Lời cảm ơn:Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và khoa Khoa Học Xã Hội đã đưa một môn học hay và bổ ích “ Lịch sử văn minh thế giới” vào chương trình
Trang 1TRƯNG ĐI HC QUC T HNG BNG KHOA KHXH
NGNH : Truyền Thông Đa Phương Tiện
TIU LUẬN CUI KÌ
Môn: LỊCH SỬ VĂN MINH TH GIỚI
Đề tài: Nền văn minh Lưỡng Hà
GVHS: ThS Nguyễn Thị Thu Hằng SVTH: Hồ Thị Thùy Sen
Trang 2LƯỠNG H CỔ ĐI – CÁI NÔI CỦA NỀN VĂN MINH NHÂN LOI
Trang 3Lời cảm ơn:
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và khoa Khoa Học Xã Hội đã đưa một môn học hay và bổ ích “ Lịch sử văn minh thế giới” vào chương trình dạy học, đồng thời cung cấp tài liệu, thông tin môn học đầy đủ đến sinh viên Đặc biệt, xin cảm ơn giảng viên phụ trách, Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt kiến thức, góp ý kinh nghiệm quý báu của bản thân cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua Lịch sử văn minh thế giới là một môn học xã hội, khá nặng về kiến thức và thậm chí nghe có vẻ khô khan với một sinh viên như em, nhưng dưới sự giảng dạy nhiệt huyết, cách thức truyền đạt mới lạ của cô, môn học dần trở nên cuốn hút và đặc sắc hơn qua từng tiết học Nhờ có những câu hỏi, gợi mở của cô mà em đã tìm hiểu và biết được nhiều kiến thức mới lạ chứ không chỉ là học trên giáo trình Bên cạnh đó, cũng xin cảm ơn cô đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong bài tiểu luận cuối kì để em hoàn thành môn học tốt nhất Thời gian học tập và làm việc cùng nhau không quá dài, nhưng cũng đủ để em học hỏi từ cô nhiều điều hay và kịp có những kỉ niệm với lớp May mắn của em là năm nhất đại học, giữa những bước đi chập chững đầu tiên đã gặp được cô và đồng hành trong suốt môn học Xin chân thành cảm ơn cô rất nhiều và mong sẽ còn gặp cô ở nhiều môn học khác trong tương lai!
Trang 4Lời nói đầu
Kể từ khi con người xuất hiện trên trái đất, để tồn tại và duy trì sự sống, đã vô tình, hữu ý sáng tạo ra các giá trị vật chất, tinh thần, rồi dần dần trở thành những nền văn minh khi các quốc gia được thành lập Đó chính là nền tảng, cơ sở cho sự phát triển của thế giới hiện đại
mà chúng ta đang sống Nhờ có bộ môn “Lịch sử văn minh thế giới” mà em mới có cơ hội
để tìm hiểu, nhìn lại thành tựu từ những ngày đầu tiên và thật sự bị đắm chìm trong những câu chuyện thần thoại, sử thi, những tuyệt tác kiến trúc đẹp mê hồn, những phát minh vĩ đại… đã có từ lâu đời Mỗi quốc gia là mỗi nền văn minh, mỗi một màu sắc riêng, và em lựa chọn nền văn minh Lưỡng Hà là đề tài cho bài tiểu luận cuối kì của mình Đây là một trong
số những quốc gia xuất hiện sớm nhất ở phương Đông, có bề dày lịch sử phát triển và một nền văn minh rực rỡ; còn được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh thế giới
Bài viết bao gồm hai nội dung chính: khái lược về Lưỡng Hà và ý nghĩa những thành tựu
mà nền văn minh Lưỡng Hà đóng góp cho nhân loại Em xin cam kết, bài viết hoàn toàn được thực hiện bởi cá nhân, nội dung được tích lũy trong quá trình học tập và có tham khảo thêm một số tài liệu Mặc dù đã nghiên cứu, tìm hiểu trước khi làm bài, song, không thể tránh khỏi những sai sót, mong được cô góp ý để bài viết được hoàn thiện hơn!
Trang 5Mục lục
Lời nói đầu 4
KHÁI LƯỢC VỀ NỀN VĂN MINH LƯỠNG H 6
1 Sự ra đời và phát triển: 6
2 Lưỡng Hà qua các thời kì: 7
NHỮNG Ý NGHĨA THNH TỰU NỀN VĂN MINH LƯỠNG H ĐÓNG GÓP CHO NHÂN LOẠI 9
1 Chữ viết và văn học: 9
2 Luật pháp: 9
3 Kiến trúc và điêu khắc: 10
4 Thiên văn: 11
5 Khoa học tự nhiên và những phát minh quan trọng: 12
6 Y học: 16
Tổng kết: 16
Tài liệu tham khảo 18
Trang 6Miền đất Lưỡng Hà gây ấn tượng với người nghe ngay từ cái tên – Lưỡng Hà (Mésopotamie
) nghĩa đen là miền giữa hai con sông, bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp, mêđốt là ở giữa và
pôtamốt là sông Đây được xem là một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại, ra
đời từ rất sớm, khoảng thiên kỉ III TCN thế nhưng lại không tồn tại lâu dài cho đến hiện đại Nằm trong vùng chảy của hai con sông lớn, nguồn nước dồi dào, hằng năm được bồi đắp một lượng phù sa đáng kể cho đất, cư dân Lưỡng Hà có lợi thế phát triển nông nghiệp từ sớm, thương nghiệp, mua bán cũng được đẩy mạnh, nền kinh tế phát triển toàn diện tạo điều kiện cho kĩ thuật, khoa học tiến bộ ngay từ những ngày đầu Đặc biệt, do có lịch sử phát triển qua nhiều thời kì, có nhiều tộc người đến và đi mà nền văn minh nơi đây mang nhiều dấu ấn khác biệt, đóng góp to lớn cho sự phát triển của văn minh nhân loại Đó chính là lí do
mà em chọn Lưỡng Hà làm đề tài nghiên cứu
KHÁI LƯỢC VỀ NỀN VĂN MINH LƯỠNG H
1 Sự ra đời và phát triển:
Do có lợi thế nguồn nước từ sông, đất đai phì nhiêu, Lưỡng Hà đã sớm biết đến sản xuất nông nghiệp, khi công cụ sản xuất còn tương đối thô sơ, kinh Thuở sơ khai, nơi này được bao quanh bởi hai con sông là Tigrơ và Ơphrát, đều bắt nguồn từ miền rừng núi Acmênia chảy qua lãnh thổ nước Irắc, rồi đổ ra vịnh Ba Tư (Pécxích) Vào mùa xuân, tuyết ở cao nguyên Acmênia tan làm nước ở hai sông Tigrơ và Ơphrát dâng cao gây nên lũ lụt làm ngập
cả một vùng rộng lớn Nhưng cũng chính nhờ nước ngập lụt, đất đai ở đây không ngừng được bồi đắp và trở nên màu mỡ Lượng phù sa ở đây nhiều đến nỗi, qua mấy nghìn năm, cả một vùng biển rộng lớn ở cửa sông này đã trở thành đồng bằng, bờ biển của vịnh Ba Tư phải lùi xa gần 200km và từ đó hình thành dải đất đặc biệt hình bán nguyệt nằm giữa hai con sông với tên gọi Lưỡng Hà
Kinh tế ở đây vẫn có điều kiện phát triển so với các nước khác Người dân sinh sống bằng nghề trồng lúa, các loại hoa màu, cây ăn quả và chăn nuôi trâu, bò, cừu, dê, lừa, ngựa,…
Trang 7(Cuộc sống của cư dân Lưỡng Hà)
Để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khắc phục hậu quả của thiên tai, lũ lụt người dân ở đây đã biết làm công tác thủy lợi, đắp đê, đào kênh dẫn nước vào ruộng, phục vụ cho tưới tiêu và sinh hoạt Bên cạnh đó, hai con sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như cái cầu nối liền vùng Hắc Hải với vịnh Ba Tư, nối liền Địa Trung Hải với phương Đông, tạo thành một hành lang thuận tiện cho giao thương trao đổi, mua bán với các nước láng giềng cũng như du nhập nhiều nền văn hóa lân cận
2 Lưỡng Hà qua các thời kì:
Lưỡng Hà là một vùng màu mỡ thuận lợi cho cuộc sống của con người nhưng về địa hình, lại là một vùng hoàn toàn để ngỏ ở mọi phía, không có biên giới hiểm trở bảo vệ, vì vậy trong mấy ngàn năm lịch sử, vùng này đã trở thành nơi tranh giành, miếng mồi béo bở của nhiều tộc người khác nhau, dẫn đến sự hưng vong của rất nhiều quốc gia hùng mạnh một thời
Vào khoảng đầu thiên kỉ III TCN, người Sumer đến sinh sống ở miền Nam Lưỡng Hà Giữa các dòng sông và suối, họ đã xây dựng những thành phố đầu tiên cùng với các kênh đào thủy lợi được ngăn cách bởi những dải sa mạc rộng lớn hoặc đầm lầy nơi các bộ lạc du mục
Trang 8sinh sống Do giao tiếp giữa các thành phố bị hạn chế vì khó khăn và đôi khi nguy hiểm, mỗi thành phố Sumer dần trở thành một thành bang, độc lập với các thành phố khác Đôi khi
có một thành phố cố gắng chinh phục và thống nhất khu vực, nhưng thường là kết thúc thất bại Bởi lẽ đó, lịch sử chính trị của Sumer là một chuỗi những cuộc chiến gần như liên tục Cuối cùng Sumer được thống nhất bởi Eannatum nhưng cũng không tồn tại được lâu dài khi chỉ một thế hệ sau đã bị người Akkad chinh phục vào năm 2331 TCN Đế chế Akkad là đế chế đầu tiên thành công tồn tại hơn một thế hệ và chứng kiến các vị vua kế vị trong hòa bình Tuy nhiên, đến cuối thế kỉ XXIII TCN, Accát bị người Guti ở Đông Bắc chinh phục
và thống trị trong một thời gian khá dài Sau khi người Guti bị đánh đuổi, quyền thống trị ở Lưỡng Hà chuyển sang tay vương triều III của Ua, một thành bang cổ xưa của Sumer Phạm
vi thống trị của vương triều này cũng rất rộng, nhưng đến cuối thế kỉ XXI TCN thì bị suy yếu và bị liên quân của Elam (một bộ tộc ở phía Đông) và Mari (một thành bang ở phía Bắc) đánh bại
Đến thời Babilon, vua Hammurabi đã lần lượt đánh bại các thành bang xung quanh, thống nhất được hầu hết vùng Lưỡng Hà, xây dựng bộ máy nhà nước chuyên chế tập quyền trung ương Đây được xem là quốc gia hùng mạnh nổi tiếng nhất trong lịch sử Lưỡng Hà cổ đại Nhưng sau khi Hammurabi chết, Babilon bị suy yếu dần Trong vòng 1000 năm, tình hình Babilon rất rối ren, đồng thời nhiều lần bị ngoại tộc tấn công và thống trị Đến năm 732 TCN, Babilon bị một quốc gia hùng mạnh ở phía Bắc là Atxiri xâm chiếm, đến năm 729 TCN thì trở thành một bộ phận của Atxiri Về sau, Atxiri bắt đầu suy yếu, một viên tướng người Canđê đã đứng lên tuyên bố Babilon độc lập, cho ra đời Tân Babilon Ngay sau đó, Tân Babilon liên minh với nước Mêđi ở phía Đông Bắc cùng tấn công Atxiri, đất đai của Atxiri bị chia làm hai phần: nửa phía Bắc thuộc về Mêđi, nửa phía Nam thuộc về Babilon Năm 550 TCN, Ba Tư đánh bại Mêđi, Babilon cũng trở thành mục tiêu chinh phục của Ba
Tư, và trở thành một bộ phận của đế quốc này sau hơn mười năm chiến tranh khốc liệt Năm
328 TCN, đế quốc Ba Tư bị Alêchxăngđrơ Makêđônia tiêu diệt Cả Tây Á bị nhập vào đế quốc Makêđônia Sau khi Alêchxăngđrơ chết, đế quốc Makêđônia bị phân chia, Babilon lằm trong vương quốc của Xêlơcut, một tướng của Alêchxăngđrơ
Trang 9NHỮNG Ý NGHĨA THNH TỰU NỀN VĂN MINH LƯỠNG H ĐÓNG GÓP CHO NHÂN LOI
Các tộc người trước sau tới Lưỡng Hà lại đồng hóa nhau làm cho thành phần cư dân ở đây hết sức phức tạp, bên cạnh đó cũng góp phần đa dạng hóa nền văn minh Lưỡng Hà
1 Chữ viết và văn học:
Chữ viết đầu tiên do người Sumer sáng tạo ra vào cuối thiên kỉ IV TCN Ban đầu là chữ tượng hình, muốn viết chữ gì thì vẽ những hình liên quan, âm thanh thì vẽ kết hợp giữa hình chỉ âm tiết và một số hình khác để phân biệt các khái niệm, rồi dần dần lượt bỏ các nét phức tạp, chỉ giữ lại những nét tiêu biểu Do cách lưu trữ tài liệu là viết trên đất sét, sử dụng những que nhọn nên sau này, những nét dài được thay bằng những nét ngắn, những nét cong được thay bằng nét thẳng để viết dễ dàng hơn Đồng thời, dùng que viết trên đất sét thì chỗ mới ấn vào sẽ có nét to, chỗ rút bút ra sẽ có nét nhỏ, các nét khá giống hình cái nêm Các nét
ấy bố trí ở vị trí khác nhau mà tạo thành các chữ khác nhau Loại chữ này được gọi là chữ tiết hình tức là chữ hình nêm.Về sau người Phênixi và người Ba Tư trong quá trình xâm chiếm đã cải tiến chữ tiết hình thành vần chữ cái Chính những vần chữ cái ấy đã đặt cơ sở, nền móng cho việc đặt ra chữ cái Hy Lạp và La Tinh sau này, đây được xem là một trong những đóng góp cực kì to lớn của người Lưỡng Hà cổ đại
Về văn học, có thể chia làm hai bộ phận là văn học dân gian và sử thi (hay còn gọi là bản anh hùng ca) Văn học dân gian phản ánh cuộc sống sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân hay châm biếm, dạy cách đối nhân xử thế, chủ yếu là truyền miệng nên ngày nay
ít người biết đến Loại còn lại chịu ảnh hưởng của tôn giáo khá nặng và chiếm vị thế quan trọng Thường là ca ngợi các vị thần linh, tiêu biểu có thể kể đến "Khai thiên lập địa", "Nạn
Trang 10hồng thủy", "Gingamét" Những truyện này sau khi ra đời đã có ảnh hưởng lớn ở Tây Á, kinh thánh ở các nước đều có bắt nguồn từ nền văn học Lưỡng Hà
2 Luật pháp:
Lưỡng Hà là nơi ra đời sớm nhất của các bộ luật, từ những năm 2200-2100 TCN, nhưng hiện tại, các nhà khảo cổ chỉ có thể tìm được một vài đoạn nhỏ trên các phiến đất sét Các đoạn ấy nói đến các vấn đề kế thừa tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, bảo vệ vườn quả, đất đai
và trách nhiệm của người chăn nuôi đối với súc vật, sự trừng phạt đối với nô lệ bướng bỉnh, những nô lệ chạy trốn Bộ luật quan trọng nhất phải kể đến ở Lưỡng Hà cổ đại là bộ luật Hammurabi thời vua Hammaura (1796 TCN - 1750 TCN) - vị vua thứ 6 của thời kì Babilon Nhờ có sự ra đời của luật pháp, việc cai trị trở nên dễ dàng hơn cũng như bảo vệ được quyền lợi của nhân dân, đem lại hạnh phúc ấm no và củng cố nền độc lập quốc gia Phải nói rằng đây là cống hiến có giá trị vô cùng to lớn, cho dù là ở thời cổ đại hay hiện đại đều rất cần có luật pháp
(Bộ luật hammurabi)
3 Kiến trúc và điêu khắc:
Trang 11Đất đai chủ yếu ở Lưỡng Hà là đất sét, ngoài ra rất ít đá, gỗ muốn xây nhà là điều khó khăn nhưng chính bất lợi ấy lại là điều kiện để người Lưỡng Hà phát minh ra loại vật liệu xây dựng khác từ đất sét - gạch Người Lưỡng Hà là những người đầu tiên sản xuất gạch hàng loạt, bằng cách cho ra đời lò nung, nâng cao chất lượng của những viên gạch Gạch nung bằng lò có kích thước đồng đều và chắc chắn hơn, khi xây nhà sẽ đẹp hơn Kể từ khi biết sử dụng gạch nung, người Lưỡng Hà có bước tiến vượt bậc về các công trình kiến trúc Những công trình to lớn và hùng vĩ như đền, thành quách, cung điện và đặc biệt là vườn hoa trên
không – vườn treo Babilon, được liệt vào hàng kiệt tác của nhân loại và là một trong bảy kì quan thiên nhiên của thế giới Đó là thành quả để đời của cư dân Lưỡng Hà, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nhà kiến trúc hiện đại
(Vườn treo Babilon)
Nghệ thuật điêu khắc bao gồm tượng và phù điêu, những tác phẩm tương đối tiêu biểu là
"bia diều hâu", "Cột đá Naramxin", "Bia luật Hammurabi”, các tượng thần Atxiri…
4 Thiên văn:
Quan một thời gian dài tích lũy kinh nghiệm, ngồi trên tháp cao để quan sát bầu trời và các
vì sao, người Lưỡng Hà đã có một phát minh vượt bậc Đó chính là Âm lịch, một năm có 12
Trang 12tháng, 6 tháng đủ và 6 tháng thiếu Tháng đủ sẽ có 30 ngày, tháng thiếu có 29 ngày, vậy một năm có 354 ngày, so với năm mặt trời thì còn thiếu hơn 11 ngày Vì vậy để khắc phục nhược điểm đó, họ đã khám phá ra tháng nhuận Thời Hammurabi, tháng nhuận do vua quy định, về sau mới có chu kì cố định Đến thời Tân Babilon, cứ 8 năm thì nhuận 3 lần, sau đổi thành 27 năm nhuận 10 lần Ngày của người Lưỡng Hà bắt đầu từ lúc mặt trời lặn Mỗi ngày chia làm 12 giờ, mỗi giờ có 30 phút Như vậy, mỗi phút của người Lưỡng Hà cổ đại bằng bốn phút ngày nay Lịch của người Babilon cổ đại tuy là âm lịch nhưng rõ ràng là đã tương đối chính xác so với ngày nay
(Cư dân Lưỡng Hà dựa vào Mặt Trăng làm lịch)
5 Khoa học tự nhiên và những phát minh quan trọng:
Về toán học, thành tựu toán học đầu tiên của cư dân Lưỡng Hà cần nói đến là phép đếm độc đáo, lấy số 5 làm cơ sở của phép đếm, điều này có thể bắt nguồn từ cách đếm số ngón tay của một bàn tay Về sau người ta lại lấy 60 làm cơ sở, có lẽ vì 60 = 5 x 12, 5 là 5 ngón tay còn 12 là 12 tháng Cũng chính nhờ vào cơ số 60, từ đó, người Lưỡng Hà phân chia 1 giờ thành 60 phút và 1 phút gồm 60 giây; vòng tròn thì được chia thành 360 độ cho đến nay chúng ta vẫn đang sử dụng cách tính này.Người Lưỡng Hà cổ đại đã biết cách làm 4 phép
Trang 13tính, họ còn biết lập các bảng cộng trừ nhân chia để giúp các nhân viên hành chính tính toán được nhanh Họ còn biết phân số, lũy thừa, căn số bậc 2 và căn số bậc 3; đồng thời còn biết lập bảng căn số Họ cũng đã biết giải phương trình có 3 ẩn số Về hình học, xuất phát từ yêu cầu đo đạc ruộng đất, người Lưỡng Hà cổ đại đã biết tính diện tích các hình chữ nhật, hình tam giác, hình thang, hình tròn, nhưng khi tính diện tích và chu vi hình tròn họ chỉ mới biết
số π = 3
(bảng ghi chép phương thức tính toán của người Babilon)
Những phát minh có giá trị quan trọng:
Thuyền buồm
Những chiếc bè nguyên thủy và tàu nổi đã hình thành nên những phương thức vận chuyển
và đi lại quan trọng kể từ khi con người còn di chuyển khắp thế giới, nhưng chính người Lưỡng Hà mới là người cách mạng hóa việc di chuyển bằng đường thủy bằng cách phát minh ra những cánh buồm Do nhu cầu giao thương hàng hóa, người Sume nhận thấy di chuyển bằng đường bộ mất nhiều thời gian và không vận chuyển được hàng hóa số lượng lớn, đó chính là gợi mở cho việc phát minh ra thuyền buồm Trong khi thân tàu vẫn được làm bằng gỗ và được xây dựng theo thiết kế tương tự như những con thuyền trong quá khứ,