27 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CƠNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ .... Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Đầu tư xây dựng công trì
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG I 7
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 7
1.1 Tên chủ cơ sở 7
1.2 Tên cơ sở 7
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 9
1.3.1 Công suất của cơ sở 9
1.3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 9
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở 16
1.4 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước, máy móc thiết bị của cơ sở 16
1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất 16
1.4.2 Nhu cầu điện năng của cơ sở 16
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở 17
1.4.4 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cơ sở 17
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 18
1.5.1 Đặc điểm địa chất công trình 18
1.5.2 Đặc điểm thủy văn 19
Nước đảm bảo sử dụng tốt cho công nghiệp còn sử dụng cho dân sinh cần phải được bảo quản vệ sinh và xử lí vì nước nhiễm bẩn cao 20
1.5.3 Chế độ làm việc của mỏ 20
1.5.4 Hiện trạng hoạt động của cơ sở 20
CHƯƠNG II 24
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 24
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh 24
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường 25
CHƯƠNG III 27
KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 27
3.1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 28
3.1.1 Thu gom và thoát nước mưa 28
3.1.2 Công trình thu gom, thoát nước thải mỏ 29
3.1.3 Công trình xử lý nước thải sinh hoạt 30
3.1.2 Công trình, biện pháp xử lý bụi, khí thải 31
3.3 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn thông thường 32
Trang 43.3.1 Chất thải rắn sản xuất 32
3.3.2 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải rắn sinh hoạt 33
3.4 Công trình, biện pháp lưu giữ, xử lý chất thải nguy hại 33
3.5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 34
3.6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi cơ sở đi vào vận hành 35
3.6.1 Các biện pháp an toàn lao động 35
3.6.2 Công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) 38
3.7 Công trình, biện pháp bảo vệ môi trường khác 39
3.8 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 39
3.9 Kế hoạch, tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường, phương án bồi hoàn đa dạng sinh học 39
3.9.1 Kế hoạch cải tạo, phục hồi môi trường của dự án đã được phê duyệt 39
3.9.2 Tiến độ, kết quả thực hiện phương án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án đã được phê duyệt 40
3.9.3 Chi phí cải tạo, phục hồi môi trường và phương thức ký quỹ 40
CHƯƠNG IV 42
NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 42
4.1 Nội dung đề nghị cấp giấy phép đối với nước thải 42
4.1.1 Nguồn phát sinh nước thải 42
4.1.2 Dòng nước thải 42
4.1.3 Lưu lượng xả nước thải tối đa 42
4.1.4 Các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải 42 4.1.5 Vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải 43
4.2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 43
4.3 Nội dung đề nghị cấp phép môi trường đối với tiếng ồn, độ rung 43
4.3.1 Nguồn phát sinh 43
4.3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 43
4.4 Nội dung cấp phép quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn công nghiệp phải kiểm soát chất thải nguy hại 44
4.5 Nội dung đề nghị cấp phép khác về bảo vệ môi trường 45
4.5.1 Yêu cầu về cải tạo, phục hồi môi trường 45
4.5.2 Yêu cầu về bồi hoàn đa dạng sinh học 45
4.6 Thời hạn của giấy phép môi trường 45
CHƯƠNG V 46
KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 46
5.1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ của cơ sở 46
5.2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với môi trường không khí 47
Trang 5CHƯƠNG VI 49
CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 49
6.1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải 49
6.1.1 Thời gian dự kiến vận hành thử nghiệm 49
6.1.2 Kế hoạch quan trắc chất thải, đánh giá hiệu quả xử lý của các công trình, thiết bị xử lý chất thải 49
6.2 Chương trình quan trắc chất thải theo quy định của pháp luật 50
CHƯƠNG VII 51
KẾT QUẢ KIỂM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 51
ĐỐI VỚI CƠ SỞ 51
CHƯƠNG VIII 52
CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 52
8.1 Cam kết về tính chính xác, trung thực của hồ sơ 52
8.2 Cam kết việc xử lý chất thải đáp ứng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường và các yêu cầu về bảo vệ môi trường khác có liên quan 52
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tọa độ ranh giới mỏ đá vôi Yên Duyên 8
Bảng 1.2 Tọa độ các mốc ranh giới khai trường cơ sở 9
Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất cho cơ sở 16
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở (KW/tháng) 16
Bảng 1.4 Danh mục máy móc, thiết bị 17
Bảng 1.5 Tính chất cơ lý mỏ đá vôi Yên Duyên 18
Bảng 1.6 Các hạng mục công trình của cơ sở 22
Bảng 3.1 Các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng mỏ đá vôi Yên Duyên - Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nâng sản lượng khai thác lên 3.600.000 tấn/năm 27
Bảng 3.2 Bảng thông số kỹ thuật HTXL nước thải sinh hoạt 30
Bảng 3.3 Khối lượng, chủng loại chất thải nguy hại 34
Bảng 3.4 Nguồn phát sinh tiếng ồn, độ rung 34
Bảng 3.5 Các nội dung thay đổi so với quyết định phê duyệt kết quả ĐTM 39
Bảng 3.6 Kế hoạch, kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 40
Bảng 3.7 Nội dung ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường của cơ sở 41
Bảng 4.1 Giá trị giới hạn nồng độ các chất các ô nhiễm theo dòng nước thải trước khi xả thải ra môi trường 42
Bảng 4.2 Bảng giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn 43
Bảng 4.3 Bảng giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung 44
Bảng 5.1 Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2021 47
Bảng 5.2 Tổng hợp kết quả quan trắc môi trường không khí năm 2022 48
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Vị trí cơ sở trên bản đồ google map 7
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ đá vôi Yên Duyên 10
Hình 3.1 Sơ đồ thu gom, xử lý nước mưa của khu vực văn phòng phân xưởng khai thác 28
Hình 3.2 Rãnh thu gom nước mưa khu vực văn phòng phân xưởng khai thác 29
Hình 3.3 Văn phòng phân xưởng khai thác 30
Hình 3.4 Sơ đồ thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt 30
Hình 3.5 Bể tự hoại BASTAF 31
Hình 3.6 Thiết bị xử lý vi sinh hợp khối 31
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Trang 9CHƯƠNG I
THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ
1.1 Tên chủ cơ sở
- Chủ cơ sở: Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn
- Người đại diện theo pháp luật của cơ sở: Ông Nguyễn Hoành Vân
- Chức vụ: Tổng giám đốc
- Điện thoại: 037.3824.242 - Fax: 037.3824.046
- Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp Công ty Cổ phần Mã số doanh nghiệp: 2800232620 Đăng ký lần đầu ngày 01 tháng 5 năm 2006 Thay đổi lần thứ
17 ngày 25 tháng 5 năm 2023
1.2 Tên cơ sở
- Tên cơ sở: Mỏ đá vôi Yên Duyên - Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Địa điểm cơ sở: phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Hình 1.1 Vị trí cơ sở trên bản đồ google map
Mỏ đá vôi Yên Duyên thuộc địa phận phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa có tổng diện tích đất sử dụng là 800.000m2 đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cho thuê đất tại Quyết định số 129/HĐTĐ ngày 07/10/2021 giữa UBND tỉnh Thanh Hóa
và Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn
Nhà máy XM Bỉm Sơn
Phân xưởng khai thác
Khai trường mỏ đá vôi Yên Duyên
Trạm đập
Tuyến băng tải kín vận chuyển đá về nhà máy
Trang 10Tọa độ ranh giới được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.1 Tọa độ ranh giới mỏ đá vôi Yên Duyên
- Văn bản pháp lý liên quan:
+ Quyết định số 343/QĐ-BTNMT ngày 22 tháng 3 năm 2013 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng mỏ đá vôi Yên Duyên - Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nâng sản lượng khai thác 3.600.000 tấn/năm” tại phường Đông Sơn, thị xã bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
+ Giấy phép khai thác khoáng sản số 1259/GP-BTNMT ngày 25 tháng 5 năm
2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng bằng phương pháp lộ thiên tại mỏ Yên Duyên thuộc phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Quy mô của đầu tư của cơ sở: Tổng vốn đầu tư là: 76.250.000.000 đồng, tương đương với dự án thuộc nhóm C theo luật đầu tư công (khoản 1, điều 10)
Nhà máy xi măng Bỉm Sơn được đưa vào sản xuất từ năm 1982, nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi khai thác tại mỏ Yên Duyên Mỏ đá vôi Yên Duyên được thiết kế với công suất 2,85 triệu tấn Clinke/năm Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định, lâu dài, Công ty đã thực hiện cải tạo nâng công suất mỏ
đá hiện có lên 3.600.000 tấn/năm Cơ sở đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của
dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng mỏ đá vôi Yên Duyên - Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nâng sản lượng khai thác 3.600.000 tấn/năm” tại phường Đông Sơn, thị xã bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định số 343/QĐ-BTNMT ngày 22/03/2013; văn bản số 3882/STNMT-BVMT ngày 11/6/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải
- Công ty đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1259/GP-BTNMT ngày 25 tháng 5 năm 2017 và Quyết định số 343/QĐ-BTNMT
Trang 11ngày 22/03/2013 về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng mỏ đá vôi Yên Duyên - Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nâng sản lượng khai thác 3.600.000 tấn/năm” tại phường Đông Sơn, thị xã bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa Theo khoản 1, điều 39
và điểm a, khoản 1, Điều 41 Luật bảo vệ môi trường, Mỏ đá vôi Yên Duyên thuộc đối tượng cấp giấy phép môi trường và thẩm quyền cấp giấp phép môi trường là Bộ Tài nguyên và Môi trường
1.3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở
1.3.1 Công suất của cơ sở
- Công suất khai thác của mỏ đá vôi Yên Duyên: 3.600.000 m3/năm
- Thời hạn khai thác: 26 năm
- Diện tích khu vực khai thác: 80 ha, được giới hạn bởi các điểm khép góc có tọa
độ được thể hiện tại bảng 1.2:
Bảng 1.2 Tọa độ các mốc ranh giới khai trường cơ sở
Công nghệ khai thác được thể hiện trong hình 1.2
Trang 12Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ khai thác mỏ đá vôi Yên Duyên
* Thuyết minh công nghệ khai thác mỏ đá Yên Duyên
Công tác bóc đá thải, tạp chất lớp trên cùng sẽ được thực hiện trực tiếp bằng máy xúc kết hợp với vận tải bằng ô tô, sau khi bóc lớp phủ đến bề mặt lớp đá vôi Bề mặt đá vôi sẽ được phá vỡ bằng công nghệ khoan nổ mìn lỗ khoan lớn, đá phá vỡ được xúc bốc trực tiếp lên phương tiện vận tải, đá quá cỡ được xử lý bằng đầu đập thủy lực, khoan nổ mìn lỗ khoan nhỏ, đá mô chân tầng được xử lý bằng khoan đường kính nhỏ hoặc nổ mìn ốp Khi bãi khoan nổ làm đá nguyên liệu lớn, diện xúc bốc rộng, để hỗ trợ cho công tác xúc bốc sẽ bố trí máy ủi trên tầng, ủi gom đá hỗ trợ máy xúc xúc lên phương tiện vận tải Đá sẽ được phương tiện vận tải chở trực tiếp về trạm nghiền đập của nhà máy, một phần sẽ được lưu dự trữ tại các bãi dự trữ để phục vụ sản lượng khi mùa mưa
1.3.2.1 Mở vỉa
a Phát quang địa hình khu vực khai thác mỏ:
Công tác phát quang được thực hiện bằng thủ công, diện tích phụ thuộc và các hạng mục cần xây dựng và khai thác
b Xây dựng tuyến hào công vụ (đường DCTB):
+ Đoạn A-B:
Được xây dựng từ điểm A (mức cao +140m) đến điểm B (đỉnh núi B - mức cao +180m)
mở vỉa cho đỉnh núi B Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường như sau:
- Cao độ đầu đường: +140 m
Trang 13- Cao độ điểm cuối của đường: +180 m
- Chiều dài đường: 162,5 m
Được xây dựng từ điểm A (mức cao +140m) đến điểm D (đỉnh núi D - mức cao +170m)
mở vỉa cho đỉnh núi D Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường như sau:
- Cao độ đầu đường: +140 m
- Cao độ điểm cuối của đường: +170 m
- Chiều dài đường: 121,5 m
Được xây dựng từ điểm E (mức cao +140m) đến điểm F (đỉnh núi E - mức cao +180m)
mở vỉa cho đỉnh núi E Các chỉ tiêu kỹ thuật của tuyến đường như sau:
- Cao độ đầu đường: +140 m
- Cao độ điểm cuối của đường: +180 m
- Chiều dài đường: 164,52 m
- Cao độ đầu đường: +110 m
- Cao độ điểm cuối của đường: +140 m
- Chiều dài đường: 160 m
- Chiều rộng nền đường: 6,0 m
Trang 14- Chiều rộng đỉnh núi sau khi bạt: 90 m
- Chiều dài đỉnh núi sau khi bạt: 150 m
+ Bạt đỉnh D:
- Mức bạt đỉnh cuối cùng: +170m
- Chiều cao bạt đỉnh: 37 m (+170¸ 207m)
- Chiều rộng đỉnh núi sau khi bạt: 30 m
- Chiều dài đỉnh núi sau khi bạt: 170 m
+ Bạt đỉnh E:
- Mức bạt đỉnh cuối cùng: +180m
- Chiều cao bạt đỉnh: 34 m (+180¸ 214m)
- Chiều rộng đỉnh núi sau khi bạt: 70 m
- Chiều dài đỉnh núi sau khi bạt: 90 m
d Công tác xén chân tuyến tạo mặt bằng tiếp nhận đá
Tại khu vực phía Đông Nam, tiến hành xén toàn bộ đỉnh núi A xuống mức +140, tạo mặt bằng tiếp nhận đá và bãi xúc trung chuyển cho các đỉnh núi B và đỉnh D, các thông số sau:
Trang 15công suất thiết kế nên khi xây dựng các công trình mở mỏ (thời gian xây dựng cơ bản 01 năm) vẫn tiến hành khai thác với công suất thiết kế
b Trình tự khai thác theo từng năm
Năm 1: Năm xây dựng các công trình mở mỏ, tiến hành các công tác xây dựng các công trình mở mỏ, bạt đỉnh, xây dựng các tuyến đường di chuyển thiết bị Song song với quá trình đó tiến hành khai thác phần trung tâm mỏ phần giữa tuyến XXXIX, phía bên phải tuyến đường vận tải, tại đây tiến hành khấu từ Đông Nam sang Tây Bắc và phần bên phải tuyến đường giữa mỏ mở hào tại mức +137 về phía Tây Bắc để tạo đáy hào chuẩn bị phục vụ cho việc khấu tầng +137 đến +149 Đáy mỏ phần bên phải tuyến đường vận tải được hạ thấp xuống mức +98m, khối lượng khấu tại khu vực trung tâm
mỏ đạt 2.670.000 tấn, kết hợp với khối lượng thu hồi trong quá trình xây dựng các công trình mở mỏ đảm bảo công suất 3.600.000 tấn
Năm 2: Sau khi kết thúc hoàn thiện xây dựng các công trình mở mỏ vào năm thứ
1, đến năm thứ 2 tiến hành khai thác theo lớp xiên hạ các đỉnh đã bạt bao gồm đỉnh B, đỉnh D, đỉnh E Tại năm thứ 2 tiến hành khai thác đồng thời tại 2 khu là khu Đông Nam
và khu Tây Bắc tại 2 tuyến XXXVI và XLII, các lớp khấu được thực hiện từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong Hướng phát triển bờ mỏ khu Đông Nam cơ bản là từ Đông sang Tây, hướng phát triển bờ mỏ khu Tây Bắc là từ Đông Nam sang Tây Bắc Kết thúc năm thứ 2 khu Đông Nam đáy mỏ được hạ thấp xuống mức +149m, đáy mỏ phía Tây Bắc mở rộng từ đáy hào chuẩn bị mức +137 và đáy mỏ được hạ thấp xuống mức +137m
Năm 3: Tiến hành khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp tại 2 khu Đông Nam
và Tây Bắc Tại năm thứ 3 cơ bản là khai thác tại tuyến XXXVI và XLII, các lớp khấu được thực hiện lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong Hướng phát triển bờ mỏ khu Đông Nam cơ bản là từ Đông Bắc xuống Tây Nam, hướng phát triển bờ mỏ khu Tây Bắc là từ phần giữa tuyến XLII và XL tiến hành mở hào từ mức +137 xuống mức +125 và bờ mỏ phát triển ra các hướng của biên giới khai thác Kết thúc năm thứ 3 khu Đông Nam đáy mỏ được hạ thấp xuống mức +125m, đáy mỏ phía Tây Bắc được hạ thấp xuống mức +125m
Năm 4: Tiến hành khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp tại 2 khu Đông Nam
và Tây Bắc Tại năm thứ 4 khu Đông Nam vẫn hoạt động khai thác chủ yếu tại tuyến XXXVI, khu Tây Nam được mở rộng từ tuyến XLII đến tuyến XL, các lớp khấu được thực hiện lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong Hướng phát triển bờ mỏ khu Đông Nam cơ bản là từ Đông Bắc xuống Tây Nam, hướng phát triển bờ mỏ khu Tây Bắc là từ giữa 2 tuyến XLII và XL ra đến biên giới mỏ Kết thúc năm thứ 4 một nửa đáy
mỏ khu Đông Nam đáy mỏ được hạ thấp xuống mức +113m, đáy mỏ một phần phía Tây
Trang 16Bắc được hạ thấp xuống mức +125m
Năm 5: Tiến hành khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp tại 2 khu Đông Nam
và Tây Bắc Tại năm thứ 5 khu Đông Nam đáy mỏ toàn bộ khu này sẽ được hạ xuống mức +98, đáy mỏ toàn bộ khu Tây Bắc sẽ được hạ xuống mức +125
Năm 6 đến năm thứ 10: Kết thúc năm thứ 5 diện khai thác tại 2 khu Đông Nam
và Tây bắc đã được hạ xuống thấp nhất và không còn khả năng hạ thấp thêm vì còn để lại tuyến đường vận tải giữa mỏ về trạm đập, đặc biệt khu Đông Nam phần bên phải tuyến đường vận tải đã đạt được cốt cao mức +98 là mức thấp nhất để giữ tuyến đường vận tải Tại năm thứ 6 chủ yếu tập trung khai thác tại khu Tây Bắc từ tuyến XLII đến tuyến XL, hệ thống khai thác vẫn là lớp bằng vận tải trực tiếp, các lớp khấu từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, hướng phát triển của bờ mỏ là từ Đông Bắc sang Tây Nam Tại năm này tiến hành hạ thấp 1 phần tuyến đường vận tải giữa mỏ, toàn bộ tuyến đường giữa mỏ sẽ được hạ thấp xuống mức +137m và mở các tuyến đường nối từ mức +137m lên khu phía trên Đông Bắc Bờ mỏ thuộc cạnh BC tại tuyến XXXIX vẫn chưa đạt đến
bờ mỏ kết thúc tiến hành khai thác theo lớp xiên tại bờ mỏ phía Đông Bắc, khi bờ mỏ thuộc cạnh BC tại tuyến XXXIX đạt đến bờ kết thúc thì tiến hành khai thác theo lớp bằng.Từ năm thứ 7 đến năm thứ 10 tiến hành khai thác theo lớp bằng vận tải trực tiếp, các lớp khấu được thực hiện từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong và tiến hành khấu trên toàn bộ diện tích mỏ, hướng phát triển của bờ mỏ chủ yếu là từ Đông Bắc sang Tây Nam Đáy mỏ năm thứ 10 sẽ được hạ thấp xuống mức +98m, bờ mỏ khu Tây Bắc sẽ được chập tầng và để lại tuyến đường vận tải lên khu Đông Bắc
Năm 11 đến năm thứ 15: Tiến hành khai thác theo lớp bằng trên toàn bộ diện tích
mỏ, hướng phát triển bờ mỏ chủ yếu là từ Tây Nam sang Đông Bắc với mục đích ít ảnh hưởng đến tuyến đường vận tải lên phía Đông Bắc của khu mở rộng, đáy mỏ năm thứ
15 được hạ thấp xuống mức +83, bờ mỏ khu Tây Bắc sẽ được chập tầng và để lại tuyến đường vận tải lên khu Đông Bắc
Năm 16 đến năm thứ 20: Tương tự như giai đoạn từ năm 11 đến năm 15, tiến hành khai thác theo lớp bằng trên toàn bộ diện tích mỏ, hướng phát triển bờ mỏ chủ yếu
là từ Tây Nam sang Đông Bắc, đáy mỏ năm thứ 20 được hạ thấp xuống mức +68, bờ
mỏ khu Tây Bắc sẽ được chập tầng và để lại tuyến đường vận tải lên khu Đông Bắc
Năm 21 đến năm thứ 25 và kết thúc mỏ: Tương tự như giai đoạn từ năm 16 đến năm 20, tiến hành khai thác theo lớp bằng trên toàn bộ diện tích mỏ, hướng phát triển
bờ mỏ chủ yếu là từ Tây Nam sang Đông Bắc, đáy mỏ năm thứ 25 được hạ thấp xuống mức +55, bờ mỏ khu Tây Bắc sẽ được chập tầng và để lại tuyến đường vận tải lên khu Đông Bắc
Trang 171.3.2.3 Quy trình công nghệ khai thác
Theo HTKT đã lựa chọn, đá được nổ mìn làm tơi theo các tầng có chiều cao h=10m và phân tầng khai thác là 5m
Với khối lượng đá khoan nổ mìn hàng năm của mỏ, căn cứ vào hiện trạng số lượng máy khoan hiện có của mỏ, dự án chọn máy có đường kính mũi khoan là 105mm
* Công tác xúc bốc:
Đối với máy xúc thủy lực: Sơ đồ công nghệ xúc theo phân tầng, máy xúc đứng ở mức trung gian vừa xúc cho gương phía trên và xúc cho gương phía dưới, góc quay tạo bởi hướng di chuyển của máy xúc và trục của tay gầu sang hai bên không quá 450 Kết hợp với sơ đồ nhận tải quay đảo chiều, nạp xe hai bên, làm giảm thời gian chờ đổ, tăng thời gian phục vụ và năng suất tổ hợp thiết bị
Đối với máy xúc điện: Sơ đồ công nghệ xúc theo tầng, máy xúc đứng ở mức mặt tầng xúc trực tiếp vào gương xúc phía trước, góc quay tạo bởi hướng di chuyển của máy xúc và trục của tay gầu sang hai bên không quá 450 Kết hợp với sơ đồ nhận tải quay đảo chiều, nạp xe hai bên, làm giảm thời gian chờ đổ, tăng thời gian phục vụ và năng suất tổ hợp thiết bị
Trang 18* Công tác vận tải:
Vận tải đá vôi bằng ôtô tự đổ Belaz-7522 tải trọng 27 tấn, Euclid-R32 tải trọng
32 tấn, Volovo-R36 tải trọng 36 tấn đến khu nghiền đập
1.3.3 Sản phẩm của cơ sở
3.600.000 tấn đá nguyên liệu/năm
1.4 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hóa chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước, máy móc thiết bị của cơ sở
1.4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất
a Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất
Nhu cầu nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất được tổng hợp trong bảng 1.3
Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên, nhiên liệu, hóa chất cho cơ sở
b Nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu và hóa chất cho cơ sở
- Nguồn cung cấp nguyên, nhiên liệu, vật tư và dầu mỡ bôi trơn cho các thiết bị
mỏ hoạt động được lấy từ các nguồn cung cấp trên địa bàn tỉnh
1.4.2 Nhu cầu điện năng của cơ sở
a Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở
Bảng 1.4 Nhu cầu sử dụng điện của cơ sở (KW/tháng)
Tổng công suất sử dụng trung bình 45.158,6
(Nguồn: Theo biên bản xác nhận sử dụng điện của cơ sở)
Trang 19b Nguồn cung cấp điện
Lưới điện hiện có của khu mỏ: Trạm biến áp lấy nguồn từ mạng lưới điện quốc gia trong khu vực Công suất trạm đã được dự tính cấp đủ cho nhu cầu của mỏ
Nguồn điện được cấp từ đường điện cao thế 35 KV thuộc khu vực nhà máy
xi măng Bỉm Sơn Trạm biến áp 35/6KV cung cấp điện cho máy khoan, máy xúc chạy điện 6KV, Trạm biến áp 35/0,4KV cung cấp điện cho các thiết bị máy nén khí, máy khoan cung cấp điện cho khu phụ trợ
Hiện tại nguồn cung cấp điện của mỏ đã được xây dựng và vận hành ổn định
và hoàn chỉnh
1.4.3 Nhu cầu sử dụng nước của cơ sở
a Nhu cầu sử dụng nước
- Phục vụ sinh hoạt:
+ Hiện tại, tổng số cán bộ công nhân viên làm việc tại văn phòng phân xưởng khai thác và trên khai trường khai thác khoảng 50 người thì lượng nước cấp cần cho sinh hoạt hàng ngày khoảng 5m3/ngày đêm
- Phục vụ sản xuất: Trong khai thác sử dụng nước để dập bụi khi khoan, nước tưới đường dập bụi khoảng 20m3/ngày
b Nguồn cung cấp nước
- Trong khu vực mỏ có bố trí 1 giếng khoan, toàn bộ lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và nước cho sản xuất (tưới đường, chống bụi) đều lấy từ giếng khoan
Hiện nay nhà máy đã đầu tư xây dựng một hệ thống đường ống cấp nước cho khu văn phòng xưởng mỏ Nguồn nước được lấy từ trạm bơm 55 đặt tại giếng khoan qua máy bơm chuyển tiếp lưu lượng (20-30)m3/h, áp lực (50-60)m nước dẫn theo đường ống D100 để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước cho khu văn phòng xưởng mỏ
1.4.4 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ cơ sở
Bảng 1.4 Danh mục máy móc, thiết bị
Trang 209 Xe chỉ huy sản xuất xe 1
Chủ cơ sở cam kết tất cả những máy móc, thiết bị sử dụng của công ty đều
không thuộc trong danh mục cấm sử dụng
1.5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở
1.5.1 Đặc điểm địa chất công trình
* Các hiện tượng địa chất động lực:
Mỏ đá vôi Yên Duyên nằm trong dải đá vôi trùng điêp từ Đồng Giao đến Nga Sơn có vách dựng đứng, hiện tượng đá lở không thấy xảy ra trong khu mỏ Đặc điểm khe nứt và hang hốc cáctơ phát triển mạnh theo 2 hướng là Đông bắc 40÷500 và Đông Nam 1350 gần vuông góc với nhau, mật độ khe nứt trên mặt lớn, trong quá trình thi công
ở độ cao +20m có gặp các hang động khe nứt, cáctơ sau: lò xuyên I tuyến XXXVIII gặp hang cáctơ cách cửa lò 109÷112m, hang có chiều dài phát triển trùng với phương của nham thạch (320÷3300 chiều dài 22m, chiều dài biến đổi từ 1,50÷5m) chỗ lò cắt qua rộng 4m Chiếu cao cửa hang 4÷5 m, toàn hang được lấp đầy bởi đất sét, cát và cát hạt vôi, kết cấu yếu, rời rạc, kém ổn định Ở lò xuyên II tuyến XLI gặp hang từ 102,50÷106,50m chỗ lò đi qua rộng 3,80m chiều dài hang có xu hướng phát triển theo hướng 310÷3200, hang được lấp đầy đất sét mịn, dẻo màu vàng và cát hạt nhỏ, kết cấu rời rạc kém ổn định do đó cả 2 lò khi đi qua khe nứt đều được chống chèn bằng gỗ có đường kính 150÷200mm
* Tính chất cơ lý của đá:
Mỏ đá vôi Yên Duyên được thăm dò từ tuyến XXV đến tuyến XXLIII chủ yếu
là đá vôi dạng khối hiếm khi gặp dạng lớp, đá có màu trắng đục đến xám trắng, cấu tạo khối và dạng dải, kiến trúc hạt nhỏ đến trung bình, cứng giòn Theo độ cao từ dưới lên trên tính chất cơ lí ổn định có vài chỉ tiêu biến động trong khoảng hẹp như kháng nén, dung trọng
Qua kết quả thí nghiệm thì mức độ bền vững của đá vôi Yên Duyên càng xuống thấp (sâu) có phần tăng lên, thể hiện ở chỉ tiêu kháng nén như sau: Cường độ kháng nén trung bình ở độ cao > +120m là 1018kg/cm2 nhưng ở độ cao +18÷-120 m thì cường độ kháng nén trung bình tăng lên 1152kg/cm2
Bảng 1.5 Tính chất cơ lý mỏ đá vôi Yên Duyên
độ ghi lệch Khoảng tin cậy
Dung trọng g/cm3 75 2,668 0,30 0,005 2,668±0,005
Trang 21Tỉ trọng g/cm3 75 2,729 0,97 0,006 2,729± 0,006 Cường độ kháng
1.5.2 Đặc điểm thủy văn
Suối Khe Gỗ do các điểm lộ nước T2A14T2a và 15T2a cung cấp nước Các điểm
lộ này nằm trong phần tiếp giáp của tầng T21 và tầng T2a có thể trùng với đứt gãy AA,
độ cao xuất lộ từ 15,815÷17,715m
Dòng chảy của suối này đổ nước vào đập chắn Khe Gỗ Mùa mưa lũ dâng cao cửa đập tràn không thoát kịp, nước dâng 18m thì hang cáctơ ngầm số 16T2A nằm ở chân phía Tây nam dãy mỏ đá vôi Yên Duyên (phía đông nằm ở hồ Khe Gỗ) là cửa thoát nước thứ 2 của hồ Cửa hang 15T2A có độ cao 18m, hang được lấp đầy tảng lăn và đá vôi, do đó khó phát hiện vị trí của hang chỉ phát hiện được khi dòng nước chảy vào hang lớn gây ra tiếng động của dòng chảy mạnh điều đó cho phép ta dự đoán được mạch nước ngầm của mỏ đá vôi Yên Duyên nằm dưới độ cao +18m
* Nước dưới đất (nước ngầm):
Mỏ đá vôi Yên Duyên là một phần nhỏ của dãy đá vôi Đồng Giao–Yên Duyên
có tuổi T2ađg phạm vi tìm kiếm từ tuyến XI đến tuyến LVII dài 9,2km, rộng trung bình 1km trong đó khu thăm dò từ tuyến XXXV đến tuyến XXLIII dài 2km rộng 600m, nham thạch chủ yếu đá vôi màu trắng đục đến xám trắng, cấu tạo dạng khối và dạng dải, hướng cắm chủ yếu là Tây nam (220÷2500) góc cắm lớn 70÷800 khe nứt và hang động cáctơ phát triển mạnh, khe nứt phát triển theo 2 hệ thống gần vuông góc với nhau, chủ yếu theo phương 40÷500 và 130÷1400 Các hang động và cáctơ ngầm đều phát triển theo hai
Trang 22hệ thống nói trên có nguồn gốc của khe nứt kiến tạo và phong hoá, mật độ hang động cáctơ lên tới 20 cái/km2 (dải đá vôi ngầm Chín Giếng- Đồi Mơ)
Từ độ cao 18÷120m đã thi công 4 lò xuyên là: lò xuyên sâu 200m, lò xuyên sâu 300m, lò xuyên sâu 170 m và 190m chỉ gặp 2 khe nứt lớn có độ mở 1,50÷5,0m, có thể nói từ độ cao 18m trở lên hang động cáctơ ít phát triển, trong quá trình thi công các lò xuyên trên không gặp một điểm lộ nước nào, đáy lò khô ráo và an toàn, điều có chứng
tỏ mực nước dưới đất ở mỏ đá vôi Yên Duyên ở độ cao 18m như vậy toàn bộ mỏ được thăm dò tích trữ lượng từ độ cao 20÷261m được nằm trên mực nước ngầm, do đó nước dưới đất ở mỏ đá vôi Yên Duyên không có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình khai thác đá vôi từ độ cao 20m trở lên
Từ độ cao 18m trở xuống, đá vôi có tuổi T2a chứa nước cáctơ, khe nứt rất phong phú nguồn cung cấp chủ yếu là nước mưa, sau những trận mưa trên mặt địa hình đá vôi được thoát nhanh chóng vào các thung lũng sâu, các hang động cáctơ ngầm, sau đó được tàng trữ ở các hệ thống khe nứt, hang động cáctơ từ độ cao 18m trở xuống Theo tài liệu tìm kiếm thăm dò nước của đoàn 47 thì lượng nước trong tầng T2a rất lớn hệ số thấm không đồng nhất, trữ lượng nước dưới đất thuộc tầng này tính ở cấp A+B khoảng 41,300m3/ngày
Nước trong, không mùi vị, nhạt thuộc loại nước bị cácbonat canxi
- Hàm lượng Ion cácbonat chiếm: 83÷95%
- Ion canxi chiếm: 75,5÷93%
Chế độ làm việc của các công đoạn khai thác mỏ được lựa chọn như sau:
- Khoan, nổ mìn: 02 kíp/ngày, 6 giờ/kíp, 260 ngày/năm
- Gạt chuyển: 03 kíp/ngày, 6 giờ/kíp, 260 ngày/năm
- Xúc bốc, vận chuyển: 02 ca/ngày, 8 giờ/ca, 300 ngày/năm
- Bộ phận hành chính, phục vụ: Thực hiện chế độ làm việc 8 giờ/ngày
1.5.4 Hiện trạng hoạt động của cơ sở
1.5.4.1 Tổng quan về cơ sở
Trang 23a Xuất sứ của cơ sở
Mỏ đá vôi Yên Duyên thuộc khu vực phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa và thuộc quản lý của nhà máy xi măng Bỉm Sơn, mỏ là một trong những nguồn cung cấp nguyên liệu phụ gia cho sản xuất xi măng của nhà máy xi măng, mỏ có trữ lượng và chất lượng đảm bảo cung cấp ổn định và lâu dài cho sự phát triển của nhà máy Mỏ đã
đi vào hoạt động khai thác nhiều năm và trải qua nhiều lần nâng công suất, mỏ có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy xi măng
Mỏ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản số 1259/GP-BTNMT ngày 25 tháng 5 năm 2017
- Diện tích khu vực khai thác: 80 ha
Năm 2020 Công ty được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tại văn bản số 3882/STNMT-BVMT ngày 11/6/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải
b Dự án cải tạo phục hồi môi trường
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, Quyết định số 71/2008/QĐ-TTg ngày 29/5/2008 của Chính phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Công ty đã lập hồ sơ đề nghị phê duyệt Dự án cải tạo phục hồi môi trường sau khai thác mỏ đá vôi Yên Duyên và được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tại quyết định số 343/QĐ-BTNMT ngày 22/3/2013 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng mỏ đá vôi Yên Duyên - Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nâng sản lượng khai thác 3.600.000 tấn/năm” tại phường Đông Sơn, thị xã bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”
c Xác nhận công trình bảo vệ môi trường
Mỏ đá vôi Yên Duyên đã được xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường tại văn bản số 3882/STNMT-BVMT ngày 11/6/2020 của UBND tỉnh Thanh Hóa
về việc thông báo kết quả kiểm tra các công trình xử lý chất thải
Trang 24d Công tác xin cấp phép mỏ đá vôi Yên Duyên
Mỏ đá vôi Yên Duyên đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 343/QĐ-BTNMT ngày 22/3/2013 về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng công trình cải tạo mở rộng mỏ đá vôi Yên Duyên - Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn nâng sản lượng khai thác 3.600.000 tấn/năm” tại phường Đông Sơn, thị xã bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Đến năm 2017, cơ sở được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép khai thác khoáng sản số 1259/GP-BTNMT ngày 25/5/2017 cho phép Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn khai thác đá vôi làm nguyên liệu xi măng bằng phương pháp lộ thiên tại
mỏ Yên Duyên thuộc phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
- Diện tích khu vực khai thác 80 ha
- Công suất khai thác:
+ Năm thứ 1 đến hết năm thứ 25: 3.600.000 tấn đá vôi/năm
+ Năm thứ 26: 1.174.679 tấn đá vôi
- Thời hạn khai thác: 26 năm
1.5.4.2 Các hạng mục công trình của cơ sở
Bảng 1.6 Các hạng mục công trình của cơ sở
I Khu văn phòng phân xưởng khai thác
Trên thực tế, khu vực văn phòng phân xưởng khai thác hiện tại chỉ sử dụng văn phòng làm việc là nơi cán bộ công nhân làm việc vì hầu hết công nhân là người địa phương, có điều kiện tự túc ăn ở vì vậy các hoạt động tắm giặt nấu ăn được thực hiện ở từng gia đình
* Phạm vi xin cấp phép môi trường của cơ sở:
Phạm vi xin đề xuất cấp phép của báo cáo này bao gồm:
- Hệ thống thu gom, thoát nước mưa:
+ 01 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa của khu vực văn phòng phân xưởng khai thác + 01 Hệ thống thu gom, thoát nước mưa khu vực khai trường khai thác
- Hệ thống thu gom, thoát nước thải và xử lý nước thải:
Trang 25+ Hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt khu vực văn phòng
phân xưởng khai thác
- Hệ thống thu gom, quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại:
+ Công trình, thiết bị thu gom, lưu chứa chất thải sinh hoạt
+ Công trình thu gom, quản lý, lưu chứa chất thải nguy hại
- Hệ thống quản lý an toàn, phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường
- Cấp phép tiếng ồn cho các nguồn phát sinh tại cơ sở
Trang 26CHƯƠNG II
SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI
CỦA MÔI TRƯỜNG
2.1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường
2.1.1 Sự phù hợp của cơ sở với Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia
Ngày 13/4/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định
450/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” đề ra các định hướng toàn diện, tổng thể về bảo vệ môi trường (BVMT) của
đất nước Trong thời gian qua, công tác BVMT đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận Nhận thức về BVMT đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, BVMT ngày càng được coi trọng, thu hút được sự quan tâm của toàn xã hội Môi trường được coi là yếu tố nền tảng, điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế, xã hội bền vững Chính phủ và các địa phương kiên quyết không hy sinh môi trường vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế Đánh giá, phân tích sự
phù hợp của địa điểm thực hiện dự án với “Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” như sau:
- Sự phù hợp về mục tiêu: Trong Chiến lược đã được ra mục tiêu đến năm 2050
như sau: “ Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững, ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, cac-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của đất nước ” Mỏ đá vôi
Yên Duyên - Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa với mục tiêu khái thác đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng Công
ty đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp Công ty Cổ phần Mã số doanh nghiệp: 2800232620 Đăng ký lần đầu ngày
01 tháng 5 năm 2006 Thay đổi lần thứ 17 ngày 25 tháng 5 năm 2023 nên xét về mặt tổng thể thì cơ sở là phù hợp với mục tiêu của Chiến lược
- Sự phù hợp về các biện pháp bảo vệ môi trường của Chiến lược: Trong Chiến
lược đã đưa ra các biện pháp tổng thể bảo vệ môi trường như sau: Kiểm soát các tác động xấu gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; các vấn đề môi trường trọng điểm, cấp bách cơ bản được giải quyết, chất lượng môi trường từng bước được cải thiện, phục hồi; tăng cường bảo vệ các di sản thiên nhiên, phục hồi các hệ sinh thái; ngăn chặn xu
Trang 27hướng suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; “Chủ động phòng ngừa, kiểm soát, ngăn chặn các tác động xấu lên môi trường, các sự cố môi trường như phát triển kinh tế theo hướng sinh thái, tuần hoàn, tăng trưởng xanh, thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững; thực hiện phân vùng môi trường, nâng cao hiệu quả đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, quản lý dựa trên giấy phép môi trường; chủ động kiểm soát các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; ngăn chặn các tác động xấu; chủ động phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường” Mỏ đá vôi Yên Duyên
- Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư xây dựng, lắp đặt đầy đủ các công trình bảo vệ môi trường bao gồm: Xử
lý nước thải sinh hoạt, biện pháp ứng phó PCCC, nên phù hợp với biện pháp bảo vệ môi trường đã đề ra
2.1.2 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch tỉnh
Khu vực hoạt động của cơ sở hiện đang phù hợp với Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Thanh Hóa
2.1.3 Sự phù hợp của cơ sở với phân vùng môi trường
Theo Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 – 2023, tầm nhìn đến năm 2045 thì mỏ
đá vôi Yên Duyên - Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa thuộc vùng bảo vệ nghiêm ngặt (điểm a, mục 1, phần V) cần được bảo vệ nên Công ty cam kết xử lý triệt để toàn bộ nước thải phát sinh từ cơ sở đảm bảo đạt Quy chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường
2.2 Sự phù hợp của cơ sở đầu tư đối với khả năng chịu tải của môi trường
Theo quy định tại điểm b khoản 2, điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ liên tỉnh; tổ chức kiểm kê, đánh giá nguồn thải, mức độ ô nhiễm và tổ chức xử lý ô nhiễm sông, hồ liên tỉnh Theo quy định tại điểm a, d, khoản 3 điều 8 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm đánh giá khả năng chịu tải, hạn ngạch xả nước thải đối với nguồn nước mặt các sông, hồ nội tỉnh và nguồn nước mặt khác trên địa bàn có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo
vệ môi trường
Theo quy định tại điểm e, khoản 1 điều 42 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 năm 2020 Tại thời điểm lập Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường,