1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích báo cáo tài chính của công ty cổ phần tập đoàn masan 2020 2022

28 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan 2020 – 2022
Tác giả Nguyễn Thương Huyền, Nguyễn Phương Linh, Đào Kim Ngân, Đỗ Thị Phượng, Nguyễn Thị Phương Thảo, Trần Thị Thu Trang, Mai Văn Yên, Trần Minh Công
Người hướng dẫn Th.S Nguyễn Tuấn Phong
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 3,54 MB

Nội dung

Chính vì thế, việc phân tích hiệu quả kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mộtđiều thiết yếu và không thể thiếu cho bất cứ doanh nghiệp nào, hiểu được điều đó, chúng tôi lựac

Trang 1

GVHD Th.S Nguyễn Tuấn Phong

Trang 2

Hà Nội, 2023

TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

K

Trang 3

MỤC LỤC

1.1 Giới thiệu nền kinh tế 5

1.2 Giới thiệu ngành 5

1.3 Giới thiệu công ty 6

1.3.1 Giới thiệu công ty 6

1.3.2 Phân tích SWOT 7

2 Phân tích công ty 8 2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 8

2.1.1 Tổng tài sản 8

2.1.2 Tổng nguồn vốn 13

2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 15

2.3 Phân tích chỉ tiêu tài chính 18

2.3.1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 18

2.3.2 Chỉ số hoạt động 19

2.3.3 Đòn bẩy nợ và cơ cấu tài sản nguồn vốn 19

2.3.4 Chỉ số sinh lời 19

2.3.5 Khả năng tăng trưởng 21

2.4 Phân tích Dupont 21

2.5 Đánh giá tình hình tài chính của Công ty 25

2.5.1 Ưu điểm 25

2.5.2 Nhược điểm 26

KẾT LUẬN 27 1 Giải pháp 27

2 Kết luận 28

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô và vi mô đầy biến động, để tồn tại và phát triển vững bền là điều

mà doanh nghiệp nào cũng hướng đến Nói đến doanh nghiệp, điều mà mọi người nghĩ tới, thường

là doanh nghiệp đó có hoạt động tốt không, có thích nghi và đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tếthị trường không, doanh nghiệp đó đã đóng góp được gì cho xã hội, và có vị trí thế nào trên bản đồkinh doanh? Bởi thế ngoài việc xác định được môi trường vĩ mô, môi trường ngành, việc phân tíchhiệu quả hoạt động kinh doanh là điều hết sức cần thiết cho mọi doanh nghiệp, doanh nghiệp phảithường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu, xem xét điểm mạnh,điểm yếu, những cơ hội và thách thức để kịp thời đưa ra giải pháp, mục tiêu chiến lược để nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình

Mặt khác, qua phân tích hiệu quả kinh doanh sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra các biện phápthực tế giải quyết những vấn đề trong doanh nghiệp, như việc giảm các chi phí đầu vào, hay việchuy động vốn để nâng cao được hiệu quả kết quả kinh doanh hơn Bên cạnh đó, việc phân tích cũnggiúp doanh nghiệp đưa ra được các dự báo cho việc tăng trưởng doanh thu cho năm tới và từ đó đưa

ra những chiến lược phù hợp cho các kỳ kinh doanh tới của doanh nghiệp

Chính vì thế, việc phân tích hiệu quả kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mộtđiều thiết yếu và không thể thiếu cho bất cứ doanh nghiệp nào, hiểu được điều đó, chúng tôi lựa

chọn đề tài "Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn MASAN"

nhằm làm rõ được tình hình hoạt động kinh doanh của Masan trong những năm gần đây, để từ đókịp thời đưa ra giải pháp nhằm phát triển hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn

2 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu phân tích báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn MASANgiai đoạn 2020 – 2022

2

Trang 5

7 EBITDA Earning Before Interest, Taxes, Depreciation and

Amortization (lợi nhuận trước lãi vay, thuế, và khấu hao)

Trang 6

PHỤ LỤC - DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, BẢNG SỬ DỤNG

1 Biểu đồ 2.1.1 Diễn biến cơ cấu Tổng tài sản của Công ty CP Tập

đoàn Masan

2 Biểu đồ 2.1.2 Diễn biến cơ cấu Tổng nguồn vốn của Công ty CP Tập

đoàn Masan

3 Bảng 2.2 Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ

phần Tập đoàn MASAN năm 2020 – 2022

4 Bảng 2.4 Bảng phân tích Dupont của Công ty Cổ phần Tập đoàn

MASAN năm 2020 – 2022

4

Trang 7

NỘI DUNG

1 Tổng quan

1.1 Giới thiệu nền kinh tế

Giai đoạn 2020 – 2022 được xem là giai đoạn phục hồi nền kinh tế toàn thế giới sau đại dịchCovid – 19 Mặc dù, dịch bệnh vẫn chưa chấm dứt hoàn toàn, còn nhiều biến chủng phức tạp nhưng

về cơ bản thì đã được kiểm soát Kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có dấu hiệulạc quan, với kỳ vọng phục hồi và tăng trưởng nhanh Trong tình hình đó, GDP nền kinh tế ViệtNam vẫn duy trì tăng trưởng dương với tốc độ tăng trưởng đạt 2,58% (2021) Một số ngành hồiphục mạnh sau dịch như: bán lẻ, hàng cá nhân, dược phẩm… do cầu nội địa phục hồi tốt, trong đóngành dịch vụ ăn uống và lưu trú được kỳ vọng sẽ trở lại “bình thường mới” nhờ sự phục hồi củangành du lịch, tăng trưởng lượng khách du lịch quốc tế Dù đạt được tăng trưởng nhưng kinh tế ViệtNam còn nhiều khó khăn, thách thức trong giai đoạn hậu Covid – 19 Là nền kinh tế có độ mở cao,Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng của những biến động từ bên ngoài Cuộc xung đột giữaNga – Ukraine; cạnh tranh về chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn; việc điều chỉnh chính sáchcủa các nước này tiềm ẩn rủi ro đến ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninhlương thực và các vấn đề địa chính trị khu vực, toàn cầu như thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậuảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam Điều này khiến cho giá nhiên liệu gia tăng, tìnhtrạng lạm phát cao, kéo dài Trước khó khăn, thách thức của kinh tế toàn cầu, Việt Nam cần khaithác tối đa nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, tận dụng các thách thức để tạo cơ hội phát triển, đưanền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao, khẳng định nền kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế

1.2 Giới thiệu ngành

Thị trường thực phẩm và hàng tiêu dùng là một trong những thị trường chủ chốt của một nềnkinh tế Hàng tiêu dùng là những sản phẩm được người tiêu dùng bình thưởng mua để tiêu dùng.Các mô hình bán lẻ truyền thống ngành tiêu dùng nhanh cũng tăng trưởng rất tích cực như nhàthuốc, siêu thị, tiệm tạp hóa, Với thị trường tiêu thụ gần 100 triệu người tiêu dùng, trong đó đaphần là người trẻ và sự đô thị hóa mạnh mẽ nên nhu cầu sử dụng hàng hóa ngày càng cao Hiện nay,với sự phát triển của thương mại điện tử, công nghệ AI thì ngành hàng tiêu dùng càng có cơ hội pháttriển Việc mua sắm các mặt hàng tiêu dùng trên Shopee, Lazada, Tiki, Sendo, có cơ hội đượctiếp cận với nhiều khách hàng khác nhau, làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất Từ đó,ngành thực phẩm và sản xuất hàng tiêu dùng có nhiều tiềm lực phát triển Hoạt động sản xuất hàngtiêu dùng càng phát triển tốt, lành mạnh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân thì càng thúc đẩytăng trưởng kinh tế

Trang 8

1.3 Giới thiệu công ty

1.3.1 Giới thiệu công ty

Công ty tiền thân của Masan Group được thành lập vào năm 1996, hoạt động trong lĩnh vựcthực phẩm và hàng tiêu dùng châu Á tại thị trường Đông Âu Trong những ngày đầu, Masan chủyếu tập trung vào thị trường Nga với sản phẩm phổ biến là mì ăn liền Năm 2001, Thương hiệuMasan Food về nước và đến tháng 11 năm 2004, Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San (MSC) đượcthành lập

Tháng 8 năm 2009, Công ty Cổ phần Hàng hải Ma San chính thức đổi tên thành Công ty Cổphần Tập đoàn Ma San (Masan Group Corporation) và đến ngày 05 tháng 11 năm 2009 đã chínhthức được niêm yết trên sàn chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp HCM

Cuối năm 2012, Công ty Cổ phần Tập đoàn Ma San trở thành doanh nghiệp dẫn đầu tại ViệtNam Tháng 7 năm 2015, công ty thay đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MasanGroup)

Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) là công ty hoạt động theo hình thức tập đoàn với đadạng các ngành nghề khác nhau Những lĩnh vực kinh doanh chủ yếu là ngành hàng tiêu dùng và tàinguyên của Việt Nam Hệ sinh thái tiêu dùng của Masan bao gồm các công ty thành viên và công tyliên kết hoạt động trong các lĩnh vực như bán lẻ hàng tiêu dùng, FMCG có thương hiệu (bao gồmthực phẩm và đồ uống đóng gói, sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình (HPC), thịt có thương hiệu

và sản phẩm tươi sống, dịch vụ tài chính, bán lẻ thực phẩm và đồ uống, viễn thông di động Masanhoạt động trong một số ngành hàng tiêu dùng lớn nhất tại Việt Nam, trong đó sức tiêu dùng trongnước là thành phần chính đóng góp vào GDP và là động lực tăng trưởng kinh tế

Cụ thể, các doanh nghiệp này bao gồm The CrownX (TCX), nền tảng bán lẻ hàng tiêu dùng sởhữu cả Masan Consumer Holdings (MCH), mảng kinh doanh hàng tiêu dùng có thương hiệu, vàWinCommerce (WCM), mảng kinh doanh bán lẻ Ngoài ra, còn có các mảng kinh doanh tiêu dùngkhác như: Masan MEATLife (MML), một trong những nền tảng thịt có thương hiệu lớn nhất ViệtNam; ; Phúc Long Heritage (Phúc Long), thương hiệu trà và cà phê được yêu thích hàng đầu; vàMobicast, nhà khai thác mạng di động (MVNO) hoạt động với thương hiệu “Wintel”, trước đây là

“Reddi” Các lĩnh vực kinh doanh khác của Tập đoàn Masan bao gồm công ty liên kết là Ngân hàngTechcombank (TCB) và công ty thành viên Masan High-Tech Materials (MHT)

Một trong những thành tích đáng tự hào của Masan là nằm ở vị trí thứ 7 trong danh sách Top

50 Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2016 Trong ngành hàng tiêu dùng, Masan nằm ở vị tríthứ 2 so với các thương hiệu khác trên cả nước và nắm giữ 50% thị phần bán lẻ hiện đại trên toànquốc Doanh thu năm 2022 của Masan đạt 76.189 tỷ đồng, tăng 2,6% so với năm 2021

6

Trang 9

1.3.2 Phân tích SWOT

1.3.2.1 Điểm mạnh

Cho đến tháng 10 năm 2022 Masan đã nắm giữ 50% thị phần cửa hàng bán lẻ hiện đại trêntoàn quốc, thương hiệu lớn mạnh Công ty có tiềm lực lớn nên chi phí đầu tư và phát triển sản phẩmlớn

Chất lượng sản phẩm của công ty được khẳng định trong lòng người tiêu dùng: Đạt tiêu chuẩn

vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP của Châu Âu; Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000;Hoạt động duy trì năng suất toàn diện TPM; Nước tương của Masan là nước tương duy nhất trụ lại

và phát triển vượt bậc sau vụ 3 MCPD đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng

Hệ thống phân phối bao phủ 64/64 tỉnh thành, chiếm lĩnh không gian, quầy kệ tại các điểmbán, tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả Thực hiện nhiều chiến lược Marketing độcđáo, truyền thông đa phương tiện và các chiến dịch quảng bá tạo nên độ nhận diện thương hiệu cao.Hoạt động sáp nhập và mua lại công ty diễn ra mạnh mẽ: Masan đã đẩy mạnh hoạt động kinhdoanh hiện hữu, thúc đẩy tăng trưởng bằng các thương vụ mua bán và sáp nhập doanh nghiệp phùhợp với lĩnh vực trọng tâm Sản phẩm được xuất khẩu qua nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nga,Lào, Campuchia

1.3.2.2 Điểm yếu

Tập đoàn Masan mở rộng quá mức gây phức tạp và khó quản lý, đặc biệt với phong cách quảntrị vẫn còn theo hướng truyền thống Các sản phẩm chưa cải tiến được bao bì theo hướng bền vững,thân thiện với môi trường Thông tin chi tiết về sản phẩm trên website còn ít

1.3.2.3 Cơ hội

Thu nhập cá nhân ngày càng gia tăng: Thu nhập của người dân tăng từ 30 - 40% trong 10 nămqua, đạt trung bình 4000 USD/người/năm Sự gia tăng dân số tương ứng với sự gia tăng việc tiêuthụ hàng tiêu dùng nhanh hơn

Theo nghiên cứu của Deloitte, người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm có ghi rõ nhãn

và chính xác, thậm chí người tiêu dùng trẻ tuổi còn có xu hướng đặt yếu tố bền vững lên trên đầu.Đây là cơ hội để Masan cải tiến hoạt động và dây chuyền sản xuất của mình

Thời gian kinh tế phục hồi sau Covid – 19 khiến cho số lượng các công ty khởi nghiệp thựcphẩm nhỏ gia tăng, Masan có thể tăng cường đầu tư vào các công ty mới để giúp công ty đối mặtvới những thách thức trong tương lai

Tiềm năng của thị trường bia, trà và cà phê pha sẵn tại Việt Nam: Tổ chức Y tế thế giới tạiViệt Nam cho biết nước ta xếp thứ 3 châu Á về mức độ tiêu thụ bình quân rượu bia/người; Theo

Trang 10

Báo cáo của Tập đoàn Tiếp thị Đồ uống, cà phê pha sẵn là ngành đồ uống dạng lỏng phát triểnnhanh nhất ở Mỹ trong 3 năm qua.

1.3.2.4 Thách thức

Sự cạnh tranh khốc liệt từ nhiều thương hiệu khác trên thị trường, cả trong và ngoài nước.Trách nhiệm của công ty đối với môi trường và xã hội ngày càng gia tăng Ngành hàng tiêu dùngđang dần đi vào giai đoạn bão hòa do phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đã nhận biết được sự cómặt của các thương hiệu và sử dụng chúng trong 1 thời gian dài

Các thế hệ mua hàng đầy phức tạp: Các chuyên gia thị trường cho rằng trụ cột của thị trườngtiêu dùng FMCG hiện tại là Gen Y (1981 – 1995) và Gen Z (1996 – 2014) Đây cũng là đối tượngkhách hàng chính của Masan Khảo sát Gen Z và Millennial (Gen Y) năm 2022 của Deloitte chothấy mối lo lớn nhất là nền tảng tài chính bấp bênh của họ trong thế giới ngày càng đắt đỏ.Cạnh trạnh về giá cả tăng cao ở cả hai thị trường nhập khẩu và xuất khẩu Các đối thủ cạnhtranh tiềm năng và các thương hiệu lớn nước ngoài đã gây ra áp lực cạnh tranh thu hút nguồn laođộng trên thị trường Bên cạnh đó, tỷ giá giữa đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác có chênh lệchlớn, cùng với lạm phát dẫn đến giá nhập khẩu các nguyên liệu sản xuất tăng cao

8

Trang 11

Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Tổng Tài Sản

Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Bi

ểu đồ 2.1.1 – Diễn biến cơ cấu Tổng tài sản của Công ty CP Tập đoàn Masan

Nhìn vào biểu đồ cơ cấu tổng tài sản của Masan, tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trongtổng tài sản của Tập đoàn qua 3 năm Tuy nhiên giai đoạn từ năm 2020 – 2022, Masan có xu hướngtập trung đầu tư cho các tài sản tài trợ chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp,

cụ thể tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng từ 25.71% lên 33.73% trong khi đó tài sản dài hạn giảm từ74.29% xuống còn 66.27% Nguyên nhân chính là giai đoạn cuối năm 2020 – 2021 các chỉ tiêungắn hạn của Tập đoàn đều tăng vọt so với giai đoạn năm 2020 – 2021

2.1.1.1 Tài sản ngắn hạn

Đơn vị: triệu đồng

Tiền và các khoản tương đương tiền 7.721.442 22.340.822 13.853.100

Các khoản phải thu ngắn hạn 7.051.442 6.634.409 13.929.560

(Trích theo Bảng cân đối kế toán 2020 – 2022)

Trang 12

Nhìn chung về kết cấu tổng tài sản của Tập đoàn, ta có thể thấy tài sản ngắn hạn chiếm rất íttrong tổng tài sản, tài sản ngắn hạn chỉ đạt ở ngưỡng 1/3 tổng tài sản Năm 2021 mức tài sản ngắnhạn chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 34.60% Hai năm 2020 và 2022 tỉ lệ này thấp hơn đạt trong khoảng

25 – 33% Tài sản ngắn hạn từ 2020-2022 đang dần có sự tăng lên trong cơ cấu tổng tài sản củacông ty tuy nhiên không đồng đều

