1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - địa lý du lịch - đề tài - Tiểu Vùng Trung Tâm Bắc Bộ

72 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Vùng Trung Tâm Bắc Bộ
Trường học Đại Học Tôn Đức Thắng
Chuyên ngành Địa Lý Du Lịch
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 9,63 MB

Nội dung

Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải.- Tiểu vùng trung tâm có các dạng địa hình đặc biệt nh

Trang 1

ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

ĐỊA

LÝ DU LỊCH TIỂU

Trang 2

Trong các sắc thái phong phú và đa dạng của văn hóa Việt Nam; đồng bằng Bắc Bộ nói chung , tiểu vùng du lịch trung tâm nói riêng là một vùng văn hóa độc đáo và đặc sắc.” Nằm trong vùng văn hóa lưu vực sông Hồng; sông Thái Bình; sông Mã – một vùng văn hoá lúa nước nổi tiếng của Việt Nam, châu thổ được bù đắp phù sa màu mỡ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình đã tạo nên vựa lúa nổi tiếng ở Việt Nam Bên cạnh đó , còn là cái nôi hình thành nên dân tộc và nền văn hóa Việt

Thiên nhiên ở vùng này thật phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm, Có những cánh rừng bạt ngàn với những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh nổi tiếng, đặc biệt phong phú về số lượng loài thực, động vật

Đây là vùng có tiềm năng rất phong phú và đa dạng và có sức hấp dẫn rất đối với khách du lịch trong và ngoài nước Có khả năng đáp ứng các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các loại đối tượng khác nhau và có khả năng tiếp nhận số lượng lớn khách du lịch Trong số các di tích Việt Nam thì vùng này chiếm hơn 90% về số lượng Số lượng các danh hiệu thế giới do UNESCO xếp hạng cũng đứng đầu

với quần thể danh thắng Tràng An, Hoàng thành Thăng Long, Bia tiến sĩ Văn Miếu Thăng Long, ca trù, dân ca quan họ , khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông Hồng …

I.Khái quát về tiểu vùng du lịch :

Trang 3

Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 28 tỉnh thuộc vùng Đông Bắc, Tây Bắc, Đồng Bằng sông Hồng và 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh Gồm 5 tiểu vùng du lịch.

Tiểu vùng trung tâm nằm trong tâm điểm của con đường giao lưu quốc tế theo hai trụcchính: Tây – Đông và Bắc – Nam Vị trí này khiến cho nơi đây trở thành vị trí tiền đề

để tiến tới các vùng khác trong nước và trong khu vực Đông Nam Á; là mục tiêu xâm lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ Đông Nam Á Nhưng cũng chính vị trí địa lí này tạo điều kiện cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại

1 Các tỉnh thành tiểu vùng du lịch trung tâm :

-Tiểu vùng trung tâm (13 tỉnh ) gồm Hà Nội và các tỉnh phụ cận : Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình, Hòa Bình, Phú Thọ, Nam Định,

Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa

Vị trí địa lý:

 Phía Bắc và tây bắc là Trung du và miền núi Bắc Bộ (Việt Nam )

 Phía Tây và tây nam là tiểu vùng Tây Bắc và Lào

 Phía Nam là Bắc Trung Bộ

 Phía Đông và Đông Nam là Vịnh Bắc Bộ và Biển Đông

Trang 4

2 Điều kiện tự nhiên :

2.1 Địa hình

 Đây là tiểu vùng du lịch chủ yếu nằm trải dài trên đồng bằng sông Hồng Vềđịa hình, Tiểu vùng Trung Tâm là địa hình núi xem kẽ đồng bằng hoặc thunglũng; thấp và bằng phẳng; dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam; từ độ cao 10– 15m giảm dần đến độ cao mặt biển Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng; địahình cao thấp không đều; tại vùng có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng như GiaLương (Bắc Ninh); có núi Thiên Thai nhưng vẫn là vùng trũng như Hà Nam;Nam Định; là vùng thấp nhưng vẫn có núi như Chương Sơn; núi Đọi…

 Trong đồng bằng sông Hồng có nhiều ô trũng tự nhiên, điển hình là ô trũng HàNam Ninh, ô trũng Hải Hưng và ô trũng Nho Quan,….có những ảnh hưởngnhất định đến sự phân bố làng và nền nông nghiệp kèm theo Ngoài ra còn córất nhiều đầm lầy Trầm tích và phù sa do các sông vận chuyển ra khỏi lòngsông mỗi mùa lũ đã không lấp được các ô trũng và đầm lầy này do chúng quá

xa sông hoặc do bị đê điều nhân tạo ngăn cản Việc các sông đổi dòng cũng tạo

ra nhưng đầm lầy và ao hồ

 Tiểu vùng trung tâm còn có dạng địa hình karst ( núi đá vôi ) có ý nghĩa lớn ,

là món quà vô cùng kỳ diệu mà tạo hóa đã ban tặng cho Vịnh Bắc Bộ với vùngnúi đá vôi từ Hòa Bình – Thanh Hóa, nằm xen kẽ các vùng đồng bằng bao

gồm các núi đá vôi còn sót lại rải rác và xen kẽ các cánh đồng như phía Tây

của Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình Có những hang động bí hiểm lạ mắt: HươngSơn (Hà Nội), động Vân Trình, Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)

2.2 Nguồn Nước :

Tiểu vùng trung tâm có một hệ thống sông ngòi khá dày; khoảng 0;5 – 1;0km/km2

gồm các dòng sông lớn như sông Hồng; sông Thái Bình; sông Mã cùng các mươngmáng tưới tiêu dày đặc,có tiềm năng rất lớn về cung cấp nước làm thủy lợi, là đườnggiao thông và nguồn thủy sản, đồng thời cũng có thể khai thác để sử dụng vào mụcđích du lịch

Trang 5

Do ảnh hưởng của khí hậu gió mùa với hai mùa khô và mưa thủy chế của các dòngsông; nhất là sông Hồng cũng có hai mùa rõ rệt: Mùa cạn dòng chảy nhỏ; nước trong

và mùa lũ dòng chảy lớn; nước đục

Ngoài khơi; thủy triều cũng theo chế độ nhật triều; mỗi ngày có một lần nước lên vàmột lần nước xuống Chính yếu tố nước tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canhtác; cư trú; tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt cộng đồng của cư dân trong khu vực; tạonên nền văn minh lúa nước; vừa có cái chung của văn minh khu vực; vừa có cái riêngđộc đáo của mình

- Nguồn nước được khai thác phục vụ nhu cầu du lịch như :

- Các dòng sông, mặt nước còn được sử dụng trong các kỳ lễ hội và tổ chức các môn thể thao nước ( bơi, đua thuyền,…) hoặc còn sử dụng để hát quan họ, múarối,…

- Ngoài ra còn có nước ngầm, nước nóng, nước khoáng khoáng theo các mạch suối tự nhiên nhằm giải khát và chữa bệnh: Kênh Gà (Ninh Bình), Kim Bôi (Hòa Bình),.,

- ở vùng này còn có nhiều hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo có giá trị khai thác

và thu hút khách cao như : Hồ Tây (Hà Nội ),Núi Cốc(Thái Nguyên )

2.3 Khí hậu

- Khí hậu vùng Bắc Bộ nói chung , tiểu Vùng trung tâm nói riêng thật độc đáo;khác hẳn với các vùng khác tiểu vùng trung tâm mang nét đặc trưng nhất nhấtcủa khí hậu miền Bắc Việt Nam : đó chính là khí hậu nhiệu đới ẩm gió mùa,

Trang 6

Mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều nhưng mùa đông phi nhiệt đới lạnh và khô, làmcho cơ cấu cây trồng đa dạng.

