Tín ngưỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng theo quan sát của nhiều nhà dân tộc học thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG KHOA SƯ PHẠM VÀ XÃ HỘI NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN VĂN HÓA THẾ GIỚI
ĐỀ TÀI: TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN TRONG GIA ĐÌNH NGƯỜI VIỆT
Giảng viên hướng dẫn:Th.s Huỳnh Chi
Họ và tên sinh viên: Lê Vũ Yến Vy
Mã số sinh viên: 22082017050
Lớp: B022DL1
Châu Thành, ngày 6 tháng 3 năm 2024.
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1
5 Cấu trúc của bài tiểu luận 1
B PHẦN NỘI DUNG 3
Chương I:Những nét cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 3
1.1.Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 3
1.1.1.Nguồn gốc 3
1.1.2.Khái niệm 5
1.1.2.1 Tín ngưỡng 5
1.1.2.2 Tổ tiên 6
1.1.2.3.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 6
1.1.3 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 6
1.1.4 Bản chất 8
1.1.5.Các hình thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 9
1.1.5.1.Thờ cúng tổ tiên trong gia đình 9
1.1.5.2 Thờ cúng tổ tiên trong dòng họ 10
1.1.6.Bàn thờ gia tiên – nét đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt 11
1.1.6.1 Nguyên tắc thiết kế bàn thờ gia tiên 11
1.1.6.2.Cách bài trí 12
Chương II: Những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và cách phát huy truyền thống đó 14
2.1 Đạo hiếu trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt 14
2.2.Thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam 15
2.3 Một số giải pháp để phát huy những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên 16
2
Trang 3C KẾT LUẬN 19
3
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU:
1 Lý do chọn đề tài:
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hay Đạo Ông bà có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời ở nước ta Cơ sở hình thành tín ngưỡng này là niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu Tín ngưỡng này có mặt ở nhiều dân tộc Đông Nam Á nhưng theo quan sát của nhiều nhà dân tộc học thì nó phổ biến và phát triển hơn cả ở người Việt, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo, ngay cả những gia đình không tin thần thánh cũng đặt bàn thờ tổ tiên trong nhà.
Cùng với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các hình thức nghi lễ thờ cúng và các dạng sinh hoạt tín ngưỡng khác có liên quan cũng được phát triển và góp phần tạo nên tính
đa dạng của văn hóa Việt Nam Chính vì thế, nghiên cứu tín ngưỡng dân gian nói chung, tín ngưỡng thờ cúng tố tiên nói riêng trên tất cả các mặt biểu hiện của nó không chỉ phác họa nên đời sống tín ngưỡng mà còn bổ sung tư liệu cho việc nhận thức về bản chất và sắc thái đa dạng của đời sống tâm linh người Việt.
Từ những ý nghĩa trên, tôi chọn đề tài “Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam” với mong muốn góp phần làm sáng tỏ vấn đề liên quan đến tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên trong dòng chảy tín ngưỡng dân gian của Việt Nam Đồng thời, bổ sung thêm một số tư liệu bằng tiếng pháp liên quan đến tín ngưỡng độc đáo này.
2 Mục đích nghiên cứu:
Cung cấp cho người đọc biết về nguồn gốc,nghi lễ, ý nghĩa của tục thờ cúng tổ tiên, khẳng định nét đẹp của tục lệ này trong văn hóa truyền thống, thể hiện bản sắc dân tộc
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Tìm hiểu về phong tục thờ cúng tổ tiên trong gia đình người Việt
Việc nghiên cứu được tiến hành tại gia đình người Việt.
4 Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Thu nhập tài liệu, quan sát thực tế đời sống.
5 Cấu trúc của bài tiểu luận:
Chương I: Những nét cơ bản về tính ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
4
Trang 5Chương II: Những giá trị tích cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và cách phát huy truyền thống đó.
5
Trang 6B PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: NHỮNG NÉT CƠ BẢN VỀ TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT.
1.1.Khái quát chung về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
và vấn đề "dương danh hiển gia" được đề cao.
Nguồn gốc nhận thức của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Một trong những nguồn gốc dẫn đến việc hình thành tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên nói riêng chính là trình độ phát triển của nhận thức Người Việt xuất phát từ “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh hồn và bắt đầu từ thế giới tự nhiên xung quanh mình Vì thế những vị thần xưa nhất được nhân dân tôn sùng là các thiên thần, đặc biệt là thần cây, thần đá, thần núi, thần sông nước… Bằng cách huyền thoại hóa, các vị thần được mang khuôn mặt của con người và tâm lý của con người Việc nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ thống nhân thần Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản thân mình Với quan niệm”vạn vật hữu linh”, họ tin rằng mỗi con người đều có phần “hồn”
và xác.
Trong nhận thức dân gian, thể xác và linh hồn vừa gắn bó vừa tách biệt, chúng gắn bó khi sống và tách biệt khi chết, và linh hồn của người đã chết vẫn tiếp tục sống ở một nơi khác Linh hồn người chết vẫn có “nhu cầu” như người sống vì thế người ta chôn theo người chết những đồ tùy táng và đốt vàng mã (tiền âm phủ, những thứ hình hài đồ vật, nhà cửa, xe, ngựa ) Từ ý niệm đó ta thấy mối liên hệ giữa người sống và người chết được tiếp tục duy trì và dần trở thành một tục lệ Mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung huyết thống lại càng gắn bó khăng khít
6
Trang 7hơn Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm tưởng của con cháu Với niềm tin rằng tổ tiên, ông bà sau khi mất sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu nên con cháu tự nhận thức được trách nhiệm cả về vật chất và tinh thần đối với họ.
Nguồn gốc kinh tế - xã hội của thờ cúng tổ tiên:
Xã hội cổ truyền của người Việt có những cơ sở kinh tế xã hội nhất định cho việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Đầu tiên, đó là nền kinh tế tiểu nông
tự cung tự cấp Đây chính là môi trường thuận lợi cho sự xuất hiện tín ngưỡng đa thần Xét về phương diện kinh tế, làng xã Việt Nam gần như một đơn vị độc lập, gồm những
hộ gia đình nhỏ Hình ảnh “chồng cày vợ cấy, con trâu đi bừa” đã mang tính chất điển hình cho nền kinh tế tiểu nông của người Việt Điều này là nhân tố quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ và giữa các thế hệ, đó là sự chuyển giao kĩ thuật canh tác bằng cách truyền nghề từ thế hệ này qua thế hệ khác Mở rộng ra, các gia đình cư trú, quây quần theo họ và nhiều họ thì tập hợp thành làng Lúc này, con người tồn tại dưới danh nghĩa gia đình, và dòng họ chứ không còn dưới hình thức cá nhân đơn lẻ Nền kinh tế tiểu nông thời kì này là mảnh đất trù phú cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc cũng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã.
Hình thức tổ chức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tín ngưỡng Khi trình độ sản xuất phát triển, năng suất của con người sẽ tăng lên và dẫn tới sẽ xuất hiện tầng lớp giàu có do tích lũy được nhiều của cải, từ đó dẫn tới quyền chi phối người khác Đó là hạt giống đang từ từ nảy nở cho sự phân chia giai cấp trong xã hội Trong xã hội có giai cấp, vị trí của người đàn ông trong gia đình và ngoài xã hội ngày càng được nhấn mạnh Trong chế độ phụ quyền, địa vị của người đàn ông được đặt lên hàng đầu Người đàn ông bắt đầu giữ quyền hành quản lý gia đình, giữ vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế Họ là những người có uy quyền và được nắm giữa việc thờ cúng tổ tiên đã qua đời.