- Tiền mặt: Lượng tiền mặt của công ty có sự biến động khá lớn ở giai đoạn 2020-2022.Trong 3 năm gần đây năm 2021 sử dụng tiền mặt nhiều nhất chiếm khoảng 17.69%, hai năm còn lạichiếm tỉ trọng rất ít chưa tới 10% trong cơ cấu tổng tài sản Khác với năm 2020 hay 2022, tiền mặtcủa công ty chiếm khá ít thì tới năm 2021, tiền mặt có sự gia tặng một cách nhanh chóng Năm 2022tiền mặt của công ty giảm mạnh so với năm 2021, giảm gần 66%, xuống còn hơn 7.720 tỉ đồng.Nguyên nhân được giải thích ở đây là do mua cổ phần Phúc Long và Nyobolt Theo báo cáo đếntháng 8 năm 2022, Masan đã chi ra 270 triệu USD để thâu tóm 85% cổ phần của Phúc Long Theobáo cáo tài chính năm 2022, trong giai đoạn từ ngày bắt đầu mua đến 31/12/2022, hoạt động kinhdoanh mua lại (Phúc Long) đã đóng góp 1.579 tỷ đồng doanh thu và 38 tỷ đồng lợi nhuận vào kếtquả kinh doanh của Tập đoàn Tuy nhiên so với số tiền Masan bỏ ra để sở hữu được Phúc Long thìnhững con số đạt được này khá thất vọng Sau khi vào hệ sinh thái của Masan, gần 1000 ki-ốt củaPhúc Long đã được mở Nhưng hoạt động không hiệu quả, hậu quả là hàng loạt ki-ốt đã phải đóngcửa, tiêu tốn 42 tỷ đồng chi phí của Masan Một trong những nguyên nhân khác mà lượng tiền mặtcủa Masan giảm vào năm 2022 là Masan Consumer đã đề ra trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ 10%tương đương 1.000 đồng/ cổ phiếu

- Các khoản đầu tư ngắn hạn: Có thể thấy công ty đầu tư khá ít cho các khoản về ngắn hạn.Trong 3 năm từ 2020 – 2021 đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng chưa tới 1% tổng giá trị tài sản Donăm 2020 và 2021, dịch bệnh covid 19 đang diễn ra phức tạp, nền kinh tế trong toàn thị trường tăngtrưởng không ổn định, đầu tư tài chính ngắn hạn bấy giờ dường như mạo hiểm và nhiều rủi ro Do

đó có thể thấy trong hai năm 2020 và 2021, tỷ trọng về đầu tư ngắn hạn của Masan là rất thấp Chođến năm 2022 nền kinh tế dần đi vào ổn định, tập đoàn mới bắt đầu quan tâm và đầu tư tài chínhngắn hạn, kéo tỷ trọng lên gần 3% trong tổng tài sản

- Hàng tồn kho: Hàng tồn kho là một trong những chỉ tiêu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơcấu của tài sản ngắn hạn 3 năm gần đây Tuy nhiên khi so với tổng thể của tổng tài sản thì hàng tồnkhó chiếm một lượng không quá nhiều với tỷ trọng 10.80% tổng tài sản thuộc về năm 2020 Có thểthấy đây cũng là một trong những ảnh hưởng của covid 19, nền kinh tế khó khăn, tiêu dùng ngườidân cũng thu lại Bởi vậy số lượng hàng bán ra trong năm 2020 cũng giảm dẫn đến hàng tồn kho củatập đoàn trở nên nhiều hơn, chiếm 42% tài sản ngắn hạn ( 2020) Sang tới năm 2021 – 2022, nhờ có

10

Trang 13

khi đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp này lại giảm 13.5% so với năm trước Nhìn chung thì mức

tỷ trọng của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn của Tập đoàn rất cao Nguyên nhân là công ty liên tụctăng số nợ vay và phát hành trái phiếu

Nợ ngắn hạn: là chi tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ còn phải trả có thời hạn

thanh toán không quá 12 tháng hoặc dưới một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường của công

ty Trong đó nợ ngắn hạn chiếm phần lớn trong tổng số nợ phải trả của doanh nghiệp trong 3 nămgần đây, nợ ngắn hạn của tập đoàn có sự biến động không rõ ràng Nó có sự giảm nhẹ từ năm 2020– 2021, tuy nhiên sang đến năm 2022 có sự tăng đột vọt một cách nhanh chóng, tỷ trọng lên tới46.21% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Nhìn tổng quan vào bảng cân đối kế toán của công

ty, ta thấy chỉ tiêu vay và nợ thuế tài chính ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn trong cấu trúc nợ ngắn hạn củacông ty Kết thúc năm 2022, nợ trái phiếu của Masan đang ở mức 35.143 tỷ đồng, trong đó có gần18.700 tỷ đồng là trái phiếu không đảm bảo Nợ của công ty tăng 25% so với cuối năm 2021 lênmức 104.706 tỷ đồng Bao gồm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn hơn 40.567 tỷ dồng, tăng 115%

