Masan Group - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn Masan Masan Group - Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần - Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Tiêu dùng – Bán lẻ, Vật liệu công nghệ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA DU LỊCH
BÀI TẬP NHÓM CHƯƠNG 6
Môn: Nhập Môn Kinh Doanh
Lớp: 47K23.1
Nhóm: 2
Thành viên: Huỳnh Thị Thanh Thủy
Chế Hoàng Long Minh Huỳnh Nguyễn Thuỳ Dương Đinh Phương Linh
Phạm Thị Minh Thư
Trang 2MỤC LỤC
I Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp -2
1 Masan Group -3
2 Quá trình hình thành và phát triển -3
3 Tầm nhìn và sứ mệnh -4
II Phân tích báo cáo tài chính -5
1 So sánh ngang -5
2 So sánh dọc -6
3 Phân tích tỷ số -9
TÀI LIỆU THAM KHẢO -13
Trang 3I Giới thiệu tổng quan về doanh nghiệp
1 Masan Group
- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
- Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Tiêu dùng – Bán lẻ, Vật liệu công nghệ cao, Dịch
vụ tài chính
- Địa chỉ trụ sở: Phòng 802, Tầng 8, Toà Nhà Central Plaza, Số 17 Lê Duẩn, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP Hồ Chí Minh
Trang 4- Sàn giao dịch HSX: MNS
2 Quá trình hình thành và phát triển
Masan Group là một cách gọi khác của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan, đây là một trong những tập đoàn kinh doanh lớn trong nền kinh tế tư nhân Việt Nam Tiền thân của Masan Group là một nhà máy sản xuất mỳ gói nhỏ tại Nga do ông Nguyễn Đăng Quang thành lập vào năm 1990
Đến năm 2001, khi đưa thương hiệu Masan Food về nước, đánh dấu sự xuất hiện của thương hiệu Masan trên thị trường Việt Tháng 11 năm 2004, Công ty cổ phần Hàng Hải
Masan (MSC) chính thức được thành lập Tháng 8 năm 2009 , Công ty cổ phần Tập đoàn Hàng Hải Masan (MSC) được đổi tên thành Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group) - Đây cũng dấu mốc Masan chính thức được niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam Dù Công ty chính thức thành lập vào năm 2004 nhưng tính đến việc thành lập và hoạt động của các cổ đông lớn, công ty con và các công ty tiền nhiệm thì Masan Group
đã hoạt động từ năm 1996
Trang 5Dưới đây là một vài thành tựu doanh nghiệp đạt được:
3 Tầm nhìn và sứ mệnh
Tầm nhìn
Trở thành một Tập đoàn lớn mạnh thuộc khu vực kinh tế tư nhân địa phương tại Việt Nam xét về quy mô, lợi nhuận và thu nhập cho cổ đông, và trở thành đối tác có tiềm năng tăng trưởng và nhà tuyển dụng được ưa thích ở Việt Nam
Sứ mệnh
Cung cấp dịch vụ và sản phẩm chất lượng của tập đoàn Masan cho gần 100 triệu người Việt Nam, đồng thời giúp họ chi trả ít hơn cho các nhu cầu thiết yếu hàng ngày
II Phân tích báo cáo tài chính
1 So sánh ngang
Trang 61.1 Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Nhận xét:
Nhìn chung, tổng tài sản và nguồn vốn của công ty có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm, từ mức khoảng 115.736 tỷ lên đến 141.342 tỷ đồng Dù vậy trong cấu trúc tài sản có các mức gia tăng đột ngột của các khoản mục cụ thể như sau: Vào năm 2020 đến năm 2021, khoản mục Tiền và các khoản tương đương tiền gia tăng với tỷ lệ 189%, Bất động sản đầu tư cũng gia tăng mạnh khi tăng gấp 54 lần so với năm 2020 Cùng với đó là sự gia tăng tương tự của hai khoản mục Đầu tư tài chính ngắn hạn (gia tăng gấp 10 lần) và Các khoản phải thu ngắn hạn (tăng gấp 2 lần) vào giai đoạn từ năm 2021 đến năm 2022 Trong phần Nguồn vốn cũng có các sự gia tăng đáng chú ý như Nguồn vốn chủ sở hữu vào năm 2021 và Nợ ngắn hạn vào năm 2022 Các sự gia tăng này có thể là do ảnh hưởng của các chính sách quản lý và hoạt động kinh doanh của công ty
1.2 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trang 7Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Nhận xét:
Nhìn vào bảng phân tích so sánh ngang, ta thấy được Lợi nhuận của công ty có xu hướng tăng giảm không ổn định, gia tăng mạnh vào năm 2021 với tỉ lệ 624%, từ 1.395 tỷ đồng lên đến 10.101 tỷ đồng, sau đó lại giảm mạnh còn một nửa (tỉ lệ giảm 52,93%) vào năm
2022 Giải thích cho sự gia tăng doanh thu này là do công ty đạt được doanh thu tốt từ các hoạt động tài chính và các hoạt động khác vào năm 2021 nhưng sau đó lại sụt giảm vào năm 2022
2 So sánh dọc
Với cách phân tích này một chỉ tiêu trên báo cáo được dùng làm quy mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm trên chỉ tiêu quy mô chung đó Với cách so sánh này giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở doanh nghiệp
2.1 Bảng cân đối kế toán
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Trang 8Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Nhận xét:
Trong cơ cấu tổng tài sản, Tài sản dài hạn vẫn chiếm tỉ trọng lớn, chiếm từ 65,40% đến 74,29% tổng tài sản với khoản mục Tài sản ngắn hạn và Đầu tư tài chính dài hạn chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu Tài sản dài hạn
Về nguồn vốn, công ty không có sự thay đổi nhiều khi Nợ phải trả chiếm tỉ trọng lớn và
ổn định qua ba năm, Nợ phải trả luôn giữ ở mức tỉ trọng từ 66,42% đến 78,37%
Trong năm 2021 để tạo ra 100 đồng doanh thu công ty phải bỏ ra 64 đồng GVHB, trong khi đó năm 2022 chỉ là 55 đồng
2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Trang 9Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Nhận xét:
Trong năm 2020 từ 100 đồng doanh thu công ty chỉ có được 1,52 đồng lợi nhuận thuần, trong khi đó năm 2021 đã gia tăng lên 12,55 đồng lợi nhuận và giảm còn 6,84 đồng vào năm 2022 Sự gia tăng đó là do sự gia tăng của Doanh thu tài chính và vào năm 2021 và giảm nhẹ vào năm 2022, cụ thể như vào năm 2021 cứ 100 đồng doanh thu bán hàng sẽ có 7,57 đồng từ doanh thu tài chính và vào năm 2021 sẽ là 3,37 đồng doanh thu tài chính
3 Phân tích tỷ số
PHÂN TÍCH TỶ SỐ Đơn vị tính: Triệu VNĐ
Trang 103.1 Tỷ số lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
Nhận xét:
Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu thuần = (Lợi nhuận gộp/ doanh thu thuần) x 100%
Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, tỷ suất này càng cao chứng tỏ hiệu quả của doanh nghiệp càng lớn
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
1.81%
11.40%
6.24%
Tỷ suất lợi nhuận/ DT thuần
Tỷ suất lợi nhuận/ DT thuần
Trang 11Năm 2021, cứ 100 đồng doanh thu sẽ tạo ra được 11,4 đồng lợi nhuận trong khi tỷ lệ này
là 1,81 vào năm 2020 và sau đó sụt giảm còn 6,24 đồng vào năm 2022 Nguyên nhân là
do sự gia tăng doanh thu tài chính trong năm 2021 và giảm nhẹ vào năm 2022
3.2 Tỷ suất nợ trên vốn chủ sỡ hửu
Nhận xét:
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu = (Nợ phải trả/ vốn chủ sở hữu) x100%
Tỷ suất này thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu nhằm phân tích tính tự chủ về mặt tài chính tại doanh nghiệp Tỷ suất này cho biết 1 đồng nợ được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu Tỷ suất này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp dẫn đến tính tự chủ về mặt tài chính thấp, doanh nghiệp sẽ gặp rủi ro về thanh toán các khoản nợ, cũng như khó khăn trong việc tiếp cận các khoản vay mới từ các nhà cung cấp tín dụng
Trong cả ba năm, tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu của công ty luôn ở mức cao, 1 đồng nguồn vốn chủ sở hữu phải đảm bảo từ 1,98 đến 3,62 đồng nợ phải trả Giải thích cho điều này là do cơ cấu nguồn vốn của công ty khi tỉ trọng về khoản mục nợ phải trả luôn cao hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
Tỷ suất Nợ/ NVCSH
Tỷ suất Nợ/ NVCSH
Trang 123.3 Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Nhận xét:
ROA = lợi nhuận trước thuế/ Tổng tài sản bình quân x 100%
Tỷ suất này đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mà không quan tâm đến cấu trúc vốn Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng tài sản được đầu tư sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế Tỷ suất này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản
càng lớn
Năm 2020, 100 đồng tài sản đầu tư chỉ tạo ra được 1,41 đồng lợi nhuận trước thuế nhưng vào các năm sau đã có sự gia tăng mạnh khi tạo ra được 6,43 đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2021 và 3,85 đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2022 Điều này cho thấy khả năng sinh lời của tài sản công ty đang có xu hướng tăng trưởng tốt và công ty đang có tình hình kinh doanh ổn định
3.4 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
0.00%
1.00%
2.00%
3.00%
4.00%
5.00%
6.00%
7.00%
1.41%
6.43%
3.85%
Tỷ suất Lợi nhuận/ Tài sản (ROA)
Tỷ suất Lợi nhuận/ Tài sản (ROA)
Trang 13Nhận xét:
ROE = Lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu bình quân x 100%
Tỷ suất này nhằm đánh giá hiệu quả tài chính tại doanh nghiệp nó thể hiện mối quan hệ
giữa lợi nhuận sau thuế và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp Tỷ suất này cho biết cứ 100 đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, tỷ suất này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìm kiếm được nguồn vốn mới thông qua thị trường mở như thị trường chứng khoán, ngược lại tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lợi cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó
Năm 2020, 100 đồng Vốn chủ sở hữu chỉ tạo ra được 2,28 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng vào các năm sau đã có sự gia tăng mạnh khi tạo ra được 29,99 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2021 và 12,04 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2022 Điều này cho thấy hiệu quả tài chính của công ty đang có xu hướng tăng trưởng tốt và công ty đang có tình hình kinh doanh ổn định
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
2.28%
29.99%
12.04%
Tỷ suất Lợi nhuận/ VCSH (ROE)
Tỷ suất Lợi nhuận/ VCSH (ROE)
Trang 14TÀI LIỆU THAM KHẢO
MSN_Baocaotaichinh_2020_Kiemtoan_Hopnhat.pdf
MSN_Baocaotaichinh_2022_Kiemtoan_Hopnhat.pdf
MSN_Baocaotaichinh_2021_Kiemtoan_Hopnhat (wps.com)