1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Logistics Và Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Đề Tài Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Xuất Khẩu Sầu Riêng Tại Tỉnh Tiền Giang.pdf

61 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Xuất khẩu sầu riêng là một ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, thực trạng xuất khẩu sầu riêng tại địa phương này đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và doanh thu trong những năm 2019-2022 giảm đáng kể. Năm 2020, do tình hình dịch bệnh và nhiều lý do khách quan đã khiên việc xuất khẩu sầu riêng gặp rất nhiều thiệt hại, nhiều quốc gia đã tạm ngừng nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và kinh tế của Tiền Giang. Một trong những lý do ảnh hưởng sẽ được giải đáp và đưa ra phương hướng giải quyết trong đề tài này bao gồm: Cải thiện chất lượng sản xuất và chuỗi cung ứng, quản lý lưu trữ chất lượng sầu riêng. Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp nhằm tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, giúp nông dân tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để đưa ngành công nghiệp sầu riêng tại Tiền Giang vượt qua khó khăn hiện tại. Ngoài ra, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam nói chung cũng đang gặp nhiều thách thức do cạnh tranh từ các nước sản xuất sầu riêng khác trong khu vực. Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vùng chuyên canh sầu riêng xuất khẩu lên 16.890 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện và thị xã nằm ở phía Tây. Cụ thể, các vùng chuyên canh này bao gồm huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Tân Phước và thị xã Cai Lậy. Trong số này, có hơn 11.000 ha đã sẵn sàng cho thu hoạch với năng suất trung bình đạt trên 28 tấn/ha, tạo ra sản lượng trên 312.000 tấn trái sầu riêng. Sản lượng này sẽ được cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước [1]. Để cải thiện giải pháp xuất khẩu sầu riêng, cần tập trung vào các yếu tố cơ bản như đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng giống cây sầu riêng chất lượng, thu hoạch và chế biến đúng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng sản phẩm và đồng nhất về chất lượng sản phẩm. Cần tăng giá trị thương hiệu của sầu riêng Việt Nam, xây dựn

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I TÓM TẮT LUẬN VĂN ĐẠI HỌC II

LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ LUẬN VĂN III

MỤC LỤC IV DANH MỤC HÌNH VI DANH MỤC BẢNG VII DANH MỤC SƠ ĐỒ IX DANH MỤC BIỂU ĐỒ X DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT XI

CHƯƠNG1:GIỚITHIỆUVỀĐỀTÀINGHIÊNCỨU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

1.4 Thời gian nghiên cứu 4

1.5 Phương pháp nghiên cứu 5

1.6 Đóng góp và ý nghĩa đề tài 6

1.6.1 Đóng góp 6

1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn 7

1.7 Kết cấu đề tài 7

CHƯƠNG2:LƯỢCKHẢOTÀILIỆU 8

Trang 2

2.1 Tổng quan tài liệu các giải pháp xuất khẩu sầu riêng 8

2.2 Tổng quan về phương pháp 12

CHƯƠNG3:CƠSỞLÝLUẬNVÀPHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU 18

3.1 Sơ đồ phương pháp luận 18

3.2 Phương pháp luận cụ thể 20

3.2.1 Analytic Hierarchy Process (AHP) 20

3.2.2 Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Solution (TOPSIS) 23

CHƯƠNG4:NỘIDUNGVÀKẾTQUẢNGHIÊNCỨU 25

4.1 Nội dung nghiên cứu 25

4.1.1 Cơ sở lý thuyết về sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang 25

4.1.2 Điều kiện tự nhiên 25

4.1.3 Diện tích canh tác sầu riêng 26

4.1.4 Hệ thống logistics xuất khẩu sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang 26

4.1.5 Phân loại đặc tính kỹ thuật của sầu riêng 27

4.2 Thực trạng doanh thu các công ty xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang 29

4.3 Triển khai nghiên cứu 34

4.3.1 Triển khai AHP 34

4.3.2Tính toán ảnh hưởng qua lại giữa các tiêu chí 38

CHƯƠNG5:KẾTLUẬNVÀKIẾNNGHỊ 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

PHỤ LỤC A

Trang 4

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tóm tắt các phương pháp tiếp cận với đề tài của tài liệu tham khảo 14

Bảng 2.2 Tóm tắt các tiêu chí đã được sử dụng trong các tài liệu tham khảo 16

Bảng 2.3 Các tiêu chí để đánh giá phương pháp xuất khẩu sầu riêng 17

Bảng 3.1 Bảng đo sự quan trọng bằng ngôn ngữ 21

Bảng 3.2 Bảng chỉ số ngẫu nhiên (RI) (saaty,1980) 23

Bảng 4.1 Doanh thu của các công ty xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang 2019 29

Bảng 4.3 Doanh thu của các công ty xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang 2021 30

Bảng 4.4 Doanh thu của các công ty xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang 2022 32

Biểu đồ 4.3 Biểu đồ thể hiện doanh thu đầu kì và cuối kì năm 2022 32

Bảng 4.6 ma trận chuẩn hóa các tiêu chí 35

Bảng 4.7 Ma trận chuẩn hóa các tiêu chí có trọng số 37

Bảng 4.8 Bảng đánh giá tiêu chí Giá đến các quốc gia xuất khẩu 38

Bảng 4.9 Bảng đánh giá tiêu chí Chất lượng đến các quốc gia xuất khẩu 38

Bảng 4.10 Bảng đánh giá tiêu chí Dịch vụ đến các quốc gia xuất khẩu 39

Bảng 4.11 Bảng đánh giá tiêu chí Vận chuyển đến các quốc gia xuất khẩu 39

Bảng 4.12 Bảng đánh giá tiêu chí Kỹ thuật canh tác đến các quốc gia xuất khẩu 40

Bảng 4.13 Bảng tiêu chí các tiêu chí có trọng số 40

Bảng 4.14 Bảng phân loại các tiêu chí 41

Bảng 4.15 Ma trận ban đầu tổng hợp từ các khảo sát 41

Bảng 4.16 Ma trận chuẩn quyết định chuẩn hóa 41

Trang 5

Bảng 4.17 Ma trận chuẩn hóa có trọng số AHP 42

Bảng 4.18 Ma trận lựa chọn lý tưởng 42

Bảng 4.19 Ma trận lựa chọn không lý tưởng 42

Bảng 4.20 Ma trận khoảng cách giữa các lựa chọn lý tưởng 43

Bảng 4.21 Ma trận khoảng cách giữa các lựa chọn không lý tưởng 43

Bảng 4.22 Kết quả từ TOPSIS 43

Trang 6

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phương pháp luận 18

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc 21

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ mô hình AHP 34

Trang 7

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Biểu đồ thể hiện doanh thu đầu kì và cuối kì năm 2020 29

Biểu đồ 4.2 Biểu đồ thể hiện doanh thu đầu kì và cuối kì năm 2021 31

Biểu đồ 4.3 Biểu đồ thể hiện doanh thu đầu kì và cuối kì năm 2022 32

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh

bậc

Analytic Hierarchy Process

by Similarity to Ideal Solution

Trang 9

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Đặt vấn đề

Xuất khẩu sầu riêng là một ngành kinh tế chủ lực của tỉnh Tiền Giang, đặc biệt

là ở các huyện Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành Tuy nhiên, trong những năm gần đây,

thực trạng xuất khẩu sầu riêng tại địa phương này đã gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và doanh thu trong những năm 2019-2022 giảm đáng

kể Năm 2020, do tình hình dịch bệnh và nhiều lý do khách quan đã khiên việc xuất

khẩu sầu riêng gặp rất nhiều thiệt hại, nhiều quốc gia đã tạm ngừng nhập khẩu sầu riêng từ Việt Nam, gây ảnh hưởng đến ngành nông nghiệp và kinh tế của Tiền Giang

Một trong những lý do ảnh hưởng sẽ được giải đáp và đưa ra phương hướng giải quyết trong đề tài này bao gồm: Cải thiện chất lượng sản xuất và chuỗi cung ứng,

quản lý lưu trữ chất lượng sầu riêng

Để giải quyết vấn đề này, chính quyền địa phương đã triển khai các biện pháp

nhằm tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm, giúp nông dân tiếp cận thị trường tiêu

thụ sản phẩm của mình Tuy nhiên, những nỗ lực này vẫn chưa đủ để đưa ngành công nghiệp sầu riêng tại Tiền Giang vượt qua khó khăn hiện tại Ngoài ra, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam nói chung cũng đang gặp nhiều thách thức do cạnh tranh từ các nước sản xuất sầu riêng khác trong khu vực

Hiện nay, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vùng chuyên canh sầu riêng

xuất khẩu lên 16.890 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện và thị xã nằm ở phía Tây Cụ

thể, các vùng chuyên canh này bao gồm huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè, huyện Tân Phước và thị xã Cai Lậy Trong số này, có hơn 11.000 ha đã sẵn sàng cho thu hoạch

với năng suất trung bình đạt trên 28 tấn/ha, tạo ra sản lượng trên 312.000 tấn trái sầu riêng Sản lượng này sẽ được cung ứng cho các thị trường trong và ngoài nước [1]

Để cải thiện giải pháp xuất khẩu sầu riêng, cần tập trung vào các yếu tố cơ bản như đảm bảo chất lượng sản phẩm bằng cách sử dụng giống cây sầu riêng chất lượng, thu hoạch và chế biến đúng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng sản phẩm và đồng nhất về

chất lượng sản phẩm Cần tăng giá trị thương hiệu của sầu riêng Việt Nam, xây dựng

Trang 10

chuỗi giá trị sản phẩm, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm chế biến từ sầu riêng,

quản lý sản xuất và tiêu thụ cũng như quảng bá thương hiệu Việc giá cả cạnh tranh

và quản lý sản xuất và tiêu thụ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường năng

suất và cải thiện hiệu quả kinh doanh Cuối cùng, quảng bá thương hiệu là một yếu

tố không thể thiếu giúp các nhà sản xuất sầu riêng tiếp cận khách hàng tiềm năng và truyền đạt thông điệp về chất lượng và giá trị sầu riêng tại Tiền Giang

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Mục tiêu chung của đề tài "Nâng cao giải pháp xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang, Việt Nam" là tối ưu hóa toàn bộ chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiếp thị sầu riêng, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp sầu riêng tại Tiền Giang và gia tăng đóng góp của nó vào kinh tế tỉnh cũng như quốc gia

Để đạt được mục tiêu này, đề tài tập trung vào việc tối ưu hóa các khâu quan

trọng trong quy trình sản xuất sầu riêng Điều này bao gồm việc áp dụng các phương pháp canh tác hiện đại, cải thiện quản lý tài nguyên và áp dụng các biện pháp bảo vệ

thực vật để giảm thiểu rủi ro từ sâu bệnh Đồng thời, việc đầu tư vào công nghệ chế

biến và bảo quản sẽ giúp duy trì chất lượng và hương vị tự nhiên của sầu riêng, từ đó

tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao

Mục tiêu cũng bao gồm việc xây dựng và nâng cao hạ tầng cơ sở, như cơ sở lưu

trữ lạnh và các hệ thống vận chuyển hiện đại Điều này giúp đảm bảo rằng chất lượng

của sầu riêng được duy trì trong suốt quá trình vận chuyển và xuất khẩu Đồng thời,

việc nâng cao kiến thức và kỹ năng cho người lao động trong ngành cũng là một phần quan trọng để đảm bảo sự hiệu quả và chất lượng trong mọi khâu của chuỗi giá trị

Cuối cùng, mục tiêu của đề tài là tạo ra chiến lược tiếp thị mạnh mẽ, xây dựng hình ảnh thương hiệu sầu riêng Tiền Giang trên thị trường quốc tế và mở rộng cơ hội

tiếp cận các thị trường mới Điều này đòi hỏi sự tìm hiểu sâu rộ về yêu cầu của các

thị trường khác nhau và sự đổi mới trong cách tiếp cận khách hàng

Trang 11

chế biến và bảo quản hiện đại, hạn chế về hạ tầng vận chuyển, và khả năng thích nghi

với yêu cầu thị trường

Để giải quyết những thách thức này, cần đề xuất các giải pháp cụ thể Cải thiện quy trình sản xuất và canh tác, áp dụng phương pháp chế biến và bảo quản tiên tiến, xây dựng cơ sở hạ tầng lưu trữ và vận chuyển, cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, là những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả xuất khẩu

Mục tiêu của nghiên cứu là tạo ra cái nhìn tổng quan và chi tiết về tình hình xuất

khẩu sầu riêng tại Tiền Giang, xác định các vấn đề và cơ hội, và đề xuất các giải pháp

cụ thể để nâng cao hiệu quả trong quá trình xuất khẩu

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài "Nâng cao giải pháp xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang" bao gồm một

loạt các thực thể và khía cạnh liên quan đến ngành xuất khẩu sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang, Việt Nam

Trước hết, đối tượng nghiên cứu bao gồm các nông dân và doanh nghiệp tham gia vào quy trình sản xuất và xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang Việc nắm bắt ý kiến

và hiểu rõ góc nhìn của những người trực tiếp tham gia vào quá trình này rất quan

trọng để xác định các vấn đề, thách thức và cơ hội mà đề tài muốn giải quyết

Ngoài ra, các cơ quan chính phủ địa phương và quốc gia có liên quan đến việc

quản lý, hỗ trợ và điều hành ngành xuất khẩu sầu riêng cũng là một phần của đối tượng nghiên cứu Thông qua việc tương tác với các cơ quan này, đề tài có thể đánh giá hiệu quả của các chính sách hiện tại và đề xuất các biện pháp cải thiện

Không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương, đối tượng nghiên cứu còn bao

gồm các thị trường xuất khẩu tiềm năng và các đối tác thương mại quốc tế Việc tìm

Trang 12

hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn và yêu cầu của các thị trường này là quan trọng để đề xuất các giải pháp phù hợp với môi trường quốc tế

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu tập trung vào tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh lớn nhất

Việt Nam về sản xuất và xuất khẩu sầu riêng Với diện tích trồng sầu riêng hơn 16.000

ha, sản lượng hàng năm đạt khoảng 300.000 tấn, chiếm khoảng 10% tổng sản lượng

sầu riêng của cả nước

Phạm vi nghiên cứu bao gồm các hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu và tương tác với các chủ thể liên quan như nông dân, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ địa phương và các đối tác thương mại Cụ thể, các hoạt động nghiên cứu sẽ được thực

hiện theo các bước sau:

Đánh giá thực trạng ngành xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang: Nghiên cứu sẽ đánh giá về quy mô, thị trường, thị phần, giá cả, chất lượng, của ngành xuất khẩu

sầu riêng tại Tiền Giang

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu sầu riêng: Nghiên cứu

sẽ phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu sầu riêng: Nghiên cứu sẽ đề

xuất các giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang, bao gồm các giải pháp về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, Sử dụng phương pháp AHP

và TOPSIS để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất: Nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp AHP để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá, và sử dụng phương pháp TOPSIS

để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất

1.4 Thời gian nghiên cứu

Thời gian thực hiện nghiên cứu là từ ngày 8/4/2023 đến ngày 6/10/2023, kéo dài trong 6 tháng Trong thời gian này, nghiên cứu sẽ được thực hiện theo các giai đoạn sau:

• Giai đoạn 1 (8/4/2023 - 30/6/2023): Thu thập thông tin, dữ liệu và xây dựng kế

hoạch nghiên cứu

Trang 13

• Giai đoạn 2 (1/7/2023 - 31/8/2023): Tiến hành nghiên cứu thực địa và phân tích

dữ liệu

• Giai đoạn 3 (1/9/2023 - 6/10/2023): Đánh giá kết quả nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để có cơ sở phân tích các yếu tố, đề tài phải thu thập các dữ liệu và đánh giá chúng Do đó, nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để phù hợp

với việc phân tích dữ liệu Phương pháp này được thực hiện thông qua các hình thức sau:

Xuất khẩu sầu riêng là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam, mang

lại giá trị kinh tế cao Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả xuất khẩu sầu riêng, cần phải

có các giải pháp phù hợp

Để lựa chọn và phân nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu sầu riêng,

luận văn đã đề xuất một mô hình ra quyết định tích hợp mới Mô hình này kết hợp hai phương pháp nổi tiếng là AHP và TOPSIS Phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process) được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá Phương pháp này dựa trên nguyên tắc phân tích hệ thống theo cấp độ, từ cấp cao nhất

là mục tiêu xuống cấp thấp nhất là các tiêu chuẩn đánh giá Trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá được xác định thông qua quá trình so sánh cặp đôi Phương pháp TOPSIS (Technique for Order Preference by Similarity to Ideal Solution) được sử

dụng để xếp hạng và phân nhóm các giải pháp dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá Phương pháp này dựa trên nguyên tắc lựa chọn giải pháp có khoảng cách gần nhất

với điểm tối ưu và xa nhất với điểm kém nhất Một điểm đặc biệt của mô hình đề xuất

là cho phép sử dụng các biến ngôn ngữ để biểu diễn giá trị tỷ lệ của các lựa chọn và

trọng số của các tiêu chuẩn đánh giá Điều này giúp người dùng dễ dàng hiểu và sử

dụng mô hình hơn Để làm rõ quy trình tính toán và hiệu quả của mô hình, tác giả đã ứng dụng mô hình trong một trường hợp thực tế Kết quả cho thấy mô hình đề xuất

có thể lựa chọn và phân nhóm các giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu sầu riêng

một cách hiệu quả

Trang 14

thị trường, tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thể hiện cam kết với sự phát triển bền vững

Cụ thể, đề tài này có những đóng góp và ý nghĩa sau:

1.6.1 Đóng góp

Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm sầu riêng: Việc cải tiến chất lượng sầu riêng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản

phẩm trên thị trường quốc tế, thu hút nhiều khách hàng tiềm năng Đồng thời, việc đa

dạng hóa sản phẩm sầu riêng sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của ngành, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường

Tạo việc làm và mở rộng thị trường: Việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu sầu riêng

sẽ tạo ra nhiều việc làm cho người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn Đồng thời,

việc mở rộng thị trường xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp và người dân có thêm cơ hội kinh doanh, nâng cao thu nhập

Tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng: Việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng trong quá trình sản xuất và xuất khẩu sẽ giúp xây dựng lòng tin từ các thị trường đối tác Điều này sẽ góp phần tạo điều kiện thuận

lợi cho việc xuất khẩu sầu riêng sang các thị trường khó tính

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thể hiện cam kết với sự phát triển bền vững:

Việc nâng cao hiệu quả xuất khẩu sầu riêng sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

của tỉnh Tiền Giang và cả nước Đồng thời, việc tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực

phẩm và chất lượng cũng thể hiện cam kết của Việt Nam với sự phát triển bền vững

và quan hệ thương mại quốc tế

Trang 15

- Về mặt xã hội: Đề tài sẽ giúp nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống cho người dân

- Về mặt môi trường: Đề tài sẽ góp phần bảo vệ môi trường, phát triển bền vững ngành sầu riêng

Để thực hiện thành công đề tài này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người dân

- Về phía cơ quan quản lý, cần có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng

thị trường xuất khẩu

- Về phía doanh nghiệp, cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới

- Về phía người dân, cần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, sản xuất sầu riêng theo hướng an toàn, bền vững

- Với sự nỗ lực của các bên, chắc chắn đề tài giải pháp nâng cao hiệu quả xuất

khẩu sầu riêng tại tỉnh Tiền Giang sẽ thành công, góp phần phát triển ngành sầu riêng và nền kinh tế Việt Nam

1.7 Kết cấu đề tài

Đề tài bao gồm 5 chương:

− Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu

− Chương 2: Lược khảo tài liệu

− Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

− Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu

− Chương 5: Kết luận và một số kiến nghị

Trang 16

CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Tổng quan tài liệu các giải pháp xuất khẩu sầu riêng

Để nâng cao giải pháp xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang, cần phải dựa trên một

số cơ sở lý thuyết trong lĩnh vực kinh tế và xuất khẩu Đầu tiên xây dựng thương hiệu

sầu riêng địa phương sẽ giúp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và tăng cường độ tin cậy của khách hàng đối với sản phẩm đó

Thứ hai, tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong xuất khẩu sầu riêng Đảm bảo an toàn thực phẩm và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu sẽ giúp sản phẩm sầu riêng Việt Nam được chấp nhận và có độ tin cậy cao trên thị trường quốc tế như nghiên cứu của tác giả Patana Sukprasert và cộng sự (2018) [2] đã nghiên cứu về ác yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất sầu riêng chất lượng xuất khẩu của các nông dân tại tỉnh Chanthaburi, Thái Lan Bài báo này tập trung vào việc phân tích các yếu tố liên quan đến chất lượng và năng suất của cây sầu riêng, cũng như khả năng của nông dân trong việc tạo

ra sầu riêng chất lượng xuất khẩu

Các yếu tố nghiên cứu bao gồm đặc tính của đất, phân bón, giống cây, kỹ thuật

trồng, phương pháp chăm sóc, và việc ứng dụng các quy định an toàn thực phẩm Kết

quả nghiên cứu cho thấy rằng các yếu tố này đều có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và năng suất của cây sầu riêng, và các nông dân cần phải áp dụng một cách chính xác để tạo ra sầu riêng chất lượng xuất khẩu

Cuối cùng, việc đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong sản xuất

sầu riêng sẽ giúp nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm như trong bài báo nghiên cứu của Asdawut Siriprasertchok được đăng năm 2020 [3] là một nghiên

cứu về vấn đề nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại Thái Lan Bài báo sử dụng phương pháp AHP để đánh giá mức độ ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi cung ứng, bài báo đã đưa ra các khuyến nghị để nâng cao hiệu suất của chuỗi cung ứng sầu riêng tại Thái Lan Ưu điểm của bài báo này là cung cấp một phân tích chi tiết về chuỗi cung ứng sản phẩm sầu riêng tại Thái

Trang 17

Lan và áp dụng phương pháp AHP để đánh giá mức độ ưu tiên của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của chuỗi cung ứng Cuối cùng bài báo kết luận việc cải thiện

hiệu suất của chuỗi cung ứng trái sầu riêng của Thái Lan đòi hỏi một quá trình quản

lý tập trung vào các yếu tố quan trọng và sử dụng các chỉ số hiệu suất để theo dõi và đánh giá quá trình quản lý Điều này sẽ giúp sản phẩm sầu riêng Việt Nam cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng

Tuy hai bài báo này đều nghiên cứu về sầu riêng tại Thái Lan, nhưng tập trung vào các khía cạnh khác nhau của chuỗi cung ứng Bài báo đầu tiên tập trung vào sản

xuất tại mức độ nông dân và yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng xuất khẩu của sầu riêng, trong khi bài báo thứ hai tập trung vào các đặc điểm và hiệu suất của chuỗi cung ứng sầu riêng, và đưa ra phương pháp AHP để đánh giá hiệu suất của chuỗi cung ứng nhằm giúp con đường xuất khẩu sầu riêng tại Tiền Giang được dễ dàng hơn

