Thời kỳ này, nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tếkế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt độngtheo cơ chế thị trường,
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LỊCH SỬ KINH TẾ QUỐC DÂN
ĐỀ TÀI: KINH TẾ VIỆT NAM 1986
-2000
GV HƯỚNG DẪN: ThS Đinh Hoàng Tường Vi NHÓM THỰC HIỆN: 10
THÀNH VIÊN:
1 Nguyễn Thị Hoài My K204031041
2 Nguyễn Ngọc Hoài Thương K204031079
3 Nguyễn Thị Quỳnh Thư K204031078
4 Lê Hoàng Minh Như K204031052
5 Nguyễn Thị Quỳnh Như K204031054
6 Trương Thị Lâm Phương K204031060
7 Trần Đình Thanh Vân K204031087
Trang 3MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
I BỐI CẢNH LỊCH SỬ ……… 4
I.1 Tình hình trong nước 4
I.2 Tình hình thế giới 4
II ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ…….……….……… 5
2.1 Thời gian……… 5
2.2 Quan điểm……… …… 5
2.3 Mục tiêu……… 6
2.4 Nội dung ……… 6
2.4.1 Đổi mới về kinh tế……… 6
2.4.2 Đổi mới về chính trị……….6
III QUÁ TRÌNH ĐẤT NƯỚC THỰC HIỆN ĐƯỜNG LỐI ĐỔI MỚI……….… 6
III.1 Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: Bước đầu công cuộc đổi mới…….… 6
3.1.1 Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VI……….…….….…6
3.1.2 Thành tựu……… …… 7
3.1.3 Hạn chế…….……… …8
III.2 Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới……….… 8
3.2.1 Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VII……… 8
3.2.2 Thành tựu……… 9
3.2.3 Hạn chế……… ….10
3.3 Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000: Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa……….…… 10
3.3.1 Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VIII……….…10
3.3.2 Thành tựu……….……… 11
3.3.3 Hạn chế……….…… 11
IV Ý NGHĨA……… 12
Kết luận 13
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam ta anh dũng khi chiến thắng các cuộc kháng chiến cứu quốc, hàn gắn vết thương sau chiến tranh và tìm ra cơ chế, mô hình phát triển kinh tế nhằm để đạt được nhiều thành tựu với những dấu ấn quan trọng trên nhiều lĩnh vực Từ một quốc gia thuần nông, trình độ phát triển thấp, Việt Nam đã chuyển mình trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình trên thế giới
Nhìn lại chặng đường vào những năm 1986 - 2000, nhận ra những bất cập của cơ chế kinh tế hiện hành, Nhà nước đã bắt đầu có những thay đổi trong chính sách quản lý kinh tế Thời kỳ này, nước ta đã thực hiện đường lối đổi mới, chuyển đổi từ nền kinh tế
kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và định hướng xã hội chủ nghĩa Đường lối đổi mới của Đảng nhanh chóng nhận được sự hưởng ứng rộng rãi của quần chúng nhân dân, khơi dậy tiềm năng và sức sáng tạo của các loại hình kinh tế để phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng sản phẩm cho xã hội Giai đoạn 1986-2000, tổng sản phẩm trong nước bình quân mỗi năm tăng 6,51 Khi so với tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thế giới và sự giảm sút của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Đông Âu và Liên Xô khi chuyển sang kinh tế thị trường, thì các tốc
độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là một kết quả đáng ghi nhận Cơ cấu kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là đúng hướng và phù hợp với yêu cầu đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Việt Nam đạt những thành tựu nhất định trong lĩnh vực kinh tế đã khẳng định đường lối đổi mới kinh tế của Đảng đề ra là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp quy luật khách quan và đáp ứng được lòng mong muốn của nhân dân ta, đem lại kết quả đáng khích lệ và tạo khả năng cho nền kinh tế phát triển tốt Để đạt được những thành công bởi Đảng ta thực hiện quá trình đổi mới luôn quán triệt quan điểm “dân là gốc”, vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò làm chủ, tinh thần trách nhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồn lực của nhân dân, phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc Những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân
từ thực tiễn là yếu tố quan trọng góp phần hình thành đường lối đổi mới của Ðảng Dân chủ Xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước Do đó, xây dựng, phát huy dân chủ Xã hội chủ nghĩa phải bảo đảm tất cả quyền lực thuộc về nhân dân để nhân dân thật sự là chủ thể tiến hành đổi mới và thụ hưởng thành quả của đổi mới
3
Trang 5NỘI DUNG
I B=i c@nh lDch sF
1.1 Tình hình trong nước
Tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội, chế độ làm chủ tập thể, nền kinh tế mới, nền văn hóa mới và con người mới xã hội chủ nghĩa gắn với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Hai kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1985) đất nước ta đạt được nhiều thành tựu song cũng gặp không ít khó khăn
10 năm đầu tiên của thời kỳ quá độ, nền sản xuất cũ, hậu quả của các cuộc chiến tranh, tàn dư của chế độ cũ đã cản trở sự phát triển của đất nước Chúng ta chưa tiến xa được mấy so với điểm xuất phát quá thấp Những sai lầm và khuyết điểm đã mắc phải càng làm cho tình hình thêm khó khăn Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng về kinh
tế - xã hội do những sai lầm nghiêm trọng, kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm
về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện Để khắc phục, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng cần đẩy mạnh cuộc cách mạng Chủ nghĩa xã hội tiến lên, yêu cầu Đảng và Nhà nước ta phải tiến hành đổi mới
1.2 Tình hình thế giới
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ, tạo thành bước phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất và đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá các lực lượng sản xuất Hệ thống Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu lâm vào khủng hoảng, khó khăn nghiêm trọng Phong trào độc lập dân tộc phát triển mạnh, phong trào không liên kết trở thành lực lượng chính trị rộng lớn có vai trò ngày càng quan trọng Vì vậy, nước ta cần có
sự đổi mới, điều chỉnh trong cơ chế, chính sách ngoại giao để hội nhập, phát triển, cải thiện tình hình giữa nước ta và các nước khác, yêu cầu Đảng và nhà nước phải tiến hành đổi mới
Trang 6II Đường l=i đổi mới và xây dựng đất nước trong thời kì quá độ:
2.1 Thời gian:
Lần đầu tiên được đề ra tại Đại hội lần thứ VI của Đảng diễn ra từ ngày 15 - 18/12/1986 Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội khẳng định quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học
Đại hội VI (12/1986)
2.2 Quan điểm:
Trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, Ðại hội nghiêm khắc tự phê bình
về những sai lầm, khuyết điểm Ðổi mới tư duy lý luận, nhận thức rõ hơn về những quy luật khách quan của thời kỳ quá độ, kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và những năm đầu khi nước nhà thống nhất, trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Ðại hội đề ra đường lối đổi mới
Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của Chủ nghĩa xã hội mà mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả bằng những quan điểm đúng đắn về Chủ nghĩa xã hội, những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp Tại Đại hội VI, Đảng xác định cần phải trưởng thành
5
Trang 7về lãnh đạo chính trị, phát triển và cụ thể hóa đường lối, đề ra những giải pháp đúng đắn đối với những vấn đề mới của sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc
Ðể tăng cường sức chiến đấu và năng lực tổ chức thực tiễn của mình, Ðảng phải đổi mới
về nhiều mặt: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới đội ngũ cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác
2.3 Mục tiêu:
Đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và đẩy mạnh cách mạng Xã hội chủ nghĩa tiến
lên
2.4 Nội dung
2.4.1 Đổi mới về kinh tế
Xây dựng nền kinh tế quốc dân với cơ cấu nhiều ngành nghề, mở rộng quy mô cùng hai bộ phận chủ yếu là công nghiệp và nông nghiệp có sự liên kết chặt chẽ với nhau Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển Nhanh chóng xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước Đặc biệt, thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng
sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế để phù hợp với thời kỳ
2.4.2 Đổi mới về chính trD
Xây dựng nhà nước Xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân do Đảng cộng sản lãnh đạo Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa, nhấn mạnh quan điểm “lấy dân làm gốc” gắn liền với việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh song hành với chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác
III Quá trình đất nước thực hiện đường l=i đổi mới
3.1 Kế hoạch 5 năm 1986 – 1990: Bước đầu công cuộc đổi mới
3.1.1 Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VI
Trang 8Đại hội xác định nhiệm vụ bao trùm, mục tiêu tổng quát những năm còn lại của chặng đường đầu tiên là ổn định mọi mặt tình hình kinh tế - xã hội, xây dựng tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo Đại hội VI đã thay đổi nhận thức về Chủ nghĩa xã hội khoa học, xác định lại thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta là cả một thời kì lịch sử lâu dài, khó khăn và trải qua nhiều chặng
Để những mục tiêu đó thành hiện thực, điều quan trọng hàng đầu là đổi mới chính sách kinh tế, chính sách xã hội, nhằm khai thác nhanh và có hiệu quả mọi khả năng hiện
có và tiềm tàng của nền kinh tế Bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh lớn cơ cấu đầu tư; xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế Phát huy mạnh mẽ và đồng bộ khoa học - kỹ thuật Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, Trước mắt, trong 5 năm 1986 - 990, tập trung vào sức người, sức của, thực hiện những mục tiêu của ba chương trình kinh tế: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp là mặt trận hàng đầu
3.1.2 Thành tựu
Đây là giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới Chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh
tế dần dần khắc phục được những yếu kém và có những bước phát triển, nền kinh tế hàng hóa được hình thành Kết thúc kế hoạch 5 năm (1986 - 1990), công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng:
- GDP tăng 4,4%/năm
- Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm
- Công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm
- Trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm
- Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 28%/năm
Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu đã phục hồi được sản xuất, tăng trưởng kinh tế, kiềm
7
Trang 9chế lạm phát… Đây được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa Xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên Điều quan trọng nhất, đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế - xã hội và bước đầu giải phóng lực lượng sản xuất, tạo
ra động lực phát triển mới
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh thăm cánh đồng lúa của Hợp tác xã Hải Vân năm 1988
3.1.3 Hạn chế
Dù vẫn có những bước tiến nhất định nhưng đất nước vẫn chưa bước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội Nền kinh tế còn mất cân đối lớn, lạm phát tuy có giảm, nhưng vẫn còn ở mức cao, thất nghiệp gia tăng Ở một số nơi, chế độ tiền lương còn bất hợp lí, mức sống của những người sống chủ yếu bằng lương và của một bộ phận nông dân bị giảm Những mặt hạn chế đó, gián tiếp dẫn đến xuất hiện tình trạng tham nhũng, mất dân chủ và bất công xã hội
3.2 Kế hoạch 5 năm 1991 - 1995: Tiếp tục sự nghiệp đổi mới
3.2.1 Nhiệm vụ, mục tiêu của Đại hội VII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991) đã tổng kết, đánh giá việc thực hiện đường lối đổi mới của Đại hội VI và tiếp tục điều chỉnh, bổ sung, phát triển
Trang 10đường lối đổi mới để tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới đất nước tiến lên Đại hội thông qua
“Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội” và “Chiến lược
ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000”
Đại
(6/1991) Nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của kế hoạch 5 năm 1991 - 1995 là “đẩy lùi và kiểm soát được lạm phát Ổn định, phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội Ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế”
Để thực hiện mục tiêu trên, cần phải phát huy sức mạnh của các thành phần kinh tế, từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế theo yêu cầu công nghiệp hóa
3.2.2 Thành tựu
Nền kinh tế tiếp tục đạt được những thành tựu quan trọng, chúng ta đã khắc phục được tình trạng trì trệ, suy thoái, lạm phát và từng bước bị đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng đạt tương đối cao, liên tục và toàn diện, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu đều vượt mức:
- GDP bình quân tăng 8,2%/năm
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 13,3%/năm
9
Trang 11- Nông nghiệp tăng 4,5%/năm; lĩnh vực dịch vụ tăng 12%/năm
- Kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường xuất nhập khẩu được mở rộng, nguồn vốn đầu
tư nước ngoài tăng nhanh: Trong 5 năm, xuất khẩu đạt 17 tỉ USD, nhập khẩu trên 21 tỉ USD Vốn đầu tư tăng trung bình 50%
- Tổng sản lượng lương thực 5 năm (1991 - 1995) đạt 125,4 triệu tấn, tăng 27% so với giai đoạn 1986 - 1990
Hầu hết các lĩnh vực kinh tế đều đạt nhịp độ tăng trưởng tương đối khá “Nước ta đã
ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang một thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”
3.2.3 Hạn chế
Nước ta hiện vẫn còn là một trong những nước nghèo trên thế giới, trình độ khoa học
kĩ thuật và công nghệ còn thấp Tình trạng tham nhũng, lãng phí, buôn lậu, làm ăn phi pháp cũng như hiện tượng tiêu cực trong bộ máy nhà nước tuy đã kiểm soát được nhưng chưa thể ngăn chặn triệt để Sự phân hóa giàu nghèo, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn
3.3 Kế hoạch 5 năm 1996 – 2000: Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa
3.3.1 Nhiệm vụ mục tiêu của Đại hội VIII
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (7/1996) đã kiểm điểm, đánh giá việc thực hiện nghị quyết Đại hội VII và đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của
kế hoạch 5 năm 1996 – 2000 là đẩy mạnh công cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng
bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Phấn đấu đạt và vượt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết những vấn
đề bức xúc về xã hội Cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao tích lũy từ nội bộ nền kinh tế
Trang 12Đại hội VIII (7/1996)
3.3.2 Thành tựu
Đây là giai đoạn đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế thời kỳ mới, cơ cấu ngành kinh tế từng bước chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xuất nhập khảu tăng Mặc dù cùng chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực (giai đoạn 1997 - 1999) và thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp, đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách khốc liệt, tuy nhiên, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá
- GDP bình quân của cả giai đoạn 1996 - 2000 đạt 7%
- Trong đó, nông, lâm, ngư nghiệp tăng 4,1%; công nghiệp và xây dựng tăng 10,5%; các ngành dịch vụ tăng 5,2%
- “Nếu tính cả giai đoạn 1991 - 2000 thì nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân là 7,5%
So với năm 1990, GDP năm 2000 tăng hơn hai lần”
3.3.3 Hạn chế
Kinh tế Việt Nam còn phát triển chưa vững chắc, lạc hậu, trình độ kém, thu nhập quốc dân, năng suất tuy tăng cao nhiều lần so với các năm trước nhưng vẫn còn thấp, đời
11