6.0 điểm Anh/chị hãy nêu và lý giải những điểm tương đồng, khác biệt của thể loại nghệ thuật: kiên trúc & điêu khắc giữa Lưỡng Hà cô đại với Ấn Độ cô đại?. Những điểm tương đồng về nghệ
Trang 1
TRUONG DAI HOC KHOA HQC XA HOI & NHAN VAN
KHOA LICH SU
‹c GIÁ THÀNH px
®
An
TIỂU LUẬN CUỎI KỲ
LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT THÊ GIỚI
Giảng viên: TS Phan Thị Anh Thư Sinh viên: Nguyễn Phi Anh
MSSV: 2156040004
Lớp: Lịch sử thế giới K47
‘Do,
Tp Hồ Chí Minh, 2024
Trang 2
DIEM:
¢* NHAN XET CUA GIANG VIEN:
Trang 3Câu 1 (6.0 điểm)
Anh/chị hãy nêu và lý giải những điểm tương đồng, khác biệt của thể loại nghệ thuật: kiên trúc & điêu khắc giữa Lưỡng Hà cô đại với Ấn Độ cô đại?
Câu 2 (4.0 điểm)
Hãy làm rõ những thành công và hạn chế của kiến trúc Thiên Chúa giáo
(SE chỉ chọn 01 trong hai phong cách Roman hoặc Gothique để phân tích kèm theo các công trình cụ thé dé minh hoa)
ae de tke te
s* Yêu cầu hình thức:
*_ Bài làm đánh máy trên giấy A4, cỡ chữ 13, giãn đòng (Exactly 17pt) định dang
lề (trên và dưới: 25mm/ trái: 25mm/ phải: 7mm) Đánh số trang (ở cuối và nằm giữa mỗi trang)
#⁄ Bài làm phải can lề hai bên & không dài quá 12 trang (kÊ cả tài liệu tham
khảo)
Y Tat cả tài liệu được trích dẫn trong bài đều phải footnote trực tiếp bên đưới mỗi trang Lập danh mục tài liệu tham khảo ở cuối tiêu luận
⁄⁄ SV phải tham khảo ít nhất 03 tài liệu tiếng Anh
* Bài làm ko có lỗi chính tả Đặc biệt, SV ko sao chép hoặc đạo văn!
(Mọi bài tiểu luận đụo văn, sao chép công trình nghiên cứu của các học giả khác nếu không trích dẫn nguồn rõ ràng đều bị chẳm điểm (0)
*% Cách thúc nộp bài:
' Nộp file (để kiểm tra trùng lặp dữ liệu): Lớp trưởng tải bài lên Google Drive,
báo cáo số lượng bài nộp & gửi email đường link cho cô: Trước 17h,
18/01/2024
+ Nộp bản giấy: Lớp trưởng nộp tiểu luận tại Văn phòng khoa Sử trước Lh
trưa, 19/01/2024
Luu y: SV phai kp tén vào danh sách nộp bài
Trang 4Cau 1
Những điểm tương đồng về nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc giữa Lưỡng
Hà cô đại với Ấn Độ cô đại
Nghệ thuật kiến trúc
Nhìn chung, những công trình kiến trúc ở Lưỡng Hà và Ân Độ có gy mô lớn và chủ
đề xây dựng rất đa dạng, từ lăng mộ, đền đài chôn cất người đã khuất, thành quách phục
vụ mục đích chiến tranh cho đến cung điện, vườn hoa mang tính chất thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người Lưỡng Hà nỗi bật với kiến tric Ziggurat, ngoài chức năng chính là nơi mai táng người đứng đầu quốc gia đây còn là đài chiêm tỉnh và pháo đài phòng thủ ngăn bước quân thù Cũng tại “miền đất đai ở giữa hai con sông” này có một thành đô Babylon đồ sô - trung tâm văn hóa và công thương nghiệp sầm uất nhất thời ấy Cao vượt lên thành phố là một công trình rất độc đáo, vườn treo Babylon - chứng tích về một huyền thoại tình yêu của vị vua xứ Chaldée Không kém cạnh, Ấn Độ ghi dấu ấn với những tháp phật hay còn được gọi là Stupa, nơi bảo tồn di vật của phật Tiếp đến là kiến trúc đục ngầm trong đá làm nơi tiến hành nghi thức tôn giáo gọi là Chaitya hoặc làm tu viện, gọi là Vihara
Điểm tương đồng tiếp theo giữa Lưỡng Hà và Ấn Độ là các công trình kién trac thé hiện rõ văn hóa của từng quốc gia Người Lưỡng Hà tôn thờ vũ trụ, họ tin thế giới như một cái đĩa phẳng được bao quanh bởi một khoảng không gian to lớn và trống rỗng, phía trên
đó là thiên đường “Tư tưởng cốt yếu của người Babylon là: không có vật gì tự nhiên mà
có Trước khi có thần thánh và con người, một vật tự hữu thiêng liêng đã có từ trước vô cùng”, Họ coi trọng bề trên nên những công trình đền đài được xây ở những vùng đất nhô cao và cầu trúc cũng kéo đài hơn vì quan niệm con người và trời đất sẽ gắn kết với nhau trong mọi việc hàng ngày Hầu hết các công trình kiến trúc ở Ấn Độ chịu ảnh hưởng của tôn giáo Các tác phẩm nghệ thuật thể hiện sự trung hòa giữa Đạo và đời, giữa thần thánh
và con người Đa số những công trình kiến trúc được xây dựng vào những năm trị vì của vua Ashoka (264-227 TCN), “thời hoàng kim” của vương triều Maurya và đều là kiến trúc Phật giáo Nghệ thuật Phật giáo sản sinh ra những tác phẩm bích họa trong chùa hang, nghệ thuật Hindu giáo nôi bật với những ngôi đền đài chạm trổ công phu và nghệ thuật Hồi giáo ghi dấu trên những cung điện, lăng tâm nguy nga
Vật liệu kiến tạo nên những công trình kiến trúc ở Lưỡng Ha va Ấn Độ /à gach, da Các tháp Ziggurat tại Lưỡng Hà được xây bên trong bằng đất nện và bao bọc bên ngoài là lớp gạch nung Thành Babylon xây bằng cuốn gạch, trên tường trang trí những bức tranh
ốp gạch lưu ly với hình thức động thực vật Cung điện Sargon II tại thành Khorsabad xây bằng gạch, đá dùng đề ốp các bức tường dày trong khi mái lợp băng gạch không nung Các bảo tháp tại Ân Độ được xây bằng gạch sau đó ốp thêm đá cho to rộng hơn Stupa Sanchi ở miền Trung Ấn có lan can được dựng từ gạch và cửa lớn từ đá Lăng Taj Mahah kiến tạo từ
đá câm thạch trăng và sa thạch đỏ, phần mái bằng câm thạch trắng muốt
1 Đỗ Anh Thơ (2012) Văn minh các dòng sông lớn trên thế giới NXB Lao động - Xã hội tr 1ó
1
Trang 5Nghệ thuật điêu khắc
Đối tượng trong nghệ thuật điêu khắc ở Lưỡng Hà và Ấn Độ /à /ượng và phù điêu Được chạm khắc nhiều nhất trên Stupa Sanchi là những hình ảnh về nhà Phật Những hình chạm nổi đủ các loại cây cỏ, thú vật, người và thần thánh hết sức tỉnh vi, uyên chuyên và mềm mại, được đánh giá là “một thảm điêu khắc dày đặc, sống động và tỉnh tế”! Nhắc đến chủa hang Ajanta không thế không nhắc đến hình tượng Phật đứng (Budhapad) Bức phù điêu này được coi là nguyên mẫu của tượng Phật đứng mà sau đó ta có thế bắt gặp khá phô biến trong nền nghệ thuật Phật giáo ở một số nước Tác phẩm tiêu biểu của nghệ thuật Lưỡng Hà thời cô đại là “Cột pháp điển” với đầu cột có hình phù điêu nhà vua Hammurabi bái kiến thần Mặt trời, thân cột khắc Bộ luật Hammurabi cô nhất thế ĐIỚI bằng chữ hình nêm Tác phẩm điêu khắc “Tượng đầu người mình bò năm chân” thuộc nền nghệ thuật Asyne có biểu tượng thân hình con bò biểu hiện cho việc thực túc binh cường còn đầu người lả biểu hiện của quyền lực và trí tuệ
Một điểm tương đồng nữa trong nghệ thuật giữa Lưỡng Hà với Ấn Độ là điêu khắc vừa có thể đứng độc lập vừa có thể song hành cùng kiến trúc để tạo thành một chỉnh thê hoàn mỹ Stupa Sanchi không chỉ được nhớ đến như một công trình hình bán cầu không lồ làm nơi bảo tồn di vật của phật mà còn gây ấn tượng với vô vàn hoa văn, hình thù, vật cảnh được đánh giá là “đạt đến trình độ điêu luyện của nghệ thuật chạm nội”, Tường thành vả tháp canh của công Ishtar ở phía Bắc đô thành Babylon được cấu tạo từ những viên gạch
có khắc chạm nỗi hình những con sư tử đang đi, hình những con thú tượng trưng cho những vị thần Lớp chạm nôi ấy được phủ bên ngoài một lớp men màu, khi ánh nắng chiếu vào càng thêm lung linh và kết hợp với lối kiến trúc đồ sộ tạo thành tổng thể nguy nga
Trước hết, điểm tương đồng giữa nghệ thuật ở Ân Độ và Lưỡng Hà là đều sử dụng chất liệu đá, gạch cho công trình Do điều kiện địa ly hai nước có nhiều tương đồng Ân Độ
có các vùng núi đá và mỏ đá lớn ở Tây Bắc và trải dài cả sườn Tây đất nước Diện tích
Lưỡng Hà hơn 90% là đồng bằng tự nhiên Đất đai chủ yếu là đất sét thuận lợi cho việc sản xuất gạch, gốm Vì nằm giữa hai con sông lớn là Tigris và Euphrates là nguồn cung cấp đá cuội phục vụ cho xây dựng thành quách Nguồn đá đồi đào trở thành nguyên liệu chính cho các công trinh
Các công trình ở Lưỡng Hà và Ấn Độ đều có chủ đề phong phú và thể hiện rõ giá trị văn hóa là do quá trình tiếp biến, kế thừa văn hóa từ công cuộc di cư và các cuộc chiến
tranh xâm chiếm, mở rộng lãnh thổ
1 Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc (1998) Các công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ
trung đại TPHCM: NXB Giáo dục tr.40
? Lê Phụng Hoàng, Hà Bích Liên, Trần Hồng Ngọc (1998) Các công trình kiến trúc nổi tiếng trong lịch sử thế giới cổ
trung đại TPHCM: NXB Giáo dục tr.40
Trang 6* Từ công cuộc di cư Vùng Trung cận Đông xưa kia là nơi giao thoa của nhiều chủng tộc đến từ các nơi khác nhau: người Akkadians và người Assyria phía Bắc Lưỡng Hà, người Amorite phía Trung, người PhenecIa phía Tây, người Chaldee phía Nam, người Elam phía Đông và tộc người Sumer đến từ vùng núi Altai (Trung A)' Tộc người này đã đặt nền móng cho nền văn minh Lưỡng Hà từ khoảng 4000 năm TCN Ấn Độ thời cổ đại với việc người Aryan từ phương Bắc di cư xuống miền Nam, miền Đông đã dẫn đến quá trình hòa trộn giữa văn hóa du nhập và văn hóa bản địa của người Dravidian Người Aryan đưa vào đất Ân một tôn giáo mới, tôn giáo này kết hợp với những tôn giáo sẵn có tại địa phương thành tín ngưỡng chung cho toàn Ân Độ trong một giai đoạn dài
* Từ các cuộc chiến tranh xâm chiếm, mở rong lãnh thổ Năm 2300 TCN, tộc Semitic- Akkadians, tức giống Do Thái - Á Rập đã chiếm toàn vùng Lưỡng Hà Hai nền văn hóa Semitic-Akkadian va Sumerians hòa đồng và phát triển trong 300 năm Tới năm 2000 TCN, đân Armonites chính phục các quốc gia đô thị trong vùng Luong Hà, lập nên đế quốc Babylon Vua Sargon II danh bại Ai Cập, Bắc Ba Tư, xây thành Khosabad nỗi tiếng với cung điện lộng lẫy Người Medes chiếm phía Bắc, người Chaldee chiếm phía Nam, xây dựng vương quốc Chaldee tức đề quốc Tân Babylon nam 612 TCN? Án Độ phải đương đầu với cuộc xâm lấn của người Ba Tư vào thế kỷ VI TCN và của người Hy Lạp vào thế
kỷ IV TCN Sau khi vua Ashoka qua đời, triều đại Maurya bị hàng loạt cuộc xâm chiếm của người Bactria, người Shakas, người Kushan, mỗi tộc người lập ra vương quốc mới ở phía Tây và Bắc Án Độ” Giữa những xáo trộn đó, hàng loạt tôn giáo mới ra đời đóng góp vào kho tàng văn hóa những gia tri quý báu
Những điểm khác biệt về nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc giữa Lưỡng
Hà cô đại với Ấn Độ cô đại
Nghệ thuật kiến trúc
Mục đích xây dựng các công trình của người Lưỡng Hà là đáp ứng nhu cẩu đời sống của vua chúa và thường dân Trong khi Ân Độ xây cất những công trình đề piực v mục đích tôn giáo Các hằm mộ ở Lưỡng Hà ngoài là nơi mai táng còn là đài chiêm tính và pháo đài phòng thủ ngăn bước quân thù Thành lũy được xây chắc chắn nhằm ngăn chặn các cuộc nổi dậy của dân chúng và cũng la noi tru ấn khi lũ lụt đến Các cung điện có phòng ở, phòng thờ tự, phòng chiêu đãi, phòng hành chính - nơi điễn ra các cuộc đối ngoại của người đứng đầu quốc gia Kiến trúc Babylon với công thành là nơi trao đổi, công cung
điện là nơi làm thủ tục hành chính, công đền thờ là nơi phán xử Ở Ân Độ có đại bảo tháp
là nơi chứa đựng một phần di cốt của Đức Phật ngọc Xá Lợi - Sarla, có các ngôi chua duc d&o trong da làm nơi tiến hành nghi thức Phật giáo Còn có đền Rajarajeshvara và
1PGS KTS Đặng Thái Hoàng, TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh, (2006), Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới - Tập 1, Từ xã hội nguyên thủy đến thế kỷ XVIIH, Hà Nội: NXB Xây dựng, tr.34
? PGS KTS Đặng Thái Hoàng, TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh, (2006), Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới - Tập 1, Từ xã
hội nguyên thủy đến thế kỷ XVIIHI, Hà Nội: NXB Xây dựng, tr.3ó
3 PGS KTS Dang Thai Hoàng, PGS TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh (2012) Văn hóa và kiến trúc Phương Đông Hà Nội: NXB Xây dựng tr.8
Trang 7Lingaraja duoc xay dé tho than Shiva, co quan thé kién tric Khajuraho noi dién ra nghi lễ thiêng liêng của Hỏi giáo
Nghệ thuật điêu khắc
Dù có cùng đối tượng điêu khắc là tượng nhưng cụ thê ở Lỡng Hà là tượng tròn rời còn Ấn Độ là tượng phật và tượng thân linh Thời kỳ Sumer ghi dẫu với tượng tròn rời có niên đại vào thế ky IV — II TCN với chất liệu đá vôi, hoa cuong, cam thạch Được chạm
khắc nhiều nhất trong nghệ thuật Ân Độ là hình ảnh về nhà Phật và cuộc đời Phật: Thích
Ca Mau Ni ngồi thiền định dưới gốc cây bồ đề, chân xếp, tay chắp lên ngực, mắt nhìn xuống ấn chứa bao nỗi niềm từ bí Một trong những tác phẩm tiêu biếu trong quân thê Khajuraho là bức tượng “Shiva - Chúa tế của nhảy múa” Bức tượng miêu tả cảnh nhảy múa của thần bên trong vòng lửa, cái mà tượng trưng cho nhịp con tim của vũ tru’
Điểm khác nhau nữa là về tao hinh Néu 6 Lưỡng Hà là những tác phẩm nhỏ, tư thế
đơn điệu, trang phục đa dạng thì ở Ân Độ trái ngược hoàn toàn: không lồ, nhiều biểu cảm dáng vẻ và chủ yếu theo phái khỏa thân Tượng hình người tạ ơn ở Tell Asmar - Lưỡng Hà
có thân đứng thắng, hai tay chắp trước ngực, bộ râu dài, đôi mắt mở to nhìn xa xăm, mắt và lông mày khoét sâu và ghép vào đó loại chất liệu khác Các tượng đều chung một tạo hình đơn giản, một tư thế cứng ngắc, khi xếp cạnh không thể làm nổi bật vì nhìn rất giống nhau Nghệ thuật An Độ có những hình nhân nam và nữ được khắc chạm phía ngoài đền thờ, hình ảnh người nam với đôi vai rộng và ngực nở, đôi hông hẹp trong thế đứng rắn rỏi bên cạnh nữ nhi với đôi ngực và hông rộng, chiếc eo thon nhỏ Trong tư thế bay bồng trên không trung, cơ thế uốn cong, dáng đứng uyên chuyên mềm mại, những tiên nữ toát lên vẻ đẹp vừa trần tục vừa thánh thiện
Chi: dé thê hiện trong mỗi tác phẩm điêu khắc cũng khác nhau Những tác phẩm chạm trô trong nghệ thuật Lưỡng Hà diễn tả các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày còn trong nghệ thuật Ấn Độ cảnh sinh hoạt tình đục được miêu tả đậm đặc nhất Trên những bức phù điêu được tìm thấy ở Lưỡng Hà hình ảnh chạm khắc nhiều nhất là những cảnh dân làng cùng tham gia xây thành đắp lũy, tưới tiêu trồng trọt, chăn nuôi gia súc, đi săn bắt, chiến đấu Đời sống thường ngày của một bộ tộc được thể hiện sinh động Hệ thống phủ điêu trong đền Lakshmana ở quần thê đền đài Khajuraho là một “viện bảo tàng” sống động và trực quan về văn hóa tình dục của cư dân Ân Độ cổ? Rất nhiều hình ảnh mô tả cảnh quan
hệ tình dục với các tư thế đa đạng, từ cảnh phòng the của vua chúa trong cung đến cảnh giao hoan giữa người với động vật, chạm khắc dày đặc đến kín mít trên các cột chống, tường thăng
2 z `
iem kh:
1PGS KTS Đặng Thái Hoàng, PGS TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh (2012) Văn hóa và kiến trúc Phương Đông Hà Nội: NXB Xây dựng tr.2ó
? Lakshmana - ngôi đền phồn thực nổi tiếng thế giới của Ấn Độ Truy xuất từ http://didulich.net
4
Trang 8Nghệ thuật Ân Độ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tôn giáo Sự phong phú của tôn giáo Ân
Độ được Karl Marx nói đến như sau: “Tôn giáo Ấn Độ vừa là tôn giáo mang tính hưởng lạc đam mê nhục dục, diệt dục hành xác, là tôn giáo của sự sùng bái Linga, lại là tôn giáo của Jaganath, vừa là tôn giáo của các vị hòa thượng, vừa là tôn giáo của các vũ trụ”! An
Độ hiện có tám tôn giáo chính, trong đó ba tôn giáo đóng vai trò chủ đạo trong dòng chảy kiến trúc là đạo Hindu, đạo Hồi và đạo Phật Các tôn giáo đều là nguồn sốc tạo nên các
biểu hiện nghệ thuật với mục đích là tỏ lòng thành kính các vị thần Các tác phẩm nghệ
thuật đều thể hiện sự trung hòa giữa Đạo và đời, giữa thần thánh và con người Đa số những công trình kiến trúc được xây dựng vào những năm trị vì của vua Ashoka (264-227 TCN), “thời hoàng kim” của vương triều Maurya và đều là kiến trúc Phật giáo Nghệ thuật Phật giáo sản sinh ra những tác phẩm bích họa trong chùa hang, nghệ thuật Hindu giáo nỗi bật với những ngôi đền đài chạm trổ công phu và nghệ thuật Hồi giáo ghi dấu trên những cung điện, lăng tâm nguy nga
Những bức phù điêu của người An Dé đầy những cảnh sinh hoạt tình dục, có thê giải thích như sau:
- An Dé giao thé than Shiva là thần Sáng tạo Dương vật của Shiva là biểu tượng của sự sáng tạo ra thế ĐIỚI, VÌ thế các đền thờ Ân Độ giáo đều dựng cột đá hình dương vật
- An Độ chịu ảnh hưởng của triết lý phén thực, họ quan niệm “thời điểm hoạt động tình dục giữa hai người yêu nhau được coi là sự hòa hợp và thống nhất hoàn toàn giữa linh hồn
và thánh thiện”? Họ điễn đạt sự “hòa hợp” dé mong mọi vật sinh sôi nảy nở
- Theo quan niệm của người Ân Độ, thần Sắm sét nỗi tiếng là kẻ phong tinh, lam cho than mai mé ngắm cảnh giao hoan cực lạc thần sẽ quên không đặt lưỡi sét xuống các ngôi đền dày đặc sự hấp dẫn như thẻ
Các cách giải thích trên đều nghiêng về các vị thần Một cách có thê được hiểu răng các linh hồn của tín đỗ được “làm thanh khiết”: thử thách người sùng đạo phải kiềm chế bản thân và bỏ lại bên ngoài những ham muốn nhục dục trước khi bước vào nơi thờ thần Điều này được minh chứng qua hình tượng con người thuần hóa một con nửa sư tử, nửa hỗ báo lớn gấp đôi bản thân mình Nhóm tượng này được coi là cuộc chiến đấu của con người chống lại con thú nhục dục bên trong mình
Nghệ thuật Lưỡng Hà không mang đậm màu sắc tôn giáo, thay vào đó họ coi các vị thần là người chịu trách nhiệm cho tất cả các vấn đề liên quan đến tự nhiên va xã hộiŸ Không có một hệ thống thần linh chung cho toàn thể khu vực, mỗi thành bang có vị thần bảo trợ riêng “Tư tưởng cốt yếu của người Babylon là: không có vật gì tự nhiên mà có Trước khi có thần thánh vả con người, một vật tự hữu thiêng liêng đã có từ trước vô cùng”? Người Lưỡng Hà tôn thờ vũ trụ, họ tin thế giới như một cái đĩa phẳng được bao quanh bởi một khoảng không gian to lớn và trồng rỗng, phía trên đó là thiên đường
1PGS KTS Đặng Thái Hoàng, PGS TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh (2012) Văn hóa và kiến trúc Phương Đông Hà Nội: NXB Xây dựng tr.31
? Đỗ Văn Khang (2008) Nghệ thuật học Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia tr 107
# Kramer, Samuel Noah (1963) The Sumerians: Their History, Culture, and Character The Univ of Chicago Press
ISBN 0-226-45238-7
* Đỗ Anh Thơ (2012) Van minh các dòng sông lớn trên thế giới NXB Lao động - Xã hội tr.16
5
Trang 9Lưỡng Ha nằm giữa hai con sông lớn là Tipris và Euphrates Chính hai con sông này cùng với tộc người Sumer đã đặt nền móng đầu tiên cho nền văn minh Lưỡng Hà Dân Sumer rất giỏi chăn nuôi gia súc, làm ruộng, làm đồ đồng, đồ gốm, dệt vải, làm thủy lợi nhờ đó đời sống vật chất rất đầy đủ và ấm no Đời sống vật chất dư đả kéo theo đời sống tỉnh thần cũng dần được quan tâm, họ tạc những bức tượng và những bức phủ điêu ngoài mục đích làm vật trang trí và xem như gia tài của người chết mang về thế giới bên kia thì
nó còn là vật lưu giữ những hình ảnh về một xã hội đang ở thời kỳ phát triển đỉnh cao Điều đó giải thích cho việc tại sao những chi tiết được chạm khắc trên những bức phù điêu đều liên quan đến những sinh hoạt thường nhật của cư dân địa phương
Câu 2
* Giới thiệu về phong cách kiến trúc Gothique
Ở Tây Âu từ cuối thế kỷ XII đến giữa thế kỷ XVI xuất hiện một phong cách kiến trúc được xem là thời thượng nhất, lộng lẫy nhất thời bấy giờ, đó là phong cách Gothique Kiến trúc Gothique ra đời đầu tiên ở Pháp vào năm I 140 và nhà thờ Gothique Pháp phát triển rất mạnh mẽ, lần lượt ảnh hưởng ra các nước xung quanh như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Italia Kiến trúc Gothique gồm những loại hình chủ yếu: nhà thờ, quảng trường thành phó, tòa thị chính, các trụ sở thủ công nghiệp — thương nghiệp, thành quách, cung điện, lâu đài và nhà
ở Tu viện Saint Denis (xây dựng 1135-1144) là công trình kiến trúc đầu tiên của nghệ
thuật Gothique Gothique có vị trí đặc biệt trong nền nghệ thuật phương Tây không chỉ bởi
sự kết tính được thể hiện qua vẻ đẹp của nó mà còn ở những giá trỊ thâm mỹ được lưu giữ qua những công trình, tác phẩm hiện hữu đến tận ngày nay Nghệ thuật Gothique chiếm tới
ba thế kỷ cuối cùng của thời Trung cô và trải qua quá trình phát triển như sau:
- Thời kỳ Gothique sớm, thế kỷ XII (1125-1190): nền nghệ thuật Gothique thoát ly nền
nghệ thuật Roman nhưng vẫn lưu giữ những ảnh hưởng nhất định của nền nghệ thuật này
- Thời kỳ Gothique hoàng kim, thế kỷ XIII (1190-1260): thời kỳ nghệ thuật kiến trúc nhà
thờ chiếm ưu thế với quan niệm xây dựng nền nghệ thuật kiến trúc chính thống duy nhất
- Thời kỳ Gothique “phát sáng”, thế kỷ XIV (1260-1380)
- Thời kỳ Gothique “rực cháy”, thé ky XV (1380-1540) Danh từ “rực cháy” là biếu hiện việc đôi mới ở giai đoạn cuối của nền nghệ thuật nảy, đặc trưng là việc sử dụng các đường nét lượn sóng như ngọn lửa đang lung linh cháy trong một số bộ phận trang trí kiến trúc
* Thành công của phong cách kiến trúc Gothique
Kiến trúc theo “chủ nghĩa chiề ” mang đến cả
Điều ấn tượng mà khi nhắc đến công trình phong cách Gothique sẽ khiến người chiêm ngưỡng không thê không trầm trồ chính là chiều cao của nó Quan sát tông thể, bố cục
công trình là các hình khối xây đựng theo chiều thăng đứng, được sắp xếp chặt chẽ và hợp logic Co thể nhận thay cầu trúc chia làm hai trục Trục thắng đứng vươn cao một cách thanh mảnh, trục ngang sử dụng ánh sáng và màu sắc trên tranh kính màu! Mặt đứng và hinh thức bên ngoài phản ánh trung thực mặt bằng, mặt cắt và đặc biệt là hệ thống kết cấu Trung bình chiều cao của những đại công trình này đao động từ 38 mét đến 42 mét, riêng
1 Nguyễn Huyền Trang, (2018), Tư tưởng thẩm mỹ của nghệ thuật Gothic, truy xuất từ http://spnttw.edu.vn
ó
Trang 10tháp lẫy ánh sáng cao đến 60 mét, cửa số kính màu ở mặt đứng có thể lên đến 8 mét đến 12 mét! Vẻ ngoài sừng sững là thế nhưng công trình vẫn mang lại cảm giác hài hòa, gần gũi với con người nhờ có nhiều chỉ tiết tinh xảo, kích thước mảnh mai, mềm mại Người tham quan như bị hấp dẫn, bị thu hút, bị rơi vào trạng thái thực thực ảo ảo khi đứng dưới kiệt tác
đồ sộ này
Cảm giác về chiều cao của nhà thờ Gothique là do chiều cao thật của nó quyết định, ngoài ra một phần là đo ảo giác từ cột cuốn, gờ sông và vòm trần gây nên Hệ thống vòm mái của nhà thờ chia thành các loại: vòm có sống bốn múi có hình chiếu mặt bằng hình chữ nhật; vòm có sống sáu múi có hình chiếu bằng hình chữ nhật, đây là kiểu vòm đặc trưng của kiến trúc Gothique thế kỷ XII; vòm có nhiều sống và nhiều múi hình sao có mặt chiếu
hình chữ nhật, loại mái vòm phức tạp này là sản phẩm của kiến tric Gothique hau ky’ Dé
nâng cao vòm nhà, kiến trúc sư tạo ra hệ thống vòng cung gãy, bắt đầu từ những đầu cột chính, cắt nhau tại trung tâm vòm nhà Điểm đặc trưng đề phân biệt với kiến trúc Roman là các vòm nhọn, các mi cửa không còn là cung tròn mà là một nửa hình thoi Nó vừa làm cho công trình trông cao hơn vừa làm cho vòng cung mềm mại hơn Với kỹ thuật này, các nhà thờ như đang vươn lên bầu trời, đồng thời ánh sáng len lỏi vào thánh đường, tạo không gian tôn p1áo hài hòa giữa thiên nhiên va con người
Hệ thống kết câu nhà thờ Gothique là một hệ thống không gian lớn, tách biệt rõ rệt giữa kết cầu chịu lực và kết cầu ngăn cách Cuốn bay là thành phần quan trọng Nó chia xẻ với cột tải trọng của vòm, làm giảm tiếp diện của cột khiến các cửa số có thể mở rộng ra vả làm cho đường nét kiến trúc thêm thanh thoát Cuốn bay cũng góp phần gắn kết nhịp lớn ở giữa (trung sảnh) và nhịp biên (hành lang bên) khiến kích thước cột của hai bộ phận này giảm nhỏỶ, nhờ đó tông quan công trình trông thoáng đãng và ít rườm rà hơn
Nhờ các cuốn bay và trụ đỡ gánh một phần đáng kê tải trọng mái ở phía ngoài ma tường không đày như trước đây Lúc này tường là trung gian, truyền lực từ vòm mái sang
hệ khung sườn bên ngoài Hệ khung sườn gồm các cuốn bay hay cung chống, truyền lực từ vòm mái xuống và truyền cho các cung chống ra cột chống ở phía ngoài theo dạng vòm hai
khớp Hệ kiến tạo này cho phép công trình nhẹ nhàng hơn, đơn giản hơn và trông như
đang ở tư thế vươn cao Hệ thông kết cấu theo phong cách Gothique đã tạo ra những không gian bao la, rộng rãi, không gò bó, không hạn hẹp Đây là một trong những sáng tạo đặc biệt nhất, mang đến cho kiến trúc nhà thờ những ưu điểm mà trước đây, kế cả những nền kiến trúc phát triển cao như La Mã, chưa đạt đến
Nhà thờ Notre Dame de Paris là nhân chứng hùng hồn của thế hệ các nhà thờ từ cuối thế kỷ XII đến suốt thế kỷ XIV Sảnh chính cao 35 mét, sảnh bên cao 9 mét, mái vòm phần sảnh chính hình sáu múi có sống, mặt bên được áp dụng loại vòm gọi là cuỗn bay như
1PGS KTS Đặng Thái Hoàng, TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh, (2006), Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới - Tập 1, Từ xã
hội nguyên thủy đến thế kỷ XVIH, Hà Nội: NXB Xây dựng, tr.154
? PGS KTS Đặng Thái Hoàng, TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh, (2006), Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới - Tập 1, Từ xã hội nguyên thủy đến thế kỷ XVIH, Hà Nội: NXB Xây dựng, tr.159
3 PGS KTS Đặng Thái Hoàng, TSKH KTS Nguyễn Văn Đỉnh, (2006), Giáo trình Lịch sử kiến trúc thế giới - Tập 1, Từ xã
hội nguyên thủy đến thế kỷ XVIH, Hà Nội: NXB Xây dựng, tr.159
*#Trường Đại học Xây dựng - Khoa Kiến trúc và Quy hoạch - Bộ môn Lý thuyết và lịch sử kiến trúc, (2012), Giáo trình lịch sử kiến trúc thế giới, Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật, tr.124
7