1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo lịch sử văn minh thế giới đề tài điều kiện ra đời nền văn minh công nghiệp

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Được hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ XV-XIX, nền văn m inh công nghiệp đã mang đến những sự thay đổi to lớn về cách thức sản xuất, cách sống và tư duy của con người.. Qua quá t

Trang 1

BỘ NGO I GIAOẠHỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

BÁO CÁO

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚIĐề tài: Điều Kiện Ra Đời

Nền Văn Minh Công Nghiệp

Giảng viên phụ trách: GS.TS Nguyễn Thái Yên Hương

Trang 2

Table of Contents

A GIỚI THIỆU VỀ NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP2B ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA NỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP3I.Hệ Quả Của Các Cuộc Phát Kiến Địa Lý3

c.Ý nghĩa của những phát minh ngành dệt 10

d.Những phát minh kỹ thuật ở một số ngành khác ở Anh 11

e.Ý nghĩa cuộc CMCN ở Anh 123 Cu c cách m ng công nghi p các nộạệ ởước khác: Giai đoạn 2: t n a sau TK XIX - n m 1914: ch y u các nừ ửăủ ế ởước Châu Âu khác và M : Th i ĩờ đại “ điện khí hoá"12

Trang 3

ĐIỀU KIỆN CHO SỰ RA ĐỜI CỦANỀN VĂN MINH CÔNG NGHIỆP

A Giới Thiệu Về Nền Văn Minh Công Nghiệp

Văn minh công nghiệp đóng một vai trò không thể thiếu trong sự phát triển của xã hội nhân loại Được hình thành và phát triển từ khoảng thế kỷ XV-XIX, nền văn m inh công nghiệp đã mang đến những sự thay đổi to lớn về cách thức sản xuất, cách sống và tư duy của con người Qua quá trình tiến bộ không ngừng, nền văn minh c ông nghiệp đã tạo nên một cơ sở vững chắc cho sự phát triển kinh tế, khoa học, côn g nghệ và văn hóa của loài người.

Nền văn minh công nghiệp đã mở ra cánh cửa của sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh v ực sản xuất Với sự ra đời của máy móc và công nghệ, con người đã có khả năng tă ng năng suất và hiệu quả sản xuất đáng kể Điều này đã thúc đẩy sự phát triển của c ác ngành công nghiệp, từ ngành công nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa đến ngàn h công nghiệp dịch vụ Sự cải tiến và sáng tạo liên tục trong quy trình sản xuất đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ việc cả i thiện chất lượng cuộc sống đến việc nâng cao môi trường làm việc.

Ngoài tác động về mặt kinh tế, văn minh công nghiệp còn có tầm ảnh hưởng sâu sắ c đến cuộc sống văn hóa và xã hội Quá trình công nghiệp hóa đã thay đổi cách thứ c mọi người sống, làm việc và giao tiếp với nhau Sự phát triển của phương tiện gia o thông và truyền thông đã thu hẹp khoảng cách không gian và thời gian, tạo điều k iện thuận lợi cho việc trao đổi kiến thức, văn hóa và giá trị từ các nền văn minh kh ác nhau Nền văn minh công nghiệp cũng đã tạo ra nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành giáo dục, công nghệ thông tin và truyền thông, mở ra nhiều cơ hội h ơn cho việc tiếp cận kiến thức và phát triển cá nhân.

2

Trang 4

B Điều Kiện Ra Đời Của Nền Văn Minh Công Nghiệp I.Hệ Quả Của Các Cuộc Phát Kiến Địa Lý

1 Nguyên Nhân

Thế kỉ XV, kinh tế hàng hóa ở Tây Âu đã khá phát triển, nhu cầu về thị trường tăng cao Giai cấp tư sản Tây Âu muốn mở rộng thị trường sang phương Đông, mơ ước tới những nguồn vàng bạc từ phương Đông Tại Tây Âu, tầng lớp giàu có cũng tăng lên do đó nhu cầu về các mặt hàng đặc sản, cao cấp có nguồn gốc từ phương Đông như tiêu, quế, trầm hương, lụa tơ tằm, ngà voi… tăng vọt hẳn lên Trong khi đó, con đường tơ lụa mà người phương Tây đã biết từ thời cổ đại lúc đó lại đang bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo đạo Hồi chiếm giữ, đi qua chỉ có mất mạng, vì vậy chỉ có cách tìm một con đường đi mới trên biển.

2 Tiền Đề

Lúc đó người Tây Âu đã có nhiều người tin vào giả thuyết Trái đất hình cầu Họ cũng đã đóng được những con tàu buồm đáy nhọn, thành cao, có khả năng vượt đại dương, mỗi tàu lại đều có la bàn và thước phương vị, điều đó đã tăng thêm sự quyết tâm cho những thuỷ thủ dũng cảm.

3 Các cuộc phát kiến địa lí lớn:

Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi Hy Vọng) rồi vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ năm 1497.

Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa châu Mỹ (Tân Thế Giới).

Trang 5

Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để tới quần đảo vùng Đông Nam Á, được đặt tên là Philippin (1519-1522).

4 Hệ quả:

Có sự tăng cường giao lưu văn hóa giữa cư dân các châu lục, giữa các dân tộc, trao đổi về giống cây trồng, kĩ thuật sản xuất, các hình thức sinh hoạt văn hóa Một số ngôn ngữ châu Âu được sử dụng trong các thuộc địa như tiếng Tây Ban Nha, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Anh, tiếng Pháp,

Các tôn giáo được truyền bá rộng rãi trên nhiều nước, đặc biệt là sự lan truyền của đạo Kitô.

Hoạt động thương mại nhộn nhịp, các thành thị trở nên sầm uất Việc buôn bán được mở rộng trên phạm vi thế giới Do những hoạt động trên, dần dần hình thành các tuyến đường thương mại nối liền châu Âu – châu Phi – châu Á và tạo nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương giữa châu Âu, châu Phi và châu Mĩ Nhiều công ty thương mại lớn được thành lập Nhiều thành phố và trung tâm thương mại xuất hiện.

Do khai thác, buôn bán và cướp bóc, vàng chảy về châu Âu ngày càng nhiều đã gây nên “cuộc cách mạng giá cả” Thủ công nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp phát triển rất nhanh, tạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

Công cuộc thám hiểm các vùng đất mới cũng làm nảy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và chế độ thực dân tàn bạo.

Đây là bước khởi đầu cho quá trình xâm lược và chiếm đóng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây kéo dài hàng trăm năm sau.

Nhìn chung, các nhà thám hiểm đường biển thế kỉ XV -XVI đã đóng góp rất lớn vào sự phát triển của nền văn minh nhân loại, mở rộng sự giao lưu kinh tế và văn hóa trên phạm vi thế giới, tạo tiền đề cho những biến đổi sâu sắc trong nền kinh tế-4

Trang 6

xã hội, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản Sự tiếp xúc giữa những nền văn minh của loài người là những thành tựu vĩ đại của trí sáng tạo và tinh thần quả cảm nhưng cũng thấm đầy máu và nước mắt; nó thúc đẩy lịch sử có những bước tiến dài, trước đó không tưởng tượng nổi; song cũng để lại không ít hậu quả đau khổ cho một phần nhân loại mà nhiều thế hệ sau vẫn không ngừng khắc phục.

II.Sự Xác Lập Của Tư Bản Chủ Nghĩa

1 Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản

Từ TK XIV, những nhân tố của chủ nghĩa tư bản đã hình thành trong lòng xã hội p hong kiến Tây Âu Theo một số nhà sử học, chủ nghĩa tư bản có nguồn gốc từ một "cuộc khủng hoảng cuối thời trung cổ" vào TK XIV - một cuộc xung đột giữa giới quý tộc sở hữu đất đai và những người chủ sản xuất Đến nửa sau TK XVI, sự phát triển của quan hệ chủ nghĩa tư bản đã dẫn tới sự chuyển biến từ chế độ phong kiến lên chế độ tư bản Có thể nhận thấy một mâu thuẫn rõ ràng trong xã hội rằng khi cá c thương nhân có trong tay tiền bạc, vàng bạc của cải, họ nắm nền kinh tế về mình nhưng quyền lực lại tập trung về phong kiến và giáo hội với những tư tưởng cổ hủ và gò bó, các nhà tư bản buộc phải đứng lên đấu tranh để giành quyền lực chính trị cho mình Điều này đã dẫn đến sự ra đời của các cuộc cách mạng tư sản

2 Những cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu trên thế giới

Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là cách mạng của người Nedeclan Và o đầu TK XVI, vùng đất Nedeclan có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhất ở Tây Âu, thương nhân Hà Lan với những mặt hàng cổ truyền là len dạ và các mặt hàng chăn nuôi cùng hoạt động thương thuyền hùng mạnh đã chiếm được ưu thế trên mặt biển.Song sự thống trị của Vương quốc Tây Ban Nha đã ngăn cản sự phát

Trang 7

triển này Nhu cầu mở rộng thương mại đã thúc đẩy tầng lớp thị dân đứng lên đấu t ranh lại ách thống trị, thành lập nhà nước cộng hoà độc lập Hà Lan mang tính chất tư sản đầu tiên trong lịch sử vào năm 1581

Đến TK XVII, cũng như các nước Tây Âu khác, nước Anh đã trở thành nước có nề n kinh tế phát triển nhất Châu Âu Quan hệ tư bản chủ nghĩa tại đây ngày càng tiến bộ Tuy nhiên, sự kèm cặp, cản trở của tầng lớp phong kiến đã gây nên một sự mâu thuẫn gay gắt giữa những giai cấp trong xã hội: tư sản và tầng lớp quý tộc mới với giai cấp phong kiến Điều này dẫn đến sự bùng nổ của cuộc cách mạng tư sản Anh (nội chiến) do Olivia Cromwell lãnh đạo giữa TK XVII Cuộc cách mạng đã giành chiến thắng và mở đường cho thời kỳ thống trị của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản Với sự cầm quyền của giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc tư sản hoá, nước An h bước vào thời kỳ tích luỹ nguyên thuỷ với sự hình thành chế độ trang trại và tầng lớp trại chủ sản xuất nông phẩm nhằm cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước và thế giới Cuộc cách mạng nông nghiệp ấy không những làm tăng sản lượng mà còn thay đổi tính chất nền kinh tế tự nhiên ở nông thôn thành nền kinh tế hàng hoá, gắn liền với sự biến động của thị trường bên ngoài

Làn sóng nhập cư của người Anh vào Bắc Mĩ đã khiến vùng lãnh thổ quanh bờ Đại Tây Dương thành 13 xứ thuộc địa của Anh Quá trình khai khẩn vùng đất mới của ba cộng đồng dân cư đến từ châu Âu, châu Phi và thổ dân đã dần tạo thành một dân tộc có lãnh thổ, ngôn ngữ, kinh tế và văn hoá riêng với tâm lý chung muốn tách khỏi chế độ cai trị của chính phủ London Cuộc đấu tranh giải phóng khỏi chế độ thực dân Anh giữa TK XVIII do Washington lãnh đạo với các tầng lớp tiêu biểu là chủ nô, tư sản, công nhân, nô lệ,… đã lật đổ sự cai trị của Anh, giành độc lập, thiết lập chế độ cộng hoà tổng thống và mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triể n ở Mỹ Sự thành lập nhà nước Liên Bang Mỹ đã tạo nên một quốc gia tư sản, một thị trường thương mại đầy sức hấp dẫn

6

Trang 8

Cuối cùng là cuộc Đại Cách mạng tư sản Pháp ( 1789-1794) diễn ra vào cuối TK X VIII do nhân dân Pháp lãnh đạo, đã gây nên một chuyển động mạnh mẽ và căn bản chẳng những đối với nước Pháp mà còn có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều nước Châu Âu Nó được coi là cuộc cách mạng có tính chất triệt nhất thế giới thời bấy gi ờ, đập tan nền quân chủ chuyên chế Pháp, thiết lập nhà nước tư sản và một xã hội mới với khẩu hiệu tuyên ngôn “ Tự do- Bình đẳng - Bác ái” Cuộc đấu tranh lật đổ nền quân chủ chuyên chế cùng những biện pháp triệt để xoá bỏ quyền sở hữu ruộng đất đã tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản Pháp phát triển nhanh, vươn ra thị trường thế giới, mở rộng phạm vi thuộc địa và trở thành kình địch hàng đầu của nước Anh

3 Ý nghĩa của các cuộc cách mạng tư sản

Vì vậy, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản đã tạo điều kiện cho nền sản xuất của các nước tư bản phát triển nhanh chóng Sự ra đời của các quốc gia tư bản chủ nghĩa và cuộc chạy đua về thị trường thế giới đã thúc đẩy việc sản xuất tăng nhanh về năng suất và nâng cao về chất lượng Đồng thời, những cuộc cách mạng tư sản c hính là tiền đề về cơ sở vật chất cũng như môi trường chính trị cho bước chuyển sa ng một thời kỳ mới trong lịch sử sản xuất, một nền văn minh mới của nhân loại

III.Cuộc Cách Mạng Công Nghiệp

1 Định nghĩa “ cuộc cách mạng công nghiệp”

Định nghĩa ( Tiếng Việt): Cuộc cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong lĩ nh vực sản xuất diễn ra từ khoảng TK XVIII – TK XIX, tạo bước chuyển quyết địn h từ nền sản xuất nhỏ, giản đơn dựa trên lao động thủ công sang một nền sản xuất l ớn dựa trên máy móc

Trang 9

Định nghĩa ( Tiếng Anh): Industrial Revolution, in modern history, the process of c hange from an agrarian and handicraft economy to one dominated by industry and machine manufactoring These technological changes introduced novel ways of wor king and living and fundamentally transformed society [ Cách mạng công nghiệp, t rong lịch sử hiện đại, là quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp và thủ côn g sang nền kinh tế do công nghiệp và chế tạo máy móc thống trị Những thay đổi c ông nghệ này đã thay đổi cách làm việc và sinh hoạt mới; làm thay đổi xã hội một cách căn bản.

2 Cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh : Giai đoạn 1: từ cuối Tk XVIII - nửa đầu TK XIX: Thời đại “ máy hơi nước"

a Nguyên nhân cuộc CMCN bắt đầu tại Anh

Tích lũy tư bản để có đủ vốn và nhân công đã tạo điều kiện cho nền kinh tế Tây Âu phát triển trong đó có nước Anh Quá trình này được thực hiện bởi nhiều biện pháp Một trong số những biện pháp đầu tiên chính là cướp đoạt ruộng đất của nông dân và biến ruộng đất ấy thành cơ sở sản xuất nông nghiệp mang tính chất tư bản chủ nghĩa Bên cạnh đó, các nước tư bản tích luỹ tư bản qua việc mở rộng các vùng đất thực dân và cướp đoạt nguồn tài nguyên thuộc địa Mặt khác, con đường buôn bán hàng hải được mở ra giúp đấy mạnh thương nghiệp và công nghiệp ở Châu Âu phát triển nhanh chóng Phạm vi buôn bán được mở rộng trên địa bàn toàn thế giới

Đồng thời, là một trong những nước thực hiện cuộc cách mạng tư sản sớm trên thế giới, Anh có trong tay yếu tố chính trị thuận lợi Giai cấp tư sản nắm chính quyền t rong tay, lại đòi hỏi phải có một nền kỹ thuật mới tương ứng với nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa - có đủ sức mạnh và nhu cầu để thực hiện một cuộc cách mạng công nghiệp thắng lợi Thực hiện cách mạng công nghiệp, giai cấp tư sản Anh cũng có c 8

Trang 10

ơ sở để giành thắng lợi quyết định cuối cùng đối với chế độ phong kiến trên lĩnh v ực kinh tế

Và cuối cùng là sự tiến bộ của ngành dệt diễn ra ngay trong các trường thủ công T rong các công trường thủ công (CTTC), kĩ thuật được sử dụng vẫn chủ yếu là cũ k ỹ, lạc hậu Song các CTTC có đặc thù là sử dụng số lượng lao động lớn, tập trung v à có sự phân công chuyên môn hóa lao động Chính trong quá trình chuyên môn hó a như vậy, người ta đã nhận thấy có những khâu phải thay thế do sức lao động của con người không đáp ứng được hoặc có những động tác thừa, không cần thiết phải có sự góp mặt của con người Nhận thức này đã thúc đẩy sự xuất hiện máy móc (tr ước tiên là từ phía người lao động, sau đó là đến giới chủ CTTC) Khi máy móc đư ợc trang bị toàn diện cho hầu hết các khâu, phương thức sản xuất thủ công trở thàn h thứ yếu, CTTC tự biến mất, nhường chỗ cho các công xưởng – hình thức tổ chức sản xuất của kinh tế TBCN Cả ba yếu tố trên đã tạo nên cuộc cách mạng bùng nổ tại Anh

b Những tiến bộ ngành dệt ở Anh

Vào TK XVIII nhu cầu bông sợi ở Anh ngày càng tăng cao Trước đó, vải bông được Anh nhập từ Ấn Độ Nhưng do thị trường đòi hỏi ngày càng nhiều với vải bông giá rẻ, trong khi đó vải bông nhập khẩu hạn chế, không đáp ứng được nhu cầu lớn của thị trường khi đó Vậy nên, yêu cầu đặt ra với ngành dệt là phải cải tiến kỹ thuật để có thể sản xuất được nhiều vải với giá rẻ, đồng thời giảm được chi phí sản xuất

Năm 1773, John Kay ( Giôn Cây) (1704-1774), một người thợ dệt kiêm thợ máy đã phát minh ra con thoi cơ khí ( con thoi bay ) – The flying shuttle, giúp năng suất dệ t vải tăng lên gấp đôi và có thể dệt được những tấm vải vì khổ rộng, mịn màng và đ ẹp đồng thời giảm số lượng thợ từ 2 xuống 1 cho khâu này

Năng suất dệt vải tăng lên dẫn đến “ nạn đói sợi", đòi hỏi năng suất kéo sợi cũng p hải cải tiến để đáp ứng mức sản xuất Năm 1764, một máy kéo sợi mang tên “ Jenn

Trang 11

y “ ( Giênny) - con gái của người phát minh ra nó - James Hargreaves ( Giêm Hácgrivơ) - một thợ dệt trong nhà máy

Tuy nhiên, máy Jenny kéo được sợi nhỏ nhưng không bền Năm 1769, Richard Ar kwright ( Risác Ácraitơ) đã chế tạo da máy kéo sợi bằng sức nước giúp tiết kiệm đ áng kể sức lao động Tuy nhiên, thiết bị này cần được đặt gần sông để lợi dụng sức nước chảy đồng thời dù có chất lượng sợi vải chắc chắn nhưng so với sợi của máy Jenny lại có phần thô hơn Arkwright chính là người đầu tiên xây dựng nên hệ thố ng công xưởng đại quy mô tư bản

Đến năm 1774, Crompton ( Crômtơn) đã cải tiến hai loại máy thành sản phẩm chấ t lượng tốt hơn với sợi nhỏ, vải dệt có độ thẩm mỹ và độ bền cao dựa trên sức nước Có thể nói rằng, Máy kéo sợi là phát minh quan trọng giúp cung cấp nguyên liệu c ho ngành dệt may tại châu Âu Đồng thời đặt nền móng đầu tiên cho những phát m inh khoa học mới trong cách mạng công nghiệp lần thứ 1.

Tuy nhiên vấn đề đặt ra chính là những phát minh này đều cần hoạt động nhờ sức n ước, do đó những công trường phải xây dựng gần sông để tiện hoạt động, gây trở n gại khi không có những tuyến đường giao thông thuận lợi cũng như sông đóng băn g khi vào mùa đông Vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các nhà tư bản chính là cần một thứ máy không chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên là điều cấp thiết

Năm 1769, một thợ sửa chữa máy của trường đại học Glasgow, Scotland - James Watt đã sáng chế ra máy hơi nước, đến năm 1784 thì hoàn thiện trở thành động cơ nhiệt vạn năng chạy bằng than và nước Phát minh của ông chính là một phát minh kỹ thuật vĩ đại của TK XVIII Nó đã giải quyết được vấn đề động lực cần thiết của nền đại công nghiệp, mở đường cho quá trình cơ giới hóa, mang ý nghĩa một cuộc cách mạng công nghiệp Để tưởng nhớ công lao của James Watt, người ta đã dựng bức tượng kỉ niệm tại Oetxminto khi ông qua đời năm 1891, thọ 83 tuổi với dòng chữ “ Người đã nhân lên gấp bội sức mạnh con người”

10

Ngày đăng: 02/04/2024, 16:25

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w