1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài tiểu luận kết thúc học phần văn học dân gian đặc trưng thể loại ca dao và đặc trưng ca dao thể hiện qua bài hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc trưng thể loại ca dao và đặc trưng ca dao thể hiện qua bài “Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím”
Tác giả Trần Phương Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Ngọc Điệp
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học dân gian
Thể loại Bài tiểu luận kết thúc học phần
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,18 MB

Nội dung

Là một thành phẩmcủa tập thể lao động, văn học truyền khẩu ra đời trong vòng tay quần chúng nhân dân từthời kì công xã nguyên thủy, nhưng cho dù đến thời đại có ngôn ngữ xuất hiện, tầng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH

KHOA NGỮ VĂN -

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: VĂN HỌC DÂN GIAN

TÊN SINH VIÊN: TRẦN PHƯƠNG THẢO (NHÓM 5)

MSSV: 48.01.601.037 LỚP: SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Trang 2

MỤC LỤC

1.Tính truyền miệng, tính biến đổi và mối quan hệ giữa hai thuộc tính trong văn

học dân gian 2

1.1 Tính truyền miệng 2

1.2 Tính biến đổi 2

1.3 Mối quan hệ giữa tính truyền miệng và tính biến đổi 3

2 Đặc trưng thể loại ca dao và đặc trưng ca dao thể hiện qua bài “Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím” 4

2.1 Đặc trưng của thể loại ca dao 4

2.1.1 Đặc trưng nội dung 4

2.1.1.1 Ca dao phản ánh cuộc sống đậm chất trữ tình 4

2.1.1.2 Ca dao phản ánh bức tranh thế sự phong phú 5

2.1.2 Đặc trưng nghệ thuật 5

2.1.2.1 Kết cấu trong ca dao 5

2.1.2.2 Biểu tượng trong ca dao 5

2.1.2.3 Thời gian, không gian nghệ thuật 6

2.1.2.4 Ngôn ngữ trong ca dao 6

2.2 Phân tích bài ca dao “Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím” dựa trên đặc trưng thể loại 6

2.2.1 Về nội dung 6

2.2.2 Về nghệ thuật 7

2.2.3 Kết luận 8

3 Giá trị của tục ngữ trong đời sống xưa và nay 8

3.1 Giá trị của tục ngữ trong đời sống xưa 9

3.2 Giá trị của tục ngữ trong đời sống ngày nay 9

3.3 Giá trị của tục ngữ đối với văn học viết 10

1

Trang 3

1.Tính truyền miệng, tính biến đổi và mối quan hệ giữa hai thuộc tính trong văn học dân gian

1.1 Tính truyền miệng

Văn học dân gian như những khúc hát của tập thể, là một loại hình mang đậm nét cộng đồng Việt Chính một đặc trưng cơ bản - tính truyền miệng đã vun đắp cho văn học dân gian nét độc đáo không trộn lẫn với văn học viết Trong Hội nghị cán bộ văn hoá năm

1958, Bác Hồ từng nhận định: “Quần chúng là người sáng tạo, công nông là người sáng tạo… Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng.” Lời Bác cho thấy sự đông đảo của một tập thể càng khẳng định tính truyền

miệng phát triển Điều gì dẫn đến ở loại hình văn học này phương thức truyền miệng lại trở thành thuộc tính cơ bản? Đặc biệt và nổi bật hơn cả, văn học dân gian được thai nghén

và hun đúc trong điều kiện không có thành phần ngôn ngữ song hành Là một thành phẩm của tập thể lao động, văn học truyền khẩu ra đời trong vòng tay quần chúng nhân dân từ thời kì công xã nguyên thủy, nhưng cho dù đến thời đại có ngôn ngữ xuất hiện, tầng lớp nhân dân cũng bị hạn chế và không tiệm cận được nhiều với ngôn ngữ, thay vào đó chỉ có các văn sĩ, quan lại có học và biết chữ Bởi lẽ đó “văn học bất thành văn” (theo cách nói của Mác) đã được nhân dân nhập sâu vào tâm thức mình và xuôi dài đến ngàn đời bằng cách xướng lên những câu thơ, ca dao, lời vè… gắn liền với đời sống lao động thường nhật Tính ưu việt của hình thức truyền miệng được thể hiện ở chỗ không bị giới hạn bởi tầng lớp, tức người dù không biết chữ cũng có thể thẩm thấu được văn học dân gian miễn

là họ sinh hoạt, góp mặt trong cộng đồng Hơn thế nữa, người ta có thể nhận thấy rõ thái