- Đây là vùng duy nhất ở Việt Nam có một mùa đông thực sự với ba tháng có nhiệt độ trung bình dưới 18oC; do đó mà có dạng khí hậu bốn mùa với mỗi mùa tương đối rõ nét khiến cho vùng này cấy được vụ lúa ít hơn các vùng khác:

+Mùa xuân ( tháng1-3) có mưa phùn , thời tiết khá đẹp thuận lợi cho việc pháttriển du lịch và tổ chức các lễ hội thu hút khách du lịch

+Mùa hạ ( tháng 4-7) mưa lớn thời tiết nóng phát triển các hoạt động du lịchnhư tắm biển, du lịch trên núi…

+Mùa thu ( tháng 8-10) thời tiết mát mẻ, dễ chịu nhất trong năm cho việc dulịch

+Mùa đông (tháng 10- 12) , khí hậu khắc nghiệt , nhiệt độ thấp khô hanh pháttriển du lịch trên núi

- Khí hậu vùng trung tâm cũng thường phải hứng chịu nhiều tác động xấu củathời tiết, trung bình hàng năm có từ 6 đến 10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới gây

ra lũ lụt, đe dọa trực tiếp đến cuộc sống và ngành nông nghiệp của toàn địaphương trong vùng

2.4 Bờ biển:

- Tài nguyên biển: bờ biển tương đối ngắn ,kéo dài khoảng 200 km, có những

bờ biển đẹp như Đồng Châu thuộc tỉnh Thái Bình Hải Thịnh, Quất Lâm thuộctỉnh Nam Định

- Trong đó nổi bật nhất là biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) , một trong những bãbiển đẹp và là đô thị du lịch vui chơi giải trí cao cấp

- Biển Thanh Hóa thuộc Vịnh Bắc Bộ, có nhiều tài nguyên hải sản, khoáng sản Bờbiển Thanh Hoá dài 102 km trải qua 6 huyện: Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Sầm

Sơn, Quảng Xương và Tĩnh Gia Ngoài biển Thanh Hóa còn có các đảo nổi, đảo chìm

như Hòn Nẹ, Hòn Mê và bán đảo Nghi Sơn Hiện du lịch biển, đảo hiện đang chiếmkhoảng 70% hoạt động của ngành du lịch xứ Thanh , hứa hẹn trong tương lai về tiềm

Trang 7

năng phát triển biển đảo và các loại hình du lịch đa dạng tổng hợp , trở thành khu dulịch hang đầu Việt Nam

2.5 Đất đai :

- Đất đai tiểu vùng trung tâm tương đối đa dạng , trong đó chiếm chủ yếu70% là đất phù sa màu mỡ, có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp( Đấtnông nghiệp chiếm khoảng hơn 50% diện tích vùng )

- Ven biển các vùng Nam Định , Ninh Bình , Thanh Hóa là đất ngập mặn vàphèn

- đất feralit cũng chiếm diện tích không đáng kể nằm chủ yếu ở các vùng VĩnhPhúc ,vườn Quốc Gia Cúc Phương, Ba Vì ,…

- Ngoài ra ,còn có đất lấy thụt , đất xám trên phù sa cổ cũng chiếm 1 diện tíchnhỏ nằm rải rác ở các vùng Vĩnh Phúc , Hà Nội,…

Trang 8

3 Điều kiện nhân văn

- Trung tâm du lịch Hà Nội và các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng là nơi dân

cư đông đúc nhất cả nước nên có lợi thế: có nguồn lao động dồi dào, nhiều kinhnghiệm và truyền thống trong sản xuất, chất lượng lao động cao Tạo ra thịtrường có sức mua lớn Nhưng mặt khác đã gây ra những tác động tiêu cựckhông nhỏ Khi dân số đông mà kinh tế chậm phát triển thì sẽ hạn chế trongviệc thất nghiệp, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần đến mỗi người dân laođộng Đồng thời các nhu cầu phúc lợi xã hội cũng bị hạn hẹp theo Ngoài ra, ởnhững nơi tập trung đông dân cư sinh sống dễ dẫn đến tình trạng môi trường bịgia tăng tác động, gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, suy giảm các nguồn tàinguyên tự nhiên ở khu vực

Có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất trong cả nước

- Đời sống dân cư còn nhiều khó khăn do cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm vàdân số quá đông, mặc dù có sự đầu tư nhiều của Nhà nước và nước ngoài

- Có lịch sử khai phá lâu đời, là nơi tập trung nhiều di tích, lễ hội, làng nghềtruyền thống… với trung tâm kinh tế – xã hội là Hà Nội

Trang 9

trường lao động, tính cộng đồng và truyền thống văn hoá dân tộc Một nơi có truyềnthống lâu đời về thâm canh lúa nước, có những trung tâm công nghiệp và hệ thống đôthị phát triển là điều kiện rất thuận lợi cho công cuộc phát triển các ngành nghề laođộng sản xuất từ phổ thông đến hiện đại, mang đến sự thuận lợi cho công cuộc định

cư lâu dài của con người

Ngành công nghiệp:

Ngành công nghiệp ở tiểu vùng trung tâm hình thành sớm nhất Việt Nam và phát triểnmạnh trong thời kỳ đất nước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

 Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở thành phố: Hà Nội

 Các ngành công nghiệp trọng điểm của tiểu vùng trung tâm là: công nghiệp chếbiến lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng

và công nghiệp cơ khí

 Sản phẩm công nghiệp quan trọng của vùng là máy công cụ, động cơ điện,phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng như: vải, đồ sứ dândụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh…

 Đặc biệt ,trải rộng trên diện tích 3500km2, trải dài từ Hà Nội đến Thái Bình rồi

ra đến bờ biển Đông đang tồn tại hàng chục vỉa than lớn nhỏ có tổng trữ lượngvào khoảng 210 tỷ tấn (theo dự đoán qua số liệu khảo sát vào những năm 70của thế kỷ trước) Các vỉa than này có chiều dày từ 2 đến 3m, có nơi tới 20m

Là những vỉa than có độ ổn định địa chất và chất lượng rất tốt

Trang 10

 (hình ảnh : cơ cấu các loại hình kinh tế của Đồng Bằng Sông Hồng làm trựcquan cho tiểu vùng trung tâm)

 NÔNG NGHIỆP

 Nằm trong vùng văn hóa lưu vực sông Hồng; sông Thái Bình; sông Mã – mộtvùng văn hoá lúa nước nổi tiếng của Việt Nam, Tiểu vùng trung tâm nằm trongvùng có vựa lúa lớn nhất cả nước

 Trồng trọt: cây lúa là cây lương thực được trồng chính ở Đồng bằng sôngHồng Ngoài ra còn có một số cây ưa lạnh như các cây ngô đồng, khoai tây, suhào, bắp cải, cà chua và trồng hoa xen canh Vụ đông đang trở thành vụ sảnxuất chính ở một số địa phương Những nông sản nhiệt đới quý giá, đạt tiêu

Trang 11

chuẩn cao: Gạo tám thơm, Nếp cái, nhãn Hưng Yên, vải Thanh Hà, ổi Bo TháiBình.

 Chăn nuôi: Chăn nuôi heo là chủ yếu, chăn nuôi gia cầm, nuôi trồng thủy sảnđang phát triển

 Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước gồm các mặthàng truyền thống như mây, tre, đan, sơn mài, gốm sứ, thêu, chạm khắc, cácsản phẩm từ cói….thỏa mãn nhu cầu du khách và xuất khẩu

 DỊCH VỤ

 Có nhiều khu du lịch, địa danh hấp dẫn như: chùa Hương, Sầm Sơn… Dịch vụbưu chính viễn thông phát triển mạnh Hoạt động dịch vụ sôi động

Tiểu vùng trung tâm là vùng tiên phong đột phá chiến lược:

 Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

 Ưu tiên phát triển công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin

Trang 12

 Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, làm động lực đểphát triển kinh tế – xã hội của vùng Kết hợp chặt chẽ đầu tư kết cấu hạ tầngthủy lợi với giao thông, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư nông thôn

Tuy nhiên, tiểu vùng trung tâm vẫn là một khu vực thiếu nguyên liệu phục vụ cho cácngành công nghiệp đang phát triển và luôn phải nhập từ các vùng khác Một số lượngkhông nhỏ tài nguyên đang bị suy thoái do khai thác quá mức Do nằm trong vùng khíhậu nhiệt đới và gió mùa nên nền kinh tế vùng nói chung cũng phải chịu ảnh hưởng từcác rủi ro do thiên tai gây nên

3.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng

So với các vùng khác trên cả nước, tiểu vùng trung tâm đã có cơ sở hạ tầng phục vụ

du lịch tương đối phát triển

Hệ thống đường giao thông tương đối tốt với các trục đường chính từ thủ đô Hà Nộitỏa đi khắp nơi trong vùng Từ Hà Nội đi các tỉnh miền núi phía Bắc có các QL 1,2,3;lên Tây Bắc có Quốc lộ 6; ra biển có Quốc lộ 5, vào các tỉnh phía Nam có Quốc lộ 1.Các trục đường sắt chính cũng hầu như chạy song song với các trục đường bộ, bảođảm khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn Tất cả các điểm du lịch có ýnghĩa quốc gia đều có thể đi lại bằng các phương tiện giao thông khác nhau

Một số tuyến du lịch có thể sử dụng các phương tiện liên vận đường sắt, đường thủy,đường hàng không, bảo đảm cho khách du lịch có thể đi một đường về bằng mộtđường khác

Tiểu vùng trung tâm có thuận lợi lớn có nhiều sân bay lớn để đưa đón khách du lịchnước ngoài Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã được xây dựng hiện đại, quy mô, cóthể vận chuyển 2-3 triệu lượt khách/năm

Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn như,nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, thủyđiện Hòa Bình , Những năm gần đây sản lượng điện được tăng lên không ngừng vàchất lượng điện cung cấp cũng tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới điện rộng

Trang 13

khắp đã đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vu cho các ngành và các địa phươngtrong vùng, trong đó có hoạt động du lịch

Tiểu vùng trung tâm có điều kiện và khả năng giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ dulịch, trên cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên mặt và mạchnước ngầm

Xây dựng các trạm viễn thông và lắp đặt các phương tiện thông tin hiện đại do cácnước giúp đỡ Trên cơ bản đã đảm bảo được thông tin liên lạc trong nước và quốc tếthuận tiện nhanh chóng và kịp thời, đáp ứng ngày một tốt hơn mọi yêu cầu của hoạtđộng du lịch.’

Hệ thống nhà hàng phong phú phục vụ tối đa nhu cầu của du khách về ăn uống cũngnhư tìm hiểu về văn hóa ẩm thực

Với nguồn lương thực thực phẩm dồi dào và đa dạng, đội ngũ lao động phục vụ lànhnghề đã sáng tạo ra nhiều món ăn ngon

Không chỉ có hệ thống nhà hàng khách sạn, đến Hà Nội du khách còn thích thú vớinhững món ăn ngon, bổ, rẻ và nét văn hóa ẩm thực độc đáo ở đây

II Tài nguyên du lịch của tiểu vùng trung tâm :

1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

a) Tài nguyên đồi núi:

Trang 14

- Tiểu vùng trung tâm nằm trong vùng đồng bằng song Hồng , với địa hình thấp , bằng phẳng Nhìn chung địa hình thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

- Tiểu vùng trung tâm có các dạng địa hình đặc biệt như dạng địa hình karst ( núi đá vôi ) có ý nghĩa lớn đối với du lịch:

+Địa hình Karst Hang động : Người Xưa (Ninh Bình ) , động Hương Tích (Hà Nội),khu hang động Tam Cốc –Bích Động ,…

+Địa hình karst nằm xen kẽ ở vùng đồng bằng gồm : phía tây Hà Nội , Hà Nam , Ninh Bình ,Thanh Hóa , Quảng Bình ,…

+ kiểu địa hình karst núi gồm: núi đá vôi Hòa Bình,Thanh Hóa

Có thể phát triển loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu , du lịch đi bộ ,… giao thông vận tải phát triển là tiền đề để hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát triển

b) Tài nguyên biển, đảo:

- Tiểu vùng trung tâm có bờ biển dài khoảng 200km , với một số bãi biển đẹp, ít đảo, phát triển du lịch biển đảo tập trung chủ yếu ở Thanh Hóa với bãi biển Sầm Sơn

Biển Hải Tiến

- Bãi biển Sầm Sơn : một trong những bãi biển đẹp nhất Việt Nam và luôn là bãi biển đông khách nhất miền Bắc, Viêt Nam

Trang 15

Biển Sầm Sơn

Từ những thập niên trước đây, đã có nhiều biệt thự nghỉ mát đã được xây cất cạnh bờ biển Vua Bảo Đại cũng có biệt thự riêng Có khá nhiều cảnh đẹp như ở hòn Trống Mái, đền Độc Cước, đền Cô Tiên, chùa Khải Nam v.v

Đền Cô Tiên

Đền Độc Cước

Trang 16

Hòn Trống Mái

c)Vườn quốc gia:

Nhìn chung thảm động thực vật của tiểu vùng trung tâm không nhiều Trừ các vùng ven, ví dụ như vườn quốc gia Cúc Phương , vườn quốc gia được thành lập đầu tiên tại Việt Nam , nơi bảo tồn và lưu giữ được 1 kho sưu tập đặc sắc về thế giới động thực vật điển hình của thiên nhiên nhiệt đới ẩm giómùa

Với đặc trưng là rừng mưa nhiệt đới, xanh quanh năm, Cúc Phương có quần hệ động thực vật vô cùng phong phú và đa dạng Theo số liệu điều tra gần đây Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 loài câylàm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của ViệtNam Về động vật, Cúc Phương có 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 117 loài thú (trong đó có loài voọc đen mong trắng

là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương Với hơn 300 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy Cúc Phương từ lâu đã trở thành điểm lý tưởng đối với các nhà xem chim.)

