1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận chuyên đề báo cáo thực tế phân tích tình hình tài chính của công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

13 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn
Tác giả Nguyễn Tuấn Linh
Trường học Học viện Tài chính Khoa Sau Đại học
Chuyên ngành Tài chính
Thể loại Tiểu luận chuyên đề báo cáo thực tế
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

măng, kinh doanh các loại phụ gia xi măng. Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp, kinh doanh bấtđộng sản. Thành tựu: Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát tr

Trang 1

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH KHOA SAU ĐẠI HỌC -

-TIỂU LUẬN CHUYÊN ĐỀ

BÁO CÁO THỰC TẾ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI

MĂNG BỈM SƠN

Người thực hiện : Nguyễn Tuấn Linh

Hà Nội - 2022

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Phân tích Công ty Cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn

1.1 Giới thiệu Công ty:

 Giới thiệu chung:

 Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Xi Măng Bỉm Sơn

 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 2800232620, đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 05 năm 2006, thay đổi lần thứ 16 ngày 25 tháng 11 năm 2020

 Mã chứng khoán: BCC, niêm yết trên sàn HNX

 Trụ sở chính: Khu phố 7, phương Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

 Lịch sử hình thành:

 Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được thành lập ngày 4-3-1980.Ngày 12-8-1993 Bộ xây dựng ra quyết định thành lập Công ty xi măng Bỉm Sơn

 Năm 2003 Công ty hòan thành dự án cải tạo hiện đại hoá dây chuyền số 2 chuyển đổi công nghệ từ ướt sang khô, nâng công suất nhà máy lên 1,8 triệu tấn sản phẩm/.năm

 Từ năm 2004 đến nay Công ty đang thực hiện tiếp dự án xâydựng nhà máy xi măng mới công suất 2 triệu tấn sản phẩm/năm

 Từ ngày 01/05/2006 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn theo QD số 486/QĐ-BXD ngày 23/3/2006 của Bộ trưởng Bộ xây dựng và đăng ký kinh doanh số 2603000429 do Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 01/5/2006

 Ngày 01/05/2006: CTCP Xi măng Bỉm Sơn chính thức đi vào hoạt động với VĐL

900 tỷ đồng

 Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 956.6 tỷ đồng

 Ngày 18/10/2016: Tăng vốn điều lệ lên 1,100.1 tỷ đồng

 Ngày 25/11/2020: Tăng vốn điều lệ lên 1,232.1 tỷ đồng

 Ngành nghề kinh doanh:

 Sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu xi măng, clinker

 Sản xuất, kinh doanh các loại vật liệu xây dựng khác

 XD các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và các công trình kỹ thuật hạ tầng; Sản xuất bê tông thương phẩm và các cấu kiện bê tông dúc sẵn

 Sửa chữa, trung tu, đại tu các loại ôtô, máy xúc, máy ủi, xe cẩu …

Tư vấn đầu tư xây dựng, lập dự án, quản lý dự án

Trang 3

măng, kinh doanh các loại phụ gia xi măng

 Dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, kinh doanh dịch vụ thương mại tổng hợp, kinh doanh bất động sản

 Thành tựu:

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, cùng với truyền thống hào hùng 120 năm ngày ra đời ngành xi măng Việt Nam, Vicem Bỉm Sơn đã và đang phát triển lớn mạnh, trở thành trụ cột của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, xứng đáng là cánh chim đầu đàn của ngành công nghiệp tỉnh Thanh Hóa Sản phẩm xi măng nhãn hiệu con voi do Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn sản xuất đã tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm của Quốc gia, như: Thủy điện Hòa Bình, cầu Thăng Long, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Cung văn hóa hữu nghị Việt-Xô, Nhiệt điện Phả Lại…góp phần vào công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước…

Bên cạnh đó, với gần 100 triệu tấn xi măng cung cấp cho nhu cầu xây dựng đất nước, đóng góp ngân sách Nhà nước hơn 3.400 tỷ đồng; tạo ra gần 2.700 tỷ đồng lợi nhuận, đóng góp cho công tác an sinh xã hội hàng trăm tỷ đồng…, cùng lịch sử rất đỗi tự hào đã khắc họa lên tầm vóc và sự phát triển của Vicem Bỉm Sơn

Với những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Vicem Bỉm Sơn vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động (năm 2002) và Huân chương Độc lập hạng Nhất, Nhì, Ba; Hai Huân chương Lao động hạng Nhất, 4 Huân chương Lao động hạng Nhì, 6 Huân chương Lao động hạng Ba; 4 lần được tặng cờ thi đua xuất sắc và 4 lần được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, 12 lần được tặng cờ và 16 lần được tặng Bằng khen của các bộ, ngành

Công ty là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế đất nước trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, sản phẩm đã có uy tín lâu năm trên thị trường Thương hiệu Xi măng Bỉm Sơn đã được đông đo người tiêu dùng chấp nhận và tin cậy

Thị trường Xi măng trong nước trong thời gian tới còn rất tiềm năng Như vậy, với tiềm năng còn rất lớn của thị trường xi măng trong nước, cùng với chiến lược phát triển

mở rộng, nâng cao công suất, Công ty Xi măng Bỉm Sơn tự tin sẽ vững bước phát triển, giành được sự tin cậy của khách hàng, giữ vững và nâng cao được thị phần, xứng đáng là

Trang 4

đất nước.

 Lợi thế cạnh tranh

Để đạt được những thành công đó, Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn đã và đang phát huy chuỗi lợi thế cạnh tranh cốt lõi bao gồm:

Thứ nhất, Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có đội ngũ cán bộ, kỹ sư, kỹ thuật nhiều kinh nghiệm, đội ngũ công nhân lành nghề, có tay nghề cao Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp, đội ngũ nhân viên nhạy bén, nhiệt tình đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng Tuy nhiên, Đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao còn thiếu, chưa đáp ứng đủ nhu cầu

về nguồn nhân lực của công ty

Thứ hai, chủ động khai thác được hầu hết nguồn nguyên liệu do có giấy phép khac thác núi đá vôi và mỏ đất sét (nguyên liệu chính để sản xuất xi măng) trữ lượng dồi dào, chỉ cách nhà máy 2-3km Ngành xi măng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn bởi tình hình giá điện, than, xăng dầu và một số vật tư thuộc nhóm nguyên liệu đầu vào của ngành tăng mạnh gây sức ép làm các doanh nghiệp phải tăng giá thành sản phẩm;

Thứ ba, do phải cạnh tranh về chất lượng cũng như khâu phân phối đối với cách công ty khác trong nghành sản xuât xi măng nên tiêu chí chọn của người dân đặc biệt các nhà đầu tư cũng thay đổi, điều này ảnh hưởng xấu tới nhu cầu sử dụng sản phẩm của công ty;

Thứ tư, sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghệ thông tin với thành tựu kỹ thuật số giúp thực hiện các thao tác chính xác, hoàn thiện và hiện đại hoá, tân tiến hoá các khâu dây chuyền sản xuất, góp phấn đẩy mạnh năng suất và sản lượng;

1.2 Phân tích chính sách đầu tư

Nhận xét chung: Các quyết định đầu tư của doanh nghiệp mặc dù đều dựa trên cơ sở

dự tính về thu nhập trong tương lai do đầu tư đưa lại, tuy nhiên khả năng nhận được thu nhập trong tương lai thường không chắc chắn nên rủi ro trong đầu tư là rất lớn Vì vậy nên mỗi doanh nghiệp đều cần phải có một chính sách đầu tư đúng đắn, thận trọng để có thể tồn tại trong thị trường kinh doanh đầy biến động Chính sách đầu tư ngắn hạn và đầu tư dài hạn

Bảng 1: Tỷ lệ đầu tư của BCC giai đoạn 2017 – 2021

Trang 5

Tỷ lệ đầu tư

Ta có thể thấy rõ ràng tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn đều thấp hơn tài sản dài hạn và biến động không đều qua từng năm Nguyên nhân cơ bản đó chính là đặc thù của ngành sản xuất của Công ty là xi măng Do đó hệ thống dây chuyền sản xuất là yếu tố quan trọng hàng đầu và chỉ tiêu “Tài sản cố định’’ chiếm tỷ trọng rất cao dẫn đến Tài sản dài hạn luôn chiếm 76% - 86% Tổng Tài sản

Giai đoạn từ 2017 – 2018, thị trường xi măng Việt Nam cạnh tranh vô cùng khốc liệt, việc tìm đầu ra tương đối khó khăn Chính vì vậy, lượng hàng tồn kho trong doang nghiệp chiếm tỷ trọng nhất định và tỷ lệ TSNH duy trì ở mức 24% - 25%

Đến giai đoạn 2019 – 2021, khi mà thị trường xi măng tăng mạnh trở lại do nhu cầu xây dựng gia tăng, hàng tồn kho giảm dẫn đến tỷ lệ TSNH giảm còn 13% – 14%

Đầu tư Tài sản cố định

Từ năm 2017 – 2021, Tài sản cố định của Công ty luôn được chú trọng cải tiến và mua sắm mới Đặc biết năm 2019, khi mà thị trường hồi phục trở lại, Công ty đã mở rộng dây chuyền sản xuất, tăng hơn 600 tỷ Tài sản cố định nhằm tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầu lớn từ thị trường

 Chính sách đầu tư tài chính

Bảng 2: Tỷ lệ đầu tư tài chính của BCC giai đoạn 2017 – 2021

Tỷ lệ đầu tư

Tỷ lệ đầu tư

Về đầu tư tài chính ngắn hạn: Công ty gần như không có khoản đầu tư ngắn hạn nào

Về đầu tư tài chính dài hạn: luôn chiếm tỷ trọng tuyệt đối trong cả giai đoạn

Trang 7

động đầu tư 2017 2018 2019 2020 2021

1 Tiền chi mua sắm, xây dựng

TSCĐ và các tài sản dài hạn

khác

(429.817.358.596) (137.191.219.071) (247.078.711.270) (48.545.333.322) (89.631.928.736)

2 Tiền thu từ thanh lý, nhượng

bán TSCĐ và các TS dài hạn

khác 6.557.607.000 0 2.043.094.800 5.213.926.401 5.213.926.401

3 Tiền chi cho vay, mua các

4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại

5 Tiền chi đầu tư góp vốn vào

6 Tiền thu hồi đầu tư góp vốn

7 Tiền thu lãi cho vay, cổ tức

và lợi nhuận được chia 256.271.935 122.159.559 391.766.767 37.721.784 0 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt

động đầu tư (423.003.479.661) (142.069.059.512) (244.643.849.703) (38.293.685.137) (84.418.002.335)

Có thể thấy, Công ty rất chú trọng đầu tư vào Tài sản cố định Việc đầu tư nhà máy, máy móc thiết bị nhằm tăng sản lượng, đáp ứng nhu cầ lớn của thị trường

Trang 8

chú trọng vào đầu tư dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị mới, hiện đại, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, nâng cao năng suất Ngoài ra hạn chế giao dịch với các bên liên quan để giảm xung đột lợi ích (BCLCTT)

1.3 Phân tích chính sách tài trợ

 Cơ cấu nguồn vốn

Tổng giá trị nguồn vốn duy trì hơn 4 nghìn tỷ qua từng năm từ 2017 đến 2020 nhưng đến năm 2021 thì sụt giảm từ 4,12 nghìn tỷ đồng xuống còn 3,87 nghìn tỷ đồng Tỉ lệ vốn chủ sở hữu

so với tổng nguồn vốn trong giai đoạn 2017-2021 giảm qua từng năm Cơ cấu nguồn vốn từ năm

2017 của công ty tăng do sử dụng nhiều vào nợ, huy động vốn chủ yếu từ bên ngoài (vốn vay từ ngân hàng, tín dụng thương mai, thuê tài sản,…) và mức độ độc lập về tài chính còn thấp Tuy nhiên, nợ của Công ty có xu hướng giảm các khoản nợ phải trả như giảm vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn, tăng tỷ trọng VCSH, nhưng sẽ chỉ đến một mức nào đó vì DN vẫn cần vốn vay cho nhu cầu hoạt động kinh doanh thường xuyên của doanh nghiệp

