18 2.4.1 Đối với giáo viên 19
2.4.2 Đối với trẻ 19
3 Kết luận kiến nghị 19
3.1 Kết luận 20
3.2 Kiến nghị 20
Trang 21 Mở đầu
1.1 Lý do chọn đề tài
Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi
gia đình, là tương lai của đất nước Bác Hồ nói: “Không có giáo dục thì không nói gì đến kinh tế văn hoá” Sản phẩm của giáo dục chính là con người, mà con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển đất nước trong tương lai đó chính
là thế hệ trẻ Vì vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giáo dục, nhằm hình thành và phát triển nhân cách
toàn diện cho trẻ sau này
Đối với trẻ trường mầm non là môi trường xã hội đầu tiên, tại đây trẻ được học, được chơi và mọi thứ mở ra trước mắt trẻ đều mới lạ, muôn màu, muôn sắc, trẻ tò mò, ham hiểu biết, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh
Do đó muốn trẻ phát triển toàn diện thì trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đòi hỏi người giáo viên phải chú ý phát triển đồng bộ các mặt: Nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, thể chất, thẩm mỹ, và phải biết sử dụng các phương pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, chủ động, lựa chọn sắp xếp các hoạt động một cách nhẹ nhàng thoải mái, hấp dẫn lôi cuốn trẻ, qua đó trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất để phát huy tốt những khả năng vốn có của trẻ
Âm nhạc là một trong các môn học quan trọng được trẻ yêu thích, vì đó là
bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động giáo dục khác, có thể coi âm nhạc là một phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ
Trong chương trình giáo dục mầm non mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng, giáo dục âm nhạc còn hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, tổ quốc, tình thương yêu con người rộng lớn, hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể: Đó là tính tổ chức kỷ luật, tự chủ, mạnh dạn trước mọi người, giáo dục âm nhạc còn là phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống[1] Quá trình tiếp xúc và hoạt động âm nhạc như
nghe cô hát, trẻ tự ca hát nhảy múa vận động theo nhạc, chơi trò chơi âm nhạc…
sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện, hài hoà,
đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực, trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau thật vô cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật không phải dễ
Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm Non Thành Kim tôi nhận thấy trẻ tuy rất hứng thú với hoạt động âm nhạc nhưng khả năng tập trung lại chưa được lâu Phần đông trẻ là con em nông thôn nên còn chưa mạnh dạn, tự tin trong việc tham gia biểu diễn văn nghệ Hầu hết các giờ hoạt động âm nhạc trẻ chỉ hứng thú được phần đầu và dần mất tập trung ở phần cuối Chính vì điều này khiến tôi trăn trở và đòi hỏi tôi phải đổi mới trong cách giảng dạy Làm sao để trẻ thật sự hứng thú và say mê với giờ hoạt động âm
Trang 3nhạc? Làm sao để giờ học như một giờ chơi để trẻ thực sự thấy được thoải mái
và tự tin Là một giáo viên mầm non tôi rất tâm huyết với nghề dạy trẻ, tôi luôn mong muốn truyền đạt thật nhiều kiến thức cho trẻ, giúp trẻ phát triển hết khả năng vốn có của mình, chính vì điều đó tôi đã luôn trăn trở, tìm tòi và sáng tạo
để tìm ra những cách thức hay, những phương pháp tốt nhất và mạnh dạn áp dụng những sáng tạo mới trong việc tổ chức các hoạt động trên trẻ đặc biệt là
môn âm nhạc Đó cũng chính là lí do tôi chọn đề tài “Một số biện pháp phát huy kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Thành Kim”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Thành Kim
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động âm nhạc của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Trường Mầm Non Thành Kim 1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài của mình tôi dùng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp khảo sát điều tra
+ Phương pháp thực hành, trải nghiệm
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
1.5 Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm
Trong năm học tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi đạt hiệu quả tốt” sáng kiến đã được hội đồng khoa học ngành xếp
loại B cấp tỉnh
Phát huy những kết quả đạt được tôi không ngừng học hỏi kinh nghiệm qua học tập bồi dưỡng thường xuyên, qua học hỏi đồng nghiệp, qua mạng iternet
từ dó ứng dụng vào thực tiễn giảng dạy của mình một cách phù hợp đạt hiệu quả cao Vì vậy bản thân tôi quyết định tiếp tục lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và
mở rộng đi sâu vào những điểm mới sau:
+ Cải tiến nâng cao chất lượng những biện pháp cũ để phù hợp với mục tiêu giáo dục hiện nay nhằm hoàn thiện hơn trong kinh nghiệm giảng dạy, tôi đã
thay tên đề tài thành "Một số biện pháp phát huy kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường Mầm Non Thành Kim”
+ Vận dụng phương pháp “Lấy trẻ làm trung tâm” và “Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy”
Từ những điểm mới trên với mong muốn giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất, trẻ thể hiện tốt hơn kỹ năng ca hát và vận động theo nhạc của mình một cách tự tin sáng tạo
Trang 42 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm
2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Âm nhạc đối với trẻ là một thế giới kì diệu đầy cảm xúc Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái tim mỗi con người ngay từ khi còn nằm trong nôi, khi được nghe tiếng ru à ơi của mẹ Chính cái bắt đầu ấy đã đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ đến với âm nhạc và hòa vào âm nhạc lúc nào không hay, tâm hồn trẻ ngây thơ trong sáng, luôn vui vẻ do đó việc tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu với trẻ
Trong chương trình giáo dục mầm non bộ môn giáo dục âm nhạc là bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là hoạt động được trẻ yêu thích, là nguồn hứng thú mạnh mẽ để trẻ cảm thụ nghệ thuật và nó còn là phương tiện thiết thực cho các hoạt động khác Có thể coi âm nhạc là bộ phận không thể tách rời trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ Giáo dục âm nhạc là giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc, đặc biệt là lứa tuổi 5-6 tuổi giúp trẻ trưởng thành hơn cả về tâm hồn lẫn thể chất.[1] Tất cả những nội
dung trên cần được tiến hành thường xuyên đối với trẻ và cô giáo là người đóng vai trò quan trọng trực tiếp hướng dẫn giúp trẻ cảm thụ âm nhạc một cách tốt nhất, trẻ mạnh dạn, tự tin biểu diễn một cách sáng tạo, chính vì vậy trong khi dạy trẻ cần phải tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa với trẻ Muốn làm được điều đó thì đòi hỏi người giáo viên cần nâng cao nhận thức của bản thân, luôn nỗ lực suy nghĩ, tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động âm nhạc và thông qua hoạt động âm nhạc đem đến cho trẻ ấn tượng về cái đẹp và những cảm xúc chân thật, những phẩm chất tốt đẹp của nhân cách con người đưa trẻ tới “ Chân – thiện – mỹ”
2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Năm học ., tôi được nhà trường phân công phụ trách lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi B với tổng số trẻ là 38 cháu Hầu hết các cháu đều khỏe mạnh, nhanh nhẹn và yêu thích hoạt động âm nhạc Trường nằm ở trung tâm xã, thuận lợi cho việc phụ huynh đưa đón trẻ nên tỉ lệ các cháu đi học đông và chuyên cần Đa số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các cháu Nhà trường luôn nhận được
sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo địa phương, tạo điều kiện về cơ sở vật chất trường lớp cho cán bộ giáo viên công tác
Ban giám hiệu nhà trường luôn chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ nên thường xuyên thăm lớp dự giờ, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện nghiêm túc các chuyên đề, tổ chức các giờ thực hành cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học giúp giáo viên hoàn thành nhiệm vụ
Lớp tôi đang phụ trách được trang bị đàn Oocgan, dàn máy vi tính, nối mạng Internet rất thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào việc giảng dạy Bản thân tôi là giáo viên trẻ có trình độ chuyên môn trên chuẩn, có lòng yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình trong công việc
Bên cạnh thuận lợi cũng còn những mặt hạn chế:
Trang 5Tuy là địa bàn trung tâm nhưng đa phần trẻ là con em nông thôn nên đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, có một số trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp và biểu diễn
Lớp tôi phụ trách là lớp 5-6 tuổi chuẩn bị vào lớp 1 nên đa số phụ huynh thường trú trọng đến việc dạy chữ và số cho con, ít quan tâm đến các hoạt động khác Trẻ đã được tiếp xúc với công nghệ thông tin nhưng nếu có thì chỉ là xem hoạt hình, siêu nhân…hoặc nghe những bài hát người lớn, trẻ thuộc ít các bài hát thiếu nhi chính thống
Trẻ chưa hứng thú tham gia giờ hoạt động âm nhạc, hoặc sự tập trung chú
ý chỉ được ở những phần đầu của giờ học, sau đó trẻ nhanh chóng nhàm chán hoặc mất tập trung Bên cạnh đó còn có một số trẻ hát còn chưa đúng về giai điệu, chưa biết vận động theo nhạc, rụt rè, chưa mạnh dạn tự tin biểu diễn trước đông người
Hệ thống máy tính cây được mua đã lâu và không thường xuyên được bảo dưỡng bảo trì nên thường xảy ra những sự cố hỏng hóc, ảnh hưởng lớn tới việc dạy và học bằng máy tính
Qua thực tế tổ chức một số giờ hoạt động âm nhạc và cho trẻ tham gia các hoạt động biểu diễn văn nghệ đầu năm kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát ban đÇu về chất lượng hoạt động âm nhạc
Đầu năm học
Nội dung TST
Số trẻ đạt Số trẻ chưa
đạt Tốt- Khá TB
Số lượng
Tỉ
lệ
%
Số lượng
Tỉ
lệ %
Số lượng
Tỉ
lệ %
Trẻ thể hiện tốt kỹ
Khả năng vận động
theo nhạc của trẻ 38 12 31,6 22 57,9 4 10,5
Biết chơi các trò chơi
2.3 Các biện pháp đã sử dụng để nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi đạt hiệu quả tốt
Muốn nâng cao chất lượng hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non lứa tuổi 5-6 tuổi ở trường Mầm Non Thành Kim đạt hiệu quả tốt bản thân tôi thực hiện các biện pháp sau:
2.3.1 Luôn luôn trau dồi kiến thức, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp
vụ của bản thân
Phải nói rằng việc tự học hỏi, luôn luôn trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân là việc đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên, muốn làm được điều đó giáo viên phải luôn tâm huyết với nghề
Trang 6và nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có những phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ tích cực, sáng tạo để giờ học đạt kết quả cao
Với tôi âm nhạc là một niềm đam mê, ngoài các môn học khác của trẻ ra thì tôi đặc biệt yêu thích bộ môn âm nhạc bởi âm nhạc giống như một bí quyết riêng giúp tôi thu hút trẻ, tôi luôn mong muốn mình phải làm thế nào để giúp trẻ học thật tốt bộ môn âm nhạc Tôi đã không ngừng suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp và tiếp thu các chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học để tìm ra những cách thức giảng dạy và tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho trẻ bằng tất cả sự nỗ lực cố gắng đó thì tôi nhận thấy bản thân cần năng động, chịu khó tìm tòi, luôn trau dồi kiến thức, tự rèn luyện nâng cao năng khiếu âm nhạc, trước khi tổ chức hoạt động, tự luyện đàn, giọng hát, mạnh dạn áp dụng phương pháp mới vào giảng dạy dần dần đúc rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn và những mặt còn hạn chế để từ đó lựa chọn hình thức tổ chức mới lạ, hấp dẫn gây sự hứng thú cho trẻ có như vậy thì giờ học mới đạt kết quả tốt nhất
2.3.2 Chuẩn bị tốt cho việc tổ chức hoạt động âm nhạc
a Thường xuyên rèn nề nếp, thói quen cho trẻ
Đối với trẻ mẫu giáo dễ nhớ lại mau quên chính vì vậy việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ là phải thường xuyên Đây cũng là tiền đề cần thiết cho việc tổ chức các hoạt động, bởi khi trẻ đã có được nề nếp tốt và ngoan ngoãn, nghe lời
cô giáo sẽ góp phần rất lớn cho việc tổ chức hoạt động dễ dàng, trẻ tập trung chú
ý thì sẽ lĩnh hội được các kiến thức nâng cao kết quả học tập và đó là điều mà mỗi giáo viên đều mong muốn khi tổ chức tiết học do đó tôi đã đi sâu vào các nội dung sau:
Rèn kuyện cho trẻ biết thực hiện theo hiệu lệnh, khẩu lệnh, biết chia nhóm, biết về hàng, điều này rất có ý nghĩa vì giờ hoạt động âm nhạc các hình thức chuyển đổi rất phong phú, trong quá trình học sẽ tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, nhẹ nhàng, linh hoạt qua việc trẻ lên biểu diễn và đặc biệt rèn cho trẻ
ý thức tự phục vụ biết lấy và cất đồ dùng đúng nơi qui định gọn gàng ngăn nắp giúp trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn hơn trong các hoạt động khác
Nghiêm chỉnh chấp hành giờ nào việc ấy, tạo thói quen tốt cho trẻ Dặn
dò trẻ có ý thức học bài thêm đều đặn khi ở nhà
Giáo dục bồi dưỡng trẻ lòng đam mê âm nhạc, thích hát, khi nghe tiếng nhạc có giai điệu dịu êm, vui tươi, nhộn nhịp, thì trẻ biết hưởng ứng, đung đưa người hay hát theo từ đó giúp trẻ duy trì tập trung phấn khởi khi hoạt động với các bài hát mà trẻ được nghe và học
b Chuẩn bị về nội dung
Hoạt động âm nhạc là một hoạt động nghệ thuật đòi hỏi phải có thị hiếu thẩm mỹ về âm nhạc, sự khéo léo, óc quan sát, khả năng tư duy trí tưởng tượng phong phú và sáng tạo vì vậy bản thân tôi luôn nâng cao tinh thần tự học, tự nghiên cứu, rèn luyện thêm năng khiếu âm nhạc cho mình và đặc biệt cần phải chuẩn bị tốt về nội dung như:
Trang 7Nghiên cứu kỹ tài liệu để soạn bài đầy đủ về nội dung từng tiết dạy có trọng tâm phù hợp theo từng chủ đề Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm bộ môn, đặc điểm tâm lý lứa tuổi, tránh gò bó, áp đặt, tạo cho trẻ sự hứng thú, say mê, hoạt động tích cực và sáng tạo giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách tự nhiên và phát huy hết khả năng vốn có của trẻ
ví dụ: chủ đề: TGĐV
Đề tài: Dạy hát: Gà trống, mèo con và cún con
Nghe hát: Gà gáy
Trò chơi: Ai nhanh nhất
Tôi xác định được trọng tâm của tiết học để đưa ra kế hoạch cụ thể, với đề tài này tôi xác định rõ mục đích yêu cầu của bài như sau:
+ Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, hiểu nội dung bài hát và biết tên của tác giả,
trẻ hát được bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”, hiểu và trả lời trọn câu, rõ ràng câu hỏi của cô
+ Kỹ năng: Trẻ phải hát tự nhiên rõ lời, hát đúng cao độ, trường độ của bài hát
Tự tin thể hiện bài hát và biểu diễn vui tươi, hồn nhiên nhí nhảnh
+ Thái độ: Giáo dục trẻ yêu quý, chăm sóc và bảo vệ những con vật nuôi trong
gia đình mình
Tôi tiến hành tiết học với các nội dung:
+ Dạy hát: Đây là trọng tâm chính của bài thì tôi chủ yếu là tập cho các cháu
hát thuộc bài hát, hát rõ lời, đúng nhạc bài “Gà trống, mèo con và cún con”, tôi giành thời gian cho trẻ được thực hiện nhiều
+ Nghe hát: Là nội dung kết hợp, ở phần này trẻ được nghe cô hát, trẻ cảm nhận
được tính chất tình cảm của bài hát “Gà gáy”, được hưởng ứng theo giai điệu bài hát cùng cô
+ Trò chơi: trẻ được tham gia chơi trò chơi ai nhanh nhất cô phổ biến cách chơi
và luật chơi cho trẻ chơi Cô phải cân đối giữa các nội dung sao cho trẻ được họat động nhiều để phát huy hết khả năng ca hát của trẻ, có như vậy tiết học mới đạt kết quả tốt
c Chuẩn bị về đồ dùng, nhạc cụ, học cụ và không gian tổ chức hoạt động cho trẻ
*Về đồ dùng:
Đây là một nội dung vô cùng quan trọng trong hoạt động âm nhạc, nếu không có sự chuẩn bị về đồ dùng, các loại nhạc cụ, học cụ thì không thể tổ chức hoạt động và đặc biệt đối với trẻ mẫu giáo do đặc điểm của lứa tuổi các cháu tuy còn nhỏ nhưng rất thích cái đẹp, màu sắc sặc sỡ, mới lạ Do đó tôi đặc biệt cố gắng trong việc làm ra những đồ dùng, đồ chơi đẹp, hấp dẫn
Chẳng hạn như ngoài những nhạc cụ hiện đại đã có như: Đàn oóc gan, ti
vi, đầu đĩa, vi tính và những dụng cụ mua sẵn như phách tre, trống lắc… Tôi còn
sử dụng các loại lon, thùng thiếc có chứa các loại hột, hạt gạo, đậu cung cấp ra nhiều nguồn âm thanh hoặc tạo thêm nhạc cụ dân tộc như Đàn tơ rưng bằng tre
Trang 8nhỏ, vỏ hộp sữa làm trống cơm và sử dụng đồ dùng một cách có hiệu quả vào
trong tiết học
Hình ảnh về một số đồ dùng, dụng cụ âm nhạc tự tạo
Tuỳ thuộc vào chủ đề và trọng tâm của tiết học mà tôi chuẩn bị cho tốt về
đồ dùng, nhạc cụ, học cụ thu hút sự chú ý của trẻ và bản thân cũng phải tự luyện
đàn, luyện giọng hát vì muốn một giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả đòi hỏi cô
giáo phải hát đúng nhạc, có sử dụng đàn, nhạc cụ để trẻ làm quen với nhạc, tôi
cũng đã chuẩn bị cho mình một khối lượng kiến thức đầy đủ và những hình thức
biểu diễn mẫu thật chính xác có như vậy trong quá trình quan sát tạo được sự
hứng thú cho trẻ tù đó trẻ say mê từng bước hình thành tư duy trực quan và kích
thích yếu tố ban đầu, khái quát hoá hình ảnh trẻ quan sát và vận dụng vào các
động tác vào bài hát một cách sáng tạo
Tuỳ theo phương pháp và hình thức tổ chức mà tôi lựa chọn đồ dùng tích
hợp, hợp lý để giờ học diễn ra một cách sôi động lôi cuốn trẻ
Ví dụ: Tôi chuẩn bị các mô hình, sa bàn, các trò chơi, câu đố, tranh ảnh,
những câu chuyện bài thơ có liên quan theo chủ đề để khi tiến hành hoạt động
có thể tích hợp gây hứng thú tạo được tình huống động và tĩnh xen kẽ Có sự
chuẩn bị như vậy tôi rất tự tin và tiến hành giờ học có hiệu quả
Đồ dùng trong hoạt động âm nhạc rất phong phú, tất cả những đồ dùng,
đồ chơi của trẻ tôi đều phải để ở trạng thái mở, trẻ dễ dàng lấy và sử dụng, trẻ có
thể được làm quen ở mọi lúc mọi nơi Tôi còn giáo dục trẻ yêu quí, giữ gìn đồ
dùng Khi học song cất gọn gàng đúng nơi qui định
* Về không gian hoạt động:
Trong một giờ hoạt động âm nhạc nếu không có không gian hoạt động
phù hợp thì hiệu quả hoạt động sẽ thấp chính vì vậy việc lựa chọn không gian tổ
chức là vô cùng quan trọng, giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài để lựa chọn quan
sát bên ngoài và hình thức tổ chức cũng như phương pháp hoạt động cho trẻ ở
trong lớp, tôi luôn tạo ra không gian tốt nhất cho trẻ để giờ hoạt động âm nhạc
được thuận lợi và khoa học
Trang 9Ví dụ: ở chủ đề TGĐV
Chủ đề nhánh: Những con vật nuôi gần gũi trong gia đình
Tôi cùng trẻ sưu tầm tranh ảnh về các con vật trang trí mảng chủ đề Tạo mô hình những con vật nuôi trong gia đình cho trẻ đến thăm và quan sát trẻ sẽ rất thích thú…
Cần tạo cho trẻ không gian hoạt động mà trẻ cảm thấy không bị gò bó, ép buộc Một không gian thực sự giành cho trẻ, thân thiện giúp trẻ hoạt động dễ dàng, tiện lợi Nhờ việc làm quen trước và được hoạt động thường xuyên không chỉ trên giờ học mà trong các giờ vui chơi sẽ hình thành kỹ năng, kỹ sảo và khả năng tư duy, tưởng tượng cho trẻ Qua đó phát huy tính chủ động sáng tạo của trẻ
d Quan tâm bồi dưỡng thị hiếu âm nhạc cho trẻ
Để giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả tốt cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thế giới âm nhạc, tắm mình trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về âm nhạc, giúp trẻ tích luỹ tri thức mới, những ấn tượng tốt đẹp về thế giới xung quanh và thông qua hình tượng âm nhạc, xúc cảm thẩm mỹ của trẻ trở nên phong phú Trẻ biết rung động trước cái đẹp, yêu cái đẹp để rồi
từ đó tạo ra cái đẹp, đây là một quá trình đòi hỏi giáo viên phải có lòng ham mê, nhiệt tình và kiên trì tổ chức thường xuyên, có hệ thống và mức độ cao dần phù hợp với đặc điểm tâm lý trẻ
Tổ chức cho trẻ thực hành, trải nghiệm để phát huy hết khả năng âm nhạc vốn có của mình một cách tích cực, thể hiện tác phẩm một cách tự tin, mạnh dạn trước đông người, dẫn dắt trẻ đến với những hình tượng sống động của đời sống, giúp trẻ hình thành sự liên tưởng Tôi luôn quan sát và theo dõi giúp đỡ, động viên khen ngợi trẻ kịp thời, có thể thổi vào trẻ bầu không khí tin tưởng bằng những hoạt động sáng tạo vì khi trẻ nhận ra rằng cô giáo tôn trọng và hoan nghênh các biểu hiện cá nhân của chính mình thì những trẻ thông minh khéo léo
có khả năng cảm thụ cái đẹp sẽ tự tin hơn, nhiều chi tiết phong phú hơn và những trẻ yếu kém tôi áp dụng biện pháp cá biệt và quan tâm bồi dưỡng nhiều hơn
Ví dụ: Có một số trẻ rất nhút nhát, hay mất tự tin trước đông người, khi cô yêu cầu trẻ hát thì trẻ hay cúi mặt, cắn móng tay vì vậy tôi chọn thời điểm thích hợp để bồi dưỡng và luyện cho trẻ, tôi chọn bài hát quen thuộc gần gũi với trẻ như bài “Cháu yêu bà” “Con cò bé bé” “Cô và mẹ” cho trẻ thể hiện, tuy nhiên tôi không gò bó, áp đặt trẻ mà tôi rèn luyện củng cố cho trẻ trong từng tình huống và thời điểm khác nhau để trẻ có cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái, giúp trẻ hoạt động tích cực sâu hơn, từ đó giúp trẻ phát huy khả năng, kỹ năng ca hát một cách tự tin hơn
Trong tổ chức hoạt động tôi hạn chế sự dập khuôn máy móc vì nếu như vậy sẽ làm hạn chế sự sáng tạo của trẻ trong quá trình hoạt động biểu diễn, không phát huy được tính tích cực cho trẻ Tôi luôn khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập không áp đặt, gò bó trẻ, tiết học tổ chức sao cho nhiều cháu được tham gia, cô giáo là người sáng tác đem âm nhạc đến cho trẻ
Trang 10Tạo được mối liên hệ mật thiết giữa hoạt động âm nhạc với các hoạt động thẩm mỹ khác như: Tạo hình, văn học, hoạt động góc
Ví dụ: Sau giờ hoạt động chung GDPT thẩm mỹ (tiết âm nhạc)
Đề tài: Cô giáo miền xuôi
Phần hoạt động góc: ở góc phân vai cho trẻ chơi trò chơi “Tập làm cô giáo”
Cô dạy hát bài “Cô giáo miền xuôi” “Cô và mẹ” hướng trẻ hát những bài hát có nội dung phục vụ cho bài học và theo chủ điểm nhằm củng cố những kiến thức
đã học Tôi thấy trẻ rất thích chơi ở góc thể hiện được những công việc ở mỗi góc, giúp trẻ tìm hiểu về những công việc của người lớn, cứ như trẻ đang chơi
mà có học Hoặc cho trẻ xem các chương trình âm nhạc thiếu nhi, nghe nhạc mọi lúc mọi nơi
e Phối kết hợp với phụ huynh và nhà trường để có phương pháp giáo dục thống nhất
Việc phối kết hợp với phụ huynh là rất cần thiết chính vì vậy tôi luôn làm
tốt công tác tuyên truyền đến tất cả các bậc phụ huynh ở tất cả các thời điểm Như trong cuộc họp đầu năm tôi nêu lên tầm quan trọng về 5 lĩnh vực phát triển của trẻ đặc biệt là lĩnh vực phát triển thẩm mỹ “Nâng cao chất lượng hoạt động
âm nhạc cho trẻ ” Hàng tháng tôi tuyên truyền qua các biểu bảng nêu lên nội dung của các bài hát được học trong chủ đề đó, để từ đó phụ huynh thấy được tầm quan trọng của môn học
Và đối với trẻ mầm non đặc tính cơ bản rõ nét nhất là dễ nhớ lại mau quên, nếu không được luyện tập thường xuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy Vì thế tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh vào giờ đón trả trẻ đây là thời điểm giáo viên trực tiếp gặp gỡ trao đổi phụ huynh về khả năng học tập, vui chơi của trẻ, tuy nhiên đây là khoảng thời gian ngắn nên giáo viên không thể cung cấp đầy đủ mọi thông tin của trẻ cho phụ huynh Vì vậy tôi cần lựa chọn xem xét nên cần trao đổi với phụ huynh nào trước, phụ huynh nào sau, nội dung nào cần trao đổi bởi đây là việc làm lâu dài và thường xuyên giúp trẻ học tốt hơn
Ví dụ: Tôi thường xuyên chú ý và xếp loại trẻ theo từng đối tượng: Giỏi, khá, trung bình để nắm bắt và trao đổi với phụ huynh, những trẻ vẫn còn nhút nhát, chưa tự tin trong giao tiếp và biểu diễn tôi sẽ lựa chọn trao đổi trước với phụ huynh để từ đó cùng bàn bạc và đưa ra những biện pháp tốt nhất để giáo dục trẻ
Ngoài ra tôi còn kết hợp với phụ huynh sưu tầm băng đĩa nhạc hay, những bài hát hay có nội dung phù hợp với trẻ ngoài chương trình để dạy trẻ hoặc ghi âm giọng hát của trẻ vào đĩa và xây dựng thư viện âm nhạc của lớp
Khuyến khích phụ huynh rèn cho trẻ có ý thức yêu âm nhạc hơn khi ở nhà như cho trẻ nghe thêm băng đĩa, cha mẹ có thể cùng trẻ thể hiện bài hát Từ
đó làm phong phú thêm vốn hiểu biết về âm nhạc của trẻ, giúp trẻ tự nhiên khi thể hiện ca khúc mình yêu thích Phương pháp này tôi thấy rất có hiệu quả tôi luôn áp dụng phương pháp này một cách triệt để giúp trẻ học tốt hơn ở môi trường lớp học cũng như khi ở nhà