Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Miệt Vườn Tỉnh Tiền Giang Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Miệt Vườn Tỉnh Tiền Giang Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Miệt Vườn Tỉnh Tiền Giang Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Sinh Thái Miệt Vườn Tỉnh Tiền Giang
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN
Du lịch sinh thái
1.1.1 Khái niệm du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một khái niệm đã xuất hiện vào cuối những năm 80, đầu
90 của thế kỷ XX Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về cụm từ “du lịch sinh thái” Tuy nhiên, do các cách hiểu khác nhau nên khó có thể đưa ra một định nghĩa chung, thống nhất về “du lịch sinh thái”
Năm 1984, Hiệp hội Du lịch sinh thái có đưa ra định nghĩa: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch trách nhiệm đến những vùng tự nhiên, có hỗ trợ bảo tồn quần thể tự nhiên và phát triển bền vững cộng đồng” (Cục Kiểm lâm và Tổ chức
Phát triển Quốc tế Tây Ban Nha – FUNDESO, 2004)
Hector Ceballos-Lascurain (1987) định nghĩa:“Du lịch sinh thái là loại hình du lịch có liên quan mật thiết với các khu vực tự nhiên chưa bị xâm chiếm và có các mục tiêu về nghiên cứu, chiêm ngưỡng cảnh quan, động thực vật hoang dã cũng như tìm hiểu các khía cạnh văn hóa đang tồn tại (cả trong quá khứ và hiện tại) có trong những vùng tự nhiên đó”
Theo Boo (1991): "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khả tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hóa hiện hữu
Năm 1994, Quỹ bảo tồn thiên nhiên hoang dã (WWF) đã đưa ra quan điểm về du lịch sinh thái như sau:
- Du lịch sinh thái nên quan tâm tới tự nhiên và văn hóa mà du khách sẽ tới để trải nghiệm
- Du lịch sinh thái nên góp phần vào việc bảo tồn thiên nhiên và đem lại lợi ích về mặt kinh tế cho cộng đồng địa phương
- Du lịch sinh thái hầu như có quy mô nhỏ nhưng đáp ứng được nhu cầu cao của cả du khách và nhà điều hành tour
- Du lịch sinh thái giúp du khách có thêm kiến thức và sự tôn trọng, đánh giá cao cho các yếu tố về thiên nhiên, văn hóa, môi trường và sự phát triển (Sook &
Theo Weaver (2001) nhận định có 3 tiêu chí trọng tâm được lặp lại trong hầu hết các định nghĩa Đó là:
- Có yếu tố về giáo dục hay nhận thức
Page và Dowling (2002) đưa thêm 2 yếu tố:
- Đem lại lợi ích cho cộng đồng
- Sự hài lòng, thỏa mãn cho du khách
Năm 1999, VNAT đã phối hợp với một sổ Tổ chức quốc tế như ESCAP, WWF, IUCN tổ chức Hội thảo quốc gia về: "Xây dựng Chiến lược phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam" Hội thảo đã đưa ra một định nghĩa về Du lịch sinh thái như sau: "Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương"
Luật Du lịch Việt Nam (2017) xác định: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ môi trường.”
Theo Quy chế quản lý hoạt động du lịch sinh thái tại các Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên Ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai”
Có thế thấy quan điểm về du lịch sinh thái được thế hiện ở nhiều dạng khác nhau tùy theo nhận thức, quan điểm các nhà nghiên cứu, của các tổ chức và tùy vào điều kiện đặc thù của các quốc gia, các khu vực địa lý, hành chính khác nhau Nơi nào ý thức trách nhiệm đối với thiên nhiên cao hơn, thì tiêu chí thiên nhiên hoang sơ được đề cập đến nhiều hơn Có những nơi thì ý thức bảo tồn thiên nhiên cũng như yếu tố tiêu chí giáo dục môi trường, sinh thái, tiêu chí về quản lý bền vững được chú trọng nhiều hơn
Như vậy, cách nhìn nhận du lịch sinh thái hiện nay cũng khá mở và cho dù có những khác biệt nhất định, nhưng đa số các chuyên gia và tổ chức quốc tế đều thống nhất những nội dung cơ bản mà du lịch sinh thái cần phải có những đặc tính cơ bản như sau:
- Phát triển dựa vào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hoá bản địa
- Được quản lý bền vững về môi trường sinh thái
- Có giáo dục và diễn giải về môi trường
- Có đóng góp cho những nỗ lực bảo tồn và phát triển cộng đồng
Quan điểm trên có thể làm cơ sở để đối sánh những hoạt động du lịch đang diễn ra hiện nay tại Việt Nam, đồng thời có thể định hướng giúp các nhà hoạch định chiến lược phát triển du lịch sinh thái tham khảo, nhằm đánh giá chính xác nguồn tài nguyên du lịch sinh thái của nước ta, từ đó có thể vạch ra những chiến lược, kế hoạch khai thác và phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Trên thực tế ở Việt Nam, quan niệm về du lịch sinh thái cũng có những yếu tố chưa được hiểu một cách thống nhất giữa những người làm du lịch và các bên liên quan Nếu hiểu du lịch sinh thái đúng thực chất là phải có đóng góp cho sự phát triển của cộng đồng địa phương một cách trực tiếp bằng các lợi ích tài chính trực tiếp như việc làm và tiền lương nhân công, trích nguồn thu tái đầu tư cho phúc lợi xã hội của cộng đồng địa phương, bù đắp cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái tại chỗ và như vậy thì hoạt động du lịch sinh thái hiện nay chưa được triển khai theo đúng nghĩa của nó tại nhiều khu vực Tuy nhiên, có một yếu tố mà tất cả mọi người đều công nhận, đó là chỉ các hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên mới được xem như là hoạt động du lịch sinh thái Chính vì yếu tố này nên hoạt động du lịch sinh thái lại có thể phân loại theo tính chất của các tài nguyên đặc trưng nhất nơi nó diễn ra, ví dụ như du lịch sinh thái núi diễn ra tại các vùng núi có độ cao trên 1000 mét, du lịch sinh thái biển đảo được diễn ra tại các vùng ven biển, hải đảo, … Ở Việt Nam hiện nay, bên cạnh các hệ sinh thái tự nhiên, các hệ sinh thái nhân văn như hệ sinh thái nông nghiệp đặc thù (miệt vườn) cũng đang là điểm hấp dẫn du lịch và theo đó ở các phần sau sẽ có các phân tích thực trạng phát triển du lịch sinh thái theo từng kiểu tài nguyên du lịch sinh thái đặc trưng như:
- Du lịch sinh thái các VQG&KBT: là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- Du lịch sinh thái biển: là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại những nơi có hệ sinh thái biển đặc thù, đa dạng
- Du lịch sinh thái sông hồ là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại những khu vực có tài nguyên thiên nhiên nổi trội là các hệ sinh thái nước ngọt (hệ sinh thái nước đứng - hồ và nước chảy - sông, suối) và các sản phẩm du lịch chính có liên quan đến sử dụng mặt nước
- Du lịch sinh thái miệt vườn: là hoạt động du lịch sinh thái diễn ra tại những khu vực có tài nguyên du lịch sinh thái nổi trội là các miệt vườn - hệ sinh thái nông nghiệp đặc thù
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thái
Trong thực tế, có một số hình thức du lịch có những đặc điểm và màu sắc tương tự như du lịch sinh thái vì yếu tố tiền đề của những loại hình du lịch này là dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên như Du lịch thiên nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch hoang dã, du lịch nông thôn Thực chất, du lịch sinh thái có những đặc điểm khác biệt nhất định so với các loại hình du lịch khác Bên cạnh những đặc điểm, tính chất chung của hoạt động du lịch như tính đa ngành, đa thành phần, đa mục tiêu, tính liên vùng, liên quốc gia, tính mùa vụ , du lịch sinh thái còn có những đặc tính riêng cơ bản sau (Lê Huy Bá, 2016):
Du lịch nông nghiệp
Để phát triển DLST phải dựa vào tài nguyên là các hệ sinh thái điển hình, mà hệ sinh thái nông nghiệp được coi là tài nguyên quan trọng để phát triển loại hình này Trong đó, miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp Đây là loại hình đặc thù ở ĐBSCL
Du lịch nông nghiệp (Agritourism) là loại hình du lịch gắn với các hoạt động nông nghiệp, được hình thành và phát triển dựa trên việc khai thác những nét đặc thù của sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm du lịch, từ các vẻ đẹp trong lao động, các giá trị về cảnh quan và văn hóa bản địa, đến việc chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Vì vậy, phát triển du lịch nông nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với du lịch mà còn tác động tích cực đến nông nghiệp, nông dân, và nông thôn: Du lịch nông nghiệp góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nông phẩm, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng tích cực
Du lịch nông nghiệp được hình thành đầu tiên từ châu Âu vào thập niên 80 của thế kỷ XX và hiện nay đang phát triển rộng khắp trên thế giới Có thể hiểu khái quát: Du lịch nông nghiệp là loại hình du lịch dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và các yếu tố liên quan trọng chuỗi giá trị nông nghiệp; bao gồm là tất cả những gì trong hoạt động nông nghiệp được khai thác để tạo thành sản phẩm du lịch: từ tư liệu sản xuất, đất đai, con người, quy trình sản xuất, phương thức tập quán kỹ thuật canh tác, nông phẩm đến những yếu tố tự nhiên có liên quan đến hệ sinh thái nông nghiệp như thời tiết, khí hậu, đất đai, nguồn nước, v.v.…
Theo Christine Tew (2010): Du lịch nông nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động tham quan trang trại hoặc các quá trình sản xuất nông nghiệp, kinh doanh nông nghiệp với mục đích nhận thức, sở thích, giáo dục hoặc nghỉ dưỡng, bao hàm trong đó cả tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
Theo David Preece (2015): Du lịch nông nghiệp là hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp và của cộng đồng nhằm giới thiệu với du khách về quá trình sản xuất và các di sản nông nghiệp của vùng nông thôn Xét một cách toàn diện thì sản phẩm du lịch nông nghiệp có thể chia thành 4 loại: (1) Sự hấp dẫn gắn với sản xuất như: đồng ruộng, nhà xưởng, nông cụ, quy trình sản xuất; (2) Các sự kiện đặc biệt như: triển lãm, hội chợ, hội nghị, hội thảo; (3) Các hoạt động giải trí như: đi bộ đường dài, đi xe đạp, cưỡi động vật, dã ngoại; (4) Các dịch vụ như: phòng nghỉ, cắm trại, bán lẻ hàng hóa, đồ thủ công mỹ nghệ
Không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp là trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần dưỡng động, thực vật hoang dã Các chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông thôn có thể là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, chủ cơ sở, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp
Như vậy, phạm vi của du lịch nông nghiệp rất rộng Cũng vì vậy, người ta có thể gọi du lịch nông nghiệp là du lịch canh nông, du lịch nông thôn, du lịch làng bản, du lịch trang trại, du lịch đồng quê, v.v… Điểm khác biệt căn bản giữa du lịch nông nghiệp (Agritourism) và du lịch nông thôn (Rural Tourism) là du lịch nông nghiệp gắn liền với các hoạt động sản xuất nông nghiệp; còn du lịch nông thôn lại gắn liền với không gian và đời sống xã hội của vùng nông thôn Tuy nhiên, giữa hai loại hình du lịch này không có ranh giới rõ ràng, có sự đan xen giữa du lịch nông nghiệp và du lịch nông thôn Có thể hiểu rằng du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch, còn du lịch nông thôn lại bao gồm nhiều loại hình du lịch như: du lịch nông nghiệp, du lịch làng nghề, du lịch văn hóa…
Theo David Preece (2015), tương quan giữa nông nghiệp (Agriculture) và du lịch nông nghiệp (Agritourism) được thể hiện theo sơ đồ sau:
Hình 1.1 Sơ đồ tương quan giữa nông nghiệp và du lịch nông nghiệp
Môi trường sinh thái nông thôn
Sản phẩm và dịch vụ nông nghiệp
Sản phẩm và dịch vụ du lịch
Nông nghiệp và du lịch nông nghiệp luôn có quan hệ tác động lẫn nhau Nông nghiệp tạo điều kiện để hình thành các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của du khách, bảo đảm cho du lịch phát triển Ngược lại, du lịch lại góp phần quảng bá và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị nông phẩm, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, góp phần phát triển nông thôn bền vững
1.2.1 Đặc điểm của du lịch nông nghiệp Đáp ứng ngày càng cao của du khách hiện đại, ngành du lịch luôn có những bước chuyển mình tích cực và tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút du khách Trong đó loại hình du lịch nông nghiệp là một phân khúc thị trường du lịch mới lạ và bổ ích Đây là kết hợp sự đa dạng của các vùng nông thôn, những trải nghiệm ẩm thực và những cuộc vui chơi ngoài trời Phần lớn du lịch nông nghiệp hướng đến trải nghiệm một nền văn hóa mới, tránh xa nhịp sống hối hả nơi đô thị
Du lịch nông nghiệp còn là hình thức phát triển mối giao hòa về mặt tự nhiên, văn hóa và con người giữa các vùng đô thị và nông thôn thông qua việc đến ở hoặc tham gia có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương tại từng hộ nông dân hoặc các trang trại
Du lịch nông nghiệp là một loại hình du lịch tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ du khách chủ yếu dựa vào nền tảng của hoạt động sản xuất nông nghiệp Do vậy tài nguyên của loại hình du lịch này là tất cả những gì phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp Từ tư liệu sản xuất, đất đai, con người, quy trình sản xuất, phương thức tập quán kỹ thuật canh tác và sản phẩm làm ra cho đến những yếu tố tự nhiên liên quan đến sản xuất nông nghiệp như khí hậu, thời tiết, canh tác, đều là cơ sở tài nguyên cho du lịch nông nghiệp
Không gian tổ chức các hoạt động nông nghiệp cho du khách là các trang trại, đồng ruộng, vườn cây, rừng trồng đến cả những ao nuôi, cơ sở thuần dưỡng động, thực vật hoang dã
Chủ thể tham gia tổ chức du lịch nông nghiệp có thể là chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, chủ doanh nghiệp nông nghiệp…
Hình thái du lịch nông nghiệp là một hình thức xuất khẩu hàng hóa nông nghiệp tại chỗ rất hiệu quả và tiếp thị tận gốc về hồ sơ xuất xứ sản phẩm, nhất là khi nhu cầu tự bảo vệ sức khỏe của cộng đồng xã hội trước các nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các thành phố lớn ngày càng tăng
Du lịch nông nghiệp thiên về học hỏi, trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp, thưởng thức vẻ đẹp cảnh quan nhân văn do hoạt động sản xuất nông nghiệp tạo nên tại điểm tham quan
Du lịch sinh thái miệt vườn
1.3.1 Khái quát chung về miệt vườn
1.3.1.1 Quan niệm miệt vườn Ở miền Bắc và miền Trung người ta sử dụng khái niệm “xứ” có thể xem là phần nào phản ánh nội hàm của một “vùng, tiểu vùng về văn hóa” như: xứ Lạng, xứ Đoài, xứ Thanh, xứ Huế, xứ Quảng Tuy nhiên cách sử dụng khái niệm xứ không phải đại diện cho toàn bộ, mà chỉ ở những khu vực nào có nét nổi trội nào đó mới được tách ra để đặt tên Ơ vùng ĐBSCL cũng có một khái niệm dân gian là “miệt” có thể xem là phần nào ứng với “xứ” của miền Bắc và miền Trung Tuy nhiên, nếu “xứ” chỉ sử dụng để chỉ một khu vực nhất định và tần suất sử dụng không cao thì “miêt” lại là khái niệm có tần suất sử dụng khá cao và cách sử dụng rất linh hoạt Từ “miệt” trong phương ngữ Nam Bộ có 2 nghĩa: một là, chỉ phương hướng, một vị trí nào đó đang được đề cập tới (ra miệt biển); hai là, chỉ miền, vùng, một nơi nào đó ở nông thôn (miệt Tháp Mười) (Huỳnh Công Tín, 2007)
Theo Trần Ngọc Thêm và cs (2013), khái niệm “miệt” dùng để chỉ một phạm vi lãnh thổ tương đối lớn và có đặc trưng khái quát thì có các khái niệm “miệt trên” và “miệt dưới” “Miệt trên” là khu vực phía Bắc sông Hậu nơi gần với Đông Nam
Bộ, làm vườn, có điều kiện kinh tế, học hành tốt hơn (các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long ); “miệt dưới” là khu vực trồng lúa ở phía Nam sông Hậu
“Miệt” còn được dùng để chỉ một lãnh thổ tương đối nhỏ và cụ thể, “miệt có thể ghép với một địa phương lớn nhỏ bất kỳ như: miệt Cái Bè, miệt Chợ Mới, miệt Tri Tôn, miệt Bảy Núi Ngoài ra, khái niệm “miệt” còn được dùng để chỉ một lãnh thổ không quá rộng lớn mà cũng không quá hẹp Theo cách này ta có thể thấy một số khái niệm sau: miệt vườn, miệt cù lao, miệt giồng, miệt kinh, miệt U Minh, miệt Thứ Từ những phân tích ở trên từ góc độ địa lý ta có thể thấy miệt vườn có thể tương đồng với, miệt trên, vùng phù sa ngọt, vùng châu thổ và miệt phù sa, miệt cù lao
Theo Trần Ngọc Thêm và cs (2013), khái niệm miệt vườn được hiểu là vùng đất phù sa màu mỡ ở khu vực sông Tiền và sông Hậu, nơi có nước ngọt quanh năm
Theo Huỳnh Công Tín (2007), miệt vườn chỉ những vùng đất cao ráo, có vườn cây ăn quả ở ven sông Tiền, sông Hậu, tiêu biểu cho vùng có mức sống sinh hoạt cao ở ĐBSCL
Theo Sơn Nam (2005), miệt vườn là tên gọi tổng quát cho những vùng đất cao ráo, có vườn cam quýt ở ven sông Tiền và sông Hậu Ban đầu, miệt vườn chỉ có
Mỹ Tho, Sa Đéc, Vĩnh Long; sau do điều kiện thủy lợi và kỹ thuật canh tác được cải thiện nên lan rộng sang các vùng lân cận như Cần Thơ, Cai Lậy, Cao Lãnh, Chợ Gạo, Bến Tre Miệt vườn phù hợp với vùng đất phù sa ven sông hoặc vùng đất cù lao ít phèn Đời sống dân cư miệt vườn tiêu biểu cho hình thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao nhất ở ĐBSCL; vì vậy được gọi là văn minh miệt vườn (Sơn Nam, 2014)
Hình 1.2 Địa bàn phân bố của miệt vườn ĐBSCL (Scitic, 1997)
Phạm Trung Lương (2005) đưa ra khái niệm miệt vườn như sau: “Miệt vườn là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp, miệt vườn là các khu chuyên canh trồng cây ăn quả, trồng hoa, cây cảnh… rất hấp dẫn với khách du lịch Tính cách sinh hoạt của cộng đồng người dân nơi đây pha trộn giữa tính cách người nông dân và người tiểu thương Đặc điểm này đã hình thành nên những giá trị bản địa riêng được gọi là “Văn minh miệt vườn” và cùng với cảnh quan vườn tạo thành một dạng tài nguyên du lịch sinh thái đặc sắc”
Như vậy, danh xưng “miệt vườn” thường dùng để chỉ vùng đất cao ráo, phù sa màu mỡ, có vườn cây trái tập trung ở ĐBSCL Mặc dù nhiều nơi khác cũng có vườn nhưng không được gọi là miệt vườn, mà được gọi bằng những từ ngữ khác như: vùng trồng cây ăn trái hoặc địa bàn chuyên canh cây ăn quả, xứ vải thiều
- Về mặt lãnh thổ, Theo Lê Bá Thảo (1986), nếu chỉ tính phần đất liền thì ĐBSCL gồm 4 tiểu vùng địa lý: Tiểu vùng 1 (đồng bằng trung tâm): vùng đất ven Sông Tiền và Sông Hậu; Tiểu vùng 2 (Đồng Tháp Mười): vùng đất trũng gồm các huyện phía bắc của tỉnh Đồng Tháp, phía tây của tỉnh Long An và phía tây bắc của tỉnh Tiền Giang; Tiểu vùng 3 (tứ giác Long Xuyên): gồm các huyện phía tây nam tỉnh An Giang và phía bắc tỉnh Kiên Giang; Tiểu vùng 4 (bán đảo Cà Mau): gồm các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và các huyện phía nam tỉnh Kiên Giang
Bốn tiểu vùng nói trên có điều kiện tự nhiên (địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn ) khác biệt nhau khá rõ: Tiểu vùng 1 (đồng bằng trung tâm): nhìn chung là vùng châu thổ nước ngọt được phù sa liên tục bồi đắp Tuy nhiên, càng về hướng biển thì địa hình cao dần, độ sâu mực nước sông giảm dần và mức độ nhiễm mặn tăng dần; Tiểu vùng 2 (Đồng Tháp Mười) là một đồng lụt kín nhiễm phèn nặng; Tiểu vùng 3 (tứ giác Long Xuyên) là một đồng lụt hở; Tiểu vùng 4 (bán đảo Cà Mau) là vùng đất trũng thấp, ngập mặn hầu như quanh năm Sự miêu tả khái quát như trên cho thấy, các tiểu vùng 2, 3 và 4 có điều kiện tự nhiên tương đối thuần nhất, chỉ có tiểu vùng
1 (đồng bằng trung tâm) là phức tạp cả về địa hình lẫn thủy văn Ngoài sự miêu tả sơ lược như trên, tiểu vùng 1 này còn có các đặc điểm đáng lưu ý về mặt địa lý tự nhiên như sau:
+ Do phù sa liên tục bồi đắp nên phần đất sát bờ sông và các con rạch lớn có địa hình cao (khoảng 3-4m so với mặt nước biển) Độ cao này thường kéo dài khoảng 500m tính từ bờ sông/ bờ rạch Phần đất còn lại xa bờ sông có địa hình rất thấp, chỉ khoảng 0,5-1m so với mực nước biển
+ Trên Sông Tiền và Sông Hậu luôn xuất hiện các giáp nước 1 không cố định tạo bởi nước nguồn và thủy triều Tùy thuộc vào lượng mưa của từng thời điểm trong năm mà địa điểm "tranh chấp" giữa hai luồng nước này gần hay xa bờ biển Tại các điểm "tranh chấp" này, luồng nước phù sa từ thượng nguồn bị chững lại nên lắng đọng tại chỗ, lâu ngày hình thành nên các cồn Do đó, ngày nay căn cứ vào hình dáng, mật độ và diện tích của các cồn trên Sông Tiền và Sông Hậu cũng có thể hình dung được cục diện của sự "tranh chấp" tại các giáp nước trên hai con sông lớn này (Lê Công Lý, 2015)
Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch sinh thái miệt vườn
Ngoài các nhân tố chung ảnh hưởng đến hoạt động du lịch như: An ninh chính trị - an toàn xã hội, dân cư – lao động, sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu nghỉ ngơi du lịch, mức sống và thời gian nhàn rỗi Đối với DLSTMV có những nhân tố đặc thù ảnh hưởng tới sự phát triển
1.4.1 Vị trí và khả năng tiếp cận
Vị trí địa lí ảnh hưởng lớn tới các quyết định phát triển du lịch, bởi bản thân vị trí địa lí sẽ chi phối đến các nhân tố khác như đặc điểm tự nhiên, phương thức hoạt động kinh tế và khả năng tiếp cận Vị trí địa lí tác động đến thái độ, tâm lí và lựa chọn của du khách đối với hình ảnh của điểm đến – yếu tố quan trọng để quyết định việc khách DL có đến tham quan hay không (John L Crompton, 1979) Vị trí địa lí của điểm DL cũng góp phần ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thị trường DL (Mirela Mazilu & Sabina Mitroi, 2014) Mặt khác, vị trí địa lí quy định khả năng và mức độ liên kết DL của các địa phương trong việc kết hợp chuỗi giá trị để tạo ra sản phẩm đặc trưng của vùng (Nguyễn Duy Phương, 2016)
Tài nguyên du lịch đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch Tài nguyên du lịch là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và tổ chức lãnh thổ du lịch (Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hòa và cộng sự, 2017)
Tài nguyên du lịch là nhân tố quan trọng để tạo nên sản phẩm du lịch Sự đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch đã tạo nên sự hấp dẫn của sản phẩm du lịch Số lượng, chất lượng, sự phân bố của tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô, số lượng, chất lượng sản phẩm và hiệu quả hoạt động du lịch Tài nguyên du lịch là cơ sở quan trọng để phát triển loại hình du lịch
Do đó, để phát triển DLSTMV cần tập trung khai thác những tài nguyên đặc trưng sau:
- Cảnh quan thiên nhiên miệt vườn: Về không gian địa lý hệ sinh thái miệt vườn năm trong khu vực được sự bồi đắp phù sa thường xuyên của sông Tiền và sông Hậu, đây là khu vực có nhiều lợi thế về mặt tự nhiên như: địa hình cao ráo, nguồn nước dồi dào, sinh vật phong phú, đất đai mầu mỡ và tất nhiên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng ĐBSCL và có phần điều hòa hơn do mạng lưới sông ngoài dày đặc Từ những đặc điểm trên mà khu vực này từ xa xưa đã hình thành nên một hệ sinh thái nông nghiệp độc đáo là làm vườn Qua thời gian phát triển, rất nhiều các loại cây ăn quả đã thích nghi và phát triển cho chất lượng tốt mà không nơi nào có được, hình thành nên thương hiệu riêng của miệt vườn trái cây Đối vơi du lịch, sự đa dạng, đặc trưng của các loại trái cây và yếu tố cảnh quan miệt vườn trên địa bàn là yếu tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến trải nghiệm, tạo điều kiện để ngành du lịch và cộng đồng địa phương đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các hoạt động trải nghiệm cho khách du lịch, qua đó tăng sức hấp dẫn, kéo dài thời gian thăm quan Do đó trong quá trình phân tích giá trị của cảnh quan thiên nhiên miệt vườn cần tập trung phân tích được giá trị tự nhiên của địa hình, khí hậu, thủy văn và đặc biệt là thảm thực vật vườn (quy mô miệt vườn, đặc trưng của miệt vườn, tính mùa vụ của cây trái, đặc điểm sinh trưởng của một số loại cây cũng như chủng loại trái cây đặc sản) đến hoạt động du lịch nói chung và DLSTMV nói riêng, Qua việc xác định tính mùa vụ, đặc điểm sinh trưởng và giá trị cảnh quan thiên nhiên sẽ giúp ngành du lịch có cơ sở để thiết kế các tour du lịch, xây dựng chiến lược quảng bá phù hợp
- Văn hóa miệt vườn (bản địa): Như đã phân tích về đặc điểm của miệt vườn tại mục 1.3.1, do hội tụ được những điều kiện tự nhiên thuận lợi, miệt vườn là nơi có mức độ tập trung dân cư đông nhất, hoạt động kinh tế chủ đạo của người dân gắn với nghề làm vườn, trồng các loại cây ăn trái với nhiều chủng loại, quanh năm cây trái tốt tươi Từ tiền đó, nhiều ngành nghề khách tận dụng lợi thế này cũng phát triển theo như: trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa kiểng, đan thúng Mặt khác, miệt vườn với vị trí thuận lợi – nằm giữa sông Tiền và sông Hậu do đó nơi đây về văn hóa có sự giao thoa khá rõ giữa tính cách nông dân thuần túy và tiểu thương Tất cả tạo nên một bức tranh văn hóa đặc sắc gọi là “Văn minh miệt vườn” Đối với DLSTMV những giá trị văn hóa bản địa của địa phương như: ẩm thực, văn hóa truyền thống, lễ hội, làng nghề truyền thống, là tài nguyên quan trọng để phát triển thành các sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan của khách, đồng thời góp phần quan trọng trong tổ chức lãnh thổ du lịch vùng ĐBSCL tạo ra sự phát triển theo hướng chuyên môn hóa của vùng
1.4.3 Sự tham gia của cộng đồng
Phát triển DLSTMV trên cơ sở khai thác hệ sinh thái nông nghiệp vườn của người dân, ban đầu bản thân người nông dân khi xây dựng nên một vườn trái cây, vườn hoa, vườn rau, họ không nghĩ đến sẽ phục vụ cho mục đích du lịch, mà đơn thuần chỉ là phục vụ cho nhu cầu bản thân và trao đổi trên thị trường Do đó, khi triển khai DLSTMV, rất cần người nông dân thay đổi tư duy làm kinh tế, họ cần nhìn nhận rõ hệ sinh thái nông nghiệp họ xây dựng sẽ đem lại lợi nhuận gấp nhiều lần vừa bán được sản phẩm trái cây (bán cho khách và thương lái), vừa có được nguồn thu nhập từ phục vụ khách du lịch (phí tham quan, lưu trú, ăn uống ) như vậy thực sự “nhất cử lưỡng tiện”
Thành phần tham gia vào hoạt động DLSTMV gồm 2 đối tượng: một là, những người đã và đang trực tiếp tham gia kinh doanh các hoạt động DL; hai là người dân địa phương không kinh doanh du lịch Đối với cộng đồng là người tham gia trực tiếp họ đóng vai trò là chủ thể của hoạt động DLSTMV, đảm nhận một lúc nhiều chức năng (sản xuất, kinh doanh, tiếp thị, liên kết ) Do đó, mức độ tham gia của họ được đánh giá thông qua hiệu quả kinh tế, thái độ chủ động hay bị động với hoạt động du lịch Những người không trực tiếp kinh doanh du lịch nhưng vẫn có thể đánh giá sự tham gia của họ thông qua sự hiểu biết về du lịch địa phương, thái độ đối với khách và chính nét sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người dân hàng ngày là tài nguyên quan trọng để phát triển du lịch
Như vậy, sự tham gia chủ động của cộng đồng dân cư sẽ góp phần nâng cao chất lượng của DLSTMV Người dân coi du lịch là hoạt động kinh tế chính của gia đình họ sẽ chủ động tìm tòi học hỏi nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ như: học thêm ngoại ngữ để có thể giao tiếp với khách nước ngoài, tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, để nâng cao chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng và cao của du khách
1.4.4 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phát triển du lịch
CSHT đóng vai trò quan trọng đến phát triển du lịch, trong đó các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gồm: GTVT là yếu tố có sự tác động gắn kết với DL, liên quan đến các thành tố cấu tạo của DL như giá cả, khoảng cách (Jameel Khadaroo, Boopen Seetanah, 2009), góp phần kết nối các điểm du lịch, hình thành tuyến du lịch (Bruce Prideaux, 2000) Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, du lịch mới trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến; TTLL là một bộ phận quan trọng của CSHT phục vụ du lịch Đó là điều kiện cần thiết để đảm bảo thông tin cho du khách trong suốt cuộc hành trình Trong hoạt động DL, TTLL đảm nhiệm việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng, kịp thời, góp phần thực hiện mối giao lưu trong nước và quốc tế Trong CSHT còn phải đề cập đến hệ thống cung cấp điện, nước – những yếu tố không thể thiếu nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của khách DL
CSVCKT bao gồm toàn bộ nhà cửa, trang thiết bị và các phương tiện kỹ thuật giúp cho việc thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như khách sạn, nhà hàng, phương tiện vận tải,phương tiện trải nghiệm, khu vui chơi giải trí,… Cơ sở vật chất kỹ thuật có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch Trong đó, quan trọng nhất là cơ sở lưu trú và ăn uống: khách sạn, nhà hàng,… Mối quan hệ giữa các loại cơ sở này với hoạt động du lịch vừa chặt chẽ, vừa phức tạp và linh hoạt Trên thực tế, có nhiều nơi do đầu tư xây dựng cơ sở lưu trú không phù hợp dẫn đến hiệu quả khai thác thấp và không thúc đẩy du lịch phát triển Các cơ sở dịch vụ khác về thương mại, thể thao, y tế, ngân hàng, bảo hiểm,… đều có ảnh hưởng nhiều mặt đến các hoạt động du lịch Ảnh hưởng trực tiếp nhất là các cơ sở vui chơi giải trí Bản thân du lịch là mang tính giải trí Vì vậy, đầu tư phát triển các loại hình vui chơi giải trí sẽ tăng thêm khả năng lưu giữ khách và tăng thêm nguồn thu cho du lịch
1.4.5 Cơ chế chính sách phát triển du lịch
Chính sách của Nhà nước, của địa phương là yếu tố then chốt dẫn đến thành công trong phát triển, liên kết du lịch và đảm bảo tính bền vững du lịch (UNEP, 2009) Chiến lược và chính sách du lịch có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm phát triển du lịch dựa trên tính phù hợp với yêu cầu thực tiễn Dựa vào quy mô và phạm vi lãnh thổ, có thể chia chiến lược và chính sách PTDL gồm: chiến lược và chính sách phát triển chung của cả nước; chiến lược và chính sách PTDL của địa phương; chiến lược và chính sách PTDL của từng điểm DL
1.4.6 Sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch có vị trí trung gian chắp nối để cung cầu du lịch gặp nhau, thúc đẩy sự phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế đồng thời cũng tác động đến cả cung và cầu trong du lịch, giải quyết những mâu thuẫn cản trở vốn có trong quan hệ cung cầu du lịch Với vị trí là trung gian, kinh doanh du lịch làm cho sản phẩm và dịch vụ DLSTMV chuyển từ trạng thái mà người tiêu dùng chưa muốn thành sản phẩm và dịch vụ khách du lịch cần Như vậy, có thể nói vai trò về sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch là phân phối sản phẩm của ngành du lịch và sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế quốc dân Vai trò này được thể hiện thông qua việc thực hiện các chức năng của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành: thông tin, tổ chức và thực hiện
Trên thực tế, khách du lịch thường biết đến DLSTMV thông qua các phương tiện thông tin như: báo, đài, tivi, các trang mạng xã hội, những thông tin trên chỉ là một cơ sở để khách lựa chọn, yếu tố quyết định đến lựa chọn của khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế và khách du lịch ở các vùng khác) là sự tư vấn của các doanh nghiệp lữ hành Mặt khác, thông qua tư vấn các doanh nghiệp lữ hành sẽ nắm bắt được thông tin phản hồi cũng như nhu cầu của khách để tư vấn, tham mưu cho địa phương và những người làm DLSTMV điều chỉnh, bổ sung sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của khách
1.4.7 Thị trường khách du lịch
Du lịch nói chung và DLSTMV nói riêng là một hoạt động kinh tế do đó trong quá trình phát triển cũng phải tuân theo quy luật phát triển của thị trường Trong đó, việc đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa cung và cầu trong du lịch có ý nghĩa quan trọng để phát triển du lịch Xác định được nhu cầu của thị trường khách du lịch đóng vai trò quan trọng trong công tác tổ chức phát triển sản phẩm, dịch vụ và định hướng đầu tư trong du lịch Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự báo đến năm 2030, các quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ trở thành nguồn cấp khách lớn và cũng là điểm đến du lịch quan trọng Trung Quốc sẽ trở thành một trong những quốc gia có lượng người đi du lịch cả trong nước và quốc tế nhiều nhất, làm thay đổi bản chất của du lịch trên toàn cầu Khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ cạnh tranh với châu Âu và Bắc Mĩ về cả tốc độ lẫn quy mô phát triển du lịch
Các tiêu chí đánh giá sự phát triển các điểm du lịch sinh thái miệt vườn
Để đánh giá sự phát triển của hoạt động DLSTMV ngoài các chỉ tiêu chung như: khách du lịch, doanh thu du lịch, lao động du lịch và cơ sở vật chất phục vụ du lịch Trong luận án, tác giả còn xây dựng bộ tiêu chí và thang điểm để đánh giá chất lượng của các điểm DLSTMV tại Tiền Giang
1.5.1 Xác định tiêu chí đánh giá
Nghiên cứu tình hình xây dựng tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch của một số nước trên thế giới cho thấy: Các nước, các tổ chức quan tâm đến đánh giá tính hấp dẫn của điểm đến là chủ yếu; Tính hấp dẫn của điểm đến được hình thành từ tính hấp dẫn của tài nguyên du lịch, từ tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch cung cấp cho khách, từ những tiện nghi (cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật) mà du khách được thụ hưởng khi đến với điểm đến; Bên cạnh việc đánh giá sự hấp dẫn của điểm đến, việc xây dựng tiêu chí và đánh giá về chất lượng môi trường, về sự phát triển bền vững của một số nhóm điểm đến cũng được quan tâm; Các tiêu chí đánh giá điểm đến dù là tính hấp dẫn hay tính bền vững hay chất lượng môi trường thì cũng được xây dựng trên cơ sở một số điểm đến đã được xác định của một số lãnh thổ nhất định, có tính chất, đặc điểm riêng về tự nhiên, kinh tế xã hội Việc áp dụng triệt để các bộ tiêu chí này cho lãnh thổ khác là không phù hợp mà chỉ có thể tham khảo, kế thừa những tiêu chí đối với những điều kiện mang tính tương đồng giữa vùng lãnh thổ gốc với vùng lãnh thổ tham chiếu
Với đặc thù hoạt động DLSTMV phát triển trong phạm vi khá hẹp và chủ yếu tập trung ở khu vực sinh thái nông nghiệp do đó việc xác định các tiêu chí đánh giá không thể áp dụng những tiêu chí đánh giá hiện hành mà phải có những tiêu chí riêng Để có cơ sở xây dựng các tiêu chí, tác giả luận án đã thực hiện khảo sát ý kiến của 8 chuyên gia là các nhà quản lý, điều hành cơ quan quản lý nhà nước về DL, các công ty DL lữ hành và các giảng viên du lịch Trường ĐH Cần Thơ và ĐH Tây Đô và ĐH Nam Cần Thơ để thống nhất các tiêu chí Trong luận án đề xuất 8 tiêu chí, nội dung các tiêu chí đánh giá điểm du lịch được xây dựng trên cơ sở tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu liên quan đến điểm du lịch (Quyết định số 4640/QĐ- BVHTTDL, 2016: về việc ban hành bộ tiêu chí đánh giá điểm đến du lịch), Nguyễn Thế Chinh, 1995; Hồ Công Dũng, 1996; Trương Phước Minh, 2003; Đào Ngọc Cảnh, 2003; 2015; Nguyễn Hà Quỳnh Giao, 2015…) đồng thời căn cứ vào thực tiễn phát triển DLSTMV tại Tiền Giang
Trong 8 tiêu chí được đưa ra, ý kiến chuyên gia có sự đồng thuận cao (từ 90% - 100%) Như vậy, cả 8 tiêu chí này được vận dụng để thực hiện đánh giá điểm
DLSTMV ở Tiền Giang Các tiêu chí được đánh giá theo 5 mức, cụ thể như sau:
❖ Tiêu chí 1 Mức độ hấp dẫn của tài nguyên Độ hấp dẫn được xem là tiêu chí quan trọng hàng đầu trong việc đánh giá và phân hạng điểm DL Do có sự khác biệt về tính chất giữa các nhóm TNDL tự nhiên và TNDL văn hóa nên độ hấp dẫn cũng cần được xem xét dưới các chỉ tiêu đánh giá khác nhau Trong luận án, trên cơ sở kế thừa kết quả nghiên cứu trên và dựa vào thực tiễn địa bàn tỉnh Tiền Giang, độ hấp dẫn của TNDL được phân chia theo các cấp độ với các tiêu chí cụ thể sau:
Bảng 1.1 Tiêu chí thế mạnh về tài nguyên DLSTMV
TT Mức độ Tài nguyên DLSTMV
- Hệ sinh thái vườn đa dạng đặc sắc: Cảnh quan trong lành, thoáng mát, được bảo vệ và tôn tạo (rất thường xuyên); có trên 5 loại cây ăn quả đặc trưng, chất lượng đạt chuẩn nông nghiệp sạch; có kết hợp mô hình vườn – ao – chuồng, mô hình trồng các loại hoa màu
- Đáp ứng được trên 5 hoạt động trải nghiệm của khách
- Thời gian khai thác quanh năm
- Các giá trị văn hóa bản địa có tính đặc sắc, độc đáo
- Được khách du lịch đánh giá ở mức rất hài lòng
2 Lớn - Hệ sinh thái vườn đa dạng: Cảnh quan thoáng mát, được bảo vệ và tôn tạo
(thường xuyên); có 4 loại cây ăn quả đặc trưng, chất lượng đạt chuẩn nông nghiệp sạch; có các mô hình trồng rau sạch; kết hợp nuôi thủy sản
- Đáp ứng được 4 hoạt động trải nghiệm của khách
- Thời gian khai thác 8-10 tháng/năm
- Các giá trị văn hóa bản địa khá đặc sắc, độc đáo
- Được khách du lịch đánh giá ở mức hài lòng
- Hệ sinh thái vườn: Cảnh quan thoáng mát, được bảo vệ và tôn tạo (thỉnh thoảng), có 3 loại cây ăn quả; có kết hợp nuôi thủy sản; đáp ứng được 3 hoạt động trải nghiệm của khách
- Thời gian khai thác 6-7 tháng/năm
- Các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng
- Được khách du lịch đánh giá ở mức trung bình
4 Yếu - Hệ sinh thái vườn: Cảnh quan đơn điệu, ít được bảo vệ và tôn tạo; có 2 loại cây ăn quả; có kết hợp nuôi thủy sản (không thường xuyên)
- Đáp ứng được 2 hoạt động trải nghiệm của khách
- Thời gian khai thác 4-5 tháng/năm
- Các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng
- Được khách du lịch đánh giá ở mức không hài lòng
5 Kém - Hệ sinh thái vườn đơn điệu, cảnh quan không được bảo vệ và tôn tạo; chỉ có 1 loại cây ăn quả, không có kết hợp các mô hình kinh tế khác
- Đáp ứng được 1 hoạt động trải nghiệm của khách
- Thời gian khai thác 2-3 tháng/năm
- Các giá trị văn hóa bản địa đặc trưng
- Được khách du lịch đánh giá ở mức rất không hài lòng
(Nguồn: Tác giả luận án)
❖ Tiêu chí 2: Vị trí và khả năng tiếp cận
Khả năng tiếp cận các điểm đến DLSTMV có ý nghĩa lớn đến hoạt việc phát triển loại hình du lịch nói chung và DLSTMV nói riêng Với đặc điểm chung là hệ sinh thái vườn thường phân bố ở khu vực nông thôn nên trong phát triển du lịch cần chú ý tới khả năng phát triển tour tới các miệt vườn cũng như ý định tiếp cận của du khách Tiêu chí này cho phép đánh giá được mức độ thuận lợi khi tiếp cận các điểm DLSTMV của du khách Khả năng tiếp cận điểm đến được đánh giá tổng hợp thông qua các chỉ tiêu: khoảng cách từ điểm DL đến trung tâm hành chính tỉnh, loại hình giao thông, số loại phương tiện giao thông, chất lượng đường giao thông và thời gian tiếp cận điểm du lịch
Bảng 1.2 Tiêu chí về vị trí và khả năng tiếp cận
TT Mức độ Khả năng tiếp cận
1 Rất thuận lợi - Khoảng cách từ điểm DLSTMV trung tâm hành chính: 4 Thời gian tiếp cận: < 30 phút
2 Thuận lợi - Khoảng cách từ điểm DLSTMV trung tâm hành chính: 10 -
- Loại hình giao: Đường bộ, đường thủy
- Chất lượng đường giao thông: Đường bộ : 91 – 95% trải nhựa, đường thủy: có cầu cảng kiên cố
- Thời gian tiếp cận: 30 - 60 phút
3 Trung bình - Khoảng cách từ điểm DLSTMV trung tâm hành chính: 21 -
- Loại hình giao: Đường bộ, đường thủy
- Chất lượng đường giao thông: Đường bộ : 81 – 90% trải nhựa, đường thủy: có cầu cảng bán kiên cố
- Thời gian tiếp cận: 60 - 90 phút
- Khoảng cách từ điểm DLSTMV trung tâm hành chính: 41 - 60km
- Loại hình giao: Đường bộ, đường thủy
- Chất lượng đường giao thông: Đường bộ : 50 - 80% trải nhựa, đường thủy: có cầu cảng tạm
- Thời gian tiếp cận: 90 -120 phút
- Khoảng cách từ điểm DLSTMV trung tâm hành chính: > 60km
- Loại hình giao: Đường bộ, đường thủy
- Chất lượng đường giao thông: Đường bộ < 50% trải nhựa, bê tông hoặc bị xuống cấp; đường thủy: không có cầu cảng
- Thời gian tiếp cận: > 120 phút
(Nguồn: Tác giả luận án)
❖ Tiêu chí 3: Thời gian khai thác du lịch
Thời gian khai thác du lịch là khoảng thời gian có thể thực hiện tốt các hoạt động du lịch (ngày/năm) mà không bị chi phối bởi các yếu tố thiên tai, bão lũ, mưa và hoạt động KT - XH không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng ít đến hoạt động của khách tại điểm du lịch Bên cạnh đó thời gian khai thác DLSTMV còn phụ thuộc vào lịch thời vụ của các loại trái cây Chỉ tiêu thời gian hoạt động DL được phân chia thành 5 mức sau:
Bảng 1.3 Tiêu chí về thời gian hoạt động DL
TT Mức độ Thời gian hoạt động
(Nguồn: Tác giả luận án)
❖ Tiêu chí 4 Khả năng quản lý
Khả năng quản lý thể hiện rõ công tác quy hoạch và tổ chức của ngành du lịch Vai trò quản lý du lịch thông qua khả năng điều hành, phát triển sản phẩm, liên kết, hỗ trợ,… Tiêu chí về khả năng quản lý được đánh giá thông qua cơ quan chuyên trách của địa phương và ban quản lý với các bộ phận phụ trách riêng biệt, và mức độ quản lý ở các miệt vườn Trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu trước đó và thực tiễn ở Tiền Giang, tiêu chí khả năng quản lý cụ thể như sau:
Bảng 1.4 Tiêu chí về khả năng quản lý
TT Mức độ Ban quản lý
- Có ban quản lý có chức năng hoạt động DL độc lập;
- Có đầy đủ các bộ phận chuyên trách như: điều hành, hướng dẫn viên, lưu trú, ăn uống, hàng lưu niệm;
- Có lực lượng an ninh trật tự, bảo vệ tài nguyên, vệ sinh môi trường
- Có đầy đủ các phương án quản lý điểm du lịch, được áp dụng có hệ thống và thường xuyên
2 Tốt - Có ban quản lý, bộ phận quản lý về du lịch song hoạt động chung với ban quản lý điểm du lịch;
TT Mức độ Ban quản lý
- Có một số bộ phận chuyên trách như: điều hành, hướng dẫn viên, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường
- Có phần lớn các phương án quản lý một số lĩnh vực bộ phận then chốt và được áp dụng thường xuyên
- Chưa có ban quản lý riêng về du lịch
- Cơ quan quản lý các cấp có nhiệm vụ quản lý điểm du lịch chung trên lãnh thổ, có cán bộ theo dõi một số hoạt động du lịch, môi trường,
- Có một số phương án quản lý về các lĩnh vực song không đáng kể
- Chưa có ban quản lý riêng, chỉ có cơ quan quản lý các cấp có nhiệm vụ quản lý điểm du lịch chung trên lãnh thổ nhưng không thường xuyên
- Rất ít các phương án và mức độ áp dụng trong thực tế
5 Kém - Chưa có ban quản lý, hoạt động quản lý ít được chú trọng
- Không có các phương án quản lý
(Nguồn: Tác giả luận án)
❖ Tiêu chí 5 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
CSVCKT là tiêu chí có ý nghĩa quan trọng trong đánh giá điểm DL CSVCKT tạo điều kiện để chuyển TNDL thành các sản phẩm và giúp duy trì hoạt động liên tục (Đặng Duy Lợi, 1999)
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI MIỆT VƯỜN TỈNH TIỀN GIANG
Khái quát về tỉnh Tiền Giang
Tiền Giang là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vừa nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng Nam và cách thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Bắc Hệ tọa độ, từ 105 0 50’ – 106 0 45’ độ kinh Đông và từ 10 0 35’ – 10 0 12’ độ vĩ Bắc Tiền Giang có vị trí địa lý khá thuận lợi, nằm trên các trục giao thông kinh tế quan trọng như quốc lộ 1A, 50,
60, 30, đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương (Mỹ Tho) – Cần Thơ tạo cho Tiền Giang vị thế cửa ngõ của các tỉnh miền Tây về thành phố Hồ Chí Minh và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
+ Phía Bắc và Đông Bắc giáp Long An và thành phố Hồ Chí Minh
+ Phía Tây giáp Đồng Tháp
+ Phía Nam giáp Bến Tre và Vĩnh Long
+ Phía Đông giáp Biển Đông
Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ Bắc sông Tiền (một trong hai nhánh chính của sông Cửu Long) với chiều dài 120km Trung tâm thành phố Mỹ Tho - tỉnh lỵ của Tiền Giang cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM) 70 km về hướng Đông Bắc và cách trung tâm Thành phố Cần Thơ 90 km về hướng Tây Nam Trong tiến trình lịch sử, địa danh và địa giới hành chính của tỉnh có sự thay đổi Hiện nay, Tiền Giang là một trong 13 tỉnh, thành thuộc vùng ĐBSCL Về mặt hành chính, Tiền Giang có 11 đơn vị với 01 thành phố, 02 thị xã và 08 huyện và
173 đơn vị hành chính cấp xã Trong đó, thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 1
Bảng 2.1 Các đơn vị hành chính tỉnh Tiền Giang năm 2022 Địa phương Diện tích
Mật độ dân số (người/ km 2 )
(Niên giám thống kê Tiền Giang, 2022)
Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng, đất phù sa trung tính, ít chua, nằm dọc theo sông Tiền với độ dốc nhỏ hơn 1% và độ cao từ 0 – 1,6 m trên mực nước biển thích hợp phát triển nhiều giống cây trồng và vật nuôi; nhưng có những khu vực trũng thấp và những gò đất cao và giồng cát hình cánh cung Toàn bộ diện tích tỉnh nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái từ đại Holocen trung, khoảng 5000 –
4500 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới
Khí hậu Tiền Giang mang tính chất nội chí tuyến – cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm, nhiệt độ bình quân trong năm là 27 0 C – 27,9 0 C Có 2 mùa: mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 Tiền Giang có lượng mưa trung bình 1210 –
Tiền Giang có hai con sông lớn chảy qua là sông Tiền và sông Vàm Cỏ Tây vì thế mạng lưới sông, rạch chằng chịt, nguồn nước dồi dào, bờ biển dài thuận lợi giao lưu trao đổi hàng hóa với các khu vực lân cận, phát triển mạng lưới giao thông đường thủy, thủy lợi và du lịch, sử dụng nguồn nước mặt phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời là môi trường cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Thổ nhưỡng Đất đai của tỉnh phần lớn là nhóm đất phù sa (chiếm 55%), thuận lợi nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vườn cây ăn trái chuyên canh của tỉnh; còn lại 19,4% là nhóm đất phèn và 14,6% là nhóm đất phù sa nhiễm mặn…
Ngoài các loại cây kinh tế do con người canh tác, Tiền Giang còn có 3 thảm thực vật tự nhiên là: rừng ngập mặn ven biển, thảm thực vật rừng nước lợ, thảm thực vật vùng đất phèn hoang Về động vật, ngoài các loài động vật nuôi tài nguyên động vật có giá trị kinh tế chủ yếu là thủy sản
Theo các chương trình khảo sát, điều tra cơ bản, các loại khoáng sản được tìm thấy trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có: Than bùn: tìm thấy ở xã Phú Cường (Cai Lậy), Tân Hòa Tây và Hưng Thạnh (Tân Phước); Sét làm gốm sành đã được phát hiện trong tỉnh dọc theo quốc lộ 1 từ Cổ Cò đến Bà Lâm (Cái Bè); Cát: trên sông Tiền có thể khai thác để làm đường nông thôn và làm nền cho các công trình xây dựng
2.1.3 Đặc điểm kinh tế-xã hội
Tiền Giang là tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2018 đạt 57.807 tỷ đồng, (giá so sánh năm 2010) tăng 7,24% so với năm 2017, khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,37%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12,53% và khu vực dịch vụ tăng 6,35% (bao gồm thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 36,9%; khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 26,8%; khu vực dịch vụ và thuế sản phẩm chiếm 36,3% Bình quân thu nhập đầu người đạt 46,9 triệu đồng/người/năm, tăng 3,9 triệu đồng so với năm 2017 (NGTK tỉnh Tiền Giang, 2018)
Tiền Giang là tỉnh có quy mô dân số lớn thứ 3 ở ĐBSCL (sau An Giang và Kiên Giang) Dân số trung bình của tỉnh năm 2018 ước tính 1.763.927 người, tăng 0,7% so với năm 2017, bao gồm: dân số nam 865.207 người, chiếm 49,1% tổng dân số; dân số nữ 898.720 người, chiếm 50,9% Dân số khu vực thành thị là 273.268 người, chiếm 15,5% tổng dân số; dân số khu vực nông thôn là 1.490.659 người, chiếm 84,5% (NGTK tỉnh Tiền Giang, 2018)
+ Về y tế: Trong những năm vừa qua, ngành y tế tỉnh Tiền Giang không ngừng được đầu tư nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân Trên địa bàn tỉnh đã hình thành được một mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh tương đối hoàn chỉnh từ bệnh viện đa khoa, chuyên khoa từ tuyến tỉnh đến tuyến cơ sở
+ Về giáo dục: Tiền Giang là một trong những tỉnh có chất lượng giáo dục hàng đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; cơ sở vật chất được đầu tư nâng cấp; chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao Tỉ lệ tốt nghiệp, đậu đại học của tỉnh luôn nằm trong top 3 tỉnh dẫn đầu khu vực Trên địa bàn tỉnh hiện có các cơ sở đào tạo và nghiên cứu lớn: Đại học Tiền Giang, Cao Đẳng Y Tế Tiền Giang, Cao Đẳng Nông Nghiệp Nam Bộ, Cao Đẳng Nghề Tiền Giang, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam (NGTK tỉnh Tiền Giang, 2021).
Các nhân tố ảnh hưởng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền
2.2.1 Vị trí và khả năng tiếp cận
Với những đặc điểm về vị trí địa lí đã cho thấy vị trí địa lí của Tiền Giang có lợi thế lớn về logistic Tiền Giang nối liền với TP.HCM - nơi tập trung hơn 60% lượng du khách quốc tế đến (inbound) cả nước hàng năm, bằng hai trục đường bộ và thủy quan trọng Là một tỉnh có diện tích khiêm tốn, nhưng Tiền Giang đã nổi lên như một địa danh du lịch có tầm vóc trong khu vực và cả nước Phân bố phát triển du lịch của tỉnh tương đối đồng đều, với ba khu vực đang thu hút khách du lịch chính là TP Mỹ Tho, Cái Bè, vùng biển Gò Công Có thể xem đây là những hạt nhân hay tâm điểm để từ đó, hoạt động du lịch phát triển lan tỏa sang các vùng lân cận khác trong tỉnh
Tiền Giang có 32 km bờ biển và hệ thống các sông Tiền, sông Vàm Cỏ, sông Soài Rạp, kênh Chợ Gạo, nối liền các tỉnh ĐBSCL với thành phố Hồ Chí Minh bằng đường thủy và là cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh ven sông Tiền và nước bạn Campuchia Nhờ vị trí hết sức thuận lợi nên tạo điều kiện cho Tiền Giang trở thành cửa ngõ của các tỉnh ĐBSCL về thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông và ngược lại cả ở đường bộ, đường sông và đường biển Bên cạnh đó, nhờ có nhiều sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và các cù lao, đan xen nhau đã tạo nên những vườn cây trái xanh tươi bốn mùa với những sản phẩm nổi tiếng như: Thanh long Chợ Gạo, xoài cát Hoà Lộc, bưởi lông Cổ Cò, sầu riêng Ngũ Hiệp, vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim, sơ ri Gò Công, không khí trong lành thoáng mát đã tạo nên vùng sinh thái mang tính đặc thù, rất thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái
Là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chỉ cách TP Hồ Chí Minh 70 km, cách sân bay Tân Sơn Nhất khoảng 80 km, cách sân bay Cần Thơ khoảng 110 km Đây là các trung tâm kinh tế lớn của khu vực và cả nước Sự phát triển của TP Hồ Chí Minh cũng như TP Cần Thơ sẽ có những tác động mạnh đến phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang, đồng thời là điểm tựa tốt cho sự phát triển kinh tế du lịch của Tiền Giang nói chung và DLSTMV nói riêng Đời sống chính của người dân thường gắn liền với các hoạt động nông nghiệp nên có nhiều thuận lợi để phát triển kết hợp với du lịch, như tổ chức thành làng nghề, sản xuất sản phẩm thủ công phục vụ du khách hay các dịch vụ ăn uống từ chính nguồn nguyên liệu thực phẩm tại chỗ, nhờ đó, giữ lại được phần lớn nguồn thu từ du lịch cho tỉnh
Khả năng tiếp cận tới các điểm DLSTMV ở Tiền Giang cũng khá thuận lợi Hầu hết các điểm DLSTMV phân bố dọc theo sông Tiền và hệ thống các cồn, trong những năm gần đây Tiền Giang đã đầu tư xây dựng và nâng cấp các tuyến đường kết nối khu vực trung tâm tới khu vực phía Đông và phía Tây
Theo khảo sát thực tế tại địa phương, ngoài các dự án giao thông tỉnh đang triển khai, việc kết nối giữa các điểm DLSTMV cũng được địa phương và người dân quan tâm nâng cấp Các hạng mục giao thông nông thôn đã được bê tông hóa theo phương thức nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng làm, hệ thống giao thông đường thủy thường xuyên được dọn dẹp và nạo vét tạo điều kiện thuận lợi để các thuyền, ghe du lịch có thể tiếp cận với các điểm du lịch, điều này giúp tăng tính liên kết giữa các điểm du lịch, giúp khách du lịch trải nghiệm được nhiều điểm du lịch trong một khoảng thời gian nhất định
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về vị trí, về hạ tầng giao thông thì đây cũng là những khó khăn trong khai thác DLSTMV, khi mà Tiền Giang nằm gần Bến Tre và Vĩnh Long, nếu không có những sản phẩm đặc trưng, riêng biệt để thu hút thì sẽ khó giữ chân du khách đến Tiền Giang
Theo Địa chí Tiền Giang (2010), toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái, khoảng 5.000 - 4.500 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới Toàn tỉnh có địa hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1m Tiền Giang thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long được hình thành vào đầu công nguyên, là kết quả của sự bồi lắng một vịnh cũ bởi phù sa sông Cửu Long…, địa hình của vùng đất này có thể phân biệt thành 5 khu vực:
(1) Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo) Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3 m, đặc biệt trên dải đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hòa Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1,6 – 1,8 m
(2) Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kênh Nguyễn
Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0 m và có khuynh hướng thấp dần về kênh Nguyễn Văn Tiếp Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0 m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hòa, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Long Định) Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dải đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước
(3) Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kênh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0 m bao gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8 m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông
(4) Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75 m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập 2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5 m Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh
(5) Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kênh Chợ Gạo đến biển Đông, có cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6 m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân
(Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông) Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Soài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam
Nhìn chung tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 - 1,4 m so với mặt biển Toàn tỉnh không có hướng dốc rõ rệt, nhưng ở từng khu vực có độ trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung Tiền Giang có khu vực giáp Biển Đông thuộc huyện Gò Công Đông với bờ biển dài 32 km nằm kẹp giữa các cửa sông lớn là Soài Rạp (sông Vàm Cỏ) và cửa Tiểu, cửa Đại (sông Tiền) Khu vực ven biển được phù sa bồi đắp quanh năm, hiện quá trình bồi đắp đang hình thành các cồn ven biển (cồn Vân Liễu - cồn Ông Mão, cồn Ngang, cồn Vượt…)
Ngoài ra khi nhắc đến Tiền Giang không thể bỏ qua địa hình cồn, cù lao trên sông với các cồn nổi tiếng: cồn Thới Sơn (cồn Lân), cồn Tân Long, cù lao Ngũ Hiệp…được phù sa sông bồi đắp, nằm nổi trên sông Tiền, tạo nên một dạng địa hình rất đặc biệt của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Tiền Giang nói riêng Hiện nay tỉnh đang triển khai quy hoạch phát triển du lịch với các loại hình du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, homestay tạo nên nét đặc trưng của tỉnh (Hồ Đoàn Thùy Mỹ Châu, 2013)
Thực trạng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang
2.3.1 Khái quát chung về du lịch Tiền Giang
Du lịch Tiền Giang nói chung và du lịch sinh thái miệt vườn nói riêng đang được tỉnh chú trọng và đầu tư phát triển Thiên nhiên ưu đãi với phong cảnh đa dạng, những kênh rạch dày đặc kết hợp với những vườn trái cây trải dài đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ, nên đã thu hút được đông đảo khách du lịch thăm quan trải nghiệm Tuy nhiên, kể từ khi bùng phát dịch Covid-19 đã làm lượng khách đến Tiền Giang sụt giảm nghiêm trọng
Bảng 2.3 Số lượng khách du lịch đến Tiền Giang giai đoạn 2016 – 2022 Đơn vị: lượt khách
Khách quốc tế 662.062 850.293 160.876 0 80.945 Khách nội địa 1.028.000 1.287.924 580.218 268.285 802.870
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang)
Nhìn chung, du lịch Tiền Giang đang trên đà phát triển, trong những năm gần đây thì khách du lịch quốc tế ngày càng gia tăng chủ yếu là tham quan, trải nghiệm với sông nước miệt vườn, du khách nước ngoài rất thích phong cảnh thiên nhiên, các vườn trái cây, tìm hiểu về cuộc sống cũng như phong tục tập quán của người dân địa phương
Từ bảng 2.3 có thể thấy số lượt khách đến Tiền Giang có sự biến động rất rõ do tác động của dịch Covid-19 Giai đoạn từ năm 2016 – 2019, đánh dấu sự gia tăng đáng kể về lượng khách (cả nội địa và quốc tế), năm 2016 tổng số lượt khách là 1.690.062 đến năm 2019 tăng lên 2.138.217 lượt khách, tăng 1,26 lần Giai đoạn từ 2019-2022, lượng khách giảm mạnh từ 2.138.217 giảm còn 883.815, giảm 2,58 lần Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy tốc độ tăng trưởng khách du lịch của Tiền Giang khá cao trong giai đoạn 2016 - 2019, đạt 6.06%/năm Trong đó tốc độ tăng trưởng nội địa là 6.46%/năm, khách du lịch quốc tế chỉ tăng trung bình 5.80%/năm Giai đoạn 2019 – 2022 tốc độ tăng trưởng âm, trong 4 năm mức tăng trung bình là -21.11% Từ kết quả trên, có thể thấy Tiền Giang đã khai thác khá tốt những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, ngành du lịch nhận được sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền Mặt khác, sự gia tăng ngày cao của thị trường khách nội địa cho thấy điều kiện sống của người dân được nâng cao, công tác quảng bá du lịch của tỉnh tốt Tuy nhiên, việc tiếp cận với nguồn khách du lịch quốc tế vẫn chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân là do du lịch Tiền Giang chưa có nhiều kênh quảng bá du lịch; vai trò tư vấn của các doanh nghiệp lữ hành chưa hiệu quả; sản phẩm du lịch chưa tạo được nét đặc thù, còn trùng lắp với các địa phương khác ở ĐBSCL,…Đặc biệt do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng cực lớn đến ngành du lịch Do đó, trong thời gian tới du lịch Tiền Giang cần chú trọng xây dựng chiến lược quảng bá quốc tế, tập trung phát triển sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù như DLSTMV, xây dựng kế hoạch, kịch bản để ứng phó với những tình huống khách quan…
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang) Hình 2.1.Cơ cấu khách du lịch Tiền Giang giai đoạn 2018-2022
Từ bảng 2.3 và hình 2.1, cho thấy về mặt quy mô lượng khách du lịch nội địa và quốc tế biến động lớn Tuy nhiên, về cơ cấu nguồn khách cho thấy tỉ lệ khách quốc tế biến động lớn do ảnh hưởng của dịch bệnh, xu hướng giảm không liên tục từ 39.2% (2016) xuống chỉ còn 29% (2022), đặc biệt năm 2021 tỷ trọng khách du lịch quốc tế bằng 0% Điều này có thể lý giải trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế nước ta phát triển, thu nhập của người dân được cải thiện nên số lượng khách du lịch tăng nhanh hơn, trong khi đó mức tăng trưởng khách du lịch quốc tế biến động Bên cạnh đó trong những năm gần đây hệ thống giao thông vận tải nhất là đường hàng không kết nối TP.HCM với các tỉnh ở ĐBSCL ngày càng thuận tiện nên nguồn khách quốc tế có nhiều sự lựa chọn thăm quan trải nghiệm ở các tỉnh khác ở ĐBSCL Ngoài ra, tại các điểm du lịch của tỉnh còn chậm đổi mới, thiếu sức hấp dẫn để thu hút khách quay lại nhiều hơn
Bảng 2.4 Khách du lịch quốc tế phân theo thị trường
(Nguồn: Tính toán từ số liệu của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang)
Từ bảng 2.4 cho thấy, thị trường khách du lịch Tiền Giang có sự phân hóa khá rõ ràng, từ năm 2016 – 2019, 2 thị trường khách có quy mô và tỷ trọng cao là Đông Bắc Á (2016 là 44.1%, 2019 là 32.5%) Châu Âu (27.9% và 29.8%) Tuy nhiên, từ 2020 -2022, quy mô và tỷ trọng của 2 thị trường này giảm rõ rệt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong suốt một thời gian dài Trung Quốc (thị trường khách lớn nhất của Việt Nam) thực hiện chính sách “Zero Covid” Năm
2021 lượng khách du lịch quốc tế bằng không Trong giai đoạn này quy mô và cơ cấu của thị trường khác chiếm số lượng và tỷ trọng cao
2.2.1.2 Doanh thu du lịch của tỉnh Tiền Giang
Trong những năm qua, du lịch tỉnh Tiền Giang đã có những chuyển biến tích cực Việc khai thác tốt các tiềm năng, các sản phẩm du lịch đa dạng, các điểm du lịch mới không ngừng được đưa vào hoạt động và có những chính sách thu hút khách du lịch vì thế du khách đến Tiền Giang ngày càng tăng cùng với đó thì doanh thu du lịch của tỉnh cũng không ngừng tăng nhanh Tuy nhiên từ năm 2019 doanh thu du lịch Tiên Giang giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch
Bảng 2.5 Doanh thu từ du lịch giai đoạn 2016 – 2021
Tổng doanh thu (tỷ đồng) 626,9 991,9 1.160 254,9 301,3
- Doanh thu DL từ lưu trú và lữ hành 268,1 462,1 609 44,1 107,8
- Doanh thu khác (các cơ sở độc lập kinh doanh đặc sản, quà lưu niệm, ẩm thực…) 358,8 529,8 551 210,8 193,5
- Doanh thu DL từ lưu trú và lữ hành 42,8 46,6 52,2 17,3 38,5
- Doanh thu khác (các cơ sở độc lập kinh doanh đặc sản, quà lưu niệm, ẩm thực…) 57,2 53,4 47,8 82,7 61,5
(Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang)
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, từ năm 2016 – 2021, doanh thu du lịch tỉnh Tiên Giang biến động khá lớn, năm 2026 từ 626,9 tỷ đồng tăng lên 1.160 tỷ đồng năm
2019, tăng gấp 1,85 lần Trong đó, doanh thu từ các doanh nghiệp lưu trú và lữ hành tăng từ 268,1 tỷ đồng lên 609 tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần Năm 2019 là năm có doanh thu cao nhất do đây là năm ngành du lịch đang triển khai mạnh mẽ Nghị quyết số 10/NQ/TU của tỉnh Ủy với hàng loạt các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch được triển khai Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hầu như các hoạt động du lịch của tỉnh bị gián đoạn, do đó doanh thu du lịch Tiền Giang giảm mạnh từ
1160 tỷ đồng năm 2019 xuống còn 254,9 tỷ đồng năm 2020, giảm 4,5 lần Sau đại dịch, du lịch Tiền Giang đã dần phục hồi trở lại doanh thu đạt 301,3 tỷ đồng năm
2021, đây là tín hiệu khả quan cho thấy khả năng thích ứng rất nhanh của ngành du lịch thời kỳ hậu Covid
2.2.1.3 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật
Theo báo cáo của Phòng quản lý du lịch – SVHTTDL Tiền Giang, tính đến năm 2021, trên địa bàn tỉnh có 335 cơ sở lưu trú, trong đó có 276 cơ sở lưu trú đạt chuẩn bao gồm: 02 khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 09 khách sạn 3 sao, 13 khách sạn 2 sao, 52 khách sạn đạt tiêu chuẩn 1 sao, 182 nhà nghỉ, 01 resort 3 sao, 03 resort
2 sao, 05 tàu du lịch 1 sao, 05 homestay với tổng số phòng 4.680 phòng Trên địa bàn tỉnh hiện có 28 nhà hàng và nhiều điểm du lịch nhà vườn có phục vụ nhu cầu ăn uống của du khách
Từ tình hình trên cho thấy, về cơ sở lưu trú phục vụ phát triển du lịch tại tỉnh Tiền Giang khá nhiều Tuy nhiên về chất lượng các cơ sở lưu trú thì của tỉnh còn rất thấp Hiện nay, tỉnh Tiền Giang chưa có khách sạn đạt chuẩn 5 sao; có 02 cơ sở lưu trú đạt 4 sao là Mekong Mỹ Tho và Mekong Riverside Boutique Resort & Spa; các khách sạn 3 sao và 2 sao cũng còn rất hạn chế Nguyên nhân chính là do số lượng ngày lưu trú tại tỉnh còn rất thấp, khách du lịch có nhu cầu nghỉ lại qua đêm chủ yếu là lượng khách có thu nhập trung bình nên các khách sạn lớn có hiệu suất phòng không cao Mặt khác, qua khảo sát cho thấy phần lớn khách du lịch đến Tiền Giang là khách theo tour từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông Nam Bộ, do Tiền Giang có vị trí khá gần với TP Hồ Chí Minh nên phần lớn khách du lịch lựa chọn đi về trong ngày hoặc lưu trú tại TP Hồ Chí Minh – nơi có nhiều hoạt động trải nghiệm về đêm hơn
Tổng số đơn vị kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có: 75 đơn vị kinh doanh lữ hành Trong đó có: 17 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 56 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và 02 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch) Tiền Giang hiện có 33 khu điểm du lịch, về phương tiện vận chuyển khách có 560 phương tiện vận chuyển khách du lịch Trong đó có: 288 tàu vận chuyển du lịch (huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy có 140 chiếc), 270 đò chèo (huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy có 82 chiếc) và 02 canô Chất lượng phục vụ của các phương tiện vận chuyển du lịch Tiền Giang được khách đánh giá với các thông số sau:
Bảng 2.6 Đánh giá của khách du lịch về chất lượng phương tiện vận chuyển khách Đánh giá Tần số Tỉ lệ %
Giá trị trung bình (mean) 3,74
(Nguồn: Khảo sát thực tế tại tỉnh Tiền Giang, tháng 6/2023, n05)
Kết quả khảo sát cho thấy khách du lịch đánh giá chất lượng phục vụ của các phương tiện vận chuyển khá cáo với hơn 60% đánh giá ở mức rất tốt và tốt, trong đó có 30.5% đánh giá mức trung bình, với giá trị trung bình đạt 3.74 Kết quả này có thể chưa phản ánh đầy đủ và chính xác chất lượng vận chuyển du lịch Tiền Giang, xong phần nào cũng phản ánh được sự quan tâm đầu tư của ngành du lịch tỉnh trong việc nâng cao chất lượng phục vụ du lịch Đáp ứng nhu cầu du lịch Tiền Giang cũng đã hình thành bến tàu thủy du lịch
Mỹ Tho tại khu vực Bến Chương Dương, bên bờ sông Tiền Bến tàu thủy du lịch nằm ven bờ sông Tiền này được xây dựng với diện tích trên 11.800 m 2 gồm các hạng mục như: Trung tâm điều hành du lịch, nhà chờ, kè bờ sông, cầu tàu, bến phao, bãi đậu xe, sân nội bộ, Tổng kinh phí đầu tư cho công trình hơn 25 tỉ đồng Khi công trình hoàn thành sẽ góp phần phục vụ nhu cầu du lịch sông nước của tỉnh gắn với 3 vùng sinh thái: sông nước miệt vườn, rừng ngập mặn và Đồng Tháp Mười Công trình bến tàu thủy du lịch là một trong số những nội dung của Dự án phát triển du lịch quốc tế tiểu vùng sông Mekong do Bộ Văn hóa - Thể Thao - Du lịch đầu tư, nhằm khai thác tốt tiềm năng du lịch của khu vực ĐBSCL
Số lượng nhân lực ngành DL của tỉnh có xu hướng tăng ổn định trong giai đoạn 2015 – 2022, đặc biệt là lao động trực tiếp
Bảng 2.7 Lao động trong ngành du lịch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2015-2022
(Nguồn: Tổng hợp và xử lý từ số liệu Sở VH – TT - DL tỉnh Tiền Giang)
Lực lượng lao động trong ngành du lịch Tiền Giang có xu hướng biến động, từ 2015-2019 đối với lao động trực tiếp tăng từ 5.068 người lên 5.680 người năm
2019, tăng 1.1 lần, đối với lao động gián tiếp tăng 1.0 lần Tuy nhiên, từ 2019 đến
2021 lực lượng lạo động du lịch giảm mạnh do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, các hoạt động của ngành du lịch Tiền Giang đều không hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng Từ 2022, sau khi ngành du lịch dẫn phục hồi trở lại, nhu cầu về lao động du lịch đã bắt đầu tăng lên Sự gia tăng trên là kết quả của việc đẩy mạnh công tác đào tạo nhân lực, nghiệp vụ DL, cụ thể như Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với các cơ sở đào tạo nhân lực du lịch tại TP Hồ Chí Minh tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ, tập trung về các kĩ năng quản lý nhà hàng, khách sạn, văn hóa giao tiếp, bảo vệ môi trường Các cơ sở đào tạo nhân lực địa phương như Trường ĐH Tiền Giang, Cao đẳng Nghề Tiền Giang cũng đã tập trung đào tạo theo nhiều hình thức đáp ứng nhu cầu nhân lực ngành du lịch cho tỉnh Theo đó, chất lượng phục vụ của nguồn nhân lực du lịch ngày càng tăng và nhận được sự đánh giá cao của khách du lịch, cụ thể được thể hiện quan bảng 2.8
Bảng 2.8 Đánh giá của khách DL về thái độ, kĩ năng nghiệp vụ nhân viên Đánh giá Tần số Tỉ lệ %
Giá trị trung bình (mean) 3.50
(Nguồn: Khảo sát thực tế tại tỉnh Tiền Giang, tháng 6/2023, n05)
Kết quả khảo sát cho thấy có trên 40% khách DL đánh giá nhân viên có thái độ và kĩ năng phục vụ rất thân thiện, thân thiện và chuyên nghiệp, 36.4% đánh giá mức trung bình, chỉ có 12.7% đánh giá mức rất không, không thân thiện và chuyên nghiệp Giá trị trung bình (mean) đạt 3.50 Điều này cho thấy ngành du lịch và nguồn nhân lực du lịch Tiền Giang đã nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của mình trong phát triển du lịch
2.2.1.5 Sản phẩm và loại hình du lịch chủ yếu
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Cơ sở xây dựng định hướng
3.1.1 Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam
Theo Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030, ngành du lịch sẽ đặt ra nhiều mục tiêu phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt, cần chú trọng phát triển du lịch theo chiều sâu, nâng cao tính chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới Phát triển đồng thời cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế; Chú trọng du lịch quốc tế đến, tăng cường quản lý du lịch ra nước ngoài song song với phát triển du lịch bền vững, gắn chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc Giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội Phát huy tính hiệu quả trong liên kết vùng và khu vực trong tổ chức không gian du lịch và xây dựng sản phẩm du lịch; Phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp; Huy động nguồn vốn trong và ngoài vào du lịch
Về mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam là nước có du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, có CSVCKT đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, có thương hiệu, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và trên thế giới Trong đó phấn đấu thu hút 10 – 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ
47 – 48 triệu lượt khách nội địa với doanh thu đạt 18 – 19 tỉ USD, tăng bình quân 13,8%/ năm, đóng góp 6,5 – 7% GDP cả nước Khẳng định môi trường du lịch là yếu tố hấp dẫn du khách, phát triển du lịch xanh, gắn hoạt động du lịch với gìn giữ và phát huy các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường Tập trung xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch, loại hình du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát huy các giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, đặc sắc, có thế mạnh nổi trội tại các vùng miền Cụ thể, ở vùng ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh, thành sẽ phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái, văn hóa sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo, du lịch MICE
3.1.2 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long Để thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu của Chiến lược phát triển du lịch đối với Đồng bằng sông Cửu Long, cần phải có những định hướng mang tính đột phá gắn với việc liên kết phát triển du lịch các địa phương trong Vùng, khai thác đặc thù về tài nguyên xây dựng thương hiệu du lịch Vùng để phát triển bền vững du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030" nhắm đến một số mục tiêu cụ thể sau:
- Mục tiêu tổng quát: Phát triển du lịch tương xứng với tiềm năng, thế mạnh; khẳng định vị trí quan trọng của Vùng đối với du lịch Việt Nam Từng bước nâng cao vị trí, vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội của Vùng, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống người dân, góp phần quảng bá hình ảnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long với cả nước và quốc tế
+ Khách du lịch: Đến năm 2020 đón khoảng 34 triệu lượt khách, trong đó có khoảng 3,5 triệu lượt khách quốc tế, Phấn đấu đến năm 2030 đón khoảng 52 triệu lượt khách, trong đó khoảng 6,5 triệu lượt khách quốc tế
+ Tổng thu từ khách du lịch (giá hiện hành): Đến năm 2020 đạt khoảng 25 nghìn tỷ đồng Phấn đấu đến năm 2030 đạt trên 111 nghìn tỷ đồng
+ “Số lượng cơ sở lưu trú: Đến năm 2020 có khoảng 53 nghìn buồng khách sạn trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng 15% Phấn đấu đến năm 2030 có khoảng 100 nghìn buồng khách sạn, trong đó tỷ lệ buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 sao đến 5 sao chiếm khoảng 30%
+ Chỉ tiêu việc làm: Đến năm 2020 tạo việc làm cho khoảng 230 nghìn lao động, trong đó khoảng 77 nghìn lao động trực tiếp Phấn đấu đến năm 2030 tạo việc làm cho khoảng 450 nghìn lao động, trong đó khoảng 150 nghìn lao động trực tiếp Đặc biệt trong quy hoạch này cũng nhấn mạnh việc phát triển các sản phẩm du lịch như: (1) Ưu tiên phát triển các sản phẩm đặc thù, bao gồm: du lịch trải nghiệm đời sống sông nước, du lịch sinh thái, du lịch tìm hiểu di sản văn hóa; củng cố các sản phẩm chính, bao gồm: nghỉ dưỡng biển - đảo và vui chơi giải trí (2) Đa dạng hóa sản phẩm du lịch với các sản phẩm bổ trợ, gồm: du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn, du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử - cách mạng, du lịch hội nghị - hội thảo - sự kiện (MICE)
3.1.3 Chiến lược phát triển du lịch Tiền Giang
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định rõ hướng phát triển của du lịch Tiền Giang cụ thể như sau:
- Phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, cảnh quan sông nước, môi trường bền vững: Phát triển du lịch Tiền Giang đạt hiệu quả cao nhưng phải gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và cảnh quan môi trường sinh thái
- Phát triển du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống: dựa trên nguyên tắc bảo vệ và phát huy truyền thống bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại, tránh du nhập những văn hóa phẩm độc hại, góp phần tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử - văn hóa, các lễ hội, làng nghề truyền thống và cảnh quan sông nước, miệt vườn,
- Phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang sẽ góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh nói riêng và của cả nước nói chung Tăng nhanh tỉ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế trước hết nhằm mục đích:
+ Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng giá trị gia tăng du lịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh
+ Nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo nguồn thu ngoại tệ và cải thiện cán cân thanh toán trong tỉnh
+ Tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân
+ Tạo ra sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các cấp, các ngành trong quá trình phát triển kinh tế
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã xác định phương án dự báo về các chỉ tiêu du lịch (chi tiết tại phụ lục 6) Đồng thời trong quy hoạch cũng đề cập tới 3 hướng phát triển đột phá phát triển du lịch, 1 trong 3 hướng ưu tiên là Phát triển du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn, môi trường bền vững: Phát triển du lịch phải gắn liền việc khai thác có hiệu quả với việc bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái, với diện tích trên 60.000 ha vườn cây ăn trái, có nhiều loại trái cây đặc sản; hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
Mặt khác trong Nghị quyết số 11-NQ/TU của Tỉnh ủy Tiền Giang về phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định rõ: Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, có tỷ trọng, tốc độ, chất lượng tăng trưởng cao, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và có sức cạnh tranh mạnh; mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, thân thiện môi trường, đóng góp xứng đáng vào thành tựu chung của sự nghiệp xây dựng, phát triển tỉnh Tiền Giang Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh tới định hướng quan trọng như:
Về thị trường du lịch: Tập trung khai thác nhóm thị trường khách truyền thống từ các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Tây Âu, Bắc Mỹ như Anh, Pháp, Mỹ Quan tâm phát triển thị trường các nước Đông Nam Á, các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong Phát huy thị trường khách du lịch nội địa, chủ yếu đến từ thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ và một số tỉnh ở khu vực miền Trung
Định hướng phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang
3.2.1 Định hướng về địa bàn trọng điểm phát triển DLST MV
Qua nghiên cứu thực tế và phân tích cơ sở dữ liệu, tác giả nhận thấy Tiền Giang có nhiều điều kiện và tiềm năng phát triển DLSTMV Tuy nhiên, hoạt động còn manh muốn, thiếu sự liên kết, khả năng cạnh tranh và hiệu quả kinh tế chưa cao Do đó để thực sự biến DLSTMV trở thành thương hiệu du lịch Tiền Giang thiết nghĩ tại các miệt vườn, dựa vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tài nguyên du lịch Cần tập trung phát triển theo lãnh thổ như sau:
+ Miệt vườn trung tâm: Với vị trí trung tâm của tỉnh nơi tập trung đầu mối giao thông chủ yếu, tập trung dân cư đông đúc và được đầu tư trọng điểm Đặc biệt, miệt vườn trung tâm cũng hội tụ những tài nguyên đặc thù để phát triển DLSTMV như: hệ sinh thái vườn, văn hóa ẩm thực bản địa, lễ hội
Trong những năm gần đây Tiền Giang đã đầu tư xây dựng Khu du lịch Thới Sơn trở thành trung tâm du lịch, tạo điểm nhấn, mang đặc trưng của sản phẩm DLSTMV Tiền Giang Với việc triển khai đầu tư 2 khu du lịch: Khu du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng và khu đón tiếp du lịch đường bộ để tạo bước đột phá cho du lịch Tiền Giang Đồng thời liên kết du lịch với nhiều hộ dân tạo thành tuyến DLSTMV, với nhiều sản phẩm đặc trưng như: thưởng thức các loại trái cây đặc sản, đi đò chèo trên kênh rạch, nghe đờn ca tài tử, trải nghiệm ẩm thực dân dã, sản phẩm làng nghề thủ công mỹ nghệ, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa truyền thống người dân vùng sông nước Nam bộ, các dịch vụ tát mương bắt cá, tham quan cù lao bằng xe thô sơ, Bên cạnh việc xây dựng các khu, điểm du lịch có qui mô lớn với các sản phẩm đặc trưng riêng biệt của Tiền Giang, thì cần thiết phát triển thêm các điểm du lịch sinh thái nhà vườn, phù hợp với cảnh quan môi trường, phát triển dịch vụ nghỉ đêm ở nhà dân (homestay), nghỉ đêm trên nhà dạng bè nổi trên sông quanh cù lao, tái hiện chợ nổi trên sông, kết nối sản phẩm đa dạng của cộng đồng để phục vụ du lịch Các dịch vụ phục vụ du lịch trên cù lao Thới Sơn phải được quy hoạch lại theo hướng chuyên nghiệp, với sản phẩm có chất lượng cao; nâng chất lượng cả về mặt sản phẩm lẫn nguồn nhân lực phục vụ
Nối tuyến du lịch cù lao Thới Sơn đi tham quan Trại rắn Đồng Tâm, các di tích lịch sử- văn hóa như Rạch Gầm-Xoài Mút, chùa Vĩnh Tràng, ở trong tỉnh và liên kết khai thác sản phẩm với các tỉnh trong vùng như Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang,
+ Miệt vườn phía Tây: Đặc trưng với sản phẩm du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn và du lịch cộng đồng gắn với làng nghề truyền thống bánh tráng, cốm, kẹo, mật ong, vườn cây ăn trái đặc sản, làng cổ Đông Hòa Hiệp (dự án do JICA – Nhật Bản tài trợ) đặc trưng với loại hình dịch vụ nghỉ đêm ở nhà dân (homestay) rất được khách quốc tế ưa thích, phát triển các khu resort phong cách Nam Bộ chất lượng cao dọc theo dòng sông Tiền, cần quy hoạch lại hoạt động của chợ nổi, làng nghề truyền thống, các khu resort, vườn cây ăn trái,… theo hướng vừa văn minh lịch sự, hiện đại nhưng vẫn mang nét đặc trưng của văn hóa sông nước miệt vườn,.… tạo thành sản phẩm phục vụ khép kín, kéo dài thời gian lưu trú Từ đây cũng dễ dàng liên kết tuyến với các tỉnh lân cận như Cái Mơn (Bến Tre), Bình Hòa Phước, Trường An (Vĩnh Long) và Cồn Ấu (Cần Thơ) để liên kết đa dạng hóa sản phẩm thu hút khách du lịch
+ Miệt vườn phía Đông: Với đặc thù tiếp giáp biển, hệ sinh thái có sự pha trộn giữa hệ sinh thái biển và đồng bằng, mặc dù không có những nhân tố đặc thù phát triển DLSTMV như hệ thống vườn trái cây, nhưng ở đây lại hội tụ khá nhiều nét văn hóa bản địa, gắn liền với quá trình phát triển của tỉnh như hệ thống lịch sử - văn hóa như: Di tích lịch sử và lăng mộ anh hùng Trương Định, nhà Đốc phủ Hải (TX Gò Công), đền thờ Trương Định (Gò Công Đông), lũy pháo đài Trương Định (huyện Tân Phú Đông), làng nghề mắm tôm chà, tủ thờ Gò Công,.… Mặt khác, khu vực này là đầu mối liên kết các với các tuyến du lịch kết nối với biển Cần Giờ (TP HCM) và biển Vũng Tàu bằng thuyền cao tốc để phát triển du lịch biển đảo Đồng thời sẽ mở ra tiềm năng liên kết tuyến du lịch biển giữa Cồn Ngang với đảo Phú
Quốc (Kiên Giang), khi điều kiện cho phép tạo ra một hướng quan trọng để đưa khách du lịch đến với DLSTMV của tỉnh
3.2.3 Định hướng về sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch Để DLSTMV Tiền Giang thực sự trở thành thương hiệu trên thị trường du lịch Việt Nam, thiết nghĩ trong những năm tới chúng ta cần tập trung vào việc đa dạng hóa các sản phẩm du lịch Nhìn chung, các sản phẩm chủ lực về DLSTMV tỉnh Tiền Giang như sau:
- Tham quan vườn và thưởng thức trái cây tại vườn: Đây là sản phẩm chỉnh của du lịch miệt vườn
- Trải nghiệm các hoạt động của nghề vườn
- Tham quan trải nghiệm các mô hình sinh thái vườn kết hợp như VAC, VACB, VACR
- Mua trái cây và các đặc sản địa phương
- Thưởng thức và trải nghiệm việc chế biến các món ăn miệt vườn
- Tham quan và trải nghiệm văn hóa bản địa (di tích, lễ hội, làng nghề, văn hóa nghệ thuật cổ truyền)
- Dịch vụ lưu trú (homestay, farmstay) đảm bảo những tiêu chuẩn tối thiểu để phục vụ khách
- Các dịch vụ vui chơi giải trí tại điểm đến cần phù hợp với không gian miệt vườn, tăng cường các điểm trưng bày giới thiệu sản phẩm quà tặng và lưu niệm đặc trưng
- Đồng thời cũng cần kết nối với các sản phẩm du lịch khác tại địa phương để tăng thời lượng lưu lại tại điểm đến của khách du lịch
3.2.4 Định hướng thị trường khách du lịch
DLSTMV là loại hình du lịch đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng Trong những năm gần đầy, DLSTMV luôn là sự lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến Tiền Giang Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Tiền Giang đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và thực tiễn phát triển DLSTMV tại Tiền Giang cho thấy: Thị trường khách du lịch quốc tế tập trung chủ yếu vào nhóm Đông Bắc Á, Đông Nam Á (Asean), và Châu Âu; thị trường nội địa khá đa dạng, trong đó nhiều nhất đến từ TP Hồ Chí Minh, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, khách từ miền Trung và miền Bắc không nhiều nhưng có xu hướng tăng sau dịch COVID-19 Do đó, trong thời gian tới để phát triển DLSTMV cần tập trung vào một số định hướng thị trương sau:
- Đối với khách quốc tế: Thị trường Đông Bắc Á cần được ưu tiên phát triển, mặc dù thị trường này khả năng chi tiêu, thanh toán thấp, thời gian cho chuyên đi không dài… nhưng số lượng rất đông Đối với thị trường này cần đáp ứng những sản phẩm du lịch du lịch tham quan cảnh quan sông nước miệt vườn; tham quan du lịch biển; vui chơi giải trí; du lịch mua sắm các sản phẩm đặc sản ở địa phương,… Đối với nhóm thị trường du lịch ở Châu Âu, Đây là nhóm thị trường thường yêu cầu các sản phẩm có chất lượng dịch vụ cũng như có khả năng chi trả cao, thích đến những những sản phẩm và dịch vụ du lịch mang nét văn hóa truyền thống của địa phương Do đó, các sản phẩm du lịch của Tiền Giang có thể đáp ứng cho thị trường này như du lịch sinh thái, du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch biển; du lịch văn hóa, lịch sử, làng nghề truyền thống,
- Đối với khách nội địa: duy trì, phát triển các thị trường gần như: thị trường Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long Tiền Giang có lợi thế về vị trí địa lý, đường giao thông thuận lợi nên khách du lịch nội địa đến Tiền Giang rất đa dạng, chủ yếu đến từ TP Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam bộ và thường đi du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần và ngày lễ, kết hợp tham quan và vui chơi giải trí Bên cạnh đó cần trú trọng phát triển thị trường khách từ khu vực phía Bắc và duyên hải miền Trung Trong thời gian tới, với xu hướng phát triển mạnh mẽ của thị trường khách du lịch nội địa trên toàn quốc thì Tiền Giang là một điểm đến quan trọng và hấp dẫn Các chính sách giảm giá của các hãng hàng không tại Việt Nam, sự cải thiện về cơ sở hạ tầng tại ĐBSCL và Tiền Giang giúp khả năng tiếp cận các điểm đến du lịch trở nên thuận lợi hơn Đặc biệt, trong những năm gần đây thị trường khách du lịch phía Bắc cũng có sự quan tâm đặc biệt với DLSTMV Do đó, đây là thị trường quan trọng cần phát triển Sản phẩm đáp ứng nhu cầu chính của khách du lịch nội địa như du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn; tham quan du lịch biển; nghiên cứu tìm hiểu văn hóa lịch sử, lễ hội tín ngưỡng, các làng nghề truyền thống; du lịch mua sắm sản phẩm đặc sản ở địa phương,….
Giải pháp phát triển du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang
3.3.1 Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch đặc thù kết hợp đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Qua phân tích SWOT ở bảng 3.1, có thể nhận thấy điều kiện và các sản phẩm DLSTMV ở Tiền Giang có những nét tương đồng và trùng lặp với các địa phương khách trong vùng ĐBSCL như Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ Do đó, để tạo nên sức cạnh tranh và thương hiệu DLSTMV của mình, ngành du lịch Tiền Giang cần trú trọng phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm du lịch
Xét về tài nguyên để phát triển sản phẩm du lịch đặc thù Tiền Giang có những lợi thế rõ rệt như: diện tích vườn khá lớn, có nhiều loại đặc sản trái cây mang thương hiệu của tỉnh (xoài cát Hòa Lộc, vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Ngũ Hiệp ) và được mạnh danh là “Vương quốc trái cây” Do đó, cần trú trọng đầu tư hơn nữa để phát triển loại sản phẩm du lịch này Đồng thời để, kéo dài thời gian của khách du lịch lưu lại cần kết hợp đa dạng các hoạt động trải nghiệm Thay vì chỉ cung cấp hoạt động tham quan và thưởng thức trái cây, các điểm du lịch có thể xem xét tăng hoạt động trải nghiệm của khách tại điểm đến như: trải nghiệm các công đoạn làm vườn (lên liếp, tỉa cây, chăm sóc cây, thu hoạch trái cây ) - “Một ngày làm nông dân”; tăng cường hoạt động trải nghiệm giá trị văn hóa bản địa, bằng việc cho khách tự tay chế biến các món ăn đặc trưng của miệt vườn dưới sự hướng dẫn của người dân – “Bữa ăn miệt vườn”
Một thực tế cho thấy, hiện nay ở ĐBSCL nói chung và Tiền Giang nói riêng, chuỗi giá trị nông nghiệp trong du lịch chưa được tổ chức thành hệ thống mà thường riêng lẻ từng khâu Chẳng hạn như tại các vườn trái cây, người nông dân chăm sóc vườn, tận dụng không gian vườn để phát triển DLSTMV, khi thu hoạch trái cây bán một phần cho khách, phần còn lại bán cho thương lái, công đoạn chế biến các loại trái cây thành những sản phẩm công nghiệp chưa được đầu tư tại các điểm du lịch Để tăng tính hấp dẫn và mang lại hiệu quả của kinh tế vườn cũng như hoạt động DLSTMV Tiền Giang cần đẩy mạnh hoạt động chế biến các sản phẩm trái cây Một ví dụ điển hình cho mô hình này là tỉnh Bến Tre, với lợi thế là tỉnh có diện tích trồng dừa lớn nhất vùng ĐBSCL, tỉnh đã tổ chức phát triển các làng nghề, cơ sở chế biến các sản phẩm từ cây dừa vô cùng đa dạng và đặc sắc có sức hấp dẫn lớn đối với du khách, đồng thời làm tăng hoạt động trải nghiệm của khách khi đến Bến Tre
3.3.2 Giải pháp liên kết phát triển DLSTMV Để phát triển DLSTMV tỉnh Tiền Giang thì cần tăng cường liên kết, phối hợp giữa các hộ dân theo mô hình du lịch cộng đồng và liên kết giữa các bên liên quan như: cộng đồng địa phương với doanh nghiệp lữ hành và chính quyền, đoàn thể các cấp
Trên thực tế, việc phát triển du lịch tại miệt vườn ở Tiền Giang hiện nay vẫn chủ yếu do từng hộ nông dân thực hiện mà chưa có sự liên kết giữa các hộ gia đình cùng làm du lịch trên địa bàn, đồng thời sự liên kết giữa các doanh nghiệp với người dân vẫn còn lỏng lẻo Chính sự liên kết phát triển thiếu chặt chẽ dẫn đến mâu thuẫn trong phân chia lợi ích giữa các bên, lảm ảnh hưởng tới sự phát triển của DLSTMV Vì vậy, cần tăng cường gắn kết cộng đồng trong phát triển DLSTMV Đồng thời, cần xây dựng và vận hành cơ chế phối hợp các bên liên quan, bao gồm: (i) Khách du lịch; (ii) Cộng đồng dân cư địa phương; (iii) Chính quyền sở tại; (iv) Doanh nghiệp lữ hành
Cần tổ chức bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng du lịch cho nông dân tham gia DLSTMV Đồng thời cũng cần đào tạo và bồi dưỡng những người tham gia vào chuỗi sản phẩm du lịch như hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ, các cấp lãnh đạo và quản lý địa phương,
Phát triển DLSTMV với nền tảng là cộng đồng địa phương tham gia vào du lịch Cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và đưa ra các quyết định Bên cạnh đó, còn có rất nhiều bên tham gia và đóng vai trò quan trọng góp phần phát triển DLCĐ, do đó cần có cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan
Trước hết, chính quyền địa phương có nhiệm vụ đảm bảo cho DL ở địa phương hoạt động hiệu quả nhất bằng cách đề ra các chính sách, định hướng phát triển, đầu tư cơ sở hạ tầng,… Chính quyền địa phương cần thể hiện vai trò là cầu nối với các chi cục khuyến nông, bảo vệ thực vật và các kĩ sư nông nghiệp trong việc phòng và trị bệnh trên các loại cây - con cho người dân Liên kết với các cơ sở đào tạo thiết kế và tổ chức các buổi tập huấn cho các hộ làm du lịch, phối hợp với các công ty lữ hành đưa khách đến với điểm du lịch cộng đồng nhằm tạo nguồn khách ổn định Các cơ sở đào tạo có nhiệm vụ đào tạo các kĩ năng nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng khác nhau trong mô hình DLSTMV Ngoài ra cần tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước trong việc nâng cao năng lực của cộng đồng địa phương về phát triển du lịch bền vững, các kĩ năng cần thiết cho cộng đồng
Thực tế cho thấy, việc phát triển DLSTMV ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Tiền Giang nói riêng chưa có một cơ chế quản lý và quy hoạch bài bản, thống nhất, giữa các địa phương trong vùng ít thấy có sự liên kết phát triển, thường thì mạnh ai nấy làm dẫn đến sự phát triển manh muốn, trùng lặp ý tưởng Do đó, Hiệp hội du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện vai trò liên kết, tham mưu, đến các sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch trong đó có Tiền Giang, để xây dựng các tuyến, điểm du lịch phù hợp, tránh trùng lặp, gây nhàm chán cho du khách Với sự phát triển ngày càng hoàn thiện của hệ thống giao thông vận tải, đặc biệt là giao thông hàng không thì việc liên kết giữa các thị trường khách du lịch cũng cần được quan tâm Để thực hiện được liên kết này rất cần sự chung tay của sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tiền Giang và các doanh nghiệp lữ hành cần tăng cường trao đổi thông tin, sản phẩm, dịch vụ với các đối tác ở tỉnh ở miền Trung và miền Bắc, giúp họ chủ động trong tư vấn, giới thiệu sản phẩm du lịch đến khách du lịch ở các vùng miền ở nước ta tiến tới việc trao đổi khách giữa các vùng miền
3.3.3 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
DLSTMV là loại hình du lịch mà cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng Những trải nghiệm và cảm nhận của du khách phụ thuộc vào chất lượng dịch vụ được cung cấp bởi cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch Chính vì thế, việc nâng cao năng lực cho cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý du lịch là vô cùng quan trọng Hiện nay, nhận thức của người dân về mô hình DLSTMV còn khá mơ hồ, cụ thể là về đặc điểm và tính chất của mô hình DLSTMV; lợi ích và hiệu quả của mô hình mang lại; vai trò và trách nhiệm của người dân trong vấn đề phát triển DLSTMV Vì vậy, một số điểm du lịch tại Tiền Giang như: Cù Lao Thái Sơn, Miệt Vườn Cái Bè, vườn trái cây Vinh Kim, vườn hoa Mãn Đình Hồng vẫn chưa có các hoạt động và dịch vụ phù hợp, chất lượng phục vụ chưa được đảm bảo Bên cạnh đó, nghiệp vụ du lịch của người dân còn thiếu chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ và kiến thức cơ bản về du lịch còn yếu kém Người dân vẫn chưa thể tự trả lời các câu hỏi Phải làm gì để hấp dẫn du khách? Phải phục vụ như thế nào để du khách hài lòng? Vì vậy, để phát triển bền vững DLSTMV ở Tiền Giang thì điều đầu tiên người dân cần phải chuyển đổi nhận thức, có quyết tâm tìm hiểu và thực hiện du lịch Để thực hiện điều đó, chính quyền địa phương cần đào tạo bài bản nguồn nhân lực tại địa phương Các chương trình đào tạo cần được thiết kế dễ hiểu để người dân dễ tiếp thu và phù hợp với hướng phát triển du lịch của từng hộ dân: phục vụ ăn uống, hướng dẫn du lịch, chế biến món ăn, lữ hành, thiết kế chương trình tham quan, phục vụ lưu trú,… Đồng thời, cần tạo điều kiện cho cộng đồng thích nghi với hình thức kinh doanh du lịch liên kết - hợp tác so với việc phát triển một cách riêng lẻ, tự phát như trước đây thông qua các buổi tuyên truyền, ký tên cùng tham gia, thảo luận phân chia lợi nhuận và hình thức hợp tác,… Bên cạnh đó, địa phương cần mở các lớp tập huấn theo định kì nhằm giúp người dân bổ sung những kĩ năng cần thiết cho từng sự đổi mới trong lĩnh vực du lịch và thay đổi phương thức hoạt động phù hợp Xây dựng các chương trình nâng cao năng lực cộng đồng thông qua các buổi tập huấn, các chuyến tham quan và nghiên cứu mô hình hoạt động du lịch trong và ngoài nước Thành lập các CLB du lịch theo từng xã hoặc theo từng ngành, tổ chức sinh hoạt định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng để người dân có thể chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những khó khăn để được giải quyết kịp thời Ngoài ra, cần trang bị thêm cho người dân các kỹ năng cần thiết trong cung ứng dịch vụ du lịch như kĩ năng sơ cứu cho du khách khi gặp nạn, kỹ năng thuyết minh, kĩ năng quản lý, kỹ năng tổ chức, các phương thức nấu ăn theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm,…
Cần nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người dân, trước hết là lực lượng hướng dẫn viên du lịch, nội dung chủ đề ngoại ngữ cần gắn với thực tế tại địa phương để người dân có được cơ hội thực hành ngay trong những lần đón tiếp du khách Đặc biệt lưu ý người dân về truyền bá nền văn hóa địa phương đến du khách một cách chính xác và thân thiện, làm gương cho du khách về vấn đề bảo vệ môi trường và bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống vốn có Tại các điểm du lịch, để tiếp cận với thị trường khách quốc tế bản thân người dân cũng cần học tập nâng cao năng lực ngoại ngữ để giao tiếp và hiểu được nhu cầu của khách Ngoài ra, địa phương và các điểm du lịch có thể liên kết với các trường THPT và ĐH-CĐ trên địa bàn để lựa chọn học sinh, sinh viên có đam mê về du lịch làm cộng tác viên – những người có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, Pháp, Hoa Điều này có thể giải quyết được khó khăn về giao tiếp với khách quốc tế tại các điểm, đồng thời tạo ra cơ hội học tập trải nghiệm cho học sinh, sinh viên phù hợp với định hướng phát triển năng lực thực tiễn của giáo dục hiện nay ở nước ta Đối với cán bộ chính quyền địa phương tham gia quản lý hoạt động du lịch cần có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn nhằm nâng cao năng lực quản lý cũng như trình độ chuyên môn để theo kịp sự phát triển của ngành du lịch Tập trung vào các hình thức đào tạo ngắn hạn và có sự phối hợp chặt chẽ với các tổ chức trong và ngoài nước để tổ chức các khóa đào tạo với những nội dung có tính thực tiễn và chuyên môn cao
3.3.4 Giải pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa Sản phẩm, tài nguyên du lịch sinh thái là thiên nhiên Các hoạt động của du lịch sinh hướng tới nâng tầm nhận thức của con người sống thân thiện với thiên nhiên; khám phá, hưởng thụ và đóng góp cho các nỗ lực bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Chính vì vậy, bên cạnh việc phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, Tiền Giang cũng phải đặt ra yêu cầu phát triển phải đi đôi với bảo vệ các giá trị bản sắc văn hóa, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường, cụ thể:
- Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo vệ Di sản và Luật Du lịch
- Xây dựng, phê duyệt và quản lý tốt quy hoạch chi tiết xây dựng các khu du lịch thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Xây dựng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng tại các điểm phát triển du lịch nhằm lồng ghép phát triển du lịch với quá trình đô thị hóa có kiểm soát