độ, thông điệp truyền tải của người diễn xướng thông qua giọng điệu, cách nhấn nhá dùng từ… Song, đặc trưng giúp khu biệt loại hình văn học này với các thể loại khác cũng mang đến một đặc trưng khác là tính dị bản, biến đổi

1.2 Tính biến đổi

Vì chẳng tồn tại dưới một văn bản chính thức nào, suốt hàng hàng lần hưng vong của lịch sử triều đại, văn học dân gian dù vẫn tiếp tục mang nỗi yêu, ghét, buồn, vui của nhân dân lao động, cơ hồ lại có những dị bản hiện hữu bên cạnh bản chính, tồn tại song hành cùng bản chính, từ đó loại hình văn học này lại được tô điểm bằng tính biến đổi mang hẳn một dáng dấp riêng biệt Chính bởi là văn học truyền khẩu, mang tính mở, nên

từ miệng trăm người này qua tai ngàn người khác đã có kết tinh thành những dị bản Tính

2

Trang 4

biến đổi hoặc là vô ý hoặc là cố ý, chẳng hạn do trí nhớ của người kể ít nhiều đã bị mờ nhạt đi chút ít bản gốc, nên chăng sẽ bị lược đi bớt một số chi tiết vụn vặt Nhân vật chính

trong câu chuyện “Cây tre trăm đốt”, có người lại kể với tên gọi là “Khoai”, có người lại

gọi là anh nông dân nghèo khó, nhưng suy cho cùng tính cách nhân vật và cốt truyện cũng không bị biến đổi Nhưng cũng có thể dị bản xuất hiện là do chủ ý muốn biến đổi phù hợp của nhân dân lao động Trong từng nhịp đập của đời sống, con người luôn đặt văn học ở cạnh cuộc đời mình, bởi lẽ đó sản sinh nhu cầu tạo ra dị bản để chuyển hóa

những câu chuyện, ca dao phù hợp với thực tại Như câu thơ: “Trời mưa ướt lá trầu

vàng / Ướt em, em chịu, ướt chàng em thương” vốn để người con gái bày tỏ niềm yêu từ

lòng mình đến chàng trai, nhưng khi đến thời chống Pháp lại đổi vị thế chàng trai trong câu thành: “Ướt em, em chịu, ướt Vệ quốc đoàn em thương” làm hiện hữu tinh thần dân tộc mạnh mẽ và sự tin yêu những chiến sĩ vệ quốc Cứ như vậy, tác phẩm văn học dân gian được truyền đi và sử dụng càng nhiều thì càng nhiều dị bản ra đời Phải chăng việc

có tính biến đổi này sẽ làm mất dần đi những tác phẩm gốc có giá trị và đẩy văn học dân gian vào thế dung nhiều cái “dị” hơn cái hay? Có thể nói việc càng xuất hiện nhiều dị bản càng khẳng định mạnh mẽ sức sống phong phú của văn học dân gian Việc biến đổi tác phẩm không phải tùy hứng vô nghĩa mà lúc nào cũng gắn chặt với sự thay đổi nhận thức

về môi trường, xã hội ở thời điểm dị bản ấy được diễn xướng Với một khối lượng tác phẩm đồ sộ được truyền miệng, không phải nhân dân có thể đặt hết chúng vào tâm thức

mà qua từng thời kì sẽ luôn gắn liền với công việc gạn đục khơi trong, người lao động sẽ chỉ giữ và truyền lại cho thế hệ bản hoàn chỉnh nhất tại thời điểm đó, ứng với thời thế, hợp nhất với lòng người Cũng vì luôn có sự chắt lọc và biến đổi không ngừng, nên sẽ không có dị bản nào là cuối cùng của một tác phẩm Nhờ có đặc trưng biến đổi tạo ra dị bản, mà loại hình văn học này đến nay vẫn đi sâu vào tâm thức người Việt và không ngừng “thay áo”, sóng đôi với văn học viết