Trong nghiên cứu của W Tantrakonnsab và cộng sự [4] đã phân tích xu hướng

xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc trong giai đoạn 2010-2022 Bài báo

sử dụng các phương pháp thống kê mô tả để mô tả xu hướng xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc, phân tích hồi quy giúp xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc cuối cùng phân tích tác động nhằm xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung

Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc

đã tăng trưởng nhanh chóng trong giai đoạn nghiên cứu, với tốc độ tăng trưởng trung bình là 12,5%/năm Trong năm 2022, Thái Lan đã xuất khẩu 2,17 triệu tấn sầu riêng sang Trung Quốc, chiếm khoảng 96% tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan

Trong bài báo của tác giả Suhana Safari và các cộng sự [5] đã nghiên cứu chuỗi cung ứng xuất khẩu sầu riêng nguyên trái đông lạnh của Malaysia sang Trung

Quốc Bài báo sử dụng các phương pháp phỏng vấn, khảo sát và phân tích dữ liệu để đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng này Kết quả nghiên cứu cho thấy để nâng cao

hiệu quả của chuỗi cung ứng xuất khẩu sầu riêng nguyên trái đông lạnh của Malaysia

Trang 18

sang Trung Quốc, bài báo đề xuất một số giải pháp như tăng cường kiểm soát chất lượng, giảm chi phí logistics, tìm kiếm thị trường mới Các kết quả nghiên cứu và

giải pháp đề xuất trong bài báo có thể được sử dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động

của chuỗi cung ứng này, giúp sầu riêng Malaysia tiếp tục duy trì và phát triển thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc

Theo nghiên cứu của Rajabhat Chiang Mai và cộng sự [6] đã nghiên cứu về

khả năng cạnh tranh của xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc, đặc biệt là vai trò của quan hệ đối tác chiến lược với Alibaba Group Tương tự như nghiên cứu

của tác giả Pichaya Likhitpichitchai và 2 cộng sự [7] Bài báo thứ nhất sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy và phân tích tác động để mô tả xu hướng xuất

khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến xuất

khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc và xem xét tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc

Bài báo thứ hai sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy và phân tích trường hợp Phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy được sử dụng

để mô tả xu hướng xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc và xác định các

yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc Phương pháp phân tích trường hợp được sử dụng để nghiên cứu quan hệ đối tác chiến lược giữa Thái Lan và Alibaba Group và vai trò của quan hệ đối tác này trong việc thúc đẩy

xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc

Nhìn chung, hai bài báo đều cung cấp những thông tin hữu ích về khả năng

cạnh tranh của xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang thị trường Trung Quốc Tuy nhiên, bài báo thứ hai có thêm phương pháp phân tích trường hợp để nghiên cứu sâu hơn về

một khía cạnh cụ thể của vấn đề, đó là vai trò của quan hệ đối tác chiến lược với Alibaba Group trong việc thúc đẩy xuất khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc

Trong khi đó tác giả GL Prasto và SDW Prajanti [8] đã nghiên cứu về thu nhập

và chiến lược phát triển của trồng trọt sầu riêng ở Indonesia Bài báo sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích hồi quy và phân tích tác động để phân tích dữ

liệu từ 100 hộ nông dân trồng sầu riêng ở tỉnh Jambi, Indonesia Kết quả nghiên cứu

Trang 19

cho thấy thu nhập của hộ nông dân trồng sầu riêng ở Jambi phụ thuộc vào các yếu tố như, kích thước vườn sầu riêng, Giá sầu riêng, chi phí sản xuất Bài báo cũng đề xuất

một số chiến lược phát triển cho trồng trọt sầu riêng ở Indonesia, bao gồm Tăng cường

áp dụng các kỹ thuật canh tác tiên tiến, Tăng cường liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp, Hỗ trợ phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ sầu riêng Các kết quả nghiên

cứu và đề xuất trong bài báo có thể được sử dụng để hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp trong việc phát triển trồng trọt sầu riêng ở Indonesia

Tác giả T.Tongmak và các cộng sự [9] đã sử dụng một phương pháp tổng hợp bao gồm phân tích SWOT, phân tích chuỗi giá trị và phân tích SCOR để đánh giá tình hình xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngành xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan có một số điểm mạnh, bao gồm nguồn cung

cấp nguyên liệu đa dạng, khả năng sản xuất cao cấp và kinh nghiệm xuất khẩu lâu năm Tuy nhiên, cũng đã xác định một số điểm yếu cần được cải thiện, bao gồm sự không đồng nhất trong quy trình sản xuất, việc kiểm soát chất lượng còn hạn chế và các chi phí vận chuyển và logistics đang gia tăng

Dựa trên các kết quả phân tích này, bài nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp

để nâng cao khả năng xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan Điều này bao gồm việc tăng cường hợp tác giữa các thành phần trong chuỗi cung ứng, sử dụng các công nghệ mới

để tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải thiện kiểm soát chất lượng sản phẩm

Trong bài báo "Distribusi Buah Lokal Dan Buah Import (Studi Kasus Pada Pedagang Buah Di Kota Semarang)" của tác giả Nurchayati và Hikmah (2014) [10] đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để khảo sát và phân tích cấu trúc kênh phân phối trái cây tại Thành phố Semarang, Indonesia Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ

thống phân phối trái cây ở Semarang có thể được phân thành 5 loại, và các yếu tố có ảnh hưởng đến hệ thống này bao gồm nguồn cung cấp trái cây, nhu cầu của người tiêu dùng, chi phí logistics và các quy định của chính quyền