Nợ dài hạn: là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh tổng giá trị các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệpbao gồm những khoản nợ có thời hạn thanh toán còn lại từ 12 tháng trở lên hoặc trên một chu kỳ sảnxuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo Trong đó, nợ dài hạn chiếm tương đối caotrong tỷ trọng nợ phải trả Mức này chiếm 44.78% cao nhất là năm 2020 Tỷ trọng về nợ dài hạn có

sự giảm dần theo các năm Giai đoạn từ năm 2020 – 2021 giảm 2.622 tỷ tương đương 1.05 lần Sangđến năm 2022, có sự giảm sâu hơn giảm 9.823 tỷ so với năm 2021 Trong đó khoản vay và nợ thuêtài chính dài hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu của nợ dài hạn Đây được coi là dấu hiệu tốtcủa doanh nghiệp, không gây ảnh hưởng quá nhiều tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Đáng kể là doanh nghiệp đã tăng mạnh vay nợ tài chính dài hạn lên hơn 50.000 tỷ đồng, tức tănggần 37.000 tỷ đồng và chiếm gần 57% tổng nợ phải trả trong năm 2020 Vay nợ cao khiến chi phílãi vay tăng mạnh chính là “gánh nặng” lớn lên lợi nhuận của Masan

2.1.2.2 Vốn chủ sở hữu

Đơn vị: triệu đồng

(Trích theo Bảng cân đối kế toàn 2020 – 2022)

Tỷ trọng của vốn chủ sở hữu qua các năm có sự thay đổi không nhất định trong 3 năm gầnđây Năm 2021 có sự gia tăng về vốn chủ sở hữu một cách rõ rệt và đột phá so với 2 năm còn lại

Trang 14

Năm 2021, vốn chủ sở hữu của Masan tăng 17.033 tỷ đồng so với năm 2020 Có thể dễ thấy 2020 làmột năm có nhiều biến động và tổn hại do đại dịch Covid 19 để lại Tuy nhiên sang đến năm 2021,một cột mốc với lợi nhuận kỷ lục của doanh nghiệp Doanh thu thuần của Masan trong năm 2021đạt 23.828 tỷ đồng, tăng 10.3% so với cùng năm trước Nhờ có doanh thu hầu hết các mảng kinhdoanh tăng trưởng mạnh so với năm trước, cụ thể mảng thức ăn chăn nuôi được Masan chuyển giaocho đối tác De Heus vào cuối tháng 11/2021, vì vậy doanh thu thuần của Masan tăng lên Lợi nhuậnsau thuế phân bổ cho Cổ đông của Công ty năm 2021 tăng trưởng 593.8% đạt mức 8.561 tỷ đồng.Kết quả sau cùng, lợi nhuận ròng năm 2021 của Masan tăng trưởng 593.8% đjat mức 8.561 tỷ đồng.Sang đến năm 2022, vốn chủ sở hữu của công ty có sự giảm nhẹ xuống còn 36.636 tỷ đồng Tổngdoanh thu thần và lãi ròng sau thuế năm này giảm gần 17% và 47% so với năm 2021 Kết quả kinhdoanh của công ty suy giảm do lợi nhuận sau thuế của Công ty Masan MEATLife và Masan High –Tech Materials bị giảm Và đặc biệt hơn năm 2022, tập đoàn không còn hợp nhất mảng thức ănchăn nuôi như năm 2021… Phía công ty đã cho rằng năm 2022 do điều kiện thị trường không thuậnlợi và người tiêu dùng đang dần thắt chặt chi tiêu mà mục tiêu về doanh thu cũng như lợi nhuận năm

2022 của công ty giảm xuông Sau 3 quý của năm 2022, vốn chủ sở hữu của tập đoàn giảm gần16%, ít hơn 2.6 lần tổng số nợ phải trả

2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Đơn vị: triệu đồng

2020 Năm 2021 Năm 2022

Chênh lệch 2021-2020 Chênh lệch 2022-2021

Số tương đối(%) Số tương đối(%)

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 78.868.3

Ngày đăng: 23/05/2024, 11:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w