Trang 17

-Tiểu vùng trung tâm có những vườn quốc gia có giá trị thu hút khách và khả năng khai thác: Ba Vì(Hà Nội),Bến En(Thanh Hóa) –Khu vực Tràng An-Tam Cốc-Bích Động -Cúc Phương là một trong những vùng tập trung tài nguyên thiên nhiên với mật độ cao và có ý nghĩa với hoạt động du lịch của tiểu vùng trung tâm.

- Các khu dự trữ sinh quyển tại tiểu vùng trung tâm có khả năng khai thác thuận lợi và thu hút khách như : Ba Vì,Bái Tử Long,Bến En , Cúc Phương,

-Khu vực Tràng An-Tam Cốc-Bích Động được mệnh danh là Vịnh Hạ Longtrên cạn với núi, sông , hồ ,hang đặc sắc , cũng là một trong những thắng cảnh được đánh giá thu hút khách cao và khả năng khai thác tìm năng của Tiểu Vùng trung tâm

-Với sự đang dạng về động thực vật thì Vườn Quốc Gia Cúc Phương đã và đang là nơi phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu của các nhà chuyên môn

- Ngoài ra tiểu vùng này còn có nhiều rừng ngập mặn

2 Tài nguyên du lịch nhân văn.

a) Di tích văn hóa – lịch sử:

Tiểu vùng trung tâm là nơi có số lượng di tích văn hóa - lịch sử lớn nhất, trong đó có nhiều di tích có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du lịch Trong đó phải kể đến 2 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận năm 2009 là ca Trù ( di sản cần bảo

Trang 18

Riêng ở Tiểu vùng trung tâm ( gồm Hà Nội và phụ cận ) 13 tình thành phố, tập trung nhiều di tích văn hóa lịch sử nhất trong vùng du lịch Bắc Bộ ( Chiếm khoảng 80% ) Nhiều di tích nổi tiếng không chỉ ở trong và ngoài nước được du khách ngưỡng mộ, thường xuyên viếng thăm như Văn Miếu – Quốc Tự Giám, thành Cổ Loa, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Đền Hùng,… Những di tích này là dấu ấn quan trọng trong quá trình lịch sử lâu đời của nước ta qua các thời đại Không chỉ có gí trị về lịch sử mà còn

có giá trị nghệ thuật, kiến trúc cao như chùa Một Cột, chùa Tây Phương ( Hà Nội ), tháp Phổ Minh ( Nam Định ), chùa Dâu ( Bắc Ninh ), chùa Keo ( Thái Bình ), thành phố Nhà Hồ ( Thanh Hóa ),… Chúng thể hiện sâu sắc tư tưởng triết học phương Đông

và bàn tay lao động tài hoa của người dân đất Việt tạo dựng

Tuy nhiên, hiện nay ở nhiều địa phương trong vùng một số di tích đã bị xuống cấp nghiêm trọng, một số di tích khác được trùng tu nhưng lại không đảm bảo đúng

nguyên trạng làm ảnh hưởng đến tâm lý của khách du lịch

mơ thấy được Phật bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt vua lên toà Khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với bày tôi và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm toà sen của Phật bà Quan Âm đặt trên cột như đã thấy trong mộng và cho các nhà sư đi vòng quanh tụng kinh cầu kéo dài sự phù hộ, vì thế chùa mang tên Diên Hựu ( phúc lành dài lâu)

CHÙA DÂU

Chùa Dâu, còn có tên là Diên Ứng (延應寺), Pháp Vân (法雲寺), hay Cổ Châu, là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội khoảng 30 km Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật giáo Việt Nam Chùa còn

Trang 19

được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên ứng

tự Đây là ngôi chùa được coi là có lịch sử hình thành sớm nhất Việt Nam mặc dù các dấu tích vật chất không còn, nó đã được xây dựng lại.[1] Chùa là một danh lam bậc nhất của xứ kinh Bắc xưa nay Đây cũng là một di tích quốc gia đặc biệt của Việt Namđược xếp hạng đợt 4

Chùa được xây dựng vào buổi đầu Công Nguyên Các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây Vào cuối thế kỷ 6, nhà sư Tì-ni-đa-lưu-chi từ Trung Quốc đến chùa này, lập nên một phái Thiền ở Việt Nam Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226, là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam, được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962.[1]Chùa Dâu gắn liền với sự tích Phật Mẫu Man Nương thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn, Mãn

Xá cách chùa Dâu 1 km

b Những lễ hội dân gian tiêu biểu ở tiểu vùng trung tâm :

Lễ hội dân gian là hệ thống những lễ hội được tổ chức mang tính chất dân dã, phổ biến trong cộng đồng xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu về tâm linh của con người cầu mong cho cuộc sống được tốt lành, may mắn

Tiểu vùng du lịch trung tâm tập trung nhiều lễ hội lớn, là quê hương của hội làng, hội vùng, của lễ hội trong cả nước Cũng giống như các địa phương khác trên cả nước, lễ hội trong vùng thường tập trung chủ yếu sau tết Nguyên Đán và kéo dài khoảng 3 tháng, với lịch lễ hội, du xuân dày đặc : có câu :

Mồng một chơi tết ở nhà,

Mồng hai chơi điếm, mồng ba chơi đình,

Mồng bốn chơi chợ Quả Linh,

Mồng năm chợ Trình, mồng sáu chợ Gôi,

Nghỉ ngày mồng bảy mà thôi,

Đến ngày mùng tám đi chơi chợ Viềng…

Trang 20

Mỗi lễ hội trong vùng đều mang một nét đặc trưng riêng gồm có lễ hội lịch sử, truyền thuyết dân tộc, lễ hội nông nghiệp, hay lễ hội tín ngưỡng, lễ hội tôn giáo,… tất cả đều góp phần làm nên cái hồn của dân tộc Việt

b.1 Tết Nguyên Đán :

Được diễn ra từ ngày 30/12 – 3/1 âm lịch Đây là ngày lễ của đoàn tụ gia đình,

lễ tạ trời đất, tưởng nhớ tổ tiên, tình làng nghĩa xóm, với nhiều trò chơi vui dân

dã khác như : Chơi Đu, Kéo co,…

b.2 Lễ hội Đền Hùng :

Diễn ra vào ngày 10/3 âm lịch, lễ hội Đền Hùng, Phú Thọ là một lễ hội quốc gia để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước Phong tục giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành truyền thống văn hoá lâu đời ở nước ta Đó là ngày lễ linh thiêng và cao cả trong tâm thức dân gian Việt Nam Vì thế mà lễ hội được tổ chức long trọng hàng năm với nghi thức đại lễ quốc gia, với sự hành hương

“trở về cội nguồn dân tộc” của hàng chực vạn người từ khắp các nơi trong nước

và kiều bào sống ở nước ngoài…

b.3 Hội Đền An Dương Vương – Cổ Loa- Hà Nội : ( Từ ngày 6/1 – 18/1 âm lịch ) –

Tưởng nhớ An Dương Vương thời kỳ bi hùng của lịch sử.Không biết từ bao giờ trong dân gian đã lưu truyền câu ca:

"Chết thì bỏ con bỏ cháu

Sống thì không bỏ mồng sáu tháng giêng"

Đó là ngày mở hội đền thờ An Dương Vương ở xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Anh,ngoại thành Hà Nội Hội mở, sắc xuân tưng bừng bao phủ lên mọi cảnh vật, thẫm đẫmtâm hồn du khách hành hương Người ta cảm thấy làn khói hương như dẫn tâm trí conngười ngược thời gian trôi theo dòng lịch sử và truyền thuyết về một vùng đất cộinguồn

Trang 21

Đền thờ An Dương Vương, còn gọi là đền Thượng, được xây dựng trên một gò đấtcao kề trong luỹ thành cũ ở góc Tây Nam, thuộc địa phận xóm Chùa Mở đầu là bacây hương đá mang tư cách trục vũ trụ rất đẹp được làm khoảng đầu thế kỷ XVIII Từ

đó bước theo các bậc lên thềm cao, hai bên có đôi rồng đá lớn, một điển hình của nghệthuật đầu thế kỷ XVIII, dẫn vào nghi môn Theo bia ký còn ghi lại thì đền được xâydựng năm 1687 và sửa lại năm 1893 Đây cũng có thể là niên đại của ngôi nghi mônxây bằng gạch Bát Tràng với lầu thượng cao Sau nghi môn vào đến sân lát gạch khárộng, kẹp hai bên sân là hai dãy nhà tả hữu mạc để khách thập phương dừng chân sửasoạn trước khi vào lễ Tiền bái là một ngôi nhà ba gian to, cao, cột lim đồ sộ, góc máicong vút, hai đầu hồi liên kết với hai dãy hành lang, rồi chạy vào nối với điện chínhtạo thành một khung kín ôm lấy một "sân vuông" mà ở giữa là một ngôi nhà trùngdiêm tám mái cao

Xã Cổ Loa gồm ba làng Đông, Đoài, Chùa với 12 xóm: Thượng, Nhồi, Dõng, Gà, LanTrì, Chùa Chợ, Vang, Hương, Mít, Bãi và Trại Từ bao đời nay nhân dân 12 xóm đãcùng nhau trông coi di tích này, cùng nhau thờ phụng và mở hội hàng năm để tưởngnhớ đến An Dương Vương, đồng thời cũng nhớ đến một thời kỳ lịch sử bi hùng củađất nước Xưa kia hội bắt đầu mở từ mồng 6 cho đến hết 18 tháng giêng, theo truyềnthuyết dân gian thì ngày 5 tháng giêng là ngày Thục Phán nhập cung và ngày 9 thánggiêng là ngày ông lên ngôi và mở tiệc khao toàn bô binh sĩ Cổ Loa còn kết chạ với 7

xã khác ở xung quanh cùng thờ An Dương Vương từ ngày 6 tháng giêng, nên hội đền

Trang 22

An Dương Vương đã trở thành hội lớn trong vùng với sự tham gia rước kiệu của của 7

xã đó Tuy nhiên, có những năm vì bị mất mùa hay vì một lý do nào đó mà làng chỉ

mở hội trong 4 hay 6 ngày, thông thường những năm này làng không tổ chức rước, màchi tế lễ và dâng hương tại đến Thượng

Việc chuẩn bị cho ngày hội được bắt đầu từ năm trước, theo các cụ cao tuổi trong làngthì ngày xưa vào giữa tháng tám, làng đã họp bàn việc tổ chức mở hội Làng Cổ Loakhi ấy chia làm 4 góc, mỗi góc sẽ cử 2 người đàn ông vào ban điều hành của làng, haingười này gọi là lang cai Các lang cai phải là những người đàn ông đã có tuổi (ngoài

50 tuổi), có uy tín đối với dân làng, có khả năng tổ chức công việc và đặc biệt là giađình phải quang quẻ, thuận hòa, êm ấm Cùng với 8 vị lang cai còn có 2 vị dịch mụccủa làng sẽ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức lễ hội Trướchết, những người trong ban tổ chức sẽ quyết định thời gian mở hội năm đó (6 ngàyhay 12 ngày), sẽ chọn quân chần và quân cờ Mỗi xóm sẽ cử một số thanh niên khoẻmạnh, đẹp trai, gia đình không bị vướng vào các điều cấm kỵ để cầm cờ và khênhkiệu, đó là những quân chần Quân cờ là những thanh nữ từ 13 đến 16 tuổi, chưa cóchồng, xinh đẹp và gia đình cũng không bị vướng vào các điều cấm kỵ Khi tham giađám rước, thanh niên mặc áo gấm thắt khăn đỏ ngang lưng, thanh nữ măc áo the,những quần áo này cũng như quần áo của các quan viên đều do mỗi gia đình tự sắmlấy Ngày 14 tháng Chạp làng sẽ tổ chức kiểm tra mọi việc chuẩn bị đến lúc đó đãhoàn tất hay chưa, đó là ngày nhập tịch Trong ngày này có thể làng sẽ tổ chức tậpduyệt các nghi thức tế lễ, rước, hoặc bổ sung, thay thế các quân chần hoác các quanviên vì lý do nào đó không thể tham gia ngày hội được Đền thờ, am thờ được quétdọn sạch sẽ, đồ thờ, đồ rước được lau chùi cẩn thận, sửa sang trưng bày Ngày 18tháng chạp là ngày lễ gia quang, tức là ngày rước áo mũ của thần về đến nơi thần đangngự

Trang 23

Chiều ngày 5 tháng giêng cả 8 xã tổ chức dâng hương tại đình làng Tại đền Thượng,các vị chức dịch, quan viên trong làng cũng làm lễ dâng hương và ôn lại công lao,chiến công của nhà vua Ngày chính hội (6 tháng giêng) được bắt đâu bằng các cuộcrước và đại tế.

Sáng sớm ngày 6 tháng giêng, một đám rước rất nghiêm trang và lộng lẫy rước bảnvăn từ nhà ông điển văn(1) ra đền, dẫn đầu là một viên chức mắc áo thụng xanh, đầuđội mũ tế cùng với dân làng mang cờ quạt, long đình Ra đến đền, ông cai đám ở đềnThượng phải ra nghênh tiếp bản văn và rước vào đặt ở hương án Ngoài sân đền, cờhội, cờ đuôi nheo, lá cờ đại cắm trên cột cờ lớn giữa sân, phấp phới bay theo tàn gióxuân Sát hai bên cửa đền là đôi ngựa hồng, ngựa bạch bằng gỗ, to như ngựa thật, cóyên cương hình chim phượng, lại được trang trí bằng các ngù, đai thêu kim tuyến rấtsặc sỡ lộng lẫy Dọc hai bên dũng đạo là hai hàng lỗ bộ và bát bửu xếp cân xứng Lúcnày, kiệu của bảy xã kết chạ cũng đã được rước tới đền Thượng và bày xung quanhsân, cuộc tế lễ bắt đầu Lễ vật dâng lên thần gồm có hương, hoa, oản, quả, xôi thịt và

có cỗ bánh dầy, cỗ bỏng, theo dân gian đó là hai thứ An Dương Vương đã dùng đểkhao quân Lễ tế diễn ra đến quá Ngọ (12 giờ trưa) mới xong, và tế ở đây là tế hộiđồng, tức là 7 xã cùng Cổ Loa thành phiên nhau tế Lẽ ra, Cổ Loa là chủ nên được tếtrước, nhưng người Cổ Loa cho rằng họ không phải là dân gốc ở đây nên họ mời làngQuậy (Liên Hà) tế trước, vì dân làng Quậy mới là dân gốc, khi làng Quậy tế xong, Cổ

Trang 24

Loa mới cùng các xã khác lần lượt tế Các quan viên, kỳ mục làm lễ trước bàn thờxong, tiếp tới dân chúng lễ theo Trong lúc đó, ở nội tự, một số kỳ mục đại diện cácxóm cầu nguyện nhà vua phù hộ cho dân làng được bình yên, thịnh vượng Sau khi tế

lễ xong ở đền Thượng, tất cả các quan viên cùng kỳ mục và dân chúng cử hành lễrước thần từ đền sang đình để thần xem hội, đây là đám rước có quy mô lớn nhất với

sự tham gia rước đồng thời của tất cả các kiệu Tuy đường rất ngắn chỉ từ đền Thượng

đi vòng qua giếng Ngọc ra đến đầu làng rồi vòng về ngự tại đình Cổ Loa, nhưng đámrước đi chậm

Đến nghi môn, kiệu của làng nào trở về làng đó, trước khi về đều được nhận lễ banphúc, ông chủ tế làng Cổ Loa thắp hương, xóc thẻ rồi cắm cho mỗi kiệu ba nén hương,hương này đủ cháy cho tới khi kiệu về đến từng xã Đoàn rước và kiệu của Cổ Loavào tế một tuần nữa tại đình, kết thúc nghi thức tế lễ của ngày hội chính Từ đó chođến hết hội, tại đình và đền chỉ còn lễ túc trực và lễ của các phe, giáp, các dòng họ vàkhách thập phương với các lễ vật do họ đem tới

Hội đền An Dương Vương còn có một lễ rước rất đặc sắc là lễ rước vua giả làng Nhội.Trên núi Sái ở làng Nhội có đền thờ Trấn Vũ, theo truyền thuyết là vị thần đã giúp vuatrừ yêu quái, xây thành Cổ Loa Thành xây xong, An Dương Vương đã tự mình đếnnúi Sái để làm lễ tạ ơn, tại đây nhà vua đã cho xây dựng đền thờ và vào ngày 12 thánggiêng hàng năm, nhà vua thường cùng văn võ bá quan sang đây tế lễ Nhưng rồi việc

đi lại của nhà vua và đoàn tuỳ tùng quá cầu kỳ tốn kém nên An Dương Vương giaocho dân sở tại cử người thay mặt mình (đóng vua) và tổ chức tế lễ giống như thật Vềsau người ta diễn lại tích đó Làng sẽ chọn một người cao tuổi, có đức độ đóng vai vuahành lễ Tuy đây là một phong tục riêng của làng Nhội nhưng nó cũng góp phần làmphong phú thêm các hoạt động của lễ hội Cổ Loa

Ngày 18 tháng giêng, ngày giã hội, người ta sẽ tổ chức một đại lễ giã đám tại đền, cácnghi thức được tiến hành trong buổi lễ cũng giống như ở ngày chính hội Sau khi tếxong, thần vị được rước hoàn cung, dân làng cùng nhau thụ lộc thánh với hy vọng mộtnăm ấm no, thịnh vượng, dưới sự bảo trợ của thần linh đang chờ đợi họ Ngoài ngày

Trang 25

hội chính vào đầu mùa xuân, trong năm tại đền An Dương Vương còn có một số lễ hộikhác như ngày lễ thánh sinh (11/8 tục truyền là ngày sinh của Thục Phán), ngày thánhhoá (7/3), lễ "ăn sêu bà Chúa" (13/8 là ngày ăn hỏi của công chúa Mỵ Châu).

Không chỉ có phần lễ, dân chúng đi hội còn được tham dự vào nhiều trò vui khácnhau, nhờ vậy ngày hội không những đem lại cho người ta sự thoả mãn, yên ổn về mặttâm linh mà còn là dịp để những người nông dân nghỉ ngơi, vui chơi thoải mái trướckhi bước vào một chu kỳ lao động mới vất vả và nhiều âu lo

Các trò vui diễn ra ngay tại sân đình và xung quanh các nơi thờ tự khác với những tròphổ biến ở tất cả các hôi hè trên khắp các làng quê Bắc Bộ như cờ người, đấu vật, chọi

gà, đánh đu, leo dây, tổ tôm, hát chèo, tuồng

Đấu cờ người là một cuộc thi khá thú vị, bởi những người cao cờ nhất của mỗi làngmới được tham gia và giật được giải cờ là một năm vinh dự lớn cho làng Trước khivào cuộc, người đấu phải vào lễ Thánh rồi mới ra đấu Cứ lần lượt đấu loại nhau, aigiữ được cho đến cuối cùng thì được giải, đó là người phá giải cờ và là người giỏi cờnhất của hội năm đó

Chơi đu là trò chơi thu hút khá nhiều trai thanh gái lịch tham gia Trước ngày mở hội,ban tổ chức đã trồng sẵn hai cây đu để các đôi nam nữ thi tài Giải thưởng thường chỉ

là vài vuông lụa, nhưng những người được giải vẫn rất sung sướng vì đã có dịp thểhiện tài năng và lòng dũng cảm của mình

Trò đấu vật diễn ra ở bãi đất ngoài đình, các chàng trai khỏe mạnh, nhanh nhẹn củacác làng đều có thể tham gia, bởi sới vật là nơi thể hiện tinh thần thượng võ Giá trịvật chất của giải thưởng không phải là lớn nhưng giá trị tinh thần lại rất đáng kể, đây

là dịp để các chàng trai phô bày sức khoẻ và tài nghệ của mình trước dân làng, trướccác thôn nữ trong vùng Đối với họ, đây cũng là một niềm vui, niềm vinh dự mà hộilàng mang lại

Trang 26

Chọi gà là một trong những trò vui nổi tiếng ở hội Cổ Loa, vì vùng này cũng là vùnghay tổ chức đấu gà chọi và nuôi gà chọi, nên đến hội người ta lại đem những cặp gà đãđược nuôi nấng, luyện tập công phu để tranh giải.

Đáo đĩa là một kiểu đánh đáo đạc biệt, có một người làm cái Người này đặt một chiếcmẹt, trong mẹt để một cái đĩa nhỏ Những người chơi đứng cách mẹt khoảng 2 thước,rồi đi những đồng trinh hoặc những đồng xu vào cái đĩa, nếu trúng một sẽ được ănnăm, những đồng nào bắn ra mẹt sẽ bị mất cho nhà cái, đồng nào không vào mẹt cũngkhông vào đĩa người chơi được đi lại

b.4 Lễ hội Chùa Hương – Hà Nội : ( mở hội từ ngày 6/1 – hết tháng 3 âm lịch ), Lễ

hội chùa Hương hay Trẩy hội chùa Hương là một lễ hội của Việt Nam, nằm ở Mỹ Đức, Hà Nội Trong khu thắng cảnh Hương Sơn, được xem hành trình về một miền đất Phật - nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành Đây là một lễ hội lớn, gây đượctiếng vang lớn ở miền Bắc, thể hiện ở sự quá tải số lượng các phật tử tham gia hành hương Mọi người đến đây viếng cảnh chùa, cầu may, thăm thắng cảnh

Trang 27

b.5 Hội Lim – Bắc Ninh : ( Diễn ra vào ngày 13/1 âm lịch ), Hội Lim là một lễ hội lớn

đầu xuân vùng Kinh Bắc, trên địa bàn huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh Có giả thuyết cho rằng hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi trong truyền thuyết Trương Chi - Mỵ Nương mà dấu xưa để lại là hình vếtdòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim Hội Lim là hội của những làng xã cổ nằm quanh núi Lim và đôi bờ sông Tiêu Tương với những hoạt động phong phú của lễ và hội đã có nội dung và tầm cỡ lễ hội văn hóa dân gian Kinh Bắc, gần như hội đủ những hoạt động văn hóa nghệ thuật và tín ngưỡng tâm linh của các lễ hội trên vùng quê Bắc Ninh - mảnh đất được coi là vương quốc của lễ hội dân gian Việt Nam

Ngoài ra còn có nhiều lễ hội lớn khác như Lễ hội phù Đổng – Hà Nội, hội Trường Yên – Ninh Bình, Lễ hội Lam Kinh – Thanh Hóa, …

 Nhìn chung, những lễ hội của vùng phản ánh khá sinh động lịch sử hào hùng dân tộc với các lễ hội kỷ niệm những chiến công, những anh hung dân tộc đã ghi những dấu son chói lọi trong lịch sử Ngoài ra còn phản ánh cả đời sống và bản sắc Văn hóa Việt Nam, có giá trị về khoa học, giáo dục và du lịch

Trang 28

C) Làng nghề thủ công truyền thống :

Nghề và làng nghề thủ công truyền thống ở tiểu vùng du lịch trung tâm có lịch sử pháttriển lâu đời và đây cũng là nơi có nhiều nghề thủ công truyền thống sớm nhất và tiêu biểu nhất của cả nước Nhiều nghề, làng nghề nổi tiếng từ xưa, trãi qua những thăng trầm của thời gian, vẫn còn phát triển cho đến ngày nay Có thể kể đến một số nghề tiêu biểu như : gốm sứ ( Bát Tràng , Chu Đậu ) , tranh dân gian (Đông Hồ,Hàng Trống ) , thêu ( Quất Động – Hà Nội ), Bích Động ( Ninh Bình ), chạm bạc ( Đồng Xâm – Thái Bình ), chiếu cói ( Hưng Hà – Thái Bình, Nga Sơn – Thanh Hóa ), mây tre đan ( Đình Văn – Bắc Giang, Phú Vinh – Hà Nội ),… Các làng nghề trong tiều vùng đã trở thành các điểm du lịch hấp dẫn, mở ra một loại hình du lịch mới – du lịch làng nghề

Nón Làng Chuông -Hà Nội

Nằm nép mình bên dòng sông Đáy, làng Chuông (huyện Thanh Oai, Hà Nội) không chỉ nức tiếng với nghề làm nón suốt hơn 3 thế kỷ, mà còn sở hữu vẻ đẹp thanh bình với hình ảnh những chiếc nón lá chao nghiêng trong gió

Làng nghề nón Chuông xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội

Làng Chuông là điểm đến hấp dẫn không chỉ bởi sản phẩm nón, mà còn bởi nét đẹp văn hóa của một làng nghề truyền thống có lịch sử lâu đời

Trang 29

trương, phải xây dựng làng Chuông có thương hiệu, đồng thời xúc tiến quy hoạch điểm công nghiệp, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong làng có đủ mặt bằng sản xuất và địa điểm giới thiệu sản phẩm.

Làng tranh Đông Hồ:

nay thuộc thôn Đông Khê, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Làng tranh Đông Hồ nằm bên bờ nam sông Đuống có hơn 240 hộ dân, bình yên như bao làng quê Việt khác Bây giờ số gia đình chuyên làm về tranh Đông Hồ còn lại không nhiều, khiến cho những gì còn lưu lại càng trở nên quý giá

Có một gia đình tiêu biểu còn gìn giữ giá trị này, đó là gia đình ông Nguyễn Đăng Chế

đã có 20 đời làm nghề, lâu đời nhất của làng Cả đại gia đình ông 3 thế hệ đều tâm huyết với tranh Đông Hồ

Gốm sứ mỹ nghệ truyền thống Bát Tràng:

Trang 30

Được làm thủ công bằng bàn tay, khối óc của những nghệ nhân- từ tạo hình, tạo dáng, đến nét vẽ điêu khắc hoa văn, các loại men gia truyền từ men đàn, men rạn, men ngà, men lam, men búp dong… được nung ở nhiệt độ cao, gốm Bát Tràng không bị ngấm nước, men không bị thời gian bào mòn.

III Các sản phẩm du lịch đặc trưng và địa bàn du lịch chủ yếu

Sản phẩm du lịch có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển của ngành du lịch.Sản phẩm du lịch là dịch vụ và hàng hóa cung ứng cho du khách, được tạo nên bởi cácyếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực ( cơ sở vật chất kĩ thuật, lao động,…)

Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch của tiểu vùng trung tâm gồm du lịch Hà Nội - Ninh Bình trong tam giác du lịch Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh, Hải Phòngcủa Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc

+Thủ đô Hà Nội gắn với hệ thống di tích lịch sử văn hóa nội thành và các cảnh quan

tự nhiên vùng phụ cận:

Trang 31

Với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi, cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật tốt thủ đô Hà Nội đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế cũng như du lịch củavùng và trong cả nước:

- Với vị trí và hệ thống giao thông phát triển Hà Nội là đầu mối giao thông lớn, quan trọng, là nơi trung chuyển, là chiếc cầu nối giữa các tỉnh trong vùng và giữa các vùng trong cả nước

Với cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật khá hoàn thiện Hà Nội là điểm dừng chân đầu tiên

là nơi bắt đầu của các tour du lịch

VD: Hà Nội- TP Hồ Chí Minh, Hà Nội- Quảng Ninh, Hà Nội- Sa Pa- Tây Bắc

- Với hệ thống GD và các trường ĐH, Hà Nội được xem là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực từ đội ngũ cán bộ quản lí du lịch, hướng dẫn viên du lịch cho đến các nhân viên dịch vụ khác… cho thủ đô Hà Nội và các vùng trong cả nước

- Với vai trò là thủ đô, Hà Nội được xem là nơi đầu tư nguồn vốn, chính sách, phương hướng phát triển kinh tế trong đó có du lịch của vùng cũng như trong cả nước

+Ninh Bình gắn với Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, Tràng An, Vân Long, Cúc

Phương, Tam Chúc - Ba Sao và quần thể di tích, cảnh quan vùng phụ cận

-Tiểu vùng trung tâm có sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch văn hóa trên nền văn minh lúa nước kết hợp du lịch sinh thái , tham quan nghiên cứu , nghỉ dưỡng Sản phẩm du lịch cụ thể ở tiểu vùng du lịch chỉ mang tính chất đặc trưng chứ chưa có cơ

sở nào phân loại rõ ràng

Trang 32

minh Lúa Nước, văn hóa Đông Sơn

Các địa bàn có nhiều ảnh hưởng văn hóa các dân tộc:

Mường: Hòa Bình,Hà Nội

Tham quan nghiên cứu các làng nghề truyền thống của dân tộc:

Vùng Bắc Bộ là một trong những vùng có nhiều làng nghề truyền thống ( trên 800 làng nghề), trong số đó có nhiều làng nghề nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả ở thế giới Dưới đây là một số làng nghề tiêu biểu:

Làng nghề nón Chuông xã Phương Trung, Thanh Oai, Hà Nội, làng gốm Bát Tràng,…

 Tham quan nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí ở các vùng cảnh quan: Vùng các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi, Vùng núi đá, hang động Karsto Tràng An, Vùng núi cao và rừng nguyên sinh ( Vườn Quốc gIa Cúc Phương ,Bến En, )

 Vùng đô thị đặc biệt – thủ đô Hà Nội là thành phố cổ, lịch sử, còn nhiều di sản văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cổ Trung tâm chính trị, thủ đô, văn hóa, khoa học, kinh tế, giao tiếp của cả nước Thành phố nằm tại đầu mối giao thông lớn nhất cả nước, điểm giao thoa của 2 nền văn hóa lớn ở phương Đông (Phật giáo từ Ấn

Độ và Nho giáo từ Trung Quốc)

Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu

Các di tích văn hóa – nghệ thuật, lễ hội truyền thống; chủ yếu ở Hà Nội và vùng phụ cận thuộc nền văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn Các địa bàn có nhiều ảnh hưởngvăn hóa các dân tộc Mường như: Ba Vì, Chương Mỹ, Nho Quan

 Các di tích giữ nước, dựng nước:

1 Cụm Hà Nội: Hoàng thành Thăng Long – Cổ Loa – hồ Gươm - chùa Trấn Quốc - Khu di tích Phủ Chủ tịch

2 Cụm Ninh Bình: cố đô Hoa Lư – chùa Bái Đính - chùa Địch Lộng - phòng tuyến Tam Điệp - đền Trần

 Các địa bàn cảnh quan, nghỉ dưỡng, giải trí:

Trang 33

1 Hệ thống cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: Cụm Thanh Hóa-Nghệ An -Hà Tĩnh : Sầm Sơn, Cửa Lò , Thiên Cầm.

2 Hệ thống cảnh quan vùng hồ: Hà Nội (hồ Gươm, hồ Tây, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn); Ninh Bình (hồ Đồng Chương, hồ Đồng Thái, hồ Kỳ Lân, hồ Yên Quang, hồ Yên Thắng)…

3 Hệ thống cảnh quan vùng núi: các khu nghỉ dưỡng Tam Đảo (Vĩnh Yên) Các khu núi cao: Tam Điệp

4 Các khu hang động núi đá Krasto: cụm Ninh Bình (động Vân Trình, động Địch Lộng, động Hoa Lư, Bích Động )

5 Các hải đảo có bãi tắm tốt, có người ở: Tuần Châu

 kỹ thuật của cả nước, trung tâm của nền văn hóa nghệ thuật truyền thống Quy

mô dân số đến Đô thị đặc biệt: Thủ đô Hà Nội, đầu mối giao thông lớn, trung tâm thông tin viễn thông hiện đại, trung tâm giao tiếp, trung tâm đào tạo khoa học 2020là: 7 triệu người Gồm: Khu phố cổ, khu phố cũ, thành cổ, hệ thống trung tâm cũ, khu cảnh quan du lịch nghỉ dưỡng, giải trí mới xây dựng hiện đại, trung tâm các làng nghề truyền thống Sân bay quốc tế chính: Nội Bài,Sân bay phụ: Miếu Môn

Các trung tâm lưu trú

1 Vùng đất liền, trung tâm hạt nhân chính là Hà Nội

2 Vùng ven biển, trung tâm hạt nhân chính: thành phố Thanh Hóa (cho địa bàn Quảng Ninh, Hải Phòng)

3 Vùng phía nam, trung tâm hạt nhân chính: Ninh Bình (cho địa bàn Thái

Bình, Hà Nam, Nam Định)

IV ĐIỂM DU LỊCH CÓ Ý NGHĨA QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ:

Tiểu vùng du lịch trung tâm có những điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia ,quốc tế:1.Quần thể di tích ,viện bảo tàng quốc gia ở Hà Nội:

Trang 34

Hà Nội là thành phố cổ kín nghìn năm tuổi,nơi hội tụ của nhiều di tích lịch sử văn hóa ,kiến trúc ,các lễ hội truyền thống Với 831 di tích được xếp hạng ,mật độ 24 di tích /100km2 Hà Nội được đánh giá là trung tâm du lịch có tiềm năng hàng đầu về tài nguyên du lịch nhân văn.

Một số di tích lịch sử -văn hóa và viện bảo tàng tiêu biểu ở Hà Nội :

-Văn Miếu Quốc Tử Giám

-Theo sách Hương Sơn Thiên Trù chùa Hương đươc xây dựng từ đời Lê Hy Tông (1680-1705)

* Các Tuyến Điểm :

Trang 35

Từ trung tâm Hà Nội đi qua Hà Đông lên thị trấn Vân Đình qua gần 20km nữa là tới bến Đục.Đây là cửa ngõ vào khu danh lam thắng cảnh.

Từ Bến Đục khách lên thuyền xuôi theo dòng suối tên là Yến Vĩ

Đến đền Trình thuyền ghé vào để du khach trình diện với thần linh trước khi đặt chân lên cõi Phật

Rời đền trình ,du khách dừng ở Bến Trò và bước lên khu vực chùa Thiên Trù(chùa Ngoài)

Từ đây du khách ghé thăm chùa thiên sơn xây dựng trong động và chùa Giai Oan

Để giúp du khách thuận tiện di chuyển, hệ thông cáp treo được xây dựng và đặt từ chùa Thiên Trù qua chùa Giải Oan và đến động Hương Tích

Trang 36

*Động hương Tích :

Bước qua một cổng lớn ở phía trên ,rồi theo những bậc đá rộng đi xuống động.Cửa động trông như Hàm Rồng ,phía trong có khắc 5 chứ: Nam thiên đệ nhất động

Vào trong động sẽ bắt gặp tượng Bà Chúa Ba cùng nhiều tượng phật khác

Động Hương Tích còn nổi tiếng với những nhũ đá lớn và đẹp.Trên vách động Thạch nhũ rũ xuong muôn màu muôn vẻ ,màu sắc biến ảo

Lễ hộI chùa Hương lấy ngày mùng 6 tháng Giêng là ngày khai hội lễ hội thường kéo dài đến Hạ tuần tháng 3 âm lịch Đỉnh cao của lễ hội là từ tháng giêng dến 18 tháng hai âm lịch

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w