Nguồn gốc tâm lý của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Một trong những nhu cầu thiết yếu của con người là được tâm sự, gửi gắm và được giải tỏa những bức bối trong đời sống tinh thần Thờ cúng tổ tiên được hình thành trên cơ sở tâm lý tình cảm của con người, niềm tin vào sự bất tử của linh hồn tổ tiên Niềm tin ấy được hình thành và xây dựng từ tình cảm tiếc thương, và thái độ kính trọng người có công tạo dựng cuộc sống, từ đó giúp con người tạo ra hệ thống văn hóa
7
Trang 8giá trị truyền thống Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ, con người không chỉ tiếp xúc với cái hiện hữu mà còn tiếp xúc với cái vô hình, trừu tượng, mông lung, và không thể lý giải đơn giản bằng lý trí Niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn tổ tiên và linh hồn
tổ tiên có thể thấu hiểu những điều thể hiện trong lời cầu khấn được bày tỏ trước vong linh tổ tiên Do vậy, niềm tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã giúp cho người dân giải toả những căng thẳng tâm lý, xoa dịu được những nỗi đau tinh thần, làm tăng thêm nghị lực để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.
1.1.2.Khái niệm:
1.1.2.1 Tín ngưỡng:
Hiện nay, khái niệm tín ngưỡng được hiểu theo nhiều hướng khác nhau nhưng đều thống nhất rằng, tín ngưỡng là sự ngưỡng mộ, tin tưởng của con người vào các lực lượng siêu nhiên, hư ảo, có tính chất thiêng liêng huyền bí Nguyễn Đăng Duy đã viết trong “Văn hoá Việt Nam đỉnh cao Đại Việt” rằng: “Tín ngưỡng là niềm tin và sự ngưỡng mộ của con người vào lực lượng siêu nhiên, thần bí, hoặc do con người tưởng tượng ra những vị thần linh đến mức họ cho rằng những lực lượng ấy có ảnh hưởng, chi phối đời sống, số phận của con người và gây thành một nếp sống xã hội theo niềm tin thiêng liêng ấy”; hoặc tác giả Đặng Nghiêm Vạn cho rằng, “Trong tín ngưỡng phải
có yếu tố thiêng liêng liên quan đến một thế giới vô hình, đến những siêu linh, mà chính con người tưởng tượng và sáng tạo ra nó” Theo tác giả M Scott, tín ngưỡng chính là sự cảm nhận của con người về thế giới mà họ đang sống, về cuộc sống xung quanh họ và về vị trí của bản thân họ trong thế giới đó Trong đời sống thường ngày, khi đề cập đến tín ngưỡng người ta thường liên tưởng đến những hiện tượng xã hội có tính chất linh thiêng, thần bí, thể hiện niềm tin về một thế giới vô hình, về cuộc sống sau khi chết, về sự tồn tại của linh hồn người chết và sự tác động của lực lượng này đối với cuộc sống hiện tại của con người Hiện tượng này gắn liền với các phong tục, tập quán, thói quen, truyền thống của một cộng đồng người hay một dân tộc, nó phản ánh nếp sống, cung cách ứng xử của con người cũng như phản ánh lịch sử phát triển văn hoá của cộng đồng dân tộc đó Dưới cái nhìn của các nhà nghiên cứu thì tín ngưỡng là một hiện tượng tâm lý -xã hội biểu hiện niềm tin của một cộng đồng người nhất định về thế giới vô hình, về lực lượng siêu nhiên và năng lực chi phối của lực lượng này đối với cuộc sống của con người thông qua hệ thống lễ nghi thờ cúng Quá
8
Trang 9trình hình thành và phát triển tín ngưỡng gắn liền với lịch sử phát triển của cộng đồng nên nó phản ánh cuộc sống thực tế của cộng đồng người đó.
1.1.2.2 Tổ tiên:
Theo quan niệm của nhiều người, “Tổ tiên” là những người đã qua đời trong một dòng họ Với tác giả Trần Đăng Sinh thì: “Tổ tiên là khái niệm dùng để chỉ những người có cùng huyết thống nhưng đã mất như cụ, kị, ông bà, cha mẹ… những người đã
có công sinh thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến đời sống vật chất và tinh thần tới thế hệ con cháu” Trong quá trình phát triển của lịch sử, khái niệm tổ tiên cũng có
sự biến đổi Nó không còn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyết thống gia đình, họ tộc… mà
đã mở rộng ra phạm vi cộng đồng, và xã hội Sự hình thành và phát triển của các quốc gia, dân tộc thường gắn liền với tên tuổi của những người có công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống của cộng đồng Họ là những anh hùng, danh nhân mà khi còn sống được tôn sùng, kính nể, khi mất được tưởng nhớ, thờ phụng trong các không gian tôn giáo Ở Việt Nam, họ là những tổ sư, tổ nghề, thành hoàng làng, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa…
1.1.2.3.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Nghĩa hẹp: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là việc con cháu, các thế hệ sau thờ cúng
tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người có cùng huyết thống đã mất để tưởng nhớ công sinh thành, nuôi dưỡng Nghĩa rộng: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ thờ cúng
tổ tiên cùng huyết thống trong gia đình, dòng tộc, mà còn mở rộng ra thờ cả tổ tiên của làng xã (thành hoàng làng, tổ nghề…), đất nước (Vua Hùng….): tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ thờ những người có công sinh thành và nuôi dưỡng đã khuất, những người có cùng huyết thống, mà còn thờ cả những người
có công với cộng đồng, làng xã, đất nước.
1.1.3 Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên:
Thứ nhất, việc thờ phụng tổ tiên là để thể hiện lòng tri ân đối với công ơn của tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất Con cháu bày tỏ lòng thành kính và biết ơn đối với các thế hệ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu nên người Người con hiếu thảo phải biết công ơn sinh thành, nuôi dưỡng của cha mẹ, từ đó tỏ lòng hiếu thuận với cha
mẹ, ông bà, tổ tiên Người xưa thường dạy: con người phải sống có cội nguồn, có tổ
9
Trang 10tiên thì mới có các thế hệ ngày nay Con cháu không nhớ đến công ơn tổ tiên, chính là quên mất nguồn gốc bao đời của mình Câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”; “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là biểu hiện chính xác cho tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Thứ hai, việc thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa vô cùng thiết thực, sâu sắc, giúp ông bà, cha mẹ giáo dục con cháu lòng biết ơn tổ tiên, dòng họ của mình Khuyến khích con cháu học tập theo tấm gương đạo đức, tinh thần lao động cần cù, chịu khó của các thế
hệ đi trước; họ đã vượt qua bao khó khăn, gian khổ, mới mang lại cuộc sống độc lập,
tự do cho thế hệ con cháu ngày nay Đồng thời, con cháu cần biết chọn lọc, khắc phục những thiếu sót của thế hệ đi trước, tiếp tục phát huy những điều tốt đẹp để xây dựng gia đình, đất nước ngày một phát triển
Thứ ba, thờ cúng tổ tiên tổ tiên là một cơ hội tốt để phát triển mối quan hệ anh chị em, họ hàng cùng dòng họ, cùng huyết thống Việc thờ cúng tổ tiên không chỉ gắn
bó không chỉ các thành viên của gia đình nhỏ (cha mẹ, con cái) mà còn củng cố mối quan hệ họ hàng, dòng họ, cùng chung một Tổ tiên Những ngày giỗ, ngày tết là những dịp để tập hợp đầy đủ họ hàng, thân thích gần xa Họ gặp mặt nhau, trước là để cúng bái tổ tiên, sau là để chuyện trò, hỏi thăm, chia sẻ vui buồn, khó khăn, tìm cách giúp
đỡ nhau Mối quan hệ họ hàng, dòng họ đến nay vẫn được duy trì, củng cố từ phong tục thờ cúng Tổ tiên Phong tục vẫn đang được thực hiện ở nhiều gia đình Việt Nam và cách hoạt động ngày càng nề nếp hơn Tháng 3 Tảo mộ, họ hàng chú, bác, cô, dì cùng nhau đi thắp hương, sửa sang mồ mả người thân đã khuất ở nghĩa trang làng hay dòng
họ, nghĩa trang thành phố… Hiện nay, hàng năm cứ ngày Tết Nguyên Đán, anh em, con cháu cùng dòng họ ở thành phố, đô thị lại tập hợp nhau về quê hương, thắp hương
ở nhà thờ Tổ và đi tảo mộ… dần dần thành truyền thống tốt đẹp trong nét văn hóa của người dân Việt Con cháu họp nhau nhắc đến công ơn tổ tiên và từ đó đã nảy sinh nhu cầu tìm hiểu về dòng dõi nhiều đời đã qua để biên soạn thành gia phả dòng họ Thứ tư, thờ cúng tổ tiên, ông bà cha mẹ đã khuất, con cháu không chỉ cảm phục công lao sinh thành, dưỡng dục của họ mà điều quan trọng là cần làm rạng danh dòng
họ hơn nữa trong thời đại ngày nay Chúng ta từ những việc làm hữu ích cho xã hội, cách ăn ở có nghĩa, có tình với mọi người, làm tốt công việc chuyên môn hàng ngày, đóng góp cho sự phát triển và củng cố nền độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, góp phần làm rạng rỡ thêm dòng họ ông cha ta Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là dịp để nhắc nhở con cháu noi gương những thế hệ đã khuất
10
Trang 11và làm tốt hơn nữa công việc họ đã làm, như câu ca dao: “Con hơn cha là nhà có phúc” Con hơn cha không phải là có tài sản, tiền bạc giàu có hơn mà ở đạo đức, nhân cách con người, cư xử nhân nghĩa, làm ăn chính đáng, quan tâm giúp đỡ anh em họ hàng, người nghèo trong xã hội
Thứ năm, những ngày giỗ tết của gia đình không phải chỉ tổ chức mâm cao, cỗ đầy là được mà điều quan trọng là cái tâm, là việc làm chính đáng hàng ngày của con cháu các thế hệ hiện nay Trọng tâm trong việc báo hiếu ông bà cha mẹ đã khuất, chính
là phải biết nối tiếp truyền thống sống đứng đắn của họ: ứng xử theo đạo lý làm người, hoàn thành trách nhiệm được giao phó, làm tốt nghĩa vụ người con trong gia đình, người công dân của đất nước Việt Nam
Thứ sáu, ý nghĩa tích cực, lâu dài của phong tục thờ cúng tổ tiên chính là chúng
ta cần hướng về tương lai, mà không phải chỉ là quay về quá khứ để luyến tiếc, ca ngợi công lao ông bà, cha mẹ đã khuất Điều quan trọng của việc cúng bái tổ tiên là chúng
ta cần suy nghĩ về cuộc sống của bản thân: có tư cách đạo đức tốt hơn, cố gắng làm tròn trách nhiệm được giao phó Đây cũng là một dịp để giáo dục con cái biết phát huy
và làm rạng rỡ thêm công đức, việc làm tốt đẹp của tổ tiên, ông cha các thế hệ đã qua.
Đó chính là ý nghĩa tốt đẹp, tích cực, lâu dài của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, một nét đẹp của văn hóa Việt Nam mà chúng ta cần giữ gìn phát huy
1.1.4 Bản chất:
Thờ cùng tổ tiên là sự phản ánh liên tục của thời gian, là cầu nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai Con cháu thành kính, tôn thờ tổ tiên là tỏ lòng biết ơn tổ tiên Ý thức về tổ tiên là ý thức về cội nguồn Sự sống là một chuỗi nối tiếp, chết không phải
là dấu chấm hết, chết chỉ là sự bắt đầu của một chu kì mới.
Nội dung tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) Trong tín ngưỡng này, đạo lý là nội dung nổi trội Một trong những đạo lí đó là đạo lí “uống nước nhớ nguồn” Một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc sinh thành lúc
họ đã chết cũng như khi còn sống; mặt khác, nó cũng thể hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với tổ tiên Con cháu nhớ về tổ tiên, ông bà cha mẹ đã sinh thành gây dựng nên cuộc đời cho mình cả về thể xác, linh hồn, và khả năng kinh tế.
Đó là sự thiêng liêng tỏ lòng thành kính dâng lễ cúng tế vong hồn ông bà tổ tiên.
11