Biểu 1: Cơ cấu nguồn vốn BCC giai đoạn 2017 – 2021:

Nợ phải trả trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty có xu hướng giảm qua từng năm, cụ thể năm 2017, tổng nợ phải trả là 3,03 nghìn tỷ đồng, chiếm tới 62,78% cơ cấu nguồn vốn Công ty

và cũng là tỷ trọng nợ phải trả cao nhất trong giai đoạn, chủ yếu là các khoản vay ngân hàng Tuy nhiên, sang năm 2018, tỷ trọng nợ phải trả đã giảm 4% so với năm 2017 Đến năm 2019, tỷ trọng

nợ chỉ chiếm 55,79%, giảm 3% so với năm 2018 Đến năm 2020, tỷ trọng nợ chiếm 48,75% cơ cấu nguồn vốn Đến năm 2021, tỷ trọng nợ chỉ chiếm 45,34% cơ cấu nguồn vốn Như vậy trong giai đoạn 2017 – 2021, tỷ trọng nợ đã giảm 17% Điều này cho thấy công ty đã có những chiến lược thiết thực và hiệu quả nhằm tập trung điều chỉnh giảm nợ vay

Trang 9

Nợ ngắn hạn năm năm 2017 chiếm tỷ trọng 87,2% Sang năm 2018, nợ dài hạn giảm hơn

300 tỷ, trong khi nợ ngắn hạn không giảm dẫn đến tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên 11%, chiếm 98,58% tỷ trọng nợ Giai đoạn 2018 – 2021, nợ ngắn hạn luôn dao động ở ngưỡng 98% trong tổng nợ Doanh nghiệp đã cố gắng giảm nợ bằng cách tái cấu trúc hệ thống, thu gọn các dự án đầu tư trái ngành nhằm duy trì cơ cấu vốn an toàn, ít rủi ro và ít phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài hơn

Nợ dài hạn năm 2017 số tiền hơn 388 tỷ, chiếm tỷ trọng 12,79% tổng nợ Sang năm 2018,

nợ dài hạn giảm hơn 300 tỷ, trong khi nợ ngắn hạn không giảm dẫn đến tỷ trọng nợ ngắn hạn tăng lên 11%, chiếm 98,58% tỷ trọng nợ, điều này thể hiện doanh nghiệp đã tập trung trả các khoản nợ dài hạn như vay tài chính, do đó việc huy động vốn từ bên ngoài cũng giảm Trong giai đoạn 2018-2021 nợ dài hạn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ 1% - 2% tổng nợ phải trả của từng năm, cho thấy doanh nghiệp tập trung giảm nợ

 Đòn bẩy tài chính

Để gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, DN thường sử dụng đòn bẩy tài chính

Hệ số nợ/ Tổng tài sản

Hệ số nợ/Tổng tài sản 0,628 0,587 0,558 0,487 0,453

Trang 10

nợ/ Tổng tài sản của công ty trong 5 năm đều ở mức cao Tuy nhiên, hệ số nợ trên tổng tải sản giảm rõ rệt từ 0,628 năm 2017 xuống còn 0,453 ở năm 2021 Điều này cho thấy Công ty đã có những chính sách điều chỉnh giảm nợ, nhưng tỷ lệ này vẫn ở mức cao so với nhiều doanh nghiệp khác cũng như hệ số trung bình ngành, cho thấy doanh nghiệp vẫn đang sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ lệ cao

Hệ số nợ / Vốn chủ sở hữu

Hệ số nợ/ Vốn chủ sở hữu 1,687 1,419 1,262 0,951 0,830

Hệ số này đo lường quy mô tài chính của doanh nghiệp Giai đoạn 2017 - 2019, chỉ tiêu này đều lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp hiện đang chủ yếu là sử dụng nợ và vay mượn nhiều hơn so với số vốn hiện có, tuy sử dụng đòn bẩy tài chính để gia tăng tỷ sất lợi nhuận vốn chủ nhưng có thể khiến doanh nghiệp gặp rủi ro trong vệc trả nợ cũng như rủi ro biến động lãi suất ngân hàng Tuy nhiên, trong năm 2020 và 2021 có sự giảm mạnh Cụ thể, năm 2020 hệ số ở mức 0,951 và năm 2021 ở mức 0,83, cho thấy doanh nghiệp đang thực hiện các biện pháp để giảm nợ vay cho doanh nghiệp

Hệ số chi trả lãi vay

Hệ số chi trả lãi vay 1,004 2,250 2,468 3,164 3,495

Hệ số này cho biết mức độ lợi nhuận trước thuế và lãi vay đảm bảo khả năng trả lãi của doanh nghiệp Hệ số của cả 5 năm đều >1 đã chứng tỏ là doanh nghiệp có khả năng chi trả bù đắp chi phí lãi vay Thậm chí có sự tăng mạnh tỷ lệ từ 1,004 năm 2017 lên đến 3,495 năm 2021, cho thấy sự ổn định về tình hình tài chính của công ty Như vậy, việc sử dụng đòn bẩy tài chính với tỷ

lệ cao đã giúp lợi nhuận vốn chủ sở hữu của Xi măng Bỉm Sơn tăng lên đáng kể, cũng nhờ đó doanh nghiệp đã giảm nợ đều theo từng năm DN phải đối mặt với nợ nần và các rủi ro Trong thời gian vừa qua Công ty đã tiến hành nhiều biện pháp để giảm thiểu rủi ro khá hiệu quả, như tái

cơ cấu toàn bộ hoạt động, cắt giảm nhân sự, chuyển đổi mô hình quản lí cũ sang mô hình chi nhánh tỉnh, giảm nợ và tăng vốn chủ

Trang 11

1.4 Phân tích chính sách cổ tức

Hình 3: Bảng cổ tức, thưởng, phát hành thêm cổ phiếu BCC giai đoạn 2017 – 2021

STT Mã CK Sàn GDKHQ▼ Ngày ĐKCC Ngày Ngày thực hiện Nội dung sự kiện Loại Sự

kiện

1 BCC HNX 24/08/2022 25/08/2022 25/10/2022 Trả cổ tức năm 2021 bằng tiền, 500 đồng/CP

Trả cổ tức bằng tiền mặt

2 BCC HNX 11/11/2021 12/11/2021 28/12/2021 Trả cổ tức năm 2020 bằng tiền, 300 đồng/CP

Trả cổ tức bằng tiền mặt

3 BCC HNX 24/09/2020 25/09/2020

Trả cổ tức năm 2019 bằng cổ phiếu, tỷ lệ 100:12

Trả cổ tức bằng

cổ phiếu

4 BCC HNX 05/10/2017 06/10/2017 20/10/2017 Trả cổ tức năm 2016 bằng tiền, 1.000 đồng/CP

Trả cổ tức bằng tiền mặt

ĐHCĐ thường niên năm 2017 đã thông qua tỷ lệ chia cổ tức năm 2016 là 10% bằng tiền Như vậy với hơn 110 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành tại thời điểm đó, Xi măng Bỉm Sơn sẽ chi khoảng 110 tỷ đồng trả cổ tức lần này cho cổ đông Năm 2016 Xi măng Bỉm Sơn đạt hơn 4.282 tỷ đồng doanh thu, lợi nhuận sau thuế thu về hơn 258,33 tỷ đồng EPS đạt 2.333 đồng/cổ phiếu Lượng clinker sản xuất đạt gần 2,98 triệu tấn và tiêu thụ được hơn 4,48 triệu tấn

xi măng và clinker

Năm 2017 là năm cực kỳ khó khăn đối với Xi Măng Bỉm Sơn Tính riêng quý 4 doanh thu

Trang 12

lãi gộp 236 tỷ đồng đạt được quý 4/2016 Doanh thu giảm, chi phí giá vốn tăng mạnh, do vậy dù chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm sâu vẫn không thể bù đắp Kết quả quý 4 Xi măng Bỉm Sơn lãi sau thuế hơn 56,2 tỷ đồng, giảm 25% so với quý 4/2016 Lượng hàng tồn kho đến cuối năm tăng 280 tỷ đồng so với đầu năm, lên mức 887 tỷ đồng Do cả quý 2 và quý 3 đều lỗ lớn nên dù quý 4 lãi hơn 56 tỷ đồng cũng không đủ xóa hết lỗ lũy kế, Xi măng Bỉm Sơn chấp nhận lỗ sau thuế gần 4,6 tỷ đồng trong năm 2017 trong khi năm

2016 lãi sau thuế gần 250 tỷ đồng Vì vậy, năm 2017 Xi măng Bỉm Sơn không chia cổ tức Năm 2018 Xi măng Bỉm Sơn đã đặt kế hoạch doanh thu 3.406 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 94 tỷ đồng Từ việc xuất khẩu tăng mạnh, tiêu thụ xi măng đều tăng mạnh Điều này giúp cho hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp xi măng khởi sắc trở lại Bài toán gỡ nút thắt cho tình trạng cung luôn vượt cầu là một trong những tồn tại điển hình của ngành xi măng này cũng được cho là sẽ dễ dàng hơn Cụ thể, theo số liệu cập nhật của Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng), sản phẩm xi măng tiêu thụ ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu ước đạt khoảng 7,88 triệu tấn trong tháng 9, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017 Sản lượng xuất khẩu sản phẩm xi măng ước đạt khoảng 2,20 triệu tấn, tăng 43% Lũy kế cả năm 2018 doanh thu đạt 3.678,5 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ Các khoản chi phí trong kỳ đều giảm đáng kể (chi phí bán hàng giảm 26%, chi phí tài chính giảm 26%…) nên lợi nhuận sau thuế thu về đạt 89,3 tỷ đồng khả quan hơn hẳn khoản lỗ 3,5 tỷ đồng của năm 2017 trong đó LNST thuộc về công ty mẹ đạt 93,6 tỷ đồng Như vậy, kết thúc năm 2018 Công ty đã hoàn thành vượt 8% mục tiêu doanh thu và cơ bản đã hoàn thành được mục tiêu về lợi nhuận Tuy nhiên, CTCP Xi mămg Bỉm Sơn (mã chứng khoán BCC)

đã quyết định dừng phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2018 đã được Đại hội cổ đông thường niên năm 2018 thông qua Nguyên nhân được đưa ra là đến thời điểm hiện tại chưa được cơ quan có thẩm quyền (Bộ Xây Dựng) chấp thuận

Năm 2019 lại là năm hoạt động tương đối tốt của Xi măng Bỉm Sơn Cụ thể, tính riêng quý 4 doanh thu thuần đạt 992 tỷ đồng, tăng 3,3% so với cùng kỳ Trong khi đó chi phí giá vốn cũng tăng tương ứng khoảng 3,4% nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt hơn

141 tỷ đồng Biên lợi nhuận gộp đạt 14,2% Tính chung cả năm 2019 doanh thu thuần đạt 3.826

tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2018 nhưng cũng chỉ mới thực hiện được 95,5% kế hoạch năm Lợi nhuận trước thuế đạt 163 tỷ đồng, tăng 37% so với cùng kỳ Lợi nhuận sau thuế đạt 123 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ và mới hoàn thành 90% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm Lượng hàng tồn kho đến cuối năm giảm hơn nửa so với đầu năm, từ 778 tỷ đồng xuống còn 353

tỷ đồng CTCP Xi măng Bỉm Sơn (mã chứng khoán BCC) sẽ chốt danh sách cổ đông phát hành hơn 13 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 tỷ lệ 12%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu được nhận về 12 cổ phiếu mới Giá trị phát hành theo mệnh giá hơn 130 tỷ đồng

Năm 2020, Xi măng Bỉm Sơn (BCC) lãi 165 tỷ đồng trước thuế, vượt 6,6% kế hoạch Cụ

Ngày đăng: 19/05/2024, 19:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w