1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận kết thúc lịch sử văn minh thế giới đề tài ảnh hưởng của nền văn minh ấn độ đến lịch sử văn minh thế giới

32 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đến lịch sử văn minh thế giới
Tác giả Bùi Ngọc Bảo Linh, Hoàng Ngọc Thùy Dương
Người hướng dẫn ThS.NCS Võ Thành Tâm
Trường học Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chuyên ngành Lịch Sử Văn Minh Thế Giới
Thể loại Tiểu luận kết thúc môn học
Năm xuất bản 2022
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 8,34 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (7)
  • 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (7)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (7)
    • 2.2 Phạm vi nghiên cứu (8)
  • 3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu (8)
  • 4. Đóng góp của đề tài (9)
    • 4.1 Về mặt khoa học (9)
    • 4.2 Về mặt thực tiễn (9)
  • CHƯƠNG 1: NHỮNG CƠ SỞ TẠO NÊN NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ (11)
    • 1.1 Cơ sở hình thành (11)
      • 1.1.1 Địa lý và dân cư (11)
      • 1.1.2 Sự ra đời của nền văn minh Ấn (0)
      • 1.2.1 Tôn giáo và thần thoại (13)
      • 1.2.2 Chữ viết (16)
      • 1.2.3 Văn học (16)
      • 1.2.4 Thiên văn học (17)
      • 1.2.5 Toán học (17)
      • 1.2.6 Vật lý (17)
      • 1.2.7 Y học (17)
      • 1.3.1 Kiến trúc (17)
      • 1.3.2 Ẩm thực (19)
      • 1.3.3 Lễ hội (19)
      • 1.3.4: Trang phục (20)
      • 1.3.5: Văn hóa giao tiếp, giờ giấc (21)
  • CHƯƠNG 2: VĂN MINH ẤN ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI (10)
    • 2.1 Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đến Đông Bắc Á (22)
      • 2.1.1 Về Phật giáo (22)
      • 2.1.2 Về phong tục, tập quán (24)
      • 2.2.1 Về Phật giáo (25)
      • 2.2.2 Phong tục tập quán (25)
      • 2.2.3 Chữ viết (27)
    • 2.3 Ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ đến Việt Nam (27)
      • 2.3.1 Tôn giáo (27)
      • 2.3.2 Phong tục tập quán (27)
      • 2.3.3 Chữ viết (28)
  • CHƯƠNG 3: VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG THÀNH TỰU NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ (10)
    • 3.1 Vai trò (29)
    • 3.2 Ý nghĩa (29)
  • KẾT LUẬN (30)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA DU LỊCH VÀ VIỆT NAM HỌC TIỂU LUẬN KẾT THÚC MÔN HỌC MÔN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI Đề tài : ẢNH HƯỞNG CỦA NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng em dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đề tài chủ yếu sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính là phương pháp lịch sử và phương pháp logic:

Phương pháp lịch sử: đây là một trong những phương pháp cơ bản trong nghiên cứu khoa học lịch sử Phương pháp này giúp các nhà nghiên cứu khôi phục, tái lập và khái quát hoá nguồn gốc lịch sử, văn hoá, cho phép phân tích sâu hơn, có tính đến việc ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong sự phát triển của một đất nước, một cộng đồng người, của văn hoá trong mối quan hệ hỗ tương Cụ thể trong đề tài này, đó là các cột mốc ghi nhận sự Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên Thế

Giới xuất hiện của nền văn minh tại đất nước Ấn Độ mang lại trong đời sống, văn hóa, tinh thần của con người qua nhiều giai đoạn từ thời cổ trung đại cho tới hiện đại; giá trị văn hoá mà đất nước Ấn Độ mang đến cho các quốc gia trên thế giới Phương pháp lịch sử đặc biệt hữu ích cho chúng em khi phân kỳ, đặt nền văn minh lên làm trung tâm trong bối cảnh lịch sử, từ đó có thể phác họa bức tranh toàn cảnh về quá trình phát triển của đất nước Ấn Độ ở Châu Á theo trình tự thời gian và có tính liên tục.

Phương pháp logic: đảm bảo cho các sự kiện được kết nối với nhau trong mối tương quan vốn có.

Trong từng chương mục nhất định mà nổi lên phương pháp lịch sử hay phương pháp logic, hoặc có sự kết hợp cả hai phương pháp trong từng nội dung nghiên cứu.Ngoài ra, chúng em cũng đồng thời sử dụng phương pháp thu thập số liệu, tài liệu từ sách, báo điện tử và các website liên quan Sau đó dùng phương pháp so sách thông tin rồi đưa ra nhận xét và kết luận.

Đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học

Qua quá trình học tập và tìm hiểu, nghiên cứu về ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ tôi đã một phần nào đó hiểu được những giá trị lịch sử của các thành tựu này và biết thêm về vai trò ý nghĩa lớn lao của những thành tựu đó đối với nhân loại.

Về mặt thực tiễn

Tiểu luận góp thêm tư liệu về lịch sử của nền văn minh Ấn Độ, văn hóa cũng như những phát minh mà Ấn Độ đem lại cho thế giới hết sức trân trọng và ghi nhận Trong lịch sử nhân loại, Ấn Độ được biết đến là xứ sở huyền bí và quyến rũ với nguyền tài nguyên phong phú mà tạo hóa ban tặng. Đề tài có thể làm tài liệu để thuyết trình trong ngành Du lịch và Viêt Nam học, đặc biệt là tài liệu để thuyết minh trên tuyến du lịch về chuyên đề tìm hiểu cũng như khám phá về đất nước Ấn Độ cho bộ phận hướng dẫn viên trong các đơn vị lự hành trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, tiểu luận này còn giúp cho thế hệ trẻ hiểu hơn về văn minh và văn hóa của xứ bạn, những con người đất nước Ấn Độ, góp phần bảo tồn và tôn vinh bản sắc văn hóa của vùng đất này. Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên ThếGiới

5.Cấu trúc của đề tài

Chương 1 : Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đến với các nước trên thế giới. Đây là chương mở đầu, khái quát và nêu rõ sự hình thành của văn minh Ấn Độ bắt đầu từ đâu và xuất hiện như thế nào Nền văn minh Ấn Độ có quan hệ chặt chẽ với văn hóa của nhiều dân tộc và ảnh hưởng sâu sắc đến với các nền văn hóa nói riêng cũng như những phát minh nói chung, ngoài ra nền văn minh còn trường tồn qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, không ngừng lan tỏa sự ảnh hưởng bên ngoài thậm chí có vai trò quan trọng đối với việc hình thành các quốc gia.

Chương 2 : Văn minh Ấn Độ ảnh hưởng đến thế giới

Theo các nhà nghiên cứu lịch sử văn minh thế giới cho biết, bản sắc của các nước Đông Nam Á nói riêng và các nước trên thế giới nói chung được cho là từ sự thống nhất của đa dạng các nền văn hóa khác nhau khi du nhập vào Sự thống nhất được vun bồi qua suốt trường kỳ lịch sử dựa trên cơ sở nền văn hóa bản địa và nền văn hóa du nhập từ bên ngoài.Trong đó, Ấn Độ là một trong những nền văn minh đã ảnh hưởng đến các quốc gia Đông Nam Á, được thể hiện qua ngôn ngữ, tôn giáo, kiến trúc, lễ hội và ẩm thực. Ấn Độ được biết đến là cái nôi của tôn giáo lớn trên thế giới như:Ấn Độ giáo, Phật giáo, đạo Jain, đạo Sikh Hầu hết, tôn giáo giữ vai trò trung tâm, có tầm ảnh hưởng rộng khắp và chi phối mọi mặt đời sống từ văn hóa, chính trị, đời sống của con người nơi đây.

Chương 3 : Vai trò và ý nghĩa của những thành tựu nền văn minh Ấn Độ.

Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng và thuộc về những nền văn minh cổ nhất thế giới Vai trò của chúng thật sự rất có ý nghĩa và mang tính chất lâu dài. Các di sản văn hóa luôn được bảo quản thật kĩ càng vì sự thẩn trọng và mang ý nghĩa đặc biệt , để lại dấu ấn đặc sắc khi được nhắc đến. Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên Thế

NHỮNG CƠ SỞ TẠO NÊN NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ

VĂN MINH ẤN ĐỘ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THẾ GIỚI

Ảnh hưởng của nền văn minh Ấn Độ đến Đông Bắc Á

Trung Quốc: Về mặt địa lý, Phật giáo đã theo chân các nhà sư truyền giáo Phạm

Tăng được truyền đến Trung Quốc theo 2 ngả đường là đường bộ và đường thủy Về đường bộ chủ yếu là 2 đường giao thông lớn phía Bắc và phía Nam của các nước Tây vực Đường thủy thì chủ yếu từ các hải cảng ở tỉnh Quảng Đông. Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên Thế

4 thời kỳ hưng thịnh của Phật giáo:

Từ Tam quốc đến Tây Tấn : Đây là thời kỳ có nhiều vị cao tăng từ Tây vực sang truyền đạo, đồng thời từ các vị vua chúa đến dân gian đến quy ngưỡng theo đạo Phật.

Thời Nam Bắc triều : Đây là thời kỳ mà Bhodi Dharma từ Tây Trúc sang truyền pháp Thiền tôn.

Thời Đường : Dưới thời Đường Thái Tôn, Đường Huyền Trang đã tìm sang Ấn Độ học đạo với các vị minh sư, sau 15 năm, Ngài trở về mang theo nhiều kinh tạng Phạn văn Sau đó là Nghĩa Tịnh mang về 60 bộ kinh, 230 quyển Đây là thời kì lừng lẫy nhất của đạo Phật.

Thời Minh : Sau giai đoạn Phật giáo lao đao, đến thời Chu Nguyên Chương, đạo Phật lấy lại được vẻ huy hoàng, đây là thời hưng thịnh cuối cùng của Phật giáo, đến năm 1912 Cách mang Tam dân chủ nghĩa, Phật giáo nổi dậy bằng hình thức nghiên cứu Phật học và sự thành lập các hội Phật giáo trên khắp cả nước.

( Hoà thượng Đường Huyền Trang, nguồn: https://www.ntdvn.net/van-hoa/chuyen- phat-gia-huyen-su-duong-tang-28155.html truy cập ngày 19/5/2022 )

Tây Tạng: Các nhà truyền giáo Ấn Độ đầu tiên đã đến Tây Tạng truyền bá đạo

Phật vào thế kỷ VII SCN Phật giáo Tây Tạng là một hình thức Đại Thừa, có nhiều trường phái và cách thực hành Đặc tính bí truyền và nhiều nghi thức của nó bắt nguồn từ Mật Tông Ấn Độ, một phái Phật giáo “huyền bí”, kết hợp giữa tư tưởng Phật giáo và Ấn Độ giáo.

( Phật giáo Mật Tông Tây Tạng, nguồn: https://tinhhoabacbo.com/mat-tong-la-gi/ truy cập ngày 19/5/2022 ) Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên ThếGiới

2.1.2 :Về phong tục, tập quán

Hỏa táng: Do ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ, các nước Đông Bắc Á mai táng người chết theo hình thức hỏa táng.

Các ngày lễ Phật: Về phương diện phong tục , theo sự lưu truyền của Phật giáo tại

Trung Quốc một vài ngày lễ truyền thống của Phật giáo dần dần trở thành ngày lễ của dân gian như mồng 8 tháng chạp âm lịch , vốn là ngày kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni thành đạo , sau thời kỳ Nam Bắc triển , kết hợp với ngày 12 tháng chấp vốn có mặt lâu đời tại Trung Quốc , đó là nguồn gốc của ngay lễ mồng tám tháng chạp ăn cháo , lại như , để kỷ niệm Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết bàn ngày 15 tháng 4 dương lịch , dân tộc Tây Tạng đều cử hành lễ Tát cách đạt ngõa " ; lại như Phật giáo Nam tổng cho rằng , ngày 15 tháng 04 là ngày Phật đầu , cũng là ngày Đức Phật Thành đạo và Niết bản Dân tộc Thái tin theo Phật giáo Nam truyền , vì thế vào ngày này đều bỏ ra 3 đến 5 ngày làm ngày đầu năm mới đi khắp xóm làng rảy nước để chúc mừng Tại Nhật Bản, ngày sinh của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được biết là ngày 8 tháng 4 âm lịch Từ Minh Trị duy tân , dương lịch được áp dụng trên khắp Nhật Bản và từ đó những ngày kỷ niệm đều lấy nguyên ngày tháng cũ mà áp dụng qua dương lịch không cần phải đối chiếu để tính lại, người ta cử hành ngày Phật đản đúng ngày tháng 4 dương lịch.

(Đại lễ Phật đản là ngày lễ quan trọng ở những nước theo đạo Phật, nguồn: https://vtc.vn/duc-phat-dan-sinh-vao-ngay-84-hay-154-am-lich-ar544274.html truy cập ngày 23/5/2022)

Chấm đỏ: Cùng với việc thờ ra con đường tơ lụa , tập tục tô điểm của người Ấn Độ cũng ảnh hưởng đến nội địa Trung Quốc , vừa “tô điểm may mắn”, ”vừa tránh yêu trừ tà” Người Trung Quốc đương thời có một cách nói trẻ em từ 17 tuổi trở xuống hồn không toàn vẹn có thể tận mặt thấy yêu ma Bởi vậy , nhiều người muốn để cho con gái trưởng thành thuận lợi , đặc biệt chủ ý “tô điểm may mắn" cho trẻ nhỏ , lâu dần hình thành tập tục. Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên Thế

(Chấm đỏ của người Ấn ảnh hưởng lên Trung Quốc, nguồn: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/he-lo-bi-an-ve-dau-cham-do-tren-tran-nguoi-phu- nu-an-do/20200723075801788 truy cập ngày: 23/5/2022)

1.3 Chữ viết Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Bắc Á, chủ yếu thông qua con đường truyền giáo Màu sắc văn hóa Ấn Độ thể hiện ở Đông Bắc Á chủ yếu chịu sự chi phối của tôn giáo, mạnh mẽ, đặc trưng nhất là Phật giáo, từ đó kéo theo những ảnh hưởng về mặt khoa học, nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc, hội họa…tất nhiên là theo hơi hướng Phật giáo Chữ viết đối với các nước Đông Bắc Á không chịu sự ảnh hưởng trực tiếp từ Ấn Độ nhưng về sau này khi công cuộc cách mạng trở nên tiến bộ, người dân ở các nước luôn muốn trau dồi kiến thức qua nhiều ngôn ngữ khác nhau và phần chữ viết sau đó cũng được truyền bá rộng rã.

2.2 Ảnh hưởng văn minh Ấn Độ đến Đông Nam á

Phật giáo vào Đông Nam Á khá là sớm, thâm nhập vào từng quốc gia trong những thời gian, không gian và con đường khác nhau, sự ảnh hưởng của nó cũng không đều nhau Người ta dự đoán Phật giáo vào Đông Nam Á khoảng thế kỷ I-II đầu công nguyên và mỗi quốc gia nó du nhập trong khoảng thời gian khác nhau.

Từ thời cổ đại, Phật giáo và Bà La Môn giáo đã là những tôn giáo chính ở các nước Đông Nam Á Cả Phật giáo lẫn Hindu giáo được phổ biến sâu rộng qua những câu chuyện huyền thoại, cổ tích, sử thi, ngụ ngôn như Jataka, Mahabharata, Ramayana, Panchatantra…và thông qua những câu chuyện kể (người kể chuyện, tranh truyện thêu…), lễ hội, nghệ thuật tạo hình (điêu khắc, hội họa…), nghệ thuật biểu diễn (kịch rối, múa mặt nạ…

Với các dân tộc cùng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ấn Độ, chúng ta sẽ gặp một bức tranh lễ tết, năm mới rất gần nhau Bao gồm cả thời gian tiến hành lễ hội, mục đích và tính chất. Ở Việt Nam, người Chăm là dân tộc chịu ảnh hưởng nhiều nhất của nền văn hóa Ấn Độ Vì vậy, những lễ hội của họ cũng bắt nguồn từ Ấn được thể hiện qua các lễ hội đền tháp như: lễ hội tháp bà Po Nagar vào tháng tư hàng năm. Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên ThếGiới

(Lễ hội tháp bà Po Nagar, nguồnhttps://vinpearl.com/vi/kham-pha-le-hoi-thap-ba- ponagar-noi-tieng-nha-trang-khanh-hoa truy cập ngày: 23/5/2022) Ở Campuchia, Tết diễn ra vào tháng 4 hoặc tháng 5 dương lịch Đây là khoảng thời gian chuyển từ mùa khô sang mùa mưa và nhằm mục đích cầu mưa qua những tục tế nước vào Phật.

VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA NHỮNG THÀNH TỰU NỀN VĂN MINH ẤN ĐỘ

Vai trò

Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào trên thế giới đều tuần hoàn theo quy luật hình thành, phát triển rồi diệt vong Văn minh cổ đại phương Đông nói chung và văn minh Ấn Độ nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật phát triển chung ấy.Tuy nhiên trải qua quá trình dài của lịch sử văn minh Ấn Độ vẫn tỏa sáng và được truyền bá rộng rãi.

“Chiếc nôi” văn hóa Ấn Độ ấy có tầm ảnh hưởng sâu rộng với nền văn minh, văn hóa của các nước khác Đặc biệt nó truyền bá mạnh mẽ nhất đối với Đông Nam Á trong đó có cả Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc,… Khi phải đối mặt với sự đô hộ của phương Tây, Ấn Độ lại tiếp thu những yếu tố văn hóa mới, tiến bộ hơn của phương Tây để làm giàu thêm bản sắc văn hóa của mình Bức tranh văn hóa Ấn Độ do vậy càng phong phú, đa dạng, nhiều sắc vẻ Ấn Độ vừa tiếp thu những yếu tố văn hóa mới từ phương Tây, bức tranh văn hóa Ấn Độ từ đây ngày càng rực rỡ sắc màu Trong giai đoạn ngày nay, những giá trị văn minh của Ấn Độ vẫn còn được lan tỏa ở khắp mọi nơi trên thế giới Những giá trị văn minh ấy giúp cho con người Ấn Độ gợi nhắc về một quá khứ đầy oai hùng của cha ông cũng như là đòn bẩy giúp cho Ấn Độ tiếp thu những giá trị mới của nền văn minh nhân loại.

Ý nghĩa

Nền văn minh Ấn Độ là một nền văn minh đa dạng và phong phú Những thành tựu như: chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và khoa học tự nhiên đã góp phần đưa nền văn minh Ấn Độ trở thành một nền văn minh đỉnh cao của nhân loại. Tìm hiểu nền văn minh Ấn Độ có một ý nghĩa rất to lớn trong việc hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như sự phát triển trong lịch sử của Ấn Độ Không những thế nó có một ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hội nhập của đất nước Ấn Độ ngày nay.

Qua chương 3 chúng ta thấy được những thành tựu văn minh Ấn Độ đã đạt được như: chữ viết, văn học, tôn giáo, nghệ thuật, triết học, khoa học tự nhiên,… mang một giá trị lịch sử lớn lao, có ý nghĩa to lớn ảnh hưởng đến đời sống xã hội và văn hóa của Ấn Độ ngày nay cũng như các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Những thành tựu đó của Ấn Độ đã cho ta thấy được những bước tiến mới trong xã hội loài người. Khẳng định sự hình thành và phát triển của con người từ những buổi đầu sơ khai cho đến nay. Ảnh Hưởng Của Nền Văn Minh Ấn Độ Đến Các Nước Trên ThếGiới

Ngày đăng: 06/09/2024, 16:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN