1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - văn hóa du lịch - đề tài - văn hóa huế

18 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Văn Hóa Huế
Chuyên ngành Văn Hóa Du Lịch
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 128 KB

Nội dung

Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa Huế như sau: Văn hóa Huế là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người xứ Huế tiếp nhận, chọn lọc và sáng tạo

Trang 1

BÀI LÀM: VĂN HÓA HUẾ

Câu 1: Anh (chị) hãy nêu và phân tích các đặc điểm của văn hóa Huế.

Huế cũng như mỗi vùng, miền khác trên đất nước ta đều có những sắc thái văn hóa địa phương độc đáo Cùng với Thăng Long, Huế là kinh đô của nước Việt trong nhiều thế kỷ Nói đến Huế, không chỉ là Huế trong phạm vi hành chính hiện nay, mà Huế là cả địa bàn Châu Hóa xưa, nay là tỉnh Thừa Thiên Huế, từ Mỹ Chánh đến Lăng Cô, từ núi đồi Trương Sơn đến đầm phá ra biển Đông Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm tiêu biểu của văn hóa Huế như sau: Văn hóa Huế là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người xứ Huế tiếp nhận, chọn lọc và sáng tạo nên trong suốt diễn trình lịch sử hình thành và phát triển vùng đất này, với các giá trị biểu trưng phân biệt với các văn hoá khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Văn hóa Huế là một nền văn hóa đa nguồn (multisources), hình thành trên cơ sở của một nền văn hóa cận/ngoại biên, có sự giao thoa, giao lưu, tiếp nhận, chọn lọc các yếu

tố bản địa lẫn bên ngoài để hình thành và phát triển.

* Thừa Thiên Huế là nơi tiếp nhận sự giao lưu văn hóa từ hai đầu đất nước với các yếu tố bản địa (đa nguồn):

- Thời tiền sơ sử là nơi giao thoa giữa văn hóa Ðông Sơn và văn hóa Sa Huỳnh

- Thế kỷ XIV - XV là nơi giao thoa giữa văn hóa Ðại Việt (do các dòng di dân từ Bắc vào) với văn hóa Champa và văn hóa bản địa của các tộc người thiểu số

- Thế kỷ XVI - XVIII tiếp tục tiếp nhận các tinh hoa văn hóa Thăng Long, văn hóa có cả văn hóa xứ Thanh, xứ Nghệ, xứ Quảng ; các văn hóa ngoại lai của Trung Hoa, Nhật Bản, phương Tây (Bồ Đào Nha, Hà Lan)

- Thế kỷ XIX - đầu XX tiếp tục tiếp nhận tinh hoa văn hóa Nam Trung Bộ; văn hóa Nam Bộ; văn hóa Pháp…

* Nét độc đáo của Huế là từ một vùng ngoại biên của Đại Việt và của cả Champa, nhưng đến giữa thế kỷ XVII thì vùng đất này vươn lên thành trung tâm của 1 xứ, sao đó là cả một quốc gia Vì thế mà văn hóa Huế vừa có cái tinh tế của chốn kinh kỳ; vừa bảo lưu cái thô ráp của một vùng biên ải xưa

Trang 2

- Thời kỳ còn là đất của bộ Việt Thường, thuộc Văn Lang, vùng đất này là biên giới phía Nam của Đại Việt (ngoại biên)

- Thời kỳ là châu Ô, châu Lý của Champa, vùng đất này là biên giới phía Bắc của Champa (cũng là ngoại biên)

- Từ 1306 đến 1472 (cuộc Nam chinh của Lê Thánh Tông vào tận Phú Yên), thì vùng đất này là biên giới của 2 nền văn hóa: phía nam đèo Hải Vân là vùng đất của văn hóa Champa mang bản sắc của nền văn minh phía nam Thái Bình Dương mà trung tâm là Ấn Độ; phía bắc đèo Hải Vân là vùng đất của văn hóa Đại Việt bắt nguồn từ nền văn minh phía Trung Hoa Châu Hóa nằm ở giữa 2 nền văn minh này nên có sự giao thoa và tiếp biến văn hóa là tất yếu

* Văn hóa Huế giữ lại các yếu tố Việt cổ nhiều hơn các vùng khác

* Vùng văn hóa Huế tuy cách xa Thăng Long hơn các vùng văn hóa xứ Thanh, xứ Nghệ nhưng lại tiếp nhận nhiều vốn liếng tinh hoa của văn hóa kinh kỳ của đất Thăng Long nhiều hơn

Vì Huế là kinh đô nên thu hút về đây những tinh hoa của kinh kỳ Thăng Long Ngoài ra, rất nhiều thợ giỏi của Bắc Hà bị trưng dụng về Huế làm việc trong các tượng cục nên họ đem các tinh hoa của nghề nghiệp vào Huế, đem cả lối sống của họ vào Huế

Văn hóa Huế chịu sự chi phối chặt chẽ của các hệ sinh thái bản địa trong quá trình hình thành và phát triển.

Năm 1994, GS Trần Quốc Vượng cho rằng môi trường sinh thái Huế gồm 3 hệ: Núi đồi

-Cồn bãi (bàu) - Ðầm phá (Sông Hương, số 5/1994),

Năm 2003, GS Trần Quốc Vượng lại chia môi trường sinh thái Huế, theo chiều Ðông

-Tây gồm 4 hệ: Núi rừng - Ðồi gò - Ðầm phá (nước lợ và nước mặn) - Cửa sông, cửa biển (cảng

thị) và theo chiều Bắc - Nam là các tiểu vùng/tiểu quốc (Mandala) được chia cách/tiếp nối bởi

các đèo (Huế xưa và nay, số 57(5-6)2003).

- Theo tôi, môi trường sinh thái Huế có 5 hệ: Hệ sinh thái ven biển - Hệ sinh thái đầm phá

- Hệ sinh thái nông nghiệp - Hệ sinh thái vườn - Hệ sinh thái lâm nghiệp vùng núi Các hệ sinh

thái này đã tác động sâu sắc đến văn hóa Huế.

- Môi trường sinh thái đa dạng, nên hình thành nhiều cộng đồng dân cư có tập quán kinh tế,

xã hội, văn hóa khác nhau: cộng đồng ngư dân, cộng đông dân thủy diện (vừa nông, vừa ngư), cộng đồng thuần nông, cộng đồng vừa làm nông, vừa làm nghề thủ công truyền thống, cộng đồng dân sống bằng kinh tế nương rẫy, lấy săn bắt hái lượm làm chính

Trang 3

Xem xét hệ thống thần linh và Thành Hoàng các làng ở Thừa Thiên Huế mới thấy hết sự đa dạng trong đời sống lịch sử, văn hóa ở Thừa Thiên Huế Hệ thống thần linh vùng Huế bao gồm những thần linh vốn hiện diện phổ biến và lâu đời trong đời sống văn hóa Việt như: Táo Quân, Thổ Công, Thổ Ðịa, Thổ Kỳ, Thành Hoàng, Liễu Hạnh Công chúa, Tứ Pháp (mây, mưa, sấm, chớp) Thủy thần, Sơn thần, Nam Hải Ngọc Lân (cá voi) ; các nhân thần là những vị có công với làng với nước như: Ðức Thánh Trần, Phi Vận Tướng Quân Nguyễn Phục, Thục An Dương Vương, các vị Tiền Khai Canh, Hậu Khai Khẩn ở các làng xã Người Huế còn thờ các vị thần mang từ nước ngoài vào hay vay mượn của các dân tộc khác, trong đó, đặc biệt là các vị thần gốc Champa như: Thiên Y A Na, Kỳ Thạch Phu Nhân, Ngạn Thượng Chúa Ông, Bà Chúa Lá,

Mộ Nỗ, Dương Phu Nhân (bà Yang) và các vị thần Trung Hoa như: Quan Thánh Ðế Quân, Cửu Thiên Huyền Nữ, Ngũ Vị Long Vương, Tứ Vị Thánh Nương, Long Cung Quảng Vận…

Hệ thống thần linh này phản ánh rằng thành phần cư dân Thừa Thiên Huế gồm nhiều cộng đồng dân cư khác nhau, có điều kiện sống khác nhau Vì thế thần linh họ thờ cúng cũng khác nhau Dân miền biển sống bằng ngư nghiệp, nương nhờ biển cả nên thờ Nam Hải Ngư Ông, thờ Thai Dương Phu Nhân; có lễ hội cầu ngư “tam niên đáo lệ” Dân miệt ruộng, sống nhờ cây lúa

nên thờ thần Mưa, thờ Xã Tắc, hàng năm tổ chức xuân tế, thu tế như lễ hội làng Chuồn Dân

thủy diện lênh đênh trên mặt nước nên thờ mẫu Thoãi (Thủy thần), mẫu Thiên Y A Na, hàng năm tụ hội về điện Hòn Chén để lên đồng, hầu bóng các mẫu Dân sơn tràng thì thờ Sơn thần, Ngạn Thượng Chúa Ông (ông Thượng Ngàn), thờ Ông Ba Mươi (ông Hổ) Dân làm nghề in tranh khắc gỗ ở làng Sình, vừa phải lên rừng kiếm cây vang, cây hòe về làm màu, vừa phải xuống biển mò con sò, con ngao về làm bột điệp, hồ lên giấy vẽ, nên trong hội vật làng Sình tổ chức ngày 10 tháng Giêng hàng năm, vừa có nghi lễ cầu Sơn (thần) phù hộ cho chân cứng đá mềm, vừa có lễ nghi cầu (mẫu) Thoãi/Thủy ban cho sóng yên gió lặng Có khi trong một làng,

do kiếm sống bằng những ngành nghề khác nhau nên người ta kết hợp thờ nhiều vị thần linh khác nhau trong cùng một ngôi đình làng cũng khác nhau Ðây là những nét kỳ thú trong văn hóa Huế

- Thừa Thiên Huế có địa hình phong phú, hội tụ đủ núi, sông, đầm, biển Vì thế, môi trường

và địa hình đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo kinh đô Huế và phân bố

hệ thống di tích lịch sử văn hóa Huế Các di tích ở Thừa Thiên Huế đều gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên dù bị chi phối bởi thuật phong thủy Ở đây, tôi thử xem xét khía cạnh đó đối với các di tích Champa và các di tích do triều Nguyễn xây dựng:

Trước hết, với các di tích Champa, GS Trần Quốc Vượng, trong các bài giảng, bài viết công bố trong khoảng một thập kỷ nay, đã nhiều lần nhắc đến “quy tắc 3 điểm” khi nghiên cứu các di tích Champa ở miền Trung Việt Nam Theo ông, các di tích Champa thường tọa lạc trong

một sinh cảnh có một dòng sông làm trục chính Phía thượng lưu là thánh địa - trung tâm tôn giáo; ở giữa là thành trì - trị sở hành chính, chính trị; nơi hạ lưu sát biển là cảng thị - trung tâm

Trang 4

kinh tế Lý thuyết này phù hợp với phần lớn các di tích Champa ở miền Trung, Tuy nhiên, ở Thừa Thiên Huế, vì điều kiện địa hình và môi trường, mà có chút thay đổi Do sông Hương hợp lưu với sông Bồ ở ngã ba Sình trước khi chảy ra cửa biển Thuận An, nên hệ thống di tích

Champa nằm trong lưu vực hai dòng sông này có đến 02 thánh địa: Hòn Chén (nguồn Hương

Giang) và Liễu Cốc (nguồn Bồ Giang), 02 thành trì: Thành Lồi (nguồn Hương Giang) và thành Hóa Châu (nguồn Bồ Giang), nhưng chỉ có 01 cảng thị là cửa Thuận An Ðiều này nói lên rằng chính môi trường và địa hình đặc biệt của Thừa Thiên Huế đã ảnh hưởng đến việc hình thành nên hệ thống các di tích Champa ở Thừa Thiên Huế

Ðối với các di tích thời Nguyễn, sự tác động của môi trường sinh thái - nhân văn thể hiện rất rõ trong việc áp dụng thuật phong thủy vào việc kiến tạo các công trình kiến trúc cố đô Huế, cũng như phân định vị trí tọa lạc của các loại hình di tích trên những địa bàn nhất định

Chẳng hạn, khi vua Gia Long (1802 - 1820) cho kiến tạo Kinh Thành Huế, ông đã có sự kết hợp giữa ba yếu tố:

+ Sự kế thừa những truyền thống của lịch sử dân tộc và những thành quả của họ Nguyễn trên đất Thuận Hóa

+ Việc vận dụng tư tưởng phương Ðông, đặc biệt là Dịch lý và thuật phong thủy trong việc kiến trúc

+ Sự ứng dụng những tri thức khoa học về địa lý - sinh thái - nhân văn trên địa bàn cụ thể của Huế xưa

Trong đó, yếu tố thứ hai và thứ ba là những yếu tố chịu sự tác động của môi trường sinh

thái - nhân văn Kinh Thành Huế dựa vào phong thủy để chọn tiền án (núi Ngự), minh

đường (sông Hương), tả thanh long (Cồn Hến), hữu bạch hổ (cồn Dã Viên) Cả 4 yếu tố này đều

do thiên tạo Nếu không hội đủ 4 yếu tố ấy, hẳn nhà vua phải chọn một nơi khác để xây dựng Kinh Thành và diện mạo của kinh đô Huế, trong trường hợp đó sẽ không như ngày nay

Mặt khác, nếu không căn cứ vào điều kiện địa hình mà theo thuyết hoàng đế ngự ở trung

tâm thì Hoàng Thành Huế sẽ không nằm ở vị trí như hiện nay, là một nơi cao ráo, cấu trúc điạ

chất ổn định, mà sẽ ở vào chính giữa khu vực Kinh Thành, tức là nơi hồ Tịnh Tâm ngày nay, vốn là một nơi thấp trũng, địa tầng thiếu ổn định

Xét ở một khía cạnh khác, quần thể di tích cố đô Huế được phân thành hai khu vực rõ

rệt: khu vực thành quách cung điện, nằm ở tả ngạn sông Hương, phía đông kinh đô, trong khi khu vực lăng tẩm thuộc hữu ngạn sông Hương, phía tây nam kinh đô Tại sao có sự phân bố như thế? Thuật phong thủy đòi hỏi mỗi khu lăng mộ phải hội đủ tiền án, hậu chẩm, sơn triều,

Trang 5

thủy tụ Trong khi đó, Dịch lý yêu cầu cung điện nơi vua ở, phải thuộc về phía đông kinh đô,

còn lăng tẩm, nơi các vua yên nghĩ phải thuộc về phía tây kinh đô Cả hai yêu cầu này nếu không có một địa hình thuận tiện, sẵn có, như địa hình ở Huế, hẳn các vua nhà Nguyễn đã phải nhọc công tìm kiếm một vùng đất khác để xây dựng đền đài lăng tẩm và lịch sử, văn hóa Huế đã khác với hiện hữu

Như thế, có thể thấy rằng môi trường sinh thái đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên diện mạo kinh đô Huế, cũng như tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế, lịch sử

và văn hóa của các cộng đồng cư dân Thừa Thiên Huế

Văn hóa Huế là sự hợp nhất giữa hai cơ tầng: văn hóa cung đình và văn hóa dân gian Trong đó, văn hóa cung đình chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Tống Nho còn văn hóa dân gian bị chi phối bởi tư tưởng Phật giáo và một số tín ngưỡng địa phương.

- Hai cơ tầng văn hóa này mang các sắc thái riêng nhưng không hoàn toàn khu biệt mà có

sự tương tác lẫn nhau trong quá trình hình thành và phát triển

- Huế trong một thời gian dài là trung tâm cai trị của chế độ phong kiến, nhưng lễ giáo Nho học không đến nỗi nặng nề lắm Nho giáo ảnh hưởng đến tầng lớp trên, còn người dân chủ yếu

bị ảnh hưởng bởi Phật giáo

Năm 1802, vua Gia Long lập ra triều Nguyễn, định đô ở Phú Xuân, Huế trở thành kinh đô của cả nước thống nhất từ Đồng Văn đến Cà Mau Di sản kiến trúc hiện nay chủ yếu được xây dựng từ thời Gia Long trở đi

Ở chốn thần kinh, tinh hoa văn hóa được dịp hội tụ và phát triển, dòng văn hóa cung đình -bác học xuất hiện với những di sản tinh thần quý giá về các lĩnh vực thơ ca, âm nhạc, kiến trúc, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang trí

Trong khi đó, không xa kinh thành Huế, vẫn là các làng quê với lối sống làng quê của mình Các làng An Hòa, Vĩ Da sát nạc Kinh thành vẫn là các làng chủ yếu sinh sống bằng kinh tế nông nghiệp Ngoài nghề nông làm ruộng, nhiều làng có thêm nghề làm vườn với những loại cây trái đặc sản: quýt Hương Cần, nhãn lồng Kim Long, thanh trà Nguyệt Biều, chè Tuần

Văn hóa Làng của những làng quê Huế phản ánh quan phong tục, tập quá của cư dân làm ruộng, làm vườn và nghề thủ công Riêng trong lĩnh vực tín ngưỡng dân gian, hằng năm đều đặn diễn ra những lễ hội, cúng tế ở các làng Ngoài ra còn có những lễ hội mang tính truyền của làng hoặc lễ hội của những làng nghề: Làng Sình mở hội vật vào ngày 10 tháng Giêng Âm lịch, làng Thai Dương có hội Cầu Ngư vào ngày 12 tháng Giêng Âm lịch, làng Hiền Lương có lễ cúng tổ nghề rèn vào 18/12 v.v

Trong làng có đình, nơi thờ cúng chư thần, cử hành tế lễ và hội họp của làng Trong làng lại

Trang 6

có chùa Hầu hết các làng ở Huế đều có chùa Trong chùa gian chính thờ các vị Phật, còn ở án hậu thờ ngài khai canh các họ của làng Với số lượng trên 150 ngôi chùa lớn, nhỏ, Phật giáo đã

và đang có một vai trò quan trọng trong văn hóa dân gian Huế Có người cho rằng Huế còn là kinh đô của Phật giáo, ở Huế đã hình thành dòng văn hóa chùa, tiêu biểu cho bản sắc của văn hóa Huế

Sự dung hợp giữa các dòng văn hóa trên đã làm giàu cho văn hóa Huế Theo thời gian, chúng

bổ sung và nâng cao cho nhau, làm nên cái bản sắc, "cái hồn" của văn hóa Huế

Văn hóa Huế là một bộ phận hợp thành của văn hóa Việt Nam Văn hóa Huế không đối lập với văn hóa dân tộc hay văn hóa vùng của các địa phương khác.

- Huế là một phần của quốc gia Việt Nam; người Huế là một bộ phận của dân tộc Việt Nam Vì thế, nên văn hóa do người Huế tạo ra phải là một bộ phận hợp thành của văn hóa Việt Nam

- Bản thân người Huế là người từ nhiều vùng miền khác đến, qua một quá trình tụ cư, sinh sống và thích nghi với môi trường mới, hình thành nên cộng đồng người Huế Cộng đồng này vẫn mang trong mình gốc gác xưa của mình Vì thế, văn hóa do cộng đồng này tạo ra không thể đối lập với văn hóa gốc của họ Đó chỉ là một quá trình chắc lọc, tích luỹ, tiếp nhận và tổng hợp

để tạo thành một nền văn hóa mới, thích nghi với hoàn cảnh và vị thế mới Vì thế văn hóa Huế không đối lập với văn hóa vùng của các địa phương khác

Câu 2: Anh (chị) hãy giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu của văn hóa Huế trong kiến trúc cung đình, kiến trúc dân gian và nghệ thuật tạo hình.

Kiến trúc ở Huế rất phong phú, đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là quần thể kiến trúc dưới triều các vua Nguyễn Mỗi công trình kiến trúc là một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh, đặc sắc, độc đáo, thể hiện một phần những yếu tố triết lý, tâm linh và giá trị thẩm mỹ riêng biệt đã góp phần làm cho Huế trở thành

"bài thơ đô thị tuyệt tác"

- Kiến trúc cung đình Huế được định hình và mang phong cách bản sắc Huế từ khi Huế là

Kinh đô của VN thời triều Nguyễn Là một trung tâm chính trị - văn hóa - kinh tế của cả nước suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX, Kinh đô Huế có những công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ

vĩ nhất đất nước, nay còn tồn tại với mật độ dồi dào

Ngọ môn và Lầu Ngũ phụng

Truyền thống dân tộc xuất phát từ dịch lý và thuật phong thủy của Trung Hoa cổ đại, nguyên lý

Trang 7

kiến trúc truyền thống VN và kiến trúc Kinh đô Huế tất yếu phải hài hoà với thiên nhiên và con người Ngoài thuyết Ngũ hành kết hợp thuyết Âm dương, Tam tài, quy luật phát triển của vạn vật về bố cục của đồ án quy hoạch kinh đô Huế dựa trên cơ sở nghiên cứu định hình theo thuật Phong thủy và Dịch lý của các nhà Phong thủy Phương Đông cho những công trình kiến trúc kể

cả âm phần dương cơ

Khi xây dựng hệ thống thành quách và cung điện, các nhà kiến trúc dưới sự chỉ đạo của nhà vua

đã bố trí trục chính của công trình theo vị thế toa càn hướng tốn, tức là chạy hướng Tây Bắc-Đông Nam Yếu tố Ngũ hành quan trọng trong bố cục mặt bằng của kiến trúc cung thành tương ứng với ngũ phương Ngôn ngữ của kiến trúc là định vị các công trình trong không gian sao cho hài hòa với thiên nhiên Như Điện Thái Hòa là trung tâm của Kinh thành, chung quanh là Thanh Long (Đông), Bạch Hổ (Tây), Chu Tước (Nam), Huyền Vũ (Bắc)

Hướng Kinh thành phải quay mặt về phía Nam vì Kinh dịch viết "Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ" nghĩa là bậc đế vương xoay mặt về hướng Nam để nghe (cai trị) thiên hạ

Hữu Vu trong Hoàng thành

Kiến trúc cung đình Huế đã tiếp thu và kế thừa kiến trúc truyền thống Lý, Trần, Lê là tất yếu để chống sự đồng hoá và cũng chống sự lạc hậu nên đồng thời tiếp thu tinh hoa của mỹ thuật Trung Hoa nhưng đã được VN hóa một cách có ý thức dân tộc của các nghệ nhân từ các miền Nam Bắc quy tụ về xây dựng Kinh đô, kể cả những người thợ gốc Minh Hương Trung Quốc và Chămpạ Đặc biệt đã được hiện đại hóa kỹ thuật của những công trình sư người Pháp phục vụ dưới thời Gia Long, theo phương châm cơ bản tiếp thu có chọn lọc những kiến trúc thích nghi với tâm hồn người Việt và Việt hóa dần để phù hợp với tâm lý bản địa đem lại những đặc trưng bản sắc kiến trúc Huế

Kiến trúc cung đình Huế

Về kiến trúc quy hoạch đồ án xây dựng kinh đô Huế, vua Gia Long là một nhà chính trị, quân

sự, đồng thời là một người có sáng tạo trong quy hoạch đô thị Đồ án được thai nghén trong tâm thức nhà vua từ trước khi đăng quang Việc thi công được thực hiện kể từ năm 1802 Kinh đô Huế xây dựng bởi ba lớp thành bao bọc là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành

Hoàng thành

Toàn cảnh Hoàng thành Thành gần hình vuông, mỗi cạnh 606m Trong đồ án hơi lệch về phía Nam của Kinh thành, có một cửa chính Ngọ Môn (Nam), Hòa Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông) và Chương Đức (Tây) Theo trục dũng đạo, từ cửa Ngọ Môn vào điện Thái Hoà là nơi thiết đại triều và tiếp sứ thần, có nhiều cầu, hồ liên tục và những phương môn bằng đồng nguy nga tráng

Trang 8

lệ Khu vực thờ cúng tổ tiên có: Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu, Thế miếu, điện Phụng Tiên, Cửu đỉnh, các cung Diên Thọ (các bà mẹ vua ở), cung Trường Sanh (các bà nội vua ở), các kho tàng, vườn Thượng Uyển Ngọ Môn và Hiển Lâm các là hai công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo tuyệt mỹ của kiến trúc truyền thống Huế

Tử Cấm thành

Thái Bình Lâu trong Tử Cấm thành Toàn bộ cung điện, lầu gác, đình tạ xây dựng để phục vụ sinh hoạt của nhà vua và gia tộc Đại cung môn gồm có: điện Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, Tam Cung lục viện, Tả vu, Hữu vu, điện Văn Minh, Võ Hiển, Thái Bình lâu, Duyệt Thị đường, Thái Y viện, v.v Ngoài Kinh thành còn có: Phu Văn lâu, đàn Nam Giao, Văn Thánh, chùa Linh Mụ, điện Hòn Chén, Hổ Quyền Đây là những di tích lịch sử và cảnh quan đẹp của đất Thần kinh

Giá trị thẩm mỹ của những công trình kiến trúc tiêu biểu

Ngọ Môn

Là cổng chính của Đại nội, xây dựng 1833, thời vua Minh Mạng Ngọ Môn được xây dựng trên mặt bằng hình chữ U và hệ thống Ngũ Phụng lâu chia thành 9 bộ mái lớn nhỏ, cao thấp, nhấp nhô trông rất đẹp mắt để tránh sự nặng nề của công trình kiến trúc hình khối tương đối đồ sộ Hệ thống nền đài xây dựng bằng vật liệu cứng (đá thanh, gạch, đồng) nhưng nhờ tạo dáng mềm mại,

bố trí hài hoà, trau chuốt khéo léo nên trông rất nhẹ nhàng (hình: Toàn cảnh Ngọ Môn) Các lối

đi trổ xuyên thâu nền đài thành như đường hầm dài Tổng thể Ngọ Môn đồ sộ nguy nga, hùng tráng, nhìn xa như một lâu đài tráng lệ phản ánh trình độ cao của các công trình sư, kiến trúc sư thời Minh Mạng Ngọ Môn là một công trình kiến trúc tiêu biểu, xuất sắc của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc cổ VN nói chung

Điện Thái Hòa

Trong Đại nội, cung điện quan trọng nhất là điện Thái Hoà Điện nằm ở điểm trung tâm trong quy hoạch tổng thể mặt bằng hệ thống các công trình kiến trúc cung đình kinh đô Huế Nơi đây đặt ngai vàng, biểu tượng thiêng liêng của chế độ quân chủ Về phong cách kiểu thức, kiến trúc

ở Kinh đô Huế khác hẳn những triều đại trước thuộc văn hoá Thăng Long Điện Thái Hoà cũng như nhiều điện khác trong Đại nội được thiết kế theo kiểu thức nhà kép, gọi là trùng thiềm điệp

ốc (mái chồng lên nhau, nhà nối liền nhà), nhà trước và nhà sau của điện nằm trên một mặt nền

và nối liền nhau bằng một hệ thống vì kèo thứ ba, một hệ thống trần nằm cong nên thường gọi là trần vỏ cua hay thừa lưu Điện Thái Hoà là một ngôi điện lớn, uy nghi tráng lệ nhất trong quần thể kiến trúc cung đình xưa còn tồn tại ở Huế, nó mang chủ đề tư tưởng của kiến trúc Kinh đô Huế và chế độ quân chủ nhà Nguyễn Đây là một công trình kiến trúc có thể xem là chuẩn mực

Trang 9

về cấu trúc phong cách như những cung điện miếu thờ của kiến trúc cung điện triều Nguyễn theo kiểu trùng thiềm điệp ốc

Hiển Lâm Các

Là một công trình kiến trúc độc đáo cao ba tầng bằng gỗ duy nhất, trông rất kỳ vĩ trang nghiêm,

có 12 mái, 4 cột chính chạy suốt chiều cao khoảng 13m , diện tích mặt bằng rộng 300m2 Trên nền các tầng thu nhỏ dần, tạo thành cấu trúc khối đơn giản, đẹp và duyên dáng nhưng có vẻ tôn nghiêm Chức năng chính được xem như đài tưởng niệm để ghi nhớ công lao của các vua nhà Nguyễn được thờ ở Thế miếu Hệ thống kết cấu con sơn là một kiểu thức của kiến trúc cổ VN nhưng đã có sự phát triển mới Trang trí nội thất cũng như ngoại thất rất tinh tế, đẹp hài hòa với không gian thiên nhiên tươi đẹp, những cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm Hiển Lâm các có giá trị về kỹ thuật lẫn thẩm mỹ tạo hình

Lăng tẩm các vua nhà Nguyễn

Là những kỳ quan được thiết kế xây dựng rất kỳ công trong những không gian hoành tráng hùng

vĩ, hài hòa với cảnh quan thiên nhiên một cách tuyệt vời, bố cục tạo hình gợi cảm tiết điệu, có giá trị thẩm mỹ cao Tuỳ thuộc tư tưởng cá tính của mỗi vị vua, các lăng phản ánh tâm linh quan niệm vĩnh cữu và huyền bí phương Đông Theo quan niệm phương Đông khi lên ngôi, các vị vua đều nghĩ đến việc xây dựng lăng tẩm, nơi an nghỉ cuối cùng "tức vị trị quan" đấy là nguyên tắc của các vị đế vương

Lăng Gia Long

Đồ án công trình bố cục theo chiều ngang trải rộng mênh mông, không có đình tạ và thành Tổng thể điện Minh Thành bao gồm tẩm điện, sân chầu, tượng đá voi ngựa, quan chầu, bia Thánh Đức thần công Bao quanh cảnh núi đồi hùng vĩ giống như một vòng thành thiên nhiên, với núi Thiên Thọ gồm 42 ngọn đồi Khu mộ hợp táng vua và hoàng hậu là sự độc đáo của công trình lăng ở phương Đông Cảnh quan thiên nhiên hoà quyện với kiến trúc Con người làm chủ được thiên nhiên trong sự hài hòa có tính chất chiều sâu tâm linh nội tại Một chuyên gia UNESCO đã nhận xét rằng, lăng Gia Long ở giữa một khu vườn thiên nhiên bao la gợi nên ấn tượng hoành tráng và thanh thoát

Lăng Minh Mạng

Lăng Minh Mạng, với đồ án chữ Minh của mặt bằng hồ cùng những công trình kiến trúc theo trật tự thẳng trục thần đạo, có tính chất uy nghiêm hùng vĩ, đã phản ảnh tư tưởng trung ương tập quyền của vị hoàng đế này Lăng Minh Mạng được coi là một trong những công trình lăng tẩm đạt đỉnh cao của sự hài hoà đối xứng và bất đối xứng của trật tự nghiêm ngặt tạo sự hoành tráng

Trang 10

uy nghi, đặc biệt tẩm (khu mộ khối hình tròn thành cao tượng trưng cho mặt trời, biểu tượng thiên thể)

Lăng Thiệu Trị

Là sự thay đổi không gian qua biến thể cấu trúc kết hợp giữa đồ án hoành của lăng Gia Long và trục đứng đạo đến khu mộ của lăng Minh Mạng để tạo ra bố cục mới đặt cụm kiến trúc sân chầu, nhà bia, bửu thành song song viện chính và vẫn giữ vẻ uy nghi, quy mô hoà hợp với cảnh quan thiên nhiên

Lăng Tự Đức

Tuy có sự kế thừa nhưng đã phá vỡ không gian tạo hình, không giống những lăng các vị tiên đế

Đồ án uyển chuyển nhịp nhàng, tạo nhịp điệu đầy chất thơ hoà quyện trong không gian thiên nhiên đầy thông, hồ nước chãy quanh, đặc biệt điểm tô thêm nhà thuỷ tạ duyên dáng soi bóng trên mặt hồ sen, một nhà bia với tấm văn bia đồ sộ biểu lộ tâm trạng bi quan của nhà vuạ Lăng phản ánh tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn của một vị vua thi sĩ đã có nhiều trước tác về thơ văn

có giá trị văn học

- Kiến trúc dân gian (đình làng, chùa quán, nhà ở dân gian…) : Huế xưa nay vốn nổi tiếng

với nghệ thuật kiến trúc cảnh quan mang đậm tính chất phong thủy Trong các yếu tố của nghệ thuật kiến trúc truyền thống Huế, bình phong và non bộ đương nhiên là những yếu tố không thể thiếu

Nhà ở: Bố cục bên trong của ngôi nhà được phân chia bằng những cột và vách ngăn nhẹ, 3 gian chính dùng để tiếp khách và ở của gia đình vào ban ngày Những gian này được hoàn thiện cẩn thận một cách đặc biệt như một nơi trang trọng nhất Đồ đạc ở đây không nhiều : bàn, ghế, phản (hay giường), bàn thờ Căn phòng rộng và thông thoáng tốt ở gian giữa thường có bàn thờ tổ tiên, đôi lúc làm cho ngôi nhà gần giống với một phần công trình tôn giáo Để thêm phần trang trọng và ấm cúng họ trang trí làm đẹp nhà bằng tác phẩm nghệ thuật dân gian dọc theo các cột hay xà nhà Những tranh này nhiều khi có chu đề như 4 mùa, bộ sưu tầm động vật hoặc đôi khi chỉ là những câu đối, câu thơ

Ngoài ra để làm giảm bớt tính cứng nhắc của các cấu kiện gỗ, đôi khi người ta tạo ra những đường cong, những hình chạm trổ trên các cấu kiện đó Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm, chịu ảnh hưởng eủa gió mùa, nên nhiệt độ chênh lệch trong năm không lớn lắm Song, ở vùng có gió Lào dao động nhiệt trong ngày lên đến ll°c Gió nóng, khô vận tốc gió 6-8m/s ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, trong thời điểm có gió Lào người ta thường đóng kín các cửa sổ Nhà được định hướng mở về phía Nam hay Tây Nam Tường, đầu hồi xây kín thường hướng về phía đối đầu với hướng gió nóng Mặt đứng hướng Tây và Tây Nam dược bảo vệ bằng các hàng cây

Ngày đăng: 12/05/2024, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w