Trên cơ sở kết quả này, bài nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện

hệ thống phân phối trái cây tại Semarang Những giải pháp này bao gồm tăng cường

Trang 20

hợp tác giữa các bên liên quan, áp dụng các công nghệ mới để tối ưu hóa quy trình phân phối và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về trái cây

2.2 Tổng quan về phương pháp

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu ứng dụng các phương pháp ra quyết định đa tiêu chí với các phương pháp như: TOPSIS, AHP, DEA, ANP,… Tuy nhiên, trong đề tài nghiên cứu này phương pháp AHP được phát triển bỡi Thomas L.Saatyy (1970) [11] và phương pháp TOPSIS lần đầu được giới thiệu bởi Ching-Lai Hwang (1981) [12] cả 2 phương pháp đều được phát triển và bổ sung thêm vào nhiều năm sau đó, được coi là hai công cụ phổ biến nhất để giải quyết các vấn đề ra quyết định

đa tiêu chuẩn MCDM Nội dung chính của AHP là tính toán trọng số á dụng cho các bài toán ra quyết định đa tiêu chuẩn để cung cấp một thứ tự sắp xếp của những quyết định và nhờ vào nó mà ta tìm được một quyết định cuối cùng hợp lý nhất Trong khi

đó, nội dung chính của TOPSIS là đánh giá các lựa chọn bằng việc đo lường đồng

thời khoảng cách từ các lựa chọn tới giải pháp tối ưu tích cực (PIS) và giải pháp tối

ưu tiêu cực (NIS) Phương án được lựa chọn phải có khoảng cách ngắn nhất từ PIS

và khoảng cách xa nhất từ NIS

Trong nghiên cứu của Li Hong và cộng sự [13] bài báo này đã sử dụng phương pháp AHP để ưu tiên các vấn đề chính ảnh hưởng đến logistics chuỗi lạnh trong việc buôn bán trái cây và rau quả từ Tân Cương đến các nước Trung Á khác Kết quả nghiên cứu cho thấy, vấn đề về cơ sở hạ tầng là vấn đề chính ảnh hưởng đến logistics chuỗi lạnh, tiếp theo là các vấn đề về quản lý, công nghệ và nhân lực

Trong nghiên cứu của R.K.Singh và cộng sự [14] đã đề xuất sử dụng phương pháp fuzzy AHP và fuzzy TOPSIS để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 3PL cho quản

lý chuỗi lạnh Phương pháp fuzzy AHP được sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá, trong khi phương pháp fuzzy TOPSIS được sử dụng để đánh giá các nhà cung cấp dịch vụ 3PL dựa trên các tiêu chí như giá cả, chất lượng dịch vụ, trình độ kinh nghiệm phạm vi dịch vụ, mối quan hệ hợp tác Kết quả cho thấy, phương pháp fuzzy AHP và fuzzy TOPSIS là một phương pháp hiệu quả để lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 3PL cho quản lý chuỗi lạnh Phương pháp này cho phép xác định

Trang 21

trọng số của các tiêu chí đánh giá một cách khách quan và toàn diện, đồng thời đưa

ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 3PL tối ưu

Theo nghiên cứu của Andi Dirpan [15] đã xác định bốn phương pháp công nghệ sau thu hoạch chính, bao gồm: Đóng gói trong môi trường khí điều chỉnh (MAP), lưu trữ trong môi trường khí điều chỉnh (CAS) ,lớp phủ, xử lý bằng nước nóng và sử dụng phương pháp AHP để xác định trọng số của các tiêu chí đánh giá các phương pháp công nghệ sau thu hoạch này Các tiêu chí đánh giá bao gồm: Độ

cải thiện chất lượng, khả năng áp dụng, thời gian bảo quản, chi phí Bài báo đã sử

dụng các tiêu chí đánh giá phù hợp để lựa chọn phương pháp công nghệ sau thu hoạch

tốt nhất cho quýt Selayar ở Indonesia

Trong nghiên cứu của Narthsirinth Netirith (2021) [16] tác giả đã sử dụng phương pháp AHP (Analytic Hierarchy Process) và TOPSIS (Technique for Order of Preference by Similarity to Ideal Solution) để tối ưu hóa tuyến vận chuyển từ Chon Buri, Thái Lan tới Kunming, Trung Quốc Kết quả nghiên cứu cho thấy tuyến vận chuyển tối ưu là sự kết hợp giữa đường bộ và đường sắt, với thời gian vận chuyển

ngắn nhất, chi phí vận chuyển hợp lý và độ tin cậy cao.Để đánh giá tuyến vận chuyển, nghiên cứu sử dụng các tiêu chí bao gồm thời gian vận chuyển, chi phí vận chuyển,

độ tin cậy và an toàn Các chuyên gia trong ngành đã được tham gia phỏng vấn để xác định trọng số cho từng tiêu chí Các trọng số này sau đó được áp dụng để tính toán điểm số cho từng tuyến vận chuyển Tuyến vận chuyển có điểm số cao nhất sẽ được xác định là tuyến vận chuyển tối ưu.Kết quả của nghiên cứu trong bài báo này

có ý nghĩa quan trọng trong việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển trong chuỗi cung ứng hàng lạnh Phương pháp nghiên cứu được áp dụng có thể được sử dụng để tối ưu hóa vận chuyển cho các loại hàng hóa khác nhau

Từ những cơ sở lý thuyết đã nêu, với đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả xuất

khẩu sầu riêng tại Tiền Giang ” sẽ sử dụng phương pháp ra quyết định đa tiêu chí (MCDM) là phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và phương pháp điểm lý tưởng (TOPSIS) phù hợp nhất để đưa ra giải pháp tối ưu nhất

Trang 22

Bảng 2.1 Tóm tắt các phương pháp tiếp cận với đề tài của tài liệu tham khảo

cứu W.Tantrakonnsab,

N.Tantrakoonsab [4]

Phân tích dữ liệu thứ

cấp, phân tích định tính,

phỏng vấn chuyên gia

Khả năng cạnh tranh của xuất

khẩu sầu riêng Thái Lan sang Trung Quốc

S Safari et al [5] Phân tích dữ liệu thứ

cấp, phỏng vấn chuyên gia

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh nguyên quả từ Malaysia sang Trung Quốc

Sudarat Sukloet [6] Phương pháp phân tích

so sánh lợi thế so sánh (RCA), phân tích dữ liệu

phỏng vấn chuyên gia

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của xuất khẩu

sầu riêng Thái Lan sang Trung

Quốc Supat Thongkaew et

al [2]

Phân tích dữ liệu thứ

cấp, phỏng vấn chuyên gia, khảo sát nông dân

Các yếu tố ảnh hưởng đến sản

xuất sầu riêng của nông dân ở

miền Đông Thái Lan Georgius Lingga

Prasto [8]

Phân tích dữ liệu thứ

cấp, phỏng vấn chuyên gia, khảo sát nông dân, AHP

Thông tin và phân tích về thu

nhập của nông dân trồng sầu riêng huyện Jambu Semarang Regency

Trang 23

Phân tích về việc lựa chọn tuyến vận tải từ Chon Buri, Thái Lan đến Kunming, Trung

Quốc Thaniya Tongmak et

al [9]

Phân tích dữ liệu thứ

cấp, phỏng vấn chuyên gia, phân tích SCOR

Phân tích về khả năng xuất

khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc

N Nurchayati, H

Hikmah [10]

Phân tích dữ liệu thứ

cấp, phỏng vấn chuyên gia, khảo sát trực tiếp

Phân phối trái cây từ nông dân đến người sản xuất đến người tiêu dùng ở hành phố

Semarang

R K Singh et al [14] Phân tích dữ liệu thứ

cấp, phỏng vấn chuyên gia, phân tích fuzzy AHP và fuzzy TOPSIS

Lựa chọn phương pháp bảo

quản sau thu hoạch cho cam quýt ở Indonesia

Các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây và rau quả từ Tân Cương

Trang 24

Bảng 2.2 Tóm tắt các tiêu chí đã được sử dụng trong các tài liệu tham khảo

Bài NC nguồn Giá Thị

Dịch

vụ

Vận chuyển

Kỹ thuật canh tác

Chi phí

sản

xuất W.Tantrakonnsab,

Trang 25

Dựa trên thông tin các tài liệu đã được tham khảo, các tiêu chí mà nhóm đã lựa chọn

và sử dụng để đánh giá cho bài nghiên cứu được trình bày trong bảng 3

Bảng 2.3 Các tiêu chí để đánh giá phương pháp xuất khẩu sầu riêng

Chất lượng Chất lượng quả sầu riêng, kích thước, hình dáng, độ chín, hương

vị…

Giá Tùy mỗi loại sầu riêng mà có giá khác nhau Giá sầu riêng thường

cao khi mùa vụ khan hiếm…

Kỹ thuật canh

tác

Trồng cây đúng quy trình kỹ thuật, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch đúng thời điểm…

Dịch vụ Bao gồm kiểm dịch, tư vấn, đóng gói, bảo hiểm,…

Vận chuyển Quá trình vận chuyển từ Việt Nam đến các nước xuất khẩu…

Trang 26

CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Sơ đồ phương pháp luận

Sơ đồ 3.1 Sơ đồ phương pháp luận Bước 1 : Xác định vấn đề nghiên cứu

Xác định vấn đề nghiên cứu và các nguồn thông tin cần thu thập Sau khi xác định vấn đề nghiên cứu trong việc lựa chọn “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

XUẤT KHẨU SẦU RIÊNG TẠI TỈNH TIỀN GIANG” ta ứng dụng phương pháp AHP và TOPSIS để xác định nội dung và nguồn thu thập thông tin có liên quan mà

cụ thể dữ liệu cần thiết trong nghiên cứu gồm: dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp Bước 2: Thu thập, đánh giá dữ liệu

Ở bước lý thuyết nền chúng ta cần phải tìm đọc các bài nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và chúng phải đến từ các nguồn uy tín như là Google

Xác định vấn đề nghiên cứu Thu thập đánh giá dữ liệu Xây dựng mô hình AHP

Kiểm tra độ nhất quán của AHP

Xây dựng mô hình TOPSIS

Kết luận

Không nhất quán

Nhất quán

Trang 27

Scholar, Sciencedrierect,… Hoặc thu thập thông tin ở các nguồn đáng tin cậy: các bài nghiên cứu khoa học đã nghiên cứu trước, các bài báo lớn trên các tạp chí uy tín, sẽ tìm hiểu và lấy thông tin chính ở các nguồn đó, các thông tin có liên quan nhất đối

với chủ đề nghiên cứu Từ đó ta thu được các lý thuyết nền phù hợp với cấu trúc mô hình của bài nghiên cứu như các tiêu chí để lựa chọn ra giải pháp tốt nhất để xuất

khẩu sầu riêng

Trong quá trình nghiên cứu việc thu thập các thông tin, dữ liệu là một phần vô cùng quan trọng không thể thiếu Điều này sẽ làm nền tảng cho việc nghiên cứu và phân tích diễn ra một cách thuận lợi Việc thu thập thông tin thường sẽ tốn nhiều thời gian, công sức Vì vậy, ở giai đoạn này chúng tôi cần phải tiến hành một cách cẩn

thận có hiệu quả và đánh vào trọng tâm của bài nghiên cứu Ở bài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng 2 nguồn dữ liệu chính là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu sơ cấp ( các số liệu được lấy từ các khách hàng): Xác định rõ mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cần được kiểm định Từ đó lựa chọn phương pháp thu

thập dữu liệu sơ cấp phù hợp với bài nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử

dụng là phương pháp khảo sát trực tuyến Sau đó sẽ xác định, tiến hành phân tích

mẫu

Sau khi khoanh vùng được những thông tin củng như xác định được cở mẫu

Ta sẽ tiến hành thu thập thông tin của người dùng trên diện rộng thông qua việc sử

dụng Google Form tạo thành bảng câu hỏi để điều tra khảo sát

Dữ liệu thứ cấp (số liệu thống kê, báo cáo tài chính được công bố và có sẵn):

Những dữ liệu này đượcc tìm hiểu thông qua các website, cổng thông tin, các cơ sở

lý thuyết được tổng hợp tại những nguồn uy tín và độ chính xác cao có liên quan đến bài nghiên cứu Điển hình như một số bài báo cáo, tạp chí uy tín như Sustainability, Elsevier, Emerald,… Ngoài ra, chúng còn được tìm kiếm tại các trang web lưu trữ tài

liệu như Google Scholar, Sciencedirect,…

Bước 3: Xây dựng mô hình AHP

Đầu tiên chúng tôi tiến hành xây dựng bảng câu hỏi khảo sát phục vụ cho mô hình AHP, tiếp theo là xác định quy mô mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát

Trang 28

Từ đó sẽ đưa ra các số liệu, kết quả đước rút ra từ quá trình thu thập sẽ được đưa vào phân tích nhằm đánh giá và xếp hạng các tiêu chí, đối tượng

Bước 4: Kiểm tra kết quả mô hình AHP

Kiểm tra lại tính nhất quán của mô hình, nếu không thỏa mãn yêu cầu thì quay

lại bước xác định ban đầu

Bước 5: Xây dựng mô hình TOPSIS

Sau khi xác định được trọng số của các tiêu chí từ mô hình AHP, ta tiến hành thành lập ma trân quyết định và ma trân trọng số, sau đó tính các giá trị lý tưởng tối

ưu, tính toán điểm tiềm năng và cuối cùng là xếp hạng các nhà cung cấp

Bước 6: Kết luận

Phân tích và kết luận lại những kết quả đạt được khi thực hiện nghiên cứu, bên

cạnh đó kiến nghị với các bên có liên quan về các vấn đề gặp phải cũng như chưa giải quyết được trong quá trình nghiên cứu Đề xuất hướng nghiên cứu phát triển trong tương lai

3.2 Phương pháp luận cụ thể

3.2.1 Analytic Hierarchy Process (AHP)

Phương pháp Analytic Hierarchy Process (AHP) được giới thiệu bởi Thomas L Saaty (1977) Phương pháp phân tích định lượng này thường được áp dụng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn tối ưu dựa trên phân tích trọng số quan trọng của các cặp tiêu chí lựa chọn Đây là một phương pháp quản lý quyết định định lượng, giúp xác định trọng số của các yếu tố để đưa ra quyết định tốt nhất Với phương pháp này, các nhà nghiên cứu đã phân tích các yếu tố như chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất, giá cả, quy trình vận chuyển và thị trường tiêu thụ Kết quả cho thấy chất lượng sản

phẩm là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xuất khẩu sầu riêng

Sau đây là các bước để sử dụng phương pháp AHP:

Bước 1: Thành lập cây phân cấp thứ bậc gồm 3 bậc

Bậc 1 là mục tiêu của mô hình Bậc 2 gồm các tiêu chí, các tiêu chí phụ C= {𝐶 , 𝐶 , , 𝐶 } với n ≥ 2 Bậc 3 là các lựa chọn thay thế A={ 𝐴 , 𝐴 ,… 𝐴 }

với m≥ 2

Trang 29

Sơ đồ 3.2 Sơ đồ cấu trúc thứ bậc Bước 2: Xây dựng ma trận so sánh cặp

Phần cốt lõi của phương pháp AHP chính là ma trận so sánh cặp Để thành lập

ma trận này, một bảng câu hỏi được soạn sẵn để lấy ý kiến của các chuyên gia về độ quan trọng giữu các tiêu chí với nhau

Tiếp theo các đánh giá bằng chữ cái sẽ được chuyển thành số thực thông qa

bảng quy ước độ quan trọng bằng ngôn ngữ:

Bảng 3.1 Bảng đo sự quan trọng bằng ngôn ngữ

(SI)

Ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên ( Moderately to strongly

preferred)

8

Ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải (Equally to moderately

preferred)

6

Không ưu tiên bằng nhau cho đến vừa phải( Not equally to

Trang 30

Không ưu tiên vừa phải ( Not moderately preferred) 3

Không ưu tiên vừa phải cho đến hơi ưu tiên ( Not moderately to

strongly preferred)

2 Không hơi ưu tiên hơn ( Not strongly preferred) 1

Sau khi chuyển đổi, ta được ma trận T= (tij) với n là số tiêu chí, trong đó

i là thứ tự của tiêu chí ở dòng, j là thứ tự của tiêu chí ở cột:

Bước 3: Chuẩn hóa ma trận

Để có được ma trận chuẩn hóa ta thực hiện công thức sau:

Bước 4: Kiểm tra độ nhất quán

Để kiểm tra độ nhạy cảm của ma trận A, Saaty đề xuất sử dụng một giá trị riêng lớn

nhất của ma trận (𝜆𝑚𝑎𝑥) để tính toán Trước tiên, tính 𝜆𝑚𝑎𝑥 bằng công thức sau:

𝜆𝑚𝑎𝑥 = ∑ 𝑡𝑖𝑗 (4) Sau đó tính chỉ số nhất quán ( Consistency Index – CI):

CI = (5)

Tiếp theo, tính độ nhất quán (Consistency Radio – CR) bằng công thức:

Ngày đăng: 30/11/2024, 16:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w