1.3 Mối quan hệ giữa tính truyền miệng và tính biến đổi

Là những đặc trưng làm nên thể loại “văn học không thành văn”, có thể nói đặc trưng về hình thức truyền miệng và tính biến đổi luôn có mối quan hệ gắn chặt với nhau Tính biến đổi là hệ quả của tính truyền miệng, bởi vì cách thức lưu truyền giản đơn không dựa vào văn bản cụ thể, nên do trí nhớ hoặc giọng điệu, từ ngữ, nhận thức về tác phẩm của mỗi cá nhân, tác phẩm văn học dân gian khó có thể là một bản sao chép hoàn hảo qua hình thức diễn xướng đơn thuần Ngược lại, tính biến đổi tạo ra dị bản cũng tác động ngược trở lại tính truyền miệng, khi người ta lãng quên đi những dị bản không tạo giá trị, thì họ lại tiếp tục ghi nhớ và diễn xướng tiếp tục những bản được đẽo gọt hoàn chỉnh nhất Hai đặc trưng này luôn “trở mình” trước sự phát triển của thể loại, đem đến biết bao

3

Trang 5

“hòn ngọc sáng”, đúc kết kinh nghiệm, tình cảm, bài học của thế hệ trước gởi đến đời sau Đặc trưng truyền miệng giúp khu biệt văn học dân gian với văn học viết, từ đó hình thành tính biến đổi giúp đời sống trong thể loại văn học này ngày càng phong phú và kết tinh những gì quý giá nhất của dân tộc, đặc biệt là đời sống cùng nhân sinh quan của người dân lao động xưa

vàng nở ra hoa cúc tím”

2.1 Đặc trưng của thể loại ca dao

Về ca dao, thể loại mà nhà văn Thuần Phong nhận định rằng nó “tự vạch cho mình

một lối đi”; “kết tinh thuần túy của tinh thần dân tộc” quả thật đúng với bản chất khi ở

nó sở hữu những đặc trưng nằm riêng thành một thể ở văn học dân gian

2.1.1 Đặc trưng nội dung

2.1.1.1 Ca dao phản ánh cuộc sống đậm chất trữ tình

Khi nói đến cách soi chiếu hiện thực đời sống của thể loại ca dao, Vũ Ngọc Phan

đã nhận xét: “Trong ca dao, để thể hiện tình cảm và ý nghĩ của mình, nhân dân thường

cụ thể hóa tình cảm, ý nghĩ của họ, chính là vì họ là người đấu tranh trực tiếp trong sản xuất, xã hội.” Bởi lẽ đó, ca dao đặc biệt ở chỗ nó không phản chiếu thực tại xã hội đơn

thuần, mà bản thân nó luôn có chất trữ tình lắng sâu bên trong nội dung phản ánh Nhân dân lao động thông qua ca dao mà bộc bạch những tâm trạng, cảm xúc, ý nghĩ trực tiếp với mọi chuyển biến tự nhiên và xã hội xung quanh Ca dao giúp nhân dân lao động có thể bộc bạch tâm tư kín đáo trong các mỗi quan hệ lứa đôi, vợ chồng, gia đình, quê hương, Cuộc sống được tái hiện trong thể loại này dù có bi thương, ưu tư, trầm mặc đến

da diết nhưng vẫn hiện lên đậm nét cái tôi trữ tình cùng cái nhìn chủ quan của nhân dân Tiêu biểu nhất cho chất trữ tình phải kể đến ca dao than thân, khi ở nó tất cả sự buồn tủi, uất ức của người phụ nữ thấp cổ bé họng, hay những người lao động vất vả được ngân

lên: “Thân em như cá giữa rào/ Kẻ chài, người lưới biết vào tay ai” ; “Thương thay thân

phận con rùa / Xuống sông đội đá lên chùa đội bia”, Ngoài ra còn những loại ca dao

nghĩa tình, ca dao châm biếm ẩn sâu trong đó cũng mang nét đặc trưng trữ tình của ca dao, bao giờ cũng thể hiện một điệu tình cảm, thái độ của nhân dân lao động Ngay trong

quyển “Tục ngữ - ca dao Việt Nam” của Mã Giang Lân cũng khẳng định sâu sắc điều

này: “Ca dao là một thể loại trữ tình của văn học dân gian”, tuy cổ tích hay truyền thuyết cũng phản ánh đời sống với những khía cạnh khác nhau của nhân dân lao động,

4

Trang 6

nhưng chỉ riêng ca dao bật lên rõ nét trữ tình qua nội dung biểu hiện, làm nên đặc trưng khu biệt nó với những thể loại văn học dân gian khác

2.1.1.2 Ca dao phản ánh bức tranh thế sự phong phú

Trong ca dao ngoài mang đậm nét trữ tình còn chất chứa những chuyện đời, mang tính lịch sử xã hội cao Có thể hiểu ở ca dao rất hiếm khi chỉ phản ánh lịch sử xã hội như

nó vốn có mà hơn như thế nữa, nó biểu hiện ý nghĩa lịch sử xã hội ở những tầng sâu hơn

Ở ca dao, nhân dân có thể gợi mở một sự kiện lịch sử nhất định để bày tỏ quan điểm, suy ngẫm về nó Đã có số lượng lớn câu ca dao xuất hiện mang tính thế sự trong kho tàng ca

dao: “Muốn coi lên núi mà coi/ Coi bà Triệu tướng cưỡi voi đánh cồng” hay còn có câu mang ý mỉa mai Trần Thủ Độ năm ấy và coi trọng nhà Lý: “Trống chùa ai đánh thì thùng

/ Của chung ai khéo vẫy vùng riêng”, Ca dao đâu chỉ đơn thuần phản ánh rộng lịch sử,

nó còn đề cập nhiều đến phong tục, tập quán, nếp sống như một sự giữ gìn trân quý nét dân tộc cao đẹp ở đời sống nhân dân Chẳng hạn khi nói về Tết, người ta nghĩ ngay đến câu : “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ / Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”, hay văng

vẳng câu ca dao mừng ngày giỗ Tổ : “Dù ai đi ngược về xuôi / Nhớ ngày giỗ tổ mùng

mười tháng ba” Có thể khẳng định phản ánh mang tính thế sự vừa là đặc trưng cần có

của ca dao vừa mang cái đặc biệt đến cho thể loại này ở nội dung hiện hữu, khi nó tô đậm thêm bức tranh lịch sử Việt qua từng thời kì trong mắt dân gian

2.1.2 Đặc trưng nghệ thuật

2.1.2.1 Kết cấu trong ca dao

Kết cấu đặt ra cách tổ chức một bài ca dao bao gồm thanh điệu, vần, nhịp lẫn thể thơ Trong ca dao thể lục bát chiếm đa số bởi tính vần điệu, dễ ghi nhớ và đạt mức tối ưu trong việc biểu thị tâm tư, tình cảm của người dân lao động Hơn thế nữa, một bài ca dao thường không dài như một bài thơ, chỉ có đôi ba câu ngắn gọn Ở thể loại này chiếm phần lớn là tình cảm đôi lứa và gia đình nên hình thức đối đáp rất phổ biến, đặc biệt là đối đáp giao duyên trong ca dao trữ tình Bên cạnh đó còn có lối kể chuyện còn được gọi là phương thức trần thuật, kể lại một nỗi niềm, giãi bày một cảnh ngộ

2.1.2.2 Biểu tượng trong ca dao

Tìm đến ca dao là tìm đến những biểu tượng Ở góc độ tu từ, biểu tượng rất gần với nghệ thuật ẩn dụ và hoán dụ Dân gian thường sử dụng những hình ảnh, biểu tượng và khéo léo giấu đi ý tứ sâu bên trong, làm nên nét tế nhị thầm kín của ca dao Có những biểu tượng phổ biến được biết tới rộng rãi, đi sâu vào tâm thức người Việt như “cây đa, mái đình, bến nước, dải yếm, giếng nước, ” Với những hình ảnh mang tính biểu trưng

5

Trang 7

quen thuộc đó, người ta có thể dễ nhận biết được thông điệp nội dung lẫn tín hiệu thẩm

mĩ mà câu ca dao muốn truyền đạt đến

2.1.2.3 Thời gian, không gian nghệ thuật

Về thời gian có thể giống ở những thể loại khác khi nó thường mang tính phiếm chỉ: “Chiều chiều” ; “đêm đêm”, nhưng cũng cần nhận biết điểm đặc biệt của loại hình này khi thời gian trong ca dao cũng là thời gian diễn xướng, hiện tại, hòa lẫn cùng thời gian của người thưởng thức ca dao Song hành cùng thời gian là không gian trong ca dao hay nói khác là không gian lao động, sinh hoạt của nhân dân Có thể khẳng định, không gian ở thể loại này mang những nét dung dị, bình yên của cuộc sống đời thường bên cạnh những người lao động chất phác

2.1.2.4 Ngôn ngữ trong ca dao

Ca dao ra đời trong vòng tay nhân dân lao động, nên ngôn ngữ ca dao cũng mang đậm nét bình dân, không ước lệ cầu kì Tựa như nét tính cách của nhân dân, ca dao mang trong mình dáng vẻ mộc mạc, chân chất , bình đạm của lời ăn tiếng nói hàng ngày Tuy nhiên không phải vì thế mà ca dao mất đi ngôn từ nghệ thuật, ngôn ngữ ca dao vẫn hiện hữu vẻ đẹp nghệ thuật khi có những thủ pháp so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,

2.2 Phân tích bài ca dao “Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím” dựa trên đặc trưng thể loại

“Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím

Em có chồng rồi trả yếm lại anh Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh Yếm em em mặc, yếm gì anh, anh đòi”

2.2.1 Về nội dung

Bài ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa dường như đã bộc bạch rõ nét sự đối đáp qua lại của đôi nam nữ, thấm đượm một làn điệu trữ tình đặc trưng cho dân ca Qua bài ca

dao, ta thấy dân gian đã không hướng đến tính logic đời sống thông thường: “Hoa cúc

vàng nở ra hoa cúc tím”, vốn dĩ sự biến đổi màu sắc từ “vàng” sang “tím”hay từ “vàng”

sang “xanh” ở hoa cúc trong thời kì đơm hoa là không thể ở mặt sinh học, phải chăng đôi nam nữ chỉ đang mượn hình ảnh ấy để ẩn ý cho sự thay đổi của lòng người? Bài ca dao suốt ngần ấy năm vẫn gây tranh cãi vì có hai cách hiểu đưa ra hai chiều nghĩa khác nhau Khi hiểu rằng hai câu đầu là lời của chàng trai, tức là hiểu theo cách chàng trai ngậm đắng cay lẫn hờn dỗi vì người mình yêu đã thay lòng và lấy chồng, nên đã đòi lại chiếc yếm – được xem là vật định tình trước đây của hai người Và cô gái cũng không vừa, khi

đã đáp trả lại chàng trai bằng giọng điệu chanh chua bốp chát: “Yếm em em mặc, yếm gì

anh, anh đòi” Nhưng nếu cho là thế phải chăng người con gái này lại quá nhỏ nhen và

6

Trang 8

bướng bỉnh? Vì ca dao suy cho cùng là làn điệu trữ tình gợi mở tâm tư tình cảm, nên có thể hiểu rằng ngoài mặt cô gái với thái độ đáo để không trả lại yếm, nhưng sâu thẳm lại muốn lưu giữ vật định tình ấy như một cách trân trọng mối tình năm xưa, không nỡ tuyệt tình lìa bỏ, không nỡ dứt đi đoạn lương duyên mang đầy tiếc nuối …Còn nếu ta chuyển hướng cho rằng lời đối đáp đầu là của cô gái, thì bài ca dao lại mang đậm vẻ buồn thương, khi một người con gái buộc lòng trao trả lại kỷ vật chứng thực cho một chuyện tình không thành, còn chàng trai với lòng cảm thông và chấp nhận, đã vờ như không biết

và cho đó đã là yếm của cô gái, cô hãy cứ “mặc”, cứ giữ lấy như một thanh âm buồn cho tình yêu lứa đôi Có thể khẳng định, một bài ca dao đặc biệt với cách đối đáp được hiểu

đa nghĩa đa chiều đã làm bật lên nét trữ tình của thể loại, khi mỗi lời đối là một điệu tình cảm lãng mạn, chứa đựng biết bao nỗi niềm thầm kín của dân gian về tình yêu lứa đôi, có vui buồn, có lãng mạn nhưng cũng mang đầy bi thương tiếc nuối

Dù có vượt lên khỏi mặt logic khi sử dụng hình ảnh biến đổi màu sắc của hoa cúc, song bài ca dao vẫn hiện hữu đời sống sinh hoạt, cùng những nét phong tục khi xưa của nhân dân lao động Cả bài ca dao dù hiểu theo nét nghĩa nào trong hai cách hiểu cũng toát lên một nét trầm buồn cho tình yêu đôi lứa Do đâu mà có cớ sự đong đầy tiếc nuối như vậy? Bài ca dao ngân lên như muốn ám chỉ một bi kịch ngàn đời của hiện thực hôn nhân thuở ấy: con cái đến tuổi cập kê đều phải nghe theo sự sắp xếp của người nhà, của bậc cha mẹ, thường không được tự do chọn ý trung nhân cho mình, không được lấy người có

ở tầng lớp thấp hơn Điều này cũng biểu hiện tính tự trị của làng xã ở hiện thực thời ấy, chàng trai cô gái có thể chịu cảnh khác làng, hoặc gia thế không tương xứng ngày ấy mà phải chia cắt, bỏ đi mối lương duyên cùng chiếc yếm đào định tình đẹp đẽ Bài ca dao còn là lời khóc, nỗi đau của những chàng trai cô gái nói chung trong xã hội khi phải chịu cảnh “Áo mặc sao qua khỏi đầu”, không có quyền “xăm xăm băng lối” vượt thoát khỏi

lễ giáo như nàng Kiều của Nguyễn Du sau này Ngoài ra, ở tác phẩm còn biểu hiện một nét đẹp trong tình yêu của đôi nam nữ xưa: khi yêu, chàng trai sẽ tặng một chiếc yếm đào cho người con gái họ yêu để bày tỏ tình cảm, thể hiện mong muốn được tình tứ, là vật để giao duyên, kết đôi Việc đưa tín hiệu định tình vào để nhân đôi nỗi buồn cho tình không thành càng nâng ca dao lên tính thế sự, khi thể loại này không đơn thuần là diễn tả một cách trữ tình những tâm tư, mà nó còn làm bật lên sự đời trong cuộc sống hàng ngày, tô điểm cho nét đẹp văn hóa trong tình yêu của con người thuở xưa

2.2.2 Về nghệ thuật

Song hành với nội dung biểu hiện tình yêu không trọn vẹn này là kết cấu đối đáp giao duyên quen thuộc thường thấy ở thể loại ca dao trữ tình Phương thức đối thoại này giúp bài ca dao như có hồn hơn, trở thành cuộc đối đáp trực tiếp giữa người nam và nữ Dù là

7

Trang 9

chàng trai cất lời trước hay cô gái, ta cũng nhận thấy rõ một điều ở đoạn đối thoại ấy là sự đáp trả khôn khéo lẫn nhau, tạo nên nét dí dỏm, ý nhị và thuần phác trong lời ca dao Bên cạnh đó, biểu tượng về chiếc yếm cũng là chi tiết nghệ thuật đắt giá tạo chiều sâu cho bài

ca dao Dải yếm như một tín hiệu thẩm mĩ đặc sắc biểu trưng cho tình yêu, sóng đôi cùng

sự lãng mạn trong ca dao lứa đôi của dân tộc Biểu tượng dải yếm là vật định tình cho tấm lòng của chàng trai với cô gái mình yêu, và cô gái cũng vui vẻ nhận nó như một lời đáp cho đoạn tình cảm này, ấy là cầu nối giữa lòng chàng và nàng, gắn chặt mối duyên này vào dải yếm đào ngọt ngào quyến rũ lẫn đắm say Để rồi khi nghịch cảnh cách trở, nàng

và chàng vẫn hoài xoay vần đưa đẩy nhau tín vật định tình, lưu luyến mãi một khao khát hạnh phúc đã từng nảy nở, giấu vào lòng nỗi ẩn ức khôn nguôi Đâu chỉ có dải yếm tô bật nội dung sâu sắc của bài ca dao, ngôn ngữ cũng nằm trong nét đặc trưng thi pháp giúp khúc ca đong đầy cung bậc cảm xúc này thêm hoàn thiện Lời đối đáp của đôi nam nữ sử dụng ngôn từ bình dân, giọng điệu nói tự nhiên không ước lệ mang đậm tính “dân” Có thể nhận thấy rõ câu “Yếm em em mặc, yếm gì anh, anh đòi!” chẳng khác nào lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động khi thể hiện rõ nét bộc trực, tự nhiên, nhạy bén Nhưng như thế không có nghĩa ngôn ngữ của bài ca dao này mất đi tính nghệ thuật, ẩn sâu trong đấy vẫn có thủ pháp ẩn dụ, điệp cấu trúc “hoa cúc… nở ra hoa cúc” tạo điểm nhấn cho ý nghĩa thay lòng tiếc nuối của nhân vật trữ tình

2.2.3 Kết luận

Qua bài “Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím ”, ta có thể nhận thấy rõ khúc hát làn điệu tâm hồn của tình yêu lứa đôi được thể loại ca dao tô điểm rõ nét qua nội dung khi vừa biểu hiện trong lời bài ca vẻ nuối tiếc, ẩn ức, buồn bã vì một tình yêu dang dở qua chiếc yếm đào đầy trữ tình, vừa mang dáng dấp một cuộc tình bị trói buộc bởi lễ giáo và mất đi sự tự do, chỉ còn để lại chút dư ba ngậm ngùi cho đôi trai gái trẻ Ngần ấy bề sâu được bao bọc bởi hình thức nghệ thuật khéo léo với hình ảnh “hoa cúc” ẩn dụ độc đáo lẫn biểu tượng dải yếm quen thuộc trong cách thể hiện tình yêu xưa cùng những thành tố khác tạo nên một chỉnh thể hoàn mĩ cho bài ca dao này Có nơi nào ánh lên được cái

“tình” đậm sâu của nam nữ thời ấy như ca dao? Có vùng trời nào cho những con người ấy trực tiếp được cất lên trên hiện thực xã hội đầy ưu tư? Và liệu có lớp vỏ nào duy mĩ chất chứa cái đẹp phong phú trong cách biểu hiện nội dung như ca dao?

3 Giá trị của tục ngữ trong đời sống xưa và nay

Người người hay ví tục ngữ như một “túi khôn” đắt giá của dân tộc, là một “bảo tàng thu nhỏ của mỗi tộc người” (Nguyễn Đình Hiền), bởi lẽ ấy thể loại này đã nắm giữ

8

Trang 10

trong nó tất thảy những giá trị quý báu của người Việt, được thể hiện trên cả hệ quy chiếu xưa và nay

3.1 Giá trị của tục ngữ trong đời sống xưa

Với mốc thời gian xưa khi dân gian còn hít thở trong bầu khí quyển trong lành của

tự nhiên, thì việc cho ra đời những lời ăn tiếng nói đặc sắc trong nghệ thuật biểu hiện (có vần, ngắn gọn, dễ nhớ ) là tục ngữ để thể hiện những quan niệm về thiên nhiên lẫn đời sống xã hội đều có ý nghĩa rất lớn đối với người lao động bấy giờ Với họ trong đời sống

lao động sản xuất, tục ngữ như một cỗ máy dự báo thời tiết đắc lực: “Một ngôi sao, một

ao nước” hay “Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão” …những câu ấy đâu chỉ dựa vào ngày một ngày hai là đúc kết được? Ấy là một quá trình dài quan sát, nghĩ ngợi sao cho hợp vần điệu và lưu truyền rộng rãi, mang kinh nghiệm được gạn lọc tinh túy từ đất trời qua nhận thức con người Thiên nhiên đã thế, đối với đời sống xã hội mà nói tục ngữ càng có chỗ đứng và hình thành giá trị triết lí cao cả, tô điểm đậm nét trong cảm thức người Việt xưa Xuất phát từ tính trọng cộng đồng do đặc điểm gắn kết con người trong nông nghiệp, những câu tục ngữ hiện hữu những mầm mống đầu tiên của truyền thống

đoàn kết đùm bọc lẫn nhau của dân tộc ra đời: “Chung lưng đấu cật”; “Môi hở răng

lạnh”; “Chết cả đống hơn sống một mình”, Hay ở “túi khôn” ấy cũng không thiếu tục

ngữ rèn dũa con người về mặt đạo đức, tu thân: “Giấy rách phải giữ lấy lề”; “Sông có

khúc, người có lúc”, Việc cho ra đời và đưa tất thảy những câu tục ngữ ấy đi sâu vào lời

ăn tiếng nói hằng ngày chính là nhân dân đã lập ra một khuôn khổ sống nhất định cho cộng đồng dựa trên ý nghĩa câu tục ngữ ấy thể hiện Chính điều này càng khiến tục ngữ mang tính mực thước cao, đôi khi là những “luật tục” được dân gian lưu truyền sử dụng Nên theo lẽ dĩ nhiên, những ai làm trái với đạo lí được tục ngữ vạch ra, sẽ chịu đả kích và giáo huấn từ chính tục ngữ Chẳng hạn sống ngược với câu “Ở hiền gặp lành”, sẽ gán cho câu “Ở ác gặp dữ” Không chỉ mang đến kinh nghiệm giá trị trong lao động hay quy tắc đúng mực trong cách sống, giá trị tục ngữ còn mang đến cái đẹp trong giao tiếp Nếu trong giao tiếp có thể sử dụng càng thành thạo nhiều tục ngữ, sẽ càng tạo nên nét uyển chuyển, hoạt ngôn và thông tuệ của người nói Tục ngữ thời ấy khi được diễn xướng lên đẹp biết bao nhiêu, có hồn biết bao nhiêu

3.2 Giá trị của tục ngữ trong đời sống ngày nay

Tiến đến hiện thực ngày nay, khi dần có các loại hình văn học khác xuất hiện và chiếm lĩnh, song tục ngữ vẫn giữ được vị thế kiên cố trong đời sống hằng ngày của từng gia đình Việt, dân tộc Việt và mang đến cả những giá trị bền vững lẫn mới mẻ ứng với thời đại Tất thảy những bài học về nhân đức, hiếu nghĩa, chiêm nghiệm về thế thái nhân

9

Ngày đăng: 08/08/2024, 18:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN