1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận cuối kỳ khởi sự kinh doanh đề tài lập bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm thuần chay làm từ nấm

37 4 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lập bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm thuần chay làm từ nấm
Tác giả Vũ Thị Hoa, Nguyễn Thị Nhung, Bùi Thị Hảo, Trần Đức Trung, Nguyễn Phú Trung
Người hướng dẫn TS. Lê Huyền Trang
Trường học Trường Đại học Thăng Long
Chuyên ngành Khởi sự kinh doanh
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 2,2 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1. TÓM TẮT (8)
    • 1.1. C Ơ HỘI KINH DOANH (8)
    • 1.2. Ý TƯỞNG KINH DOANH (9)
    • 1.3. B ỐI CẢNH KINH DOANH (9)
    • 1.4. T HỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU (10)
    • 1.5. L ỢI THẾ CẠNH TRANH (10)
  • PHẦN 2. MÔ TẢ TỔNG QUAN (11)
    • 2.1. M Ô TẢ CÔNG TY (11)
    • 2.2. M Ô TẢ SẢN PHẨM (11)
      • 2.2.1. Đặc tính sản phẩm (11)
      • 2.2.2. Phân loại sản phẩm (12)
      • 2.2.3. Giá trị gia tăng và chính sách bảo hành (14)
  • PHẦN 3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG (16)
    • 3.1. P HÂN TÍCH NGÀNH (16)
    • 3.2. P HÂN TÍCH KHÁCH HÀNG (16)
    • 3.3. P HÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (18)
  • PHẦN 4. KẾ HOẠCH MARKETING (20)
    • 4.1. Đ ÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG (20)
    • 4.2. K Ế HOẠCH ĐỊNH GIÁ (20)
    • 4.3. K Ế HOẠCH XÚC TIẾN HỖN HỢP (21)
    • 4.4. K Ế HOẠCH PHÂN PHỐI (22)
    • 4.5. K Ế HOẠCH NGÂN QUỸ MARKETING (22)
  • PHẦN 5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT (24)
    • 5.1. C HÀ BÔNG NẤM (24)
    • 5.2. K HÔ NẤM CAY CAY (26)
    • 5.3. D Ự BÁO CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (27)
    • 5.4. S O SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH (28)
  • PHẦN 6. NHÓM ĐỒNG SÁNG LẬP (29)
    • 6.1. S Ơ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ (29)
    • 6.2. C HỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ (29)
  • PHẦN 7. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH (31)
    • 7.1. L ƯỢNG VỐN (31)
    • 7.2. T IỀM LỰC TÀI CHÍNH (31)
    • 7.3. B ÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ KIẾN (32)
    • 7.4. T HU CHI (32)
    • 7.5. C HỈ TIÊU TÀI CHÍNH (33)
  • PHẦN 8. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP (34)

Nội dung

Theo một báo cáo có tiêu đề “Thách thức thực phẩm châu Á: hiểu người tiêu dùng châu Á mới” The Asia food challenge: Understanding the new Asian consumer, vào năm 2030, người tiêu dùng ch

MÔ TẢ TỔNG QUAN

M Ô TẢ CÔNG TY

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất và kinh doanh sản phẩm thuần chay được làm từ Nấm

Cơ cấu pháp lý của doanh nghiệp: Công ty TNHH

Người đứng đầu: Trần Đức Trung - 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm thuần chay

- Giới trẻ, người quan tâm đến văn hoá ăn chay và sức khỏe

- Những người theo tôn giáo (phật giáo, thiên chúa giáo, ) có xu hướng ăn chay

M Ô TẢ SẢN PHẨM

Sản phẩm thuần chay từ nấm là thực phẩm organic, được làm hoàn toàn từ nấm và các nguyên liệu thuần chay, được làm thủ công theo quy trình sản xuất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Sản phẩm không bao gồm các chất bảo quản có hại cho sức khỏe của người tiêu dùng.

Chà bông nấm: Chà Bông Nấm được làm từ thành phần chính là Nấm Hầu Thủ hữu cơ và chân Nấm Hương hữu cơ Bao gồm các thành phần khác: mắm chay, muối tre, bột nêm chay, dầu thực vật Thông tin dinh dưỡng/100gr: 409 Calories

Khô nấm cay cay: Khô Nấm Cay Cay được làm từ thành phần chính là chân nấm hương hữu cơ Bao gồm các thành phần khác: muối tre, chiết xuất nấm men, đường, gừng, tỏi, ớt, sả, quế, hồi, màu điều, dầu thực vật (dầu hướng dương) Thông tin dinh dưỡng/100gr: Calories 456.

Hình 2.4 Khô nấm cay cay

Bảng 2.1 Phân loại sản phẩm

Loại sản phẩm Size Trọng lượng

Bao bì, nhãn gói: Bao bì sản phẩm cần phù hợp với tính chất và đặc điểm của sản phẩm để bảo vệ sản phẩm khỏi các tác nhân bên ngoài, đồng thời thu hút khách hàng và tiện lợi cho việc vận chuyển và bảo quản Vì vậy, chúng tôi lựa chọn 2 loại bao bì phù hợp với sản phẩm là:

- Túi zip: Túi zip bằng giấy sẽ sử dụng cho sản phẩm nấm ẩm và dưới dạng miếng vụn như khô nấm cay cay và chà bông nấm.

Hình 2.5 Túi đựng sản phẩm

- Hũ đựng: Sử dụng hũ đựng sử dụng cho sản phẩm với lượng lớn và sử dụng trong thời gian dài, phù hợp với cả 2 sản phẩm của công ty.

Hình 2.6 Hũ đựng sản phẩm

2.2.3 Giá trị gia tăng và chính sách bảo hành

Giá trị gia tăng đem đến cho khách hàng:

Tính độc đáo và mới lạ: Sản phẩm thuần chay từ nấm hiện vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường, giúp khách hàng có những trải nghiệm độc đáo và mới lạ Bên cạnh đó, sản phẩm thuần chay từ nấm có hương vị thơm ngon và màu sắc tươi sáng, giúp khách hàng có những bữa ăn ngon miệng hơn.

Tính an toàn và dinh dưỡng: Sản phẩm thuần chay từ nấm rất an toàn và dinh dưỡng, không có các hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu hoặc kháng sinh Nấm có chứa chất chống ung thư, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ sức khỏe.

Tính thân thiện với môi trường: Sản phẩm thuần chay từ nấm được sản xuất với các nguồn nguyên liệu đến từ các vùng trồng nấm sạch, không gây hại cho môi trường. Bên cạnh đó, bao bì sản phẩm được làm từ giấy và thủy tinh, là những vật liệu thân thiện với môi trường.

Thời gian bảo hành: Sản phẩm được bảo hành trong vòng 30 ngày kể từ ngày mua hàng. Điều kiện bảo hành: Sản phẩm bị lỗi hoặc hỏng do lỗi kỹ thuật hoặc sản xuất của nhà sản xuất.

Quy trình bảo hành: Nếu sản phẩm bị lỗi hoặc hỏng hóc trong thời gian bảo hành, vui lòng liên hệ qua kênh hỗ trợ khách hàng Chúng tôi sẽ kiểm tra và xác nhận lỗi của sản phẩm Nếu sản phẩm thực sự bị lỗi, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn phương án đổi trả hoặc hoàn tiền.

Giới hạn bảo hành: Chính sách bảo hành không áp dụng cho các hư hỏng do sử dụng sai cách hay lỗi do khách hàng tự gây ra.

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG

P HÂN TÍCH NGÀNH

Cầu thị trường Quy mô thị trường Phân tích lợi nhuận biên

- Kết quả cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường cho thấy ở Việt

Nam, tỷ lệ người thường xuyên ăn chay chiếm

14,7%, thỉnh thoảng có ăn chay chiếm 58,9% và rất hiếm khi ăn chay chiếm

Việt Nam chủ yếu là những người lớn tuổi ăn chay theo đạo Phật, thì thật bất ngờ khi hiện nay đối tượng này lại chủ yếu là giới trẻ có độ tuổi từ

18-25 tuổi, chiếm 58,5% Độ tuổi từ 26-40 tuổi cũng chiếm phần trăm khá cao là 26%.

- Thực phẩm chay là một xu hướng ngày càng phổ biến trong cộng đồng ở Việt Nam và quy mô thị trường đang có xu hướng tăng dần Tuy nhiên, việc đánh giá quy mô thị trường này khá là khó khăn do thông tin thị trường chưa được công bố rộng rãi

- Các nhà hàng quán ăn chay cửa hàng thực phẩm chay đang mọc rất nhiều tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Huế, Các sản phẩm thực phẩm chay đặc biệt là những sản phẩm làm từ nấm, đậu phụ và rau củ quả đang được ưa chuộng tại Việt Nam.

- Trong quá trình phát triển của sản phẩm vegan, việc ăn chay bởi lý do niềm tin tôn giáo đã chuyển qua vấn đề sức khỏe và đang trong quá trình chuyển sang lý do bền vững của trái đất và sự sống

Khách hàng còn nhận thức được ăn chay không chỉ tốt cho cơ thể của bản thân họ mà ăn chay còn để tốt cho hệ sinh thái.

- Về doanh thu và chi phí biến đổi cao hơn 30%

- Với điểm mạnh của sản phẩm thuần chay từ nấm đó là giá cả hợp lý, quá trình chế biến vẫn đảm bảo giữ nguyên được các chất protein, vitamin và chất xơ của nấm và cùng với việc an chay đang trở thành xu hướng đặc biệt là các bạn gen Z thì trong tương lai lợi nhuận cận biên nó mang lại rất lớn.

(Nguồn: Khảo sát của Nhóm tác giả)

P HÂN TÍCH KHÁCH HÀNG

Khách hàng là những cá nhân, cụ thể là giới trẻ, người quan tâm đến văn hoá ăn chay và sức khỏe.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình mua hàng: giá, Chất lượng sản phẩm,dịch vụ hậu mãi,

Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu của KH hiện tại: thu nhập, văn hoá, tâm lý

Xu hướng biến động của KH trong tương lai: Nhu cầu ăn chay của người Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt vào những ngày rằm, mùng một, mùa Vu Lan, rằm tháng Giêng…

Khách hàng mua vì: Có nhiều lý do tại sao người dùng ngày nay mua sản phẩm chay nhiều hơn Đây là một số lý do phổ biến

1 Tăng cường nhận thức về sức khỏe và môi trường: Người tiêu dùng ngày nay có xu hướng quan tâm hơn đến sức khỏe và môi trường hơn trước Họ có thể chọn mua sản phẩm chay để giảm thiểu tác động của ăn thịt đến sức khỏe và môi trường.

2 Sự phát triển của các sản phẩm chay: Các sản phẩm chay ngày nay được sản xuất với chất lượng và hương vị tốt hơn, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi chọn ăn chay.

3 Tôn trọng văn hóa và tôn giáo: Nhiều người chọn ăn chay để tôn trọng các giá trị tôn giáo, văn hóa và đạo đức của họ.

4 Thiên hướng vegan và vegetarian: Ngày nay, có nhiều người lựa chọn sống vegan hoặc vegetarian vì nhiều lý do khác nhau, bao gồm chăm sóc sức khỏe và môi trường Điều này dẫn đến việc mua sản phẩm chay trở nên phổ biến hơn.

5 Tăng cường quan tâm đến động vật: Nhiều người ngày nay muốn giảm thiểu sự đau khổ của động vật trong quá trình sản xuất thịt và chọn ăn chay để tránh việc này.

=> Xu hướng mua sản phẩm chay ngày nay phản ánh nhu cầu của người tiêu dùng về sức khỏe, môi trường, tôn giáo, đạo đức và quan tâm đến động vật.

Những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu khách khi mua sản phẩm thuần chay từ nấm, sau đây là một số nhân tố quan trọng:

1 Sự tươi ngon và đáng tin cậy: Khách hàng đặc biệt quan trọng sự tươi ngon và đáng tin cậy của sản phẩm Họ thường sẵn sàng trả giá cao hơn cho sản phẩm chất lượng và không muốn mua các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

2 Giá cả hợp lý: Khách hàng có nhu cầu mua sản phẩm thuần chay từ nấm thường muốn tìm kiếm sản phẩm với giá cả hợp lý, phù hợp với túi tiền của họ.

3 Thương hiệu uy tín: Thương hiệu uy tín và đáng tin cậy sẽ làm tăng đáng kể niềm tin và nhu cầu mua hàng từ khách hàng.

4 Đa dạng và phong phú: Khách hàng có xu hướng sử dụng các sản phẩm thuần chay từ nấm đa dạng, phong phú và có khả năng phù hợp với nhiều loại thực đơn khác nhau.

5 Chất lượng và an toàn thực phẩm: Khách hàng rất quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm thuần chay từ nấm Họ muốn chắc chắn rằng sản phẩm được sản xuất và bảo quản đúng cách để đảm bảo an toàn sức khỏe.

6 Sự tiện lợi và dễ dàng tiêu thụ: Khách hàng cũng đánh giá cao sự tiện lợi và dễ dàng tiêu thụ của sản phẩm thuần chay từ nấm, ví dụ như vệ sinh sạch sẽ và đóng gói tiện lợi.

P HÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Sau khi đánh giá và khảo sát các bạn trẻ tại Việt Nam, chúng tôi đã đưa ra được 4 đối thủ cạnh tranh lớn nhất của công ty là: Ba Lá Sen, Ruốc nấm Mai Phương My, Chay xanh shop, Ruốc nấm hương Bếp Gấu Ca.

Bảng 3.3 Đối thủ cạnh tranh

STT Tên ĐTCT Tổng quan Kênh phân phối Giá Quy mô

Nhiều loại sản phẩm, chủng loại sản phẩm chay khác nhau, các mặt hàng đều có sẵn.

Facebook, các sàn thương mại điện tử và website của hãng

Quy mô nhỏ với doanh số 15-20 sản phẩm/tháng

Cửa hàng chủ yếu kinh doanh một sản phẩm chính là ruốc nấm

Facebook, các sàn thương mại điện tử 55k/100g

Quy mô khá lớn với doanh thu 500-600 sản phẩm/ tháng

Cửa hàng chuyên cung cấp thực phẩm chay sạch, gia vị chay, hàng khô đông lạnh.

Nhận đặt làm cỗ chay

Facebook, bán trực tiếp của hàng.

Quy mô vừa với doanh thu 100- 150sp/ tháng

Cửa hàng kinh doanh với ruốc

Facebook, các sàn thương mại 40k/100g Quy mô khá lớn với

Gấu Ca nấm là sản phẩm chính Tất cả sản phẩm đều được chế biến thủ công. điện tử doanh thu 350-400 sp/ tháng

(Nguồn: Khảo sát của Nhóm tác giả)

KẾ HOẠCH MARKETING

Đ ÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG

Ngày nay xu hướng ăn chay đang ngày một trở nên thịnh hành tại Việt Nam Với mục đích phòng chống bệnh tật, giữ gìn vóc dáng và thanh tịnh tâm hồn Không chỉ những người theo Tôn giáo, nhiều người chọn cách ăn chay như một xu hướng của một lối sống khỏe mạnh, sống lành mạnh Vì vậy, thị trường mục tiêu mà chúng tôi hướng đến là nhóm người có độ tuổi từ 18 - 40 tuổi có thói quen ăn chay hàng ngày. Nhu cầu sử dụng: Sản phẩm thuần chay được làm từ nấm có thể được sử dụng để ăn vặt, hay dùng cho các bữa xế Bên cạnh đó, có thể sử dụng sản phẩm trong các bữa ăn hằng ngày, dùng để ăn kèm với cơm hoặc các món ăn khác như xôi, cháo, bánh mì,

Hình 4.7 Chà bông nấm và cơm

K Ế HOẠCH ĐỊNH GIÁ

Hoạt động quảng cáo, khuyến mại: Để quảng bá sản phẩm một cách rộng rãi trên thị trường chúng tôi quyết định tập trung quảng cáo trên các nền tảng xã hội như Facebook, TikTok, Instagram, Chúng tôi sẽ hành thiết lập fanpage chính thức của công ty; tiến hành đăng bài, hình ảnh,thông tin của sản phẩm; bắt đầu chạy quảng cáo để đưa sản phẩm đến gần hơn với khách hàng.

Bên cạnh đó, Chúng tôi sẽ thực hiện các chương trình khuyến mãi ưu đãi dành cho khách hàng thân thiết và kích thích mua hàng bằng cách tặng voucher cho khách hàng mua lần đầu.

Combo 2 chà bông nấm size nhỏ 89k

Combo 2 chà bông nấm size vừa 149k

Combo 2 chà bông nấm size lớn 199k

Combo 2 khô nấm cay cay size nhỏ 69k

Combo 2 khô nấm cay cay size vừa 99k

Combo 2 khô nấm cay cay size lớn 135k

Combo 1 chà bông nấm size vừa và 1 khô nấm cay cay vừa

(Nguồn: Nhóm tác giả) Đối với những ngày siêu sale như 1.1, 2.2, 3.3, , ngày 15 hàng tháng, chương trình sale lương về chúng tôi sẽ tiến hành giảm giá toàn bộ sản phẩm không quá 10% giá bán ban đầu.

K Ế HOẠCH XÚC TIẾN HỖN HỢP

Với mục đích tối đa hóa lợi nhuận cho doanh nghiệp, phương pháp định giá mà chúng tôi áp dụng là phương pháp định giá Markup Doanh nghiệp: xác định giá bằng việc xác định chi phí sản xuất ra một sản phẩm, lấy mức phí này cộng với khoảng lợi nhuận trên từng sản phẩm

GIÁ SẢN PHẨM= CHI PHÍ SẢN PHẨM + % LỢI NHUẬN MONG MUỐN

Mục tiêu định giá: Tối giản chi phí và đưa ra mức giá phù hợp với đối tượng khách hàng, giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận tối đa. Định lượng cầu thị trường: Hiện nay số người ăn chạy tại Việt Nam chiếm khoảng 10% dân số cả nước và thuộc nhóm trung bình cao của thế giới Bên cạnh đó, theo thống kê thị trường các sản phẩm protein thay thế ở Việt Nam đạt giá trị 249 triệu USD vào năm 2020 Con số này dự đoán tăng trưởng 11,85% mỗi năm trong giai đoạn 2021-2025 và có thể đạt 500 triệu USD vào năm 2025.

Bảng 4.5 Giá bán sản phẩm

Loại sản phẩm Size Trọng lượng

Mức giá dao động doanh nghiệp có thể chấp nhận được là dao động không quá10k cho mỗi sản phẩm.

K Ế HOẠCH PHÂN PHỐI

Thị trường mục tiêu: Nhóm người có độ tuổi từ 18 - 40 tuổi có thói quen ăn chay mỗi ngày.

Khách hàng mục tiêu: là đối tượng trẻ, trung niên có xu hướng ăn chay và sử dụng mạng xã hội Họ có xu hướng mua hàng trên các sàn TMĐT vì tính thông dụng và tiện lợi.Tần suất mua hàng của những khách hàng trong độ tuổi này là rất thường xuyên.

Trung gian phân phối: Các sàn thương mại điện tử (shopee, lazada, tik tok shop). Đặc điểm, tính nhanh chóng và tiện lợi, dễ dàng cho các người mua và người bán Có thể nhanh chóng thu về được các lượt phản hồi của khách hàng, từ đó cải thiện hơn về chất lượng sản phẩm mà không cần tốn thời gian làm các cuộc khảo sát.

Trung gian phân phối của đối thủ cạnh tranh: Hầu hết tất cả đối thủ cạnh tranh đều bán hàng thông qua các sàn thương mại điện tử là chủ yếu Đa số không có cửa hàng bán trực tiếp, vì vậy lượng khách hàng chủ yếu là trên các sàn thương mại điện tử.

K Ế HOẠCH NGÂN QUỸ MARKETING

Hoạt động Chi tiết Tỷ lệ

Kế ngân quỹ là khoản được trích ra từ doanh thu để sử dụng cho tháng kế tiếp 10% doanh thu

Các hoạt động quảng cáo trên các nền tảng xã hội:

Facebook, tik tok, instagram, các sàn thương mại điện tử: shopee, lazada, Các hoạt động này đem lại hiệu quả rõ ràng và tác động một cách mạnh mẽ nhất đến doanh thu của doanh nghiệp.

Các chiến lược mới sẽ giúp cho doanh nghiệp có thêm được những sản phẩm mới, mở rộng quy mô và thu hút thêm được số lượng lớn khách hàng.

Hoạt động cải tiến sẽ được diễn ra định kỳ 6 tháng một lần Nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng, giúp giữ chân được các khách hàng trung thành.

Bảng 4.6 Kế hoạch ngân quỹ Marketing

KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

C HÀ BÔNG NẤM

Sản phẩm đầu tiên là Chà bông nấm Sản phẩm này mang lại hương vị cay nhẹ, độc đáo dành cho đối tượng khách hàng là những người thường xuyên ăn chay và những người mới bắt đầu ăn chay Để có thể phù hợp với tối đa lượng khách hàng có thể, sản phẩm Chà bông nấm của Sakahari sẽ bao gồm những nguyên liệu sạch, thân thiện và có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường như nấm rơm hữu cơ, nấm hầu thủ hữu cơ, xả, dầu thực vật, nước mắm chay, đường và các loại gia vị khác.

Hình 5.8 Sản phẩm Chà bông nấm

Ban đầu khi đưa sản phẩm Chà bông nấm, Sakahari sẽ đưa ra 3 kích cỡ khác nhau để khách hàng có thể dễ dàng lựa chọn trải nghiệm sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của mình Đối với những khách hàng muốn lần đầu trải nghiệm và muốn dùng thử sản phẩm thì Sakahari sẽ đề xuất khách hàng chọn sản phẩm có size nhỏ là 100g Đối với những khách hàng thi thoảng sử dụng sản phẩm để đem lại hương vị mới lạ cho bữa thì sẽ phù hợp với sản phẩm có size vừa là 150g Kích cỡ cuối cùng mà Sakahari sản xuất sẽ là dành cho những cá nhân có thói quen thường xuyên sử dụng sản phẩm hàng ngày là size lớn là 200g.

Vì Chà bông nấm sẽ là một loại thực phẩm thuần chay không có chất bảo quản nên sẽ chỉ sử dụng được trong thời gian ngắn Chính vì thế, Sakahari rất chú trọng và cẩn thân trọng khâu sản xuất sản phẩm Đầu tiên nấm sau khi thu hoạch sẽ được sơ chế sạch sẽ rồi được đem đi ướp với các loại gia vị khác nhau Nấm sẽ được sấy cho sạch nước trước khi được cho vào máy đánh tơi Nguyên liệu sau khi được đánh tơi rồi sẽ tới công đoạn rang nấm chà bông Thời gian và kỹ năng rang sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm Nếu người đầu bếp rang quá lâu, không đều tay hoặc lửa quá to sẽ dẫn tới sản phẩm bị hỏng và không còn bảo đảm được đúng hương vị mà Sakahari đề ra ban đầu Sau khi thực hiện thành công giai đoạn rang ruốc thì thành phẩm sẽ được để nguội và đóng thành từng gói với kích cỡ khác nhau như đã đề cập bên trên Một quy trình để sản xuất ra thành phẩm Chà bông nấm sẽ mất khoảng 04 giờ đồng hồ.

Hình 5.9 Máy sấy chà bông

Sản phẩm thứ hai Sakahari cung cấp tới khách hàng là Khô nấm cay cay Sản phẩm khô nấm là loại thực phẩm hoàn hảo cho những người ăn chay những vẫn muốn trải nghiệm cảm giác ăn vặt Sản phẩm có hương vị cay, dai, có mùi thơm đặc trưng tạo cảm giác ngon miệng cho khách hàng Vì đây là dòng sản phẩm được sử dụng vào những bữa ăn không chính thức nên sẽ được cấu thành từ những nguyên liệu góp phần đem lại cảm giác thèm ăn cho người tiêu dùng Bao gồm nấm hương hữu cơ, muối,chiết xuất nấm men, đường, gừng, xả, tỏi, ớt, quế, màu điều và dầu thực vật Điều đặc biệt ở Khô nấm cay cay là chỉ được cấu thành từ phần chân nấm.

K HÔ NẤM CAY CAY

Sản phẩm thứ hai Sakahari cung cấp tới khách hàng là Khô nấm cay cay Sản phẩm khô nấm là loại thực phẩm hoàn hảo cho những người ăn chay những vẫn muốn trải nghiệm cảm giác ăn vặt Sản phẩm có hương vị cay, dai, có mùi thơm đặc trưng tạo cảm giác ngon miệng cho khách hàng Vì đây là dòng sản phẩm được sử dụng vào những bữa ăn không chính thức nên sẽ được cấu thành từ những nguyên liệu góp phần đem lại cảm giác thèm ăn cho người tiêu dùng Bao gồm nấm hương hữu cơ, muối, chiết xuất nấm men, đường, gừng, xả, tỏi, ớt, quế, màu điều và dầu thực vật Điều đặc biệt ở Khô nấm cay cay là chỉ được cấu thành từ phần chân nấm.

Hình 5.10 Sản phẩm Khô nấm cay cay

Tương tự với sản phẩm Chà bông nấm, Khô nấm cay cay cũng được sản xuất theo 3 kích cỡ khác nhau để có thể dễ dàng tiếp cận được những nhu cầu của khách hàng. Kích cỡ nhỏ nhất là size nhỏ ( 150g) hướng tới đối tượng lần đầu trải nghiệm sản phẩm Tiếp theo là size vừa ( 200g) là kích cỡ vừa cho những cá nhân thi thoảng sử dụng sản phẩm hằng ngày Cuối cùng là size lớn ( 250g) là kích cỡ lớn nhất mà Sakahari đưa vào sản xuất hiện tại Kích cỡ này sẽ phù hợp với những người đã quen ăn chay và có xu hướng thường xuyên sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp Có thể dễ dàng nhận thấy rằng tuy vẫn có 3 kích cỡ giống nhau khi so sánh với sản phẩm Chà bông nấm nhưng khối lượng của sản phẩm sẽ nhỉnh hơn 50g đối với mỗi kích cỡ Lý giải cho điều này, Sakahari nghĩ rằng đây là dòng sản phẩm có thể ăn vào bất kì thời điểm nào nên khách hàng sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm nhiều lần trong một ngày. Nắm bắt được tâm lý này nên doanh nghiệp đã quyết định sẽ tăng 50g cho mỗi kích cỡ.

Khô nấm cay cay là loại thực phẩm có thể sử dụng được trong dài ngày nên có quy trình sản xuất ít phức tạp hơn khi được so sánh với Chà bông nấm Đầu tiên, Sakahari sẽ sơ chế nguyên liệu ngay sau khi nhận được nấm từ nhà cung cấp Tiếp theo đó phần chân nấm sẽ được xé thành sợi nhỏ và ướp với các loại gia vị tạo hương vị và màu sắc bắt mắt cho sản phẩm Công đoạn cuối cùng là sấy để thu được thành phẩm và đem đi đóng gói Một quy trình tới khi thu được sản phẩm Khô nấm cay cay cuối cùng sẽ mất khoảng từ 3 tới 4 tiếng.

Hình 5.11 Máy xé sợi nấm

D Ự BÁO CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

Ban đầu Sakahari sẽ chi khoảng 175 triệu Việt Nam đồng để dành cho các trang thiết bị và máy móc Chi phí nguyên vật liệu trong một năm sẽ là 110.580.000 đồng.

Số chi phí phải trả cho nhân viên trong một năm sẽ là 288.000.000 đồng Doanh nghiệp sẽ chi trả khoảng 25.000.000 đồng cho các chương trình Marketing Vậy để vận hành công ty trong năm đầu tiên sẽ cần một nguồn tài chính gần 600.000.000 đồng.

S O SÁNH VỚI ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Shakahari Ba Lá Sen Ruốc nấm Mai

Ruốc nấm hương Bếp Gấu Ca

Sản phẩm Chà bông nấm hương Chà bông sợi thịt chay Ruốc nấm hương Ruốc nấm hương

Chất lượng Làm từ nấm hương organic Không được làm từ nấm thật Làm từ nấm hương Làm từ nấm hương

Bảng 5.7 So sánh với các đối thủ cạnh tranh

(Nguồn: Khảo sát của Nhóm tác giả)

Như vậy, sản phẩm của Shakahari có mức giá tầm trung và có lợi thế cạnh tranh hơn do được làm từ nấm hương organic.

NHÓM ĐỒNG SÁNG LẬP

S Ơ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ

Sơ đồ 6.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty

C HỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ

Giám đốc: người đóng vai trò xác định mục tiêu, định hướng và mục tiêu phát triển trong tương lai của công ty từ đó lập ra kế hoạch và chiến lược Sau khi đã có kế hoạch thì giám đốc sẽ triển khai thực hiện kế hoạch và điều hành, giám sát, quản lý toàn bộ các phòng ban trong công ty Đồng thời sẽ là người kiểm tra và đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện và kết quả.

Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng:

Giao tiếp với khách hàng, là người tiếp nhận mọi khiếu nại, thắc mắc của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ kinh doanh

Hỗ trợ khách hàng, tìm cách giải quyết những vấn đề mà họ gặp phải

Chủ động liên hệ với khách hàng để thu thập thông tin về trải nghiệm của họ khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ Từ đó, cung cấp thông tin cho bộ phận sản phẩm để cải tiến và hoàn thiện dịch vụ, sản phẩm.

Phối hợp với bộ phận Tiếp thị để thực hiện các chiến dịch quảng cáo, chương trình khuyến mại… đối với khách hàng thân thiết, khách hàng trung thành.

Chuyên viên tư vấn, chăm sóc khách hàng

Quản lý kho, đóng hàng Đề xuất và thực hiện các kế hoạch chăm sóc khách hàng, đo lường mức độ hài lòng của khách với sản phẩm và dịch vụ.

Chuyên viên tài chính: Quản lý và thực hiện các hoạt động tài chính của công ty Đưa ra các quyết định tài chính thông minh, đảm bảo rằng các hoạt động kinh doanh được thực hiện theo pháp luật và các quy định tài chính định sẵn.

Content Marketing, Designer: tạo ra, phân phối và quảng bá nội dung hữu ích, giá trị cho khách hàng tiềm năng để thu hút khách hàng Nó giúp tăng khả năng tương tác và trao đổi thông tin giữa công ty và khách hàng, giúp tăng doanh số và nâng cao hình ảnh thương hiệu Đồng thời tạo ra nội dung hấp dẫn và giá trị để thu hút khách hàng.

Quản lý kho: Đảm nhiệm việc sắp xếp, phân loại hàng hóa trong kho Thực hiện đúng quy trình bảo quản hàng trong kho theo quy định của công ty và chú ý của nhà sản xuất Ngoài ra còn thực hiện các thủ tục, chứng từ xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, theo dõi số lượng hàng tồn kho, thực hiện các thủ tục đặt hàng.

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

L ƯỢNG VỐN

Khi lập kế hoạch kinh doanh trong năm đầu tiên dự tính doanh thu thuần sẽ đạt 1 tỷ VND với số lượng sản phẩm bán ra khoảng 2300 sản phẩm sẽ bắt đầu có lợi nhuận.

Do đó, tổng nguồn vốn dự kiến là 700 triệu VND trong đó vốn chủ sở hữu là 300 triệu VNĐ, còn lại là vốn vay từ ngân hàng BIDV với lãi suất 10%/năm.

Cơ cấu vốn sẽ được tiến hành hoạt động đầu tư như sau:

- 28,5% sẽ được đầu tư vào mua tài sản cố định để phục vụ việc sản xuất kinh doanh

- 20% vốn sẽ được đầu tư để mua nguyên vật liệu sản xuất trong giai đoạn đầu và trả lương nhân công trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất, sau đó số tiền thu được từ việc bán sản phẩm sẽ được quay vòng để mua nguyên vật liệu sản xuất và trả lương

- Dự tính chi phí cho việc marketing trong 1 năm sẽ chiếm 3,5% tổng nguồn vốn tương đương 25 triệu VND

- 20% vốn sẽ để chi trả các chi phí liên quan tới mặt bằng các cửa hàng, kho để giữ các sản phẩm, các tài sản ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp với mục đích phục vụ kinh doanh bán hàng, đồng thời các chi phí nhân sự cần có để phục vụ mục đích bán hàng.

- 28% vốn sẽ được lưu giữ dưới dạng tiền mặt để doanh nghiệp luôn có một lượng tiền mặt nhất định đủ để phòng ngừa rủi ro và xử lý những vấn đề phát sinh Với các tài sản dài hạn thì doanh nghiệp dự tính sẽ khấu hao trong vòng 4 năm, trong vòng 4 năm nếu có vấn đề hỏng hóc thì khoản chi phí khấu hao sẽ được dùng để bảo trì tài sản hoặc thay thế nếu cần thiết và sau 4 năm khi tài sản đã khấu hao hết thì sẽ được thay thế.

T IỀM LỰC TÀI CHÍNH

Tài chính của doanh nghiệp khá yếu với hơn một nửa số vốn là vốn vay, tuy nhiên với đặc trưng của sản phẩm thì lượng vốn cần đầu tư ban đầu là đáp ứng được.Nếu hoạt động kinh doanh và cần mở rộng sản xuất thì có thể huy động thêm vốn vay của ngân hàng, nên yêu cầu về tài chính được đáp ứng

B ÁO CÁO TÀI CHÍNH DỰ KIẾN

Bảng 7.8 Báo cáo kết quả kinh doanh dự kiến

Giá vốn hàng bán ( 63% Doanh thu ) 630,000,000

Chi phí hoạt động ( 2,5% Doanh thu) 25,000,000

T HU CHI

Nguồn thu: Doanh thu thuần (khoảng 1 tỷ VND) Trong kế hoạch kinh doanh, doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung đầu tư vào sản xuất và bán trực tiếp sản phẩm chứ không đầu tư thêm vào mảng kinh doanh nào khác nên nguồn thu duy nhất của doanh nghiệp đó chính là doanh thu bán hàng Có thể trong tương lai, doanh nghiệp mở rộng hơn sẽ có hướng đầu tư thêm nhiều mảng khác nhau để tránh phụ thuộc hoàn toàn chỉ vào một nguồn thu duy nhất.

Nguồn chi: Chi phí vận chuyển hàng hóa, chi phí kho bãi, chi phí thuê mặt bằng, chi phí nhân sự, chi phí vật liệu đóng gói, chi phí bảo quản TSCĐ, chi phí phương tiện làm việc, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí marketing (Khoảng 550 triệu VNĐ)

- Chi phí kho bãi: việc lưu giữ, bảo quản các sản phẩm kinh doanh tại kho của doanh nghiệp

- Chi phí nhân sự: chi trả lợi nhuận cho các cổ đông của doanh nghiệp và trả lương cho các nhân viên

- Chi phí vật liệu đóng gói: bao gồm các thùng hàng vận chuyển, bao bì bọc sản phẩm.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: TSCĐ sẽ được khấu hao đều trong 4 năm

- Chi phí phương tiện làm việc: các ứng dụng, phần mềm được sử dụng trong doanh nghiệp nhằm phục vụ việc quản lý lẫn việc bán hàng.

- Chi phí marketing: bao gồm quảng cáo, lên các chương trình, truyền thông tích hợp quảng cáo,

C HỈ TIÊU TÀI CHÍNH

Tỷ suất lợi nhuận trên Tổng tài sản: ROA = EAT / TTS = 32,69%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: ROS = EAT/Doanh thu = 22,88%

=> Đầu tư sinh lợi Lựa chọn phương án kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

Ba tháng đầu: Đẩy mạnh khả năng nhận diện thương hiệu: truyền thông quảng bá sản phẩm và thương hiệu nhiều trên mọi nền tảng mạng xã hội, cũng như chạy các banner tại các TTTM giúp các khách hàng tiềm năng có thể biết tới thương hiệu một cách dễ nhất. Thúc đẩy quá trình kinh doanh sản phẩm, đưa ra các chương trình ưu đãi để số lượng sản phẩm bán ra cao, đẩy mạnh doanh số thay vì doanh thu để các khách hàng đã biết tới thương hiệu lẫn khách hàng mới sẽ muốn mua sản phẩm và trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng giúp gia tăng khả năng nhận diện của thương hiệu khi lượng khách hàng sử dụng mẫu túi của thương hiệu ngày càng gia tăng Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng, với việc CSKH trực tuyến lẫn trực tiếp thì quy trình phải được chau chuốt một cách hoàn hảo để khi mà khách hàng trải nghiệm sẽ để lại được ấn tượng tốt đối với khách hàng tiềm năng lẫn khách hàng vãng lai Bên cạnh đó cần phải training nhân viên bán hàng với kĩ năng chăm sóc khách hàng tốt nhất để giúp gia tăng doanh số lẫn có thưởng doanh số đối với những nhân viên có hiệu suất làm việc cao để thúc đẩy khả năng làm việc của nhân viên.

Cân đối thu - chi sao cho hợp lý nhất Với việc hoạt động trong thời gian đầu, việc vận hành trơn tru tất cả mọi thứ là một việc khó và sẽ có những khoản phát sinh trong quá trình kinh doanh nên sẽ phải theo dõi thường xuyên và đưa ra những bản cân đối sao cho nhanh nhất và hợp lý nhất để doanh nghiệp có thể hoạt động một cách tốt nhất mà không tốn quá nhiều chi phí

Sáu tháng tiếp theo: Đẩy mạnh doanh số bán hàng

Tiếp tục tăng khả năng nhận diện của thương hiệu đối với khách hàng

Ba tháng cuối: Đẩy hàng tồn kho: Tạo ra những chương trình ưu đãi giảm giá cho toàn bộ sản phẩm còn tồn kho, đẩy mạnh doanh số bán hàng chủ yếu trên các nền tảng bán hàng trực tuyến, chương trình tặng quà + ưu đãi các hạng thành viên khi khách hàng đến các cửa hàng phân phối mua hàng.

Hoàn thiện bộ máy nhân sự một cách chỉnh chu nhất và cân đối, cắt giảm những khoản thu-chi bất hợp lý nếu cần

PHẦN 9 NHỮNG RỦI RO CƠ BẢN

Dưới đây là những rủi ro có thể xảy ra trong tương lai mà nhóm tôi đã xác định:

Bảng 9.9 Những rủi ro cơ bản

STT Rủi ro cơ bản Biện pháp

1 Đối thủ cạnh tranh hạ giá Chạy chương trình khuyến mãi, chiết khấu, cho những người mua nhiều

Rủi ro tài chính: Thiếu vốn đầu tư ban đầu hoặc doanh thu hàng tháng không đủ để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Lên kế hoạch chi tiết để quản lý tài chính hàng tháng của doanh nghiệp, tìm kiếm các nguồn tài trợ bổ sung từ ngân hàng, nhà đầu tư

Rủi ro sản phẩm: Sản phẩm hoặc dịch vụ không đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hoặc không đủ chất lượng để cạnh tranh trên thị trường.

Tập trung vào chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ Đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời tìm kiếm phản hồi và đánh giá của khách hàng để cải thiện sản phẩm

4 Tồn kho vượt mức dự tính

Theo dõi chi tiết số lượng mua, từ đó dự đoán chính xác nhu cầu, để lên kế hoạch sản xuất

Rủi ro pháp lý: Việc không tuân thủ các quy định pháp lý có thể khiến cho dự án bị kiện tụng hoặc phải chịu các hình phạt pháp lý.

Nghiên cứu các quy định pháp lý liên quan đến doanh nghiệp và đảm bảo tuân thủ các yêu cầu pháp lý.

Có thể nói sự bùng nổ kinh doanh trên sàn thương mại điện tử trong hai năm vừa qua đã giúp vực dậy biết bao nhiêu doanh nghiệp Công ty Sharahaki là một mô hình kinh doanh sản phẩm thuần chay từ nấm với mong muốn sẽ đem tới cho khách hàng tại Việt Nam có thể tiếp cận nhiều hơn, dễ hàng hơn với những thực phẩm chay bổ dưỡng Với hi vọng mang lại cho khách hàng những sản phẩm an toàn và có ích cho sức khoẻ nhất Chúng tôi mong muốn nhận được sự ủng hộ từ khách hàng, tạo ra một thương hiệu đồ ăn chay tốt nhất cho người Việt.

Trên đây là kế hoạch khởi sự doanh nghiệp của nhóm Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức và không có nhiều thời gian nghiên cứu vậy nên nhóm mong nhận được sự đóng góp và giúp đỡ của cô và các bạn

Nhóm Doanh Nhân xin gửi lời cảm ơn chân thành tới cô giáo TS Lê Huyền Trang – giảng viên bộ môn Khởi sự kinh doanh đã có những định hướng để giúp chúng tôi hoàn thành dự án.

Xin chân thành cảm ơn!

Ngày đăng: 02/05/2024, 15:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.5. Túi đựng sản phẩm - tiểu luận cuối kỳ khởi sự kinh doanh đề tài lập bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm thuần chay làm từ nấm
Hình 2.5. Túi đựng sản phẩm (Trang 13)
Bảng 3.3. Đối thủ cạnh tranh - tiểu luận cuối kỳ khởi sự kinh doanh đề tài lập bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm thuần chay làm từ nấm
Bảng 3.3. Đối thủ cạnh tranh (Trang 18)
Bảng 5.7. So sánh với các đối thủ cạnh tranh - tiểu luận cuối kỳ khởi sự kinh doanh đề tài lập bản kế hoạch kinh doanh cho sản phẩm thuần chay làm từ nấm
Bảng 5.7. So sánh với các đối thủ cạnh tranh (Trang 28)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w