MỞ ĐẦUNước ta vốn là một nước nông nghiệp cổ truyền, và gắn với nó là làng xã cổ truyền Việt với những thiết chế tự quản chặt chẽ, làm cho tính cộng đồng được phát huy bền vững và tính k
Trang 1MỞ ĐẦU
Nước ta vốn là một nước nông nghiệp cổ truyền, và gắn với nó là làng
xã cổ truyền Việt với những thiết chế tự quản chặt chẽ, làm cho tính cộng đồng được phát huy bền vững và tính khép kín của những người dân trong làng cũng được thể hiện rõ nét hơn Làng xã Việt Nam đã có một lịch sử lâu đời, chính từ những làng bản đơn vị cơ sở này mà đất nước ta tồn tại và ghi được nhiều thành tựu, tạo nên một văn hóa làng có nhiều nét riêng
Do đó trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định vị thế chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân Ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn giữ vị trí trọng yếu Trọng khi đó làng xã là một thực thể thống nhất Nó có đầy đủ các
bộ phận để hoạt động, để “sống” và tự bảo vệ mình khỏi xâm nhập từ bên ngoài Vì vậy việc nhận thức đúng đắn vị trí vai trò của làng xã không chỉ có ý nghĩa tìm hiểu lịch sử truyền thống mà còn là một trong những vấn đề thực tiễn của Đảng ta Nói cách khác, tìm hiểu tìm hiểu về làng xã Việt Nam không những tìm hiểu những vấn đề về quá khứ mà còn tìm hiểu về sự thay đổi của nó trong công cuộc xây dựng và cải tạo nông thôn mới, bảo đảm két hợp hài hòa giữa văn minh hiện đại với bản sắc văn hóa truyền thống xóm làng
Trang 2NỘI DUNG Chương 1: ĐẶC ĐIỂM THIẾT CHẾ TỰ QUẢN LÀNG VIỆT
1.1 Khái niệm thiết chế
Theo nhà xã hội học Mỹ N.Smelser: " Thiết chế là một tập hợp các vị thế và vai trò có chủ định nhằm thỏa mãn nhu cầu xã hội quan trọng".Khái niệm thiết chế này là khái niệm quan trọng và được dùng rộng rãi trong xã hội học
Nhà xã hội học người Mỹ J.Fichter cho rằng, thiết chế xã hội chính là một đoạn của văn hóa đã được khuôn mẫu hóa Những khuôn mẫu tác phong của nền văn hóa đó được xã hội đồng tình, khuyến khích sẽ có xu hướng trở thành các mô hình hành vi được mong đợi - các vai trò Do đó, thiết chế xã hội
là một tập hợp các khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn một nhu cầu cơ bản của nhóm xã hội
Thiết chế văn hóa là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành Văn hóa Việt Nam từ những năm 70 của thế kỷ 20 Là chỉnh thể văn hóa hội tụ các yếu tố gồm cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí hoạt động cho thiết chế đó
Thiết chế xã hội là khái niệm chỉ toàn bộ hệ thống tổ chức và giám sát mọi hoạt động của xã hội Nhờ các thiết chế xã hội mà quan hệ xã hội được kết hợp lại với nhau, đảm bảo cho các cộng đồng hoạt động nhịp nhàng Về mặt tổ chức, thiết chế xã hội là hệ thống các cơ quan quyền lực, các đại diện cho cộng đồng, đảm bảo những hoạt động đáp ứng những nhu cầu khác nhau của cộng đồng và cá nhân Ngoài việc giám sát của các hệ thống tổ chức, còn có các hệ thống giám sát không mang những hình thức có tổ chức Đó là phong tục, tập quán, dư luận, luôn đánh giá và điều chỉnh các hành vi của các thành viên trong cộng đồng xã hội Các thiết chế xã hội đều có nhiệm vụ đáp ứng các loại nhu cầu khác nhau của cộng đồng và của các thành viên, điều chỉnh hoạt động của các bộ phận trong cộng đồng và của các thành viên, kết hợp hài hòa các bộ phận, đảm bảo sự ổn định của cộng đồng Trong thiết chế xã hội bao gồm:
+ Thiết chế kinh tế: Gồm những thiết chế liên quan đến việc sản xuất và
phân phối của cải, điều chỉnh sự lưu thong tiền tệ, tổ chức và phân công lao động xã hội
+ Thiết chế chính trị : Là những thiết chế như chính phủ, quốc hội, các
Đảng phái và tổ chức chính trị,…
+ Thiết chế tinh thâng là những thiết chế liên quan đến hoạt động văn
hóa, nghệ thuật, giáo dục, khoa học, tôn giáo
+Thiết chế giao tiếp cộng đồng bao gồm tất cả các khuôn mẫu và
phương thức hành vi trong sự giao tiếp công cộng Các mối quan hệ giữa người với người đều kinh qua những thiết chế
Những thiết chế này đều có tính độc lập tương đối so với các mối quan
hệ xã hội Thiết chế thường có tính lạc hậu hơn so với các biến đổi của quan hệ
xã hội Việc biến đổi và thay đổi các thiết chế xã hội liên quan trực tiếp tới quản lý xã hội và các chính sách xã hội
Làng xã là một thiết chế xã hội, một đơn vị tổ chức chặt chẽ của nông thôn Việt Nam trên cơ sở địa vực, địa bàn cư trú, là sản phẩm tự nhiên phát sinh từ quá trình định cư và cộng cư của người Việt; trồng trọt là điểm tập hợp
Trang 3cuộc sống cộng đồng tự quản đa dạng và phong phú của người nông dân, ở đó
họ sống, làm việc, quan hệ, vui chơi, thể hiện mối ứng xử văn hóa với thiên nhiên, xã hội và bản thân họ
* Làng là một từ Nôm (từ Việt Cổ), dùng để chỉ đơn vị tụ cư truyền thống cử người Việt ở nông thôn, có địa vực riêng (địa giới xác định); cấu trúc vật chất đường làng, ngõ xóm, các công trình thờ cúng riêng,cơ cấu tổ chức, lệ tục, tiếng làng riêng (thể hiện ở âm hay giọng), tính cách riêng, hoàn chỉnh và
ổn định qua quá trình lịch sử
Làng xã là một thành tố quan trọng trong cơ cấu xã hội Việt (nổi lên là gia đình (nhà) - làng - nước), với hai đặc trưng cơ bản là tính cộng đồng và tính
tự trị Cơ cấu tổ chức làng xã Việt được biểu hiện dưới những hình thức sau đây:
1.2.1 Tự quản bằng hệ thống cơ cấu tổ chức
1.2.1.1 Xóm
Làng xã phân thành nhiều xóm, xóm phân thành nhiều ngõ, mỗi ngõ gồm một hay nhiều nhà…thành những khối dài dọc đường cái, bờ sông, chân
đê, những khối chặt kiểu ô bàn cờ, theo hình vành khăn từ chân đồi lên lưng chừng đồi và phân bố lẻ tẻ, xen kẽ với ruộng đòng…Mỗi làng, xóm, ngõ có cuộc sống riêng
Xóm là một phân thể của làng gồm những gia đình có quan hệ láng giềng kết hợp với quan hệ huyết thống Người nông dân ứng xử với nguyên tắc
“Bán anh em xa mua láng giềng gần”
Xóm là một cộng đồng về tín ngưỡng – phong tục ở dưới cấp làng qua việc thờ thần thổ địa ở điếm xóm (cúng vào hè, ra hè) và qua tục đặt hậu xóm (thường là những phụ nữ không con hoặc không chồng con đặt hậu)
Trên bình diện việc làng, xóm chỉ có một chức năng duy nhất là tổ chức các đội tuần phiên để bảo vệ an ninh Làm phiên (hay ra phiên) là nghĩa vụ bắt buộc của nam giới từ 18 – 49 tuổi Họ phải canh gác “nội hương ấp, ngoại đồng điền”, được hưởng lúa sương túc theo đầu sào ruộng (mỗi sào 1 lượm), ở các làng ven sông đất bãi tính theo đầu mét của các loại hoa màu
1.2.1.2 Gia đình
Gia đình người Việt chủ yếu là tiểu gia đình phụ quyền, gồm hai thế hệ (bố mẹ - con cái), một số trường hợp có ba thế hệ (ông bà), số ít bốn thế hệ (Tứ đại đồng đường, Ngũ đại đồng đường)
Do đặc điểm làm ruộng nước trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo nên gia đình người Việt mang tính gia trưởng cao (đề cao vai trò của người chồng, người cha, người đàn ông; song vẫn đề cao vai trò của người vợ, người phụ nữ (Của chồng công
vợ, Chồng là cái giỏ, vợ là cái hom) và sự hòa hợp vợ chồng (Thuận vợ thuận chồng, biển đông tát cạn)
Gia đình là một đơn vị xã hội cơ bản, đảm nhận các chức năng:
- Đơn vị tổ chức sản xuất, kinh tế tự chủ
- Tái sản xuất sức lao động
- Duy trì nòi giống và thờ cúng tổ tiên
- Đơn vi giáo dục
- Trao truyền văn hóa
Trang 4- Điều hòa tâm lí và tình cảm cá nhân.
Gia đình là đơn vị xã hội nhỏ hơn làng Khác với các nước phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ, người dưới phải có hiếu và kính trọng người trên, người trên có nghĩa
vụ phải chăm lo dạy dỗ con cháu nên người
Gia đình có vai trò rất quan trọng trong làng xã Việt Nam vì gia đình không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tình cảm và tái sản sinh giống nòi mà còn là nơi tốt nhất cho việc di dưỡng tuổi giàm sự phát triển của trẻ em…Gần 100%
số người được hỏi cho rằng đến nay, các câu nói theo khẩu ngữ dân gian như
“một giọt máu đào hơn ao nước lã” hay “xảy cha còn chú, xảy mẹ bú dì” là
“vẫn đúng” Thậm chí, quan niệm của đa số người dân còn khẳng định gia đình luôn có vai trò quan trọng trong mọi thời đại Vai trò của gia đình luôn được bảo lưu bền vững ở các làng xã, đó là việc duy trì các bữa ăn chung hằng ngày, việc tổ chức các ngày lễ tết trong năm, thăm nom cha mẹ, mối quan hệ chặt chẽ giữa ông bà, cha mẹ và con cái trong phạm vi gia đình… Đây là những nét đẹp
và biểu hiện khẳng định sức sống bền vững của gia đình trong lối sống thôn làng của người Việt
Vai trò của gia đình với những giá trị tốt đẹp và đặc trưng trong nếp sống không những bị mai một mà còn thích ứng, biến đổi, tạo ra các giá trị mới
và có khả năng trường tồn cùng với đời sống làng, xã Việt Nam
1.2.1.3 Dòng họ
Khái niệm: dòng họ là tổ chức của những người đang sống (và đã chết) có chung một huyết thống hay một ông tổ (thủy tổ, khởi tổ, triệu tổ, tiên tổ, nếu còn nghi ngờ gọi là tỵ tổ)
Mỗi dòng họ có tên họ, tuy nhiên không phải lúc nào các dòng họ có cùng tên họ cũng có cùng huyết thống Những trường hợp cùng tên họ nhưng khác huyết thống hoặc do đổi họ vì các nguyên nhân:
- Vì kị húy không (họ Hoa đổi thành họ Văn, họ Hồng đổi thành họ Cung,)
- Được vua cho đổi họ theo họ vua hoặc theo họ khác (ví dụ họ Phí được đổi thành họ Bùi vào thời Trần)
- Do loạn lạc nhà Mạc: phải di tản đi nhiều nơi, thay tên đổi họ, mai danh
ẩn tích, thậm trí phải ghi chép mập mờ…để tránh những cuộc truy sát kéo dài hàng trăn năm, bảo toàn tông tộc Để con cháu sau này dễ dàng nhận ra nhau, các vị tiên hiền nhà Mạc đặt ra những quy ước, mật hiệu bất thành văn: khi đổi sang họ khác thì phải giữ bộ thảo đầu (trong chữ Mạc có bộ thảo) như các họ Hoàng, Phạm, Lều, Tô, Phan, Thái Bùi… Đệm thì lấy chữ Đăng (theo đệm của Thái tổ Mặc Đăng Dung), ngoài đệm Đăng có thể lấy các đệm khác như Đình, Mậu, Phúc… nhờ đó, con cháu hậu duệ nhà Mạc tiếp tục tồn tại và phát triển
- Dân ngụ cư phải làm con nuôi một người có thế lực để không bị chèn
ép, nhanh được trở thành dân chính sự
Ngoài ra “Tính” cũng là một dòng họ (bách tính trăm họ), do xã hội cổ đại theo họ mẹ nên chữ Tính gồm bộ nữ và bộ sinh
Trang 5Thị là một tông tộc hay một họ, xa xưa Thị là phân chi của Tính, đời Hán – Ngụy, Tính và Thị đã được hợp làm một
Tổ chức của dòng họ theo 2 nguyên tắc:
- Nguyên tắc trưởng – đích (chi trưởng, ngành trước được tôn trọng (xanh đầu con nhà bác, bạc đầu con nhà chú)
- Nguyên tắc cửu tộc (gồm 9 đời: 4 đời trên và 4 đời dưới của một cá nhân) quan hệ với nhau theo nguyên tắc “họ 9 đời hơn người dưng”,
“cửu đại hơn ngoại nhân” Trưởng tộc và các chi trưởng cùng các bậc cao tuổi trong họ quyết định các công việc trong dòng họ, duy trì các mối quan hệ huyết thống trên tinh thần “giọt máu đào hơn ao nước lã” Nhờ đó, tinh thần dòng họ giúp cho mỗi cộng đồng huyết thống giúp đỡ nhau trong dòng họ và có tác dụng tích cực trong việc tổ chức khai hoang, trong truyền nghề thủ công, trong đánh giặc giữ nước,…
Bên cạnh những mặt tích cực, còn nhiều mâu thuẫn giữa các cặp dòng
họ xảy ra như:
+ Chính cư – ngụ cư
+ Họ đa đinh – ít đinh
+ Quan chức – dòng họ bạch đinh
+ Khoa bảng – họ ít học
Đối với các công việc của làng, họ hoàn toàn không đóng vai trò nào
Sự cố kết trong nội bộ dòng họ rất lớn nhưng sự liên kết giữa các dòng họ lại suy giảm
1.2.1.4 Giáp
Giáp là thiết chế của nam giới (đinh nam hay trai đinh) Một giáp bao gồm nam giới của một số gia đình thuộc nhiều dòng họ, nhiều trường hợp giáp được phân theo địa vực (giáp nhất, giáp nhị ở Thịnh Liệt, Thanh Trì,
Hà Nội), xong một số ít làng không có giáp (làng Kim Sơn ở Gia Lâm, Hà Nội), hoặc theo dòng họ
Giáp được tổ chức theo nguyên lý lớp tuổi:
- Mỗi giáp gồm một số mâm hay bàn, mỗi bàn gồm 4 (hay 5,6 người) cùng độ tuổi
- Cùng một độ tuổi thì bình đẳng với nhau về quyền lợi và nghĩa vụ
- Tuổi tác là nguyên tắc, điều kiện để tiến thân xã hội trong long giáp: mỗi năm, mỗi người được chuyển lên mâm cao hơn, theo trình tự: ti ấu (trẻ con dưới 17 tuổi); tráng đinh (giai đinh, giai rốt) (từ 18 tuổi trở lên đến trước tuổi lên lềnh, lềnh – lặc) Lềnh là những người qua tuổi tráng đinh, trước độ tuổi lên lão hay lên các cụ
Điều hành giáp là trưởng giáp (thôn trưởng, lềnh trưởng hoặc lềnh nhất) cùng 3 hoặc 4 mâm lềnh (trước tuổi lên lão)
Với nguyên lý trên, giáp tạo ra cho con người một tư tưởng về một xã hội bình đẳng, dân chủ Do vậy giáp là thiết chế được nhà nước phong kiến lợi dụng lấy làm đơn vị tổ chức thực hiện các công việc trong làng như:
- Giáp phân bổ các đóng góp
- Giáp phân bổ các đóng góp sửa lễ làng, tổ chức lễ hội Trong đó mỗi năm có một giáp đăng cai
- Giáp là đơn vị điều động binh lính, việc nước
Trang 6- Giáp phân bổ các đóng góp của làng với nhà nước.
- Giáp làm cơ sở để chia làng khi mâu thuẫn phe phái không điều hòa được
- Giáp là đơn vị tổ chức đám tang cho người quá cố
- Giáp là đơn vị để cắt cử tuần viên, bảo vệ, trông coi các công trình làng Như vậy có thể nói: Giáp là tổ chức năng động nhất, đinh chốt nhất trong làng
1.2.1.5 Hội đồng kỳ mục
Hội đồng kỳ mục: Gồm các thành viên là quan lại, sĩ quan quân đội đã
về hưu, các chánh phó tổng mãn nhiệm và đương chức, các cựu lý phó trưởng Một số làng, các quan lại đương chức, nhất là quan triều đình (triều quan) vẫn nắm quyền điều hành làng xã (làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì; làng Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) Đứng đầu hội đồng là Tiên chỉ và một thứ chỉ
là những người có phẩm hàm, hoặc chức tước hoặc học vị cao nhất ở từng thời điểm
Hội đồng kỳ mục là cơ quan có toàn quyền với công việc trong làng: chia và đấu thầu ruộng đất công, bán ngôi thứ, sửa chữa tu bổ đình chùa, mở hội, đối ngoại (giao hiếu)…
Hội đồng Kỳ mục thời Nguyễn hoàn chỉnh ban hành năm 1852, sau nhiều lần chấn chỉnh Theo Minh Điều Hương ước, các làng tùy theo lớn nhỏ được tùy nghi công cử các chức vụ như sau:
1 Trưởng Mục (có nơi gọi là Hương trưởng, Hương chủ và phổ biến là Hương cả) là Hương chức đứng đầu Hội đồng Kỳ mục, được quyền đề cử nhân
sự vào hội đồng
2 Hương Chủ: Phó Trưởng mục, là Hương chức chịu trách nhiệm luật lệ, được quyền phân xử các vụ việc khiếu kiện
3 Hương Sư: Hương chức làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra
4 Hương Chánh: làm nhiệm vụ thu thuế, chi xuất, phân công sai phái
5 Hương Quản: chức vụ chuyên trách giữ gìn an ninh trật tự, kiểm tra nhân khẩu
6 Hương Thân: làm nhiệm vụ giáo hóa thuần phong mỹ tục
7 Hương Hào: làm nhiệm vụ tuần phòng, kiểm tra an ninh trật tự
8 Thôn trưởng: (có Phó thôn hoặc Lý trưởng giúp việc) là Hương chức trung gian giữa địa phương và chính quyền cấp trên Người thừa hành công vụ thu các loại thuế, chi xuất nhu phí, giữ mộc triện
9 Phó thôn: (tùy nơi, có khi gọi là Phó xã, Phó ấp, Phó phường hoặc Lý trưởng) là chức việc phụ tá Thôn trưởng, giữ gìn sổ bộ của xóm ấp
10 Lý trưởng: là chức vụ trưởng một lý (một xóm) theo Thôn trưởng sai phái, chỉ huy đội dân canh, thúc giục dân đóng thuế
11 Cai lân: Thừa sai của Lý trưởng, phân xử các việc trong lân
12 Trưởng ấp: tương tự như Cai lân, thừa sai của Lý trưởng
13 Cai tuần: đội trưởng dân tuần phòng
14 Biện đình: ngang hàng với Lý trưởng, là thư ký giúp việc khi làng tổ chức
lễ hội Kỳ yên, nhưng có thể giúp Thư lại khi tu chỉnh sổ bộ
15 Thư lại: thư ký
Trang 7Bên cạnh bàn Hội tề còn các dịch mục chuyên trách gồm:1 Kế hiền, 2 Hương quan, 3 Chánh bái, 4 Tham trưởng, 5 Hương lễ, Hương văn và Tư văn, 6 Cai đình và Tri đình, 7 Hương ẩm, 8 Hương sư và Tri khách, 9 Hương giáo, 10 Cai binh: chức việc thúc giục dân binh trình diện đúng lệ, 11 Hương điền, 12 Thủ khoán và Thủ bổn (http://www.tiengiang.gov.vn)
Năm 1921, thực dân Pháp tiến hành cuộc “ Cải lương hương chính”, xóa
bỏ hội đồng kỳ mục, thay thế bằng hội đồng tộc biểu, bao gồm các đại biểu của các dòng họ trong làng, mỗi họ được cỏ một số đại biểu, tùy theo số suất đinh trong họ Tộc biểu là người từ 25 tuổi trở lên, biết chữ, có gia sản, không can phạm Hội đồng tộc biểu bầu ra hội đồng hương chính, gồm Chánh hội, phó hội, thư ký và các tay chân giúp việc song cuộc cải cách này thất bại nên năm
1927, thực dân Pháp phải lập hội đồng kỳ hào, đến năm 1941, lại xóa bỏ hội đồng tộc biểu, chỉ còn hội đồng kỳ mục
Ví dụ: Ở làng Tơ, thuộc xã Đông La, thuộc vùng châu thổ sông Hồng: Hội đồng kỳ mục gồm 10 địa chủ quan trọng Được quy tụ từ nhóm các quan chức của làng Trong các tế lễ ở đình, họ được ngồi các vị trí quan trọng ở hai bên tả hữu của khu Tiền tế, nơi các đồ tế lễ được dâng lên bàn thờ Trong các bữa cỗ của cả làng, thứ tự ngồi được tuân theo trật tự nghiêm ngặt,thể hiện cho
vị trí tương quan của những người tham dự Các thành viên của hội đồng không
có ngoại lệ, là những người sở hữu ruộng đất và vị thế của họ được tăng them bằng việc có một chút bằng cấp trong hệ thống quan lại hoặc do quá trình phục
vụ cho người Pháp, ví dụ như có người từng tham gia đội lính khố xanh Ở làng
Tơ, không có quan lại lớn trong triều đình hoặc người thi đạt mức cao nhất trong các kỳ thi của triều đình, nên địa chủ lớn nhất của Hội đồng giữ chức Tiên chỉ (Làng Việt đối diện với tương lai hồi sinh quá khứ, Hội khoa học lịch
sử Việt Nam, nxb Đà Nẵng,2007)
1.2.1.6 Bộ máy chức dịch:
Bộ máy chức dịch là đại diện của nhà nước phong kiến ở xã, có trách nhiệm giữ gìn an ninh, thu thuế, điều động binh dịch Đứng đầu bộ máy này thời Trần là các xã quan (quan lại nhà nước cử về), đến năm 1466, bỏ xã quan,
cử xã trưởng (3-5 người, do làng bầu từ người trong làng, song không được là người có quan hệ anh em ruột, người có quan hệ thông gia), năm 1828 chỉ còn một người gọi là lý trưởng và 1-2 phó lý tùy theo số suất đinh nam và tùy số thôn hợp thành Ngoài ra, còn có các tay chân giúp việc như: hộ lại (phụ trách giấy tờ hộ tịch, hộ khẩu), chưởng bạ (phụ trách giấy tờ về ruộng đất), thủ quỹ, trương tuần (khán thủ, hương trưởng)
Ví dụ: Ở làng Tơ, thuộc xã Đông La, thuộc vùng châu thổ sông Hồng: Gần như trong suốt giai đoạn thực dân, chức Lý trưởng do con cháu hai địa chủ lớn nhất nắm giữ, dòng họ Nguyễn Bá và Nguyễn Hữu Hai gia tộc này cũng có quan hệ thông gia với nhau Lý trưởng và các cộng sự(tuần lý trưởng) thường dao động từ 5 đến 8 người, thường được coi là “trai đinh”, có ý chỉ họ không liên quan đến hội đồng kỳ mục Lý trưởng Nguyễn Bá Diệu khi lên nhậm chức vào năm 1924 mới hơn 30 tuổi trong khi các thành viên khác của chính quyền làng chỉ khoảng gần 30 tuổi Tuổi tác của họ phù hợp với các chức danh và nhiệm vụ, tuy thế mối liên quan của họ với các gia đình địa chủ nắm quyền ở
Trang 8làng chỉ nhằm mục đích củng cố chính trị, giúp các quan lại để dễ xử lý các việc của làng Nhiệm vụ của dân làng là nuôi sống và chu cấp cho bộ máy này
1.2.1.7 Các Phường Hội
Trong mỗi làng xưa kia có nhiều tổ chức phường (hoặc họ, hội) với các mục đích khác nhau, phường (hội) của những người có cùng nghề nghiệp (phường đúc, phường dệt, phường rèn…) hay vì mục đích tương trợ ( phường thóc, phường tiền…), vì mục đích tín ngưỡng như hội chư bà, hoặc có cùng địa
vị xã hội ( hội văn tự, hội kỳ anh, hội môn sinh…) Trong các phường hội này, hội văn tự tập hợp những người có trình độ Nho học, thơ ca có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội và văn hóa của Làng
1.2.2 Tự quản bằng các quan hệ xã hội và hương ước
1.2.2.1 Tự quản bằng các quan hệ xã hội
Làng Việt là một phức hợp các quan hệ về giới tính (nam-nữ), huyết thống (dòng họ), địa vực (hay quan hệ láng giềng), tuổi tác (người cao tuổi và người hơn tuổi), nghề nghiệp (làm ruộng và các nghề thủ công), vị thế xã hội (quan viên và bạch đinh), Các mối quan hệ này được điều chỉnh bằng hương ước Mỗi làng có bản hương ước riêng, làm công cụ để quản lí đời sống cộng đồng Hương ước vốn là những quy ước truyền miệng về các mặt đời sống, được dân làng tuân thủ, nhiều mặt đã trở thành phong tục của làng Đến giữa thế kỷ XV, các quy ước trên được văn bản hóa thành hương ước
1.2.2.2 Tự quản bằng hương ước
“Hương ước giữ vị trí quan trọng, nó điều chỉnh các quan hệ xã hội, dung hòa giữa tục lệ của làng xã và luật pháp của nhà nước”, đó là khẳng định của PGS, TS sử học Đinh Khắc Thuân, Viện Hán-Nôm, Viện Khoa học xã hội Việt Nam tại tọa đàm “Một số vấn đề về hương ước làng xã người Việt” tổ chức chiều 20-6 tại Trung tâm văn hóa Pháp, Hà Nội
Tồn tại song song với luật pháp, hương ước từng là một công cụ và phương thức quản lý trong xã hội truyền thống của người Việt Hương ước ngày nay vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của làng xã Việt Nam
Hương ước của người Việt ra đời sớm và tồn tại đồng hành cùng làng xã Việt Hương ước được lưu truyền dưới nhiều dạng, có thể truyền miệng, ghi lại bằng văn bản, hay khắc trên bia đá, tấm gỗ
Đến năm 1945, hương ước làng Việt đã trải qua hai giai đoạn tồn tại: đó
là hương ước cổ và hương ước cải lương Ngoài ra còn có hương ước mới được hình thành từ những năm 90 trở lại đây
Hương ước cổ : được viết bằng chữ Hán (đầu thế kỷ XX mới có một số
bản viết bằng chữ quốc ngữ), ra đời trước tháng 8 năm 1921, do các làng tự soạn thảo, do vậy chúng đa dạng về tên gọi (khoán ước, tục lệ, điều lệ, điều ước, khoán bạ) và nội dung, cách thể hiện Nhìn chung, mỗi bản hương ước gồm các điều khoản liên quan đến cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội, bảo vệ sản xuất, gìn giữ môi trường, bảo vệ an ninh, tổ chức thờ cúng, bảo đảm các nghĩa vụ (sưu thuế, binh dịch) với nhà nước, nghĩa vụ của các cá nhân thuộc các thành phần xã hội đối với các mặt đời sống của làng
Trang 9Mỗi điều khoản thường gắn với lời khuyên răn, khuyến khích hay cấm đoán, có khi là các hình thức khen thưởng người có công hay xử phạt người vi phạm (phạt tiền, bắt bồi thường thiệt hại, đánh đòn, hạ ngôi thứ, tẩy chay quan hệ…)
Hương ước không chỉ có ý nghĩa như là một thứ luật pháp mà còn có ý nghĩa như là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức Vì vậy, nó chứa đựng những giá trị văn hoá dân gian, hàm chứa nhiều yếu tố tích cực Song, hương ước cũng tồn tại không ít các yếu tố tiêu cực (như sự lợi dụng hương ước để hà hiếp dân của cường hào, ác bá trong làng…)
Xem xét các Hương ước cổ còn lại đến ngày nay ta thấy rằng về cơ bản, quy định trong các bản Hương ước đều thể hiện tinh thần ý thức hệ Nho giáo
Đó là các quy định về “Tam cương, ngũ thường”, về “tôn ti trật tự” trong các quan hệ có tính thứ bậc trong làng xã Qua đó, Hương ước cũng đã điều chỉnh các mối quan hệ xã hội cụ thể trong làng xã Việc phát huy tinh thần tự chủ, tự giác, tự quản làng xã cùng dư luận xã hội và các biện pháp thưởng, phạt khác
đã giúp cho trật tự, kỷ cương làng xã được thực hiện một cách rất nghiêm chỉnh, nhờ đó đã giúp rất nhiều cho sự phát triển của làng xã hôm nay Hương ước không chỉ là biểu hiện của pháp luật mà còn giúp khắc phục các chỗ hổng của pháp luật hoặc pháp luật quy định chưa cụ thể, đưa pháp luật đi vào đời sống người dân một cách dễ dàng hơn Pháp luật dù cụ thể đến mấy cũng không thể bao quát được tất cả các đặc thù của quan hệ làng xã Đặc biệt là các làng xã cổ truyền Việt Nam bên cạnh các đặc điểm có tính phổ quát, mỗi làng xã lại có các đặc điểm riêng của mình Do vậy, mỗi một cộng đồng làng xã cụ thể luôn cần đến các quy định gần gũi, dễ hiểu, dễ thực hiện cho mọi thành viên trong làng, phản ánh được nhu cầu tổ chức và phát triển vủa mỗi làng, xã cụ thể Bên cạnh đó, khi có những chính sách của Nhà nước đưa xuống các vùng nông thôn thì nhờ có Hương ước của các làng nên việc thực thi những chính sách đó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh hơn, nâng cao ý thức pháp luật của người dân ta Trong ý nghĩa ấy, Hương ước là phương tiện, công
cụ bổ sung quan trọng cho khả năng điều chỉnh của luật nước, thể hiện ở các việc cụ thể
Hương ước biến các quy định chung của pháp luật thành các quy định cụ thể của làng: đơn giản hoá các quy định của luật nước, làm cho ý thức hệ pháp luật của Nhà nước trở nên gần gũi và thâm nhập vào hệ tư tưởng, vào tâm lý và lối sống của mỗi người dân, làm pháp luật trở nên dễ hiểu, dễ áp dụng Với lối hành văn dung dị, có vần điệu theo dân gian, Hương ước đi vào đời sống một cách tự nhiên, nên thấm sâu vào đời sống cộng đồng mà ít cần đến các phương tiện tuyên truyền, phổ biến ồn ào, tốn kém
Hương ước góp phần biến cải khuôn khổ cứng nhắc, các quy tắc có tính nghiêm khắc lạnh lùng của luật pháp thành sự uyển chuyển, linh động và biến hoá trong lối hành xử của các cộng đồng Ở Hương ước, lệ làng, ta nhận thấy các tinh thần khoan dung, độ lượng và uyển chuyển, hoá giải cái khô cứng, hà khắc, đôi khi là tàn bạo của luật pháp
Hương ước đưa ra nhiều quy định cụ thể bổ khuyết vào các lỗ hổng của pháp luật, trong các mối quan hệ cụ thể của cuộc sống làng xã Các vấn đề như chia ruộng đất công, lão quyền, nam quyền, phụ quyền, trưởng quyền, an ninh
Trang 10làng xã, đời sống tâm linh của cộng đồng… Thường là những vấn đề được quy định chung chung trong luật
a Hương ước xã Đông kết và quy ước làng Yên Sở
(Nguồn: truongtoc.com/ /Huong-uoc-net-dep-van-hoa-cua-lang-que-Viet-23.)
Không chỉ vậy, hương ước còn thể hiện giá trị nhân văn rõ nét trong việc đề cao đạo, tình thầy trò, răn học trò phải biết kính thầy, yêu thầy Ấy là nét đẹp văn hoá truyền thống của người Việt ta
Trước kia, nếu trong làng có ai đó đỗ đạt cao trong các kỳ thi thì dân làng sẽ tổ chức lễ vinh qui bái tổ thật long trọng, có thể xem đó như một ngày hội lớn của cả làng.Mỗi người trong làng sẽ đóng góp cỗ mừng gồm : một con lợn, một chĩnh rượu bằng hai quan tiền sử, một mâm xôi lớn bằng một trăm thăng nếp, rồi chuẩn bị chu tất nghi trượng của đám rước như hương án, dù, cờ, lọng, chiêng, trống, gậy và độ sáu mươi người đi theo đám rước
Không chỉ có thế các nho sĩ đỗ đạt còn được mừng và nhận rất nhiều những thứ tặng phẩm khác nữa, được ngồi chiếu trên ở Đình, được góp tiếng nói quyết định vào công việc của làng xã
Khi mất,các bậc nho sĩ ấy sẽ được xếp vào hạng Tiên hiền, được khắc tên vào văn bia, nhận ruộng tế và được dân làng tổ chức tế lễ hàng năm
Hương ước cải lương: ra đời từ cuộc cải lương hương chính vào tháng
8 năm 1921 của thực dân Pháp Văn bản chủ yếu được viết bằng chữ Quốc ngữ, một số bản viết bằng chữ Hán, chữ Nôm Mỗi bản hương ước gồm hai phần: