1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài phân tích báo cáo tài chính tổng công ty hàng hải việt nam ctcp giai đoạn 2020 2022

49 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

phần công ty mẹ, ngày 18/8/2020 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với bộ nhận diện thương hiệu mới VIMC.1.1.1 Giới thiệu về công ty: Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

Đề tài: “PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY HÀNG HẢIVIỆT NAM - CTCP giai đoạn 2020-2022”

Môn học: Quản Trị Tài Chính 1Mã Lớp: FIN 301 AE

Giảng viên hướng dẫn: Thầy Mai Xuân Bình

Đà Nẵng, Ngày 6 tháng 12 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TỔNG CÔNG

TY HÀNG HẢI VIỆT NAM 3

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty: 3

1.1.1 Giới thiệu về công ty: 3

1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lí kinh doanh 4

1.1.3 Mục tiêu và hướng kinh doanh 6

1.2 Cơ cấu tổ chức 8

1.3 Nghành nghề kinh doanh 11

1.4 Các công ty con liên kết 12

1.5 Thành tGu 13

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VÀ KẾT CẤU 14

2.1 Phân tích tình hình tài chính tài sản của doanh nghiệp 14

2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp 16

2.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động 17

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH 19

3.1.Phân tích thông số khả năng thanh toán 19

3.2 Phân tích thông số hoạt động 23

3.3 Phân tích thông số đòn bẫy tài chính 25

3.4 Phân tích thông số khả năng sinh lời 26

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA COVID-19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA DANH NGHIỆP 28

4.1 Đánh giá tác động của COVID 19 đến hoạt động của doanh nghiệp 28

4.2 Giải pháp 30

PHỤ LỤC 33

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN KINH TẾ VĨ MÔ VÀ TỔNG CÔNGTY HÀNG HẢI VIỆT NAM.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty:Lịch sử hình thành

Năm 1995, Quyết định số 250/TTg của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), doanh nghiệp nhà nước có vai trò chủ đạo trong ngành hàng hải Việt Nam Bao gồm 24 doanh nghiệp thành viên, đội tàu 49 chiếc tổng trọng tải khoảng 400.000 DWT, tuổi trung bình 21,5 năm, hệ thống cảng biển với 6.900 m cầu bến, số vốn nhà nước gần 1.500 tỷ đồng.

Năm 2000, Đội tàu của Vinalines là 79 chiếc, tổng trọng tải hơn 844.000 DWT Mở tuyến vận tải container nội địa tạo ra một bước phát triển lớn trong vận tải container và vận tải đa phương thức tại Việt Nam.

Năm 2005, Đội tàu của Vinalines là 104 chiếc, tổng trọng tải gần 1,2 triệu DWT, tuổi tàu trung bình 17,4 Tổng số m cầu cảng gần 9.000m, số vốn nhà nước hơn 2.900 tỷ đồng Đưa vào sử dụng tòa nhà Ocean Park tại số 01 phố Đào Duy Anh với quy mô 21 tầng chức năng làm trụ trở của Vinalines và văn phòng cho thuê.

Năm 2010, Đội tàu của Vinalines là 150 chiếc, tổng trọng tải gần 2,7 triệu DWT, tuổi trung bình 16,2; Tổng số m cầu bến hơn 16.000 m, sản lượng hàng thông qua cảng gần 70 triệu tấn Vốn nhà nước là 8.087 tỷ đồng Nộp Ngân sách Nhà nước hơn 3.900 tỷ đồng Năm 2015, Tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên Tập trung hoạt động vào 3 lĩnh vGc: Vận tải biển, Khai thác cảng biển, Dịch vụ hàng hải & Logistics.

Năm 2018, Hoàn thành Cổ phần hóa và IPO đối với Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Năm 2020, Tổ chức thành công Đại hội cổ đông thành lập công ty cổ

Trang 4

phần công ty mẹ, ngày 18/8/2020 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với bộ nhận diện thương hiệu mới VIMC.

1.1.1 Giới thiệu về công ty:

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Maritime Corporation Mã Công Ty: MVN

Tên quốc tế: VIMC

Tên giao dịch: Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP Email: vnl@vinalines.com.vn

Website: http://www.vinalines.com.vn

Địa chỉ: Tòa nhà Ocean Park - Số 1 Đào Duy Anh, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội Vốn điều lệ: hơn 12.005.880.000.000 VNĐ

Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam được thành lập theo Quyết định 250/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 29/4/1995, Vinalines lúc đầu gồm 22 công ty nhà nước, 2 công ty cổ phần và 9 công ty liên doanh, sở hữu 49 tàu với tổng trọng tải là 396.696 DWT và có 18.456 lao động.

1.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, triết lí kinh doanh

Tầm nhìn

VIMC là sG lGa chọn số 1 trong cung cấp chuỗi giải pháp dịch vụ logistics trọn gói; đóng góp để đưa Việt Nam thịnh vượng từ biển.

Sứ mệnh

ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC: Đưa Việt Nam trở thành quốc gia - điểm đến quan trọng có vị trí chiến lược trên bản đồ hàng hải thế giới ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG: Mang lại những giá trị vượt trội và mở rộng cơ hội tiếp cận, giao thương toàn cầu cho khách hàng thông qua hệ sinh thái các sản phẩm về chuỗi giải pháp dịch vụ logistics trọn gói toàn cầu

ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ: Xây dGng môi trường văn hoá doanh nghiệp đậm tinh thần nhân văn, nơi mọi cá nhân được khuyến khích phát huy tối đa trí tuệ, lòng nhiệt huyết, khơi

Trang 5

gợi những tiềm năng sáng tạo và được ghi nhận, trao cơ hội hiện thGc hoá những ước mơ.

Giá trị cốt lõi

Gía trị cốt lõi là là tập hợp những quan niệm và nguyên tắc cơ bản, cần thiết, có tính lâu dài của một tổ chức, giá trị cốt lõi là những đặc điểm hay phẩm chất quan trọng được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu của tổ chức Công ty mong muốn thể hiện những giá trị cốt lõi này trong công việc hàng ngày của mình và mong muốn những giá trị cốt lõi này sẽ dẫn dắt để đạt được tầm nhìn của VIMC VIMC xây dGng, duy trì và phát huy những Giá Trị Cốt Lõi của mình như một nét văn hóa đặc sắc của VIMC.

Kỷ luật - nguyên tắc làm việc thượng tôn Là sG tuân thủ pháp luật, các quy chế, quy định, nguyên tắc làm việc, tôn trọng đạo đức nghề nghiệp và văn hóa ứng xử của tổ chức.

Tận tâm - tinh thần trách nhiệm và nhiệt huyết của đội ngũ

Là tinh thần làm việc tận tụy, mẫn cán và nhiệt huyết của mỗi CBNV, không quản ngại gian khó để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Là sG chủ động, sẵn sàng trong công việc, cam kết và quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

Sáng tạo - tư duy đổi mới, thắp lên những ý tưởng sáng tạo là tư duy đổi mới, tiến bộ, giải phóng khỏi những khuôn mẫu, không giới hạn bởi các thói quen, táo bạo trong ý tưởng, đột phá trong hành động nhằm tạo nên giá trị khác biệt trong mỗi sản phẩm dịch vụ, xây dGng lợi thế cạnh tranh bền vững cho VIMC.

Đồng lòng/đoàn kết - cùng chí hướng để kiến tạo những thành công là sG đoàn kết, hợp tác, lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng, hành động vì mục tiêu chung của tổ chức.

Liêm chính - phẩm chất, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp Là làm việc công tâm với động cơ và mục đích trong sáng, không vụ lợi cá nhân và đề cao lợi ích của tập thể.

Trang 6

Triết lí kinh doanh

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG: VIMC cung cấp trải nghiệm và giá trị vượt trội ĐỐI VỚI CỔ ĐÔNG: VIMC mang lại những lợi ích vượt mong đợi ĐỐI VỚI ĐỐI TÁC: VIMC khởi tạo những cơ hội hợp tác vượt kỳ vọng ĐỐI VỚI NỘI BỘ: Đội ngũ VIMC đáp ứng vượt yêu cầu của tổ chức.

ĐỐI VỚI XÃ HỘI: VIMC mang đến những cống hiến vượt bậc cho sG phát triển kinh tế biển đất nước.

1.1.3 Mục tiêu và hướng kinh doanh

Năm 2020 là năm VIMC chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần, đánh dấu việc hoàn thành công tác cổ phần hóa đã từng kéo dài qua những năm khó khăn và đầy thách thức VIMC hoàn tất các thủ tục để trở thành công ty đại chúng quy mô lớn và hơn 1,2 tỷ cổ phần của VIMC đã được đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán.

Bước sang mô hình hoạt động mới với kỳ vọng về một sG phát triển đột phá, nhưng năm 2020 lại là một năm không ít khó khăn, thách thức Đại dịch Covid-19 bùng phát và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế trong nước Ngành hàng hải Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề do sG gián đoạn trong chuỗi cung ứng hàng hóa Các doanh nghiệp vận tải biển và dịch vụ logistics đối mặt với việc khan hiếm nguồn hàng vận chuyển, tình hình cạnh tranh gay gắt, giá cước vận tải biển vẫn ở mức rất thấp Các doanh nghiệp cảng biển cũng phải thay đổi phương thức khai thác để ứng phó với đại dịch.

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đã đặt ra mục tiêu tổng doanh thu năm 2021 đạt khoảng 10.800 tỷ đồng, lợi nhuận hợp nhất đạt 944 tỷ đồng VIMC hiện nắm giữ cổ phần chi phối tại 19 công ty con và có vốn góp tại 15 công ty liên kết Với việc sở hữu cổ phần chi phối tại 16 doanh nghiệp cảng biển, quản lý khai thác hơn 13.000 m cầu bến (chiếm gần 25% tổng số m cầu bến quốc gia), khả năng thông quan hơn 150 triệu tấn hàng hóa (chiếm hơn 20% cả nước), VIMC đang giữ vị trí hàng đầu của ngành hàng hải Việt Nam Phấn đấu đến năm 2030, VIMC trở thành doanh nghiệp có thương hiệu trong khu vGc; có năng lGc cạnh tranh cấp độ quốc tế và tham gia chia sẻ thị trường khu vGc.

Trang 7

Cùng với đó, VIMC sẽ triển khai thGc hiện các dG án tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn 2021-2025 như: DG án Bến số 4, 5 Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng); nâng cấp và mở rộng cảng Quy Nhơn; các dG án đầu tư của Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) giai đoạn 2 và nghiên cứu đầu tư cảng Liên Chiểu Đồng thời, VIMC tiếp tục tái cơ cấu đội tàu theo hướng phát triển đội tàu vận tải container tải trọng lớn, hiện đại cùng các container đồng bộ; thanh lý các tàu biểnthế hệ cũ; đầu tư hệ thống công nghệ thông tin có tính xương sống, kết nối toàn bộ các doanh nghiệp thành viên nhằm chuyển đổi số trong mọi lĩnh vGc kinh doanh của VIMC…

Trên cơ sở đó, Ban lãnh đạo VIMC đã chủ trương xây dGng và phát triển hê thống Business Intelligence (BI) là hê thống báo cáo quản trị thông minh đang được ứng dụng tại rất nhiều công ty lớn trên thế giới và Viêt Nam, từ đó giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra hướng đi đúng đắn và cấp thiết.

Ứng dụng công nghệ được VIMC triển khai mạnh mẽ đối với hệ thống cảng biển, đặc biệt là các cảng trọng điểm Trong tương lai gần, VIMC đang hướng tới hình thành các “cảng điện tử”, sử dụng chứng từ điện tử eDO và sử dụng ePort thay cho phương án sử dụng DO giấy thông thường.

Song song với việc ứng dụng công nghệ, nâng cao hiệu quả quản trị, để duy trì bền vững hiệu quả ba mảng kinh doanh hàng hải thuộc top đầu cả nước: Cảng biển, đội tàu biển và dịch vụ hàng hải, lợi thế khác biệt mà VIMC tạo ra chính là hình thành các chuỗi cung ứng khép kín và tích cGc thúc đẩy đồng đều mọi công ty con phát triển theo hướng tân dụng tối đa các nguồn lGc

Tinh thần của VIMC là các doanh nghiệp phải phát huy mọi tiềm năng của mỗi thành viên, hợp lGc và phối hợp với các doanh nghiệp khác để đưa VIMC vươn lên vị thế dẫn đầu Mọi hoạt động phải hướng tới những điều khách hàng cần, chứ không phải làm với những gì VIMC có Chú trọng việc phát triển nguồn nhân lGc, cải tiến quy trình, rút ngắn tối đa các thủ tục trong quản trị doanh nghiệp, trước hết trong chính Công ty mẹ - Tổng công ty và đến các doanh nghiệp; tạo ra được dịch vụ ưu thế; lấy

Trang 8

công nghệ làm nền tảng cho sG phát triển của Tổng công ty khi bước vào giai đoạn phát triển mới.

Với thương hiệu mới, hình ảnh mới, là sG thay đổi tư duy và cách làm, VIMC lấy khách hàng làm trung tâm, lấy hiệu quả là thước đo giá trị doanh nghiệp, “Không chỉ là thay đổi biểu tượng” mà VIMC sẽ là “Biểu tượng của sG thay đổi” Năm 2021 sẽ là năm Sáng tạo – Hiệu quả của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

1.2 Cơ cấu tổ chức

- Mô hình quản trị: Tổng công ty đang hoạt động theo mô hình: Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm xoát và Tổng giám đốc.

- Ban lãnh đạo:

Chủ tịch Hội đồng thành viên Lê Anh Sơn

Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc

Nguyễn Cảnh Tĩnh

Thành viên Hội đồng thành viên Đỗ Tiến Đức

Thành viên Hội đồng thành viên Nguyễn Đình Chung

Thành viên Hội đồng thành viên Đỗ Hùng Dương

Phó Tổng Giám đốc Lê Quang Trung

Phó Tổng Giám đốc Bùi Việt Hoài

Phó Tổng Giám đốc Phạm Anh Tuấn

Trang 9

Mô hình tổ chức:

Trang 10

1.3 Nghành nghề kinh doanh Ngành, nghề kinh doanh chính:

- Kinh doanh vận tải đường biển, đường thủy, đường bộ, đa phương thức - Khai thác cảng biển, cảng sông;

- Kinh doanh kho, bãi, dịch vụ logistics; đại lý môi giới cung ứng dịch vụ hàng hải; cung ứng tàu biển; dịch vụ lai dắt tàu biển, tàu sông, đưa đón thuyền viên và các dịch vụ hỗ trợ hoạt động đường thủy.

Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính

- Sửa chữa phương tiện vận tải biển, sản xuất, mua bán, cho thuê phương tiện và thiết bị vận tải, bốc xếp chuyên ngành.

- Xuất khẩu lao động và cung ứng lao động hàng hải cho các tổ chức trong và ngoài

- Xuất khẩu phương tiện, thiết bị, nguyên, nhiên vật liệu chuyên ngành hàng hải, cung ứng vật tư, nhiên liệu, thGc phẩm, nước ngọt

- Ngành, nghề kinh doanh khác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.

Địa bàn kinh doanh

Trụ sở chính Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP tại tòa nhà Ocean Park, Số 1

Đào Duy Anh, phường Phương Mai, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội

Địa bàn kinh doanh chính, gồm có:

- Khu vGc Miền Bắc: Hải Phòng, Quảng Ninh

- Khu vGc Miền Trung: Nghệ Tĩnh, Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa

- Khu vGc Miền Nam: TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu

Trang 11

1.4 Các công ty con liên kết

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư, khai thác và quản lý 18 cảng biển, với 5 cảng biển chính tại 5 khu vGc kinh tế trọng điểm là Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ Các cảng biển gồm: Cảng Nha Trang, Cảng Sài gòn, Cảng Hải Phòng, Cảng Quảng Ninh, Cảng Đà Nẵng, Cảng Cam Ranh, cảng Nghệ Tĩnh, Cảng Quy Nhơn, Cảng Khuyến Lương, Cảng Cái Lân, Cảng Đoạn Xá.

Các công vận tải con hạch toán độc lập của Vinalines gồm: MARINE SUPPLY, VINASHIP, NOSCO, DONGDO MARINE, FALCON, VITRANSCHART, INLACO SAI GON, VIMADECO, CMB, VINALINES LOGISTICS VIETNAM, JSC, VOSA, VOSCO, Vinalines Shipyard, TRANSVINA, AHLERS-VINA LOGISTICS CO, LTD, VINABRIDGE LTD

Một loạt công ty con hạch toán phụ thuộc: Vinalines Representative Office in Singapore, VINALINES HẢI PHÒNG, VINALINES HCMC, VINALINES NHA TRANG, PMT - VINALINES, CANTHO PORT, CẢNG CÁI CUI, VINALINES SHIPPING COMPANY, VCSC, VINALINES CẦN THƠ, MMS, PETROL VINALINES, VMSHPG

Một loạt các công ty mà Vinalines liên doanh hoặc là cổ đông lớn: TRANPESCO, TECHSECO, TRANSCO, VATCACH PORT, VICONSHIP, INLACO HP, MITECO, MASERCO, HAIPHONG PORT TRASERCO, VINALINES LAND, VINALINES LAND VINHPHUC, CSC, INSERCO, PORTSERCO, INSECO, MARIMEX, SAIGON - HIEPPHUOC PORT, VICONSHIP SAIGON, SESCO, SAIGON PORT TRASECO, SPTS, GEMADEPT, SAFI, SHC, VW- WATERFONT, VIJACO HPG, CẢNG QUỐC TẾ SP-PSA, CAI MEP PORT, SP-SSA, VINA - STC, MSB, MARINA HANOI, PVSB.

Vinalines đầu tư ngoài ngành khá nhiều, như: Công ty cổ phần chứng khoán Thủ Đô, Công ty Cổ phần Bất động sản Vinalines, Công ty Cổ phần Bất động sản Vinalines Vĩnh Phúc, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB), CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DẦU KHÍ SAO MAI - BẾN ĐÌNH, TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO MINH, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Hàng hải tại Bến Tre.

Trang 12

1.5 Thành tru

Trong bối cảnh ngành hàng hải gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chiến tranh Nga – Ukraine kéo dài, chính sách “zero COVID” của Trung Quốc, lạm phát tăng cao…, nhưng cả hai chỉ tiêu kinh doanh quan trọng nhất của VIMC là doanh thu, lợi nhuận năm 2022 đều vượt kế hoạch đề ra.

Trong năm 2022, tổng sản lượng vận tải do đội tàu biển VIMC vận chuyển đạt 21,8 triệu tấn, sản lượng hàng thông cảng qua đạt 124 triệu tấn, doanh thu hợp nhất ước đạt 15.041 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 3.129,5 tỷ đồng (vượt 124% so kế hoạch) Trong đó, lợi nhuận khối vận tải biển năm 2022 chiếm tỷ trọng cao nhất, ước đạt 1.869 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp khối vận tải biển đã tận dụng tốt các cơ hội thị trường để đàm phán, ký kết được các hợp đồng dài hạn tránh được các biến động giá vận tải của những tháng cuối năm Tiếp tục tăng trưởng ổn định và đã phát triển thêm được 10 tuyến dịch vụ container mới về các cảng bao gồm: Cảng Hải Phòng, Cảng Đà Nẵng, Cảng Quy Nhơn, Cảng SSIT, Cảng CICT Ngoài ra, VIMC đã nghiên cứu, phát triển các tuyến vận tải mới, đã triển khai và thử nghiệm tuyến vận tải container kết nối trGc tiếp cảng Cửa Lò với Ấn Độ, Bangladesh, đưa tàu container trọng tải lớn vào cảng Cái Cui – Cần Thơ.

Trong lĩnh vGc phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển và dịch vụ logistics, VIMC đã phối hợp với hãng tàu container lớn nhất thế giới – MSC trong lĩnh vGc phát triển cơ sở hạ tầng cảng

biển và dịch vụ logistics tại Cần Giờ TP Hồ Chí Minh VIMC cũng đã tổ chức thành công chương trình làm việc của Lãnh đạo Tổng công ty, Chủ tịch hãng tàu với Thủ tướng Chính phủ, để lại ấn tượng sâu sắc với đối tác cũng như nhận được sG quan tâm, ủng hộ của Ủy Ban QLVNN và Chính phủ.

Phát biểu tại Hội nghị, Tổng giám đốc Nguyễn Cảnh Tĩnh cho biết: Để có được những kết quả đáng khích lệ trên, VIMC đã thường xuyên theo dõi, cập nhật, nghiên cứu, phân tích và dG báo thị trường vận tải biển, cảng biển và logistics trong nước và quốc tế; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các tuyến vận tải mới Khối vận tải biển kịp thời tận dụng cơ hội thị trường, đàm phán tăng giá, giành được các hợp đồng tốt nhất; kết

Trang 13

nối với các doanh nghiệp cảng biển để tăng sức cạnh tranh cũng như tạo chuỗi dịch vụ khép kín và cung cấp giải pháp tổng thể cho khách hàng…

Tuy nhiên, Tổng giám đốc VIMC cũng thừa nhận những khó khăn mà ngành vận tải biển bắt đầu phải đối mặt với nhiều nguy cơ, thách thức trong năm 2022 như chỉ số thuê tàu hàng của thị trường đi xuống; thị trường tàu container quốc tế, giá cước vận tải liên tục giảm mạnh; thị trường vận chuyển container nội địa sản lượng hàng hóa luôn ở mức thấp trong khi nguồn cung tàu tuyến nội địa gia tăng; tuổi tàu VIMC cao khó cạnh tranh hãng tàu nước ngoài.

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY THEOPHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG VÀ KẾT CẤU2.1 Phân tích tình hình tài chính tài sản của doanh nghiệp

Bảng 2.1: Thống kê chỉ tiêu tài sản và phân tích biến động trong 3 năm2020,2021,2022

Qua bảng phân tích tài sản của công ty, trong 3 năm 2020, 2021, 2022 của doanh nghiệp biến đổi như sau:

Phân tích biến động (phân tích theo chiều ngang)

Tổng tài sản trong năm 2020-2021 tăng và năm 2021-2022 tăng nhẹ Cụ thể, giai đoạn 2020-2021mức tăng 1,770,473 triệu đồng tương đương độ tăng 7,3% so với Giai đoạn 2021-2022 tăng nhẹ 693,093 nghìn đồng tương đương độ tăng nhẹ 2,64%

Nguyên nhân do sG biến đông của tiền và các khoản tương đương tiền cùng với một số tài sản như:

Trang 14

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp qua năm 2020 đến 2021 tăng 2,166,895 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 21,70 % và năm 2021 đến 2022 tăng nhẹ 681,382 nghìn đồng tương đương tốc độ tăng nhẹ 5,61 % Do:

Tiền và các khoản tương đương tiền: Có xu hưởng giảm mức tiền giảm mạnh Tiền và các khoản tương đương tiền :Có xu hướng giảm mức giảm mạnh từ giai đoạn 2020-2021 là 538,552 đồng tương đương độ giảm 29,34% và tới giai đoạn 2021-20202 mức tiền tiếp tục giảm mạnh xuống 10,315 nghìn đồng tương đương độ giảm 0,43%

Các khoản thu ngắn hạn giai đoạn 2020-2021 giảm 247,578 triệu đồng tương đương giảm 10,37% so với giai đoạn 2021-2022 tăng 318,068 triệu đồng tương đương tăng 12,07%

Hàng tồn kho: Chỉ tiêu hàng tồn kho trong giai đoạn 2020-2021 mức tiền tăng 49,268 nghìn đồng so với giai đoạn 2021-2022 tăng mạnh với mức tiền 137,592,072 triệu

Phân tích kết cấu (phân tích theo chiều dọc)

Tài sản ngắn hạn của năm 2020 chiếm tỷ trọng 40,79% trên tổng tài sản thấp nhất trong 3 năm và tỷ trọng tăng 5,57% năm 2021.Đến 2022 tỷ trọng tăng 1.34% Tỷ trong tiền và các khoản tương đương tiền từ năm 2020 đến năm 2022 không tăng trưởng quá nhiều chiếm 019% tỷ trọng.

Hàng tồn kho của doanh nghiệp có tỷ trọng thấp nhất trong tổng tài sản Năm 2020 tỷ trọng hàng tồn kho là 4,05%, năm 2021 3,73% và năm 2022 chiếm 4.61%.

Tỷ trọng tài sản dài hạn giảm nhẹ 59,21% năm 2020, 53,70% năm 2021, 52,36% năm 2022.

Nhận xét

Tiền và các khoản tương đương tiền duy trì mức ổn định qua các năm 2020,2021,2022 Doanh nghiệp chưa thu hồi được nợ, bị chiếm dụng vốn Doanh nghiệp dùng tiền để

mua hàng hoá dG trữ

Trang 15

=> Doanh nghiệp có thể gặp khó trong việc thanh toán các khoản nợ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giai đoạn 2020-2021tăng:

· Doanh nghiệp nới lỏng chính sách bán

· Cán bộ công ty chưa sát sao trong việc thu hồi công nợ => Doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn

Hàng tồn kho giai đoạn 2020-2021 mức tiền so với giai đoạn 2021-2022 mức tiềntăng · Doanh nghiệp không tích trữ hàng cho kì tới

· Lưu chuyển hàng

· Khả năng tiêu thụ và sản xuất kinh doanh tăng => Doanh nghiệp không còn tình trạng ứ đọng vốn.

2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp

Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn trong 3 năm 2020,2019,2022

Nhận xét:

Nhìn vào tỷ trong nguồn vốn của công ty ta thấy nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ dài hạn, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ trọng cao Cụ thể năm 2020, nợ ngắn hạn chiếm 62,56%, nợ dài hạn chiếm 37,44% so với nợ phải trả, vốn chủ sỡ hữu chiếm 100% Ở năm 2021, nợ ngắn hạn chiếm chiếm 65%, nợ dài hạn chiếm 35% so với nợ phải trả, vốn chủ sở hữu chiếm 100% Năm 2022, nợ ngắn hạn chiếm 64,78%, nợ dài hạn chiếm 35,22%, vốn chủ sở hữu chiếm 100%.

Nhìn vào tổng nguồn vốn ta thấy nợ phải trả ở các năm chiếm tỷ trọng cao hơn vốn chủ sở hữu, riêng năm 2022 vốn chủ sở hữu đã chiếm tỷ trọng cao hơn nợ phải trả Cụ thể, ở các năm 2020, 2021, 2022 nợ phải trả qua các năm chiếm tỷ lệ lần lượt là 61,5%, 56,41% và 47,73% so với tổng nguồn vốn.

Trong giai đoạn từ năm 2020-2021 ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng từ 38,5%/tổng nguồn vốn ở năm 2020 lên 43,59%/tổng nguồn vốn ở năm 2021 Điều

Trang 16

này cho thấy công ty đang có những chuyển biến tích cGc hơn theo hướng giảm tỷ trọng nợ phải trả và tăng tỷ trọng vốn chủ sỡ hữu.

Trong giai đoạn năm 2021-2022 ta thấy tỷ trọng vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng mạnh từ 43,59%/ tổng nguồn vốn ở năm 2021 lên 52,57%/tổng nguồn vốn ở năm 2022 Điều này cho thấy công ty đang có hoạt động kinh doanh hiệu quả.

2.3 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh hoạt động

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2020, 2021 ,2022

Nhận xét:

Doanh thu và cung cấp dịch vụ của Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam giao đoạn 2020-2021 và giai đoạn 2021-2022 có sG thay đổi đáng kể Cụ thể như sau: Doanh thu bán hàng của năm 2021 đạt trên 13,369 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm 2020 đạt được 9,983 tỷ đồng (tăng 32,91%) Trong khi doanh thu bán hàng năm 2022 đạt 14,343 tỷ đồng trong khi đó cùng kỳ năm 2021 đạt được 13.369 tỷ đồng (tiếp tục tăng 8,10%).

Điều này cho thấy giai đoạn 2020,2021 và 2022 công ty đang phát triển tốt ở mảng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Cùng với đó các khoản giảm trừ doanh thu lại tăng mạnh giai đoạn 2020-2021 lên đến 247,46% tương đương 30,4 tỷ đồng Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng đã tăng đáng kể sau sG phục hồi từ các ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tác động của thiên tai, lũ lụt gây suy thoái về kinh tế Cụ thể giai đoạn 2021-2022, các khoản trừ doanh thu đã giảm mạnh 98,39% tương đương 42 tỷ đồng

Trang 17

Lợi nhuận gộp giai đoạn 2020-2021 có chiều hướng đi lên và điều đó chứng tỏ khả năng kiếm soát chi phí tốt Cụ thể năm 2020 đạt hơn 1,632 tỷ đồng, đến năm 2021 đạt hơn 3,588 tỷ đồng Giai đoạn 2021-2022 lợi nhuận có chiều hướng tăng nhẹ Cụ thể năm 2020 đạt 3,588 tỷ đồng đến năm 2022 đạt hơn 3,976 tỷ đồng.

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020-2021 tăng mạnh 3148,56% tương đương 4,875 tỷ đồng Giai đoạn 2021-2022 tiếp tục tăng mạnh 199,77% tương đương 4,985 tỷ đồng.

Giai đoạn 2020-2021 lợi nhuận khác của công ty giảm mạnh Cụ thể năm 2020 lợi nhuận khác đạt gần 528 tỷ đồng nhưng đến năm 2021 chỉ là 307 tỷ đồng, giảm 41,9% Điều này cho thấy công ty đang mất đi một vài nguồn thu không thuộc vào hoạt động kinh doanh chính Tuy nhiên không phải khoản thu chính nưng khoản này đem lại lợi nhuận không hề nhit cho công ty và sG sụt giảm này ảnh hưởng không tố đến lợi nhuận công ty Giai đoạn 2021-2022 lợi nhuận khác của công ty lại có chiều hướng tăng nhẹ Cụ thể năm 2021 lợi nhuận khác đạt 307 tỷ đồng nhưng đến năm 2022 đã đạt 338 tỷ đồng, tăng 10,18% Cho thấy công ty đã thành công trong việc thính ứng với các tác nhân làm suy giảm nền kinh tế.

Lợi nhuận trước thuế giai đoạn 2020-2021 tăng đột biến 526,92% Cụ thể năm 2020 đạt 447 tỷ đồng nhưng đến năm 2021 đạt 2,802 tỷ đồng Giai đoạn 2021-2022 lợi nhuận trước thuế tiếp tục tăng mạnh 178,98% Cụ thể năm 2021 đạt 2,802 tỷ đồng và năm 2022 đạt 7,819 tỷ đồng Đây là dấu hiệu tốt cho sG phục hồi hậu Covid-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu.

Lợi nhuận sau thuế giai đoạn 2020-2021 tăng đột biến 930,64% Cụ thể năm 2020 lỗ 226 tỷ đồng nhưng đến năm 2021 đã đạt 1,882 tỷ đồng Giai đoạn 2021-2022 tiếp tục tăng mạnh từ 1,882 tỷ đồng lên 6,812 tỷ đồng, tương đương 261,9%.

→ Nhìn chung tình hình kinh tế gia đoạn 2020-2021 có dấu hiệu tăng trưởng mạnh sau sG phục hồi của nền kinh tế suy thoái do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tuy nhiên gian đoạn 2021-2022 có sG bão hòa nhất định của nền kinh tế,

Trang 18

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THEO PHƯƠNG PHÁPPHÂN TÍCH TỶ SỐ TÀI CHÍNH

3.1.Phân tích thông số khả năng thanh toán

Nhận xét:

Tài sản ngắn hạn: Tăng từ 2020 đến 2021 là 21.69%, và tăng thêm 5.6% từ 2021 đến 2022 SG tăng này có thể chỉ ra sG mở rộng hoạt động kinh doanh của công ty.

Nợ ngắn hạn: Tăng 2.19% từ 2020 đến 2021, nhưng giảm đột ngột 2.34% từ 2021 đến 2022 SG giảm này có thể là một dấu hiệu tích cGc, nếu công ty đã quản lý được nợ hiệu quả.

Hàng tồn kho: Tăng mạnh từ 2020 đến 2021 (12.21%) và tiếp tục tăng 90.8% từ 2021 đến 2022 Việc tăng tồn kho mạnh có thể là dấu hiệu của sG mở rộng sản xuất hoặc có thể là nguyên nhân của khả năng thanh toán chậm.

Tiền: Tăng đột biến 51.23% từ 2020 đến 2021 nhưng giảm nhỏ 0.43% từ 2021 đến 2022 SG giảm này có thể là kết quả của các hoạt động chi trả nợ hoặc đầu tư.

Khả năng thanh toán:

Trang 19

+ Khả năng thanh toán hiện thời tăng đáng kể từ 2020 đến 2022, tăng 10.46% Điều này cho thấy sG cải thiện đáng kể trong khả năng thanh toán ngay cả khi tài sản tăng lớn.

+ Khả năng thanh toán nhanh cũng có sG cải thiện đáng kể, tăng 10.23% từ 2020 đến 2022, nhưng tăng trưởng này chủ yếu từ 2021 đến 2022 (36.41%).

+ Khả năng thanh toán tức thì có sG cải thiện ít, tăng chỉ 2.48% từ 2020 đến 2022 Có thể cần chú ý đến việc quản lý tiền mặt ngắn hạn để cải thiện khả năng thanh toán ngay.

Năm 2020/2021

Công ty Hàng hải Việt Nam đã trải qua một quãng thời gian tích cGc với nhiều dấu hiệu cải thiện đáng kể về khả năng thanh toán và quản lý tài chính Tài sản ngắn hạn của công ty đã tăng 21.69%, cho thấy sG mở rộng kinh doanh hoặc tăng cường tài sản Mặc dù nợ ngắn hạn tăng nhẹ 2.19%, nhưng các chỉ số khả năng thanh toán đều có sG cải thiện đáng kể Khả năng thanh toán hiện thời tăng 10.46% và khả năng thanh toán nhanh tăng 10.23%, cho thấy sG linh hoạt và khả năng đối phó tốt với thị trường.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đối với hoạt động kinh doanh của công ty Mặc dù năm 2020 đã là một năm khó khăn với nhiều doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức của đại dịch, Công ty Hàng hải Việt Nam đã có những động thái tích cGc Chiến lược giữ tiền mặt an toàn trong thời kỳ bất ổn đã giúp công ty duy trì và thậm chí tăng mạnh lượng tiền mặt, tăng 51.23% từ 2020 đến 2021.

Hơn nữa, có thể thấy rằng công ty đã linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình để đối phó với ảnh hưởng của đại dịch SG tăng mạnh về hàng tồn kho có thể là kết quả của chiến lược đầu tư để đáp ứng nhu cầu thị trường biến động.

Mặc dù đại dịch COVID-19 đã tạo ra những thách thức, Công ty Hàng hải Việt Nam đã thể hiện sG khôn ngoan trong quản lý tài chính và đồng thời linh hoạt điều chỉnh chiến lược để thích ứng với môi trường kinh doanh khó khăn Các cải thiện về khả năng thanh toán và sG mở rộng kinh doanh trong giai đoạn này là minh chứng cho sG quản lý linh hoạt và hiệu quả của công ty.

Trang 20

Năm 2021/2022

Công ty Hàng hải Việt Nam tiếp tục ghi nhận một số biểu hiện tích cGc trong khả năng thanh toán và quản lý tài chính, nhưng đồng thời cũng xuất hiện một số thách thức cần được theo dõi Tài sản ngắn hạn của công ty tiếp tục tăng 5.6%, cho thấy sG duy trì hoặc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh Tuy nhiên, giảm 2.34% về nợ ngắn hạn là dấu hiệu tích cGc, có thể là kết quả của chi trả nợ hoặc tái cấu trúc nợ hiệu quả.

Hàng tồn kho tăng mạnh 90.8%, điều này có thể là một thách thức nếu không được quản lý chặt chẽ, có thể dẫn đến chi phí lưu trữ và chi phí vốn Tuy nhiên, cũng có thể là kết quả của chiến lược đầu tư vào sản xuất để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Tiếp tục giữ mức tiền mặt cao, tuy giảm nhỏ 0.43%, nhưng vẫn ổn định Điều này có thể là kết quả của chiến lược giữ dG trữ tiền mặt trong môi trường kinh doanh không chắc chắn, đặc biệt là sau đại dịch COVID-19.

Dù vậy, cần lưu ý rằng khả năng thanh toán tức thì chỉ tăng nhẹ 2.48%, điều này có thể đánh dấu một điểm cần chú ý trong việc quản lý nguồn lGc tài chính ngắn hạn.

Đối với tác động của đại dịch COVID-19, công ty đã thể hiện sG linh hoạt và thích ứng tốt trong việc điều chỉnh chiến lược kinh doanh Việc giữ tiền mặt và đầu tư vào hàng tồn kho có thể là một phản ánh của việc chủ động đối mặt với biến động thị trường và nhu cầu khách hàng trong bối cảnh đại dịch.

Trong năm 2021/2022 đem lại nhiều dấu hiệu tích cGc, công ty cũng phải đối mặt với những thách thức mới, đặc biệt là với sG tăng mạnh về hàng tồn kho SG ổn định trong quản lý tài chính và khả năng thích ứng với biến động thị trường chính là điểm mạnh, nhưng cần theo dõi và quản lý cẩn thận để đảm bảo sG bền vững trong dài hạn.

Trang 22

3.2 Phân tích thông số hoạt động

Trang 23

Nhận xét:

*Các thông số năm 2020/2021

Các thông số tài chính của Công Ty Hàng Hải Việt Nam cho thấy sG ảnh hưởng đáng kể từ đại dịch COVID-19 trong năm 2020 và cố gắng hồi phục trong năm 2021.

Các khoản phải thu tăng 25.68% từ 2020, cho thấy sG tăng cường trong quản lý công nợ Điều này có thể là kết quả của chiến lược điều chỉnh chính sách bán hàng để giảm tác động tiêu cGc của đại dịch.

Các khoản phải trả: Giảm 1.64% từ 2020, điều này có thể là do công ty áp dụng chiến lược tái cấu trúc nợ để giảm áp lGc tài chính trong thời kỳ khó khăn.

Trang 24

Hàng tồn kho: Tăng 12.21%, có thể là kết quả của chiến lược đối mặt với sG biến động trong chuỗi cung ứng do tác động của đại dịch, như cố gắng duy trì nguồn cung ổn định.

Doanh thu thuần: tăng mạnh 33.04%, cho thấy sG hồi phục nhanh chóng từ tác động tiêu cGc của COVID-19 Có thể do sG điều chỉnh chiến lược kinh doanh và đổi mới để đáp ứng nhu cầu thị trường mới.

Giá vốn bán hàng: tăng 15.92%, có thể là kết quả của áp lGc giá cả tăng do chi phí vận chuyển và nguyên liệu tăng cao trong bối cảnh đại dịch.

Tổng tài sản: tăng 7.25% từ 2020, chỉ ra sG mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh Điều này có thể là một phản ánh của chiến lược đầu tư để đối mặt với tình hình kinh doanh không chắc chắn.

Tài sản cố định: Giảm 6.98%, có thể là kết quả của chiến lược tái cấu trúc để tối ưu hóa cơ sở tài sản trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Tóm lại, công ty đã phải thích ứng với thách thức do đại dịch, nhưng cũng đã có những động thái tích cGc như tăng cường quản lý công nợ, điều chỉnh giải pháp tài chính, và thích ứng với thị trường mới để đảm bảo sG bền vững và phục hồi nhanh chóng.

*Các thông số năm 2021/2022

Các chỉ số tài chính của Công Ty Hàng Hải Việt Nam năm 2022 tiếp tục phản ánh sG tác động của đại dịch COVID-19, với những biểu hiện tích cGc và thách thức.

*Các khoản phải thu: Tăng 19.99% so với năm 2021, cho thấy sG cải thiện trong quản lý công nợ Điều này có thể là kết quả của chiến lược tối ưu hóa quy trình thu tiền và tăng cường quản lý khách hàng.

*Các khoản phải trả: Giảm 13.16%, cho thấy công ty tiếp tục áp dụng chiến lược quản lý nợ một cách hiệu quả để giảm áp lGc tài chính.

Ngày đăng: 25/04/2024, 18:18

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w